Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

LỊCH sử HÌNH THÀNH HINDU GIÁO ở ấn độ HUỲNH THỊ MỘNG TUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.16 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỢI VÀ NHÂN VĂN
---------Khoa: Đơng Phương Học
Bợ Mơn: Ấn Đợ Học

TIỂU ḶN ĆI KỲ
MƠN: NHẬP MƠN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỢ

TÊN ĐỀ TÀI

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HINDU GIÁO Ở ẤN ĐỘ
GVHD: ThS. LÊ THỊ SINH HIỀN
Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Thị Mộng Tuyền – 1856110147

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỢI VÀ NHÂN VĂN
---------Khoa: Đơng Phương Học
Bợ Mơn: Ấn Đợ Học

TIỂU ḶN ĆI KỲ
MƠN: NHẬP MƠN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỢ

TÊN ĐỀ TÀI

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HINDU GIÁO Ở ẤN ĐỘ
GVHD: ThS. LÊ THỊ SINH HIỀN
Sinh viên thực hiện:


Huỳnh Thị Mộng Tuyền – 1856110147

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Để đề tài được hoàn thành là sự nỗ lực học hỏi nghiêm túc của tác giả tại
lớp. Trong q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ quý báu của nhà trường, khoa cũng như là cô hướng dẫn. Tôi xin được bày
tỏ lòng biết ơn đến tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài.
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Th.S. Lê Thị
Sinh Hiền - người cô hướng dẫn đã ln nhiệt tình, ân cần hướng dẫn cho tơi
ngay từ bước đầu cụ thể hóa hướng nghiên cứu đến nhận xét góp ý trong q
trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Thư viện Trung tâm
Đại học Quốc gia TP.HCM đã giúp đỡ tơi tìm hiểu, khai thác nguồn tài liệu cần
thiết. Đây là một phần quan trọng giúp cho bài báo cáo hoàn thiện một cách tốt
nhất.
Đồng thời, xin dành lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp Ấn Độ K18,
bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của cơ để giúp đề tài được phát triển đầy đủ và trọn vẹn nhất.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đề tài
Huỳnh Thị Mộng Tuyền



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................8
1.1. Cơ sở lí luận..........................................................................................8
1.1.1. Khái niệm về tôn giáo..................................................................8
1.1.2. Khái niệm về Hindu giáo..............................................................9
1.1.3. Khái niệm Bà-la-môn giáo.........................................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................11
1.2.1. Bối cảnh xã hội Ấn Độ thời kì Gupta.........................................11
1.2.2. Bối cảnh Văn hóa Ấn Độ thời kì Gupta......................................15
1.2.3. Tơn giáo Bà-la-mơn giáo Ấn Độ cổ đại......................................17
CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH CỦA HINDU GIÁO...............................21
2.1. Tính cấp thiết sự ra đời của Hindu giáo...............................................21
2.2. Sự phát triển của Hindu giáo từ Bà-la-môn giáo.................................23
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA HINDU GIÁO...........................................26
3.1. Hệ thống giáo lí của Hindu giáo.........................................................26
3.2. Các lễ nghi trong Hindu giáo...............................................................36
3.3. Tính nhân văn trong Hindu giáo..........................................................44
3.4. Tác động của Hindu giáo đối với xã hội Ấn Độ..................................45
3.4.1. Tác động tích cực.......................................................................46
3.4.1.1. Niềm tin của người Hindu tác động đến việc chăm sóc sức
khỏe................................................................................................46
3.4.1.2. Tác động đến địa vị của người phụ nữ...............................48

3.4.1.3. Tác động đến hệ thống giáo dục........................................48
3.4.2. Tác động tiêu cực.......................................................................50


3.4.2.1. Hệ lụy của chế độ đẳng cấp...............................................50
3.4.2.2. Địa vị của người phụ nữ....................................................53
3.4.2.3. Hạn chế tiếp cận với giáo dục đối với phụ nữ và đẳng cấp
thấp................................................................................................54
KẾT LUẬN.....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................57


1


2

Subhamoy Das đã có một cơng trình “A History of Hindu Temples” xuất
bản năm 2019 đề cập đến những ngôi đền của Hindu giáo qua các thời kì, các
giai đoạn lịch sử. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, các ngôi đền có phong cách kiến trúc
như thế nào, thờ các vị thần nào, các nghi lễ cúng tế ra sao đã được trình bày
một cách rất chi tiết và cụ thể trong bài nghiên cứu này.
Bài báo “Beliefs of Hinduism” đề cập đến những tín ngưỡng mà những
người theo Hindu giáo tin tưởng như niềm tin vào các vị thần, niềm tin vào
Karma và luân hồi, niềm tin vào giải thoát (Moksha), v.v… Và ở mỗi một niềm
tin, tác giả đều giải thích rất chi tiết những quy tắc, cũng như là vì sao người
theo đạo Hindu lại tín ngưỡng như vậy.
Mrittunjoy Guha Majumdar đã có một cơng trình “Being a Hindu: The
history and politics of how an ancient way of life survived centuries of
repression, invasion and persecution” xuất bản năm 2021 đề cập đến vai trị

và vị trí của Hindu giáo trong lịch sử, trong việc chống lại các kẻ thù, làm cho
Ấn Độ trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn bao giờ hết để vượt qua những cơn
bão lịch sử.
Trên trang 

 ( 
) ( Ấn Độ giáo) có bài viết “हहह
हहहहह
ह हह

हहहहहह
हहह
हहह हह हह
हह” (Sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ giáo) giải thích
một cách cặn kẽ và chi tiết về lí do tại sao Hindu giáo lại có sự ảnh hưởng
mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống Ấn Độ như thế, và trong đó có đề cập đến
khía cạnh lịch sử ra đời. Do Ấn Độ giáo ra đời trong lúc mà người dân Ấn Độ
bế tắc và tuyệt vọng, họ cần một chỗ dựa về tình thần và Hindu giáo lúc bấy
giờ lại đáp ứng được những nhu cầu đó người dân Ấn Độ.
Bài viết “हहहह
हहहहह
ह हह हहहहहहह, हहहहहह, हह
हहहहह” (Lịch sử hình
thành Hindu giáo) đăng ngày 9/10/2021 trình bày một cách đầy đủ chi tiết về
lịch sử hình thành của Hindu giáo qua các thời kì lịch sử bằng tiếng Hindi bắt
đầu từ khi có kinh Vê - đa.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu về lịch sử hình
thành Hindu giáo trong thời kì Gupta một giai đoạn đánh dấu bước chuyển
mình từ Bà-la-mơn giáo sang Hindu giáo. Đề tài sẽ cung cấp một góc nhìn toàn



