Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

(luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và việc sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ TẤN ĐẠT

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN CÁCH
ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2016

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ TẤN ĐẠT

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN CÁCH
ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN



Đà Nẵng - Năm 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hồ Tấn Đạt

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................... 11
1.1. ĐỊNH NGHĨA NHÂN CÁCH, CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ
NHÂN CÁCH VÀ MƠ HÌNH 5 NHÂN TỐ FFM........................................... 11
1.1.1. Định nghĩa nhân cách .................................................................. 11
1.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu về nhân cách....................................... 12

1.1.3. So sánh các lý thuyết nhân cách ................................................. 17
1.1.4. Đánh giá nhân cách ..................................................................... 18
1.1.5. Mô hình 5 nhân tố FFM .............................................................. 25
1.2. MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK................................................................. 28
1.3. MƠ HÌNH 5 NHÂN TỐ FFM VÀ VIỆC SỬ DỤNG FACEBOOK......... 29
1.4. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM .......................... 31
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................... 33
2.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............. 33
2.1.1. Mơ hình nghiên cứu .................................................................... 33
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 52
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 53
2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................ 53

download by :


2.2.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................ 54
2.2.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................. 55
2.2.4. Lựa chọn thang đo ....................................................................... 56
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................... 57
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................ 64
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 64
3.1.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ........................................................... 64
3.1.2. Kiểm tra độ tin cậy và phù hợp của thang đo ............................. 66
3.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................... 69
3.1.4. Phân tích hồi quy......................................................................... 79
3.1.5. Kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy ............................. 99
3.1.6. Phân tích kết quả và kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............. 103
3.2. BÀN LUẬN ........................................................................................... 107
3.2.1. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai ................................... 108

3.2.2. Hàm ý ........................................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH TÊN ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

2.1.

Các nhân tố và hướng tác động của mơ hình Ross và cộng sự

33

2.2.

Các nhân tố và hướng tác động của mơ hình Amichai và Vinitzky

35

2.3.


Các nhân tố và hướng tác động mơ hình Muscanell và Guadagno

36

2.4.

Các nhân tố và hướng tác động của mơ hình Hughes và cộng sự

37

2.5.

Các nhân tố và hướng tác động của mơ hình Ryan và Xenos

38

2.6.

Các nhân tố và hướng tác động của mơ hình Moore và cộng sự

39

2.7.

Các nhân tố và hướng tác động của mơ hình Jenkins và cộng sự

41

2.8.


Các nhân tố và hướng tác động của mô hình Kuo và Tang

41

2.9.

Các nhân tố và hướng tác động của mơ hình Yen-chun và cộng sự

42

2.10. Các nhân tố và hướng tác động của mơ hình Lonnquvist và GroBe

43

2.11.

2.12.

Tổng hợp các nhân tố và hướng tác động của nhân cách trong
mơ hình FFM đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook
Tổng hợp các nhân tố và hướng tác động của các nhân cách
hẹp đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook

2.13. Hệ số tải nhân tố và kích thước mẫu
3.1.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu

download by :


46

50

59
64


Số
hiệu

Tên bảng

Trang

3.2.

Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mẫu nghiên cứu

65

3.3.

Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo nhân cách

67

3.4.

Độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo tần suất sử dụng


68

3.5.

Độ tin cậy Cronbach Alpha thang đo cập nhật thông tin

68

3.6.

Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

69

3.7.

Kết quả phân tích nhân tố sau khi xoay

70

3.8.

Biến mới sau khi phân tích nhân tố

74

3.9.

Ma trận hệ số tương quan


79

3.10. Model Summary với biến phụ thuộc là số lượng bạn bè

81

3.11. ANOVA với biến phụ thuộc là số lượng bạn bè

82

3.12. Coefficients với biến phụ thuộc là số lượng bạn bè

83

3.13. Model Summary với biến phụ thuộc là số nhóm tham gia

84

3.14. ANOVA với biến phụ thuộc là số nhóm tham gia

85

3.15. Coefficients với biến phụ thuộc là số lượng nhóm tham gia

85

3.16. Model Summary với biến phụ thuộc là tần suất sử dụng

87


3.17. ANOVA với biến phụ thuộc là tần suất sử dụng

87

download by :


