Tải bản đầy đủ (.pdf) (584 trang)

Giáo trình tư pháp quốc tế tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.02 MB, 584 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GIÁO trìn|


GIÁO TRÌNH

Tư PHÁP QUỐC TÉ


Giảo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường Đại học
Luật Hà Nội (thành lập theo Quyeỉ định sổ Ỉ282/QĐ-ĐHLHN ngày 05
thảng 5 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) đồng
ý thông qua ngày 01 tháng 9 năm 2016 và được Hiệu trưởng Trường Đại
học Luật Hà Nội cho phép xuất bản theo Quyết định sẩ 250/QĐ-ĐHLHN
ngày 15 thảng 02 năm 2017.

Mâ sổ: TPG/K -19 - 07

2105-2019/CXBIPH/08-189/TP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giảo trình

Tư PHÁP QC TÉ
(Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung)

THƯ ViÊ^! '
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘÌ vụ HÀ NỘ! I
PHĂN 'hiệu tại TP.HCM

Sơ':....VÍM.....' !

NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP
HÀ NỘI - 2019


Chủ biên

TS. TRẦN MINH NGỌC
TS. VŨ THỊ PHƯƠNG LAN
Tập thể tác giả

1. TS. TRÀN MINH NGỌC

Chương 1, Chương 5

2. TS. VŨ THỊ PHƯƠNG LAN

Chương 2, Chương 8 (mục 2.1)

3. TS. NGUYỄN THÁI MAI

Chương 3 (mục 2,3,4), Chương 9

4. TS. VŨ ĐỨC LONG

Chương 3 (mục 1, 5)


5. TS. BÙI THỊ THU

Chương 4

6. TS. HÀ VIỆT HƯNG

Chương 6

7. PGS.TS. HOÀNG PHƯỚC HIỆP Chương 7

8. PGS.TS. ĐOÀN NĂNG

Chương 8 (mục 1, 3, 4 và mục
2.2 - 2.8)

9. PGS.TS. NƠNG QUỐC BÌNH

Chương 10

10. TS. NGUYỄN HỒNG BẮC

Chương 11 (mục 1,2), Chương 12

11. TS. NGUYỄN TIẾN VINH

Chương 11 (mục 3)

12. ThS. TRẦN THÚY HẰNG


Chương 13


LỜI GIỚI THIỆU

Tư pháp quốc tế là môn khoa học pháp lỉ chuyên ngành được
đưa vào giảng dạy rộng rãi trong các trường đại học đào tạo về luật
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhằm phục vụ công tác giảng dạy
và học tập môn Tư pháp quốc tể, ngay từ những năm 90 của thể kỉ
trước, Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất bản và tái bản nhiều lần
Giáo trình Tư pháp quốc tế. Các Giáo trình Tư pháp quốc tế này đã
nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc trên cả nước, góp phần
làm phong phủ thêm hệ thống lí luận về tư pháp quốc tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với quả trình hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta, khơng ít các vấn đề lí
luận về tư pháp quốc tế đã được cập nhật, làm mới hơn so với trước
đây. Mặt khác, đê đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và
phương pháp đào tạo, năm 20ỉ 7, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ
chức biên soạn mới cuốn Giảo trình Tư pháp quốc tế và lần này được
tái bản có sửa đổi, bổ sung. Cuốn Giáo trình Tư pháp quốc tế đề cập
những nội dung cơ bản của khoa học tư pháp quốc tế nói chung, tư
pháp quốc tế Việt Nam nói riêng trong bổi cành mới, hi vọng sẽ nhận
được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Mặc dù tập thể tác giả đã rất cổ gắng hoàn thành Giảo trình,
nhưng do tư pháp quốc tế có nội dung khả phức tạp, nên Giảo trình
khỏ tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tơi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc gần xa, để trong những lần
xuất bản tiếp theo, Giảo trình sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Hà Nội, tháng 6 năm 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

5


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
HĐTTTP

6

Hiệp định tương trợ tư pháp

SHCN

Sở hữu cơng nghiệp

SHTT

Sờ hữu trí tuệ


CHƯƠNG ỉ - TỔNG QUAN VỀ Tư PHÁP Qưốc TE

CHƯƠNG 1

TỎNG QUAN VÈ TƯ PHÁP QUỐC TÉ


TÓM TẮT
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA Tư
PHÁP QUỐC TẾ

1.1. Đối tượng điều chỉnh

8

8

1.2. Phương pháp điều chỉnh

12

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa “Tư pháp quốc tế”

16

2. CÁC NGUYÊN TẮC Cơ BẢN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ
VIỆT NAM

25

2.1. Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lí giữa các chế độ
sở hữu của các quốc gia khác nhau

26

2.2. Nguyên tắc quyền miễn trừ của quốc gia


27

2.3. Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa
người nước ngoài với nhau tại Việt Nam
2.4. Nguyên tắc tôn trọng sự thoả thuận của các bên

29

2.5. Ngun tắc có đi có lại

31

3. NGN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ

30
32

3.1. Pháp luật quốc gia

32

3.2. Điều ước quốc tế

35

3.3. Tập quán quốc tế

40


3.4. Án lệ và các nguồn khác

43

TS. Trần Minh Ngọc

7


GIÁO TRÌNH TÜ PHÁP QUỐC TẾ

1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIÈƯ CHỈNH CÙA Tư
PHÁP QUỐC TẾ
1.1. Đối tượng điều chỉnh