3

diện và đầy đủ về lịch sử hình thành Hindu giáo trên phương diện so sánh, đối
chiếu với Bà-la-môn giáo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ làm rõ thời gian xuất hiện Hindu giáo, Hindu giáo được hình thành
như thế nào và tại sao có sự xuất hiện của Hindu giáo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hindu giáo
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Hindu giáo ở Ấn Độ
Phạm vi thời gian: Từ thế kỷ IV – VI CN (Thời kỳ Gupta)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản là:
Phương pháp phân tích,tổng hợp:
Nhằm làm nổi bật những vấn đề xoay quanh lịch sử hình thành và phát
triển của Hindu giáo nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã tiến
hành phân tích các tài liệu có sẵn từ sách, báo, tạp chí, bài báo khoa học, phim
tài liệu, v.v… sau đó tổng hợp và đưa vào bài nghiên cứu theo quan điểm của
tác giả.
Phương pháp lịch sử, nghiên cứu lịch đại
Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ
của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và khơng gian như nó đã
từng diễn ra (q trình ra đời, phát triển, tiêu vong). Thông qua các nguồn tư
liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, các q trình
ra đời của Hindu giáo, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của Hindu
giáo như đã xảy ra.
Phương pháp lịch đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo thời

gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường thẳng”).
Phương pháp này xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát
triển (là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách
quan phải ln đặt chúng vào q trình luôn luôn vận động và phát triển).


4

Trong đề tài này, khi nghiên cứu các sự kiện lịch sử tác giả phải xem xét, so
sánh với các giai đoạn phát triển trước kia của Hindu giáo và khuynh hướng
pháp phát triển của Hindu giáo trong thời kì Gúp-ta và sau đó.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Trong quá trình nghiên cứu về lịch sử phát triển của Hindu giáo người viết
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành bao gồm các lĩnh vực: triết
học, văn hóa học, dân tộc học, v.v. để tập trung làm rõ đối tượng trọng tâm của
đề tài.
Phương pháp hệ thống:
Sau khi sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu vấn đề, người viết sẽ
rút ra được nhiều nội dung xoay quanh lịch sử hình thành Hindu giáo cũng như
sự khác biệt giữa Bà-la-môn giáo và Hindu giáo. Tuỳ theo từng cấp độ, người
viết sẽ xâu chuỗi những đơn vị kiến thức ấy thành một hệ thống hoàn chỉnh,
sao cho vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học của kết cấu, vừa đảm bảo tính
chuẩn xác và hợp logic của nội dung.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Đề tài là một đóng góp thiết thực cho ngành khoa học xã hội và
nhân văn, cụ thể đề tài cung cấp một cái nhìn mới mẻ về Hindu giáo qua việc
so sánh và làm rõ sự khác biệt với Bà-la-môn giáo. Đây cũng là một đóng góp
quan trọng cho ngành Ấn Độ học khoa Đông phương học, cung cấp những kiến
thức hữu ích về Hindu giáo cũng như Bà-la-mơn giáo từ đó giúp sinh viên

ngành Ấn Độ học tiếp cận được nguồn kiến thức sinh động, khơng cịn đơn
thuần là những lý thuyết suông mà chúng đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn
nên sẽ có tính chính xác cao hơn. Ngoài ra, đề tài cũng là những nguồn tư liệu,
là cơ sở cho những cơng trình tiếp theo khi nghiên cứu về tôn giáo Ấn Độ.
Ý nghĩa thực tiễn


5

Bài nghiên cứu này cung cấp những thông tin về sự hình thành và
phát triển của Hindu giáo từ Bà-la-mơn giáo. Từ đó giúp mọi người có cái nhìn
tổng quan và rõ nét hơn về Hindu giáo và Bà-la-môn giáo, có thật sự hai tơn
giáo là một hay khơng.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần dẫn luận, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được chia ra làm
ba chương với nội dung như sau:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Giới thiệu khái quát về khái niệm tôn giáo, Hindu giáo và Bà-la-mơn giáo.
Bên cạnh đó, bối cảnh xã hội Ấn Độ, văn hóa xã hội Ấn Độ thời kì Gupta cũng
như khái qt về Bà-la-mơn giáo cũng được tác giả trình bày trong chương này.
Chương II: Sự hình thành của Hindu giáo
Nghiên cứu tính cấp thiết phải ra đời của Hindu giáo, lí do có sự chuyển
mình từ Bà-la-môn giáo thành Hindu giáo và sự phát triển của Hindu giáo.
Chương III: Đặc điểm của Hindu giáo
Tác giả sẽ tìm hiểu đặc điểm của Hindu giáo về hệ thống giáo lí, các lễ nghi,
tính nhân văn và tầm ảnh hưởng của Hindu giáo đối với xã hội Ấn Độ trên
phương diện so sánh và đối chiếu với Bà-la-môn giáo.


6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về tơn giáo
Tơn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hố, tín ngưỡng,
đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan
niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh
thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại
với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt
động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. (Khoản
1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016).
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự
nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một
hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và
xã hội. Ở một mức độ nhất định tơn giáo có vai trị tích cực trong văn hố,
đạo đức xã hội như: đoàn kết, hướng thiện, quan tâm đến con người, v.v…
Tôn giáo là niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động.
Về phương diện thế giới quan, thế giới quan tôn giáo là duy tâm, hoàn toàn
đối lập với hệ tư tưởng và thế giới quan Mác - Lê-nin khoa học và cách mạng.
Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và thiên đường mà các tôn giáo


