Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực trạng pháp luật về quản lý và sử dụng đất rừng ở việt nam liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.91 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Đề tài:
Thực trạng pháp luật về quản lý và sử dụng đất rừng ở
Việt Nam. Liên hệ thực tế
Họ và tên :
MSV :
Ngày sinh :
Lớp :

Hà Nội, Năm 2022


Mở đầu
Rừng được coi là Lá Phổi Xanh của Trái Đất, là nguồn sống xanh của con người.
Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia , là bộ phận quan trọng của mơi trường sinh
thái , có giá trị to lớn về mặt kinh tế - xã hội . Do vậy tài nguyên rừng cần được quản
lý , bảo vệ và phát triển bền vững . Đây cũng là xu thế phát triển bền vững của nhiều
quốc gia trên thế giới . Và Việt Nam cũng đang trong quá trình đi theo xu thế phát
triển bền vững này . Để có một cái nhìn chân thực nhất chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu
thực trạng pháp luật về quản lý và sử dụng đất rừng ở Việt Nam .Từ đó đưa ra những
bài học kinh nghiệm và đề ra những kiến nghị cho việc quản lý và sử dụng đất rừng ở
Việt Nam .
1. Khái niệm và phân loại đất rừng
a. Khái niệm
Đất rừng được hiểu là đất nông nghiệp và được phân thành 3 nhóm đất với mục đích
sử dụng khác nhau.
Đất nơng nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên
cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục
đích bảo vệ, phát triển rừng.


b. Phân loại
- Theo điều 10 Luật đất đai đất rừng thuộc nhôm đất nông nghiệp bao gồm :
 Đất rừng sản xuất
 Đất rừng phòng hộ
 Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Mục - Được sử dụng chủ yếu
đích sử để sản xuất, kinh doanh
dụng gỗ, các lâm sản, đặc sản
rừng, động vật rừng và
kết hợp phịng hộ, bảo vệ
mơi trường sinh thái.

Chế độ Rừng sản xuất bao gồm

Đất rừng phòng hộ
-Được sử dụng chủ yếu để
bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mịn, hạn chế
thiên tai, điều hịa khí hậu,
góp phần bảo vệ mơi trường
sinh thái.

Đất rừng đặc dụng
-Được sử dụng chủ yếu
để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái
rừng quốc gia, nguồn gen
thực vật, động vật rừng;
nghiên cứu khoa học; bảo

vệ di tích lịch sử, văn hóa
và danh lam thắng cảnh,
phục vụ nghỉ ngơi, di
lịch.
Theo quy định tại Điều 137 Căn cứ Điều 138 Luật


sử
dụng

rừng tự nhiên và rừng
trồng.
+Đối với rừng tự nhiên
Theo quy định tại Khoản
33 Điều 2 Nghị định
01/2017/NĐ-CP thì Nhà
nước giao đất rừng sản
xuất là rừng tự nhiên cho
tổ chức quản lý rừng để
quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng.
Hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư đang
sinh sống trong khu vực
rừng sản xuất là rừng tự
nhiên nơi chưa có tổ
chức quản lý rừng mà có
nhu cầu, khả năng bảo
vệ, phát triển rừng thì
được Nhà nước giao đất

rừng sản xuất là rừng tự
nhiên không thu tiền sử
dụng đất để bảo vệ, phát
triển rừng và được kết
hợp khai thác các lợi ích
khác theo quy định của
pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.
+Đối với rừng trồng
Theo quy định tại Khoản
2 Điều 135 Luật Đất đai
2013 thì Nhà nước giao
đất, cho thuê đất rừng sản
xuất là rừng trồng theo
quy định sau đây:
– Giao đất cho hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp

Luật Đất đai 2013, việc sử Đất đai 2013, việc sử
dụng đất rừng phòng hộ dụng đất rừng đặc dụng
được quy định như sau:
được quy định như sau:
– Nhà nước giao đất rừng
phòng hộ cho tổ chức quản
lý rừng phòng hộ để quản
lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái
sinh rừng và trồng rừng
theo quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm

quyền phê duyệt, được kết
hợp sử dụng đất vào mục
đích khác theo quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng.