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà hội nhập quốc tể đã và
đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và trở thành một xu thế không thể
đảo ngược ở hầu hét các quốc gia, thế giới mà sự tồn tại của quốc gia
này không thể tách rời khỏi các quốc gia khác. Hợp tác quốc tế về
mọi mặt giữa các quốc gia là hiện thực tất yếu khách quan trong thời
đại ngày nay và là động lực quan trọng thúc đẩy sự phồn vinh của
mỗi đất nước. Trong quá trình hợp tác quốc tế ấy, xuất hiện các mối
quan hệ đa dạng về nhấn thân và tài sản phát sinh từ các lĩnh vực dân
sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hơn nhân và gia đình v.v. giữa
cơng dân, pháp nhân của các quốc gia với nhau. Các quan hệ này dù
xuất hiện ở những lĩnh vực khác nhau nhưng ln mang hai đặc điểm
quan trọng đó là: có “tính chất dân sự” và có “yếu tố nước ngoài” (hay
yếu tố quốc tế). Bên cạnh các quan hệ nội dung có “tính chất dân sự”
như: quan hệ dân sự, thương mại, lao động, hơn nhân và gia đình v.v.
trong quá trình giao lưu dân sự, thương mại quốc tế còn xuất hiện

các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế như: xác định thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế của toà án quốc gia, ủy thác tư pháp quốc tế, công
nhận và cho thi hành phán quyết của toà án nước ngoài V.V.. Các
quan hệ tố tụng này phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền của quốc
gia được yêu cầu giải quyết một vụ việc có. tính chất dân sự và có
yếu tố nước ngồi.
Tư pháp quốc tế là một ngành luật mà đối tượng điều chỉnh của
nó bao gồm các quan hệ nội dung “có tính chất dân sự” có yếu tố
nước ngồi và các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự có
yếu tố nước ngồi. Sự tồn tại của yếu tố nước ngoài trong các quan
hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là minh chứng rõ
ràng nhất cho sự khác biệt giữa tư pháp quốc tế và luật dân sự với tư
cách là hai ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của hai ngành luật này còn

8

TS. Trần Minh Ngọc


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ Tư PHÁP Quốc TẾ

thể hiện ở chỗ, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế rộng hơn,
bao gồm các quan hệ nội dung có tính chất dân sự và các quan hệ tố
tụng dân sự có yếu tố nước ngồi, trong khi đó, đối tượng điều chỉnh
của luật dân sự chỉ là các quan hệ dân sự nội địa. Tư pháp quốc tế và
cơng pháp quốc tế cũng có sự khác nhau cơ bản về đối tượng điều
chỉnỈL Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ có
tính chất dân sự và tố tụng dân sự cỏ yếu tố nước ngồi cịn đối
tượng điều chỉnh của cơng pháp quốc tể, về cơ bản, lại là các quan

hệ chính trị giữa các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu là giữa các
quốc gia với nhau.
Đen đây, cấu hỏi cần được trả lời tiếp theo là, yếu tố nước ngoài
trong các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
được thể hiện như the nào?
Học lí và thực tiễn về tư pháp quốc tế chưa có sự thống nhất về
cách hiểu đối với yếu tố nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế,
song thường dựa vào ít nhất một trong ba dấu hiệu chính sau đây để
kết luận một quan hệ nội dung có tính chất dân sự hoặc quan hệ tố
tụng dân sự là có yếu tố nước ngồi hay khơng, cụ thể là:

Thứ nhất, dấu hiệu chủ thể tham gia quan hệ.
Đây là trường hợp có ít nhất một bên chủ thể tham gia quan hệ là
“người nước ngoài”. “Người nước ngoài” ở đây được hiểu theo
nghĩa rộng, có thể là cá nhân người nước ngoài, pháp nhân nước
ngoài, tổ chức nước ngoài thậm chí là cả quốc gia nước ngồi hoặc
các tổ chức quốc tế V.V..

Ví dụ 1: Nam cơng dân Việt Nam 25 tuổi kết hôn với nữ công
dân Nga 23 tuổi. Hoặc, nam công dân Hoa Kỳ nhận trẻ em Việt Nam
làm con ni.
Ví dụ 2: Trong q trình giải quyết một vụ việc về tranh chấp
quyền sở hữu đối với tài sản giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam
đang cư trú tại Đà Năng và bị đơn là cơng dân Anh đang cư trú tại
Bungari, tồ án Việt Nam (toà án đang giải quyết vụ việc) đã yêu cầu
TS. Trần Minh Ngọc

9



GIÁO TRÌNH Tư PHÁP QUỐC TẾ

Tồ án Bungari xác minh một số vấn đề về nhân thân và tài sản của
công dấn Anh trong thời gian người này cư trú tại Bungari thông qua
thủ tục ủy thác tư pháp quốc tế.
Dấu hiệu chủ thể cịn có thể được thể hiện ở khía cạnh khác, đó
là trong một số quan hệ nhất định, các bên tham gia quan hệ mặc dù
có cùng quốc tịch nhưng các bên có trụ sở thương mại hay nơi cư trú
ở các nước khác nhau. Trong trường hợp này, quan hệ phát sinh vẫn
là quan hệ có yếu tố nước ngồi.
Ví dụ: Trong một quan hệ hợp đồng mua bán vải, bên bán là
thương nhân có trụ sở thương mại tại Việt Nam, còn bên mua là
thương nhân có trụ sở thương mại tại Pháp. Theo Điều 1 Công ước
Vienna 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hố quốc tế thì
quan hệ hợp đồng trên chính là quan hệ hợp đồng có yếu tố quốc tế
(yếu tố nước ngồi). Ví dụ khác, việc đăng kí kết hơn giữa cơng dân
Việt Nam với nhau trong đó có một bên định cư ở nước ngồi được
thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân
Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam thì quan hệ này được xem là
quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi.1
Thứ hai, dấu hiệu đối tượng của quan hệ.
Theo dấu hiệu này, một quan hệ có tính chất dân sự có yếu tố
nước ngồi là quan hệ mà đối tượng của quan hệ này tồn tại ở nước
ngồi. Đối tượng của quan hệ có thể là tài sản hoặc lợi ích khác.
Ví dụ 1: Bà M là công dân Việt Nam, khi chết không để lại di
chúc. Tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của Bà M vào thời điểm chết là
một biệt thự tại Hoa Kỳ. Khi Bà M chết, những người thừa kế đối
với tài sản của Bà là các con đẻ và con nuôi của Bà đều là công dân
Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam. Trong trường hợp này, quan
1 Quan hệ đăng kí kết hơn này được điều chỉnh bởi Điều 19 quy định tại Chương III:

“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi” của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP
ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật hơn nhân và gia đình.

