Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(luận văn thạc sĩ) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính sách kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tuy hòa, phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TỐN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA, PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TỐN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA, PHÚ YÊN

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHƠI NGUN

Đà Nẵng – Năm 2015

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Hạnh

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 3
7. Kết cấu luận văn .................................................................................... 3
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH KẾ TỐN TRONG DOANH NGHIỆP ............................. 8
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KẾ TỐN ................... 8
1.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của chính sách kế tốn ............................... 8
1.1.2. Vai trị của chính sách kế tốn .......................................................... 9
1.1.3. Các CSKT áp dụng trong DN ......................................................... 10
1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CSKT
TRONG DN .................................................................................................... 18
1.2.1. Lý thuyết kế tốn tích cực (Positive Accounting Theory – PAT) .. 18
1.2.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) .............................................. 20
1.2.3. Lý thuyết kế toán quy phạm - chuẩn mực kế toán (Normative
Accounting Theory) .................................................................................. 21
1.2.4. Lý thuyết các bên liên quan ............................................................ 21
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CSKT CỦA
DN ................................................................................................................... 22
1.3.1. Đặc thù của doanh nghiệp ............................................................... 26

download by :


1.3.2. Thuế TNDN .................................................................................... 27
1.3.3. Quản lý lợi nhuận............................................................................ 28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 30
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 31
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP TUY HỊA................ 31
2.1.1. Đặc điểm mơi trƣờng kinh tế tại TP Tuy Hòa ................................ 31
2.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................... 32
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 34
2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................... 34
2.2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 35

2.3. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN VÀ THIẾT KẾ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 39
2.3.1. Đo lƣờng các biến ........................................................................... 39
2.3.2. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................ 46
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 48
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 49
3.1. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CSKT TẠI CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN
TP TUY HÒA ................................................................................................. 49
3.1.1. Thực trạng vận dụng CSKT liên quan đến HTK ............................ 49
3.1.2. Thực trạng vận dụng CSKT tài sản cố định ................................... 54
3.1.3. Thực trạng vận dụng CSKT liên quan nợ phải thu ......................... 58
3.1.4. Thực trạng vận dụng CSKT liên quan đến doanh thu và chi phí ......... 60
3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DUNG
CSKT ............................................................................................................... 63
3.2.1. Kiểm tra dữ liệu .............................................................................. 63
3.2.2. Chính sách kế tốn liên quan đến HTK .......................................... 65
3.2.3. Chính sách kế tốn liên quan đến Nợ phải thu ............................... 67
3.2.4. Chính sách kế tốn liên quan đến TSCĐ ........................................ 71

download by :


3.2.5. Chính sách kế tốn liên quan đến Doanh thu và chi phí ................ 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 81
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................ 83
4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 83
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................... 87
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU............................................................. 92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4................................................................................ 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Định nghĩa

BCTC

Báo cáo tài chính

CSKT

Chính sách kế tốn

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EBIT

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay


FIFO

Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc

HTK

Hàng tồn kho

LIFO

Phƣơng pháp nhập sau xuất trƣớc

SCL

Sửa chữa lớn

SPDD

Sản phẩm dở dang

SXKD

Sản xuất kinh doanh

Thuế TNDN

Thuế Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ


Tài sản cố định

TP Tuy Hòa

Thành phố Tuy Hòa

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1

Tổng hợp một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng
đến lựa chọn CSKT

Trang

23

2.1

Bảng phân loại CSKT làm tăng hoặc giảm lợi nhuận

41


2.2

Bảng tổng hợp định nghĩa và đo lƣờng các biến

46

3.1

Phƣơng pháp tính giá xuất hàng tồn kho

51

3.2

Lý do DN không lập dự phịng giảm giá HTK

51

3.3

Bảng loại hình DN với phƣơng pháp tính giá xuất HTK

52

3.4

Quy mơ DN với phƣơng pháp tính giá xuất HTK

54


3.5

Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ

55

3.6

Loại hình DN với các phƣơng pháp tính khấu hao
TSCĐ

56

3.7

Quy mơ DN với các phƣơng pháp tính khấu hao TSCĐ

57

3.8

Căn cứ lựa chọn tỷ lệ khấu hao TSCĐ

59

3.9

Bảng loại hình DN với việc lập dự phịng nợ khó địi


59

3.10

Thống kê lý do các DN khơng lập dự phịng

60

3.11

Loại hình DN với các phƣơng pháp ghi nhận doanh thu

62

3.12

Kỳ phân bổ chi phí trả trƣớc

63

3.13

Các loại chi phí phải trả

63

3.14

Ma trận tƣơng quan


65

3.16

Phân tích các nhân tố đối với việc vận dụng CSKT về
HTK
Bảng dự đốn của mơ hình

3.17

Bảng số năm hoạt động và lựa chọn CSKT nợ phải thu

3.15

download by :

