Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản trị sự thay đổi về tổ chức phong trào hoạt động của lớp quản trị kinh doanh clc1 khoá qh2018e

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

BÀI TẬP LỚP CUỐI KỲ
MÔN: QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI VỀ TỔ CHỨC PHONG
TRÀO HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP QUẢN TRỊ KINH DOANH
CLC1 KHOÁ QH2018E

Giảng viên
Sinh viên
Mã sinh viên
Lớp

: TS. Đào Thị Hà Anh
ThS. Đinh Phương Hoa
: Mai Thị Kiều Trang
: 18050834
: QH-2018-E QTKD CLC1

HÀ NỘI - 12/2021


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ……………..……………………………………………………

1



PHẦN MỞ ĐẦU ...……………………………………………………………...

2

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ……………………………………………

5

1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản trị sự thay đổi …………………...

5

2. Các nội dung cơ bản của quản trị sự thay đổi ……………………………...

7

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị sự thay đổi ……………………………

8

4. Kết luận …………………………………………………………………..

9
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC
PHONG TRÀO HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP QH2018E QTKD CLC1 ………... 10
1. Khái quát chung về tình hình phong trào hoạt động của lớp ……………… 10
2. Thực trạng các phong trào hoạt động của lớp …………………………… 11
3. Đánh giá các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện sự thay đổi ……… 13
4. Kết luận ………………………………………………………………….. 14

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………….. 17
1. Mục tiêu và định hướng theo sự thay đổi cần đạt được …………………. 17
2. Đề xuất và khuyến nghị …………………………………………………... 17
KẾT LUẬN …………………………………………………………………….. 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………... 21


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian gần đây, Quản trị sự thay đổi được nhắc đến như một yêu cầu
tất yếu của doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên,
đây vẫn còn là một vấn đề chưa được thực sự quan tâm rộng rãi tại Việt Nam.
Trước khi được học học phần Quản trị sự thay đổi, kiến thức về Quản trị sự thay
đổi của em còn rất mơ hồ, chưa hiểu rõ về những phương pháp hay cách đánh giá của
doanh nghiệp khi tiến hành một kế hoạch thay đổi. Qua 15 buổi học môn Quản trị sự
thay đổi đã giúp em hiểu sâu sắc về những kiến thức liên quan đến các mơ hình thay đổi
và thực tế hoạt động thay đổi của các doanh nghiệp của nước ta hiện nay.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đào Thị Hà Anh và cơ Đinh Phương
Hoa đã tận tình chỉ dạy, cũng như cho bọn em những lời khuyên bổ ích trong q trình
học tập để hồn thành tốt bài tập lớn cuối kỳ môn Quản trị sự thay đổi và chuẩn bị những
kiến thức trước khi đi làm. Em xin cảm ơn hai cô đã cung cấp cho em những kiến thức
về thực tế và những bài học quý giá.
Do thời gian và kiến thức cịn có hạn nên trong q trình làm bài và hồn thành
vẫn cịn nhiều thiếu sót, em mong sẽ nhận được nhận xét, đánh giá và đóng góp ý kiến
của hai cơ và các bạn để em có thể hồn thiện hơn. Chúc hai cơ ln có sức khỏe, cơng
tác tốt và thành cơng trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!

SINH VIÊN
MAI THỊ KIỀU TRANG


1|Quản trị sự thay đổi


PHẦN MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường đại học không chỉ là nơi cung cấp những kiến thức, giúp sinh viên
có một tấm bằng mà cịn là nơi giúp sinh viên hoàn thành những kỹ năng mềm cần thiết
cho sinh viên trước khi ra trường và bước chân vào môi trường làm việc thực tế. Một
trong những nhân tố thu hút sự quan tâm của đa số nhà tuyển dụng hàng đầu khi tìm
kiếm nhân tài chính là “kỹ năng mềm” của các ứng viên. Kỹ năng cứng thường là kiến
thức, trình độ chun mơn cịn kỹ năng mềm thường có liên hệ mật thiết tới tính cách
và thái độ của mỗi người.
Những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và tiền bạc
chính là những kỹ năng mềm, chúng là yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự thành công.
Vậy trong môi trường đại học, sinh viên muốn rèn luyện kỹ năng mềm thì phải bắt đầu
từ đâu? Đơn giản và dễ dàng nhất chính là tích cực tham gia các hoạt động phong trào
do chính lớp của mình tổ chức.
Thực tế cho thấy, ngày nay, các lớp học tại các trường đại học và cao đẳng trên
cả nước thường tổ chức rất nhiều những phong trào, hoạt động ngoại khóa,… nhằm tạo
ra môi trường lành mạnh cho các bạn trong lớp được tiếp xúc, học hỏi, trau dồi kinh
nghiệm, hoàn thiện kỹ năng sống cũng như kỹ năng mềm, quan trọng nhất chính là tạo
ra bầu khơng khí lớp học sơi nổi và tinh thần đoàn kết giữa các thành viên, từ đó góp
phần nâng cao tinh thần và cảm hứng học tập, qua đó cũng nâng cao kết quả học tập
chung của lớp.
Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng ý thức được tầm quan trọng của các
phong trào hoạt động của lớp. Nhận thấy thực trạng tổ chức các phong trào tại lớp mình
cịn khá nhiều bất cập, thiếu hiệu quả và cần được thay đổi để có thể vận hành lớp tốt
hơn. Chính vì đó, thơng qua đề tài bài tập lớp cuối kỳ của học phần Quản trị sự thay đổi,
nội dung của bài nghiên cứu này sẽ được thực hiện với đề tài “Quản trị sự thay đổi về

tổ chức phong trào hoạt động của lớp Quản trị Kinh doanh CLC1 khoá QH2018E
của Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHĐGHN”, đây là một đề tài mang tính xây dựng cao
và có ý nghĩa thiết thực.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích: Tập trung phân tích, phân
tích thực trạng tổ chức phong trào hoạt động lớp của lớp QH2018E QTKD CLC1, tìm
ra các điểm hạn chế và cần thay đổi trong q trình tổ chức, qua đó đề xuất các giải pháp
và khuyến nghị thay đổi cho lớp.
2|Quản trị sự thay đổi


CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ mục đích nghiên cứu đã nêu trên, bài nghiên cứu sẽ có các mục tiêu nghiên
cứu cụ thể như sau:
 Đánh giá tổng quan thực trạng công tác tổ chức phong trào hoạt động của lớp
QH2018E QTKD CLC1
 Khảo sát các thành viên trong lớp và phân tích, đánh giá dữ liệu thu được
 Đưa ra một số giải pháp thay đổi giúp nâng cao các phong thao hoạt động ngoại
khóa cho lớp QH2018E QTKD CLC1.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
 Hệ thống hóa các cơ sở lí luận về quản trị sự thay đổi
 Phân tích đánh giá thực trạng quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài về tổ chức
phong trào hoạt động của lớp QH2018E QTKD CLC1
 Đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để thay đổi hoạt động tổ chức phong trào
của lớp QH2018E QTKD CLC1. Từ đó, góp phần hồn thiện cơng tác tổ chức
phong trào hoạt động trong môi trường đại học.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan
đến việc tham gia các hoạt động phong trào của sinh viên đang học tại lớp QH2018E

QTKD CLC1 của Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là 35 sinh viên tính
đến thời điểm hiện tại đang theo học tại lớp QH2018E QTKD CLC1 của Trường Đại
học Kinh Tế - ĐHQGHN.
 Nội dung nghiên cứu: Khảo sát thực trạng và đề xuất một số biện pháp để thay
đổi, nâng cao các hoạt động phong trào cho lớp QH2018E QTKD CLC1
 Phạm vi không gian: Khảo sát bằng phiếu trắc nghiệm, bảng hỏi và phỏng vấn
trực tiếp 5 sinh viên của lớp QH2018E QTKD CLC1
 Phạm vi thời gian: Các dữ liệu được thu thập từ báo cáo và tự khảo sát trong
khoảng thời gian từ 2018 - 2021
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện thông qua 2 phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu tiến hành khảo sát đối tượng là sinh viên của lớp
QH2018E QTKD CLC1.
3|Quản trị sự thay đổi







Thiết kế bảng câu hỏi để điều tra
Sử dụng các thang đo cho các biến
Thực hiện điều tra khơng tồn bộ: Số lượng mẫu 20
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện: Lấy mẫu tại nhóm lớp, gửi trực tiếp cho các
thành viên trong lớp để khảo sát.

Số liệu thứ cấp: nghiên cứu các quyết định, sách, báo, tài liệu và các trang web

có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu từ phịng cơng tác sinh viên, Đồn
thanh niên, bảng điểm rèn luyện và kết quả học tập của lớp.
2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tổ chức
phong trào cho sinh viên lớp QH2018E QTKD CLC1.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công cụ thống kê để xử lý kết
quả thu thập được từ phương pháp điều tra nhằm rút ra kết luận khách quan.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương
chính, cụ thể:
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHONG
TRÀO HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP QH2018E QTKD CLC1
 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ

4|Quản trị sự thay đổi


CHƯƠNG I. CƠ S Ơ LÝ THUÝ Ế T
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
1.1. Khái niệm quản trị sự thay đổi
Thay đổi là hiện tượng biến đổi của sự vật, sự việc “làm cho khác đi hay trở
nên khác đi”, thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng, hành vi, thói
quen, hành động và . Sự thay đổi là quá trình liên tục theo thời gian, rộng lớn về không
gian, phức tạp về nội dung. Sự thay đổi tồn tại khách quan, chưa được thử nghiệm và
khó quản trị. Nhiều nhà quản trị cho rằng, khơng có gì tồn tại vĩnh viễn trừ sự thay đổi.
Các mức độ của sự thay đổi bao gồm mức độ cải tiến (improvement), mức độ
đổi mới (Innovation), mức độ cách mạng (Revolution), mức độ cải cách (Reform).
Khi nói đến sự thay đổi trong doanh nghiệp, cần phải hiểu đó là sự thay đổi của
tất cả mọi quá trình, cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn

hơn cho doanh nghiệp, cho tổ chức, từ việc áp dụng cơng nghệ mới, những bước dịch
chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất
với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong
cách văn hóa tập đồn.
Quản trị sự thay đổi là một cách tiếp cận có cấu trúc để đảm bảo rằng các thay
đổi được thực hiện triệt để và trơn tru, và quan trọng là những lợi ích lâu dài của việc
thay đổi sẽ đạt được
Quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động quản trị nhằm
chủ động phát hiện, thúc đẩy và điều khiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp
với những biến động của môi trường kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển
trong môi trường kinh doanh luôn biến động.

Tổ chức
thực hiện
sự thay đổi

Phát hiện
sự thay đổi

Hoạch định
Chương trình
thay đổi

5|Quản trị sự thay đổi


Khi có sự thay đổi xuất hiện, thì chúng ta phải tìm cách đối phó với chúng, phải
vượt qua được sự thay đổi đó, thì mới có thể trở về trạng thái bình thường. Vì vậy, quản
trị sự thay đổi có tính tích cực; tính giúp tổ chức phát triển bền vững; tính giúp phát triển
năng lực lãnh đạo; tính giúp phát triển được kỹ năng làm việc của nhân viên.

Quản trị sự thay đổi là một hoạt động quản trị thực hiện đầy đủ 5 chức năng:
 Hoạch định
 Tổ chức
 Chỉ đạo
 Phối hợp
 Kiểm tra kiểm soát và điều chỉnh
 Tất cả đều hướng tới đối tượng chính là những thay đổi của chủ thể.
1.2.

Đặc điểm của quản trị sự thay đổi
Doanh nghiệp có thể nhận biết thời điểm cần phải tiến hành thay đổi qua:

 Từ môi trường bên trong: Từ những mục tiêu của tổ chức, nhà quản trị quyết
định sự thay đổi cần thiết trong tổ chức. Sự thay đổi xuất phát từ nội bộ tổ chức
có thể từ các lý do như có sự thay đổi về mục tiêu hoạt động, sự thay đổi trong
hoạt động đòi hỏi những sự thay đổi khác, sự thay đổi trong nguồn nhân lực,…
 Từ đối thủ cạnh tranh: Những động thái từ đối thủ cạnh tranh như thêm sản
phẩm mới, hạ gía sản phẩm, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ,… là những nguyên
nhân buộc nhà quản trị phải nghĩ đến việc thay đổi tổ chức của mình.
 Từ mơi trường bên ngồi: Do có sự thay đổi trong hệ thống pháp lý, thay đổi về
phía các nhà đầu tư như áp lực về cổ tức, thay đổi về phía khách hàng như sự
trung thành của khách hàng, ý kiến đóng góp của khách hàng, … cũng buộc các
nhà quản trị quyết định sự thay đổi cần thiết.
Người lãnh đạo sự thay đổi có thể bao gồm 2 đối tượng: người dẫn dắt sự thay
đổi (change agent) và nhà quản trị (manager). Người dẫn dắt sự thay đổi là người được
giao quyền và có tồn quyền trực tiếp điều hành chương trình thực thi sự thay đổi. Người
này có thể là người trong tổ chức cần thay đổi hoặc là ngườ i bên ngồi có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này. Nhà quản trị là người quyết định mục tiêu của chương trình thay đổi,
cung cấp các nguồn lực và hỗ trợ cho người dẫn dắt để chương trình được thực thi sn
sẻ và thuận lợi hơn. Nhà quản trị có thể đồng thời là người dẫn dắt chương trình.