10

TS. Trần Minh Ngọc


CHƯƠNG ỉ - TỔNG QUAN VỀ Tư PHÁP QUỐC TẾ

hệ thừa kế tài sản phát sinh giữa những người cùng quốc tịch nhưng
đổi tượng của quan hệ là tài sản tồn tại ở nước ngoài nên quan hệ
thừa kế này là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi.

Ví dụ 2: Tồ án Việt Nam thụ lí giải quyết một vụ việc tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản giữa nguyên đom và bị đom đều là công
dân Việt Nam và đều đang cư trú tại Việt Nam, nhưng tài sản liên
quan tới tranh chấp là ngôi biệt thự tại Anh.
Thứ ba, dấu hiệu về căn cứ làm phát sinh, thay đổi, thực hiện hay
chấm dứt quan hệ.

Theo dấu hiệu này, quan hệ có yếu tố nước ngồi là quan hệ mà
căn cứ (cơ sở) làm phát sinh, thay đổi, thực hiện hay chấm dứt quan
hệ xảy ra ở nước ngồi.
Ví dụ: Hai cơng dân Việt Nam kết hơn với nhau tại Bờ Biển Ngà
trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bờ Biển Ngà, hoặc hai
doanh nghiệp của Việt Nam kí kết họp đồng mua bán hàng hố tại
Lào nhưng hợp đồng được thực hiện hồn tồn tại Việt Nam.
Trong tư pháp quốc tế của Việt Nam, “yếu tố nước ngoài” được

quy định tại Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật
hôn nhân và gia đình 2014 v.v. song cụ thể và đầy đủ nhất là các quy
định tại Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nhìn
chung, những quy định về yếu tố nước ngồi trong tư pháp quốc tế
Việt Nam là khá hiện đại và phù họp với tư pháp quốc tế của nhiều
nước trên thế giới. Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một
trong các trường hợp sau đây:

a) Cỏ ỉt nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân
nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt
Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chẩm dứt quan hệ
đó xảy ra tại nước ngồi;
TS. Trần Minh Ngọc

11


GIÁO TRÌNH Tư PHÁP QUỐC TẾ

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt
Nam nhưng đổi tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. ”

Tương tự, khoản 2 Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy
định: “ Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi là vụ việc dân sự thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cả nhân, cơ quan, tổ
chức nước ngoài;


b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam
nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó
xây ra tại nước ngồi;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam
nhưng đổi tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi ”.

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan
hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, hơn nhân và gia đình, lao động,
tố tụng dân sự v.v. có yếu tố nước ngồi. Nói theo cách khác, đối
tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự (theo
nghĩa rộng) có yếu tố nước ngồi.
1.2. Phương pháp điều chỉnh

Mỗi ngành luật đều có phương pháp điều chỉnh riêng của mình,
phù hợp với đặc điểm của đối tượng điều chỉnh cũng như mục tiêu,
mục đích điều chỉnh của ngành luật đó. Tư pháp quốc tế, với vị ữí là
một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng có
phương pháp điều chỉnh riêng biệt của nó, phù hợp với đối tượng điều
chỉnh của ngành luật này là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có
yếu tố nước ngồi. Tư pháp quốc tế sử dụng hai phương pháp điều
chỉnh cơ bản, đó là: phương pháp thực chất và phương pháp xung đột.
1.2.1. Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất là phương pháp trực tiếp giải quyết ngay
quan hệ pháp lí phát sinh bằng cách xác định trực tiếp quyền và

12

TS. Trần Minh Ngọc



CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ Tư PHÁP Qưốc TẾ

nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ. Phương pháp này được thực
hiện trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất được xây
dựng trong pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
có liên quan. Như vậy, khi áp dụng phương pháp thực chất để điều
chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, vấn đề pháp lí có yếu tố nước
ngồi sẽ được giải quyết ngay bằng quy phạm pháp luật thực chất đã
được xây dựng sẵn trong đó chỉ rõ quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa
vụ của các bên liên quan cũng như đưa ra giải pháp cụ thể cho các
vấn đề có liên quan.

Quy phạm pháp luật thực chất tồn tại trong điều ước quốc tế và
tập quán quốc tế, theo quy ước, được gọi là quy phạm pháp luật thực
chất thống nhất.