Số
hiệu

Tên bảng

Trang

3.18. Coefficients với biến phụ thuộc là tần suất sử dụng

88

3.19. Model Summary với biến phụ thuộc là thời gian sử dụng

90

3.20. ANOVA với biến phụ thuộc là thời gian sử dụng

90

3.21. Coefficients với biến phụ thuộc là thời gian sử dụng

91


3.22. Model Summary với biến phụ thuộc là cập nhật thông tin

93

3.23. ANOVA với biến phụ thuộc là cập nhật thông tin

93

3.24. Coefficients với biến phụ thuộc là cập nhật thông tin

94

3.25. Tông hợp các kết quả hồi quy

97

3.26. Hệ số VIF của các mơ hình hồi quy

99

3.27. Hệ số Durbin-Watson

100

3.28. Tương quan Spearman giữa các biến độc lập phần dư

101

3.29. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu


106

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

2.1.

Mơ hình của Ross và cộng sự

33

2.2.

Mơ hình của Amichai Hamburger và Vinitzky

34

2.3.

Mơ hình của Muscanell và Guadagno

35


2.4.

Mơ hình của Hughes và cộng sự

37

2.5.

Mơ hình của Ryan và Xenos

38

2.6.

Mơ hình của Moore và cộng sự

39

2.7.

Mơ hình của Jenkins-Guarnieri và cộng sự

40

2.8.

Mơ hình của Kuo và Tang

41


2.9.

Mơ hình của Yen-Chun và cộng sự

42

2.10.

Mơ hình của Lonnqvist và GroBe Deters

42

2.11.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất

52

2.12.

Quy trình nghiên cứu

55

download by :


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, Facebook đang là mạng xã hội phổ biến nhất với khoảng
1.55 tỷ người sử dụng mỗi tháng (Facebook, 2015). Ở Việt Nam, theo thống kê
có khoảng 35 triệu người sử dụng Facebook mỗi tháng, chiếm khoảng 74% số
người sử dụng Internet (Internet World Stats, 2015). Kết quả nghiên cứu của
Đức và Thái (2014) về mạng xã hội nói chung tiến hành khảo sát trên sinh viên
của 6 thành phố lớn cho thấy rằng 99% sinh viên sử dụng mạng xã hội, trong
số sử dụng mạng xã hội thì có đến 86.6% sử dụng Facebook. Như vậy, có thể
nói mạng xã hội Facebook đang trở nên rất phổ biến trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, đặc biệt là trong giới sinh viên.
Với việc Facebook luôn là mạng xã hội chiếm ưu thế tuyệt đối về số
người sử dụng trong những năm qua. Cùng với đó, các hoạt động marketing
thơng qua mạng xã hội này ngày càng phổ biến và đã thể hiện được sự hiệu quả
của nó. Chính điều này đã tạo nên sự quan tâm rất lớn và tạo động lực cho các
nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện các nghiên cứu giải thích về hiện tượng
này.
Các nhân tố thuộc tâm lý là các nhân tố được đa số các nhà nghiên cứu
sử dụng để nghiên cứu lý giải việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trong các
nhân tố đó, nhân tố nhân cách là nhân tố trọng tâm nhất. Chẳng hạn, các nghiên
cứu của Ross và cộng sự, 2009; Amichai Hamburger và Vinitzky, 2010; Ryan
và Xenos, 2011; Moore và cộng sự, 2012; Hughes và cộng sự, 2012; Muscanell
và Guadagno, 2012, Jenkins-Guarnieri và cộng sự, 2013; Nikolina và cộng sự,
2013; Gloria và Yoav, 2014; Eunsun và cộng sự, 2014; Kuo và Tang, 2014;
Yen-Chun và cộng sự, 2015; Lonnqvist và GroBe Deters, 2016.
Như đã được đề cập trong bài báo của An (2013), ở Việt Nam cho đến
nay các nghiên cứu về vấn đề liên quan đến mạng xã hội Facebook vẫn chưa

download by :