1.3.

Vai trị của quản trị sự thay đổi

Việc quản trị sự thay đổi có vai trị vơ cùng quan trong đổi với việc phát triển
một doanh nghiệp, giúp đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng trong thị

6|Quản trị sự thay đổi


trường kinh doanh. Đây là một trong những hoạt đông cần thiết và khơng thể thiếu trong
việc duy trì, phát triển bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cụ thể đó là:
Hiện nay, các v ấn đề của xã hội đang ngày càng có nhiều chuyển biến và sự
thay đổi trở thành một xu hương chung, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu
dùng của con người cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên canh
đó, xu hướng này cũng có tác động đến những giá trị của cuộc sống, đến công việc và
tất cả những yếu tố khác trong đời sống hàng ngày.
Chính vì vậy, việc thay đổi và có những phương pháp quản trị sự thay đổi của
doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn trong các doanh nghiệp hiện nay.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ và q trình quốc
tế hóa cũng khiến cho sự phụ thuộc giữa các doanh nghiệp, các quốc gia cũng ngày càng
tăng lên rõ rệt, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Và toàn bộ
những sự thay đổi đó có ảnh hưởng rất lớn đến với các tổ chức, doanh nghiệp, do đó nếu
như khơng có sự thay đổi thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ khó có thể theo kịp được
với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường và khơng thể duy trì lâu dài.
2. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
Nội dung cốt lõi quản trị sự thay đổi bao gồm:
 Xác định nhu cầu của sự thay đổi: Tìm hiểu và nhận thức, dự báo vấn đề cần
thay đổi là điểm bắt đầu của lập kế hoạch thay đổi. Trong bất kỳ tổ chức nào qua
thời gian ln có vấn đề cần thay đổi, vấn đề cần thay đổi có thể xuất hiện ở ngắn

hay dài.
 Lập kế hoạch sự thay đổi: Để lập kế hoạch thay đổi, nhà quản trị phải phân tích,
dự báo các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, trên cơ sở đó xác định mục tiêu của
sự thay đổi, thời gian và cách thức thực hiện thay đổi, phương thức đánh giá kết
quả thay đổi, điều chỉnh củng cố chúng.
 Thực hiện sự thay đổi: Nghĩa là tổ chức thực hiện kế hoạch thay đổi mà tổ chức
đã vạch ra bao gồm các hoạt động cần thực hiện sự thay đổi, quy mô của sự thay
đổi, lãnh đạo sự thay đổi, tổ chức thực hiện sự thay đổi bao gồm: thay đổi chiến
lược - tầm nhìn - sứ mạng; thay đổi quy trình; thay đổi văn hóa; thay đổi nguồn
nhân lực; thay đổi cơ cấu; thay đổi chi phí.
 Quản trị đối phó với “lực cản” khi thực hiện sự thay đổi: Một trong những khía
cạnh quan trọng nhất trong quản trị sự thay đổi bao gồm cả việc chấp nhận thay
đổi và ủng hộ nó, hiểu rõ tại sao các thành viên trong tổ chức lại có thể “kháng
cự” lại việc này và tìm biện pháp để vượt qua sự kháng cự đó.
 Giám sát, điều chỉnh và củng cố sự thay đổi: Giám sát, điều chỉnh, củng cố là
quá trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả của công việc trên
cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chu ẩn đã đề
7|Quản trị sự thay đổi


ra để điều chỉnh, củng cố sự thay đổi nhằm làm cho quản trị sự thay đổi luôn đạt
kết quả.
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
2.1. Yu tố bên ngoài
 Xã hội: Các thay đổi trong xã hội như xu hướng thị trường đều ảnh hưởng đến
xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng, hay mức độ cung ứng nguyên liệu
đầu vào cho doanh nghiệp,...Bởi yếu tố văn hóa - xã hội có tác động to lớn đến
thị trường và hoạt động của doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp, tổ chức cũng
cần thay đổi để thích ứng với xã hội mới.
 Kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và cơ cấu tổ

chức của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế sẽ
khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mơ sản xuất, bổ sung nguồn nhân lực,
đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới cơng nghệ, đó chính là những thay đổi cần thiết
để thích nghi với những thuận lợi của thị trường. Còn khi n ền kinh tế rơi vào
khủng hoảng, lạm phát thì doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mơ sản xuất, thậm
chí phải cắt giảm nhân cơng để có thể tái cấu trúc lại bộ máy nhân sự nhằm thích
nghi và tồn tại qua cơn khủng hoảng.
 Khoa học, công nghệ: Tốc độ thay đổi của công nghệ ngày càng mạnh mẽ và thần
tốc, ảnh hưởng lớn đến phương pháp quản lý, sản xuất, cũng như kinh doanh. Vì
vậy, các tổ chức cần thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về công nghệ cũng như
đưa ra phương pháp thay đổi phù hợp về cơng nghệ vì đó là cơng cụ hỗ trợ đắc
lực cho mọi tổ chức, tạo thành lợi thế cạnh tranh.
 Chính trị, pháp luật: Để một doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh tại một quốc gia nào đó thì yếu tố về chính trị, pháp luật rất quan trọng.
Nhà quản trị cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng những quy định, điều luật của quốc
gia đó để có thể kinh doanh ổn định. Chỉ cần sự thay đổi nhỏ về chính sách thuế,
bổ sung các điều luật khác, ... đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cơng việc kinh
doanh của doanh nghiệp.
 Đối thủ cạnh tranh: Những động thái từ đối thủ cạnh như ra mắt sản phẩm mới,
hạ giá thành sản phẩm, gia tăng các dịch vụ,... luôn là những điều ảnh hưởng tới
chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm của một doanh nghiệp. Điều này địi
hỏi doanh nghiệp buộc phải ln vận động, tìm tịi và cập nhật tin tức, xu hướng
để bắt kịp nhu cầu thị trường.
2.2. Yu tố bên trong
 Chiến lược: có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động và kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.Chiến lược thường được đặt ra từ trước
8|Quản trị sự thay đổi