Ví dụ: Điều 11 Cơng ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc về
mua bán hàng hoá quốc tế quy định: “Hợp đồng mua bản không cần
phải được kí kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một
yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng. Hợp đồng có the được
chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng những lời khai của nhân
chứng", hay, các điều kiện giao hàng mang tính tập quán trong
thương mại quốc tế như: FOB, CIF, DAF, v.v. trong INCOTERMS
(các điều kiện thương mại quốc tế) được tập hợp bởi Phòng Thương
mại Quốc tế {International Chamber of Commerce) cũng là những
quy phạm pháp luật thực chất thống nhất.
Bên cạnh quy phạm pháp luật thực chất thống nhất, tư pháp
quốc tế cịn có quy phạm pháp luật thực chất nội địa (hay thông
thường) là quy phạm pháp luật thực chất được xây dựng trong pháp

luật quốc gia.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định về quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

“2. Tổ chức, cả nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c
khoản ỉ Điều ỉ59 cùa Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở
như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
TS. Trần Minh Ngọc

13


GIÁO TRÌNH Tư PHÁP QUỐC TẾ

a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở
hữu không quá 30% sổ lượng căn hộ trong một toà nhà chung cư;
nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kể thì trên một
khu vực có sổ dần tương đương một đơn vị hành chỉnh cấp phường
chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu
không quả hai trăm năm mươi căn nhà.
Trường hợp trong một khu vực có sổ dân tương đương một đơn
vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với
nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể sổ
lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước
ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu... ”
Xét về nội dung của quy phạm pháp luật thực chất, cỏ thể nhận
thấy, có hai loại quy phạm pháp luật thực chất: một là, quy phạm
pháp luật thực chất điều chỉnh các quan hệ pháp luật nội dung có yếu
tố nước ngoài như hựp đồng, sở hữu tài sản hữu hình, SHTT, hơn
nhân và gia đình, lao động v.v. và hai là, quy phạm pháp luật thực

chất điều chỉnh các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế như xác định
thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của toà án quốc gia, công nhận và
cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán
quyết của trọng tài nước ngồi, V.V..

Ví dụ sau đây là minh chứng cho sự tồn tại của quy phạm pháp
luật thực chất trong tố tụng dân sự quốc tế. Khoản 1 Điều 469 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Tồ án Việt Nam có thẩm quyền
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi trong những
trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cả nhân cư trú, làm ăn, sinh sổng lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức cỏ trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn
là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam
đổi với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn
phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;... ”

14

TS. Trần Minh Ngọc


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ Tư PHÁP QUỐC TẾ

Khoản 1 Điều 424 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Phán
quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam:

a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hồ
xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điểu ước quốc tế
về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi;

b) Phản quyết của Trọng tài nước ngồi khơng thuộc trường hợp
quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc cỏ đi có lại
ỉ. 2.2. Phương phảp xung đột
Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh quan hệ một
cách gián tiếp. Phương pháp này không đưa ra phương án giải
quyết trực tiếp ngay quan hệ mà điều chỉnh quan hệ bằng cách lựa
chọn một hệ thống pháp luật cụ thể trong số những hệ thống pháp
luật có liên quan, rồi dùng hệ thống pháp luật được chọn ra ấy để
giải quyết quan hệ. Như vậy, bằng phương pháp này, quan hệ pháp
lí phát sinh chỉ được giải quyết thấu đáo khi áp dụng trực tiếp các
quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật của quốc gia được viện
dẫn tới (được chọn để điều chỉnh quan hệ). Muốn chọn ra hệ thống
pháp luật cụ thể để giải quyết vấn đề pháp lí phát sinh, tư pháp
quốc tế đã xây dựng nên hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột
(quy phạm xung đột). Đây chính là hệ thống quy phạm pháp luật
giúp cho việc lựa chọn pháp luật được thực hiện trên thực tế. Quy
phạm pháp luật xung đột được xây dựng trong pháp luật quốc gia
và điều ước quốc tế hữu quan. Cũng giống như quy phạm pháp luật
thực chất, quy phạm pháp luật xung đột trong điều ước quốc tế
được gọi là quy phạm pháp luật xung đột thống nhất, còn quy phạm
pháp luật xung đột trong pháp luật quốc gia được gọi là quy phạm

pháp luật xung đột nội địa (hay thơng thường).
Ví dụ: Khoản 1 Điều 129 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy
định: “Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người

TS. Trần Minh Ngọc

15



GIÁO TRÌNH Tư PHÁP QUỐC TẾ

yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người u cầu cấp dưỡng
khơng có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi
người yêu cầu cấp dưỡng là công dân ”.

Hoặc, khoản 1 Điều 20 HĐTTTP Việt Nam - Bungari quy định:
“Các điều kiện kết hôn giữa công dân của hai nước kí kết sẽ xác
định theo pháp luật của nước kỉ kết mà người kết hôn là công dân ”.
Rõ ràng, phương pháp xung đột là phương pháp phức tạp, khó áp
dụng hơn so với phương pháp thực chất. Tuy nhiên, phương pháp
xung đột lại là phương pháp đặc thù và chủ yếu của tư pháp quốc tế
bởi chính phương pháp này mới đảm bảo cho việc điều chỉnh quan
hệ tư pháp quốc tế khách quan nhất, cũng như quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên có liên quan trong quan hệ được bảo vệ triệt để nhất.
1.3. Thuật ngữ và định nghĩa “Tư pháp quốc tế”
Trên bình diện quốc tế, thuật ngữ “Tư pháp quốc tế” (Private
International Law) cịn có tên gọi khác là “Xung đột pháp luật”
(Conflict of Laws). Các nước theo truyền thống Luật chung

(Common Law) như Hoa Kỳ, Anh, Australia thường sử dụng thuật
ngữ “xung đột pháp luật” để chỉ một bộ phận của pháp luật quốc gia
điều chỉnh vụ việc có tính chất dân sự và có yếu tố nước ngồi.1

Trong khi đó, Nga, Ba Lan, Thụy Sỹ, Venezuela và các nước theo
truyền thống Luật dân sự (Civil Law) như Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia
lại thường sử dụng thuật ngữ “Tư pháp quốc tế” cũng để chỉ một
ngành luật thuộc hệ thống pháp luật quốc gia.2 Thuật ngữ “Tư pháp


1 p E NYGH, Conflict of laws in Australia, third edition, Butterworth, 1976, tr. 2;
CLARKSON and JONATHAN HILL, Jaffey on the conflict of laws, second
edition, Lexisnexis UK, 2002, tr. 1; R.H.GRAVESON, the conflict of laws, sixth
edition, London Sweet and Maxwell, 1969, tr. 5.
2 c F FORSYTH assisted by T w BENNETT, Private international law, the Rustica
press, 1981, tr. 3; Mặc dù cịn có những quan điểm khác nhau về vị trí của tư pháp
qc tế song đa số học giả và các nhà lập pháp ở các nước trên thế giới ngày nay
đều cho rằng, tư pháp quốc tế là một phần cùa hệ thống pháp luật quốc gia.