66
67
68


3.18

Trình độ kế tốn với việc lập dự phịng nợ khó địi

69

3.19

Thuế và việc lập dự phịng nợ khó địi


70

3.20

Quy mơ DN với việc lập dự phịng nợ khó địi

70

3.21

Địn bẩy tài chính và lập dự phịng nợ khó địi

71

3.22

Bảng phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến CSKT về TSCĐ

72

3.23

Bảng dự đốn của mơ hình

73

3.24

Thuế và việc ghi nhận doanh thu


74

3.25

Tỷ suất lợi nhuận và phƣơng pháp ghi nhận doanh thu

74

3.26

Địn bẩy tài chính và phƣơng pháp ghi nhận doanh thu

75

3.27

Trình độ kế tốn và phƣơng pháp ghi nhận doanh thu

75

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự biến động không ngừng của nền kinh tế, các DN đang
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau phải ln đối phó với những tình

huống kinh tế đa dạng và phức tạp. Các giao dịch kinh tế và các sự kiện biến
động về tình hình tài chính của DN là sản phẩm của các nghiệp vụ kinh tế đa
dạng và phức tạp từ các hoạt động của DN. CSKT giúp cho các DN ghi nhận
và xử lý những tình huống đa dạng và phức tạp liên quan đến sự biến động
tình hình tài sản của DN. Khơng phải tất cả các nội dung trong các BCTC có
thể đo lƣờng một cách chính xác mà có thể đƣợc ƣớc tính, ví dụ: trích khấu
hao tài sản cố định hay xác định giá trị SPDD,...
CSKT là các nguyên tắc và lựa chọn các phƣơng pháp kế toán, việc áp
dụng những nguyên tắc này đƣợc thông qua bởi các DN trong việc chuẩn bị
và trình bày các BCTC. Lựa chọn các CSKT đƣợc hƣớng dẫn bởi những hồn
cảnh cụ thể và nó liên quan đến sự phán xét của công tác quản lý của mỗi DN.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng với mỗi phƣơng pháp kế tốn đƣợc lựa chọn thì
thơng tin trình bày trên BCTC là khác nhau và với mỗi DN khác nhau thì việc
lựa chọn các CSKT để áp dụng cũng khác nhau. Việc lựa chọn các CSKT áp
dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố chủ quan
lẫn yếu tố khách quan và điều này ảnh hƣởng đến lợi nhuận của DN trong kỳ.
Một khi có sự thay đổi của tình hình kinh tế nhƣ khủng hoảng tài chính
thì các DNNVV là những DN chịu nhiều ảnh hƣởng nhất vì số vốn hoạt động
ít và quy mơ nhỏ nên khó cạnh tranh để tồn tại. Mặt khác, tình hình biến động
kinh tế ở mỗi địa phƣơng khác nhau và các DNNVV cũng có những đặc thù
khác nhau dẫn đến việc vận dụng CSKT tại các DN cũng trở nên khác biệt.
Nếu trƣớc đây các DNNVV chƣa quan tâm việc vận dụng CSKT thì từ khi
các chuẩn mực kế tốn ra đời, các DN đã chú trọng nhiều hơn trong việc lựa

download by :


2
chọn và vận dụng CSKT phù hợp. Tuy nhiên việc vận dụng các CSKT nhƣ
thế nào và những nhân tố nào tác động tới việc vận dụng CSKT là một chủ đề

còn mới ở nƣớc ta. Hầu hết các nghiên cứu về việc vận dụng CSKT chỉ gắn
liền với một DN cụ thể. Do vậy, nghiên cứu vận dụng CSKT tại các DNNVV
trở nên thực sự cần thiết. Nhờ nghiên cứu chúng ta có thể hiểu rõ hơn việc
vận dụng CSKT trong các DNNVV đồng thời có thể tìm thấy một số nhân tố
ảnh hƣởng đến các quyết định lựa chọn CSKT và xác định các yếu tố chính
ảnh hƣởng đến việc lựa chọn CSKT trong các DNNVV. Đó là lý do tôi chọn
đề tài: “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính
sách kế tốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Tuy Hịa,
Phú n”. Tơi hi vọng với kết quả đạt đƣợc sau khi nghiên cứu sẽ góp phần
định hƣớng trong việc vận dụng CSKT tại các DN, đặc biệt là DNNVV.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng các CSKT tại
các DNNVV trên địa bàn TP Tuy Hịa, Phú n. Từ đó góp phần định hƣớng
trong việc vận dụng CSKT tại các DNNVV.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Với các vấn đề về việc vận dụng CSKT đang vận dụng hiện tại ở các
DNNVV, luận văn đƣa ra một số câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
- Những CSKT nào đang vận dụng tại các DNNVV trên địa bàn TP Tuy
Hòa, Phú Yên?
- Đặc thù DNNVV ảnh hƣởng đến vận dụng CSKT nhƣ thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các CSKT đƣợc áp dụng tại các DNNVV trên địa bàn
TP Tuy Hịa, Phú n tính tới niên độ kế tốn năm 2014 trƣớc khi BTC ban
hành Thông tƣ 200/2014/TT-BTC; trong đó tập trung chủ yếu vào các nhân tố
ảnh hƣởng đến các CSKT hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản phải thu,

download by :