7

thường hướng tới là ở chỗ trong quan niệm tôn giáo thiên đường không phải
là hiện thực mà là ở thế giới bên kia. Còn những người cộng sản chủ trương
và hướng con người vào xã hội văn minh, hành phúc ngay ở thế giới hiện
thực, do mọi người xây dựng và vì mọi người.
Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm tôn giáo. Trong đề tài

này, tôi sử dụng khái niệm tôn giáo theo cách hiểu phổ thơng nhất. Tơn giáo
là một hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở niềm tin
vào các lực lượng siêu nhiên, vơ hình, mang tính thiêng liêng, được chấp
nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải
những vấn đề trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu
hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn
hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng
những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội
tơn giáo khác nhau. Niềm tin đó tác động đến các cá nhân và các cộng đồng
theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực phụ thuộc vào từng tơn giáo cụ
thể và hồn cảnh lịch sử – địa lý cụ thể. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có
tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội
dung ấy được thể hiện bằng những nghi lễ, những sự kiêng kị.
1.1.2. Khái niệm về Hindu giáo
Theo từ điển Cambridge định nghĩa Hindu giáo là một tôn giáo cổ đại có
nguồn gốc từ Ấn Độ có đặc điểm bao gồm việc thờ cúng nhiều vị thần và nữ
thần và niềm tin rằng khi một người hoặc sinh vật chết đi, linh hồn của họ sẽ
quay trở lại cuộc sống trong một cơ thể khác hay còn gọi là luân hồi.
Còn theo từ điển Oxford thì Hindu giáo được định nghĩa là tơn giáo chính
của Ấn Độ và Nepal bao gồm việc thờ cúng một hoặc nhiều vị thần và niềm
tin vào luân hồi.
Theo Subhamoy Das (M.A, English Literature, University of North
Bengal) ông cho rằng Ấn Độ giáo là tôn giáo tồn tại lâu đời nhất trên thế giới
và với hơn một tỷ tín đồ, đây cũng là tơn giáo lớn thứ ba thế giới. Ấn Độ giáo
là một tập hợp các lý tưởng và thực hành tôn giáo, triết học và văn hóa có


8

nguồn gốc từ Ấn Độ hàng ngàn năm trước khi Chúa giáng sinh. Ấn Độ giáo

vẫn là đức tin chủ đạo ở Ấn Độ và Nepal ngày nay.
Như vậy, Ấn Độ giáo là một trong những tơn giáo có tổ chức lâu đời nhất
được biết đến thông qua các tác phẩm thiêng liêng có niên đại từ năm 1400
đến 1500 trước Công nguyên. Ấn Độ giáo cũng là một trong những tơn giáo
đa dạng và phức tạp nhất, có hàng triệu vị thần. Người theo đạo Hindu có
nhiều loại tín ngưỡng cốt lõi và tồn tại trong nhiều giáo phái khác nhau. Mặc
dù là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới, nhưng Ấn Độ giáo lại tồn tại chủ yếu ở
Ấn Độ và Nepal.
Các văn bản chính của Ấn Độ giáo là kinh Veda (được coi là quan trọng
nhất), Upanishadas, Mahabharata, và Ramayana. Những tác phẩm này chứa
đựng những bài thánh ca, câu thần chú, triết lý, nghi lễ, bài thơ và những câu
chuyện mà từ đó những người theo đạo Hindu làm cơ sở cho niềm tin của họ.
Các văn bản khác được sử dụng trong Ấn Độ giáo bao gồm Brahmanas, Kinh
điển và Aranyakas.
Mặc dù Ấn Độ giáo thường được hiểu là đa thần, được cho là cơng nhận
có tới 330 triệu vị thần, nhưng nó cũng có một “vị thần” tối cao - Brahma.
Brahma là một thực thể được cho là sinh sống ở mọi phần của thực tại và tồn
tại trong toàn bộ vũ trụ. Brahma vừa vơ nhân tính vừa khơng thể biết được và
thường được cho là tồn tại ở ba dạng riêng biệt: Brahma — Đấng sáng tạo;
Vishnu — Người bảo tồn; và Shiva — Kẻ hủy diệt. Những “khía cạnh” này
của Brahma cũng được biết đến qua nhiều hóa thân khác của mỗi vị.
1.1.3. Khái niệm Bà-la-môn giáo
Bà La Môn giáo (cịn được gọi là Tơn giáo Vệ Đà) là hệ thống tín ngưỡng
phát triển từ kinh Vệ Đà trong thời kỳ Hậu Vệ Đà (khoảng 1100-500 trước
Công nguyên) bắt nguồn từ Văn minh Thung lũng Indus sau cuộc Di cư IndoAryan 2000-1500 TCN. Bà-la-môn giáo tuyên bố đấng tối cao là Brahman,
và các nguyên lý của đạo này cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Ấn
Độ giáo. ( Joshua J. Mark, 2021, Brahmanism).
Theo Nikul Joshi, Bà la môn giáo là một hệ tư tưởng và một lối sống, có
nguồn gốc từ lịch sử kinh Veda, thường được gọi là triết học, được thực hành



9

trên cơ sở những niềm tin được suy luận cụ thể. Niềm tin cơ bản và nguyên tắc
của Bà La Môn giáo xác định Brahman và yếu tố vô định của đạo này lần đầu
tiên được phát hiện bởi Rishis, người đã biên soạn kinh Veda. “Cái đã tồn tại
trước khi tạo vật, cái tạo thành tổng thể tồn tại, và cái mà mọi tạo vật tan biến
là Brahman toàn diện, và chu kỳ sáng tạo, nuôi dưỡng và hủy diệt của vũ trụ là
vơ tận.” (Kena Upanishad).
Cịn theo N.S. Gill, Bà La Mơn giáo, cịn được gọi là Proto-Hinduism, là
một tôn giáo xuất hiện rất sớm ở Ấn Độ dựa trên kinh Vệ Đà. Nó được coi là
một hình thức đầu tiên của Ấn Độ giáo. Trong Bà la môn giáo, những người Bà
la môn, bao gồm các thầy tu, thực hiện các chức vụ thiêng liêng được yêu cầu
trong kinh Veda.
Như vậy, Bà La Môn giáo, là tôn giáo Ấn Độ cổ đại xuất hiện từ tôn giáo
Vệ Đà trước đó. Vào đầu thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên, Bà La Môn giáo
nhấn mạnh đến các nghi thức được thực hiện và địa vị của Brahman, hoặc giai
cấp tăng lữ, cũng như suy đoán về Brahman (Thực tại tuyệt đối) như được lý
thuyết trong Upanishad (các văn bản triết học suy đoán được coi là là một phần
của kinh Veda, hoặc thánh thư). Ngược lại, hình thức Ấn Độ giáo xuất hiện sau
giữa thiên niên kỷ 1 trước Cơng ngun nhấn mạnh sự sùng kính (bhakti) đối
với các vị thần cụ thể như Shiva và Vishnu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Bối cảnh xã hội Ấn Độ thời kì Gupta
Một đặc điểm nổi bật của xã hội Ấn Độ thể hiện ở chế độ đẳng cấp
(caste system). Từ thời cổ đại, thậm chí trước triều đại Mauryas hay thời kỳ
của Vệ Đà (Vedas), xã hội Ấn Độ đã tồn tại chế độ đẳng cấp. Khởi đầu, có bốn
giai cấp trong xã hội: Bà La Môn (Brahmins), Sát Đế Lợi (Ksatriyas), Phệ Xá
(Vaisyas) và Thủ Đà La (Sudras); sự phân biệt giữa bốn giai cấp này trong xã
hội rất gay gắt. Trong những giai cấp này, Brahmins đại diện cho tầng lớp tu sĩ

và những người cao quý, họ thừa hưởng tất cả những đặc quyền của xã hội và
họ được cho là hiện thân của các vị thần trong hình dạng của người phàm.
Trong Madhura Sutta, Brahmins xem họ là giai cấp cao quý nhất so với ba
đẳng cấp cịn lại; họ tự cho mình là trong sạch và tinh khiết, trong khi những