– Nhà nước giao đất rừng
đặc dụng cho tổ chức
quản lý rừng đặc dụng để
quản lý, bảo vệ theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê
duyệt, được kết hợp sử
dụng đất vào mục đích
khác theo quy định của
pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.
Lưu ý:
+ Tổ chức quản lý rừng
đặc dụng giao khoán
ngắn hạn đất rừng đặc
dụng trong phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt cho hộ
gia đình, cá nhân chưa có
điều kiện chuyển ra khỏi
khu vực đó để bảo vệ
rừng.

Lưu ý:

Tổ chức quản lý rừng
phịng hộ giao khốn đất
rừng phịng hộ cho hộ gia
đình, cá nhân đang sinh
sống tại đó để bảo vệ, phát
triển rừng; Ủy ban nhân dân
cấp huyện giao đất ở, đất
sản xuất nông nghiệp cho + Tổ chức quản lý rừng
hộ gia đình, cá nhân đó sử đặc dụng giao khoán đất
rừng đặc dụng thuộc
dụng.
phân khu phục hồi sinh
– Tổ chức, hộ gia đình, cá thái cho hộ gia đình, cá
nhân có nhu cầu, khả năng nhân sinh sống ổn định
bảo vệ, phát triển rừng và tại khu vực đó để bảo vệ
đang sinh sống trong khu và phát triển rừng.
vực rừng phòng hộ mà chưa – Ủy ban nhân dân cấp
có tổ chức quản lý và khu có thẩm quyền quyết
vực quy hoạch trồng rừng định giao đất, cho th
phịng hộ thì được Nhà đất vùng đệm của rừng
nước giao đất rừng phòng đặc dụng đối với tổ chức,


sản xuất nông nghiệp
theo hạn mức quy định là
không quá 30 hecta để sử
dụng vào mục đích sản
xuất lâm nghiệp. Đối với
diện tích đất rừng sản
xuất do hộ gia đình, cá

nhân sử dụng vượt hạn
mức thì phải chuyển sang
thuê đất;
– Cho thuê đất đối với tổ
chức kinh tế, hộ gia đình,
cá nhân, người Việt Nam
định cư ở nước ngồi,
doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi để thực
hiện dự án đầu tư trồng
rừng;
– Tổ chức kinh tế, hộ gia
đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước
ngồi, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài
được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất rừng sản
xuất trong các trường
hợp trên thì được sử dụng
diện tích đất chưa có
rừng để trồng rừng hoặc
trồng cây lâu năm.

hộ để bảo vệ, phát triển
rừng và được kết hợp sử
dụng đất vào mục đích khác
theo quy định của pháp luật
về bảo vệ và phát triển
rừng.


hộ gia đình, cá nhân để
sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về lâm nghiệp
hoặc kết hợp quốc phòng,
an ninh theo quy hoạch
phát triển rừng của vùng
đệm và được kết hợp sử
dụng đất vào mục đích
khác theo quy định của
pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định cho tổ chức kinh
tế thuê đất rừng phòng hộ
thuộc khu vực được kết hợp
với kinh doanh cảnh quan,
du lịch sinh thái – môi – Ủy ban nhân dân cấp
trường dưới tán rừng.
tỉnh quyết định cho tổ
chức kinh tế thuê đất
rừng đặc dụng thuộc khu
vực được kết hợp với
kinh doanh cảnh quan, du
lịch sinh thái – môi
trường dưới tán rừng.

2. Thực trạng

a. Thực trạng đất rừng hiện nay
- Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng diện tích đất có rừng tồn quốc là trên 14,6
triệu ha, trong đó rừng tự nhiên gần 10,3 triệu ha, rừng trồng trên 4,3 triệu ha. Diện


tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là trên 13,8 triệu ha,
tỷ lệ che phủ là 41,89%.
/>%20tra%CC%A3ng%20ru%CC%9B%CC%80ng%202019.pdf
(Quyết định công bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2019)
Như vậy, so với cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2018, diện tích đất có rừng
tồn quốc tăng 117.925 ha; tỷ lệ che phủ rừng tăng 0,24%.Tuy diện tích rừng có tăng
những chưa cao , chất lượng rừng tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp , chưa đáp
ứng yêu cầu sản xuất và phịng hộ .