3

doanh thu và chi phí. Đề tài tập trung xem xét các lựa chọn phƣơng pháp kế
toán và các ƣớc tính kế tốn trong q trình xây dựng CSKT tại các DN.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận
dụng CSKT tại các DNNVV trên địa bàn TP Tuy Hòa, luận văn thực hiện
phƣơng pháp điều tra chọn mẫu với đối tƣợng điều tra là kế toán trƣởng (hoặc
phụ trách kế toán) tại các DN.
Dựa trên danh mục các DNNVV trên tồn TP Tuy Hịa, đề tài đã tiến
hành khảo sát các DN theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện với số lƣợng là
270 DN. Tuy nhiên, khi tiến hành thu thập thì nhiều DN trên thực tế khơng
tồn tại hoặc các đáp viên trả lời sai tiêu chí nên cuối cùng chỉ cịn 111 DN.
Qua các thơng tin thu thập đƣợc từ khảo sát, tiến hành phân tích và xử lý
số liệu để đƣa ra các đánh giá về sự vận dụng các CSKT của các DNNVV.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng vận dụng các CSKT tại các
DNNVV cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các CSKT. Kết
quả phân tích cũng là cơ sở để ngƣời sử dụng BCTC có thể hình dung các yếu
tố chi phối đến việc vận dụng CSKT để làm tăng lợi nhuận.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì kết cấu luận văn bao gồm 4
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách kế tốn
trong doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết luận và hàm ý chính sách

download by :



4
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về các CSKT đã đƣợc rất nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc
bàn tới. Có thể chỉ ra một số nghiên cứu cơ bản sau:
- Alver Lehte, Alver Jaan, Talpas Liis (2013), “Accounting Policy and
Institutional Pressure: the case of Estonia” – GSTF Business Review, pp.1.
Tác giả phân tích ảnh hƣởng của sức ép các thể chế chính trị đến sự phát triển
của CSKT tại Estonia. Tác giả mong muốn đóng góp vào các bằng chứng cải
cách kế toán trong nền kinh tế đang phát triển. Các phân tích của tác giả chỉ ra
ảnh hƣởng của áp lực thể chế chính trị đến sự phát triển của hệ thống BCTC
tại các nền kinh tế mới nổi nhƣ Estonia và có những ảnh hƣởng khi phát triển
luật kế toán mới trong tƣơng lai. Do đó, định hƣớng tƣơng lai có thể liên quan
đến kế tốn tại Estonia đƣợc thảo luận thơng qua lý thuyết về thể chế chính
trị. Cuối cùng, bài báo vạch ra những cơ hội để biết thêm thông tin nghiên
cứu ở cấp độ tồn cầu. Tác giả phân tích dựa vào các quy định về kế toán tại
Estonia với kế toán quốc tế mà chƣa có kiểm nghiệm tại cơng ty cụ thể, dẫn
đến bài nghiên cứu còn nặng về mặt lý thuyết.
- Hanaa Abd El-Kader El-Habashy (2004), “Determinants of Accounting
Choices in Egypt: An Empirical Study” – Luận án Tiến sĩ, Đại học Dundee.
Tác giả sử dụng cách tiếp cận lý thuyết kế tốn tích cực để nghiên cứu CSKT
về HTK và TSCĐ tại một số DN ở Ai Cập. Tác giả sử dụng các số liệu đƣợc
lấy dựa theo 2 mẫu: căn cứ vào thông tin công bố của các DN trên thị trƣờng
chứng khoán của Ai Cập và tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi với các
DN nhỏ. Sau khi thu thập số liệu, tác giả tiến hành phân tích đơn biến và đa
biến. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của kế hoạch khuyến khích
quản lý có liên quan đáng kể đến các chính sách khấu hao và phƣơng pháp
xác định giá trị hàng tồn kho, từ đó làm tăng thu nhập kế tốn. Bên cạnh đó,
tác giả cũng chỉ ra một số bằng chứng cho thấy đặc điểm đòn bẩy kinh doanh

download by :



5
của các DN có liên quan đến sự lựa chọn chính sách khấu hao và phƣơng
pháp xác định HTK của DN. Mặc dù nghiên cứu cũng đã có khảo sát các DN
không niêm yết nhƣng vẫn giới hạn là các DN lớn nhất trong các khu vực
kinh tế phát triển chƣa đại diện cho toàn thể các DN, nhất là chƣa nói đƣợc
các vấn đề của DNNVV ở Ai Cập.
- Szilveszter Fekete, Yau M.Damagum và các cộng sự (2010),
“Explaining Accounting Policy Choices of SME’s: An Empirical Research on
the Evaluation Methods” – European Research Studies, Volume XIII. Các tác
giả đã tiến hành nghiên cứu và giải thích sự lựa chọn CSKT trong DNNVV.
Tác giả đặc biệt quan tâm đến các phƣơng pháp đánh giá ƣớc tính kế tốn. Dữ
liệu nghiên cứu đƣợc thu thập thông qua khảo sát các đại diện của các DN
(giám đốc tài chính, kế tốn trƣởng, nhân viên kế toán) về các yếu tố ảnh
hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng pháp kế toán. Các DN đƣợc tác giả lựa chọn
bằng cách lấy mẫu phân tầng, đại diện cho các DNNVV tại Romania. Tác giả
sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần chính trong việc xác định tác động của
các yếu tố. Kết quả cho thấy thuế là yếu tố có tác động mạnh nhất đến việc
lựa chọn các CSKT áp dụng, bên cạnh đó là các yếu tố khác nhƣ hình ảnh, uy
tín của cơng ty. Tuy nhiên đề tài chỉ mới dừng lại ở phân tích các thành phần
chính mà chƣa đƣa ra đƣợc một mơ hình nhân tố ảnh hƣởng, điều này tạo đà
cho các nghiên cứu sau phát triển.
- TS. Trần Đình Khơi Ngun (2012), “Chính sách kế tốn trong doanh
nghiệp”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 260, tr.41. Trong bài viết, tác giả đề
cập đến cơ sở lý thuyết và định hƣớng xây dựng CSKT nhằm vận dụng CSKT
trong các DN ở Việt Nam. Từ mâu thuẫn đại diện và sự bất cân xứng thông
tin, tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc công bố thông tin về CSKT trong
các DN và chỉ ra hiện tƣợng bất cân xứng thông tin tồn tại trên các BCTC của
hầu hết các DN. Điều này làm cho nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay không hiểu rõ


