Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Nghiên cứu những quy định về thương mại dịch vụ trong ASEAN và những tác động đối với Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.58 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài: Nghiên cứu những qui định về thương mại dịch vụ trong ASEAN
và những tác động đối với Việt Nam.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Mã lớp HP: 2122ITOM2011
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Việt Nga

Hà Nội, 2021

MỤC LỤC


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

2


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

LỜI MỞ ĐẦU

3



Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

I. Hiệp định Thương mại dịch vụ ATISA
1. Giới thiệu chung
1.1. Hiệp định khung AFAS (Tiền thân của hiệp định thương mại dịch vụ ATISA)
Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) là một trong những hiệp định cơ bản quan
trọng của AEC được ký kết vào năm 1995, cam kết nhiều nội dung quan trọng trong lĩnh
vực dịch vụ gắn liền với mục đích thành lập của cộng đồng ASEAN như:


Tự do hóa thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự do
hóa vượt hơn các cam kết tại GATS với mục đích thực hiện một khu vực thương
mại tự do về dịch vụ;



Xóa bỏ đáng kể các hạn chế đối với thương mại dịch vụ giữa các thành viên;



Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ, nâng cao tính hiệu quả và cạnh
tranh, đa dạng hóa năng lực sản xuất, cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà
cung cấp dịch vụ.

Ngồi ra, AFAS cịn xóa bỏ, cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận
thị trường hiện tại giữa các thành viên;
Đến nay, trong khuôn khổ của AFAS các nước ASEAN đã ký 09 gói cam kết về thương

mại dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực như: xây dựng, môi trường, dịch vụ kinh doanh, dịch
vụ chuyên nghiệp, phân phối hàng hóa, giáo dục, vận tải biển, viễn thông và du lịch và 7
thỏa thuận công nhận lẫn nhau, 6 cam kết về dịch vụ tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ
hàng khơng. Các cam kết trong AFAS đều có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu hơn
so với cam kết trong khuôn khổ WTO.
Về đối tượng: Hiệp định khung chỉ áp dụng đối với thể nhân và pháp nhân của các quốc
gia thành viên ASEAN.
Một số cam kết cụ thể:
Đối với ngành Y tế, Việt Nam xóa bỏ yêu cầu vốn pháp định để thành lập cơ sở cung cấp
dịch vụ bệnh viện, nha khoa và khám bệnh tại Việt Nam.
Trong ngành công nghệ thông tin, Việt Nam cho phép góp vốn nước ngồi (FDI) lên tới
70% trong liên doanh để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khơng có hạ tầng mạng.
Đối với dịch vụ đại lý lữ hành, điều hành tour nội địa, mặc dù đặt ra yêu cầu doanh
nghiệp FDI phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước để cung cấp dịch vụ nhưng
khơng hạn chế số vốn góp của nước ngồi. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này chỉ
được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch tại Việt Nam và cung cấp thêm dịch vụ
lữ hành nội địa nếu dịch vụ này nằm trong gói dịch vụ du lịch Việt Nam. Việt Nam chưa
cho phép doanh nghiệp FDI đưa khách ra du lịch nước ngồi. Ngồi ra, trong gói cam kết
4


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

thứ 9 của AFAS. Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên
doanh cung cấp dịch vụ cơng viên giải trí (theme park) nhưng phần vốn góp FDI khơng
vượt q 70%.
Vận tải hàng khơng: Việt Nam cam kết mở cửa dịch vụ bán và tiếp thị vận tải hàng khơng,
khơng có u cầu bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phịng bán lẻ tại Việt Nam. Doanh

nghiệp FDI cũng không bị hạn chế khi cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không
kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không, dịch vụ bán
và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ bằng máy tính, dịch vụ
cung cấp bữa ăn trên máy bay.
Về dịch vụ tài chính: Do lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực khá nhạy cảm, nên các cam kết
mở cửa lĩnh vực tài chính cịn khá hạn chế, đối với Việt Nam các cam kết mở trong AFAS
là tương đương với các cam kết trong WTO.
1.2. Hoàn cảnh ra đời ATISA
Trong hoàn cảnh các nước thành viên đã kí kết hiệp định AFAS muốn nâng cao các tiêu
chuẩn và hiệu lực của các quy định về dịch vụ tại các nước thành viên ASEAN, giảm bớt
các rào cản thương mại, đồng thời nâng cao sự minh bạch trong thực hiện thương mại
dịch vụ giữa các nước ASEAN là tiền đề ra đời của Hiệp định thương mại dịch vụ ATISA.
Thời gian kí kết: ATISA hồn tất đàm phán và văn kiện Hiệp định được ký kết ngày
23/4/2019 bởi các Bộ trưởng Kinh tế của 7 nước thành viên ASEAN trong khuôn khổ Hội
nghị hẹp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) lần thứ 25. Sau đó, ATISA đã lần
lượt được ký kết bởi Myanmar (3/8/2019) và Việt Nam (9/2019). Philippines là thành
viên ASEAN cuối cùng ký ATISA, ngày 07/10/2020.
1.3. Mục tiêu của hiệp định
- Cải thiện các tiêu chuẩn qui định cho lĩnh vực dịch vụ trong khu vực, cũng như giảm rào
cản không cần thiết đối với thương mại dịch vụ trong ASEAN và tăng tính minh bạch của
lĩnh vực này tại mỗi quốc gia thành viên.
- Tăng cường liên kết kinh tế và hỗ trợ phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy trao đổi và đầu tư vào khu vực về thương mại dịch vụ.
- Giảm bớt các rào cản, tăng cường tích hợp các lĩnh vực dịch vụ và tạo nên một môi
trường tự do, ổn định và dễ dự đoán hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực
- Củng cố mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên.
- Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên để phát triển kinh tế - xã hội
công bằng, bình đẳng và bền vững.

5



Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

1.4. Nguyên tắc
ATISA áp dụng phương pháp tiếp cận mới, mở cửa theo kiểu “chọn-bỏ”: Các bên cam kết
mở cửa tất cả các ngành dịch vụ ngoại trừ các ngành/phân ngành được liệt kê trong Danh
sách các biện pháp không tương thích.
2. Các qui định chung và các gói cam kết
Bên cạnh văn kiện Hiệp định, ATISA còn bao gồm 3 phụ lục ngành là: Phụ lục về Dịch vụ
Tài chính, Phụ lục về Dịch vụ Viễn thơng, Phụ lục về Dịch vụ Phụ trợ Vận tải Hàng
không. Các phụ lục này bao gồm các nghĩa vụ theo ngành cụ thể nhằm đưa ra các cam kết
sâu hơn và tăng cường hợp tác quản lý. Cụ thể như sau:
2.1. Dịch vụ tài chính
Phụ lục về dịch vụ tài chính bao gồm 15 điều:
Điều 1: Phạm vi
1. Phụ lục này áp dụng cho các biện pháp ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ tài
chính. Tham chiếu đến việc cung cấp dịch vụ tài chính điện tử trong phụ lục này có nghĩa
là việc cung cấp một dịch vụ theo 4 phương thức: Phương thức 1: cung cấp xuyên biên
giới; Phương thức 2: tiêu dùng ở nước ngoài; Phương thức 3: hiện diện thương mại;
Phương thức 4: hiện diện thể nhân
2. Phụ lục này không áp dụng cho các dịch vụ được cung cấp trong quá trình thực thi
thẩm quyền của chính phủ, như:
(a) Hoạt động của ngân hàng TW hoặc cơ quan quản lý tiền tệ trong việc theo đuổi các
chính sách tiền tệ hoặc tỷ giá hối đối
(b) Các hoạt động hình thành một phần của hệ thống an sinh xã hội theo luật định hoặc
các kế hoạch hưu trí cơng cộng.
(c) Các hoạt động khác do một tổ chức công thực hiện cho tài khoản hoặc với sự bảo lãnh

hoặc sử dụng tài chính, nguồn lực của Chính phủ.
3. Theo mục đích của Phụ lục này, nếu một Quốc gia Thành viên cho phép bất kỳ hoạt
động nào nêu trong điểm 2(b) hoặc 2(c) được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài
chính của mình trong cuộc cạnh tranh với một tổ chức công hoặc một nhà cung cấp dịch
vụ tài chính, " dịch vụ "sẽ bao gồm các hoạt động như vậy.
4. Để rõ ràng hơn, Phụ lục này sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có bất kỳ sự
mâu thuẫn nào với bất kỳ điều khoản nào khác trong Thỏa thuận này.
Điều 2: Định nghĩa
Mục đích của phụ lục:

6


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

(a) Cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới là việc cung cấp các dịch vụ tài chính tại
điểm 1(a) và (b) trong Điều 1 của Phụ lục này;
(b) Tổ chức tài chính là bất kỳ trung gian tài chính hoặc doanh nghiệp khác được phép
kinh doanh và được quản lý hoặc giám sát bởi ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý
tiền tệ hoặc cơ quan dịch vụ tài chính theo luật của các Quốc gia thành viên
(c) Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính do nhà cung cấp dịch vụ
tài chính của một Quốc gia Thành viên cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm tất cả các
dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, các dịch vụ ngân hàng và tài chính khác. Dịch vụ tài
chính bao gồm các hoạt động sau:


Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm:


(i) Bảo hiểm trực tiếp:
(ii) Tái bảo hiểm và nhượng lại;
(iii) Trung gian bảo hiểm, chẳng hạn như môi giới và đại lý;
(iv) Các dịch vụ bổ trợ cho bảo hiểm, chẳng hạn như dịch vụ tư vấn, tính tốn, đánh
giá rủi ro và giải quyết u cầu bồi thường;


Dịch vụ ngân hàng và tài chính khác (khơng bao gồm bảo hiểm)

(v) Chấp nhận tiền gửi và các khoản tiền có thể hồn trả khác từ cơng chúng;
(vi) Cho vay tất cả các loại, bao gồm tín dụng quốc tế, tín dụng thế chấp, bao thanh
tốn và tài trợ cho giao dịch thương mại;
(vii) Cho thuê tài chính;
(viii) Các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ tính phí và thẻ
ghi nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng
(ix) Đảm bảo các cam kết quảng cáo;
(x)

Giao dịch cho tài khoản riêng hoặc cho tài khoản của khách hàng, cho dù trên
một sàn giao dịch, thị trường mua bán tự do hay theo cách khác

(xi) Tham gia vào các đợt phát hành tất cả các loại chứng khoán, bao gồm bảo lãnh
phát hành vị trí đại lý (dù cơng khai hay tư nhân) và cung cấp các dịch vụ liên
quan đến các vấn đề đó;
(xii) Mơi giới tiền tệ;
(xiii) Quản lý tài sản, chẳng hạn như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, tất cả
các
hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, ...,
(xiv) Dịch vụ thanh tốn và bù trừ cho các tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán,
các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác.


7


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

(xv) Cung cấp và chuyển giao thơng tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và các phần
mềm liên quan.
(xvi) Tư vấn, trung gian và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác về tất cả các hoạt động
được liệt kê từ điểm (v) đến (xv).
(d) Nhà cung cấp dịch vụ tài chính là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào của một Quốc
gia Thành viên muốn cung cấp các dịch vụ tài chính (khơng bao gồm một tổ chức cơng)
(e) Dịch vụ tài chính mới là dịch vụ tài chính khơng được cung cấp bởi bất kỳ nhà cung
cấp dịch vụ tài chính nào trên lãnh thổ của một Quốc gia Thành viên nhưng được cung
cấp và quản lý trên lãnh thổ của Quốc gia Thành viên khác. Điều này có thể bao gồm các
dịch vụ liên quan đến các sản phẩm mới hiện có, hoặc cách thức sản phẩm được phân
phối
(f) Tổ chức cơng có nghĩa là:
(i) Chính phủ, ngân hàng TW; cơ quan quản lý tiền tệ hoặc một tổ chức thuộc sở
hữu, kiểm soát của một Quốc gia thành viên, chủ yếu tham gia vào việc thực
hiện các chức năng của chính phủ hay các hoạt động vì mục đích chính phủ,
(ii) Một thực thể tư nhân thực hiện các chức năng thường được thực hiện bởi ngân
hàng TW hoặc cơ quan quản lý tiền tệ.
(g) Tổ chức tự quản lý là bất kỳ cơ quan phi chính phủ nào bao gồm bất kỳ thị trường
hoặc sàn giao dịch chứng khoán hoặc hợp đồng tương lai, cơ quan thanh toán bù trừ hoặc
thanh toán, tổ chức hoặc hiệp hội khác:
(i) Được công nhận là một tổ chức tự quản lý;
(ii) Thực hiện quyền quản lý hoặc giám sát đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài

chính hoặc các tổ chức tài chính trong lãnh thổ của mình, theo luật pháp hoặc
sự ủy quyền từ chính quyền hoặc chính quyền TƯ, khu vực hoặc địa phương.
Điều 3: Các dịch vụ tài chính mới
Mỗi Quốc gia Thành viên chủ nhà (Host Member State) sẽ xem xét các đơn đăng ký của
các tổ chức tài chính của Quốc gia Thành viên khác được thành lập trên lãnh thổ của
Nước Chủ nhà đó để cung cấp một dịch vụ tài chính mới mà Nước chủ nhà sẽ cho phép
các tổ chức tài chính của riêng mình, trong các trường hợp tương tự, cung cấp mà không
cần thông qua luật hoặc sửa đổi luật hiện hành. Khi đơn đăng ký được chấp thuận, việc
cung cấp dịch vụ tài chính mới phải tn theo hình thức cấp phép, tổ chức hoặc luật pháp
có liên quan, hoặc yêu cầu khác của Quốc gia Thành viên Chủ nhà.
Điều 4: Các biện pháp tự vệ
1. Cho dù có bất kỳ quy định nào khác của Hiệp định này, một Quốc gia Thành viên sẽ
không bị ngăn cản việc thực hiện các biện pháp vì lý do thận trọng, bao gồm cả việc bảo

8


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

vệ các nhà đầu tư, người gửi tiền, chủ sở hữu hợp đồng hoặc những người có nghĩa vụ ủy
thác đối với nhà cung cấp dịch vụ tài chin; hoặc để đảm bảo tính tồn vẹn và ổn định của
hệ thống tài chính hay đảm bảo sự ổn định của tỷ giá hối đoái tuân theo các điều kiện
sau:
(a) Nếu các biện pháp đó khơng phù hợp với các quy định của Hiệp định này, chúng sẽ
không được sử dụng như một phương tiện để trốn tránh các cam kết hoặc nghĩa vụ của
Quốc gia Thành viên theo Hiệp định
(b) Đối với các biện pháp đảm bảo sự ổn định của tỷ giá hối đối, các biện pháp đó sẽ
khơng quá mức cần thiết và được loại bỏ dần khi các điều kiện khơng cịn phù hợp với

thể chế hoặc duy trì của chúng và các biện pháp đó sẽ được áp dụng trên cơ sở tối huệ
quốc.
2. Khơng có nội dung nào trong Thỏa thuận này được hiểu là yêu cầu một Quốc gia
Thành viên phải tiết lộ thông tin liên quan đến công việc và tài khoản của các khách hàng
cá nhân hoặc bất kỳ thơng tin bí mật nào hay thông tin độc quyền nào thuộc sở hữu của
các tổ chức công.
Điều 5: Công nhận
1. Một Quốc gia Thành viên có thể cơng nhận các biện pháp thận trọng của bất kỳ quốc
gia nào khác hoặc các cơ quan xây dựng tiêu chuẩn quốc tế trong việc xác định cách các
biện pháp liên quan đến dịch vụ tài chính sẽ được áp dụng. Sự cơng nhận đó có thể đạt
được thơng qua sự hài hịa hoặc bằng cách khác, có thể dựa trên một thỏa thuận với quốc
gia liên quan hoặc cơ quan xây dựng tiêu chuẩn quốc tế hoặc có thể được thực hiện một
cách độc lập.
2. Một Quốc gia Thành viên là một bên của thỏa thuận nêu tại khoản 1, cho dù trong
tương lai hay hiện tại, sẽ tạo cơ hội thích hợp cho các Quốc gia Thành viên quan tâm
khác đàm phán việc gia nhập thỏa thuận đó, hoặc đàm phán những thỏa thuận tương
đương. Trong trường hợp một Quốc gia Thành viên cho phép cơng nhận một cách tự chủ,
Quốc gia đó sẽ tạo cơ hội thích hợp cho bất kỳ Quốc gia Thành viên nào khác chứng
minh rằng các trường hợp đó tồn tại
Điều 6: Tính minh bạch
1. Các Quốc gia Thành viên thừa nhận rằng các quy định và chính sách minh bạch quản
lý hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính là rất quan. Mỗi Quốc gia Thành
viên cam kết thúc đẩy sự minh bạch theo quy định trong các dịch vụ tài chính.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp áp dụng chung do Quốc
gia đó thơng qua hoặc duy trì được cơng bố ngay lập tức hoặc cơng bố công khai
3. Mỗi Quốc gia Thành viên, ở một mức độ nào đó có thể thực hiện:

9



Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

(a) Công bố hoặc cung cấp trước cho những người quan tâm về luật và quy định áp dụng
chung liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính mà họ đề xuất áp dụng; mục
đích của luật và quy định đó;
(b) Cung cấp cho những người quan tâm và các Quốc gia thành viên khác một cơ hội
hợp lý để bình luận về các luật và quy định được đề xuất như vậy.
4. Các cơ quan quản lý của mỗi Quốc gia Thành viên sẽ cung cấp cho những người quan
tâm các yêu cầu của họ, bao gồm bất kỳ tài liệu nào cần thiết, để hoàn thành các đơn
đăng ký liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính.
5. Theo yêu cầu bằng văn bản của người nộp đơn, cơ quan quản lý sẽ thông báo cho
người nộp đơn về tình trạng của đơn. Nếu cơ quan đó u cầu người nộp đơn cung cấp
thơng tin bổ sung, thì cơ quan đó sẽ thơng báo cho người nộp đơn trong thời gian hợp lý.
6. Cơ quan quản lý sẽ đưa ra quyết định hành chính đối với đơn đăng ký cạnh tranh của
người nộp đơn liên quan đến việc cung cấp dịch vụ tài chính trong vịng 180 ngày và
phải thơng báo ngay cho người nộp đơn về quyết định. Trong trường hợp không thể đưa
ra quyết định trong vòng 180 ngày, cơ quan quản lý sẽ thông báo cho người nộp đơn
trong một thời gian hợp lý và sẽ cố gắng đưa ra quyết định trong một thời gian sau đó.
7. Theo yêu cầu của người nộp đơn không thành công bằng văn bản, cơ quan quản lý đã
từ chối đơn đăng ký sẽ cố gắng thông báo cho người nộp đơn biết lý do từ chối đơn.
8. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ duy trì hoặc thiết lập các cơ chế thích hợp để trả lời các
câu hỏi của những người quan tâm về các biện pháp áp dụng chung được đề cập trong
Phụ lục.
9. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện các biện pháp hợp lý nếu có thể để đảm bảo
rằng các quy tắc áp dụng chung được các tổ chức tự quản của Quốc gia Thành viên thông
qua hoặc duy trì được cơng bố ngay lập tức hoặc cơng bố rộng rãi.
10. Trong phạm vi có thể thực hiện được, mỗi Quốc gia Thành viên nên dành thời gian
hợp lý giữa việc công bố các quy định cuối cùng và ngày có hiệu lực của chúng.

Điều 7: Hệ thống thanh toán và bù trừ
Theo các điều khoản và điều kiện đối xử quốc gia, mỗi Quốc gia thành viên sẽ cấp cho
các tổ chức tài chính của bất kỳ Quốc gia thành viên nào khác được thành lập trên lãnh
thổ của Quốc gia thành viên chủ nhà quyền truy cập vào các hệ thống thanh toán và bù
trừ do các tổ chức công điều hành và tái cấp vốn sẵn có trong q trình kinh doanh thơng
thường.
Điều 8: Các tổ chức tự quản
Nếu một Quốc gia Thành viên yêu cầu một tổ chức tài chính của Quốc gia Thành viên
khác phải là thành viên, tham gia hoặc có quyền truy cập vào, một tổ chức tự quản để
cung cấp dịch vụ tài chính trong lãnh thổ của mình, Quốc gia Thành viên sẽ cố gắng để
10


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

đảm bảo rằng tổ chức tự quản lý phải tuân thủ các nghĩa vụ tại Điều 6 (Hiệp định Quốc
gia) của Hiệp định này và Điều 11 (Đối xử Tối huệ quốc) của Phụ lục này
Điều 9: Chuyển giao thông tin và xử lý thông tin
1. Một Quốc gia Thành viên sẽ không thực hiện các biện pháp:
(a) Ngăn cản việc chuyển giao thông tin, bao gồm cả việc chuyển dữ liệu bằng phương
tiện điện tử, cần thiết cho hoạt động kinh doanh thông thường của một nhà cung cấp dịch
vụ tài chính;
(b) Ngăn cản việc xử lý thơng tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh thông thường
(c) Ngăn chặn việc chuyển giao thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh thông thường,
phụ thuộc vào các quy tắc nhập khẩu phù hợp với các hiệp định quốc tế.
2. Những điều không trong khoản 1:
(a) Hạn chế quyền của Quốc gia Thành viên trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền
riêng tư cá nhân và tính bảo mật của hồ sơ và tài khoản cá nhân, bao gồm cả theo luật và

quy định trong nước của Quốc gia đó miễn là quyền đó khơng được sử dụng như một
phương tiện để trốn tránh các cam kết của Quốc gia Thành viên hoặc nghĩa vụ theo Hợp
đồng này;
(b) Ngăn cản cơ quan quản lý hoặc một Quốc gia thành viên vì lý do pháp lý hoặc thận
trọng, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong lãnh thổ của mình tuân thủ quy định
trong nước liên quan đến quản lý, lưu trữ dữ liệu và bảo trì hệ thống,
(c) Sẽ được hiểu là yêu cầu một Quốc gia Thành viên cho phép cung cấp xuyên biên giới
hoặc tiêu thụ các dịch vụ ra nước ngồi mà nước đó chưa có cam kết cụ thể, thơng qua
một trung gian hoặc như một trung gian, việc cung cấp, chuyển giao thơng tin tài chính
và xử lý dữ liệu tài chính như được đề cập trong đoạn (a) phần (xv) của Điều 2 (Định
nghĩa) của Phụ lục này.
Điều 10: Giải quyết Tranh chấp
Thành viên của ban hội thẩm được thành lập theo Điều 34 (Giải quyết Tranh chấp) của
Thỏa thuận này cho các tranh chấp về các vấn đề thận trọng và các vấn đề tài chính khác
phải có chun mơn cần thiết liên quan đến dịch vụ tài chính cụ thể đang tranh chấp.
Điều 11: Đối xử Tối huệ quốc
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của Quốc
gia Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn (công bằng giữa các nước) so
với các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Quốc gia Thành viên nào khác
2. Sau khi Hiệp định này có hiệu lực, nếu một Quốc gia Thành viên ký kết hoặc sửa đổi
thỏa thuận với bất kỳ Quốc gia Thành viên khác hoặc Quốc gia khơng phải Thành viên,
thì các Quốc gia Thành viên cịn lại cũng có thể u cầu đàm phán nhằm hợp nhất. Quốc
11


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

gia Thành viên được yêu cầu sẽ tham gia đàm phán với Quốc gia Thành viên yêu cầu.