10

giai cấp khác là không tinh khiết; những Bà La Môn (Brahmins) được sinh ra
từ miệng của Brahman( (1988), Mahathera Narada, The Buddha and His
Teachings, tr. 171). Giai cấp Ksatriyaslà tầng lớp vua chúa, quan lại và binh sĩ,
họ nắm giữ quyền hành và đóng vai trị quan trọng trong việc giữ gìn trật tự xã
hội và bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Trong thời đại của Đức Phật, giai
cấp Sát Đế Lợi (Ksatriyas) được đặt cao hơn giai cấp Bà La Môn (Brahmins).
Giai cấp thứ ba là Phệ Xá (Vaisyas), họ đại diện cho tầng lớp thương nhân, địa
chủ, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ đóng vai trị quan trọng đối với xã
( (1997), D.N.Jha, Ancient India-An Introductory Outline, tr. 64) hội vì họ góp
phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia. Giai cấp sau cùng là Thủ Đà La
(Sudras); những người thuộc giai cấp này bao gồm công nhân, người hầu, thợ
săn, và tầng lớp nông nô. Họ thuộc giai cấp thấp kém nhất trong xã hội và họ
thuộc quyền sở hữu của ba giai cấp trên, có nghĩa là họ phải phục tùng, chịu sự
sai khiến của ba đẳng cấp trên, điều đáng nói là những người thuộc giai cấp
Thủ Đà La (Sudras) sống và chết như thú vật. Để giải thích cho sự tồn tại của
chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại nhà sử học D.N. Jha cho rằng ba
giai cấp đầu tiên (Brahmins, Ksatriyas và Vaisyas) được sinh ra hai lần nên họ
được hưởng nhiều đặc quyền hơn giai cấp Sudras và những người hạ tiện. Bên
cạnh đó, những lãnh chúa của Ấn Độ cổ đại dùng hệ tư tưởng Bà La Môn
(Brahminism) để củng cố quyền lực của họ và để bảo đảm trật tự xã hội. Vào
thời đại của vua A Dục (Asoka), Mauryas, chế độ giai cấp đã tồn tại. Tuy
nhiên, vua A Dục là một vị vua mộ đạo và am hiểu Phật giáo, sự phân biệt giai

cấp dưới thời A Dục vương không quá gay gắt. Vào triều đại này, lần đầu tiên
trong xã hội Ấn Độ cổ đại giai cấp Sudras được triều đình hỗ trợ, cấp đất, súc
vật, hạt giống để canh tác và cho vay vốn để hoạt động sản xuất. Ngồi ra họ
cịn được miễn thuế và lao dịch. Trong xã hội lúc bấy giờ có 75 ngành nghề,
trong đó hơn sáu mươi ngành nghề liên quan đến thủ cơng mỹ nghệ, thợ kim
hồn, số cịn lại làm việc trong các hầm mỏ. Nghệ nhân và thợ thủ công xuất
thân từ giai cấp Sudrasvà trở nên giàu có nhờ làm nghề và bn bán( (1997),
D.N.Jha , Sđd, tr. 31). Trong khi đó vào triều đại Kushanas và Shatavahanas
(thế kỷ I – II CN)( (1968), Sudhakar Chattopadhyaya , Early History of North


11

India, tr 87-122), nhiều giai cấp mới được hình thành dựa vào nghề nghiệp và
khơng có sự căng thẳng nào giữa các giai cấp, họ sống trong hịa bình. Vào
giai đoạn này, xã hội Ấn Độ xuất hiện nhiều ngành nghề như nghề chăn cừu,
cày ruộng, nghề đan, dệt, thợ kim hồn, thợ làm vịng hoa, … các ngành nghề
dẫn đến sự phân chia thành phần lao động và gia tăng sự chun mơn hóa,
người lao động có tay nghề cao. Xã hội khơng có sự phân biệt giữa giai cấp
Vaisyas và Sudras vì xã hội ngày càng phát triển và những người thuộc giai cấp
Sudras có thể trở thành thợ thủ cơng, nghệ nhân, thợ kim hồn hay doanh
nghiệp vừa và nhỏ và trở nên giàu có. Một điểm đặc biệt của xã hội trong thời
đại Kushanas và Shatavahanas là phụ nữ được tự do hơn và được hưởng tất cả
các quyền lợi như nam giới. Họ được học hành, được sở hữu tài sản, được
tham gia các sự kiện quan trọng của xã hội.
Tuy nhiên, đến triều đại Guptas, sự phân biệt giai cấp trở nên gay gắt.
Xã hội xuất hiện một giai cấp mới đó là chandala hay untouchable, có thể tạm
dịch là “tiện dân”. Thuật ngữ “hạ tiện” chỉ cho giai cấp thấp (chandala hay
untouchable) thường được sử dụng trong xã hội Ấn Độ dưới thời Guptas.
Những tiện dân (chandala) phải sống tách biệt với xã hội người Aryan, họ chủ

yếu sống ở gần bãi rác hay lò thiêu. Họ làm những nghề nghiệp chân tay thấp
kém hay nô lệ. Vào triều đại Guptas, nhà sử học D.N. Jha cho rằng xã hội tồn
tại mười lăm loại nô lệ. Họ làm những công việc bẩn thỉu như giúp việc nhà,
quét đường, lau dọn nhà vệ sinh, hầu bàn, xoa bóp, mát-xa, v.v.. Một số khác
tham gia sản xuất nông nghiệp.
Giai cấp Brahmins, nếu vào thời đại của Đức Phật đứng sau giai cấp
Ksatriyas, thì vào thời đại Guptas họ được cho là giai cấp tối cao trên cảgiai
cấp Ksatriyas. Không giống với thời đại A Dục Vương, giai cấp Sudras trong
thời đại Guptas mặc dù cũng được cấp đất ở những khu vực thuộc địa mới
nhưng họ là tá điền và phải nộp thuế cho chủ điền. Ở đây chủ điền chính là các
quan lại hay là hồng thân, họ ra sức bóc lột các tá điền và nơng nơ. Hình thức
cấp đất hay quan hệ giữa tá điền và chủ điền trong giai đoạn này thực chất là
nền tảng của chế độ phong kiến đầu tiên ở Ấn Độ cổ đại. Nhiều bia khắc cho
thấy sự xuất hiện của giai cấp nông nô lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, ở vùng nơng