download by :


6
tính xác thực của các con số trên BCTC đã đƣợc công bố. Từ những nhận xét
về CSKT tại các DN, tác giả đã đƣa ra các giải pháp về khung cơ sở xây dựng
CSKT, và vận dụng vào tình hình thực tế của từng DN để xây dựng CSKT
phù hợp. Tuy nhiên, tác giả chƣa đề cập đến việc vận dụng các CSKT tại các
DNNVV cụ thể nhƣ thế nào, mà chỉ đề cập đến các DN nói chung và chủ yếu
là các DN có niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn. Từ đó tạo hƣớng mở cho
các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề lựa chọn các CSKT áp dụng.
- Nguyễn Thị Kim Oanh (2012), “Đánh giá sự vận dụng các chính sách
kế tốn tại cơng ty lương thực và thực phẩm Quảng Nam” – Luận văn thạc sĩ,
Đại học Đà Nẵng. Lê Thị Chi (2012), “Hoàn thiện chính sách kế tốn tại
cơng ty CP vật tư tổng hợp Phú Yên” – Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
Các tác giả dựa vào BCTC và qua phỏng vấn nhân viên kế toán tại DN để
nghiên cứu các CSKT đang vận dụng tại DN; đồng thời so sánh, đối chiếu với
các chuẩn mực kế toán về các CSKT. Kết quả cho thấy có nhiều nhân tố tác
động đến việc lựa chọn CSKT của DN, trong đó có cả các nhân tố khách quan
nhƣ chính sách thuế của Nhà nƣớc, đặc thù của DN và các các nhân tố chủ
quan nhƣ nhằm mục đích điều chỉnh lợi nhuận tại DN hay khả năng, trình độ
của nhân viên kế tốn. Tác giả đã nêu ra ƣu nhƣợc điểm của việc vận dụng
các CSKT. Từ đó tác giả tiến hành xây dựng và hoàn thiện việc lựa chọn các
CSKT của DN. Các đề tài tuy đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá các nhân
tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng các CSKT, tuy nhiên các đề tài mới chỉ dừng
lại ở việc đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các CSKT áp dụng tại DN cho
phù hợp với tình hình kinh doanh và đặc thù của DN mà chƣa tìm hiểu các
nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các CSKT của DN cũng nhƣ tác
động của từng nhân tố đến việc lựa chọn CSKT nhƣ thế nào.

- Ths. Nguyễn Thị Phƣơng Hồng – Nguyễn Thị Kim Oanh (2014), “Các
nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn tại các doanh nghiệp

download by :


7
Việt Nam hiện nay” – Tạp chí Thị trƣờng – Tài chính – Tiền tệ, số 13.7.2014.
Các tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn
CSKT tại các DN ở Việt Nam bằng phƣơng pháp định lƣợng thông qua bảng
câu hỏi khảo sát các nhân viên kế toán tại các DN. Các câu hỏi đƣợc sử dụng
thang đo định danh để phân chia các đặc trƣng của từng đối tƣợng về mức độ
đồng ý đối với từng nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn CSKT. Kết quả cho
thấy có 4 nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn CSKT của DN là chi phí thuế
TNDN, mức vay nợ, tình trạng niêm yết của DN và sự ổn định giữa các mức
lợi nhuận. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đƣa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng BCTC. Tuy nhiên nhóm tác giả chƣa nghiên cứu ở
các DNNVV để tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng tới việc lựa chọn các CSKT
mà chỉ nghiên cứu tổng thể các DN ở Việt Nam, mẫu lựa chọn cũng không
đƣợc tác giả đề cập trong bài báo, CSKT nào đƣợc tác giả nghiên cứu cũng
không đƣợc đề cập, dẫn đến nội dung bài báo chƣa rõ ràng.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã tiến hành đi sâu vào phân tích cơ sở
lý thuyết về CSKT, lựa chọn CSKT ở các DN (chủ yếu là các DN có niêm yết
trên thị trƣờng chứng khốn). Phƣơng pháp đƣợc các tác giả thực hiện có cả
phỏng vấn, đối chiếu số liệu và khảo sát thực nghiệm. Có tác giả chỉ ra ƣu
điểm và nhƣợc điểm của việc vận dụng CSKT và đƣa ra định hƣớng nhằm
hoàn thiện việc vận dụng CSKT của một DN cụ thể. Cũng đã có nghiên cứu
giải thích về lựa chọn CSKT tại DNNVV nhƣng không phải nghiên cứu tại
Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả chƣa đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến việc lựa chọn các CSKT nhƣ thế nào tại các DN – đặc biệt là

