Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

(luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÝ VĨ CHÍ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2017

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÝ VĨ CHÍ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 60.31.01.05
N ƣờ

ƣớn



n

o



PGS TS B I QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lý Vĩ C í

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ....................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 3
7. Tổng quan các nghiên cứu .................................................................. 5
8. Kết cấu của luận văn ......................................................................... 14
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP .................................................... 15
1.1. LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...................................... 15
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ............................................... 15
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ..................................................... 19
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ......................... 22
1.2. LÝ LUẬN VỀ TĂNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ........................ 27
1.2.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập ......................................... 27
1.2.2. Đo lường bất bình đẳng thu nhập ............................................... 31
1.2.3. Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ............................ 33
1.3. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ........................ 39
1.3.1. Tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu
nhập ................................................................................................................. 46
1.3.2 . Tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu
nhập ................................................................................................................. 46

download by :


KẾT UẬN CHƯ NG 1................................................................................ 49
CHƢƠNG 2. ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 50
2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................... 50
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................... 50
2.1.2. Đặc điểm xã hội .......................................................................... 52

2.1.3. Đặc điểm kinh tế ......................................................................... 53
2.2. PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 60
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................. 60
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................... 60
2.2.3. Xác định mơ hình ước lượng ...................................................... 61
2.2.4. Số liệu dùng cho phân tích.......................................................... 63
KẾT LUẬN CHƯ NG 2................................................................................ 65
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 66
3.1. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............................................. 66
3.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ................................................... 66
3.1.2. Xu hướng tăng trưởng kinh tế..................................................... 67
3.1.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế .................................................. 68
3.2. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TẠI NINH THUẬN 70
3.2.1. Thực trạng bất bình đẳng chung ................................................. 70
3.2.2. Bất bình đẳng thu nhập phân theo khu vực thành thị và nơng thơn
......................................................................................................................... 72
3.2.3. Bất bình đẳng theo hệ số Gini..................................................... 74
3.2.4. Bất bình đẳng theo hướng tiếp cận một số dịch vụ cơ bản ......... 74
3.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN BẤT
BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ........... 79
3.3.1. Thống kê và phân phối xác suất của các biến trong mơ hình ..... 79
3.3.2. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và một số biến giải thích ....... 81

download by :


3.3.3. Xử lý vấn đề nội sinh .................................................................. 85
KẾT UẬN CHƯ NG 3................................................................................ 86
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................ 87
4.1. BÀN LUẬN KẾT QUẢ ........................................................................... 87

4.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................. 88
4.2.1. Tiếp tục phát huy mơ hình tăng trưởng gắn với giảm bất bình
đẳng thu nhập .................................................................................................. 88
4.2.2. Nâng cao chất lượng của tăng trưởng kinh tế ............................. 89
4.2.3. Đảm bảo mọi người dân được hưởng lợi ích từ các chính sách
cơng ................................................................................................................. 89
4.2.4. Xây dựng và thực hiện mơ hình tăng trưởng cơng bằng, vì người
nghèo ............................................................................................................... 90
4.2.5. Cần có chính sách về vấn đề di dân thích hợp ............................ 90
KẾT UẬN CHƯ NG 4................................................................................ 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

Diễn giải các biến sử dụng trong mơ hình


63

3.1.

NS Đ tỉnh Ninh Thuận

68

3.2.

Hiệu quả sử dụng vốn

69

3.3.
3.4.
3.5.
3.6
3.7

Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo nhóm hộ
gia đình
Chi tiêu đời sống phân theo nhóm hộ gia đình
Thu nhập bình quân đầu người phân theo thành thị và
nơng thơn
Bất bình đẳng thu nhập ở tỉnh Ninh Thuận
T lệ đi học chung theo cấp học, thành thị, nơng thơn
và nhóm thu nhập của Ninh Thuận năm học 2015-2016

70

72
73
74
76

Tiếp cận giáo dục theo loại trường đang học, thành thị 3.8.

nơng thơn và nhóm thu nhập của Ninh Thuận năm học

77

2015-2016
3.9.

Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mơ
hình

80

3.10.

Kết quả ước lượng

83

3.11.

Kết quả hồi quy hai giai đoạn

85


download by :


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ

Trang

1.1.

Đường cong Lorenz và hệ số Gini

32

1.2.

Đường cong hình chữ U ngược của Kuznets

41

3.1.

GDP và t lệ tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Thuận

66


T lệ người khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế hoặc sổ
3.2.

th khám chữa bệnh miễn phí chia theo nhóm thu nhập,

78

thành thị – nơng thơn của tỉnh Ninh Thuận
3.3.

Phân bố xác suất của phân phối bình đẳng trong thu
nhập

80

3.4.