12

thôn Ấn Độ lúc bấy giờ xuất hiện tầng lớp Già Làng và Thôn trưởng, người cần
phải được thông qua khi có sự sang nhượng ruộng đất xảy ra. Về sau, tầng lớp
này phát triển lên thành một giai cấp mới.
Ở thời đại Kushanas, phụ nữ được tự do và được hưởng các quyền lợi
của xã hội, phụ nữ ở thời đại Guptas bị khinh miệt, không được tự do học hành.
Patanjalicho rằng nô lệ nữ và phụ nữ thuộc giai cấp Thủ Đà La (Sudras)là để
phụ vụ sự khoái lạc cho những người thuộc giai cấp trên. Ngoài ra, phụ nữ
cũng khơng có quyền sở hữu tài sản ngoại trừ quần áo và một số đồ trang sức.
Họ được xem như một món hàng và có thể được dùng làm quà tặng, biếu hay
cho vay giữa những người của giai cấp trên ( (1997), D.N.Jha , Sđd, tr. 104).
Đặc biệt tập tục sati (người nữ bị thiêu sống trên dàn hỏa khi người chủ hoặc
chồng của họ chết) xuất hiện đầu tiên vào triều đại Gupta theo Bộ luật Manu.

Tuy nhiên tập tục này chỉ phổ biến đối với giai cấp cao trong xã hội. Những
người hạ tiện (chandala) hay thuộc giai cấp Thủ Đà La (Sudras) chịu nhiều bất
cơng trong xã hội. Họ phải chịu những hình phạt nặng nề khi phạm tội. Theo
luật Manu, nếu một người hạ tiện (chandala) làm tổn thương một người thuộc
giai cấp trên, thì người hạ tiện sẽ bị chặt tay. Nếu người hạ tiện thóa mạ người
của giai cấp trên, người hạ tiện sẽ bị cắt lưỡi. Vì vậy, người hạ tiện rất căm
phẫn Bộ luật Manu nhưng họ không thể nào chống lại và cam tâm sống cuộc
đời nô lệ và thấp kém.
Sự phân biệt giữa các giai cấp còn được thể hiện rõ nét trong các tài liệu
bằng chữ viết lúc bấy giờ. Theo Varahamihira, một Bà La Môn (Brahmana) sở
hữu ngơi nhà với năm phịng, một Sát Đế Lợi (Ksatriya) sở hữu ngơi nhà với
bốn phịng, một Phệ Xá (Vaisya) sở hữu ngơi nhà với ba phịng và một tiện dân
(Sudra) sở hữu ngơi nhà với hai phịng. Tuy nhiên, trên thực tế, người hạ tiện
hay Sudra thường là những người vô gia cư, họ phải sống ở những khu nhà ổ
chuột, tồi tàn, tạm bợ. Nhiều người cùng sống trong một túp lều, chỉ đủ che
nắng che mưa. Bên cạnh đó, kinh văn Puranas biên soạn vào thời đại Guptas
đã liên tưởng bốn giai cấp tương ứng với bốn màu sắc: trắng (Brahmana), đỏ
(Ksatriya), vàng (Vaisya) và đen (Sudras). Puranas cũng nhấn mạnh rằng một
Bà La Môn (Brahmana) không được nhận thực phẩm từ Thủ Đà La (Sudras) vì


13

cho rằng họ sẽ làm giảm quyền năng của Brahmana.

Bộ luật của triều đại

Gupta cũng thể hiện rõ nét sự phân biệt giữa các giai cấp. Theo luật Guptas,
một Brahmana được thử thách bằng sự cân bằng, một Ksatriya thử thách bằng
lửa, một Vaisya bằng nước và một Sudras thì bằng thuốc độc. Mặt khác, theo

nhà làm luật Brihaspati, con của một Brahmana kết hôn với người đàn bà
Sudras sẽ không được hưởng quyền thừa kế ruộng đất; Thủ Đà La không được
quyền làm nhân chứng trong các vụ kiện có liên quan đến người thuộc giai cấp
trên; anh ta chỉ có thể làm nhân chứng cho những người thuộc giai cấp của
mình mà thơi. Ngồi ra, luật cịn ghi rõ nếu mộ Bà La Mơn có quan hệ với
người hạ tiện (chandala), thì anh ta sẽ bị gián cấp thành tiện dân. Khi chandala
đến những chỗ đông người như chợ, anh ta phải báo hiệu bằng cách dùng hai
chiếc guốc gõ vào nhau để người của giai cấp trên biết mà né tránh( (1997),
D.N.Jha , Sđd, tr. 105).
Như vậy, tuy chế độ đẳng cấp xuất hiện trong xã hội Ấn Độ cổ đại từ rất
lâu nhưng đến triều đại Guptas, các luật lệ, quy định hà khắc đã thể hiện rõ sự
phân biệt giữa các giai cấp. Đặc biệt sự phân biệt giai cấp hay sự đối xử tồi tệ,
bất công đối với giai cấp Thủ Đà La (Sudras) và tiện dân (chandala) được luật
pháp công nhận và bảo vệ. Điều này được đề cập trong Bộ luật Manu, một bộ
luật cổ xưa nhất của Ấn Độ, trong các kinh văn Puranas và trong Bộ luật của
Guptas đã dẫn đến sự căng thẳng giữa các giai cấp, đặc biệt là giai cấp Thủ Đà
La (Sudras) và tiện dân (Chandala).
1.2.2. Bối cảnh Văn hóa Ấn Độ thời kì Gupta
Thời kỳ Gupta được gọi là Thời kỳ Hoàng kim của Ấn Độ cổ đại. Điều
này có thể khơng đúng trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế xã hội vì một số
diễn biến không vui trong thời gian này. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng từ các
phát hiện khảo cổ rằng người Guptas sở hữu một lượng lớn vàng, bất kể
nguồn gốc của nó là gì, và họ đã phát hành số lượng tiền vàng lớn nhất.
Các hoàng tử và những người giàu có hơn có thể chuyển một phần thu
nhập của họ để hỗ trợ những người tham gia vào nghệ thuật và văn học. Cả
Samudragupta và Chandragupta II đều là những người bảo trợ cho nghệ thuật
và văn học. Samudragupta được thể hiện trên đồng tiền của mình khi chơi đàn