Bất kỳ việc gia hạn đối xử ưu đãi như vậy đối với các Quốc gia Thành viên còn lại trên
cơ sở Tối huệ quốc sẽ là tự nguyện từ phía Quốc gia Thành viên được yêu cầu đó.
3. Bất kỳ Quốc gia Thành viên nào cũng có thể duy trì một biện pháp không phù hợp với
khoản 1 với điều kiện là biện pháp đó được liệt kê trong và đáp ứng các điều kiện của
Danh sách Miễn trừ Tối huệ quốc.
4. Các quy định của Hiệp định này sẽ không được hiểu là ngăn cản bất kỳ Quốc gia
Thành viên nào dành hoặc theo các lợi thế cho các quốc gia lân cận nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc trao đổi giới hạn trong các khu vực biên giới tiếp giáp của các dịch vụ
được sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Điều 12: Các thỏa thuận để thúc đẩy hội nhập tài chính
1. Hai hoặc nhiều Quốc gia Thành viên có thể tiến hành đàm phán và đồng ý tự do hóa
thương mại dịch vụ cho các lĩnh vực hoặc phân ngành cụ thể. Mọi việc gia hạn đối xử ưu
đãi như vậy đối với các Quốc gia Thành viên còn lại trên cơ sở Tối huệ quốc sẽ là tự
nguyện từ phía các Quốc gia Thành viên đang tham gia.
2. Các Quốc gia Thành viên tham gia sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên cịn lại
thơng qua Ban Thư ký ASEAN về tiến trình hoặc kết quả của các cuộc đàm phán, bao
gồm cả việc lên lịch trình các cam kết cho các ngành hoặc phân ngành cụ thể có liên
quan.
3. Bất kỳ Quốc gia Thành viên nào khơng phải là một bên thì bất kỳ thỏa thuận nào được
thực hiện theo khoản 1 đều có thể gia nhập thỏa thuận đó với sự đồng ý của các Quốc gia
Thành viên tham gia.
4. Các Quốc gia Thành viên tham gia có thể tinh chỉnh thêm các thơng số cho các ngành
hoặc phân ngành cụ thể được cam kết có thể được tất cả các Quốc gia Thành viên tham
gia đồng ý với mục đích tự do hóa hơn nữa thương mại dịch vụ.
5. Tất cả các thỏa thuận được thực hiện theo mục 1 sẽ được lưu chiểu cho Tổng thư ký
ASEAN, người sẽ cung cấp ngay cho mỗi Quốc gia Thành viên tham gia một bản sao có
chứng thực và thơng báo tương tự cho các Quốc gia Thành viên khác.
Điều 13: Tiếp cận thị trường cho các tổ chức tài chính
Đối với việc tiếp cận thị trường của một tổ chức tài chính của một Quốc gia thành viên
khác thông qua Phương thức 3: hiện diện thương mại như được xác định ở điều 1(Phạm

vi) của Phụ lục này, trừ khi được quy định khác trong Biểu các biện pháp không phù hợp,
một Quốc gia Thành viên sẽ khơng duy trì hoặc thơng qua, trên cơ sở hoặc một khu vực
nhỏ hoặc trên cơ sở tồn bộ lãnh thổ của mình, các biện pháp:
1. Áp đặt các giới hạn đối với:

12


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

(a) Số lượng các tổ chức tài chính cho dù dưới hình thức hạn ngạch số, các cơng ty độc
quyền, các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền hoặc các yêu cầu của một bài kiểm tra nhu
cầu kinh tế;
(b) Tổng giá trị của các giao dịch dịch vụ tài chính hoặc tài sản dưới dạng hạn ngạch số
hoặc yêu cầu của kiểm tra nhu cầu kinh tế;
(c) Tổng số hoạt động dịch vụ tài chính hoặc tổng số lượng sản lượng dịch vụ tài chính
được biểu thị bằng các đơn vị số được chỉ định dưới dạng hạn ngạch hoặc yêu cầu của
kiểm tra nhu cầu kinh tế,
(d) Tổng số thể nhân có thể được làm việc trong một lĩnh vực dịch vụ tài chính cụ thể
hoặc một tổ chức tài chính có thể tuyển dụng; những người cần thiết và liên quan trực
tiếp đến việc cung cấp một dịch vụ tài chính cụ thể dưới dạng hạn ngạch số hoặc yêu cầu
kiểm tra nhu cầu kinh tế;
(e) Sự tham gia của vốn nước ngoài theo giới hạn tỷ lệ phần trăm tối đa đối với tỷ lệ sở
hữu cổ phần nước ngoài hoặc tổng giá trị của các khoản ngoại hối riêng lẻ hoặc tổng hợp
đầu tư.
2. Hạn chế hoặc yêu cầu các loại pháp nhân hoặc liên doanh cụ thể mà thơng qua đó, một
khoản bảo hiểm tài chính có thể cung cấp dịch vụ
Điều 14: Cung cấp tài chính xuyên biên giới

1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ cho phép, theo các điều khoản và điều kiện đối xử quốc
gia, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Quốc gia Thành viên khác
cung cấp các dịch vụ tài chính quy định tại Phụ lục về “Cung cấp Dịch vụ Tài chính
Xuyên Biên giới”
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ cho phép những người sống trên lãnh thổ của mình và
cơng dân của họ ở bất kỳ nơi nào mua các dịch vụ tài chính từ các nhà cung cấp dịch vụ
tài chính xuyên biên giới của các Quốc gia Thành viên khác trên lãnh thổ của Quốc gia
Thành viên khác với Quốc gia Thành viên cho phép.
3. Không ảnh hưởng đến các phương thức quy định thận trọng khác đối với việc cung
cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới, một Quốc gia Thành viên có thể yêu cầu đăng ký
hoặc ủy quyền các nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Quốc gia Thành
viên khác và các công cụ tài chính,
Điều 15: Hiện diện tại địa phương
Điều 9 (Hiện diện tại địa phương) trong Hiệp định này sẽ không được áp dụng cho việc
cung cấp các dịch vụ tài chính.
2.2. Dịch vụ Viễn thơng
Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông gồm 19 điều, cụ thể:

13


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

Điều 1: Phạm vi
1. Phụ lục này sẽ áp dụng đối với các biện pháp của Quốc gia Thành viên ảnh hưởng đến
thương mại mạng lưới và dịch vụ vận tải viễn thông công cộng.
2. Phụ lục này sẽ không áp dụng đối với các biện pháp ảnh hưởng đến dịch vụ phát sóng
như được quy định trong luật pháp và quy định trong nước của từng Quốc gia Thành viên.

3. Khơng có gì trong Phụ lục này sẽ được hiểu là:
(a) Yêu cầu một Quốc gia Thành viên ủy quyền cho nhà cung cấp dịch vụ của một Quốc
gia Thành viên khác thành lập, xây dựng, mua lại, cho thuê mạng lưới hoặc dịch vụ vận
tải viễn thông, trừ khi có quy định khác;
(b) Yêu cầu một Quốc gia Thành viên thành lập, xây dựng, mua lại, cho thuê, vận hành
hoặc cung cấp mạng lưới hoặc dịch vụ vận tải viễn thơng khơng được cung cấp cho cơng
chúng nói chung.
Điều 2: Định nghĩa
Thuật ngữ:
(a) Định hướng chi phí nghĩa là dựa trên chi phí, có thể bao gồm lợi nhuận hợp lý, liên
quan đến các chi phí khác nhau cho cơ sở hoặc dịch vụ khác nhau;
(b) Người dùng cuối nghĩa là thuê bao hoặc mạng lưới hoặc dịch vụ vận tải viễn thông
công cộng hoặc người tiêu dùng cuối cùng;
(c) Cơ sở vật chất thiết yếu nghĩa là phương tiện của một mạng lưới hoặc dịch vụ vận tải
viễn thông công cộng mà được cung cấp độc quyền và không thể thay thế một cách khả
thi về mặt kinh tế hoặc kỹ thuật.
(d) Dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế nghĩa là dịch vụ di động thương mại cho phép
người dùng cuối sử dụng thiết bị di động cầm tay tại nhà hoặc thiết bị khác cho các dịch
vụ thoại bên ngoài lãnh thổ nơi đặt mạng lưới vận tải viễn thơng cơng cộng gia đình của
người dùng cuối;
(e) Trạm hạ cánh cáp ngầm quốc tế nghĩa là cơ sở nơi kết nối với hệ thống cáp ngầm
quốc tế do cơ quan quản lí viễn thơng hoặc cơ quan liên quan có thẩm quyền khác xác
định hoặc do một nhà cung cấp mạng lưới hoặc dịch vụ vận tải viễn thông sở hữu;
(f) Mạch thuê nghĩa là các cơ sở viễn thông giữa hai hoặc nhiều điểm được chỉ định dành
riêng cho việc sử dụng chuyên dụng hoặc sẵn sàng cho những người dùng cụ thể;
(g) Nhà cung cấp chính nghĩa là một nhà cung cấp mà có khả năng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến thời hạn tham gia, liên quan đến giá cả và nguồn cung, trên thị trường liên quan
đối với các mạng lưới hoặc dịch vụ vận tải viễn thông công cộng;
(h) Không phân biệt đối xử nghĩa là đối xử không kém thuận lợi hơn so với đối xử dành
cho bất kỳ người dùng nào khác của các mạng lưới hoặc dịch vụ viễn thông công cộng;