Phân bố xác suất của lnGDP/ng

81

3.5.

Mối quan hệ giữa lnGDP/n -lny và lnGINI

82

3.6.


Mối quan hệ giữa lngini và vốn con người - h

82

3.7.

Mối quan hệ giữa lngini và dieukiensong

83

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết củ đề tài
Một xã hội phát triển tồn diện địi hỏi khơng chỉ tăng trưởng kinh tế
đơn thuần mà còn cần tới sự phân phối công bằng hơn tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội là hai trong những vấn đề lớn mà bất cứ xã hội nào cũng
đều phải quan tâm. Tăng trưởng nhanh và thực hiện phân phối công bằng là
mục tiêu mà nhiều địa phương cũng như chính phủ đều mong muốn đạt được.
Giữa tăng trưởng kin tế và phân phối thu nhập có sự liên quan mật thiết với
nhau. Tuy nhiên, cũng cịn tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau đối với vấn
đề này. Do đó, cho đến nay chưa có một địa phương hay quốc gia nào xây
dựng được một mơ hình giải quyết hồn hảo mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bất bình đẳng thu nhập.
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Ninh Thuận phát triển khá
mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công nhất định. Trong quá trình thực hiện
đổi mới cơ chế kinh tế, thành tựu tăng trưởng kinh tế của địa phương là đáng

ghi nhận. Tuy nhiên, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, nhiều vấn đề của
xã hội ngày càng trở nên bức xúc như khoảng cách thu nhập giữa các nhóm
dân cư ngày càng lớn, phân hố giàu nghèo ngày càng gay gắt... Vì thế, cùng
với quá trình phát triển kinh tế, Ninh Thuận đang bức thiết cần đảm bảo có sự
cơng bằng xã hội, đặc biệt là công bằng trong phân phối thu nhập ngày càng
tốt hơn.
Gần đây đã có một số nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết là nghiên cứu
định tính và các nghiên cứu định lượng chủ yếu mới tập trung nghiên cứu ở
tầm quốc gia. Tại các địa phương, nhất là ở tỉnh Ninh Thuận, việc nghiên cứu
mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập cịn ít. Bắt

download by :


2
nguồn từ thực tế trên, em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của
tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”.
Thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã được
công bố chủ yếu là nghiên cứu định tính và các nghiên cứu định lượng chủ
yếu mới tập trung nghiên cứu ở tầm quốc gia. Các nghiên cứu về mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập trên quy mơ một
tỉnh/thành phố cịn rất ít. Đặc biệt, nghiên cứu về vấn đề này cho riêng địa bàn
tỉnh Ninh Thuận là chưa có. Bắt nguồn từ thực tế trên, em quyết định chọn đề
tài: “Nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở tỉnh Ninh Thuận.

Mục tiêu cụ thể nghiên cứu cần hướng tới, gồm:
- Hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của tăng trưởng
kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập;
- Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Ninh
Thuận trong thời gian qua;
- Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập ở Ninh Thuận;
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực
và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến
tăng trưởng kinh tế ở Ninh Thuận.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Luận văn nhằm làm rõ câu hỏi tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận có tác động như thế nào đến bất bình đẳng thu nhập.

download by :


3
4 Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đố tƣợng nghiên cứu: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình
đẳng thu nhập ở Ninh Thuận.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu phân phối thu nhập
theo quy mô với trọng tâm là nghiên cứu tăng trưởng kinh tế với bất bình
đẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư. uận văn đi sâu phân tích thực trạng
tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Ninh Thuận trong giai đoạn 1995 –
2016 dựa trên bộ số liệu được thu thập từ Cục thống kê và UBND các huyện,
thành phố của tỉnh.
5 Ýn

ĩ


o

ọc và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn cung cấp một goc nhìn tồn diện cho những
ai quan tâm đến vấn đề tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập, đặc biệt là tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu
nhập, một cách có hệ thống lý luận tương đối đầy đủ.
Về mặt thực tế, đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam
nói chung và tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng lượng hóa được mối quan hệ của
tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập cũng như tác động của tăng
trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập, cung cấp một căn cứ tham khảo
cho việc hoạch định các chiến lược tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng như nghiên cứu sâu về chủ đề này cho
từng tỉnh, thành phố khác.
Luận văn chứng minh tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách
trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng
thu nhập theo hướng tiến bộ.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1. Giáo trình kinh tế phát triển.
Chủ biên: PGS. TS. Bùi Quang Bình.

download by :