16

TS. Trần Minh Ngọc


CHƯƠNG ỉ - TỔNG QUAN VỀ Tư PHÁP QUỐC TẾ

quốc tế” cũng không được sử dụng thống nhất ở nhiều nước. Ở Pháp,
Hy Lạp, Italia, Ba Lan, Thụy Sỹ hay Tây Ban Nha, “Tư pháp quốc tế”
được biết đến với tên tiếng Anh là Private International Law, trong
khi đỏ ở Đức, Nga, Áo và Scotland có tên gọi khác là International
Private Law.
Thực ra, tên gọi Private International Law, International Private
Law hay Conflict of Layvs đều không phản ánh đúng nội dung của
ngành luật này. Với tên gọi như vậy, một số người mới nghiên cứu
có thể lầm tưởng tư pháp quốc tế là công pháp quốc tế hay là một
phần của công pháp quốc tế. Tuy nhiên, tư pháp quốc tế hồn tồn
khơng phải là cơng pháp quốc tế (Public International Law) dù giữa
chúng có những mối liên hệ nhất định. Trong khi công pháp quốc tế
điều chỉnh chủ yếu quan hệ chính trị giữa các quốc gia thì tư pháp
quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước

ngồi. Yếu tố “quốc tế” trong quan hệ tư pháp quốc tế cũng không
phản ánh mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia mà chỉ muốn đề cập
tới các vụ việc có tính chất dân sự mà trong đó, các bên tham gia hoặc
các vấn đề có liên quan khác có sự liên hệ với hom một quốc gia.1
Tư pháp quốc tế ở mỗi nước là độc lập với nhau và có sự khác
biệt về phạm vi điều chỉnh. Tư pháp quốc tế của Anh, Hoa Kỳ,
Australia chỉ tập trung giải quyết ba vấn đề đó là: xung đột pháp luật,
xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của toả án quốc gia, cơng
nhận và cho thi hành phán quyết của tồ án nước ngoài. Tư pháp
quốc tế ở các nước khác như Italia và Đức thì có phạm vi điều chỉnh
hẹp hom, chỉ tập trung vào vẩn đề xung đột pháp luật. Trong khi đó,
các nước như Pháp, Nga, Ba Lan, Thụy Sỹ thì ngồi vấn đề xung đột
pháp luật, xác định thẩm quyền xét xừ dân sự quốc tế, công nhận và
cho thi hành phán quyết của toà án nước ngoài, trọng tài quốc tế, tư
pháp quốc tế còn điều chỉnh cả những vấn đề nội dung khơng có
1 CLARKSON and JONATHAN HILL, Jạffey on the conỊỉict of laws, 2nd edition,
Lexisnexis UK, 2002, tr. 3.

TS. Trần Minh Ngọc

THƯ V!É^
ĨRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘÌ vụ HÀ NỘI
PHÀN HIỆU TẠỈ ĨP.HCỈVỈ

17


GIÁO TRÌNH Tư PHÁP QUỐC TẾ

xung đột pháp luật như: quy chế pháp lí của người nước ngồi ở

nước sở tại, quốc tịch của cá nhân, SHTT quốc tế v.v..1
về phương diện lịch sử, tư pháp quốc tế đã trải qua quá trình
hình thành và phát triển tương đối lâu dài, mà cái nơi của nó được
xem là ở châu Ầu lục địa. Ngay từ thời kì La Mã cổ đại đã xuất hiện
những nền tảng cho sự phát triển của học thuyết về xung đột pháp
luật. Vào thời kì này, trong đế chế La Mã rộng lớn, chỉ những công
dân La Mã mới chịu sự điều chỉnh của luật dân sự La Mâ, trong khi
đó, những cư dân của các tỉnh (người nước ngoài) thuộc đế chế La
Mã phải tuân theo luật của các tỉnh đó. Vào giai đoạn sau, khoảng
thế kỉ thứ 5, pháp luật La Mã đã chấp nhận việc áp dụng luật nhân
thân (luật quốc tịch) cho tộc người barbarian xâm lược La Mã cũng
như chính người La Mã. Mặc dù đã có những quy định sơ khai theo
kiểu quy phạm tư pháp quốc tế song, các học thuyết về tư pháp quốc
tế đã không xuất hiện trong thời kì này.

