Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần songwol vina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.09 KB, 105 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MINH THẢO

HỒN THIỆN KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN SONGWOL VINA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ðà Nẵng, 2017

download by :


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MINH THẢO

HỒN THIỆN KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN SONGWOL VINA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Hà Tấn

ðà Nẵng, Năm 2017

download by :



LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Thảo

download by :


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ
MỞ ðẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của ñề tài ...................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
5. Bố cục của ñề tài..............................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu ............................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP .................................................................................................8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 8
1.1.1. Khái niệm KTTN....................................................................................8
1.1.2. Bản chất KTTN ......................................................................................9
1.1.3. Vai trò của KTTN.................................................................................10
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI KẾ TOÁN TRÁCH

NHIỆM..............................................................................................................11
1.2.1. Khái niệm của phân cấp quản lý ...........................................................11
1.2.2. Nội dung cơ bản của phân cấp quản lý..................................................12
1.2.3. Phân cấp quản lý - cơ sở hình thành KTTN ..........................................14
1.3. NỘI DUNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP.......15
1.3.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm .......................................................15
1.3.2. Phương pháp và chỉ tiêu ñánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm 18
1.3.3. Tổ chức hệ thống báo cáo thành quả các trung tâm trách nhiệm............24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN SONGWOL VINA ............................................................................29
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SONGWOL VINA ......................29
2.1.1. ðặc ñiểm hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của Công ty CP Songwol Vina.......29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty ............................................................30
2.1.3. Tổ chức công tác kế tốn tại Cơng ty ....................................................34

download by :


2.2. THỰC TRẠNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
SONGWOL VINA ............................................................................................35
2.2.1. Phân cấp quản lý – cơ sở hình thành các trung tâm trách nhiệm ở Cơng ty
.......................................................................................................................35
2.2.2. Nhận diện các trung tâm trách nhiệm của Công ty ................................37
2.3. ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN SONGWOL VINA: ............................................................................................51
2.3.1. Những mặt đạt ñược .............................................................................51
2.3.2. Những mặt hạn chế...............................................................................52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN SONGWOL VINA .........................................................55
3.1. U CẦU VỀ HỒN THIỆN KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY

CỔ PHẦN SONGWOL VINA...........................................................................55
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN SONGWOL VINA ............................................................................................56
3.2.1. Hoàn thiện các trung tâm trách nhiệm ở Cơng ty CP Songwol Vina......56
3.2.2. Hồn thiện cơng tác lập dự tốn gắn với các trung tâm trách nhiệm......61
3.2.3. Hồn thiện công tác lập báo cáo thực hiện gắn với các trung tâm trách nhiệm...... 74
3.2.4. Hoàn thiện phương pháp phân tích phục vụ đánh giá thành quả các trung
tâm trách nhiệm..............................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

KTTN

Kế toán trách nhiệm

CP

Cổ phần

DN


Doanh nghiệp

NVL

Nguyên vật liệu

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
1.1
1.2.
1.3.
1.4.
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
3.1
3.2
3.3
3.4

3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10

Tên bảng
Trang
Báo cáo thành quả trung tâm chi phí
25
Báo cáo thành quả trung tâm doanh thu
26
Báo cáo thành quả trung tâm lợi nhuận
26
Báo cáo thành quả trung tâm ñầu tư
27
Kế hoạch doanh thu xuất khẩu quý 2/2016
38
Kế hoạch sản xuất quý 2/2016 cấp Nhà máy
39
Kế hoạch kết quả kinh doanh 6 tháng ñầu năm 2016
40
Báo cáo doanh thu xuất khẩu quý 2/2016
41
Báo cáo doanh thu nội ñịa quý 2/2016
42
Báo cáo sản lượng sản xuất xưởng Chuẩn bị sợi
43
quý 2/2016

Báo cáo tình hình sử dụng NVL xưởng Chuẩn bị
45
sợi quý 2/2016
Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất toàn nhà máy
46
quý 2/2016
Báo cáo tổng hợp chi phí bán hàng quý 2/2016
48
Báo cáo tổng hợp chi phí quản lý quý 2/2016
48
Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm
49
2016
Hệ thống dự tốn các trung tâm trách nhiệm
61
Báo cáo dự toán doanh thu xuất khẩu quý
63
2/2016
Báo cáo dự tốn doanh thu nội địa q 2/2016
63
Báo cáo dự tốn chi phí NVL trực tiếp tại
68
trung tâm chi phí ñịnh mức – Xưởng Chuẩn bị
sợi quý 2/2016
Báo cáo dự tốn chi phí sản xuất tại trung tâm
69
chi phí định mức – Xưởng Chuẩn bị sợi quý
2/2016
Báo cáo dự toán chi phí kiểm sốt được (chi
phí bán hàng) – phịng Kinh doanh quốc tế q

71
2/2016
Báo cáo dự tốn chi phí kiểm sốt được (chi phí
72
quản lý) - Phịng Kế tốn – Tài chính q 2/2016
Báo cáo dự tốn trung tâm lợi nhuận 6 tháng
73
đầu năm 2016
Báo cáo dự tốn hiệu quả sử dụng vốn ñầu tư 6
74
tháng ñầu năm 2016
Hệ thống báo cáo trách nhiệm
75

download by :