14


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

(i) Dữ liệu cá nhân nghĩa là bất kỳ thông tin nào về một thể nhân không xác định hoặc
không xác định được;
(j) Mạng lưới vận tải viễn thông công cộng nghĩa là cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng
cho phép viễn thông giữa và trong các điểm kết thúc mạng lưới được xác định;
(k) Dịch vụ vận tải viễn thông công cộng nghĩa là bất kỳ dịch vụ vận tải viễn thông nào
được một Quốc gia Thành viên yêu cầu, rõ ràng hoặc có hiệu lực, phải được cung cấp cho
cơng chúng nói chung;
(l) Viễn thơng nghĩa là truyền và nhận tín hiệu bằng bất kỳ phương tiện điện tử nào;
(m) Cơ quan quản lí viễn thơng nghĩa là bất kỳ cơ quan hoặc các cơ quan nào trên lãnh
thổ của một Quốc gia Thành viên phải chịu trách nhiệm, theo luật trong nước và các quy
định của Quốc gia Thành viên đó đối với quy định về viễn thông;
(n) Người dùng nghĩa là người dùng cuối hoặc nhà cung cấp mạng lưới hoặc dịch vụ vận
tải viễn thông công cộng.
Điều 3: Truy cập và sử dụng
1. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào của một
Quốc gia Thành viên khác đều được phép truy cập và sử dụng mạng lưới hoặc dịch vụ
vận tải viễn thông công cộng kịp thời.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào của một
Quốc gia Thành viên khác đều có quyền truy cập và sử dụng mạng lưới hoặc dịch vụ vận
tải viễn thông công cộng được cung cấp trong hoặc qua biên giới của Quốc gia đó.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào của một
Quốc gia Thành viên khác có thể sử dụng các mạng lưới hoặc dịch vụ vận tải viễn thông
công cộng để di chuyển thông tin trong và ngoài biên giới.

4. Bất kể quy định ở đoạn 3, một Quốc gia Thành viên có thể áp dụng các biện pháp cần
thiết để đảm bảo tính an tồn và bảo mật của tin nhắn hoặc bảo vệ dữ liệu cá nhân của
người dùng cuối.
Điều 4: Chuyển đổi số
Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng các nhà cung cấp mạng lưới hoặc
dịch vụ vận tải viễn thơng cơng cộng trong lãnh thổ của mình cung cấp khả năng chuyển
số cho các dịch vụ di động theo đúng luật và quy định trong nước của mình.
Điều 5: Biện pháp bảo vệ cạnh tranh
Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ áp dụng hoặc duy trì các biện pháp thích hợp nhằm mục đích
ngăn chặn các nhà cung cấp, riêng hoặc chung, là nhà cung cấp chính tham gia hoặc duy
trì các hành vi chống cạnh tranh.
Điều 6: Đối xử của các nhà cung cấp lớn
15


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ phải đảm bảo rằng nhà cung cấp chính trên lãnh thổ của
mình đối xử với các nhà cung cấp của một Quốc gia Thành viên khác không kém thuận
lợi hơn so với cách mà nhà cung cấp chính đó dành cho các cơng ty con của mình trong
những trường hợp tương tự.
Điều 7: Bán lại
Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp chính nào trên lãnh thổ
của mình không đặt ra các điều kiện, hạn chế bất hợp lý hoặc phân biệt đối xử đối với
việc bán lại các dịch vụ vận tải viễn thông công cộng của một Quốc gia Thành viên khác.
Việt Nam cam kết áp dụng điều khoản này vào cuối năm 2020.
Điều 8: Kết nối
1. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp mạng viễn thông công

cộng trên lãnh thổ của mình cung cấp kết nối với các nhà cung cấp mạng hoặc dịch vụ
viễn thông công cộng của Quốc gia Thành viên khác đến mức độ được quy định.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng một nhà cung cấp chính có quyền kiểm
sốt các cơ sở thiết yếu trên lãnh thổ của mình cung cấp kết nối cho các nhà cung cấp
phương tiện và thiết bị của các mạng và dịch vụ vận tải viễn thông công cộng của Quốc
gia Thành viên khác tại bất kỳ điểm khả thi về mặt kỹ thuật nào trong mạng.
3. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp mạng lưới vận tải viễn
thông công cộng hoặc dịch vụ của Quốc gia Thành viên khác có thể kết nối các cơ sở và
thiết bị của họ với các nhà cung cấp lớn có quyền kiểm sốt các cơ sở thiết yếu trên lãnh
thổ của mình theo ít nhất một trong các lựa chọn sau:
(a) Một đề nghị kết nối tham chiếu, được cơ quan quản lý viễn thông của Quốc gia Thành
viên phê duyệt, bao gồm các mức giá, điều khoản và điều kiện mà nhà cung cấp chính có
quyền kiểm sốt các cơ sở thiết yếu thường cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ vận tải
viễn thông công cộng;
(b) Các điều khoản và điều kiện của một thỏa thuận kết nối hiện có;
(c) Một thỏa thuận kết nối mới thơng qua đàm phán thương mại.
4. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng các thủ tục áp dụng cho việc kết nối với
một nhà cung cấp chính được cơng bố cơng khai.
5. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng một nhà cung cấp chính trên lãnh thổ của
mình cơng bố công khai các thỏa thuận kết nối hoặc đề nghị kết nối tham chiếu.
6. Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng một nhà cung cấp chính có quyền kiểm
16


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

sốt các cơ sở thiết yếu khơng sử dụng hoặc cung cấp thơng tin bí mật hoặc nhạy cảm về
mặt thương mại về các nhà cung cấp mạng của họ.

Điều 9: Cung cấp và định giá dịch vụ kênh thuê riêng
Mỗi quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng một nhà cung cấp chính có quyền kiểm sốt
các cơ sở vật chất thiết yếu trên lãnh thổ của mình cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông và mạng viễn thông công cộng của một quốc gia thành viên khác các dịch vụ
mạch thuê viễn thông công cộng với mức giá hợp lý, không phân biệt đối xử.
(Việt Nam đã cam kết thực hiện vào cuối năm 2020)
Điều 10: Thuê máy chủ/ thuê chỗ đặt máy chủ
Mỗi nước thành viên phải đảm bảo trên cơ sở điều lệ và luật pháp của nước đó, rằng một
nhà cung cấp chính có quyền kiểm sốt các cơ sở vật chất thiết yếu trên lãnh thổ của mình
cho phép cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và mạng viễn thông công cộng của một
quốc gia thành viên khác được thuê đặt những trang thiết bị của họ trong phạm vị các điều
khoản và điều kiện mà nhà cung cấp ở các nước chủ nhà đặt ra.
Điều 11: Cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông độc lập
1. Mỗi nước thành viên phải đảm bảo cơ quan nhà nước quản lý chun ngành viễn thơng
của nước đó phải độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ 1 doanh nghiệp/ tổ chức/ nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông công cộng nào.
2. Mỗi nước thành viên phải đảm bảo cơ quan nhà nước quản lý chun ngành viễn thơng
của nước đó khi đưa ra các quyết định và thủ tục phải công bằng và tôn trọng đối với các
thành viên trong thị trường viễn thơng đó.
Điều 12: Dịch vụ phổ thơng
Mỗi nước thành viên có quyền xác định loại hình nghĩa vụ dịch vụ phổ thơng mà nước đó
mong muốn duy trì. Nghĩa vụ đó sẽ khơng bị coi là phản cạnh tranh, miễn là chúng được
quản lý một cách minh bạch, khơng có sự phân biệt đối xử.
Điều 13: Nhượng quyền
1. Trong trường hợp cần phải có giấy phép, nhượng quyền, giấy đăng ký hoặc văn bản,
hình thức ủy quyền khác để cung cấp dịch vụ hoặc mạng vận tải viễn thông công cộng,
mỗi quốc gia thành viên phải công khai:
(a) Mọi văn bản nhượng quyền hoặc các tiêu chí và thủ tục ủy quyền khác;
(b) Các điều khoản và điều kiện của từng giấy phép.
2. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia thành viên có trách nhiệm thơng báo cho

người/doanh nghiệp nộp đơn về kết quả xử lí đơn của họ khi quyết định đã được thông
qua.