4
Trong giáo trình này, em tập trung nghiên cứu chương 1 và chương 12
“tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội” để rút ra các lý luận nhằm làm rõ
các vấn đề trong luận văn của mình. Các phần này giúp em có được một số

kiến thức sau:
- Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế.
- Các mơ hình tăng trưởng kinh tế.
- Thế nào là phân phối thu nhập.
- Phân phối thu nhập theo quy mô.
- Đánh giá tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
- Các lý thuyết về sự bất bình đẳng và nghèo khó.
Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội là một trong những vấn đề
quan trọng trong các giáo trình về Kinh tế Phát triển. Theo cách tiếp cận này
phát triển và phúc lợi con người có quan hệ mật thiết với nhau, và vấn đề đặt
ra là sự tăng trưởng và phát triển có cải thiện điều kiện sống cho con người
hay khơng? nếu có thì ở mức độ nào và bằng những cách nào? nếu phúc lợi
của họ không được cải thiện, hoặc chậm cải thiện thì những thay đổi nào
trong mơ hình và q trình phát triển có thể cải thiện được kết quả trên?
Những thay đổi đó xảy ra như thế nào? (Bùi Quang Bình 2010) Theo đó, để
đánh giá được những tác động về tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập chúng ta cần thông qua các lý thuyết để đo lường được mức độ bất bình
đẳng về thu nhập của một quốc gia, tỉnh thành một cách chính xác hơn.
2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: Lý
thuyết và thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả: PGS. TS. Lê Quốc Hội, tổng biên tập tạp chí kinh tế và phát
triển, trường đại học kinh tế quốc dân.
Bài viết trên đã giúp em rút ra được một số lý thuyết về mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập; vận dụng vào phân tích

download by :


5
thực trạng tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng và giảm nghèo ở Việt Nam nói

chung, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
bền vững, bảo đảm công bằng xã hội và lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp
nhân dân trong quá trình phát triển.
7. Tổng quan các nghiên cứu
1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Trên thế giới, các nhà kinh tế từ lâu đã tranh luận về mối liên kết giữa
tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, phải đến giữa thập
niên 90 của thế k 20, với sự trỗi dậy của kinh tế học tăng trưởng và nguồn số
liệu phong phú về các đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia,
nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và bất
bình đẳng thu nhập mới được thực hiện một cách có hệ thống. Một số các
nghiên cứu ban đầu sử dụng số liệu chéo giữa các quốc gia cho thấy các quốc
gia có tăng trưởng kinh tế cao hơn thì bất bình đẳng thu nhập thấp hơn. Tuy
nhiên, sau đó, các nghiên cứu sử dụng số liệu tốt hơn và kỹ thuật ước lượng
tiên tiến hơn đã thách thức những kết quả ban đầu và kết luận rằng, dĩ ít là với
các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đi cùng với bất bình
đẳng cao hơn.
- Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế chéo và chuỗi thời gian:
Những nghiên cứu theo hướng này đã sử dụng số liệu về GDP thực tế
bình quân đầu người, các thước đo bất bình đẳng thu nhập và các biến điều
kiện khác để khảo sát mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng
thu nhập. GDP bình quân đầu người ban đầu của các quốc gia cũng được đưa
vào với tư cách là biến điều kiện, bởi vì các nước có GDP bình quân đầu
người thấp hơn thường tăng trưởng nhanh hơn so với các nước có GDP bình
qn đầu người cao. Ngồi ra, các biến điều kiện khác như trình độ học vấn,
đầu tư vốn vật chất, những thay đổi t giá thương mại và các biến chính trị-xã

download by :