3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

Báo cáo thực hiện Trung tâm chi phí định mức
- Xưởng Chuẩn bị sợi quý 2/2016

Báo cáo thực hiện Trung tâm chi phí linh hoạt –
phịng Kế tốn Tài chính quý 2/2016
Báo cáo thực hiện Trung tâm chi phí linh hoạt –
phòng Kinh doanh quốc tế quý 2/2016
Báo cáo thực hiện Trung tâm doanh thu - phòng
Kinh doanh quốc tế quý 2/2016
Báo cáo thực hiện Trung tâm doanh thu - phịng
Kinh doanh nội địa q 2/2016
Báo cáo thực hiện trung tâm lợi nhuận 6 tháng
ñầu năm 2016
Báo cáo hiệu quả vốn đầu tư 6 tháng đầu năm 2016
Phân tích báo cáo thực hiện trung tâm lợi
nhuận 6 tháng ñầu năm 2016
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
xưởng Chuẩn bị sợi quý 2/2016
Phân tích hiệu quả vốn ñầu tư 6 tháng ñầu năm
2016

77
78
79
81
82
83
84
85
87
89

DANH MỤC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ

Số hiệu
Sơ đồ
2.1
Sơ đồ
2.2
Sơ đồ
3.1

Tên hình vẽ

Trang

Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty CP Songwol Vina

30

Tổ chức bộ máy kế tốn Cơng ty CP Songwol Vina

34

Mơ hình tổ chức các trung tâm trách nhiệm công ty CP
Songwol Vina

57

download by :


1


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế tốn trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, ñược
các nhà quản lý vận dụng trong cơ cấu tổ chức có phân chia thành các đơn vị,
bộ phận, căn cứ vào trách nhiệm giao cho mỗi ñơn vị, bộ phận ñể ñánh giá kết
quả hoạt ñộng của từng đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp. Thơng qua kế
toán trách nhiệm giúp các nhà quản lý cấp cao có cơ sở để đánh giá hiệu quả
hoạt động cũng như trách nhiệm của từng cấp quản lý và tìm ra ñược nguyên
nhân yếu kém là do bộ phận nào, cơng đoạn nào. Bên cạnh đó, kế tốn trách
nhiệm con khuyến khích nhà quản lý các cấp phát huy năng lực quản lý của
mình, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Tuy có nhiều ưu
điểm nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa
thực sự quan tâm đến kế tốn trách nhiệm, thể hiện như cơ cấu tổ chức quản
lý doanh nghiệp cịn nhiều điểm chưa hợp lý. Doanh nghiệp tuy có thực hiện
phân cấp quản lý, nhưng hệ thống báo cáo cịn sơ sài, mang tính hình thức,
khơng thường xun, nhân viên quản lý khơng có trách nhiệm cao trong cơng
việc và đối với bộ phận mình quản lý. ðiều này làm cho việc ñánh giá thành
quả của từng ñơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp ñối với mục tiêu chung
thiếu chính xác, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khơng cao. Kế tốn
trách nhiệm hiện nay vẫn chưa ñược sử dụng như là một công cụ quản lý hữu
hiệu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay đóng vai trị quan trọng trong
sự phát triển kinh tế của ñất nước. Tuy nhiên, trong năm 2015 và 2016, tốc ñộ
tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giảm sút so với những năm
trước theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Theo phân tích của
ngành dệt may, có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như
do tình hình kinh tế, tiêu dùng cho hàng dệt may trên thế giới không mấy cải

download by :



2

thiện, chi phí ngành dệt may ngày càng cao, thiếu hụt nguồn nhân lực, ñặc
biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao... Bên cạnh đó, một trong những
ngun nhân quan trọng là các doanh nghiệp may mặc hiện nay vẫn chưa khai
thác hiệu quả của cơng cụ quản lý, điển hình là cơng cụ kế tốn trách nhiệm.
Cơng ty Cổ phần Songwol Vina cũng là một trong những công ty dệt may
đang gặp những khó khăn chung của ngành. Cơng ty Cổ phần Songwol Vina
là Công ty Cổ phần với 100% vốn đầu tư nước ngồi, là cơng ty chun sản
xuất các sản phẩm khăn lông, vải khăn lông, sợi... phục vụ thị trường trong
nước và quốc tế. Là công ty được thành lập từ năm 2007 và chính thức ñi vào
hoạt ñộng từ năm 2008, mục tiêu của Songwol Vina là trở thành nhà cung cấp
các sản phẩm khăn lơng hàng đầu cho thị trường Châu Á, bên cạnh đó phát
triển hệ thống đại lý khăn lơng, mở rộng thị trường trong nước. Tuy với quy
mơ tương đối lớn với nhiều bộ phận và xưởng sản xuất có nhiệm vụ riêng
biệt, nhưng công tác tổ chức hệ thống kế tốn trách nhiệm nhằm cung cấp
thơng tin phục vụ quản lý của Cơng ty vẫn chưa được coi trọng. Hệ thống báo
cáo phục vụ việc ñánh giá trách nhiệm của mỗi bộ phận trong Cơng ty chưa
được xây dựng. Songwol Vina địi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống kế
toán trách nhiệm nhằm hướng các bộ phận vào mục tiêu chung và có thể đánh
giá một cách hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, đơn vị trong Cơng ty.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Hồn thiện kế
tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Songwol Vina” ñể làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, luận văn nghiên cứu thực
trạng hệ thống kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Songwol Vina. Qua
đó đưa ra các giải pháp hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm đáp ứng u
cầu phân cấp quản lý của Cơng ty, đảm bảo cung cấp thơng tin ñánh giá ñúng