nhưng do các yếu tố khách quan nên doanh nghiệp buộc phải thay đổi, từ đó dẫn

đến việc thay đổi cơ cấu trong tổ chức.
 Nguồn nhân lực: Đây là một yếu tố quan trọng và cần được đánh giá cẩn thận.
Khi có sự thay đổi, biến động về nguồn nhân lực, đặc biệt là sự thay đổi nhân sự
cấp cao sẽ dẫn đến sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp
phải đưa ra những biện pháp hay có những phương pháp thay đổi phù hợp.
 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề kinh
doanh là một yếu tố cực kỳ quan họng đối vớ i doanh nghiệp. Mỗi lĩnh vực hay
ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ yêu cầu cơ cấu tổ chức, nguồn lực khác
nhau. Do đó khi một doanh nghiệp muốn thay đổi lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh khác thì doanh nghiệp đó cần có sự thay đổi lớn cả về cơ cấu tổ chức,
nguồn nhân lực hay cơng nghệ,...
 Văn hóa trong doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp có tác dụng định hướng kết
quả và hành vi của người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức. Văn hóa này
thường thay đổi khi có sự biến động về nhãn sự. nội quy của doanh nghiệp, tổ
chức.
3. KẾT LUẬN
Để có thể thực hiện được việc thay đổi một bộ máy, một cấu trúc doanh nghiệp
cần mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu, lên phương án, chiến lược để nắm bắt được
sự thay đổi có thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không. Mà hơn cả, yếu tố
quan trọng, đặc biệt quan trọng chính là yếu tố về nhân lực. Chưa có một ý kiến nào
phản đối con người chính là nhân tố cực kì quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp. Con
người giúp công ty phát triển, giúp công ty lớn mạnh, tăng trưởng. Và con người cũng
có thể khiến cơng ty lao d ốc, thụt lùi không phanh. Và sự thay đổi trong doanh nghiệp
như một con dao hai lưỡi nếu như nhà quản trị - người đứng đầu doanh nghiệp khơng
có một tầm nhìn, một bản lĩnh để có thể chèo lái con thuyền đó. Nhà quản trị nếu như
hành xử khơng khơn khéo, khơng cương nhu đúng lúc sẽ có thể làm tan rã nội bộ công
ty về hai phe ủng hộ và không ủng hộ sự đổi mới.
Qua những nội dung trên, ta đã hệ thống được các khái niệm liên quan đến quản
trị sự thay đổi, qua đó thấy rõ được việc cần thiết của sự thay đổi trong tổ chức.


9|Quản trị sự thay đổi


CHƯƠNG II. PHÂ N TI CH ĐÂ NH GIÂ THƯ C TRÂ NG TỔ CHƯ C
PHỔ NG TRÂ Ổ HỔÂ T ĐỔ NG CU Â LƠ P QH2018Ế QTKD CLC1
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHONG TRÀO HOẠT ĐỘNG CỦA
LỚP
1.1. Giới thiệu đặc điểm chung của sinh viên lớp QH2018E QTKD CLC1
Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN là đơn vị đào tạo công lập trực thuộc khối
Đại học Quốc gia Hà Nội, địa chỉ trường tại Cầu Giấy – Hà Nội. Trải qua hơn lịch sử
hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh Tế đã tạo được thương hiệu trong lĩnh
vực đào tạo nguồn lực tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh
tế phát triển, kinh tế quốc tế, kinh tế chính trị đáp ứng nhu cầu xã hội.

(Tập thể lớp QH2018E QTKD CLC1 – Buổi sinh hoạt lớp đầu năm nhất 2018)
Sinh viên của lớp QH2018E QTKD CLC1 mang nhiều đặc điểm tương tự với
các sinh viên khoa khác của trường. Sinh viên QH2018E QTKD CLC1 đến từ nhiều nơi
khác nhau, ở thành thị và nông thôn với đặc điểm gia đình và hồn cảnh và xuất thân là
khác nhau. Theo thống kê của Ban cán sự lớp, vào năm nhất, lớp có tổng 38 sinh viên
trong đó bao gồm 34 bạn nữ 4 bạn nam. Sau gần 4 năm học tập, đã có 3 bạn nam đã
nghỉ học, do đó sĩ số lớp hiện tại 35 sinh viên, trong đó là 34 bạn nữ và 1 bạn nam.
Với tỷ lệ nam nữ khá mất cân bằng, các bạn nữ đa phần có tính cách khá trầm
lắng nên phong trào hoạt động của lớp cũng theo đó kém phần sơi nổi và nhiệt tình.
Ban cán sự lớp bao gồm:







Lớp trưởng: Nguyễn Thị Hằng
Lớp phó học tập: Ngơ Quang Huy
Lớp phó đời sống: Đinh Huyền My
Bí thư Đồn: Dỗn Thị Thuỳ Linh
Chi hội trưởng Hội sinh viên: Phạm Đoàn Trà My
10 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


1.2.

Thực trạng hoạt động phong trào của sinh viên lớp QH2018E QTKD CLC1

Trong quãng thời gian nhất và năm hai, các bạn trong lớp rất nhiệt tình tham gia
các phong trào của trường và của lớp, trên 70% thành viên lớp đều tham gia từ 1-2 CLB
của trường, tham gia làm ban tổ chức các chương trình của CLB và Đoàn – Hội sinh
viên như: “Ulympics”, “Chào tân sinh viên”, “Ngày hội sách”, “SV Tài chính”,… Tham
gia hội thảo, toạ đàm,.. do Viện và Trường tổ chức.
Qua bảng khảo sát cho thấy mức độ tham gia các PTHĐ của thành viên lớp
trong thời gian hơn 3 năm học tại trường chưa quá cao. Mức độ rất thường xuyên tham
gia chiếm 7,5%, thường xuyên chiếm 15,5%. Trong khi đó, có những sinh viên chưa
bao giờ tham gia PTHĐ chiếm 11%.
RẤT
CHƯA
THƯỜNG
THỈNH
HIẾM
THƯỜNG
XUYÊN
THOẢNG
KHI

BAO GIỜ
XUYÊN
7,5%
15,5%
40,5%
25,5%
11%
TỶ LỆ
(Bảng 1: Mức độ tham gia phong trào hoạt của sinh viên lớp QH2018E QTKD CLC1)
TẦN SUẤT

Khi lên năm 3 và đầu năm 4, do khối lượng học tập và nhiều bạn đã đi làm sớm
nên chỉ còn một số thành viên năng nổ còn tham gia vào các phong trào hoạt động, các
chương trình có u cầu lớp cử sinh viên đi thì sẽ chia đều cho cả lớp, tuy nhiên có tình
trạng các bạn chỉ tham gia cho có lệ và khơng q hứng thú với các sự kiện đó.
Về mặt học tập, điểm trung bình chung tích lũy của cả lớp nhìn chung ở mức
khá cao. Năm nhất và năm hai, lớp có trung bình 5-7 bạn có thành tích xuất sắc và nhận
được mức học bổng khuyến khích học tập của trường. Do đến năm 3, trường thay đổi
điều kiện nhận học bổng cho nên chỉ có từ 1-2 bạn nhận được học bổng mỗi kỳ. Bên
cạnh đó, ở thời điểm hiện tại lớp khơng có thành viên nào có mức điểm GPA ở dưới
mức điều kiện ra trường (<2.5/4).
Do tình hình dịch bệnh COVID19 nên lớp phải học online đa số thời gian nên
việc tham gia các phong trào cũng bị giảm xuống và ảnh hưởng khá nhiều.