6
hội (chẳng hạn như chỉ số tham nhũng hay dân chủ) cũng được coi có tương
quan với tăng trưởng kinh tế trong nhiều nghiên cứu khác.
Các nghiên cứu đầu tiên của Alesina và Rodrik vào năm 1994, Persson
và Tabellini vào năm 1994 hay của Perotti vào năm 1996 cho thấy các quốc
gia có mức bất bình đẳng thấp hơn có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn. Đặc
biệt, nghiên cứu của Persson và Tabellini đã tìm ra bằng chứng ủng hộ cho
mơ hình kinh tế chính trị của họ. Họ ước tính các phương trình hồi quy trên
hai bộ số liệu là chuỗi số liệu lịch sử từ năm 1830 đến năm 1985 của 9 quốc
gia và chuỗi số liệu sau chiến tranh của 56 quốc gia từ năm 1960 đến 1985.
Với các chuỗi lịch sử, hệ số cho t lệ thu nhập của nhóm 20% giàu nhất mang
giá trị âm và có ý nghĩa thống kê. Theo họ, kết quả này hàm ý bất bình đẳng
thu nhập làm giảm tốc độ tăng trưởng do làm tăng áp lực phải phân phối lại.
Tuy nhiên, một trong những biến then chốt trong mơ hình kinh tế chính trị của
họ là t lệ dân số có quyền bỏ phiếu lại khơng tác động đáng kể đến tăng
trưởng như mơ hình của họ dự đoán. Với bộ số liệu sau chiến tranh, hệ số ước
lượng cho t lệ thu nhập của nhóm trung lưu (nhóm phần năm thứ ba) mang
giá trị dương và ý nghĩa thống kê trong các nền dân chủ, nhưng không có ý
nghĩa thống kê trong quốc gia phi dân chủ. Họ giải thích điều này như một
bằng chứng bổ sung ủng hộ mơ hình của họ, bởi vì họ cho rằng một phần thu
nhập lớn hơn cho tầng lớp trung lưu có nghĩa làm giảm áp lực tái phân phối
trong một nền dân chủ, nhưng có thể ít ảnh hưởng lên chính sách trong chế độ
độc tài. Nhìn chung, Persson và Tabellini kết luận rằng “Bất bình đẳng có ảnh
hưởng đến tăng trưởng thông qua kênh đầu tư, và hiệu ứng này chỉ hiện diện
trong các nền dân chủ.”
Các kết quả của Persson và Tabellini về sự khác biệt giữa các nền dân
chủ và phi dân chủ đã bị thách thức bởi một số tác giả khác. Alesina và
Rodrik bác bỏ giả thuyết cho rằng mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng

download by :



7
trưởng là khác nhau giữa các nền dân chủ và phi dân chủ. Họ cho rằng mơ
hình kinh tế chính trị khơng dự đốn được sự khác biệt mang tính hệ thống
giữa các nền dân chủ và phi dân chủ, bởi vì chế độ phi dân chủ cũng chịu
những áp lực tương tự như các chính phủ dân chủ nhằm đáp ứng nhu cầu của
tầng lớp trung lưu. Họ cho rằng sự khác biệt giữa kết quả của họ và kết quả
của Persson và Tabellini là do khác biệt trong cách đo lường bất bình đẳng và
định nghĩa được sử dụng để xác định các nước dân chủ. Perotti cũng kết luận
rằng dân chủ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình
đẳng. Ơng cho rằng ảnh hưởng khác biệt mà Persson và Tabellini phát hiện do
hầu hết các nền dân chủ là các nước có thu nhập cao và phi dân chủ là các
nước có thu nhập thấp. Hơn nữa, ơng thấy có ít bằng chứng về mối liên kết
ngược chiều giữa t trọng thu nhập của nhóm trung lưu và chi tiêu cho y tế,
an sinh xã hội, giáo dục hoặc thuế suất biên.
Các nghiên cứu kinh tế lượng ban đầu kết luận rằng phân phối thu nhập
bình đẳng hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên số liệu chéo giữa nhiều
quốc gia có trình độ phát triển kinh tế và bất bình đẳng rất khác nhau. Nghiên
cứu đầu tiên toàn diện nhất dựa trên số liệu chéo quốc tế là của Perotti vào
năm 1996. Ông đã xem xét chi tiết mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và
bất bình đẳng phụ thuộc ra sao vào chính sách tài khố, bất ổn xã hội và chính
trị, cùng với tính khơng hồn hảo của thị trường vốn thông qua ảnh hưởng
đến đầu tư cho vốn nhân lực, giáo dục và t lệ sinh. Kết luận tổng qt của
ơng là có mối liên kết mạnh giữa bất bình đẳng, bất ổn xã hội và chính trị và
tăng trưởng kinh tế với xã hội cơng bằng hơn có t lệ sinh thấp và t lệ đầu tư
cao cho giáo dục. Cả hai đều được phản ánh trong t lệ tăng trưởng cao hơn.
Một vài năm sau khi các nghiên cứu trên được công bố, Li và Zhou
(1998), Barro (1999), và Forbes (2000) đã thách thức những kết quả này. Li
và Zhou sử dụng số liệu mảng từ 46 quốc gia và kết luận rằng bất bình đẳng


download by :