download by :


3

trách nhiệm của các ñơn vị, bộ phận trong việc hướng tới mục tiêu chung của
Công ty.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu: ðề tài nghiên cứu thực trạng kế tốn trách
nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Songwol Vina như phân cấp quản lý và sự hình
thành các trung tâm trách nhiệm, hệ thống báo cáo nội bộ phục vụ cho ñánh
giá trách nhiệm,…
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Songwol Vina
4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp các dữ liệu từ các nguồn:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Giáo trình, tạp chí chun ngành, các cơng trình
khoa học đã được nghiên cứu và cơng bố, quy chế, phân cấp quản lý tài chính,
báo cáo nội bộ của Công ty.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thu thập thơng qua phỏng vấn ý kiến kế tốn
trưởng, quan sát các phịng ban, bộ phận có liên quan.
5. Bố cục của đề tài
Nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Songwol
Vina.
Chương 3. Hồn thiện kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Songwol
Vina.
6. Tổng quan tài liệu
Kế toán quản trị nói chung và KTTN nói riêng là đề tài được nghiên cứu

từ khá lâu trên thế giới. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về KTTN mang cả ý
nghĩa về lý luận và thực tiễn.

download by :


4

Tác giả Joseph P. Vogel (1962) ñã bàn về KTTN thơng qua cơng trình
“Rudiments of Responsibility Accounting in Public Utilities” ñăng trên tạp chí
“National Association of Accountants”. KTTN trước hết được sử dụng để
kiểm sốt chi phí. Tác giả đã ñề cập ñến việc xây dựng và thiết lập hệ thống
KTTN trong DN. KTTN ñược thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức của từng
DN, tùy thuộc vào quy mơ hoạt động và phân cấp quản lý. KTTN phải ñược
xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thơng tin cũng như kiểm
sốt thơng tin tại các bộ phận, từ đó cung cấp thơng tin cho nhà quản trị ra
quyết định một cách có hiệu quả. Việc làm này theo tác giả là khơng hề đơn
giản.[16]
Tác giả Muthulakshmi (2014) nhận dịnh KTTN ñược coi là một trong
những cơng cụ tài chính hữu ích cho việc kiểm sốt và điều hành hoạt động
kinh doanh của các nhà quản trị trong DN. Việc chú ý thực hiện nội dung
KTTN sẽ giúp DN phát huy tối ña nguồn lực hiện có và phát triển một cách
bền vững. Ngồi ra, theo Muthulakshmi, KTTN gồm có các trung tâm trách
nhiệm: Trung tâm chi phí, Trung tâm doanh thu, Trung tâm lợi nhuận và
Trung tâm ñầu tư.[17]
Ở nước ta, KTTN mới ñược nghiên cứu trong những năm gần đây. Có
thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu, bài báo khoa học như:
Tác giả Phạm Văn Dược (2009) “Thiết kế hệ thống báo cáo KTTN bộ
phận cho các nhà quản trị trong Cơng ty sản xuất Việt Nam”. Tác giả đã mở
ra một hướng nghiên cứu mới về kế toán quản trị. Hệ thống báo cáo KTTN

cho từng trung tâm trách nhiệm với các quy trình lập báo cáo cụ thể và điều
kiện để thực hiện các quy trình đó. Nghiên cứu vừa có giá trị lý luận vừa có
giá trị về thực tiễn. [6]
PGS.TS Ngô Hà Tấn – TS. ðường Nguyễn Hưng (2013) nghiên cứu
“Quan hệ giữa phân cấp quản lý và KTTN”. Tác giả đã phân tích mối quan hệ

download by :