14


nguyệt (veena) và Chandragupta II được ghi nhận là người duy trì trong triều
đình của mình chín vị thần sáng hoặc các học giả vĩ đại. Thời kỳ Gupta chứng
kiến thời kỳ Hoàng kim chỉ trong các lĩnh vực nghệ thuật, văn học, v.v.
Hội họa
Nghệ thuật hội họa đạt đến đỉnh cao của vinh quang và huy hoàng trong
thời đại này. Các ví dụ quan trọng nhất của các bức tranh Gupta được tìm thấy
trên các bức bích họa trên tường của các hang động Ajanta, hang động Bagh.
Các họa sĩ Gupta cũng vẽ các sự kiện từ cuộc đời của Đức Phật trong thời kỳ
Gupta. Hang động số XVI ở Ajanta có cảnh được gọi là "Cơng chúa sắp
chết". Hang động không. XVII đã được gọi là một thư viện hình ảnh. Tại
Ajanta, những bức tranh hang động nổi bật khác là hang không. XIX, I và II.
Văn học Gupta
Ngôn ngữ và văn học tiếng Phạn sau nhiều thế kỷ phát triển, thơng qua
sự bảo trợ của hồng gia, đã đạt đến trình độ xuất sắc ở thời cổ đại. Tiếng
Phạn là ngơn ngữ cung đình của Guptas. Puranas đã tồn tại nhiều trước thời
Guptas dưới dạng văn học bardic; trong thời đại Gupta, chúng cuối cùng đã
được biên soạn và đưa ra hình thức hiện tại.
Thời kỳ này cũng chứng kiến việc biên soạn nhiều cuốn sách về luật lệ
hoặc sách luật được viết bằng câu thơ. Smitis of Yajnavalkya, Narada,
Katyayana và Brihaspati được viết trong thời kỳ này. Hai sử thi vĩ đại là
Ramayana và Mahabharata gần như được hồn thành vào thế kỷ thứ 4 sau
Cơng nguyên.
Thời kỳ Gupta là đáng chú ý đối với việc sáng tác văn học thế tục.
Trong số các nhà thơ tiếng Phạn được biết đến trong thời kỳ này, tên tuổi lớn
nhất là Kalidasa, người sống trong triều đình của Chandragupta II. Các tác
phẩm quan trọng nhất của Kalidasa là Abhijnanashakuntalam (được coi là một
trong một trăm tác phẩm văn học hay nhất trên thế giới) Ritusamhara,
Malavikagnimitra, Kumarasambhava, Meghaduta, Raghuvamsha và Vikrama
Urvashiyam. Shudraka đã viết bộ phim truyền hình Mrichcbhakatika hay

Chiếc xe đẩy nhỏ bằng đất sét.


15

Vishakadatta là tác giả của Mudrarakshasa, trong đó đề cập đến các âm
mưu của Chanakya gian xảo. Devichandraguptam một bộ phim truyền hình
khác do anh viết kịch bản đã chỉ tồn tại trong những mảnh vỡ.
Thời kỳ Gupta cũng chứng kiến sự phát triển của ngữ pháp tiếng Phạn
dựa trên Panini và Patanjali. Giai đoạn này đặc biệt đáng nhớ đối với việc
biên soạn Amarakosha của Amarasimha, người từng là một danh nhân trong
triều đình của Chandragupta II. Một học giả Phật giáo từ Bengal,
Chandragomia

đã

soạn

một

cuốn

sách

về

ngữ

pháp


tên



Chandravyakaranam.
Văn học Phật giáo và Jaina bằng tiếng Phạn cũng được viết trong thời
kỳ Gupta Các học giả Phật giáo Arya Deva, Arya Asanga, và Vasubandhu của
thời kỳ Gupta là những nhà văn đáng chú ý nhất. Siddhasena Divakara đã đặt
nền tảng của logic giữa các Jaina. Thời đại Gupta chứng kiến sự phát triển rực
rỡ của nhiều dạng Prakrit như Suraseni được sử dụng ở Mathura và vùng phụ
cận, Ardhamagadhi đã nói ở Oudh và Bundelkhand, Magadhi ở Bihar và
Maharashtra ở Berar.
Khoa học và Công nghệ
Aryabhatta là nhà thiên văn học đầu tiên đặt ra những vấn đề cơ bản
hơn của thiên văn học vào năm 499 sau Công nguyên. Phần lớn nhờ những nỗ
lực của ông, thiên văn học đã được công nhận là một ngành riêng biệt với
tốn học. Ơng đã tính số pi (π) đến 3,1416 và độ dài của năm mặt trời là
365,3586805 ngày, cả hai đều gần đáng kể với các ước tính gần đây.
Ơng tin rằng trái đất là một hình cầu và quay trên trục của nó và bóng
của trái đất rơi xuống mặt trăng gây ra hiện tượng nguyệt thực. Ông cũng là
tác giả của Aryabhattiyam, chuyên đề về đại số, số học và hình học.
Varahamihira, sống vào cuối thế kỷ thứ năm đã viết một số luận thuyết về
thiên văn học và tử vi. Panchasiddhantika của ông đề cập đến năm trường
phái thiên văn, hai trong số này phản ánh kiến thức gần gũi về thiên văn học
Hy Lạp. Laghu-Jataka, BrihatJataka và Brihat Samhita là một số tác phẩm
quan trọng khác của ông.