2

dành được sự quan tâm nhiều. Đến thời điểm tác giả luận văn thực hiện nghiên
cứu này, qua việc tìm kiếm thơng tin phục vụ nghiên cứu thì ở Việt Nam các
nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook vẫn cịn rất ít.
Cụ thể chỉ có khoảng 2 nghiên cứu: đó là nghiên cứu của Đức và Thái, 2014 nghiên cứu thống kê mô tả về việc sử dụng mạng xã hội nói chung của sinh
viên ở 6 thành phố lớn và nghiên cứu của Nghĩa và Phước, 2014 - nghiên cứu
mối quan hệ giữa việc sử dụng Facebook và vốn xã hội của một số nhóm thanh
niên tại TP. HCM. Các nghiên cứu về tác động của nhân cách đên việc sử dụng
mạng xã hội Facebook thì chưa có một nghiên cứu nào.
Nhận thấy, nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và việc sử dụng
mạng xã hội Facebook là hướng nghiên cứu hay và kết quả nghiên cứu mối
quan hệ này có thể là nền tảng cho việc thiết lập các mơ hình marketing hiệu
quả thơng qua mạng xã hội này nói riêng và cho mạng xã hội nói chung. Bên
cạnh đó, tác giả luận văn cũng nhận thấy rằng, mặc dù đã trải qua khoảng 8
năm kể từ nghiên cứu đầu tiên được tiến hành bởi Ross và cộng sự (2009). Các
nghiên cứu theo hướng này vẫn còn khá non trẻ so với các hướng nghiên cứu
khác. Hay nói cách khác, các nghiên cứu theo hướng này đang trong giai đoạn
khởi đầu của quá trình định hình các lý thuyết của mình. Chính vì vậy, trong
giai đoạn này rất cần có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các bối cảnh khác
nhau để có thể tạo ra sự vững chắc cho lý thuyết.
Với những lý do được nêu ra ở trên, tác giả thực hiện luận văn này muốn
kiểm định kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới về tác động
của nhân cách đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook ở bối cảnh nghiên cứu
khác là Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn kết quả nghiên cứu
của mình sẽ góp phần trong việc thiết lập các lý thuyết liên quan của hướng
nghiên cứu hay và mới mẻ này. Một tham vọng nữa của bài nghiên cứu này đó
là hy vọng sẽ tạo động lực giúp các nhà nghiên cứu ở Việt Nam dành sự quan


download by :


3

tâm hơn cho những nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook,
mạng xã hội đang trở nên rất quen thuộc và tạo nên rất nhiều lợi ích cho người
sử dụng là cá nhân cũng như các tổ chức, doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn này nhằm phân tích tác động của nhân cách
theo mơ hình 5 nhân tố nhân cách FFM1 đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhân cách của người sử dụng mạng xã hội Facebook
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đối với sinh viên trường đại học Quảng
Nam, được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016
4. Phương pháp nghiên cứu
Gồm 2 giai đoạn:
- Nghiên cứu sơ bộ nhằm kiểm tra, hiệu chỉnh các thang đo được dịch sang
tiếng Việt.
- Nghiên cứu chính thức được tiến hành sau nghiên cứu sơ bộ, là nghiên
cứu định lượng trên dữ liệu được thu thập từ bản câu hỏi với sự trợ giúp của
phần mềm SPSS 20.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

1


Viết tắt từ Five Factor Model: Mơ hình này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần sau

download by :


4

6. Tổng quan tài liệu
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, tác giả
luận văn sẽ trình bày tóm tắt một số nghiên cứu tiếu biểu có liên quan đến vấn
đề tác động của nhân cách đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook.
Tài liệu 1: Nghiên cứu của Ross và cộng sự (2009).
Nghiên cứu này ngoài việc nghiên cứu về tác động của nhân cách đến
việc sử dụng mạng xã hội Facebook, các tác giả cịn thêm vào mơ hình yếu tố
động lực giao tiếp.
Ross và cộng sự đã sử dụng mơ hình 5 nhân tố nhân cách FFM để
nghiên cứu về nhân cách. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phát triển bản câu
hỏi 28 item để đo lường việc sử dụng mạng xã hội Facebook với nội dung liên
quan đến việc sử dụng cơ bản của Facebook, thái độ liên quan và việc