DNNVV trong bối cảnh nền kinh tế đang biến động hiện nay.

download by :


8
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH KẾ TỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KẾ TỐN
1.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của chính sách kế tốn
Theo chuẩn mực kế tốn số 29 ban hành và công bố theo Quyết định số
12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính
thì thuật ngữ “Chính sách kế tốn (CSKT)” đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
CSKT là các nguyên tắc, cơ sở và phƣơng pháp kế toán cụ thể đƣợc
DN áp dụng trong q trình xử lý và cơng bố thơng tin kế toán trên BCTC.
Khái niệm trên cho thấy nội hàm CSKT có các đặc trƣng sau:
CSKT là những nguyên tắc: Kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc kế
toán khi lập báo cáo. Đây là những nguyên tắc chung mà tất cả mọi DN phải
áp dụng, nhƣ nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc giá gốc, cơ sở dồn tích. Tn
thủ các ngun tắc trong kế tốn ít có khả năng thay đổi thơng tin trình bày
trên BCTC hay khó đáp ứng đƣợc mục tiêu của đơn vị trong việc cung cấp
thông tin. Tuy nhiên, việc áp dụng một vài ngun tắc kế tốn cũng có thể
làm thay đổi thơng tin cung cấp ra bên ngồi, ví dụ: tùy thuộc thời điểm ghi
nhận chi phí vào niên độ phát sinh hay phân bổ cho một số kỳ theo nguyên tắc
phù hợp mà chi phí phát sinh trong kỳ sẽ khác nhau, từ đó ảnh hƣởng đến lợi
nhuận trong kỳ.
CSKT là những lựa chọn: Chuẩn mực kế toán cho phép DN có thể lựa
chọn các phƣơng pháp kế tốn khác nhau cho phù hợp với đặc điểm và mục

tiêu của DN. Việc lựa chọn và áp dụng các phƣơng pháp khác nhau trong một
CSKT sẽ làm thay đổi thơng tin trình bày trên các BCTC hay thông tin cung
cấp ra bên ngồi. Các lựa chọn kế tốn bao gồm lựa chọn phƣơng pháp tính
giá hàng xuất kho, lựa chọn phƣơng pháp khấu hao TSCĐ, …

download by :


9
CSKT là ước tính kế tốn: Ƣớc tính kế tốn là các nguyên tắc đo lƣờng
đối tƣợng kế toán mà DN tự xây dựng do chuẩn mực không thể bao quát hóa
mọi vấn đề phát sinh ở các đơn vị. Các khoản ƣớc tính kế tốn gồm có ƣớc
tính liên quan đến khấu hao TSCĐ, cách xác định dự phòng giảm giá, ƣớc
tính giá trị SPDD, các ƣớc tính kế tốn khác liên quan đến phân bổ hay trích
trƣớc chi phí, các ƣớc tính liên quan đến dự phịng phải trả ở DN.
1.1.2. Vai trị của chính sách kế tốn
Giống nhƣ các chính sách và quy định của một tổ chức khác, các CSKT
áp dụng nhằm để nâng cao hiệu quả hoạt động trong nhiều cách. Bằng cách
hiểu đƣợc lợi ích của việc có các CSKT đƣợc thiết kế tốt, kế tốn viên có thể
thiết kế và thực hiện các CSKT trong DN để cải thiện cả về chất lƣợng và
hiệu quả của các BCTC của DN.
CSKT giúp nhân viên ghi nhận các giao dịch kinh tế - tài chính trong DN
một cách hợp lý hơn. CSKT là cơ sở để thực hiện việc đo lƣờng tài sản của
DN và từ đó cơng bố các thơng tin về tình hình tài chính của DN. Thơng qua
đó, ngƣời chủ sở hữu, nhà đầu tƣ có thể đánh giá đƣợc hoạt động của DN, khả
năng điều hành của nhà quản trị, từ đó đƣa ra quyết định đầu tƣ hợp lý hơn.
Đối với các vấn đề kế toán phức tạp, chẳng hạn nhƣ ghi nhận doanh thu,
các CSKT cung cấp một hƣớng dẫn để nhân viên kế toán ghi nhận một cách
phù hợp, ngay cả khi họ khơng có kiến thức chun môn nhiều về những vấn
đề phức tạp. Các CSKT giúp hƣớng dẫn các nhân viên có thể đƣa ra quyết

định đúng đắn. Nhân viên kế toán biết nên làm thế nào để áp dụng các CSKT
và nhận ra phải áp dụng CSKT nào khi một giao dịch kinh tế - tài chính phát
sinh trong trƣờng hợp giao dịch đó khơng đƣợc ghi rõ trong chính sách.
Các CSKT có thể làm cho q trình kế tốn hiệu quả hơn. Đối với các
giao dịch đơn giản, CSKT có thể đƣợc sử dụng để tự động hóa các giao dịch
kinh tế - tài chính trong hệ thống kế tốn của đơn vị. Mặc dù công việc của hệ

download by :