16


Hastayurveda hoặc khoa học thú y, được biên soạn bởi Palakalpya
chứng thực những tiến bộ đạt được trong khoa học y tế trong thời kỳ Gupta.
Navanitakam, một tác phẩm y tế, là một cẩm nang về công thức nấu ăn, công
thức và đơn thuốc, được biên soạn trong thời kỳ này.
1.2.3. Tôn giáo Bà-la-môn giáo Ấn Độ cổ đại
Như chúng ta đã biết, chế độ đẳng cấp là một dấu ấn đối với bất cứ ai
đặt chân lên đất Ấn Độ hoặc là chỉ đi du lịch thông qua sách báo. Bà-la-mơn
giáo, chính là tơn giáo khởi nguồn cho chế độ đẳng cấp, là hệ thống tín
ngưỡng phát triển từ kinh Vệ Đà trong thời kỳ Hậu Vệ Đà (khoảng 1100-500
trước Công nguyên) bắt nguồn từ Văn minh Thung lũng Indus sau cuộc Di cư
Indo-Aryan 2000-1500 TCN. Tuy nhiên, ngày và nơi xuất phát của tư tưởng
Vệ Đà vẫn chưa được biết, nhưng có hai giả thuyết đã được đưa ra: thuyết Di
cư Ấn Độ-Aryan và thuyết Ra khỏi Ấn Độ (OIT). Thuyết Di cư Indo-Aryan
cho rằng tầm nhìn Vệ Đà đã phát triển ở Trung Á (xung quanh khu vực
Vương quốc Mitanni, miền bắc Iraq ngày nay, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ) và đến
Ấn Độ trong thời kỳ suy tàn của Văn minh Thung lũng Indus (c . 7000 - 600
TCN) đôi khi giữa c. 2000-1500 TCN. OIT tuyên bố Nền văn minh Thung
lũng Indus (còn được gọi là Nền văn minh Harappan) đã phát triển tầm nhìn
Vệ Đà, xuất khẩu nó sang Trung Á và theo dõi nó quay trở lại với cuộc Di cư
Indo-Aryan. OIT thường bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng đáng kể và về cơ bản
đồng ý với lý thuyết Di cư Indo-Aryan cho rằng cấu trúc tín ngưỡng đã phát
triển ở Trung Á.
Một số tên của các vị thần - đặc biệt là Indra - đã được biết đến ở Trung
Á, và một trong những khái niệm quan trọng nhất của Bà La Môn giáo, rita
("trật tự vũ trụ") cũng đã được thành lập ở đó. Người ta cho rằng, vào khoảng
thiên niên kỷ thứ 3 trước Cơng ngun, một nhóm các bộ lạc Aryan du mục
đã di cư vào Trung Á và hai trong số này, ngày nay được gọi là Indo-Iranians
và Indo-Aryans, và họ đã chia nhau ra ở đây; người Ấn-Iran định cư trên Cao
nguyên Iran và người Ấn-Aryan tiếp tục về phía nam đến tiểu lục địa Ấn Độ.
Thuật ngữ Aryan được hiểu là một lớp người có nghĩa là "tự do" hoặc "q

tộc" và khơng liên quan gì đến chủng tộc. Sự liên kết giữa Aryan với các


17

chủng tộc da sáng chỉ được đưa ra vào thế kỷ 18 và 19 sau CN bởi các nhà sử
học có thế giới quan phân biệt chủng tộc.
Bà-la-mơn giáo là tôn giáo được phát triển dựa trên nội dung của kinh
Veeda. Nội dung của kinh Veda được truyền miệng từ thầy này sang thầy khác
cho đến thời kỳ Vệ Đà (khoảng 1500 - 500 trước Công nguyên) khi chúng
được viết ra. Chúng bao gồm bốn văn bản:Rig Veda, Sama Veda, Yajur Veda
và Atharva Veda.
Mỗi văn bản được chia riêng thành các tiêu đề con:
Aranyakas - nghi lễ và quan sát
Brahmanas - bình luận về nghi lễ
Samhitas - những lời chúc phúc và lời cầu nguyện
Upanishad - tường thuật và đối thoại triết học
Những văn bản này xác định kinh Vệ Đà là trung tâm của Bà La Mơn
giáo.
Brahman chính là đấng tối cao mà bất cứ tín đồ nào theo đạo Bà-la-môn
giáo cũng phải tôn sùng. Brahman được hiểu là một thực thể riêng lẻ nhưng
có sức mạnh vơ cùng lớn đến nỗi trí óc con người khơng thể hiểu được nó.
Thực thể này tồn tại trong thực tế (có thể hiểu được), bên ngoài thực tại (trong
lĩnh vực tiền tồn tại), và đồng thời là thực tại. Brahman đã luôn tồn tại và sẽ
luôn tồn tại nhưng quá rộng lớn để một con người có thể kết nối. Bà-la-mơn
giáo bao gồm các đặc điểm chính như sau.
Thứ nhất, đó chính là chế độ đẳng cấp. Trong đó, họ tơn sùng đấng
Brahman như là một đẳng cấp tối cao và thiêng liêng nhất, chính vì thế mà đã
có sự xuất hiện của những lễ nghi cúng tế trang nghiêm và cũng không kém
phần phức tạp. Nghi lễ tế lễ phức tạp này xuất hiện vào năm 900 trước Công

nguyên. Quyền lực Brahman mạnh mẽ cùng với những người tăng lữ đã chia
xã hội Ấn Độ thành 4 giai cấp chính, trong đó đẳng cấp Brahmin bao gồm
những tăng lữ, tu sĩ Bà-la-môn giáo được xem là đẳng cấp cao nhất. Họ có
nhiệm vụ là giảng dạy và truyền đạt những kiến thức thiêng liêng về Bà-lamôn giáo cho những người khác trong xã hội. Trong khi có các đẳng cấp
khác, chẳng hạn như Kshatriyas là những người binh sĩ, Vaishyas là những


18

thương nhân và đẳng cấp được xem là thấp hèn nhất trong xã hội đó là
Shudras, họ là những người nô lệ, những người nông dân, những người làm
các công việc chân tay thấp kém. Họ phải chịu những thiệt thịi về quyền lợi
cũng như họ khơng phép làm những việc mà các đẳng cấp cao cho là không
được.
Một đặc điểm thứ hai của Bà-la-mơn giáo đó chính là niềm tin vào một
Thượng đế thực sự, đó là đấng tơi cao Brahman. Thần linh tối cao được họ
tôn thờ thông qua biểu tượng của Om. Moksha ( sự giải thoát) chính là sứ
mệnh chính trong đạo Bà-la-mơn giáo. Họ cho rằng cuộc sống thực tại chỉ là
một cõi tạm, cái đích đến của con người chính là thốt khỏi sự luân hồi và có
thể đến được với thần linh mới chính là mục tiêu lớn nhất của mỗi người dân
Ấn Độ.
Tiếp theo, đó chính là tâm linh siêu hình. Siêu hình học là một khái
niệm trung tâm của hệ thống tín ngưỡng Bà la mơn giáo. Theo Sir Monier
Monier-Williams trong đạo Bà La Môn:
"Cái tồn tại trước khi tạo ra vũ trụ, cấu thành tất cả sự tồn tại sau đó, và
vũ trụ sẽ tan biến thành, theo sau là các chu kỳ tạo-duy trì-huỷ diệt vơ tận
tương tự" . Loại tâm linh này tìm cách hiểu điều đó ở trên hoặc vượt qua môi
trường vật chất mà chúng ta đang sống. Nó khám phá cuộc sống trên trái đất
và tinh thần và thu thập kiến thức về tính cách con người, cách chúng ta suy
nghĩ và tương tác với con người.