đăng

tải thông tin cá nhân khi sử dụng mạng xã hội này.
Kết quả
Những người có nhân cách cởi mở2 cao sẽ có tần suất sử dụng Facebook
cao hơn. Bên cạnh đó, những người có nhân cách hướng ngoại3 cao sẽ tham gia
vào nhiều nhóm trên Facebook hơn. Nhân cách nhiễu tâm4 có mối quan hệ
thuận chiều với sự ưa thích sử dụng tính năng tường. Trong khi đó, nhân cách
này lại có tác động ngược chiều đối với sở thích đăng ảnh. Yếu tố động lực giao

tiếp cho thấy tác động thuận chiều đối với thời gian sử dụng Facebook.
Tài liệu 2: Nghiên cứu của Amichai Hamburger và Vinitzky (2010)
Nghiên cứu này nghiên cứu tác động của nhân cách đến việc sử dụng
mạng xã hội Facebook. Mẫu nghiên cứu là 237 sinh viên của trường đại học
Israel. Cũng như các nghiên cứu đi trước, mơ hình 5 nhân tố nhân cách FFM

Openness: Nhân cách này được giải thích ở trang 26
Extraversion: Nhân cách này được giải thích ở trang 27
4
Neuroticism: Nhân cách này được giải thích ở trang 27
2
3

download by :


5

được sử dụng. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng bản câu hỏi 28 item về việc
sử dụng Facebook của Ross và cộng sự (2009).
Kết quả
Những người có nhân cách hướng ngoại cao sẽ có nhiều bạn bè hơn, ít
đăng tải thơng tin cá nhân hơn. Những người có nhân cách cởi mở cao sẽ
sử dụng nhiều tính năng của mạng xã hội Facebook hơn. Tuy nhiên, trái với
kết quả được Ross và cộng sự (2009) đưa ra, nghiên cứu này cho rằng nhân
cách nhiễu tâm có tác động thuận chiều đến sở thích đăng ảnh. Bên cạnh đó,
Amichai Amichai Hamburger và Vinitzky cho thấy những người có nhân cách
dễ chấp nhận5 cao sẽ sử dụng ít tính năng của Facebook hơn. Trong khi đó,
những người có ý chí phấn đấu6 cao sẽ có nhiều bạn bè hơn và ít thích đăng ảnh
hơn.

Tài liệu 3: Nghiên cứu của Hughes và cộng sự (2012)
Mơ hình nghiên cứu của Hughes và cộng sự thể hiện tác động của nhân
cách đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Tuy nhiên các tác giả thêm vào
mơ hình nghiên cứu những nhân cách hẹp (Quảng giao7, Nhu cầu hiểu biết8)
bên cạnh 5 nhân tố nhân cách FFM. Mẫu nghiên cứu được tiến hành trên 300
người có độ tuổi từ 18 đến 63 tuổi. Trong đó, 70% từ Châu Âu, 18% từ Bắc
Mỹ, 9% từ Châu Á và 3% từ các Châu lục khác. Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu
gồm 55% là số người đã đi làm, 41% là sinh viên và 4% là người thất nghiệp.

Agreeableness: Nhân cách được giải thích ở trang 27.
Conscientiousness: Nhân cách này được giải thích ở trang 27.
7
Sociabilty: Nhân cách này thể hiện sự ưa thích chuyện trị với người xung quanh, tương tác xã hội và muốn
mình là trung tâm của sự chú ý.
8
Need for cognition: Nhân cách này liên quan đến sự ưa thích và nỗ lực tìm hiểu về thế giới xung quanh.
5
6

download by :


6

Về việc sử dụng mạng xã hội Facebook, các tác giả tiếp cận theo mục
đích sử dụng. Theo đó, việc sử dụng mạng xã hội này sẽ được chia ra thành hai
mục đích sử dụng: mục đích cập nhật thơng tin9 và mục đích giao tiếp xã hội10.
Kết quả
Nhân cách hướng ngoại, cởi mở, nhiễu tâm, quảng giao tác động thuận
chiều đến mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook để cập nhật thơng tin. Trong