10
thống kế toán tự động vẫn cần phải đƣợc xem xét bởi nhân viên kế tốn,
nhƣng q trình này vẫn tốn ít thời gian hơn là thực hiện một cách thủ công
tất cả các công việc của hệ thống kế tốn. Một lợi ích nữa là giảm lỗi trong
q trình kế toán do đánh máy hoặc chuyển số liệu từ nơi này sang nơi khác
trong các sổ sách kế toán.
Đối với các DN có u cầu kiểm tốn, CSKT nhƣ là một bằng chứng cho
thấy các giao dịch kinh tế - tài chính đƣợc đánh giá một cách có hệ thống và
sự tuân thủ các chính sách cho thấy các giao dịch đƣợc xử lý theo cùng một
cách. Kế toán kiểm tra, kiểm sốt nội bộ có thể sử dụng các CSKT để theo dõi
toàn bộ các giao dịch trên tồn hệ thống kế tốn. Bên cạnh đó thơng qua các
CSKT đƣợc cơng bố, các cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lý trong việc hạch toán kế toán tại DN, nhất là trong các trƣờng hợp
nghi ngờ có sự gian lận về thuế.
1.1.3. Các CSKT áp dụng trong DN
Lựa chọn CSKT là việc chọn lựa có cân nhắc nằm trong khn khổ của
chuẩn mực kế toán về các nguyên tắc, cơ sở và các phƣơng pháp kế tốn mà
DN có thể áp dụng trong các trƣờng hợp khác nhau nhằm phục vụ cho mục
đích chủ quan của nhà quản trị. Các CSKT của DN phân thành các loại sau:
a. CSKT liên quan đến hàng tồn kho

 Lựa chọn phƣơng pháp tính giá hàng xuất kho
Theo chuẩn mực số 02 ban hành và công bố theo quyết định số
143/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trƣởng Bộ tài chính việc tính trị
giá xuất kho đƣợc áp dụng 1 trong 4 phƣơng pháp sau: phƣơng pháp nhập
trƣớc – xuất trƣớc, phƣơng pháp nhập sau – xuất trƣớc, phƣơng pháp thực tế
đích danh, phƣơng pháp bình qn gia quyền. Với mỗi phƣơng pháp mà DN
áp dụng sẽ ảnh hƣởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các BCTC.

download by :


11
Phƣơng pháp thực tế đích danh: là phƣơng án tốt nhất trong các phƣơng
pháp tính giá xuất kho, nó tn thủ ngun tắc phù hợp của kế tốn; chi phí
thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù
hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị HTK đƣợc phản ánh trên
BCTC đúng theo giá trị thực tế của nó.
Phƣơng pháp bình qn gia quyền: có ƣu điểm đơn giản, dễ tính tốn
nhƣng trị giá hàng xuất khơng chịu ảnh hƣởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ
hiện tại. Vì vậy, phƣơng pháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh
doanh không sát với giá thực tế.
Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO) cho kết quả số liệu trong
bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phƣơng pháp
tính giá HTK khác. Vì vậy chỉ tiêu HTK trên báo cáo kế tốn có ý nghĩa thực
tế hơn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là làm cho doanh thu hiện
tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.
Phƣơng pháp nhập sau xuất trƣớc1 (LIFO): sẽ đảm bảo đƣợc yêu cầu của
nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của HTK cuối kỳ có
thể khơng sát với giá thị trƣờng của hàng thay thế. Khi giá cả tăng lên,
phƣơng pháp nhập sau xuất trƣớc cho số liệu trên bảng cân đối kế tốn

thƣờng thấp hơn so với giá phí hiện tại.
Việc lựa chọn phƣơng pháp tính giá HTK sẽ có ảnh hƣởng đến tính trung
thực và hợp lý trong việc trình bày giá trị HTK trên BCTC và kết quả lãi, lỗ
của các hoạt động của một DN. Thông tin về HTK và kết quả lãi, lỗ của DN là
cơ sở để phân tích, đánh giá và đƣa ra các quyết định quản lý HTK và các
quyết định kinh doanh.

1

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 áp dụng từ 1/1/2015 thì chỉ cịn 3 phƣơng pháp
tính giá hàng xuất kho; hủy bỏ tính giá hàng xuất kho theo phƣơng pháp nhập sau xuất trƣớc (LIFO); bổ sung
kỹ thuật tính giá theo phƣơng pháp giá bán lẻ.

download by :