2. THỰC TRẠNG CÁC PHONG TRÀO HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP
Hầu hết các khoa/viện của trường đều tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao
hoặc các sân chơi bổ ích. Tuy nhiên, do tuỳ nhu cầu mà các thành viên sẽ tham gia các
phong trào mà các bạn thấy hứng thú. Đa số các hoạt động ngoại khóa đều thu hút nhiều
sinh viên tham gia, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số hoạt động mà sinh viên chưa
thực sự quan tâm.


11 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


30

27
23.5

25
20
15

15

12.3

9.6

10

Tỷ lệ %

5

1.5

0
Văn hóa văn
nghệ


Tình nguyện

Câu lạc bộ

Thể dục thể
thao

Nghiên cứu
khoa học

Các cuộc thi
phong trào

(Bảng 2: Các PTHĐ sinh viên lớp QH2018E QTKD CLC1 thường tham gia)
Đa số các hoạt động ngoại khóa đều thu hút nhiều thành viên tham gia, tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn cịn một số hoạt động mà sinh viên chưa thực sự quan tâm.
Thực tế cho thấy các hoạt động như hoạt động tình nguyện, các hoạt động văn
hóa văn nghệ thu hút đơng đảo thành viên lớp tham gia nh ất. Bên cạnh đó, hoạt động
khác chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
Nguyên nhân của sự khác biệt về tỷ lệ sinh viên tham gia có thể do đặc thù của
từng hoạt động. Điển hình như hoạt động nghiên cứu khoa học khi sinh viên tham gia
đòi hỏi phải có một lượng kiến thức căn bản nhất định về chuyên môn và hiểu được các
thuật ngữ. Trong khi nếu sinh viên tham gia các cuộc thi phong trào hay các hoạt động
văn hóa thể thao lại cần có sự đầu tư về thời gian.
Qua thống kê về mức độ quan tâm tới các hoạt động ngoại khóa, chúng ta có
thể thấy một số hoạt động được nhà trường chú trọng và khuyến khích sinh viên tham
gia nhưng lại chưa được sinh viên quan tâm, mặc dù những hoạt động này đều rất bổ ích
cho sinh viên khi tiếp cận với môi trường làm việc sau này.
2.1.


Các hoạt động văn hóa, văn nghệ

Tại Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN, hoạt động văn hóa văn nghệ đã và
đang phát triển rất mạnh, đa dạng về hình thức cũng như nội dung. Các hoạt động văn
hóa văn nghệ được tổ chức vớ i thời gian phù hợp và không gây ảnh hưởng tới việc học
của sinh viên. Đây là sân chơi và là nơi thể hiên các tài năng, năng khiếu của sinh viên,
ngồi ra cịn tạo ra một bầu khơng khí sơi nổi. Chẳng hạn như ngày các buổi lễ tốt
nghiệp, trao giải thưởng, ngày hội thành lập trường, một chút khơng khí ca nhạc sẽ gây
được sự chú ý. Ngoài ra, các bạn sinh viên tham gia Câu lạc bộ âm nhạc SOS và Câu
lạc bộ nhảy S-Dancing rất tích cực tham gia.
2.2.

Các hoạt động thể dục thể thao

Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN đã tổ chức rất nhiều cuộc thi về thể dục
thể thao cho sinh viên tồn trường. Tiêu biểu phải kể đến giải bóng đá của các khoa
12 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Khoa Kế toán - Kiểm toán và các
cuộc thi khác được rất nhiều sinh viên tham gia và ủng hộ.
2.3.

Các cuộc thi phong trào Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và của Viện

Hiện nay việc tổ chức các cuộc thi phong trào cấp khoa, cấp trường là một trong
những điểm mạnh về hoạt động ngoại khóa của trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN.
Cuộc thi cấp trường như: Đại hội thể thao Ulympics, Spotlights,.. . Cuộc thi chuyên
ngành của Viện QTKD do CLB BA+ tổ chức như: Business Challenges.

2.4.

Các hoạt động tình nguyện

Tại trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN hiện nay, các hoạt động tình nguyện
được tổ chức với quy mô rất đa dạng và phong phú, xuyên suốt từ đơn vị lớp, khoa cho
tới tồn trường. Trong đó, hoạt động tình nguyện trọng tâm là trong Câu lạc bộ Tình
nguyện BHVC, Câu lạc bộ Vận động hiến máu. Đồng thời, nhiều hoạt động đã và đang
được tổ chức như: vận động quyên góp tiền ủng hộ, từ thiện, Chương trình mùa hè xanh,
tiếp sức mùa thi, tổ chức lễ ra quân tháng thanh niên, Tổ chức chương trình “Mùa đơng
ấm” ủng hộ chăn, quần áo, ủng, dép, mì tôm....cho các em nghèo vùng cao, trao bánh
chưng cho một số trung tâm tình thương đón tết. Hầu hết chúng đều trở thành hoạt động
truyền thống và được tổ chức hằng năm, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia.
2.5.

Nghiên cứu khoa học

NCKH cịn giúp sinh viên hình thành tư duy phản biện, tư duy độc lập và tư duy
sáng tạo. Những loại kỹ năng và tư duy này là hành trang không thể thiếu cho sinh viên
trong công việc sau khi ra trường. Tuy 100% thành viên lớp đã làm ít nhất 1 bài NCKH
tuy nhiên đa số là do yêu cầu bắt buộc của nhà trường, rất ít thành viên thực sự hứng thú
với việc làm NCKH chuyên sâu.
2.6.

Hoạt động bồi dưỡng nghề nghiệp

Mơ hình tham quan, kiến tập, thực tập, trải nghiệm thực tế đang được Lãnh đạo
trường và Viện QTKD đặc biệt quan tâm. Lớp cũng đã từng được đi tham quan mơ hình
kinh doanh tại Học viện Viettel vào năm 2. Sau các chuyến đi tham quan mơ hình kinh
doanh, sinh viên đã được mở mang thêm nhiều điều mới, bổ sung vào kiến thức của

mình từ thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp.

