Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Chuẩn bị cho sự thay đổi trong tổ chức docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.74 KB, 2 trang )

Chuẩn bị cho sự thay đổi trong tổ chức
Giống như trước một vụ mùa cần phải cày bừa cho đất, một tổ chức cũng phải biết cách
chuẩn bị thật tốt trước khi có bất kỳ thay đổi nào trong hệ thống của mình. Điều này có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đáng
tin cậy.
Rất nhiều nhà lãnh đạo có kinh nghiệm đã khẳng định rằng:
thay đổi trong cách làm việc của một tổ chức sẽ phát huy
hiệu quả tối đa khi tổ chức đó biết tôn trọng giá trị của mỗi
nhân viên và khả năng đóng góp của họ. Việc thay đổi
nhân sự cũng như quản lý sẽ rất đơn giản với tổ chức nào
đề cao quy tắc truyền thông hai chiều liên tục và thành thật
giữa lãnh đạo - nhân viên.
Một tổ chức cũng sẽ thay đổi dễ dàng hơn nếu nhận được
sự đồng ý của toàn bộ các thành viên. Để có nhiều người
tán thành nhất và những thay đổi hiệu quả nhất, hãy làm
theo các bước sau đây:
Bước 1: Cung cấp càng nhiều thông tin tới càng nhiều nhân viên về tình hình của tổ chức càng
tốt. Hãy chia sẻ với họ những thông tin tài chính, những phản hồi của khách hàng, những kết
quả nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên về tổ chức, những dự án công nghiệp, những
thách thức.
Các quyết định thay đổi trong công việc phải hoàn toàn dựa trên những dữ liệu cơ sở đáng tin
cậy. Nhân viên của bạn cũng sẽ hiểu và đồng ý rằng thay đổi là cần thiết. Họ có thể không đồng
ý với việc thay đổi cái gì, như thế nào nhưng lãnh đạo phải làm cho họ phải chấp nhận với các
lý do và không còn băn khoăn liệu có nên thay đổi hay không.
Bước 2: Bạn cần phải thúc đẩy cho sự thay đổi của tổ chức. Ví dụ như một buổi họp mặt cho
nhân viên chẳng hạn. Hãy giải thích cho họ chuyện gì sẽ xảy ra nếu như họ không thực hiện
những thay đổi cần thiết. Hãy chia sẻ thông tin một cách chân thực nhất và dùng các dữ liệu để
thuyết phục.
Bước 3: Dành thêm thời gian và làm việc với những người trực tiếp quản lý nhân viên để chắc
chắn rằng họ hiểu, trao đổi, ủng hộ việc thay đổi. Những hành động và cách làm của họ giúp
tạo ra quan điểm cho số đông nhân viên.


Bước 4: Sắp xếp lại cách làm việc của tổ chức để thuận lợi cho việc thay đổi. Nó bao gồm việc
công nhận và trao thưởng, kỷ luật, đền bù, thăng tiến, thưởng công Sự rõ ràng, kiên định
xuyên suốt hệ thống của toàn bộ nhân lực trong công ty sẽ giúp cho việc thay đổi nhanh chóng
thành công.
Bước 5: Đây mới là lúc bạn thực hiện những thay đổi trong mạng lưới nội bộ của tổ chức như
bạn mong muốn. Nếu như bạn có thể tạo ra được một mạng lưới thông tin nội bộ không chính
thức, chẳng hạn như việc ăn trưa ở căng-tin của công ty và bàn luận về những sự thay đổi một
cách tích cực với mọi người, họ sẽ trở thành những “kênh truyền thông tin” rất hiệu quả.
Trên đây là những bước quan trọng khiến cho nhân viên của bạn để tâm đến những thay đổi
trong quá trình quản lý của tổ chức. Điều này còn có ý nghĩa rất quan trọng cho một tổ chức
nhằm tạo được niềm tin và sự chân thành cho nhân viên của mình.
Anh Tuấn
Theo HumanResources

×