Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sự thay đổi trong tổ chức và hoạt động của Mafia Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.97 KB, 8 trang )

1. Các yếu tố tác động
Sự thay đổi trong tổ chức và hoạt động của Mafia Mỹ xuất phát từ nhiều yếu tố,
trong đó phải kể đến:
1.1. Sự thay đổi của nền kinh tế cũng như xã hội Mỹ
Trở lại với lịch sử phát triển của Mafia Mỹ, năm 1919 sự kiện quốc hội Mỹ
thông qua điều khoản bổ sung Hiến pháp thứ 18 ngăn cấm việc sản xuất và buôn bán
rượu đã trao cho giới tội phạm nói chung và các tổ chức Mafia nói riêng một “món quà
vô giá” - tạo ra thời kì phát triển hưng thịnh của Mafia Mỹ với hoạt động chính là buôn
lậu rượu. Nhưng cũng chính Quốc Hội Mỹ, tháng 2 – 1933, thông qua tu chính luật số
21 bãi bỏ việc ngăn cấm rượu đã làm cho các ông trùm Mafia phải tìm kiếm những
mảnh đất mới như “kỹ nghệ kinh doanh cờ bạc” để duy trì hoạt động. Họ tham gia sâu
hơn vào nền kinh tế với những dịch vụ khác nhau. Sự thay đổi về hoạt động của Mafia
Mỹ sau thời kỳ cấm giúp cho các tổ chức tội phạm này được hiện đại hóa và tham gia
sâu hơn vào nền kinh tế. Tuy nhiên, những mảnh đất màu mỡ luôn thu hút nhiều người
và khi họ cùng muốn có lợi nhuận tuyệt đối thì xung đột sẽ xảy ra. Đó chính là lí do
dẫn đến cuộc chiến đẫm máu giữa các ông trùm hay còn gọi là “ Castellaminarese
War” – sự kết thúc của cuộc chiến này dẫn đến sự ra đời của Laco Sa Nostra do ông
trùm Lucky Luciano của gia đình Genovese thành lập còn được hiểu là “hội đồng các
ông trùm”, cách thức tổ chức mới của Mafia Mỹ. Có thể thấy, những thay đổi về chính
sách kinh tế đã tác động đến hoạt động của tổ chức tội phạm Mafia Mỹ, từ chỗ hoạt
động riêng rẽ các tổ chức này phối hợp, gắn kết với nhau tạo ra sức mạnh lớn hơn để
thực hiện các hành vi phi pháp.
Tuy nhiên, cũng chính những thay đổi của nền kinh tế Mỹ nửa sau thế kỷ XX đã
đưa Mafia Mỹ vào bước vào giai đoạn thoái trào. Khi chiến tranh thế giới thứ II kết
thúc, kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ ổn định và phát triển, với chính sách mới phát triển
tập trung công nghiệp. Các chương trình xã hội cơ bản được thực hiện (từ những năm
1960) như an sinh xã hội và bảo hiểm ý tế cung cấp thu nhập hưu trí và bảo hiểm y tế
người già vẫn được duy trì cho đến ngày nay … xã hội Mỹ nói chung và người Mỹ nói
riêng văn minh hơn làm cho “thị trường đen” bị hạn chế sự phát triển.
Đặc biệt chính sách giáo dục phát triển tác động đến phần lớn cư dân Mỹ, trong
đó có cả những con cái của những người Ý nhập cư hòa nhập vào xã hội Mỹ, bị Mỹ