17


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

Điều 14: Phân bổ và sử dụng nguyên liệu khan hiếm
1. Mỗi quốc gia thành viên thực hiện thủ tục của nước đó về phân bổ và sử dụng các tài
nguyên khan hiếm liên quan tới viễn thông, bao gồm tần suất sử dụng và số lượng sử
dụng.
2. Mỗi quốc gia thành viên phải công khai hiện trạng phổ tần số, nhưng khơng có nghĩa
vụ cung cấp thơng tin chi tiết về những tần số phục vụ cho những mục đích riêng của
chính phủ.
Điều 15: Tính minh bạch
Mỗi quốc gia thành viên phải công khai các thông tin liên quan tới điều kiện ảnh hưởng
đến việc tiếp cận và sử dụng mạng lưới và dịch vụ viễn thông công cộng, bao gồm: thuế
quan và các điều khoản về dịch vụ; thông số kĩ thuật của các giao diện kĩ thuật; thông tin
về các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chuẩn bị và đề đạt các tiêu chuẩn ảnh hưởng tới
việc tiếp cận và sử dụng mạng lưới và dịch vụ viễn thông công cộng
Điều 16: Giải quyết tranh chấp viễn thông
1. Mỗi quốc gia thành viên cần đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc mạng vẫn
tải viễn thông công cộng của quốc gia thành viên khác có thể kiến nghị kịp thời với cơ
quan quản lý viễn thông hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp của nước đó, nhằm giải quyết
tranh chấp phù hợp với luật pháp và quy định trong nước của đó.
2. Mỗi quốc gia thành viên cần đảm bảo, trên cơ sở phù hợp với luật pháp và quy định
trong nước của nó, rằng mọi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc mạng vẫn tải viễn

thông công cộng bị thiệt hại bởi phán quyết hay quyết định của cơ quan quản lý viễn
thơng của nước đó có quyền kiến nghị cơ quan đó.
3. Mỗi nước thành viên phải đảm bảo mọi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc mạng
vẫn tải viễn thông công cộng chịu thiệt hại bởi phán quyết cuối cùng hay quyết định của
cơ quan quản lý viễn thông của nước đó có quyền được xem xét lại quyết định, phán
quyết đó.
Điều 17: Liên quan tới các Tổ chức Quốc tế
Các quốc gia thành viên cam kết thúc đấy các tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích
tồn cầu và khả năng tương tác của mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông thông qua
hoạt động của các cơ quan quốc tế có liên quan, bao gồm Liên Minh viễn thơng quốc tế
và tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế.
Điều 18: Chuyển vùng di động quốc tế
1. Các quốc gia thành viên cần nỗ lực hợp tác quảng bá về tính minh bạch và giá cả phải
chăng của dịch vụ chuyển vùng di động.

18


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

2. Một quốc gia thành viên có thể lựa chọn nâng cao tính minh bạch, sức cạnh tranh về
giá của dịch vụ chuyển vùng di động và các công nghệ thay thế cho chuyển vùng di động,
bằng cách:
(a) Đảm bảo thông tin về giá cước dịch vụ phải được công khai và có thể tiếp cận dễ
dàng.
(b) Giảm thiểu các rào cản trong sử dụng các công nghệ thay thế dịch vụ chuyển vùng di
động.
3. Các quốc gia thành viên nhận thức được rằng, một quốc gia nội khối có thể lựa chọn

gia tăng sức cạnh tranh về giá cước chuyển vùng di động quốc tế qua hợp đồng thương
mại. Nếu một thành viên khác cho rằng những biện pháp ấy là khơng hợp lý, hai quốc gia
đó có thể hợp tác và đàm phán, tiến tới kí kết hiệp ước riêng.
5. Một quốc gia thành viên cần đảm bảo việc điều tiết giá cước và điều kiện bán buồn bán
lẻ của dịch vụ chuyển vùng di động phải tuân theo khoản 4 điều 18 và điều 7 (Tối Huệ
Quốc) của Hiệp định này, và điều 3 và điều 6 của phụ lục này.
6. Khơng có điều khoản nào bắt buộc một quốc gia thành viên phải điều tiết giá và điều
kiện chuyển vùng di động quốc tế.
Điều 19: Hệ thống cáp quang dưới biển
1. Trên cơ sở quy định và luật pháp, một quốc gia thành viên ủy quyền cho 1 nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông và mạng viễn thơng cơng cộng trên lãnh thổ nước đó quyền vận
hành hệ thống cáp quang dưới biển.
2. Mỗi quốc gia thành viên cần đảm bảo những nhà cung cấp sở hữu hoặc có khả năng
kiểm sốt hệ thống cáp quang dưới biến qua lãnh thổ của nước đó cho phép các nhà cung
cấp viễn thông từ quốc gia thành viên khác:
(a) Tiếp cận hệ thống cáp quang xuyên biển
(b) Đặt bộ truyền và trang bị định tuyến của họ tại trạm cáp.
* Đối với Việt Nam:
Chỉ áp dụng với những nhà cung cấp sở hữu hoặc có khả năng kiểm soát hệ thống cáp
quang dưới biển đi qua lãnh thổ Việt Nam.
Để tiếp cận với hệ thống cáp quang xuyên biển trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo luật
pháp và các quy định liên quan đến vấn đề này của nước.
Việc kết nối hệ thống cáp biển sẽ không bao gồm địa điểm thực tế, mà chỉ dựa trên vị trí
ảo.

19


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế


Lớp HP: 2122ITOM2011

2.3. Dịch vụ Phụ trợ vận tải hàng không
1. Dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy bay là các hoạt động khi được thực hiện trên một máy
bay hoặc một phần của máy bay được loại trừ khỏi phạm vi của dịch vụ và khơng bao
gồm bảo trì đường dây.
2. Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không là cơ hội cho hãng hàng không liên quan đến
bán và tiếp thị tự do các dịch vụ vận chuyển hàng không của hãng bao gồm tất cả các khía
cạnh của tiếp thị như nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối. Những hoạt động
này không bao gồm định giá các dịch vụ vận tải hàng không cũng như các điều kiện áp
dụng.
3. Hệ thống đặt phòng trung tâm qua máy tính (CRS) là dịch vụ được cung cấp bởi các hệ
thống máy tính có chứa thơng tin về lịch trình bay, chỗ ngồi cịn trống, giá vé và quy tắc
giá vé của hãng hàng khơng, qua đó việc đặt chỗ có thể được thực hiện hoặc vé có thể
được ban hành.
4. Cho th máy bay khơng có phi hành đồn nghĩa là th máy bay khơng có phi hành
đoàn thường được gọi là "dry lease", theo hầu hết các thỏa thuận thuê, bên thuê cung cấp
phi hành đoàn là bên chịu trách nhiệm việc thực hiện kiểm soát hoạt động trên máy bay
với tất cả các trách nhiệm của tiếp viên.
5. Cho thuê máy bay với phi hành đoàn nghĩa là thuê một máy bay được cung cấp phi
hành đoàn thường được gọi là "wet lease ". Trong Wet Lease, bên cho thuê thường thực
hiện kiểm soát hoạt động của máy bay. Thông thường wet lease nghĩa là máy bay phải
được vận hành theo giấy chứng nhận điều hành hàng khơng (AOC) do cơ quan có thẩm
quyền của Cục Đăng ký máy bay.
6. Dịch vụ chuyển giao hàng hóa là những hoạt động và sự sắp xếp của vận tải hàng
khơng và các dịch vụ có liên quan được cung cấp hoặc thực hiện thay mặt cho người gửi
hàng/người nhận hàng cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ cảng
xuất xứ đến điểm đến cuối cùng.
Phạm vi dịch vụ bao gồm các dịch vụ sau:
(i) Bảo đảm khơng gian hàng hố với hãng hàng không;