3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
SỰ THAY ĐỔI
Phong trào oạt động có tầm quan trọng rất lớn, mang lại lợi ích thiết thực cho
SV. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức các phong trào hoạt

13 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


động của lớp. Hầu hết các yếu tố này đều có xu hướng ảnh hưởng xấu, trong đó yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp bắt nguồn từ chính bản thân sinh viên.
3.1.

Nhận thức của sinh viên về tầ m quan trọng của hoạt động ngoại khóa

Nhận thức ln đóng vai trị quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Khi
sinh viên nhận thức được tính cần thiết của việc tham gia các PTHĐ thì việc tham gia
sẽ tích cực hơn, sự đóng góp của các thành viên vào cơng tác tổ chức, tuyên truyền cho
hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời việc tiếp thu các kiến thức thu được trong quá trình
hoạt động sẽ hiệu quả hơn.
Nội dung

Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng

46

Quan trọng


37

Ít quan trọng

15

Khơng quan trọng

2

(Bảng 3: Tầm quan trọng các PTHĐ đối với sinh viên lớp QH2018E QTKD CLC1)
Qua kết quả khảo sát cho thấy sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tham
gia phong trào hoạt động. Trong đó, tỷ lệ sinh viên đánh giá PTHĐ có vai trị quan trọng
chiếm 46%, quan trọng chiếm 37%. Như vậy, đa số SV đều đánh giá và nhận thức được
tầm quan trọng và sự cần thiết của PTHĐ. Tuy nhiên, cịn khơng ít sinh viên có nhận
thức chưa cao về tầm quan trọng của PTHĐ. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến ý thức
tham gia của sinh viên với PTHĐ.
Nội dung

Tỷ lệ (%)

Lấy thành tích

7

Tâm lý đám đơng

24


Bị ép buộc

8

Sở thích

61

(Bảng 4: Lý do sinh viên tham gia các phong trào hoạt động)
Quan bảng khảo sát cho thấy, lý do lớn nhất sinh viên tham gia PTHĐ đó là dựa
trên sở thích của mình chiếm 61%. Tiếp đến dựa trên tâm lý đám đông mà lựa chọn
tham gia chiếm 24%. Đây là cơ sở quan trọng xác định đưa ra PTHĐ dựa trên nhu cầu
và sở thích của sinh viên.
Lợi ích của PTHĐ rất đa dạng và phong phú chính như nội dung của nó, mỗi cá
nhân khi tham gia hoạt động đều có thể cảm nhận được lợi ích của mỗi hoạt động xuất
phát từ chính nhu cầu của mình. Việc xác định được lợi ích khi tham gia các hoạt động
cho thấy được nhu cầu của sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện để từ đó nhà quản
14 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


lý có hướng tổ chức các hoạt động thiết thực đáp ứng được nhu cầu của sinh viên cũng
như định hướng được nhu cầu của sinh viên theo mục tiêu giáo dục của nhà trường, đáp
ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
Nội dung

Tỷ lệ (%)

Trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết

39.4


Mở rộng các mối quan hệ

23.6

Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học

22

Có thêm những trải nghiệm mới mẻ, thú vị

15

Khơng có gì

0

(Bảng 5. Lợi ích khi tham gia phong trào hoạt động đối với sinh viên)
Qua kết quả khảo sát số liệu ở bảng trên ta có thể thấy lợi ích cao nhất khi sinh
viên tham gia PTHĐ là trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết chiếm 39.4%. Các PTĐ còn
giúp sinh viên tự tin, rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, làm việc
nhóm, quản lý, xử lý tính huống, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tạo mối quan hệ,… Qua
đó sinh viên sẽ trưởng thành hơn, biết vận dụng các kỹ năng trong học tập, cuộc sống
và công việc tương lai.Tiếp đến, PTHĐ giúp SV mở rộng mối quan hệ chiếm 22%.

3.2.

SV không sắp xp được thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa

Theo con số thống kê thì có 42% sinh viên đưa ra lí do này để giải thích cho

việc họ khơng thể tham gia các phont trào hoạt động. Nguyên nhân thời gian của sinh
viên bị hạn chế có thể do sinh viên quá bận rộn cho việc học tập. Việc học ở trường, học
thêm ngoại ngữ và thời gian tự học đã chiếm dụng hết quỹ thời gian của họ khiến họ
không đủ thời gian để tham gia các hoạt động còn lại. Bên cạnh đó, có một số hoạt động
được tổ chức vào thời gian gần với các kỳ kiểm tra, kỳ thi, đặc biệt là tổ chức vào các
dịp lễ, nghỉ hè khiến một số sinh viên quê ở xa không thể tham gia được. Do đó, việc tổ
chức các phong trào hoạt động vào các thời gian này thì sẽ khơng thu hút được nhiều
sinh viên tham gia. Hay những sinh viên năm thứ 4 do việc học, việc đi thực tập q bận
rộn thì càng khơng thể tham gia các hoạt động ngoại khóa một cách tích cực; những sinh
viên phải đi làm thêm để trang trải giúp gia đình thì việc họ dành thời gian cho các hoạt
động càng khó khăn hơn.
Ngồi những lí do trên, cịn có m ột số lí do chủ quan khác như một số sinh viên
không chú trọng việc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Có đến 46% sinh viên cho
rằng hoạt động ngoại khóa ít quan trọng đối với bản thân sinh viên, số sinh viên tham
gia hoạt động ngoại khóa do tâm lí đám đơng chiếm 24% hoặc bị ép buộc chiếm hơn
8%. Những con số này cho chúng ta th ấy có rất nhiều sinh viên đang thờ ơ, khơng quan
tâm, chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa. Mà phần lớn họ dành nhiều thời cho những
15 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


trị giải trí như game, đi chơi, tụ tập bạn bè ăn uống, lên mạng xã hội … Các trò giải trí
đó đã chiếm hết thời gian của họ và họ sẽ khơng cịn quan tâm đến việc tham gia các
hoạt động ở trường.
3.3.

Các yu tố khách quan khác

Do dịch bệnh nên không thể tổ chức các hoạt động trực tuyến như mọi khi và
hình thức tổ chức hoạt động online đang dần trở nên phổ biến hơn. Những hoạt động
đòi hỏi sự tham gia trực tiếp từ các bạn sinh viên khơng cịn phù h ợp, sự ảnh hưởng từ

các hoạt động khác xoay quanh đời sống sinh viên thu hút và thú vị hơn nên đã ảnh
hưởng rất nhiều đến tinh thần tổ chức hoạt động của lớp.
Đã q lâu khơng được đến trường và trị chuyện, tham gia nhiều hoạt động
cùng nhau cũng đã phần nào ảnh hưởng đến sự ngại, lười tham gia của các thành viên
lớp. Cảm giác lạ lẫm, ngại ngùng lẫn nhau quá lớn khiến các hoạt động của lớp khơng
cịn là sự kiện thu hút như mọi lần. Sự đình trệ tham gia các hoạt động gần một năm
khiến bản thân mỗi người khơng muốn và khơng có nhu cầu tham gia.