hóa, thay vì tham gia vào các hoạt động phạm pháp của các gia đình Mafia họ tham gia
vào thị trường lao động hợp pháp ở Mỹ. Điều này làm cho Mafia thiếu thành viên và
các hoạt động phi pháp tụt giảm. Các tổ chức Mafia phải thu nạp cả những người
không phải gốc Ý làm thành viên, phạm vi hoạt động ngày càng thu hẹp … Cùng với
hoạt động truy quét các tổ chức tội phạm của chính quyền liên bang, Mafia Mỹ đã
bước vào giai đoạn thoái trào vào cuối thế kỷ XX.
Có thể khẳng định, sự thay đổi và phát triển của kinh tế Mỹ có ảnh hưởng vô
cùng mạnh tới hoạt động cũng như tổ chức của Mafia Mỹ. Nếu như thị trường bất hợp
pháp phát triển mạnh khi thị trường hợp pháp không đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội,
thì sự điều tiết thị trường thông qua những chính sách kinh tế hợp lí của chính phủ Mỹ
đã giúp quốc gia này giải quyết thuận lợi các vấn đề xã hội. Do đó, để duy trì sự tồn tại
của mình Mafia Mỹ cũng phải thu hẹp phạm vi hoạt động và thay đổi cơ cấu tổ chức.
1.2. Sự phát triển của các tổ chức tội phạm khác
Nếu như khi nhắc đến tổ chức tội phạm ở Ý, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các gia
đình Mafia khét tiếng, thì khi nhắc đến các tổ chức có tội phạm tại Mỹ còn có rất nhiều
những hình thức tổ chức tội phạm khác mà không phải là Mafia.
Trước tiên, phải kể đến American Power (quyền lực Mỹ) được thành lập từ
những năm 1980, lúc đầu chỉ là một nhóm lang thang đường phố. Sau đó, nhóm này
mới phát triển thành tổ chức tội phạm có khoảng 200 thành viên, quan hệ mật thiết với
nhiều nhóm tội phạm da đen và Mafia Mexico. Đây là tổ chức có nhiều hành vi phi
pháp với nhiều hình thức phạm tội khác nhau. Nổi bật có những cách thức phạm tội
với công nghệ cao với nhóm thành viên cao cấp với biệt danh “những tên trộm hợp
pháp”. Như vậy, không giống như kết cấu chặt chẽ của Mafia Mỹ, tổ chức tội phạm
mới trên đất Mỹ có kết cấu đa dạng hơn, đồng thời các hình thức phạm tội cũng không
dừng lại ở dùng bạo lực, tàn sát của Mafia Mỹ mà được thực hiện ở những mức độ tinh
vi hơn.
Mặt khác, hoạt động – tổ chức của Mafia Mỹ còn chịu sự chi phối của các tổ
chức tội phạm nước ngoài. Trong đó, không thể không kể đến các tổ chức tội phạm –
băng nhóm xã hội đen của Nga, với sự hung hãn tàn ác triệt để các tổ chức tội phạm
Nga xâm nhập thị trường đen ở Mỹ, nhất là thị trường buôn bán vũ khí đã làm cho thị

trường này của Mafia Mỹ thu hẹp và việc tồn tại của Mafia Mỹ trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra còn có băng nhóm Sinaloa – tổ chức tội phạm quyền lực nhất tại Mexico. Đây
là tổ chức nắm giữ khoảng một nửa số ma túy ra khỏi biên giới Mexico và hoạt động
tại một thành phố có biên giới giáp Mỹ đồng thời cũng là một cảng buôn lậu quốc tế.
Sự hiện diện của tổ chức này trên đất Mỹ sẽ chi phối một cách mạnh mẽ thị trường ma
túy cũng như hoạt động buôn lậu vốn là mảnh đất làm ăn của Mafia Mỹ.
Có thể thấy, sự xuất hiện của các tổ chức tội phạm mới cũng như sự xâm nhập
của các tổ chức tội phạm từ các quốc gia khác đã ảnh hưởng không nhỏ tới phạm vi
hoạt động và tổ chức của Mafia Mỹ.
1.3. Sự giảm sút tính tôn nghiêm và tuân thủ các quy tắc ứng xử
Sự giảm sút tính tôn nghiêm và việc tuân thủ các quy tắc ứng xử cũng có sự tác
động không nhỏ đối với tổ chức và hoạt động của Maffia Mỹ. Nói đến tổ chức và hoạt
động của bất kì Mafia nào thì không thể không nhắc đến luật im lặng hay còn gọi là
luật Omerta – đây là một nét đặc sắc trong truyền thống Mafia. Đối với các thành viên
Mafia hay bất kì người nào biết về tổ chức này, luật Omerta nghĩa là không bao giờ
được phép tiết lộ cho cảnh sát hay chính phủ biết về công việc của Mafia cũng như sự
tồn tại của tổ chức. Theo truyền thống, tên Mafia nào phá vỡ luật Omerta sẽ bị băng
nhóm xử tử rất tàn bạo. Cho nên những người thực thi luật Omerta thường là vì sợ
nhiều hơn là cam đảm. Nếu như trước đây luật Omerta được coi là một quy tắc hàng
đầu, là một trong những lí do khiến Mafia tồn tại được lâu dài và rất khó phát hiện. thì
cho đến nay có ngày càng nhiều tên tội phạm đã bước qua lời thề Omerta. Kẻ đầu tiên
phản bội luật Omerta là Joe Valachi, một thành viên cấp cao của mafia. Vào năm 1963,
do lo ngại bị sát hại, Valachi đã lên tiếng khẳng định sự tồn tại của tổ chức Mafia trước
tòa án quốc hội Mỹ và đã nêu tên những gia đình Mafia hàng đầu tại New York khi đó
là Lucchese, Gambino, Bonanno, Genovese. Sự kiện này đã cho thấy rằng luật Omerta
trong giới Mafia không còn nhiều hiệu lực như trước nữa. Đồng thời chính quyền Mỹ
mới vỡ lẽ ra một sự thật rất đơn giản đó là các nhân chứng im lặng là do sợ bị trừng
phạt. Do vậy, đến năm 1971, chương trình bảo vệ nhân chứng toàn liên bang đã chính
thức có hiệu lực. Từ khi chương trình này ra đời, đã có hơn 7000 người đưa ra các lời
khai chống lại các băng nhóm tội phạm như Mafia, tiêu biểu như tháng 1/2005, ông