(ii) Chuẩn bị tài liệu xuất khẩu, nhập khẩu cần thiết;
(iii) Xử lý thủ tục hải quan;
(iv) Đón và giao hàng;
(v) Đóng gói/kho bãi;
(vi) Hợp nhất vận chuyển hàng hố & hàng q khổ (hàng hóa khơng phù hợp hoặc
khơng thể chứa vừa Container hoặc khoang chứa của tàu);
(vii) Từ cửa này sang cửa kia và các dịch vụ hậu cần;
20


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

(viii) Dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa.
7. Xử lý hàng hóa là dịch vụ được cung cấp hoặc sắp xếp cho kho, các phương tiện, và
các dịch vụ để lưu trữ và xử lý bất kỳ loại hàng nào vận chuyển bằng đường hàng không.
Dịch vụ xử lý hàng hóa bao gồm xử lý thực tế các lơ hàng xuất ngoại/đến nước mình, vận
chuyển quá cảnh, xử lý tài liệu về nhập cảnh, vận chuyển quá cảnh, xử lý bất thường,
kiểm soát của Unit load device (ULD) và dịch vụ liên quan đến kiểm soát hải quan.
8. Dịch vụ hàng không là việc chuẩn bị/sản xuất thực phẩm, đồ uống cho các hãng hàng
không, bao gồm bốc dỡ thiết bị, vật tư phục vụ, sắp xếp xe hàng, tạp chí, hoa, quà lưu
niệm và các mặt hàng khác đến/từ máy bay, giặt giũ, dọn dẹp, lưu trữ thiết bị phục vụ và
giặt giũ các đồ bằng vải linen trong cabin.
9. Dịch vụ tiếp nhiên liệu là việc quản lý và vận hành các tàu chở nhiên liệu cho máy bay
và xe cơ giới sân bay và phân phối các sản phẩm tiếp nhiên liệu.
10. Bảo trì tuyến máy bay nghĩa là kiểm tra thường xuyên và kiểm tra không thường
xuyên và phê chuẩn sự cố được thực hiện trên đường bay và tại trạm căn cứ với thời gian
quay vòng lên đến 24 giờ.
11. Xử lý đường băng là dịch vụ được cung cấp bởi thiết bị hỗ trợ mặt đất cho một máy

bay khi đến, trong quá trình đậu máy bay cho đến khi khởi hành.
Các dịch vụ bao gồm các cơ sở sau:
(i) Thiết bị hỗ trợ mặt đất (GSE) nghĩa là máy bay kéo máy bay, đơn vị điều kiện
khơng khí, đơn vị khởi động khơng khí, đơn vị nguồn điện mặt đất, thiết bị tải
trọng, ULDs.
(ii) Dịch vụ xe buýt đường nối để chuyển hành khách và phi hành đoàn đến và đi từ
máy bay đến nhà ga hành khách;
(iii) Dịch vụ an ninh cho máy bay và hành khách ở khu vực đường băng;
(iii) Bảo dưỡng nội thất vệ sinh và máy bay;
(iv) Dịch vụ nước xách tay;
(v) Dịch vụ bưu điện;
(vi) GSE và ULDs Maintenance.
12. Xử lý hành lý là một quá trình khi khởi hành và đến hệ thống tại các ga cuối. Về khởi
hành, xử lý hành lý bao gồm ba hoạt động: (1) kiểm tra hành khách tại ranh giới bên
ngoài ranh giới sân bay; (2) check-in tại nhà ga sân bay; Và (3) hành khách check-in
mang hành lý tại cổng máy bay và check-in tại điểm đó. Tại nơi đến, xử lý hành lý bao
gồm ba hoạt động: (1) dỡ hành lý từ máy bay; (2) vận chuyển hành lý giữa máy bay và
khu vực nhận hành lý; Và (3) tải hành lý lên vị trí nhận hành lý.

21


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

13. Xử lý hành khách là trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho hành khách từ điểm check-in
đến phía máy bay theo thủ tục và hướng dẫn của tàu sân bay.
3. ATISA có gì tiến bộ hơn AFAS
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN - ATISA khi có hiệu lực đã thay thế Hiệp định

khung ASEAN về Dịch vụ - AFAS năm 1995 với nhiều nội dung mới theo hướng mở cửa,
tự do hóa hơn về dịch vụ. ATISA được kì vọng sẽ đặt nền tảng mới cho việc thúc đẩy
thương mại dịch vụ khu vực và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu
dịch vụ trong nội khối.
Điểm khác biệt của ATISA so với AFAS là:
- ATISA xây dựng và nâng cao AFAS bằng cách giảm thiểu rào cản "vượt ra ngoài biên
giới" đối với các nhà cung cấp dịch vụ, tạo ra một môi trường ổn định hơn và dễ dự đoán
hơn đối với thương mại dịch vụ, tạo tiền đề cho quá trình hội nhập và tự do hóa dịch vụ
trong tương lai ASEAN.


Điều này bao gồm việc thiết lập các cam kết xung quanh việc tự do hóa dịch vụ của AMS
(các quốc gia thành viên ASEAN), các cam kết theo AFAS - là sự đảm bảo ràng buộc về
mặt pháp lý đối với việc tiếp cận thị trường dịch vụ ưu đãi rộng nhất vào thị trường
ASEAN cho đến nay.



Các cam kết như vậy bao gồm việc giảm các rào cản quy định phân biệt đối xử, và tạo ra
một cơ chế minh bạch hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ ASEAN.
- ATISA bao gồm một chương trình nghị sự tích hợp cho AMS để chuyển đổi các cam kết
AFAS của họ sang một cách tiếp cận danh sách phủ định.



Theo cách tiếp cận danh sách phủ định, phương pháp tiếp cận mới, mở cửa theo
kiểu “chọn - bỏ” tức là tất cả các lĩnh vực dịch vụ được coi là tự do hóa mặc định. Sau
đó, một quốc gia sẽ liệt kê những ngành/phân ngành vào trong Danh sách các biện pháp
khơng tương thích (Danh sách thiết lập riêng theo cam kết của từng nước thành viên
ASEAN). Danh sách này bao gồm những ngành/phân ngành khơng được tự do hóa.

Điều này trái ngược với cách tiếp cận danh sách tích cực, phương pháp mở cửa theo kiểu
“chọn - cho” của hiệp định AFAS trước đó, tức là chỉ cho phép tự do hóa những ngành
dịch vụ được các nước thành viên liệt kê rõ ràng trong hiệp định.



Phương pháp tiếp cận mới, mở cửa theo kiểu “chọn - bỏ” theo ATISA sẽ có mức
độ mở cửa về dịch vụ rộng hơn so với AFAS; thúc đẩy sự minh bạch và có thể cải thiện
khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ.
- Khi được triển khai, ATISA sẽ tạo thành phần thứ ba và là phần cuối cùng của các hiệp
định ASEAN, giúp cải thiện sự hội nhập kinh tế và các lĩnh vực của ASEAN, cùng với

22


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định Đầu tư Toàn diện
ASEAN (ACIA).

II. Tác động của các quy định thương mại dịch vụ đến Việt Nam
1. Thực trạng của ngành thương mại dịch vụ ở Việt Nam hiện nay
Lâu nay, nước ta đã mở quan hệ dịch vụ với nhiều nước như du lịch quốc tế, xuất khẩu lao
động, kể cả chuyên gia, thu hút đầu tư nước ngồi để phát triển dịch vụ, phát triển viễn
thơng quốc tế… và thu được nhiều ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế. ATISA được coi như
là bước đi mới trong tiến trình hội nhập kinh tế của ASEAN. Hiệp định này được kỳ vọng
sẽ thúc đẩy thương mại dịch vụ nội khối và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp
xuất khẩu dịch vụ ASEAN, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam.