Cuối cùng đó chính là sự Ln hồi. Người Bà La Môn tin vào luân hồi
và Nghiệp báo, theo các văn bản ban đầu từ kinh Veda. Trong Bà-la-môn
giáo, một linh hồn tái sinh trên trái đất nhiều lần và cuối cùng biến thành một
linh hồn hoàn hảo, đoàn tụ với thần linh. Tái sinh có thể xảy ra qua một số cơ
thể, hình thức, sinh ra và chết trước khi trở nên hồn hảo.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, tơn giáo là một nét văn hóa rất độc đáo trong đời sống của
người dân Ấn Độ. Bởi lẽ, nó không chỉ tác động , chi phối đến đời sống tinh
thần của con người mà còn tác động đến cả mọi mặt từ văn hóa, kinh tế, chính
trị của Ấn Độ. Từ những khái niệm chung về tôn giáo, về Hindu giáo và Bà-


19

la-môn giáo cùng với bối cảnh xã hội Ấn Độ lúc bây giờ trong thời kì Gupta
giúp độc giả hình dung một bức tranh tồn cảnh về xã hội-văn hóa của Ấn Độ
lúc bấy giờ. Bà-la-mơn giáo đang có vai trò như thế nào trong đời sống người
dân Ấn Độ, những khắt khe, những hạn chế của tôn giáo này ra sao sẽ giúp
độc giả dễ dàng nắm bắt những nội dung tiếp theo trong chương 2.

CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH CỦA HINDU GIÁO
2.1. Tính cấp thiết sự ra đời của Hindu giáo
Trong thời kì Gupta- một thời kì hồng kim của Ấn Độ về sự phát triển
văn hóa, các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật hay hội họa đều có sự phát
triển rực rỡ. Tuy nhiên, bối cảnh xã hội lúc bây giờ phản ánh một thực trạng
về sự phân chia giai cấp trong xã hội rất giai cấp. Đặc biệt là chế độ đẳng cấp
đã tác động rất nhiều đến những đẳng cấp thấp, đến phụ nữ, đến những người
vô gia cư. Họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, hạn chế về quyền lợi như địa vị
của họ, khơng được tiếp cận với giáo dục, khơng có tiếng nói trong xã hội,
v.v… Chính vì trong thời kì này, Bà-la-môn giáo lớn mạnh, hệ quả của chế độ

đẳng cấp mà tôn giáo này mang lại là quá lớn, đã làm cho người dân bức xúc,
bị chèn ép, gò bó trong lễ nghi và những thủ tục cúng tế rườm rà.
Xét về sự bất bất công trong xã-hội trên 2500 năm trước đây, thì xã-hội
Ấn Độ có lẽ là một trong những xã hội có một chế độ xã hội và chính trị bất
cơng nhất. Dân chúng Ấn Độ thời bấy giờ bị phân chia rất nhiều giai cấp khác
nhau, tựu trung có thể liệt vào những giai cấp chính sau đây:
a)Bà-la-mơn (Brhmanes) gồm những Giáo-sĩ, những người giữ quyền
thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng
cao-thượng, sinh từ miệng Phạm Thiên (Brahma) hay Phạm Thiên cầm cương


20

lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tơn kính, và an hưởng
cuộc đời sung sướng nhất.
b) Sát Đế Lợi (Kastryas) là hàng vua chúa quý phái, tự cho mình sinh
từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống
trị dân chúng.
c) Phệ Xá (Vaisyas) là những hàng thương-gia chủ-điền, tin mình sinh
ra từ bắp về Phạm-Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua
bán, trồng trọt, thu huê lợi cho quốc gia ).
d) Thủ Đà La (Souđras) là hàng tiện dân, nơ lệ tin mình sinh từ gót
chân Phạm Thiên, nên thủ phận làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên.
Ngoài bốn giai cấp trên, cịn có một đẳng cấp khác được cho là đẳng
cấp tiện dân là giống Ba-ri-a (Pariahs) giống dân tộc mọi rợ, bị coi như sống
ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng
khổ nhục, tối tăm.
Năm giai cấp này mặc y phục màu sắc khác nhau. Mỗi giai cấp sống
theo luật lệ hệ thống cha truyền con nối, không được thay đổi nghề-nghiệp
hay cưới hỏi lẫn nhau, và không được di chuyển chỗ ở khác. Theo luật Bà-lamôn, chỉ ba giai cấp trên có quyền đọc kinh, học đạo, cịn hai giai cấp dưới thì

đời đời chỉ làm nơ lệ cho ba giai-cấp trên mà thôi.
Giai cấp Bà-la-môn hưởng sung sướng nhàn hạ bao nhiêu, thì đám
người tiện dân ở dưới lại khổ sở, nhục nhã bấy nhiêu. Sự bất công xã hội thật
không thể nào diễn-tả nổi. Giữa người với người, thật khơng có một nhịp cầu
thơng cảm nào, nguồn yêu thương tắc nghẹn, giai cấp này đối với giai-cấp
khác là địch thủ mà càng bóc lột được bao nhiêu là càng tốt bấy nhiêu.
Về phương diện tôn giáo, Triết-học, tư tưởng thì xã hội Ấn Độ thời bấy
giờ cũng diễn ra một cảnh tượng vô cùng hỗn tạp. Về tín ngưỡng người thờ
thần lửa kẻ thờ thần núi, thần sơng, kẻ thờ thần gió, thần chớp, thần mặt trời.
Về triết học, kẻ cho rằng Phạm-Thiên là căn bản của vũ trụ, vạn hữu, kẻ cho
rằng đất là căn bản, kẻ cho rằng nước là căn bản, kẻ cho rằng gió là căn
bản ...có phải đi xa hơn, từ cụ thể đến trừu tượng, lập ra những thuyết: thời


×