5

giữa phân cấp quản lý và KTTN trong DN. Theo tác giả, phân cấp quản lý
chính là cơ sở hình thành KTTN, và KTTN sẽ ñảm bảo cho phân cấp quản lý
trong DN phát huy ñược tốt hơn. [9]
Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay ñặt ra yêu cầu cho
các công ty, các lĩnh vực kinh doanh phải xây dựng mơ hình kế tốn quản trị
nói chung và KTTN nói riêng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý. Một
số nghiên cứu về KTTN của một số tác giả ñã ñưa ra các giải pháp để hồn
thiện hệ thống KTTN ở một số ngành, công ty cụ thể, chẳng hạn như:
Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và Quản lý của tác giả Nguyễn Thị Minh
Phương (2013) “Xây dựng mơ hình KTTN trong các cơng ty sản xuất sữa
Việt Nam”. Luận án nghiên cứu về hệ thống KTTN tại các công ty sản xuất
sữa Việt Nam, với cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất theo hai hình thức kép
kín và mở. Từ đó ñưa ra các giải pháp về hệ thống phương pháp sử dụng
trong KTTN như xây dựng hệ thống ñịnh mức, hệ thống dự toán, hệ thống tài
khoản, chứng từ, sổ sách, ứng dụng bảng điểm cân bằng trong các cơng ty sữa
Việt Nam, hay các giải pháp về xây dựng các trung tâm trách nhiệm từ xác
ñịnh trung tâm trách nhiệm ñến hệ thống chỉ tiêu, phương pháp ñánh giá trung
tâm trách nhiệm và hệ thống báo cáo KTTN. [8]
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Trần Trung Tuấn (2015) “KTTN

trong các công ty sản xuất xi măng Việt Nam”. Theo tác giả, các nhân tố ảnh
hưởng ñến việc áp dụng KTTN tại các công ty sản xuất xi măng ở nước ta là
quy mơ kinh doanh, trình ñộ các nhà quản trị, tình trạng niêm yết trên thị
trường chứng khoán, sự hiểu biết của nhà quản trị về KTTN và vị trí của nhà
quản trị trong doanh nghiệp. Luận án ñã xây dựng nội dung KTTN kết hợp
với phương pháp kế tốn chi phí ABC và phương pháp ño lường thành quả
BSC theo 7 yếu tố của KTTN. [12]

download by :


6

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của tác giả Trần Thị Ngọc Hịa (2013) “KTTN
tại Cơng ty TNHH MTV dược TW3”. Luận văn đã đi vào phân tích thực trạng
hệ thống KTTN và ñưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm hồn thiện hệ
thống KTTN Cơng ty TNHH MTV dược TW3. ðề tài nêu lên các đặc điểm,
quy trình và nội dung cơng việc mà hệ thống KTTN DN đang theo dõi, ñánh
giá hoạt ñộng từng bộ phận, ñơn vị. Từ đó, vạch ra một số vướng mắc chưa
giải quyết trong hệ thống. [4]
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của tác giả Võ Thị Phương Uyên (2014)
“KTTN tại công ty CP Vinafor ðà Nẵng”. Luận văn nghiên cứu thực trạng
công tác KTTN tại Công ty CP Vinafor ðà Nẵng, từ đó đưa ra những kiến
nghị để hồn thiện KTTN, giúp cho nhà quản trị có cơ sở đánh giá một cách
ñúng ñắn thành quả của từng bộ phận (trung tâm) trách nhiệm tại Cơng ty.
[13]
Trong các cơng trình nêu trên, các tác giả ñã hệ thống các nội dung cơ
bản của KTTN và ñề xuất phương hướng vận dụng KTTN vào các DN cụ thể
theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về
KTTN ñã công bố chưa nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống KTTN áp dụng

cho các DN dệt may, trong khi ñó Việt Nam là quốc gia sản xuất các mặt
hàng dệt may lớn trên thế giới. Các DN trong ngành dệt may muốn hoạt động
tốt thì nhất thiết phải xây dựng hệ thống KTTN hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt ñộng kinh doanh, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, để đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý trách nhiệm cũng cần
phải xem xét các chỉ tiêu cho phù hợp với ñặc ñiểm hoạt ñộng của các DN
trong ngành dệt may.
Trên cơ sở lý luận về KTTN, tham khảo những đề tài, bài báo có liên
quan, và tình hình thực tế tại một DN hoạt ñộng trong ngành dệt may là Cơng
ty CP Songwol Vina tác giả đã nghiên cứu thực hiện đề tài “Hồn thiện

download by :


7

KTTN tại Cơng ty CP Songwol Vina”. Luận văn trình bày tổng quan một số
cơng trình nghiên cứu thế giới và trong nước, tìm hiểu thực trạng KTTN tại
cơng ty CP Songwol Vina, tìm ra những mặt đạt được và những mặt hạn chế
của KTTN tại Cơng ty. Qua đó hồn thiện mơ hình KTTN phù hợp với đặc
điểm sản xuất kinh doanh của Cơng ty: hồn thiện các trung tâm trách nhiệm,
cơng tác lập dự tốn, lập báo cáo thành quả gắn với từng trung tâm trách
nhiệm và phương pháp phân tích đánh giá thành quả các trung tâm trách
nhiệm thuộc Công ty.

download by :