4. KẾT LUẬN
Chất lượng học tập của các bạn sinh viên tại lớp QH2018E QTKD CLC1 ngồi
những thành tích nổi bật thì vẫn cịn nhiều hạn chế, đa phần là trong việc tổ chức các
hoạt động tại lớp chưa được tốt và cụ thể, tinh thần gắn kết giữa các bạn sinh viên trong
lớp chưa được cao. Muốn đưa chất lượng học tập và đẩy mạnh sự gắn bó của cả lớp thay
đổi trong tổ chức là điều cần thiết, không chỉ đối vớ i ban cán sự lớp mà cá nhân mỗi
sinh phải tự có tinh thần trách nhiệm trong việc thay đổi tổ chức học tập và tham gia các
hoạt động để có thể có xây dựng mơi trường tốt hơn. Đặc biệt là trong thời buổi như
hiện nay thì tinh thần của mỗi cá nhân càng phải mạnh mẽ hơn thì mới có thể thực sự
gắn bó được cả lớp.

16 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


CHƯƠNG I II. ĐẾ XUÂ T VÂ KHUÝ Ế N NGHI
1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THEO SỰ THAY ĐỔI CẦN ĐẠT ĐƯỢC
1.1. Về phía sinh viên
Một là, sinh viên phải luôn nhớ rằng việc học vẫn là trên hết. Mặc dù hoạt động
ngoại khóa quan trọng nhưng thành tích trên lớp, điểm số các kỳ thi và năng lực học tập
vẫn là yếu tố quyết định trong quá trình tuyển sinh. Một sinh viên có kết quả học tập tốt
là chưa đủ, nhưng một sinh viên có k ết quả học tập khơng tốt thì khó mà làm nên chuyện.
Vì vậy sinh viên đừng để bị cuốn theo và tốn quá nhiều thời gian cho những hoạt động

ngoại khóa mà bỏ bê chuyện học, phải biết sắp xếp thời gian hợp lý để dung hòa giữa
việc học và việc tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Hai là, nguyên tắc vàng trong hoạt động ngoại khóa là làm những gì mà sinh
viên thực sự yêu thích. Đừng tham gia một hoạt động chỉ để làm đẹp cho hồ sơ tuyển
dụng, chẳng hạn đi tình nguyện chỉ vì muốn gây ấn tượng với Ban tuyển sinh... Khơng
có niềm đam mê nào là khơng dựa trên sở thích cá nhân, có niềm u thích thì làm gì
cũng có hứng thú. Vì vậy, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa đều phải dựa trên
niềm u thích.
1.2.

Về phía nhà trường,về phía Đồn trường và Hội sinh viên, Câu lạc bộ và lớp
học

Qua việc khảo sát ý kiến của các sinh viên trong lớp đã làm rõ được những thiếu
sót trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường. Từ đó, giúp ban tổ chức đề ra
những giải pháp khắc phục những yếu kém hiện tại, nhằm cải thiện và nâng cao chất
lượng các hoạt động ngoại khóa. Do đó cần tiến hành thay đổi.

2. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với sinh viên
Bước 1: Dành những năm đầu tiên ở trường Đại học để tham gia nhiều hoạt
động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, sau đó tìm ra những hoạt động mà bạn u thích và
có khả năng nhất. Bắt đầu sớm cũng giúp sinh viên có được các vị trí lãnh đạo.Vì những
năm đầu ở đại học là những năm đại cương và chưa chuyên ngàn nên việc học không
nỗi căng thẳng, sinh viên năm nhất và năm hai nên tận dụng khoảng thời gian này.
Bước 2: Sau khi đã tìm ra các hoạt động tâm huyết, sinh viên cần sắp xếp chúng
vào thời khóa biểu và xem xét với khoảng thời gian nào thì sinh viên có thể tham gia tới
mức hiệu quả. Hãy cố gắng gắn bó và tận tâm vớ i các hoạt động mà sinh viên cho là phù
hợp và là điểm mạnh của đặc tính cá nhân của mình.


17 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


Bước 3: Tận dụng mùa hè của sinh viên để tham gia các trại hè, trại tình nguyện,
các dự án, các công việc làm thêm... hoặc bất kỳ một hoạt động thiết thực mới mẻ nào
mà sinh viên chưa từng thử.
Ngoài ra, sinh viên cũng cần kết hợp cả chiều rộng với chiều sâu, vì điều đó
chứng tỏ sự “tồn diện” của mình. Ví dụ, một sinh viên tham gia một đội kịch, một câu
lạc bộ và chơi bóng đá thì bạn sẽ nổi trội hơn một số sinh viên chỉ tham gia thể thao (đặc
biệt là khi bạn chơi thể thao khá/giỏi nhưng mà khơng xuất chúng thì nên tham gia các
hoạt động khác vào). Cũng giống như thể thao,... với các hoạt động ở nơi khác (tình
nguyện, trại hè...) cũng chứng tỏ khả năng của sinh viên không chỉ bó hẹp trong phạm
vi trường học mà cịn vươn xa rất nhiều.
2.2.

Đối với nhà trường,về phía Đồn trường và Hội sinh viên, Câu lạc bộ và lớp
học

Để giải quyết khó khăn trên thì nhà trường nên cân nhắc trong việc ấn định
nguồn kinh phí phù hợp tạo điều kiện để ban lãnh đạo Đoàn, khoa tổ chức tốt các hoạt
động ngoại khóa. Bên cạnh đó, chúng nên tìm nguồn tài trợ bên ngồi từ các cơng ty,
ngân hàng... Có được nguồn kinh phí đầy đủ sẽ tạo được các chương trình, hoạt động
lớn và có nhiều phần thưởng hấp dẫn, nội dung và hình thức phong phú hơn. Từ đó,
chắc chắn sẽ thu hút nhiều sinh viên tham gia hơn.
Một trong những điều chưa được thực hiện tốt trong các hoạt động ngoại khóa
ở trường là cơng tác marketing, qu ảng bá và truyền thơng. Điều này có thể dễ dàng cải
thiện bằng việc treo các poster, áp phích qu ảng bá ở nhiều cơ sở khác của trường, với
nội dung hấp dẫn, sáng tạo, phong cách mới mẻ,... nhằm thu hút sự quan tâm của sinh
viên. Ngoài ra, Ban tổ chức có thể gửi mail có đính kèm thơng tin về các hoạt động
khoại khóa đang diễn ra đến hộp mail của từng lớp. Đây cũng là một cách truyền thông