- Theo báo cáo của Tổ chức Nơng lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là một
trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão


lũ. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn,... ngày càng
nghiêm trọng do tình trạng rừng bị tàn phá.Diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu
hẹp .Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại
giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới
7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng. Theo nhận
định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự
nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc
biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.Một thực tế đang diễn ra
là diện tích rừng phịng hộ đang ngày càng suy giảm ,thay vào đó là gia tăng diện
tích rừng sản xuất. Ngun nhân là do người dân đốt rừng làm nương rẫy. Báo cáo
của Cục Kiểm lâm cho biết, hiện nay, tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng
phức tạp hơn, nên cơ quan chức năng khó phát hiện.Cùng với đó là nạn lâm tặc

diễn ra cực kỳ phức tạp. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5
năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng
tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; cịn lại là do phá
rừng trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước
cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục
đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000
ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên
3.500 ha. Đáng lưu ý, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Kạn, Điện Biên được phát
hiện chậm.Theo Bộ NN&PTNT, chính việc xử lý thiếu kiên quyết, khơng nhất
qn, thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá
rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng, gây bức xúc trong xã hội.
b. Thực trạng pháp luật về quản lý và sử dụng đất rừng hiện nay
- Về quyền quản lý, sử dụng rừng và đất rừng :
Thực tế triển khai tại các địa phương việc quản lý, sử dụng rừng và đất rừng có hai
hình thức khác nhau đó là quyền tự nhận và quyền do Nhà nước cơng nhận. Đây
cũng chính là khó khăn trong công tác quản lý
 Về quyền tự nhận:
Trong xã hội cổ truyền của một số đồng bào dân tộc ít người, làng bản là đơn
vị độc lập cao nhất. Mỗi làng đều có ranh giới lãnh địa nhất định bao gồm cả
đất, rừng, nguồn nước, suối… Toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của
cộng đồng được thực hiện bởi già làng, trưởng bản thông qua các luật tục


hay hương ước được thực hiện một cách tự nguyện truyền từ đời này qua đời
khác. Hiện nay, Nhà nước cũng đã thừa nhận cộng đồng thôn bản là chủ rừng
đối với diện tích rừng làng, rừng bản nói trên. Nhưng trên thực tế, chính
quyền địa phương chưa làm thủ tục giao quyền sử dụng lâu dài cho các cộng
đồng. Việc các cộng đồng dân cư tự công nhận quyền sử dụng đất rừng là
thiếu tính pháp lý và cộng đồng không yên tâm trong việc quản lý và sử dụng

rừng. Khi có vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất thì khơng có căn cứ
pháp lý để xử lý hoặc xảy ra tình trạng khơng quản lý bảo vệ được rừng do
tự người dân trong cộng đồng vi phạm do cơ chế hưởng lợi không rõ ràng.
 Về quyền do Nhà nước cơng nhận:
Trong q trình thực hiện các chính sách đất đai, Nhà nước đã cơng nhận
quyền sử dụng đất cho cộng đồng đối với những diện tích được giao theo
đúng quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã nảy sinh những
bất cập thể hiện ở những quy định giao rừng cho cộng đồng chưa hợp lý:
+ Trước hết là quy định giao đất, giao rừng cho cộng đồng: Theo quy
định tại Điều 135, Luật Đất đai năm 2013 thì cộng đồng khơng được giao đất
rừng sản xuất như các chủ sử dụng đất khác mà chỉ được giao đất gắn với
việc giao rừng phòng hộ theo quy định tại Khoản 5, Điều 136, Luật Đất đai
năm 2013. Cộng đồng dân cư cũng không được quy định trong diện nhận
khoán từ các tổ chức đối với diện tích rừng đặc dụng (theo Điều 137, Luật
Đất đai năm 2013), nhưng Điều 20, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03
tháng 3 năm 2006 về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng lại quy định
Nhà nước giao rừng sản xuất, rừng phịng hộ khơng thu tiền sử dụng rừng,
diện tích rừng được giao nằm trong phương án giao rừng của UBND cấp xã
đã được UBND huyện phê duyệt.
+ Bên cạnh đó, trên thực tế hiện nay có nhiều cộng đồng đã nhận khốn
các diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hoặc các diện tích rừng phòng hộ
trong các vùng đệm từ các tổ chức và việc quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả
rất cao. Nhưng lại không được hướng dẫn thực hiện trong luật nên các chủ sử
dụng đất khi khoán lại cho các cộng đồng cũng rất lúng túng trong cơ chế
khoán và đặc biệt là các cơ chế hưởng lợi của cộng đồng. Chính vì thế, các
cộng đồng nhận khốn chăm sóc, bảo vệ cũng rất thiệt thịi, khơng được thực
hiện các quyền và nghĩa vụ như các chủ sử dụng đất khác.
+ Tiếp đó , theo quy định tại Khoản 5, Điều 100, Luật Đất đai năm
2013 thì cộng đồng đang sử dụng đất mà đất đó khơng có tranh chấp, được
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng

đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở


và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, ở rất nhiều địa phương hiện nay,
Nhà nước chỉ cấp Quyết định giao rừng cho cộng đồng mà không cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nên cộng đồng không được hưởng các quyền
như các chủ rừng khác.
+ Đối với diện tích đất và rừng giao cho cộng đồng thì các thành viên
của cộng đồng cùng đầu tư, quản lý và hưởng lợi, hoàn toàn dựa trên nguyên
tắc tự nguyện và cùng có lợi giữa các thành viên của cộng đồng. Cộng đồng
thành lập tổ, nhóm để tổ chức mọi hoạt động từ bảo vệ, cung cấp đầu vào, tổ
chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phân phối lợi ích cho các thành viên
trong cộng đồng. Nhưng phần lớn cộng đồng lại chỉ được giao quản lý, bảo
vệ nuôi dưỡng những khu rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác
kiệt. Một số cộng đồng được giao đất trống đồi trọc để trồng rừng hoặc
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, hiếm có trường hợp cộng đồng được giao
những diện tích rừng giàu để quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài. Đa
phần các diện tích được giao cho cộng đồng đều thuộc các chương trình, dự
án của Nhà nước (như Chương trình 327, Chương trình 661, Chương trình
Trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình Phát triển Lâm nghiệp Việt NamThụy Điển ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các dự án do DANIDA, WB tài
trợ...). Vấn đề đặt ra là khi các chương trình, dự án kết thúc, nguồn đầu tư
khơng cịn thì dẫn đến tình trạng cộng đồng lại bỏ mặc, khơng bảo vệ rừng;
hay tình trạng cộng đồng chỉ thực hiện tận thu từ rừng mà khơng tiến hành
chăm sóc, bảo vệ nữa; hay có những hành vi vi phạm Luật Đất đai.
- Theo Luật Lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc huyện có thể chỉ định quyền sử
dụng và quản lý rừng thông qua chuyển nhượng miễn thuế hoặc bằng cách cho
những người và tổ chức sau đây:
Rừng đặc dụng
- Ban quản lý rừng đặc dụng
- Ban quản lý rừng phòng hộ

- Các tổ chức khoa học
- Cộng đồng có truyền thống
văn hóa gắn với rừng tín
ngưỡng
- Các tổ chức kinh tế có vườn
ươm rừng tự nhiên

Rừng phịng hộ
- Ban quản lý rừng phòng hộ
- Lực lượng vũ trang
- Hộ gia đình và cá nhân sống
hợp pháp tại đó
- Cộng đồng sống hợp pháp tại
đó
- Tổ chức kinh tế, nơi xen kẽ
với rừng sản xuất

Rừng sản xuất
- Lực lượng vũ trang
- Các cộng đồng
- Ban quản lý rừng phòng
hộ, nơi xen kẽ với rừng
phịng hộ
- Hộ gia đình và cá nhân
sống trong hoặc liền kề
- Tổ chức kinh tế


Về cơ bản, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể quyết định giao quyền cho các tổ chức kinh
tế hoặc tổ chức khác, trong khi Ủy ban nhân dân huyện và thị trấn chỉ có thể chỉ