8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH

NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm KTTN
KTTN là một nội dung cơ bản của kế tốn quản trị. Qúa trình hình thành
và phát triển của KTTN gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế
tốn quản trị. KTTN được đề cập ñầu tiên vào những năm 1950 ở Mỹ. Từ ñó
cho ñến nay, rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan
điểm khác nhau về KTTN.
Nhóm tác giả Athony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan
và S.mark Young (1997) cho rằng: KTTN là một hệ thống kế toán có chức
năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế tốn có liên quan đến trách
nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp thơng tin
nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo
chứa cả những đối tượng có thể kiểm sốt và khơng thể kiểm sốt đối với một
cấp quản lý. [14]
Theo James R.Martin, “KTTN là hệ thống kế tốn cung cấp thơng tin
về kết quả, hiệu quả hoạt ñộng của các bộ phận, các đơn vị trong một DN. ðó
là cơng cụ ño lường, ñánh giá hoạt ñộng của những bộ phận liên quan ñến ñầu
tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm sốt và
chịu trách nhiệm tương ứng”. [15]
Theo nhóm tác giả Phạm Văn Dược, Nguyễn Thị Thu Hiền, KTTN là hệ
thống kế toán tập hợp kết quả theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm cá nhân,
bộ phận, nhằm giám sát và ñánh giá kết quả của từng bộ phận trong tổ chức.
[2]


download by :


9

Mặc dù các nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước ñã ñưa ra những
khái niệm khác nhau về KTTN nhưng hầu hết ñều tập trung làm sáng tỏ
những nội dung của KTTN và có thể bổ sung cho nhau, và có thể rút ra khái
niệm về KTTN như sau:
KTTN là phương pháp kế toán thu thập, ghi nhận, báo cáo và ño lường
kết quả ñể ñánh giá thành quả của từng bộ phận nhằm kiểm sốt hoạt động
của các bộ phận trong tổ chức, phối hợp giữa các bộ phận với nhau trong việc
thực hiện mục tiêu chung của tồn DN.
1.1.2. Bản chất của KTTN
Mặc dù có nhiều quan ñiểm khác nhau về KTTN, nhưng xét về mặt bản
chất, mỗi một quan điểm khác nhau có thể kết hợp với nhau tạo thành một cái
nhìn tồn diện hơn về KTTN. Có thể rút ra một số điểm chung về bản chất
của KTTN như sau:
KTTN là nội dung quan trọng của kế tốn quản trị, cung cấp thơng tin tài
chính và phi tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN nhằm giúp
các nhà quản trị kiểm soát các hoạt ñộng kinh doanh của nhà quản trị cấp
dưới và ñánh giá ñược thành quả của từng bộ phận, ñơn vị, người ñứng ñầu
bộ phận trong DN.
KTTN liên quan ñến cơ cấu tổ chức của DN ñược phân cấp quản lý rõ
ràng. Các nhà quản trị ở các cấp ñược phân quyền ra quyết ñịnh phù hợp với
trách nhiệm quản lý của mình trong q trình hoạt động của DN. KTTN chỉ
thực hiện được trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ñược phân
quyền rõ ràng.
KTTN thiết lập một hệ thống chỉ tiêu, công cụ, báo cáo nhằm cung cấp
thơng tin tài chính và phi tài chính nhằm đánh giá thành quả của từng bộ

phận, ñơn vị trong DN.

download by :


10

1.1.3. Vai trị của KTTN
Hệ thống KTTN được thiết lập nhằm khuyến khích các nhà quản lý bộ
phận trong tổ chức hướng ñến mục tiêu chung. Hệ thống cung cấp các cơng
cụ, chỉ tiêu, báo cáo để đánh giá kết quả thực hiện của từng bộ phận, ñánh giá
trách nhiệm của nhà quản lý bộ phận. Vì vậy thái độ của nhà quản lý bộ phận
sẽ có ảnh hưởng đến thành quả của bộ phận mà họ phụ trách.
Hệ thống KTTN mang tính hai mặt đó là thơng tin và trách nhiệm. Trong
đó mặt thơng tin có nghĩa là sự tập hợp, báo cáo đánh giá các thơng tin mang
tính nội bộ về hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của DN từ cấp quản lý cấp dưới
lên cấp quản lý cao hơn. Còn mặt trách nhiệm là việc quy trách nhiệm về
những sự kiện tài chính xảy ra, chẳng hạn như nhà quản lý bộ phận phải có
nhiệm vụ báo cáo lên cấp quản lý cao hơn về những chi phí, lợi nhuận mà
mình đảm nhận và giải trình về từng sự kiện trong kết quả tài chính mà mình
có quyền kiểm soát. Tùy thuộc vào việc sử dụng hai mặt này mà ảnh hưởng
khác nhau tới thái ñộ của nhà quản lý và hiệu quả của hệ thống.
Nếu hệ thống KTTN quá chú trọng ñến việc quy trách nhiệm cho các
nhà quản lý thì sẽ tác động đến thái ñộ của nhà quản lý theo chiều hướng tiêu
cực. ðó là thay vì tìm ra nguyên nhân của những sai phạm và khắc phục nó,
thì nhà quản lý lại có xu hướng che đậy các sai phạm, đối phó và hồi nghi hệ
thống kiểm sốt, đánh giá của tổ chức, từ đó đi đến tìm cách phá vỡ hệ thống.
Lúc này hệ thống KTTN khơng hồn thành mục tiêu đề ra.
Nhưng khi hệ thống KTTN chú trọng đến mặt thơng tin thì sẽ ảnh hưởng
đến thái độ của nhà quản lý theo hướng tích cực. Họ sẽ thu thập thơng tin, tìm

hiểu ngun nhân dẫn đến thành quả của bộ phận, ñưa ra các biện pháp nhằm
khắc phục các sai phạm nếu có, từ đó sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả của bộ
phận mình.