hiệu quả, vừa giúp truyền tải thông tin tới sinh viên nhanh chóng và đầy đủ hơn, vừa
giúp tiết kiệm một phần kinh phí cho Ban t ổ chức. Trong thời buổi cơng nghệ thơng tin,
phía Nhà trường kết hợp Đồn trường có thể lập Fanpage để sinh viên biết về thơng tin
hoạt động. Ngồi ra, giải pháp góp phần nâng cao về marketing được đưa ra là phải biết
tận dụng nguồn lực cộng tác viên, vì chắc chắn tất cả các khoa đều có cộng tác viên cho
khoa mình.Vì vậy, cần phải lựa chọn người lãnh đạo sao cho việc quản ký và phân chia
nhiệm vụ cho thật hiệu quả khi bắt đầu tổ chức một hoạt động ngoại khóa nào đó.Lúc
này, ban tổ chức sẽ cử các cộng tác viên đến các lớp để phổ biến và giới thiệu về hoạt
động ngoại khóa sắp tổ chức của mình. Ví dụ, một khoa tổ chức cuộc thi về lĩnh vực
kinh tế, thì các cộng tác viên sẽ đến từng lớp trong giờ ra chơi, đầu giờ học hay cuối giờ
học để truyền đạt, thông báo kế hoạch tiến hành như thế nào, cụ thể cuộc thi hùng biện
sẽ được tổ chức ở đâu, hình thức là theo nhóm hay cá nhân, giải thưởng ra sao, nội dung
thi thuộc mơn nào... Bởi sự thật là các khoa có số cộng tác viên lớn, nên hãy tận dụng

18 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


các nguồn lực này, đây đều có lợi cho ban tổ chức và cộng tác viên vì các bạn sẽ học
được cách truyền thơng, marketing lẫn kỹ năng nói chuyện trước đám đông.
Bên cạnh việc cải thiện công tác marketing về hình thức thì nội dung chứa đựng
trong đó cũng cần phù hợp với quy mô và sự quan tâm của sinh viên. Việc marketing
tốt nhưng nội dung không phù hợp với nội dung đã giới thiệu như về quy mô, về chủ đề,
về thời gian,... sẽ gây cảm giác hụt hẫng ,thất vọng trong sinh viên và ấn tượng khơng
tốt về các chương trình ngoại khóa của trường. Do đó, ban tổ chức cần có cơng tác
marketing tốt và thiết kế chương trình sao cho phù hợp với nhu cầu hiện tại của sinh
viên.
Trong một hoạt động ngoại khóa thì kinh nghiệm tổ chức cũng rất quan trọng.
Cho nên, nếu tổ chức một hoạt động ngoại khóa mà trong đó kỹ năng tổ chức các hoạt
động ngoại khóa của cán bộ Đồn hội, Ban cán sự lớp... cịn yếu kém, khơng có sự lơi
cuốn hoăc làm việc khơng tích cực thì sẽ dễ xảy ra sai xót, khiến các bạn sinh viên hiểu

sai nội dung, khơng có h ứng thú tham gia... T ừ đó ảnh hưởng tới số lượng sinh viên
tham gia và hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa. Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao kỹ
năng tổ chức cho cán bộ Đoàn hội, Ban cán sự lớp… là nội dung cần thiết trong việc tổ
chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Để làm được điều này, cần phải dành nhiều
thời gian tổ chức tập huấn cho cán bộ Đoàn hội, Ban cán sự lớp,..để đội ngũ này có điều
kiện giao lưu, học tập những người đi trước, để họ có thể rút kinh nghiệm cho bản thân,
từ đó nâng cao trình độ về chun môn nghiệp vụ trong việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
Ngồi ra, khi t ổ chức hoạt động ngoại khóa, ban tổ chức cần phải chắc chắn
thực hiện đúng tiến độ như kế hoạch. Không nên tổ chức bất cứ hoạt động nào trái ngược
với kế hoạch hoặc poster đã quảng cáo. Điều này gây khó khăn và khơng cịn lơi cuốn
sinh viên nữa.

19 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


KẾT LUẬN
Tổ chức các hoạt động gắn kết sinh viên là một phương pháp hiệu quả giúp nâng
cao chất lượng đào tạo đại học nói chung và lớp QH2018E QTKD CLC1 nói riêng. Với
đặc thù của ngành nghề đào tạo cần nhắm tới con người làm ra sản phẩm. Hoạt động
ngoại khóa giúp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tương
lai.
Sau quá trình tìm hiểu thực trạng về tình hình hoạt động ngoại khóa và lớp
QH2018E QTKD CLC1. Bài nghiên cứu đã hiểu rõ hơn về cơ cấu cũng như quy mô tổ
chức của các hoạt động ngoại khóa. Đồng thời phát hiện ra những điểm chưa tốt của các
hoạt động. Từ đó, đề xuất những giải pháp thay đổi nhằm nâng cao chất lượng của các
hoạt động ngoại khóa hiện nay.
Với đề tài nghiên cứu về Quản trị sự thay đổi về tổ chức phong trào hoạt động
của lớp Quản trị Kinh doanh CLC1 khoá QH2018E của Trường Đại Học Kinh Tế ĐHĐGHN” tuy có nhiều hạn chế nhưng hy vọng góp phần có ích. Đề tài vẫn cịn nhiều
hạn chế, do thời gian thực hiện còn nhiều hạn hẹp, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi lớp

QH2018E QTKD CLC1, cũng như các mục hỏi khi khảo sát chưa đa dạng về nội dung,
ngồi ra, mẫu khảo sát cịn giớ i hạn trong phạm vi 20 mẫu nên chưa thật sự đánh giá tốt.
Tuy nhiên, hy vọng với đề tài này sẽ là cơ sở hữu ích để đề ra những giải pháp tốt nhất
nhằm nâng cao các hoạt động ngoại khóa hiện tại.

20 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Trương Quang Dũng (2007), “Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường phổ thơng hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo,
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10/2007, Tr 18 - 19.
3. Lê Tuấn Huỳnh Cẩm Giang (2007), “Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ người
học”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10/2007, Tr
27.
4. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Đặng Vũ Hoạt (2001), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bài giảng môn Quản trị sự thay đổi.

21 | Q u ả n t r ị s ự t h a y đ ổ i



×