12
 Vấn đề về ƣớc tính SPDD
SPDD là những sản phẩm chƣa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang
nằm trong quá trình sản xuất, để xác định đƣợc giá thành của một sản phẩm
DN phải tiến hành ƣớc tính giá trị SPDD. Để ƣớc tính đƣợc giá trị SPDD thì
DN có thể lựa chọn một trong các phƣơng pháp ƣớc tính SPDD cuối kỳ nhƣ:
+ Ƣớc tính SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (vật liệu chính)
tiêu hao.
+ Ƣớc tính SPDD theo phƣơng pháp khối lƣợng sản phẩm hồn thành
tƣơng đƣơng.
+ Ƣớc tính SPDD theo chi phí sản xuất định mức.
Cho dù chọn lựa theo cách thức nào, nhƣng cách thức tính tốn thể hiện
một chính sách đo lƣờng của DN, đảm bảo tính trung thực của thông tin về
SPDD. Với mỗi phƣơng pháp đánh giá SPDD khác nhau thì giá trị SPDD sẽ

khác nhau. Cụ thể nhƣ DN đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp thì giá trị SPDD chỉ tính trên giá trị ngun vật liệu trực tiếp cịn các chi
phí chế biến khác xem nhƣ khơng ảnh hƣởng khơng tính, ngƣợc lại nếu DN
đánh giá SPDD theo phƣơng pháp khối lƣợng sản phẩm hồn thành tƣơng
đƣơng thì giá trị SPDD đều đƣợc đánh giá trên ba loại chi phí: chi phí ngun
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nhƣ
vậy trong cùng một lƣợng SPDD nếu đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp thì giá trị SPDD sẽ nhỏ hơn so với phƣơng pháp khối lƣợng sản
phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng. Điều này cho thấy khi giá trị SPDD bé thì giá
thành sản phẩm cao và giá vốn của hàng bán cao dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm
và ngƣợc lại.
Nhƣ vậy, nếu DN xác định phƣơng pháp đánh giá SPDD không hợp lý
sẽ ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu về SPDD, thành phẩm, chi phí giá vốn trên
BCTC, từ đó ảnh hƣởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của DN.

download by :


13
 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo chuẩn mực số 02 ban hành và công bố theo quyết định số
143/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trƣởng Bộ tài chính, DN đƣợc
trích lập dự phịng khi giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của HTK nhỏ hơn
giá gốc của HTK. Theo thơng tƣ số 200/2014/TT-BTC thì mức trích lập dự
phịng tính theo cơng thức sau:
Lƣợng vật tƣ, hàng
Mức dự phịng
hóa thực tế tồn kho
giảm giá vật =
tại thời điểm lập

tƣ, hàng hóa
BCTC

Giá gốc

Giá trị thuần có

x HTK theo -

thể thực hiện

sổ kế toán

đƣợc của HTK

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc HTK nhỏ
hơn giá gốc thì phải lập dự phịng giảm giá HTK. Số dự phòng giảm giá HTK
đƣợc lập là số chênh lệch giữa giá gốc của HTK lớn hơn giá trị thuần có thể
thực hiện đƣợc của chúng. Việc trích lập dự phịng giảm giá HTK sẽ làm cho
chi phí SXKD trong kỳ tăng lên từ đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Mức lập dự
phòng giảm giá HTK của DN tùy thuộc vào mức ƣớc tính giá trị thuần có thể
thực hiện đƣợc của HTK. Khi lập BCTC, căn cứ vào số lƣợng, giá gốc, giá trị
thuần có thể thực hiện đƣợc của từng loại vật tƣ, hàng hóa, từng loại dịch vụ
cung cấp dở dang để xác định khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập.
Trƣờng hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán này
lớn hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế tốn thì số chênh
lệch lớn hơn đƣợc ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán. Trƣờng
hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế tốn này nhỏ hơn
khoản dự phịng giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế tốn thì số chênh lệch nhỏ
hơn đƣợc hoàn nhập ghi giảm dự phịng và ghi giảm giá vốn hàng bán. Việc

hồn nhập hay trích lập thêm dự phịng cũng tùy thuộc vào mức lựa chọn theo
ý muốn chủ quan của các nhà quản trị. Mỗi sự lựa chọn đều ảnh hƣởng trực

download by :


14
tiếp đến việc ghi nhận chi phí và dự phịng giảm giá HTK trong kỳ từ đó ảnh
hƣởng khoản mục tài sản và lợi nhuận trên bảng cân đối kế toán và báo cáo
kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.
b. Chính sách kế tốn liên quan đến nợ phải thu
Trong kinh doanh, để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ thì DN thƣờng áp
dụng phƣơng thức bán chịu. Phƣơng thức này làm cho việc tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa nhanh hơn nhƣng không phải các khoản khách hàng nợ lúc nào cũng
thu đƣợc. Tuy là doanh thu tăng nhƣng DN phải chấp nhận một mức tổn thất
do không thể thu đƣợc nợ.
Theo thơng tƣ số 200/2014/TT-BTC thì khi lập BCTC, DN xác định các
khoản nợ phải thu khó địi và các khoản đầu tƣ nắm giữ đến ngày đáo hạn có
bản chất tƣơng tự có khả năng khơng địi đƣợc để trích lập hoặc hồn nhập dự
phịng phải thu khó địi. DN trích lập dự phịng phải thu khó địi dựa trên nợ
phải thu quá hạn thanh toán ghi trong các hợp đồng, nhƣng chƣa thu đƣợc.
Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu đƣợc xác định là khó
địi căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua – bán ban đầu, khơng
tính trƣờng hợp gia hạn nợ giữa các bên; hoặc nợ phải thu chƣa đến thời hạn
thanh toán nhƣng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ
tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
Nhƣ vậy, việc trích lập dự phòng tại DN dựa vào dự kiến mức tổn thất
khơng thu hồi đƣợc. Do đó DN có thể dự kiến mức tổn thất cao hay thấp là
tùy vào năng lực xét đoán của kế toán và các bằng chứng hiện có, trong đó có
cả chủ quan của DN, đồng thời DN sẽ ghi nhận mức trích lập dự phịng vào