download by :


11

Như vậy cần phải thấy được rằng thơng tin là yếu tố quan trọng, quyết
định đến tính hiệu quả của hệ thống KTTN. Hệ thống KTTN phải cung cấp
các thông tin giúp nhà quản lý cấp cao hơn biết ñược nguyên nhân dẫn ñến
thành quả của các bộ phận, giúp nhà quản lý các bộ phận hiểu ñược thành quả
và mục tiêu chung của cả tổ chức, thúc ñẩy họ nỗ lực hơn nữa trong việc nâng
cao kết quả của mình. Khi được vận dụng đúng đắn, hệ thống KTTN sẽ đóng
vai trị rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn DN, cụ thể như
sau:
Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận
vào lợi ích của tồn bộ tổ chức.
Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc ñánh giá kết quả hoạt ñộng
của những nhà quản lý bộ phận bằng một hệ thống các chỉ tiêu và phương
pháp ño lường thành quả ở các đơn vị, bộ phận thơng qua các báo cáo KTTN.
Thứ ba, KTTN ñánh giá thành quả ñạt ñược của các ñơn vị, bộ phận
trong DN, từ cấp cơ sở cho tới cấp quản lý cao nhất. Do đó, nó ảnh hưởng đến
cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý, họ sẽ có những biện pháp để
cải tiến q trình sản xuất kinh doanh cho phù hợp ñể ñạt ñược mục tiêu của
DN.
Thứ tư, KTTN thúc ñẩy các nhà quản trị cấp dưới chủ động điều hành
hoạt động của bộ phận mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu
cơ bản của tồn bộ tổ chức, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà quản trị cấp

cao tập trung vào các quyết ñịnh chiến lược của toàn DN.
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM
1.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là sự phân chia quyền lực từ cấp trên xuống cấp dưới,
quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải rộng trong tồn bộ tổ chức. Các

download by :


12

cấp quản lý khác nhau ñược quyền ra quyết ñịnh và chịu trách nhiệm với
phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ. Hoạt ñộng của tổ chức gắn liền với
quyền hạn, trách nhiệm của tất cả các bộ phận, thành viên trong ñơn vị.[9]
Mức ñộ phân cấp sẽ phụ thuộc vào ñặc ñiểm hoạt ñộng kinh doanh và tổ
chức quản lý của từng DN, tính chất cơng việc, nhiệm vụ của từng bộ phận
trong DN.
1.2.2. Nội dung cơ bản của phân cấp quản lý
Nội dung của việc phân cấp quản lý trong một DN thường ñược tập
trung ở những mặt sau:
a. Phân cấp về quyết ñịnh ñầu tư vào các loại tài sản trong DN
Việc ñầu tư, mua sắm các loại tài sản trong DN có được phân quyền cho
các đơn vị, bộ phận hay khơng thường tùy thuộc vào mức trọng yếu, giá trị
của các khoản ñầu tư. Thơng thường, những khoản đầu tư mang tính chiến
lược, có giá trị lớn thì cấp quản lý cao nhất có quyền hạn và trách nhiệm thực
hiện, cịn những khoản đầu tư có giá trị nhỏ, liên quan trực tiếp đến từng bộ
phận như đầu tư thiết bị văn phịng thì có thể phân quyền cho cấp dưới.
b. Phân cấp về huy ñộng vốn trong hoạt ñộng kinh doanh
Phân cấp quản lý về huy ñộng vốn trong hoạt ñộng kinh doanh bao gồm

các nội dung sau:
- Phân cấp về quyền và hình thức huy động vốn đối với các cấp quản lý
trong DN: là sự phân chia quyền ñược ra quyết ñịnh ñối với các phương thức
dùng ñể huy ñộng vốn phát triển hoạt ñộng sản xuất kinh doanh trong DN.
Lựa chọn tài trợ hoạt ñộng của DN bằng vốn tự có, vốn vay ngắn hạn, dài
hạn, vốn phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay tài trợ bằng nguồn lợi nhuận giữ
lại.
- Phân cấp về trách nhiệm huy ñộng vốn, ñảm bảo nguồn vốn huy động
được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Ngồi phân cấp

download by :