trùm Bonanno Joseph Massino - "Joe lớn" cũng đã dùng một máy ghi âm trộm để thu
thập bằng chứng chống lại kẻ kế nhiệm Basciano, khi tên này cùng tay chân đến thăm
hắn trong tù; trước đó, năm 1992, Salvatore Gravano - "Sammy bò mộng" - cũng đã
quay lưng lại bố già John Gotti, Gravano đã hợp tác với FBI, làm chứng trước toà đưa
ông trùm tới cái án chung thân… Sự hợp tác của các thành viên Mafia đã giúp FBI rất
nhiều trong việc có thêm chứng cứ để bắt và lập cáo trạng buộc tội các nghi phạm.
Thêm nữa, theo phân tích của Michael Woodiwiss - giáo sư thỉnh giảng Trường
Đại học West of England thì chất lượng các “ông trùm” ở New York giờ đây cũng
không cao, không có bản lĩnh như các ông trùm ngày xưa. Điều đó khiến cho tính tôn
nghiêm và trung thành của các thành viên với ông trùm không còn tuyệt đối như trước
nữa. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng các thành viên phá vỡ quy tắc Omerta
hàng loạt như trên.
Bên cạnh đó các nghi lễ mang tính truyền thống khi kết nạp thành viên mới của
những tổ chức này cũng đang dần bị mai một. D’’Angelo khi bị bắt đã khai rằng khi
các tay trùm chiêu mộ hắn, theo như quy định trong nghi thức hành lễ truyền thống thì
phải đốt bức tranh một vị thánh ngay trên tay anh ta. Tuy nhiên thay vào đó thì ai đó
đã viết chữ “thánh” vào một tờ giấy và thành viên mới chỉ cần gạch chéo lên nó. Điều
này đã làm cho việc thể hiện lòng trung thành của thành viên mới đối với tổ chức
không còn giữ được tính tôn nghiêm chặt chẽ như trước đây.
Như vậy qua thực tiễn trên có thể thấy, việc tính tôn nghiêm và quy tắc ứng xử
bị giảm sút chính là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của Mafia Mỹ
không còn là một bí ẩn lớn và dẫn đến tình trạng từ nửa sau thế kỉ XX Mafia Mỹ đang
lâm vào giai đoạn thoái trào.
1.4. Việc cải tổ toàn diện bộ máy chính trị của chính quyền Hoa Kỳ
Ngày nay, việc cải tổ toàn diện bộ máy chính trị của chính quyền Hoa Kỳ đã làm
giảm tình trạng tham nhũng, hối lộ của giới cầm quyền, điều này cũng có tác động rất
lớn tới hoạt động của các tổ chức Mafia ở Mỹ.
Xuất phát từ sự hiện đại hóa của xã hội, Mafia hoạt động ngày càng tinh vi hơn
dưới mọi hình thức hợp pháp và bất hợp pháp. Để có thể tồn tại được lâu dài và vượt
qua trót lọt trong các phi vụ làm ăn bất hợp pháp thì một trong những cách thức quen

thuộc mà các tổ chức Mafia thường hay sử dụng đó là dùng tiền để hối lộ giới cầm
quyền. Đây được coi là hoạt động phổ biến của các tổ chức tội phạm, trong đó Mafia
Mỹ cũng không nằm trong ngoại lệ. Khi bộ máy chính trị ở Hoa Kỳ còn lỏng lẻo; hệ
thống pháp luật chưa được chặt chẽ, thống nhất; cùng với các chính sách xã hội đối với
quan chức nhà nước chưa được thỏa đáng đã tạo ra kẻ hở cho một bộ phận quan chức
trong giới cầm quyền tiếp tay cho tội phạm Mafia. Đó cũng là thực tế của cuộc sống.
Bởi khi tổng số tiền lương trả một tháng thậm chí là cả một năm cho họ là quá ít ỏi so
với số tiền họ nhận được từ việc nhận hối lộ của Mafia trong một lần, thì việc họ phạm
pháp là rất dễ xảy ra. Xuất phát từ tình trạng như vậy, bên cạnh việc tiến hành công
việc cải tổ toàn diện bộ máy chính trị, Mỹ đã ban hành ra đạo luật chống tham nhũng
(racheteer ìnluenced and corput organization act),tăng lương cho quan chức, hàng năm
bù đắp thêm một khoản lương chống tham nhũng để giảm thiểu tình trạng tham nhũng,
hối lộ trong giới cầm quyền. Đạo luật này đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực của
nó, Mafia không còn điều kiện để hoạt động thuận lợi như trước và gặp nhiều khó khăn
hơn. Có thể thấy, những việc làm trên của nhà nước Mỹ đã có những ảnh hưởng đáng
kể trong việc làm suy giảm hoạt động của Mafia cũng như khiến cho tầm quan trọng
cũng như vị thế của của các tổ chức Mafia trong xã hội Mỹ giảm sút rõ rệt.

×