8
thu nhập có mối tương quan dương và thường có ý nghĩa thống kê với tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi họ ước tính phương trình hồi quy số liệu chéo
dựa trên tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ năm 1960 đến năm 1990
giữa 34 đến 42 quốc gia, hệ số của chỉ số Gini mang giá trị âm và có ý nghĩa
thống kê như trong các nghiên cứu khác sử dụng số liệu chéo, giống như kết
quả của Alesina và Rodrik. Vì vậy, họ cho rằng mối tương quan dương giữa
bất bình đẳng và tăng trưởng trong các nghiên cứu trước đó là do sử dụng số
liệu chéo có kết quả trái ngược với sử dụng số liệu mảng.
Vào năm 1999, Baro là một trong những người tiên phong trong các
nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng và nghiên cứu của ông là một thách
thức lớn đối với các kết quả trước đó. Baro đã sử dụng bộ số liệu của khoảng
100 quốc gia để ước tính một mơ hình tăng trưởng cho các quốc gia đó trong
3 giai đoạn 10 năm. Ông phát hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và bất
bình đẳng, được đo bằng hệ số Gini, là phi tuyến. Đặc biệt, ông nhận thấy bất
bình đẳng hơn đi cùng với tăng trưởng thấp hơn ở các nước có thu nhập thấp
và tăng trưởng cao hơn ở các nước có thu nhập cao hoặc các nước phát triển.
Ông cũng phát hiện thấy hệ số Gini mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê
trong toàn bộ mẫu bao gồm tất cả các quốc gia khi bỏ qua biến t lệ sinh. Như
vậy, các quốc gia có t lệ sinh cao hơn (thường là các nước chậm phất triển)
cũng có bất bình đẳng cao hơn và việc bỏ sót biến t lệ sinh trong các nghiên
cứu trước đó có thể đã tạo ra sai lệch mang giá trị âm trong các ước lượng của
họ về tác động của tăng trưởng đối với bất bình đẳng.
Vào năm 2000, Forbes cũng đóng góp vào quan điểm xét lại mối liên
kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng. Chỉ giới hạn nghiên cứu số liệu mảng
cho 45 quốc gia với bộ số liệu về phân phối thu nhập có chất lượng tốt, và sữ

dụng phương pháp ước lượng tiên tiến có tính đến sự khác biệt không quan
sát được giữa các quốc gia (điều này không được phản ánh trong các bộ số

download by :


9
liệu thông thường về các biến điều kiện), bà phát hiện ra rằng “Tăng 10 điểm
hệ số Gini của một quốc gia có tương quan với 1,3 phần trăm tăng trưởng
trung bình hàng năm cao hơn cho 5 năm tới”. Bà coi điều này biểu thị “Một
mối quan hệ ngắn hạn giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong một quốc gia”
và rằng nó “khơng trực tiếp mâu thuẫn với kết luận trước đó về mối quan hệ
ngược chiều giữa các quốc gia trong dài hạn”
- Các nghiên cứu sử dụng số liệu mảng trong một quốc gia:
Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế bao gồm nhiều quốc gia có các
đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau có thể khơng thật sự hữu ích
cho phân tích thực nghiệm dựa trên số liệu mảng giữa các tỉnh về tác động
của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Một số
nghiên cứu gần đây đã khảo sát mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và bất
bình đẳng giữa các bang hoặc giữa các tỉnh trong cùng một quốc gia. Nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng số liệu chéo giữa các bang tỏ ra ưu việt hơn so với
số liệu chéo giữa các quốc gia vì đồng nhất hơn. Các quốc gia có sự khác
nhau về cấu trúc nên số liệu rất khó so sánh.
Vào năm 1997, Partridge đã nghiên cứu mối liên kết giữa tốc độ tăng
trưởng và bất bình đẳng giữa các bang của Hoa Kỳ trong ba thập k từ 1960
đến 1990. Nghiên cứu của ông bao gồm hai thước đo bất bình đẳng vào đầu
của mỗi giai đoạn 10 năm, hệ số Gini tính theo thu nhập của các hộ gia đình
trước thuế dựa trên số liệu điều tra dân số và t trọng thu nhập của các nhóm
phần năm thứ ba (tầng lớp trung lưu). Kết quả kinh tế lượng của ông chỉ ra
rằng cả hai thước đo bất bình đẳng có hệ số ảnh hưởng mang giá trị dương và

có ý nghĩa thống kê đến tốc độ tăng trưởng, mặc dù hai thước đo bất bình
đẳng có tương quan âm trong mẫu nghiên cứu của ơng (t trọng thu nhập cao
hơn cho tầng lớp trung lưu thường ngụ ý một hệ số Gini thấp hơn. Vì vậy,
bang có tốc độ tăng trưởng cao hơn cũng đi cùng với bất bình đẳng cao hơn

download by :