13

về quyền ra quyết định về hình thức huy động vốn cịn phân cấp về trách
nhiệm huy động vốn. Cấp quản lý nào trong DN chịu trách nhiệm thực hiện
việc huy động vốn theo hình thức đã được quyết định. ðồng thời phân chia
trách nhiệm và quyền hạn quản lý việc sử dụng các nguồn vốn ñầu tư trong
DN như thế nào để hướng tới mục tiêu chung của tồn DN.
c. Phân cấp về quản lý doanh thu, chi phí trong hoạt ñộng kinh doanh
Phân cấp về quản lý doanh thu, chi phí trong hoạt động kinh doanh gồm
một số nội dung như:
- Phân cấp về lập kế hoạch và dự tốn về doanh thu, chi phí và báo cáo
kết quả của hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
- Phân cấp về quản lý bán hàng theo từng ngành hàng, từng thị trường
tiêu thụ.
- Phân cấp về quản lý, kiểm soát các khoản chi phí trong phạm vi trách
nhiệm của mỗi ñơn vị, bộ phận.
Phân cấp quản lý là hiện tượng tất yếu khi tổ chức đạt tới quy mơ và

trình ñộ phát triển nhất ñịnh làm cho một người hay một cấp quản trị khơng
thể đảm đương được mọi cơng việc quản trị. Những nguy cơ tiềm ẩn của phân
quyền là sự thiếu nhất qn trong chính sách, tình trạng mất kiểm sốt của cấp
trên đối với cấp dưới, tình trạng cát cứ của các nhà quản trị bộ phận. Phân
quyền ở mức ñộ cao, những nhà quản trị trở thành những người ñiều hành ñộc
lập trong các bộ phận, dẫn ñến trùng lắp chức năng, gây thiệt hại về tài chính
cho tổ chức. Cịn tập trung quyền lực cao thì người quản trị có thể giám sát và
kiểm sốt chặt chẽ cấp dưới, các quyết ñịnh ñưa ra ñược tổ chức thực hiện
một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cấp trên dễ can thiệp quá sâu vào công
việc của cấp dưới làm giảm sự quan tâm, tính tích cực và khả năng sáng tạo
của họ. [3]

download by :


14

Phân cấp quản lý tuy có những nhược điểm nhất ñịnh như có thể tạo ra
sự cạnh tranh, xung ñột quá mức giữa các bộ phận, chi phí quản lý cao do có
nhiều cấp quản lý,… nhưng nếu phân cấp một cách hợp lý sẽ mang lại lợi ích
rất lớn cho các DN như:
- Nâng cao hiệu quả quản lý của cấp trên do có điều kiện tập trung vào
cơng việc lập kế hoạch chiến lược tạo nên sự chuyên mơn hóa trong hoạt
động quản lý.
- Tạo sự chủ động hơn trong việc quản lý hoạt ñộng kinh doanh của các
nhà quản trị cấp thấp hơn. Khi ñược phân quyền, các nhà quản trị cấp thấp có
quyền quyết định đối với những vấn ñề phát sinh trong phạm vi trách nhiệm
của mình, nên cơng việc được giải quyết nhanh chóng, phù hợp với tình hình
thực tế hơn.
- Phân cấp hợp lý sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ñơn vị, bộ

phận trong DN. Sự phân quyền cho phép DN xác định sự đóng góp thành quả
của từng bộ phận, đơn vị, do đó sẽ thúc đẩy các đơn vị, bộ phận tiết kiệm chi
phí, tăng doanh thu, lợi nhuận đóng góp của mỗi bộ phận, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn DN.
1.2.3. Phân cấp quản lý - cơ sở hình thành KTTN
Hệ thống KTTN gắn liền với sự phân cấp quản lý. Khi quy mơ hoạt động
của DN được mở rộng, việc phân cấp quản lý trong DN là ñiều tất yếu. Phân
cấp quản lý vừa là tiền ñề, vừa là ñộng lực thúc đẩy sự hình thành của KTTN.
Nếu khơng có phân cấp quản lý thì sẽ khơng tồn tại hệ thống KTTN hay hệ
thống KTTN sẽ khơng có ý nghĩa.
ðể hình thành các trung tâm trách nhiệm thì các đơn vị, bộ phận trong
DN phải ñược phân cấp quản lý ở mức ñộ nhất ñịnh. Sự phân chia quyền hạn
và trách nhiệm cho mỗi ñơn vị, bộ phận ñối với việc thực hiện các hoạt ñộng
kinh doanh tại ñơn vị, bộ phận đó chính là cơ sở để xác định các trung tâm

download by :


15

trách nhiệm trong DN. Nói cách khác, phân cấp quản lý chính là cơ sở hình
thành các trung tâm trách nhiệm trong DN.
1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà người quản
lý của bộ phận đó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chi phí,
thu nhập phát sinh hoặc số vốn ñầu tư sử dụng vào hoạt ñộng kinh doanh. Về
cấu trúc, mỗi trung tâm trách nhiệm có thể xem như là một hệ thống, có các
yếu tố đầu vào và đầu ra. ðầu vào phản ánh các nguồn lực mà trung tâm trách
nhiệm sử dụng ñể tiến hành các chức năng ñược giao, chẳng hạn: NVL, vật

tư, tài sản, lao ñộng… ðầu ra thể hiện các kết quả mà trung tâm trách nhiệm
tạo ra theo chức năng của mình, có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành,
doanh thu, lợi nhuận. (4)
Cấu trúc các trung tâm trách nhiệm được mơ tả như sau:
Trung tâm trách nhiệm
ðầu vào
Các nguồn lực sử dụng