định quyền cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.Bộ NN&PTNT và Ủy ban nhân
dân tỉnh cùng được giao nhiệm vụ xây dựng các quy trình để định giá rừng hợp lý
trước khi cho thuê.
- Trong những năm vừa qua Quốc hội cũng như Chính phủ đã ban hành nhiều đạo
luật và thơng tư nhằm quản lý và sử dụng đất rừng một cách có hiệu quả nhất . Tiêu
biểu là :
 Thơng tư số 34/2009/TT-BNNPTNT quy định các tiêu chí xác định và phân
loại rừng (2009)
 Nghị định số 117/2010/ND-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
(2010)
 Nghị định 05/2008/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
 Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chi trả dịch vụ môi trường rừng
 Nghị định 75/2015 / ND-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng
 Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ
 Quyết định số số: 297/QĐ-TTG phê duyệt đề án bảo vệ, khôi phục và phát
triển rừng bền vững vùng tây nguyên giai đoạn 2016 - 2030
 Luật đất đai (2013)
 Luật Lâm nghiệp (2017) – thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004)
 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ban hành lần đầu năm 1991 và được sửa đổi
năm 2004 và 2016
 Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng 2016-2020 để đáp ứng các
yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế đối với sản phẩm từ gỗ có
nguồn gốc hợp pháp và gia tăng giá trị kinh tế của các sản phẩm gỗ.
 Việt Nam đã và đang hỗ trợ các tổ chức quốc tế đầu tư vào các chương trình
và dự án, trong đó:
 Chương trình 327 (1993-1998) và Chương trình trồng mới 5 triệu héc-ta
rừng (1998-2010)
 Dự án phát triển rừng của Ngân hàng thế giới (2004-2011)
 Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và Tăng cường khả năng chống
chịu cho vùng ven biển (đang được thực hiện kể từ năm 2017)



 Việt Nam cũng đã có những dự án cải thiện độ tàn che và chất lượng cũng
như tăng giá trị kinh tế của các sản phẩm gỗ và góp phần đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế, được tài trợ bởi đối tác phát
triển Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan và Đức.
 Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT) Việt
Nam đã ký Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) với Liên minh châu Âu
(EU), có hiệu lực vào tháng 6 năm 2019. VPA và các quy định thực thi của
nó bao gồm nghĩa vụ đối với cả chính phủ Việt Nam liên quan đến tất cả các
hoạt động khai thác gỗ trong nước và các công ty tư nhân muốn xuất khẩu
sang EU
c. Đánh giá về pháp luật quản lý và sử dụng đất rừng
- Nhìn chung, việc cải thiện chính sách đã giúp cải thiện pháp luật về rừng. Các
chính sách ngày nay ngày càng được hoàn thiện hơn, quản lý nhà nước bằng luật
pháp đã có tiến triển và nhận thức xã hội về rừng được cải thiện. Rừng đã được cải
thiện cả về chất và lượng trong những năm qua, doanh thu ngành lâm nghiệp đã
đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế. Cộng đồng đã và đang được hưởng lợi từ sự
tăng trưởng này thơng qua việc cải thiện hỗ trợ tài chính và tạo thêm công ăn việc
làm.một số thành công của Tổng cục Lâm nghiệp như độ che phủ rừng tăng dần ,
mở rộng trồng rừng và sản xuất lâm nghiệp, tăng doanh thu từ ngành công nghiệp
gỗ và PFES được coi là một trong những chính sách lâm nghiệp thành công nhất.
- Tuy nhiên không phải tất cả mục tiêu phát triển, bảo vệ và quản lý rừng đều đạt
được thành tựu như kế hoạch. Một số chương trình và dự án quốc gia đã và đang
được triển khai kém và chậm. Ví dụ, Việt Nam vẫn chưa ban hành các nguyên tắc,
tiêu chí và thủ tục quản lý rừng bền vững. Các cơ quan triển khai thiếu hụt về nhân
lực cũng như kiến thức chuyên môn để triển khai các chính sách. Các chính sách sở
hữu và sử dụng đất lâm nghiệp chưa đầy đủ.Việc triển khai cũng bị hạn chế do việc
thực thi luật trong ngành được cho là còn yếu; các văn bản luật và quy định không
được tuân thủ nghiêm ngặt ,các chế tài chưa đủ sức răn đe. Việc giám sát của nhà