10
(được đo bằng hệ số Gini), nhưng kết quả này chỉ được thoả mãn khi t trọng
thu nhập của nhóm trung lưu được giữ khơng thay đổi, và do đó phản ánh
những tác động của sự gia tăng t trọng thu nhập của các nhóm thu nhập cao
nhất trên cơ sở giảm t trọng thu nhập của các nhóm thu nhập thấp nhất.
Vào năm 2009, Frank giới thiệu một bộ dữ liệu mới, tồn diện về thước
đo bất bình đẳng cấp bang ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2004.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, ở nhiều bang, t lệ thu nhập của nhóm dân
cư giàu nhất khá ổn định trong một thời gian dài, sau đó bất bình đẳng thu
nhập tăng lên đáng kể trong những năm 1980 và 1990. Kết quả từ mô hình
thực nghiệm cho thấy, về bản chất, tăng trưởng và bất bình đẳng có mối quan
hệ dương trong dài hạn và nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập được tập trung
vào tay những người giàu khi xã hội ngày càng phát triển.
Vào năm 2013, Dahlby và Ferede xem xét mối liên kết giữa tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập dựa trên bộ dữ liệu mảng giữa các
tỉnh của Canada. Nghiên cứu này tìm lời giải đáp cho câu hỏi phải chăng có
một sự đánh đổi giữa các chính sách tái phân phối và tăng trưởng kinh tế, hay
tái phân phối thu nhập có thể kích thích kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Các
tác giả đã tiến hành phân tích kinh tế lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế theo tỉnh ở Canada và ba thước đo khác nhau và bất bình đẳng thu
nhập. Họ phát hiện mối quan hệ giữa chúng khơng có ý nghĩa thống kê. Các
tác giả sau đó xem xét bằng chứng cho thấy việc tăng thuế suất biên đối với

cá nhân có thu nhập cao cũng như tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra
chi phí đáng kể cho nền kinh tế trong khi không làm tăng nguồn thu về thuế.
Trừng phạt người có thu nhập cao là một cách tự hu hoại nền kinh tế, mặc dù
cải thiện mạng lưới an sinh xã hội sẽ cung cấp cho người dân Canada nhiều
hơn cơ hội để tiếp cận các dịch vụ này.

download by :


11
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những kết quả khơng
thống nhất và thậm chí trái ngược nhau. Vào năm 2000, Forbes phát hiên 5
yếu tố có vai trị quan trọng giải thích cho những kết quả mâu thuẫn này. Đó
là: sử dụng các biến khác nhau; các mẫu nghiên cứu khác nhau; chất lượng dữ
liệu khác nhau; và sai lệch vì bỏ biến trong các nghiên cứu sử dụng số liệu
chéo. Bà kết luận rằng các lý do quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt là tính
đặc thù quốc gia, sự khác biệt về thời gian nghiên cứu, sai lệch vì bỏ biến và
độ dài của thời kỳ được xem xét. Mặt khác, Banerjee và Duflo vào năm 2003
cho rằng ảnh hưởng của bất bình đẳng đến tăng trưởng có dạng hình chữ U
ngược theo nghĩa khi bất bình đẳng thu nhập cịn ở mức thấp thì các nền kinh
tế có thể tăng trưởng nhanh hơn bằng cách chấp nhận bất bình đẳng cao hơn.
Tuy nhiên, khi bất bình đẳng thu nhập quá cao (vượt qua một ngưỡng nhất
định) sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.
2. Các nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những chủ đề
được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm.
Nhóm nghiên cứu của ngân hàng thế giới gồm David Dollar và các
cộng sự, trong báo cáo nghiên cứu có tên “Economics Growth, Proverty and
Household welfare” năm 2004 đã sử dụng một cơ sở dữ liệu dồi dào về kinh
tế học vĩ mơ và điều tra về hộ gia đình để phân tích các nội dung như: lý do

thành cơng của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế, xố đói giảm nghèo và nâng
cao mức sống của hộ gia đình từ khi tiến hành đổi mới kinh tế đến năm 2000,
triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam, tác động của tăng trưởng kinh tế
đến phúc lợi của hộ gia đình được đo lường thơng qua các biến số như chi
tiêu hộ gia đình cho tiêu dùng, y tế, giáo dục, hiệu quả của các chính sách của
Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo.

download by :


12
Đề tài “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho
Việt Nam” của Nguyễn Thi Tuệ Anh và ê Xuân Bá vào năm 2005 đã phân
tích một số yếu tố và khía cạnh nhằm đưa ra một số đánh giá ban đầu về chất
lượng tăng trưởng của tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Các phân tích tập trung
vào ba vấn đề liên quan tới chất lượng tăng trưởng, bao gồm: hình thái đầu tư
vào hình thành tài sản vốn vật chất và vốn con người; nhận dạng mơ hình tăng
trưởng của Việt Nam giai đoạn 1990-2003, đặc biệt chú trọng tới đóng góp
của vốn con người và phân tích diễn biến bất bình đẳng về phân phối thu nhập
cũng như ảnh hưởng của tăng trưởng và bất bình đẳng tới giảm t lệ nghèo.
Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị. Nghiên
cứu có đưa ra bức tranh tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt
Nam. Tuy nhiên khi chạy mơ hình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở xem xét tác
động bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đến nghèo đói ở Việt
Nam. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế đóng góp lớn vào giảm nghèo, trái
lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng ở mức thấp hơn.
Trong bài báo “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” vào năm 2007 của Phạm Văn
Nam, sau khi điểm qua những kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt
Nam và tác động xã hội của nó, đã bàn về những quan điểm và giải pháp cơ