Công việc theo
chức năng

ðầu ra
Kết quả nhận ñược

Tùy vào cơ cấu tổ chức, mức ñộ phân cấp quản lý và mục tiêu của nhà
quản lý sẽ hình thành các trung tâm trách nhiệm tương ứng, mỗi trung tâm
trách nhiệm có quyền kiểm sốt tồn bộ các hoạt động của trung tâm mình.
Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hóa giữa “đầu vào” và “ñầu ra” của
các trung tâm trách nhiệm cũng như mức ñộ trách nhiệm của nhà quản trị
trung tâm, trong DN có thể chia thành 4 trung tâm trách nhiệm gồm: trung
tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm ñầu tư.

download by :


16

a. Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ chịu trách
nhiệm và có quyền kiểm sốt đối với chi phí phát sinh ở trung tâm, khơng có

quyền kiểm sốt doanh thu hoặc mức độ đầu tư. Trung tâm chi phí gắn liền
với cấp quản lý mang tính tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ như
phân xưởng sản xuất. Mục tiêu của trung tâm là tối thiểu hóa chi phí. Trung
tâm chi phí được chia thành 2 loại:
- Trung tâm chi phí định mức: Là trung tâm mà mức hao phí về các
nguồn lực để sản xuất ra một ñơn vị sản phẩm ñều ñược xây dựng ñịnh mức
cụ thể, nghĩa là “đầu vào” có thể lượng hóa được theo đơn vị tiền tệ, đồng
thời có thể đo lường ñược sản lượng “ñầu ra” bằng hiện vật. Nhà quản trị
trung tâm chi phí định mức có trách nhiệm kiểm sốt chi phí thực tế phát sinh
để vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất mà không vượt kế hoạch về chi phí. Việc
kiểm sốt chi phí được thực hiện thơng qua việc so sánh và phân tích chênh
lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí định mức.
- Trung tâm chi phí linh hoạt: Là trung tâm mà các chi phí “đầu vào”
được dự tốn và đánh giá trên cơ sở nhiệm vụ chung, khơng thể xác định cho
từng đơn vị sản phẩm hay từng cơng việc của trung tâm, sản lượng đầu ra
khơng thể đo lường được bằng các chỉ tiêu tài chính, khơng có mối quan hệ
giữa việc sử dụng các nguồn lực và kết quả đạt được. Việc kiểm sốt chi phí
được thực hiện thơng qua việc so sánh và phân tích chênh lệch giữa chi phí
thực tế phát sinh với chi phí dự tốn, nhằm đảm bảo mỗi loại chi phí thực tế
đều nằm trong dự tốn được phê duyệt và liên quan đến nhiệm vụ chung của
trung tâm.
Như vậy, khác biệt giữa trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí
linh hoạt nằm ở sản phẩm ñầu ra. Ở trung tâm chi phí định mức có thể định

download by :


17

lượng cụ thể, chính xác được sản phẩm, cịn sản phẩm của trung tâm chi phí

linh hoạt thường khơng thể ñịnh lượng một cách chính xác.
b. Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý trung tâm
có quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm đối với việc tạo ra doanh thu,
khơng chịu trách nhiệm về lợi nhuận và vốn ñầu tư. Trung tâm này thường
gắn với các bộ phận tạo ra doanh thu cho DN như phịng kinh doanh, cửa
hàng, đại lý…. Thành quả của trung tâm doanh thu thường ñược ñánh giá
bằng việc so sánh giữa doanh thu thực tế với doanh thu dự tốn và phân tích
chênh lệch phát sinh. Trên thực tế, một trung tâm doanh thu thuần túy thường
ít tồn tại, các cấp quản lý vẫn phải lập kế hoạch và kiểm sốt một số khoản
chi phí thực tế phát sinh ở trung tâm.
c. Trung tâm lợi nhuận
Là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chịu trách nhiệm tồn bộ về lợi
nhuận đạt được trong phạm vi quản lý của mình. Mục tiêu của trung tâm là tối
đa hóa lợi nhuận, vì vậy người quản lý trung tâm khơng chỉ chịu trách nhiệm
kiểm sốt doanh thu mà cịn phải kiểm sốt chi phí phát sinh. Trong DN,
trung tâm lợi nhuận thường tổ chức gắn với các chi nhánh, các đơn vị hạch
tốn phụ thuộc. Thành quả của trung tâm lợi nhuận thường ñược ñánh giá
bằng việc so sánh các chỉ tiêu thực tế với dự toán và phân tích chênh lệch phát
sinh.
d. Trung tâm đầu tư:
Trung tâm ñầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chịu trách
nhiệm cả về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả của vốn ñầu tư. Nhà
quản lý trung tâm đầu tư có trách nhiệm và quyền hạn trong việc lập kế
hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, trong đó trách nhiệm
lớn nhất là quyết định đầu tư vốn sao cho có hiệu quả nhất.

download by :



×