nước còn mang tính chiếu lệ và thủ tục, tạo cơ hội cho tham nhũng. Ngồi ra, vai
trị của các bên liên quan tại địa phương thường bị coi nhẹ.
- Luật tục cần được công nhận nhiều hơn: Trên thực tế luật tục của các cộng đồng
dân tộc thiểu số về quản lý và thực hành lâm nghiệp được cho là chưa được cơng
nhận chính thức. Điều đáng ghi nhận là Luật Lâm nghiệp sắp tới có hiệu lực (Điều
5) đã quy định việc quản lý rừng thiêng và rừng tâm linh của cộng đồng vào danh
mục rừng đặc dụng, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng vào danh mục rừng phòng
hộ.


- Nhà nước chi phối quyền sở hữu rừng: Tuy cũng có một số cải thiện, song Luật
Lâm nghiệp mới không thay đổi các vấn đề cơ bản về sở hữu rừng, vì theo Hiến
pháp, tồn bộ rừng tự nhiên vẫn thuộc quyền kiểm soát của Nhà nước. Điều này đe
dọa sự an toàn của các cộng đồng sống trong và xung quanh các khu rừng khi tiếp
cận rừng. Không có quy định rõ ràng cho đồng quản lý gây nên sự căng thẳng giữa
các quyền cộng đồng với quyền quản lý theo quy định pháp luật.
- Sự thiếu chắc chắn về cách thức triển khai luật mới: Những người tham gia cũng
bày tỏ lo ngại rằng hiệu quả của luật phụ thuộc vào cách diễn giải, thẩm tra và thể
hiện trong các nghị định và thông tư. Bộ NN & PTNT sẽ xây dựng 4 nghị định và 7
thông tư trước khi thực thi Luật Lâm nghiệp vào năm 2019. Đây là cơ hội để các
đơn vị ngoài nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tham gia tư vấn
trong quá trình soạn thảo.
- Việc nhà nước sở hữu rừng đã cản trở ý thức về sở hữu, sự gắn bó và trách nhiệm
quản lý của cộng đồng địa phương. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi các
rào cản pháp lý ngăn chặn việc người dân địa phương tiếp cận các khu rừng đặc
dụng và rừng phịng hộ. Trong khi đó, theo luật tục thì các cộng đồng dân tộc thiểu
số bản địa tự coi mình là chủ sở hữu rừng hợp pháp. Có sự chồng chéo chức năng
của các chủ rừng nhà nước, kiểm lâm địa phương và chính quyền huyện/xã, cũng
như cơng an và qn đội. Điều này dẫn đến tình trạng khơng rõ ràng về đầu mối
quản lý và làm giảm hiệu quả cộng tác giữa các cơ quan và từ đó hạn chế các biện

pháp hiệu quả trong phòng chống tham nhũng hoặc các hoạt động bất hợp pháp
khác. Thiếu sự khuyến khích các bên liên quan tham gia quản lý và bảo tồn rừng:
Ví dụ, khơng tham vấn các bên liên quan khi cân nhắc lợi ích của việc chuyển đổi
rừng tự nhiên sang sản xuất kinh tế để tăng thu nhập ngắn hạn. Quản lý và chứng
nhận rừng bền vững khiến các hộ gia đình phải chịu chi phí cơ hội cao. Điều này có
nghĩa là các cộng đồng địa phương không thể hưởng lợi từ các ngoại lệ được quy
định trong lệnh cấm khai thác gần đây, và khó có thể thực hiện bất kỳ hình thức
khai thác gỗ thương mại nào. Vai trò then chốt của các thể chế nằm ngồi hệ thống
phân cấp hành chính được coi là can thiệp vào các quy trình.