bản để có thể thực hiện được mục tiêu “kép” là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Về quan điểm, tác giả cho rằng quan điểm tổng quát của Đảng
Cộng Sản Việt Nam là “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển cần phải cụ thể hoá thành
những nội dung chủ yếu như tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải
làm tiền đề và điều kiện cho nhau, cần khắc phục tàn dư của chủ nghĩa bình
quân, đề cao vai trị quản lý vĩ mơ của nhà nước và không thể tách rời yếu tố

download by :


13
văn hoá trong phát triển. Trên cơ sở quan điểm đó, tác giả kiến nghị những
giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu “kép”, đó là các chính sách vĩ mô
cần tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cơ hội tiếp cận một cách công
bằng với các đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện phân phối
theo lao động, theo đóng góp và theo hiệu quả kinh tế, cần có chính sách điều
tiết và phân phối lại thu nhập, không chỉ qua phúc lợi xã hội mà cần mở rộng
thành hệ thống chính sách an sinh xã hội với nhiều tầng nấc khác nhau.
TS Lê Quốc Hội cũng có một số nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và
bất bình đẳng thu nhập như “Tác động của tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập đến xố đói giảm nghèo ở Việt Nam” và “Thách thức và giải
pháp cho vấn đề bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới”. Các
nghiên cứu này đều là nghiên cứu định tính như ở nghiên cứu “Thách thức và
giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam trong thịi gian tới”
và hoặc chỉ mới nghiên cứu định lượng về tác động của tăng trưởng kinh tế
đến bất bình đẳng thu nhập nhưng ở phạm vi toàn quốc (Đề tài “Tác động của
tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập đến xố đói giảm nghèo ở Việt
Nam”)

Vào năm 2010, đề tài cấp nhà nước của Hoàng Đức Thân với tiêu đề
“Quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,
công bằng xã hội ở nước ta” đã phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ
gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam; chỉ
ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó trong giai
đoạn 1986-2010, đặc biệt chú trọng vào thời kỳ 10 năm, từ 2001 đến 2010;
xây dựng và đề xuất hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp bảo đảm gắn kết
giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong thời kỳ mới ở Việt
Nam. Các kết luận đưa ra đều dựa trên các phân tích định tính và thống kê mơ
tả.

download by :


14

Tuy nhiên, những cơng trình kể trên cịn có các hạn chế sau:
- Các cơng trình này chủ yếu nghiên cứu định tính. Cần có nghiên cứu
tổng hợp cả định tính và định lượng về tác động giữa tăng trưởng kinh tế và
bất bình đẳng thu nhập.
- Các cơng trình trên chỉ mới bàn riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế
hoặc về bất bình đẳng thu nhập. Cần nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập mà trước hết là tác động của tăng
trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập.
Đặc biệt, một nghiên cứu chuyên đề về tác động của tăng trưởng kinh
tế đến bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn riêng tỉnh Ninh Thuận với một
nghiên cứu tổng hợp cả về định tính và định lượng là chưa có.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan lý luận về tác động của tăng trưởng kinh tế tới
bất bình đẳng thu nhập
Chương 2: Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bàn luận và hàm ý chính sách

download by :


15
CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
1.1. LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm về tăn trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận
về phát triển kinh tế. Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ
thống và hoàn thiện hơn. Chúng ta cùng thừa nhận rằng, tăng trưởng không
đồng nghĩa với phát triển, tuy nhiên tăng trưởng lại là điều kiện cần, điều kiện
tiên quyết cho phát triển. Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và ứng
dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính
sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Mục tiêu hàng đầu của tất cả các
nước trên thế giới là tăng trưởng và phát triển kinh tế, nó là thước đo chủ yếu
về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của từng quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa
quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục
tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển. Chính vì vậy vấn đề nhận
thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả những kinh
nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan
trọng và cần thiết.Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản

xuất của nền kinh tế theo thời gian.
Tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế.
Nhưng tăng trưởng kinh tế khơng chỉ là trọng tâm mà cịn là điều kiện quyết
định quá trình phát triển và phát triển bền vững cũng như xóa đói nghèo
khơng thể diễn ra nếu khơng có tăng trưởng kinh tế.
Khái niệm tăng trưởng trong kinh tế vĩ mô chỉ là sự gia tăng sản lượng
hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế liên quan đến sự gia

download by :