Bước tiếp theo của lịch sử tư pháp quốc tế được đánh dấu bằng
sự xuất hiện “lí thuyết về quy chế” (statute theory) của Bartolus
(1314 - 1357) vào thế kỉ 14 ở Italia. Lí thuyết này đã ảnh hưởng sâu
rộng tới các học thuyết về xung đột pháp luật (tư pháp quốc tế) trên
toàn lãnh thổ châu Âu thời kì đó cũng như nhiều thế kỉ sau. Nội
dung cơ bản của “lí thuyết về quy chế” là xây dựng các quy phạm
xung đột theo từng nhóm quan hệ chuyên biệt để điều chỉnh.
Nhóm các quan hệ nhân thân chịu sự điều chỉnh của “quy chế pháp
lí nhân thân” (the statute personal hay statuta personalia), cịn nhóm
quan hệ tài sản chịu sự điều chỉnh của “quy chế pháp lí tài sản”

1 JEAN DERRUPPE (Nhà pháp luật Việt - Pháp), Tư pháp quốc tế, Nxb. Chính ưị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 12 - 13; R.H.GRAVESON, the conflict of laws, sixth

edition, London Sweet and Maxwell, 1969, tr. 16 - 21; CLARKSON and

JONATHAN HILL, Jaffey on the conflict of laws, 2nd edition, Lexisnexis UK,
2002, ư. 1 - 3; xem Bộ luật liên bang về tư pháp quốc tế của Liên bang Thụy Sỹ
năm 1987, Đạo luật về tư pháp quốc tế của Ba Lan năm 2011, Bộ luật tố tụng dân
sự Cộng hoà Pháp năm 1981.

18

TS. Trần Minh Ngọc


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ Tư PHÁP QUỔC TẾ

(the statute real hay statuta realia)} Có thể nói, lí thuyết của Bartolus
đã đánh dấu bước phát triển mới về khoa học tư pháp quốc tế ở châu
Ầu và có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành các phương pháp
giải quyết xung đột pháp luật sau này.

Vào thế kỉ 16, các luật gia Pháp mà điển hình là D’Argentre và
Dumoulin đã dẫn đầu việc phát triển các lí thuyết về tư pháp quốc tế.
Cả hai học giả này đều chấp nhận “lí thuyết về quy chế” của người
Italia nhưng Dumoulin đã mở rộng hơn phạm vi các quan hệ pháp
luật chịu sự điều chỉnh của “quy chế pháp lí nhân thân”. Trong khi
đó, D’Argentre lại đưa ra lí thuyết về “luật lãnh thổ” (territorial
theory of law) ưong đó đề cao hiệu lực áp dụng của luật chủ yếu
trong phạm vi lãnh thổ đã ban hành ra luật, còn việc áp dụng luật
nước ngoài chỉ là ngoại lệ hãn hữu.

Nửa sau thế kỉ 19 được chứng kiến sự ảnh hưởng rộng rãi của
“học thuyết quốc tịch” (the nationalist doctrine) của Mancini ở nhiều
quốc gia châu Âu lục địa. Học thuyết này coi trọng yếu tố quốc tịch,

lấy yếu tố quốc tịch làm căn cứ áp dụng luật điều chỉnh các quan hệ.
Nhiều đạo luật của các quốc gia châu Ẩu thời kì này đã tiếp thu “học
thuyết quốc tịch” của Mancini để mở rộng phạm vi áp dụng hệ thuộc
luật quốc tịch, như: Bộ luật dân sự của Italia 1865, Bộ luật dân sự
của Tây Ban Nha 1889, Bộ luật dân sự của Đức 1900.
Bên cạnh học thuyết của Mancini, giai đoạn này còn xuất hiện ý
tưởng về “các nguyên tắc toàn cầu về xung đột pháp luật” (universal
principles of conflict of laws) của Karl von Savigny, một học giả
người Đức. Trong tác phẩm của ông được xuất bản năm 1849,
Savigny đã đưa ra các giải pháp mang tính tồn cầu để giải quyết
xung đột pháp luật băng cách xây dựng một số quy phạm xung đột
có hiệu lực áp dụng cho tất cả các quốc gia có liên quan. Tuy nhiên,
vào thời kì đó, học thuyết này khơng nhận được sự ủng hộ rộng rãi

1 R.H.GRAVESON, The conflict of laws, sixth edition, London Sweet and
Maxwell, 1969, tr. 32.
TS. Trần Minh Ngọc

19


GIÁO TRÌNH Tư PHÁP QUỐC TẾ

của các quốc gia châu Âu, mà bằng chứng là sự thắng thế của học
thuyết quốc tịch, được thể hiện rõ trong nội dung của các đạo luật có
liên quan tới tư pháp quốc tế của các quốc gia châu Âu.
Ở Anh, nguồn gốc của “xung đột pháp luật” được bắt đầu vào thế
kỉ 17, đánh dấu bằng sự lên ngôi của vua James I vào năm 1603.
Trước thịi điểm này, Tồ án Anh, nhìn chung, áp dụng Luật Anh để
giải quyết các vụ việc. Nhưng sau năm 1603, với một số trường hợp

ngoại lệ, toà án được phép giải quyết theo luật nước ngoài. Cho tới tận
thời điểm kết thúc thế kỉ 18, nước Anh chưa sáng tạo ra bất kì học
thuyết thực sự nào về xung đột pháp luật, tuy nhiên các thẩm phán ở
đây đã tiếp thu và chấp nhận các học thuyết về lãnh thổ và chủ quyền
(territorial and sovereignty theory) của hai luật gia người Hà Lan là
Huber (1636 - 1694) và John Voet (1647 - 1714). Học thuyết này cũng
được luật gia nổi tiếng người Hoa Kỳ Joseph Story (1779 - 1845)
tiếp thu và phát triển thành một học thuyết riêng có ảnh hưởng sâu
rộng tới sự phát triển của vấn đề xung đột pháp luật tại Anh và Hoa
Kỳ trong nửa đầu thế kỉ 19. Lí thuyết riêng của người Anh về xung
đột pháp luật xuất hiện sớm nhất vào năm 1825 trong tác phẩm
Foreign Judgments của Henry và sau đó là colonial andforeign laws
năm 1838 của Burge. Các học giả lỗi lạc của nước Anh về “xung đột
pháp luật” chỉ xuất hiện vào nửa sau của thế kỉ 19 với hai đại diện là
Westlake và Dicey nhưng những ảnh hưởng của các tác phẩm của họ
đối với các quyết định của toà án là rất lớn lao. Nhìn chung, các học
thuyết về xung đột pháp luật ở Anh, Hoa Kỳ và các nước khác theo
truyền thống Common Law thường đề cao hệ thuộc luật nơi cư trú
(law of domicile) trong giải quyết xung đột pháp luật. Điều này lại
trái ngược với nguyên tắc luật quốc tịch (law of nationality) được đề
cao trong luật các nước theo truyền thống Civil Law.
Ngày nay, các học thuyết hiện đại cũng như thực tiễn về tư pháp
quốc tế có khuynh hướng phát triển đa dạng các giải pháp giải quyết
xung đột pháp luật trên cơ sở kế thừa các lí thuyết về tư pháp quốc tế
trước đây, nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh đối với từng trường hợp