Thương mại dịch vụ ở Việt Nam được báo cáo ở mức 13,6% vào năm 2019, theo bộ sưu
tập các chỉ số phát triển của Ngân hàng Thế giới, được tổng hợp từ các nguồn chính thức
được công nhận.
Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 6,3 tỷ USD, giảm 68,4% so
với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước tính đạt 18,3 tỷ USD, giảm 14,5%.
Nhập siêu dịch vụ năm 2020 là 12 tỷ USD, gấp gần 2 lần kim ngạch xuất khẩu dịch vụ,
tăng 10,5 tỷ USD so với năm 2019.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 510,4 nghìn tỷ đồng, và giảm 13% so với 2019.
Doanh thu du lịch lữ hành 2020 ước tính đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, giảm 59,5% so với năm
2019 do việc tạm dừng tiếp nhận khách du lịch quốc tế để khống chế dịch Covid-19.
Lượng khách quốc tế giảm tới 78.7% so với năm 2019; khách du lịch trong nước cũng
giảm tới 27,3%, ...Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), đại dịch Covid-19
khiến doanh thu ngành hàng không giảm 80% trong nửa đầu năm 2020, trong khi vẫn
phải trang trải các chi phí liên quan đến phi hành đồn, hoạt động bảo trì, nhiên liệu, phí
sân bay và bảo quản máy bay. Theo dự báo của IATA, các hãng tại Việt Nam mất đi doanh
thu khoảng 4 tỷ USD, Vietnam Airlines giảm doanh thu 50.000 tỷ đồng, dự kiến lỗ 29.000
tỷ đồng, thâm hụt 16.000 tỷ đồng, sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản nếu khơng có hỗ
trợ của Chính phủ.
Hoạt động vận tải năm 2020 tăng trưởng chậm, đạt 2,4% so với cùng kỳ do ảnh hưởng
của dịch Covid-19; trong 6 tháng đầu năm dịch bệnh làm gián đoạn nhiều hoạt động lưu
chuyển hàng hoá, luân chuyển hành khách do thực hiện giãn cách xã hội. Sáu tháng cuối
năm tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm sốt, hoạt động vận tải dần được khơi phục.
Doanh thu vận tải hành khách năm 2020 ước đạt 1.586 tỷ đồng, giảm 3,2% so với cùng
kỳ; số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 3561,9 triệu lượt người, giảm 29.6% so với
cùng kỳ. Doanh thu vận tải hàng hóa năm 2020 ước đạt 4.258 tỷ đồng, tăng 4,5% so với

23


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế


Lớp HP: 2122ITOM2011

cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 1774,6 triệu tấn, giảm 5,2% so với
cùng kỳ.
Doanh thu viễn thơng lại có xu hướng tăng trong thời kì dịch bệnh, đạt hơn 130.000 tỷ
đồng trong năm 2020, tăng 0.3% so với năm 2019. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã cấp phép cho các nhà mạng viễn thông (Viettel, MobiFone, Vinaphone) thử
nghiệm thương mại mạng và dịch vụ 5G, hướng tới triển khai trong 2021. Đặc biệt, trong
thời kì chuyển đổi số, dịch vụ Co-location hay cịn gọi là cho th vị trí đặt máy chủ trở
nên nóng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đều hướng
tới sử dụng dịch vụ này nhằm quản lý và vận hành doanh nghiệp từ xa một cách hiệu quả
hơn, an toàn hơn, bảo mật và lưu trữ dữ liệu tốt hơn. Với điều 10 trong Phụ lục viễn thông
của ATISA, các doanh nghiệp nước ngoài nội khối ASEAN sẽ được tự do sử dụng dịch vụ
này tại Việt Nam.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 534,6 nghìn tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm
2019. Trong năm, nhóm dịch vụ giảm do bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh như dịch vụ vui
chơi giải trí ước đạt 405 tỷ đồng, giảm 5,4%; dịch vụ giáo dục đào tạo ước đạt 61 tỷ đồng,
giảm 19,6% do học sinh nghỉ học. Các dịch vụ tăng như: dịch vụ y tế ước đạt 396 tỷ
đồng, tăng 9,5%; dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 657 tỷ đồng, tăng 4,3%; dịch
vụ hỗ trợ hành chính ước đạt 619 tỷ đồng, tăng 2,9%; dịch vụ sửa chữa ước đạt 294 tỷ
đồng, tăng 2,4%.
2. Cơ hội, thách thức với một số ngành cụ thể
2.1. Cơ hội, thách thức với ngành Dịch vụ tài chính
2.1.1. Cơ hội
ATISA nói riêng và các FTA kiểu mới nói chung đã mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành dịch
vụ tài chính của Việt Nam.
Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ tài
chính.
Hiện nay, độ mở cửa của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam vẫn cịn thấp, các thị

trường dịch vụ, thị trường lao động, khoa học công nghệ… phát triển cịn hạn chế. Do
đó,Hiệp định ATISA sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính khu vực,
thơng qua các điều khoản trong phụ lục về dịch vụ Tài chính của ATISA (Điều 14 “Cung
cấp tài chính xun biên giới), từ đó từng bước vươn ra thị trường thế giới. Đây cũng là
cơ hội để thu hút đầu tư nước ngồi, cơng nghệ, kinh nghiệm của các nước để phát triển
lĩnh vực dịch vụ tài chính. Cơ hội đối với ngành Ngân hàng, Bảo hiểm được đánh giá là
lớn. Dự báo nhu cầu bảo hiểm sẽ tăng vọt khi dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam
tăng mạnh để hưởng chính sách thuế ưu đãi.

24


Nhóm 2 – Hội nhập kinh tế quốc tế

Lớp HP: 2122ITOM2011

Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác,
nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa, là động lực thúc đẩy
cải cách, buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc
phục những nhược điểm còn tồn tại.
Thứ hai, thúc đẩy sự phát triển các thị trường liên quan và đem lại nhiều tiện ích cho
người tiêu dùng.
Sự phát triển của các dịch vụ tài chính sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử
với các hình thức Mobile Banking, Mobile Commerce, E – Commerce… Sự tăng trưởng
của ngành dịch vụ tài chính thường được thúc đẩy bởi 3 yếu tố chính, gồm: sự gia tăng
trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tiến bộ của cơng nghệ tài chính và sự hội nhập
khơng ngừng. Do vậy, người tiêu dùng được tiếp cận với các dịch vụ tài chính hiện đại, dễ
dàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính và các khoản tín dụng đối với sản xuất và tiêu
dùng, những điều mà trước đây là rất khó khăn.
Thứ ba, tăng khả năng huy động vốn quốc tế, thu hút vốn và đa dạng hố thị trường tài

chính ở Việt Nam, đồng thời là cơ hội đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp ngành tài chính của Việt Nam.
Việc tăng cường sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ đem lại cho
Việt Nam một lượng vốn cần thiết. Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngồi,
cơng nghệ, kỹ năng quản trị vào ngành Tài chính. Đây sẽ là động lực để phát triển nếu tận
dụng hiệu quả. Các ngân hàng thương mại trong nước sẽ có điều kiện để tiếp cận sự hỗ
trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các ngân
hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ
thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn ủy thác trên thế giới
với chi phí thấp hơn, do đó vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện. Việt Nam có cơ hội thu hút
vốn đầu tư nước ngồi, cơng nghệ, kỹ năng quản trị. Đây sẽ là động lực quan trọng để
phát triển nếu tận dụng hiệu quả.
Thứ tư, công bằng trong đối xử thương mại và tính minh bạch được nâng cao.
Trong phụ lục về dịch vụ tài chính của ATISA, có các điều khoản rõ ràng để đảm bảo
cơng bằng và minh bạch trong quá trình cung cấp dịch vụ này của các Quốc gia thành
viên (Điều 6: Tính minh bạch; Điều 11: Đối xử Tối huệ quốc; Điều 4: Các biện pháp tự
vệ). Nhờ những điều khoản này, Việt Nam khi tham gia cung cấp dịch vụ tài chính cho
các nước nội khối, sẽ tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử, hay phải e dè hơn với
những nước phát triển hơn.
Công bằng và minh bạch trong thị trường dịch vụ tài chính là một chất xúc tác lớn, thúc
đẩy sức mua của người tiêu dùng cũng như giúp các doanh nghiệp có cơ sở để mạnh dạn
hơn khi lựa chọn cung cấp dịch vụ tài chính, giúp cho thị trường mở cửa nhanh chóng.

25


×