16
tăng thu nhập quốc dân thực trên đầu người, nghĩa là sự gia tăng giá trị hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi đầu người trong một nền kinh tế sau
khi đã điều chỉnh lạm phát. Đây là một số đo mục tiêu tương đối về năng lực
kinh tế. (PGS. TS Bùi Quang Bình, Giáo trình kinh tế phát triển, trang 7)
Tốc độ tăng trưởng nhanh có thể làm cho một quốc gia nghèo đuổi kịp
và vượt qua quốc gia giàu hơn mình. Những nước tăng trưởng nhanh, thu
nhập bình quân đầu người được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát
triển, đời sống vật chất và văn hóa của cơng chúng có cơ hội được tăng lên.
Ngược lại, một nước tăng trưởng chậm, thu nhập thấp thì sẽ phải đương đầu
với những mâu thuẫn liên miên trong quá trình chọn lựa các mục tiêu. Điều
đó lý giải vì sao tất cả các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng hay thu nhập thực tế
được tính cho tồn bộ nền kinh tế (của một quốc gia, một vùng hay một
ngành) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng
trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số
tương đối (t lệ tăng trưởng). Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ
mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường
được dùng. Đó là t lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên

cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc thời kỳ gốc.
Kết quả các hoạt động kinh tế hàng năm của nền kinh tế được tạo ra bởi
kết quả hoạt động sản xuất của tất cả người sản xuất trong nền kinh tế như
doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình…Hoạt động sản xuất của họ là quá trình
sử dụng các nguồn lực như tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ …kết hợp
với nhau để tạo ra sản lượng. Q trình này họ tích lũy mở rộng để tăng năng
lực sản xuất và tăng dần sản lượng. Kết quả hoạt động của nền kinh tế ngày
càng tăng lên theo thời gian hay tăng trưởng kinh tế ( Mankiw, N.G (2000) )

download by :


17
Cũng trong nghiên cứu này Mankiw, N.G (2000) đã chỉ ra rằng xu
hướng thay đổi của GDP thực tế xoay quanh mức sản lượng tự nhiên của nền
kinh tế mà trong đó đường xu thế của sản lượng tự nhiên dốc lên theo xu thế
thay đổi năng lực sản xuất ngày càng mở rộng của nền kinh tế trong dài hạn.
Trong ngắn hạn, mức sản lượng thực tế cũng có thể cao hơn hay thấp hơn
mức sản lượng tự nhiên do tác động từ các cú sốc cung hay cầu, khi đó sẽ
xuất hiện các chu kỳ biến động kinh tế. Các chu kỳ biến động sẽ kết thúc và
nền kinh tế sẽ cân bằng trở lại theo cơ chế tự cân bằng hay có các biện pháp
can thiệp của chính phủ. Như vậy trong dài hạn xu thế tăng trưởng kinh tế vẫn
thể hiện một sự đi lên và ổn định như kết quả của quá trình mở rộng năng lực
sản xuất không ngừng.
Trước đây, các nước tư bản thường lựa chọn mục tiêu tăng trưởng
mạnh, tăng trưởng nhanh cho con đường phát triển kinh tế. Những định
hướng, động lực, phương thức và các giải pháp đều ưu tiên cho mục tiêu tăng
trưởng nhanh mà không mấy quan ngại đến các hiệu ứng tiêu cực lên các vấn
đề xã hội và mơi trường, mơi sinh. Hay nói cách khác, theo cách lựa chọn này
họ tập trung phần lớn nguồn lực vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng

trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề về bình đẳng, cơng bằng xã
hội và nâng cao chất lượng cuộc sống chỉ được đặt ra khi đạt được một mức
tăng trưởng kinh tế/thu nhập cao nhất định. Dưới góc độ thuần t về kinh tế,
đây là mơ hình thực nghiệm hiệu quả cho sự khởi sắc kinh tế với tốc độ tăng
trưởng thu nhập bình quân rất cao. Tuy vậy, cũng từ những mơ hình thực
nghiệm này đã minh chứng cho những hệ quả xấu, trở thành hệ luỵ cho sự
phát triển các thế hệ sau; một mặt cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự
bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt, các nội dung về
nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị
văn hoá, lịch sử truyền thống bị phá hu . Mặt khác, việc chạy theo mục tiêu

download by :


×