20

TS. Trần Minh Ngọc



CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ Tư PHÁP Quốc tê'

cụ thể, tránh xây dựng các giải pháp mang tính học thuật, khơng có
khả năng áp dụng hiệu quả trong thực tế. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng
của xu thế tồn cầu hố, việc thúc đẩy các giải pháp có tính quốc tế
bằng cách xây dựng các điều ước quốc tế có chứa đựng quy phạm
xung đột và quy phạm thực chất cũng là một giải pháp ngày càng
được các quốc gia quan tâm.

Ở Việt Nam, dưới góc độ xây dựng và áp dụng pháp luật, tư
pháp quốc tế hình thành và phát triển gắn liền với từng bước phát
triển chung của đất nước. Sau khi thống nhất đất nước, nước ta đã
lựa chọn phát ưiển kinh tế theo mơ hình kế hoạch hoá, tập trung, bao
cấp. Quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật
của nước ta chủ yếu diễn ra với các nước XHCN dựa trên những
nguyên tắc phi thị trường. Có rất ít quan hệ được thiết lập với các
nước tư bản chủ nghĩa. Trong bối cảnh chung đó, tư pháp quốc tế
gần như bị “lãng quên” bởi thiếu những tiền đề cho sự phát triển của
nó. Nội dung và so lượng các quan hệ tư pháp quốc tể rất đom giản
và hạn chế chủ yếu chỉ bao gồm các quan hệ có sự tham gia của cá
nhân, pháp nhân nước ngồi, mà chưa mở rộng sang các quan hệ có
những yếu tố nước ngoài khác, và khi phải áp dụng pháp luật để giải
quyết quan hệ, thì đó sẽ là pháp luật Việt Nam.1

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI vào năm 1986,
do công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành mạnh mẽ đã dẫn tới
xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng các quan hệ tư pháp quốc tế.
Đẻ kịp thời đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật trong tình hình
mới, nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế đã được

1 Ví dụ: Thơng tư số 11/TATC ngày 12/7/1974 của Toà án nhân dân tối cao về thủ
tục giải quyết li hơn cỏ yếu tố nước ngồi quy định thẩm quyền của toà án Việt
Nam trong việc giải quyết vấn đề li hôn và khảng định rằng, khi giải quyết vấn đề
này thì tồ án Việt Nam phải áp dụng pháp luật Việt Nam. Hay, tại Quyết định số
122/CP ngày 25/4/1977 cùa Hội đồng Chính phủ về chính sách đối yới người nước
ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam, quy định ữong vấn đề quyên sở hữu,
thừa kê, chọn ngành, chọn nghề, quyền và nghĩa vụ học tập, lao động, cư trú, đi lại
của người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt Nam, do pháp luật Việt Nam
quy định.
TS. Trần Minh Ngọc

21


GIÁO TRÌNH TÚ PHÁP Quốc TẾ

ban hành, mà tiêu biểu là: Hiến pháp 1992, Bộ luật hàng hải 1990,
Bộ luật lao động 1994, Luật hàng không dân dụng 1991, Luật quốc
tịch Việt Nam 1988, Luật hơn nhân và gia đình 1986, Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam 1987 (sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992),
Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989,
Pháp lệnh lãnh sự 1990, Pháp lệnh hải quan 1990, Pháp lệnh thi hành
án dân sự 1993, Pháp lệnh chuyển giao cơng nghệ nước ngồi vào
Việt Nam 1988, Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN 1989, Pháp lệnh bảo
hộ quyền tác giả 1994, Pháp lệnh thừa kế 1990 V.V.. Bên cạnh việc
ban hành những vãn bản pháp luật trong nước, Nhà nước ta cũng đã
tiếp tục tham gia một số điều ước quốc tế song phương và đa phương
trong các lĩnh vực thương mại và hàng hải, hàng không quốc tế, đầu
tư nước ngoài, bảo hộ quyền SHCN, tương trợ tư pháp V.V.. Có thể
nói, các quy định được xây dựng kịp thời trong thời điểm này đã

khắc phục được phần nào tình trạng thiếu pháp luật điều chỉnh quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngồi ở một số lĩnh vực nhất định. Ngoài
ra, các quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam trong giai đoạn này
đã chính thức cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài đối với một số
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi trên cơ sở sự dẫn chiếu của các
quy phạm pháp luật xung đột nội địa và thống nhất. Tuy nhiên, đánh
giá một cách tổng quát, hệ thống các quy phạm tư pháp quốc tế Việt
Nam vẫn cịn rất ít về số lượng, chưa đa dạng về nội dung điều chỉnh
và nằm phân tán trong các văn bản pháp luật khác nhau. Khắc phục
thực tế này, nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, Bộ luật dân sự 1995 đã được ban hành với Phần thứ bảy về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Sự ra đời của Bộ luật dân sự
1995 với Phần thứ bảy về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là
bước tiến quan trọng trong tồn bộ q ưình hình thành và phát triển
của tư pháp quốc tế Việt Nam. Phần thứ bảy Bộ luật dân sự 1995 bao
gồm 13 điều luật, đã xây dựng được những nguyên tắc chung nhất
cho việc xác định pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu
tơ nước ngồi căn bản và nội dung những nguyên tắc này đã có sự
22