chi phí quản lý trong kỳ và sẽ ảnh hƣởng đến chi phí phát sinh trong kỳ. Theo
đó, lợi nhuận của DN trong kỳ cũng thay đổi nghịch với sự thay đổi của chi
phí. Để điều chỉnh lợi nhuận thì DN có thể lựa chọn thời điểm và mức dự

download by :


15
phịng cần lập của phải thu khó địi; thời điểm khoản dự phịng này đƣợc hồn
nhập và mức hồn nhập.
c. Chính sách kế tốn liên quan đến tài sản cố định
 Chính sách khấu hao TSCĐ
Theo chuẩn mực số 03 ban hành và công bố theo quyết định số
143/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính. Phƣơng pháp khấu hao
phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho DN. Có 3 phƣơng
pháp trích khấu hao TSCĐ bao gồm: Phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng;
phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần; phƣơng pháp khấu hao theo sản
lƣợng.
DN có thể lựa chọn một trong ba phƣơng pháp trên để tính và trích khấu
hao TSCĐ. Tùy thuộc vào đặc điểm của TSCĐ, hoạt động SXKD và mục
đích của DN mà DN có thể lựa chọn phƣơng pháp khấu hao thích hợp. Bởi lẽ
việc trích khấu hao TSCĐ sẽ đƣợc tính vào chi phí SXKD trong kỳ. Do đó,
lựa chọn phƣơng pháp khấu hao sẽ cho phép dịch chuyển lợi nhuận giữa các
niên độ. Cụ thể nhƣ DN áp dụng phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần
sẽ làm gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận trong những năm đầu, hoặc áp dụng
phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng sẽ làm cho phần khấu hao đƣợc ghi nhận
vào chi phí liền đều qua các năm sử dụng,…
Theo chuẩn mực số 04 ban hành và công bố theo quyết định số
143/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính và thơng tƣ
45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/4/2013 - Hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử

dụng và trích khấu hao TSCĐ. Lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và ƣớc tính
thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ sẽ ảnh hƣởng đến giá trị khấu hao cần
trích lập từ đó ảnh hƣởng đến chi phí trong kỳ báo cáo. DN có thể thay đổi
phƣơng pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích ƣớc tính của tài sản, nếu
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ, DN xét thấy có thể thay đổi

download by :


16
cách thức ƣớc tính về lợi ích kinh tế trong tƣơng lai mà DN dự tính thu đƣợc.
Ví dụ: Phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần phù hợp hơn phƣơng pháp
khấu hao đƣờng thẳng. Ngoài ra, nếu thời gian sử dụng hữu ích ƣớc tính của
tài sản khác biệt lớn so với các ƣớc tính trƣớc đó thì thời gian khấu hao phải
đƣợc thay đổi tƣơng ứng hoặc thời gian sử dụng hữu ích có thể tăng lên do
đầu tƣ thêm chi phí làm tăng năng lực của tài sản so với năng lực hoạt động
đƣợc đánh giá ban đầu. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể DN có thể lựa
chọn thay đổi phƣơng pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản,
việc lựa chọn này nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hƣởng
trực tiếp đến chi phí ghi nhận trong kỳ để xác định lợi nhuận kỳ báo cáo.
Tóm lại, việc lựa chọn phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ đều làm ảnh
hƣởng trực tiếp đến khoản mục tài sản trong tổng tài sản trên bảng cân đối kế
toán và lợi nhuận của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
 CSKT liên quan đến công tác sửa chữa TSCĐ
Để duy trì năng lực hoạt động cho TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng,
DN cần phải sửa chữa, bảo dƣỡng TSCĐ. Có hai loại sửa chữa TSCĐ trong
thực tiễn là: Sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn. Tuy nhiên, chi phí sửa chữa này
đƣợc hạch tốn vào chi phí SXKD khác nhau do mức độ chi phí, cơng tác kế
hoạch, do đó sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong kỳ báo cáo.
- Đối với sửa chữa nhỏ TSCĐ: là loại sửa chữa có mức độ hƣ hỏng nhẹ,

thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa phát sinh ít. Do vậy, tồn bộ chi phí
sửa chữa DN hạch tốn vào chi phí SXKD trong kỳ.
- Đối với sửa chữa lớn: là loại sửa chữa có mức độ hƣ hỏng nặng, thời
gian sửa chữa dài, chi phí phát sinh nhiều. Vì thế nếu DN chƣa có kế hoạch
trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì tồn bộ chi phí này đƣợc tập hợp
vào chi phí trả trƣớc và phân bổ nhiều kỳ. DN có thể lựa chọn số kỳ phân bổ
tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Nhƣ vậy, mức phân bổ chi

download by :


×