3. Một số đề xuất , kiến nghị

- Một là, kiện toàn tổ chức quản lý từ tỉnh, huyện, xã và từng bước phân cấp đến
thơn. Phát huy, vai trị, trách nhiệm của chính quyền cơ sở.
- Hai là, ngoài nguồn ngân sách nhà nước cần tăng cường hợp tác với các nước và
các tổ chức quốc tế, như: Thông qua Tổng cục Lâm nghiệp, thu hút nguồn vốn


-

-

-

-

ODA, tổ chức phi Chính phủ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
phát triển lâm nghiệp. Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các dự án
nông thôn trên địa bàn để bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế cho người
dân vùng đồi rừng.

Ba là, quản lý quy hoạch, giao đất với giao rừng gắn liến với lợi ích của người dân.
Bốn là, tăng cường đầu tư khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm,
phát triển nguồn nhân lực. Tập trung nghiên cứu, chọn lọc và bổ sung tập đoàn cây
bản địa trồng rừng phù hợp với điều kiện hệ sinh thái của vùng.
Năm là, tăng cường công tác tuyền truyền, phổ biến chính sách pháp luật, chế độ
trong quản lý và sử dụng đất rừng như: In các ấn phẩm, tờ rơi có nội dung tuyên
truyền, phổ biến giáo dục chính sách pháp luật, dựng các bảng pano, áp phích tuyên
truyền, vận động xã hội tham gia quản lý rừng ,…tới tất cả mọi người dân
Sáu là, tăng cường thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu
nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất rừng . Chú trọng đến việc khuyến khích
người dân tham gia kiểm tra quản lý sử dụng đất, hạn chế đáng kể các sai phạm
trong quản lý và sử dụng đất rừng .
Bảy là, cần kiểm sốt việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác,
nâng cao nhận thức xã hội về đầu tư lâm nghiệp, và phân bổ rừng cho thuê tới các
tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Các cơ chế, chính sách và luật phát cần được hồn
thiện chẳng hạn như sửa đổi và bổ sung Luật Lâm nghiệp song song với các luật
khác như Hiến pháp và Luật Đất đai.
Tám là, nâng cao năng lực tham gia quản lý rừng của các chủ thể trong lâm nghiệp
. Nâng cao hiểu biết của các chủ thể ngoài nhà nước về quản trị rừng và các quyền
cơ bản của người dân địa phương, giúp họ ít bị tổn thương trước nguy cơ từ các sai
sót trong sử dụng đất, các chương trình phát triển khơng bền vững hay vi phạm các
nguyên tắc về FLEGT-VPA và REDD+. Tăng cường năng lực kỹ thuật và pháp lý
cho các tổ chức xã hội, cộng đồng địa phương và các hộ sản xuất nhỏ về FLEGTVPA và TLAS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất gỗ thương mại hợp pháp
của họ. Nâng cao năng lực truyền thơng của các chủ thể ngồi nhà nước, tạo điều
kiện hình thành cơ chế đề đạt các vấn đề quan tâm tới chính quyền một cách chiến
lược và có sự phối hợp, đồng thời tăng cường sự quan tâm của họ tới chính sách và
quy hoạch. Tăng cường kỹ năng của các chủ thể ngoài nhà nước về phân tích chính
sách lâm nghiệp, giám sát rừng, lập quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia, tham
vấn cộng đồng, tóm tắt chính sách, giải quyết xung đột và hợp tác kinh doanh.
Phát triển một mạng lưới học tập để quản lý rừng sản xuất một cách bền vững, kết

nối nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng


- Chín là, cải thiện thực thi pháp luật Nâng cao hiệu quả và sự gắn kết trong thực thi
pháp luật thông qua hướng dẫn thực hiện rõ ràng, kể cả những chi tiết về sự phối
hợp với các luật liên quan khác. Thúc đẩy truyền thơng báo chí điều tra mạnh mẽ
hơn về các tội phạm liên quan tới rừng, vi phạm quyền của cộng đồng, xung đột sử
dụng đất và tham nhũng trong lĩnh vực lâm nghiệp

Tài liệu tham khảo
-

Bài báo của OpenDevelopment Vietnam
Báo cáo quản lý rừng bền vững ở Việt Nam
Báo cáo đánh giá quản trị rừng ở Việt Nam của tổ chức Voices for Mekong Foresis
Báo cáo của tổng cục lâm nghiệp



×