TS. Trần Minh Ngọc


CHƯƠNG ỉ - TỔNG QUAN VỀ Tư PHÁP QUỐC TẾ

tương đồng nhất định với tư pháp quốc tế trên thế giới. Nhưng, việc
xây dựng phần thử bảy Bộ luật dân sự 1995 của nước ta chỉ dừng lại
ở những vấn đề đã rõ ràng, nhàm đáp ứng yêu cầu bức xúc trong
thực tế phát triển kinh tế, giao lưu quốc tế,1 vì vậy, vẫn cịn nhiều
quan hệ tư pháp quốc tế khác chưa được quy định trong Phần thứ

bảy Bộ luật dân sự 1995. Những thiếu hụt này đã được dần bổ sung
vào nội dung điều chỉnh của các văn bản pháp luật có liên quan khác
như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996, Luật thương mại
1997, Luật hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 1995, Luật hơn
nhân và gia đình 2000, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 V.V.. Đồng thời
với những thay đổi nhanh chóng của hệ thống văn bản pháp luật
trong nước, hàng loạt điều ước quốc tế mới với các nước cũng đã
được nước ta kí kết hoặc gia nhập trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như: thương mại, đầu tư, SHTT, nuôi con nuôi, vận tải quốc tế V.V..

Với sự ra đời của nhiều đạo luật quan trọng mà điểm nhấn là
Bộ luật dân sự 1995 cho thấy, tư pháp quốc tế Việt Nam giai đoạn
này đã được nâng lên tầm cao mới cả về kĩ thuật lập pháp lẫn nội
dung điều chỉnh, và có đóng góp tích cực vào q trình điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong giao lưu dân sự quốc tế, trở thành một
yếu tố quan trọng đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp hội nhập
kinh tể quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn
hội nhập quốc tế của nước ta cũng như nhu cầu cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước đã tiếp tục đặt ra hàng loạt vấn đề lí luận và
thực tiễn mới mà tư pháp quốc tế cần phải giải quyết. Chính vì vậy,
chúng ta đã xây dựng và thông qua Bộ luật dân sự mới vào năm
2005, trong đó có Phần thứ bảy về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi với những sửa đổi, bổ sung mới thiết thực và cụ thể hơn. Bên
1 Tờ trình số 5529/PC ngày 30/9/1995 của Chỉnh phủ trình Quốc hội về việc tiếp
thu ý kiên nhân dân, các ngành, các cấp và đại biểu Quốc hội, chỉnh lí Dự thảo Bộ
luật dân sự cỏ ghi rõ “đây là một vẩn đề phức tạp, chủng ta lại chưa cỏ kình
nghiệm trong thực tế, do đỏ việc quy định phải thận trọng, trước mắt chỉ quy định
các vân để đã rõ nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc trong thực tế phát triển kinh tể,
giao lưu quôc tê hiện nay


TS. Trần Minh Ngọc

23


GIÁO TRÌNH Tư PHÁP QUỐC TẾ

cạnh các quy định của Bộ luật dân sự 2005 điều chỉnh quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngồi, nhiều quy định liên quan tới những giao
dịch dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài khác cũng đã được bổ
sung vào các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan như: Luật
thương mại 2005, Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Bộ
luật hàng hải Việt Nam 2005, Luật đầu tư 2005, Luật nhà ở 2005,
Luật SHTT 2005, Luật trọng tài thương mại 2010 V.V..
Năm 2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam. Đây là bản Hiến pháp được đánh giá có những
thay đổi tồn diện, quan trọng, tạo động lực mới cho sự phát triển
của đất nước trong bối cảnh nước ta đã trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và nhiều thiết chế
quốc tế quan trọng khác. Nhàm cụ thể hoá Hiến pháp 2013, cũng
như điều chỉnh kịp thời bằng pháp luật những đòi hỏi cấp bách từ
những biến động nhanh chóng trong thực tiễn đời sống dân sự quốc
tế thời kì hội nhập, một lần nữa lại đặt ra cho ngành tư pháp quốc tế
nước ta phải có những thay đổi mới. Rất nhiều đạo luật trong lĩnh
vực tư pháp quốc tế đã và đang trong giai đoạn sửa đổi, bổ sung, một
số đạo luật đã được ban hành mới như: Luật hơn nhân và gia đình
2014, Luật nhà ở 2014, Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014,
Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 V.V.. Nhiều điều
ước quốc tế đa phương và song phương trong các lĩnh vực khác nhau
của tư pháp quốc tế cũng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ

đạo các cơ quan chức năng tích cực nghiên cứu tham gia như: Công
ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế
(CISG 1980),1 một số điều ước quốc tế trong khuôn khổ hội nghị La
Haye về tư pháp quốc tế, Công ước về giải quyết tranh chấp giữa
nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài năm 1965 V.V..

1 Ngày 18/12/2015, Việt Nam đâ gia nhập Công ước Vienna 1980 của Liên hợp
quốc về mua bán hàng hoá quốc tế (CISG 1980) và frở thành thành viên thứ 84 của
Công ước này.

24

TS. Trần Minh Ngọc


×