khi đó nhân cách có ý chí phấn đấu tác động ngược chiều.
Về mục đích sử dụng Facebook cho giao tiếp xã hội, kết quả nghiên cứu
cho thấy chỉ có nhân cách quảng giao tác động thuận chiều.
Tài liệu 4: Nghiên cứu của Moore và cộng sự (2012)
Nghiên cứu của Moore và cộng sự nghiên cứu về tác động của nhân cách
đối với việc sử dụng mạng xã hội Facebook và sự hối tiếc11 của người sử dụng
mạng xã hội này sau khi đăng tải những nội dung không phù hợp. Mẫu nghiên
cứu gồm 219 sinh viên ở trường đại học Midwestern.
Cũng phù hợp với các nghiên cứu trước, Moore và cộng sự cũng sử dụng
mơ hình 5 nhân tố nhân cách FFM để đo lường nhân cách.
Đối với việc sử dụng mạng xã hội Facebook, các tác giả sử dụng các item
liên quan đến tần suất sử dụng được phát triển bởi Ross và cộng sự (2009). Về
thời gian sử dụng Facebook, Moore và cộng sự sử dụng thang đo 1 item do
chính các tác giả tạo ra với việc hỏi trung bình thời gian sử dụng Facebook trên
1 ngày. Các câu trả lời sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ ít hơn ½ giờ tới
trên 2h. Khoảng cách giữa các mức độ là ½ giờ. Ngồi ra, những người tham
gia được yêu cầu để được cho biết số bạn bè và cho phép người nghiên cứu
Facebook info: Nhân tố này gồm các item liên quan đến việc sử dụng Facebook để tìm kiếm và lan truyền
thơng tin, để theo kịp thời đại, và như là cơng cụ chính để cập nhật thông tin
10
Facebook social: Nhân tố này gồm các item liên quan đến sử dụng Facebook để giữ liên lạc với bạn bè, sử
dụng Facebook vì bạn bè sử dụng và sử dụng mạng xã hội này như là công cụ chính cho các hoạt động mang
tính xã hội của bản thân
11
Regret: Sự hối tiếc liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Chẳng hạn: hối tiếc vì đã sử dụng
nhiều thời gian cho Facebook, hối tiếc vì đăng thông tin lên tường với những nội dung không mong muốn, …
9

download by :



7

đăng nhập vào tài khoản Facebook của mình để kiểm tra các nội dung về bài
đăng của họ.
Đối với sự hối tiếc các tác giả hỏi người tham gia về tần suất họ cảm thấy
hối tiếc vì đăng những nội dung không phù hợp, chẳng hạn như không muốn
sếp của mình thấy, khơng muốn cha mẹ mình thấy. Các câu trả lời có 4 mức độ
từ khơng bao giờ đến thường xuyên.
Kết quả
Nhân cách hướng ngoại tác động thuận chiều đối với số lượng bạn bè và
ngược chiều với tần suất sử dụng Facebook và sự hối tiếc khi đăng những nội
dung khơng phù hợp. Trong khi đó, nhân cách nhiễu tâm tác động thuận chiềuyg
với thời gian sử dụng và ngược chiều đối với tần suất sử dụng và sự hối tiếc.
Nhân cách dễ chấp nhận các tác động thuận chiều đến sự hối tiếc và ngược
chiều đối với số lượng bài đăng trên tường có nội dung về chính họ. Nhân cách
có ý chí phấn đấu tác động thuận chiều đối với sự hối tiếc về những nội dung
đã đăng không phù hợp và ngược chiều đối với số lượng bài đăng trên tường
có nội dung về chính họ cũng như về những người khác.
Tài liệu 5: Nghiên cứu của Jenkins - Guarnieri và cộng sự (2013).
Nghiên cứu của Jenkins-Guarnieri và cộng sự nghiên cứu mối quan hệ
giữa sự gắn bó, khả năng tương tác giữa các cá nhân với nhau, nhân cách và
việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Mẫu nghiên cứu gồm 617 thanh niên độ
tuổi từ 18 đến 22.
Thang đo được phát triển bởi Ross và cộng sự (2009) được các tác giả
sử dụng để đo lường việc sử dụng mạng xã hội Facebook gồm các item liên
quan đến số lượng bạn bè, thái độ sử dụng. Cũng phù hợp với các nghiên cứu
đi trước, nghiên cứu này cũng sử dụng mơ hình 5 nhân tố FFM được sử dụng
để đo lường nhân cách. Thang đo The Experiences in Close Relationships Revised hay còn gọi là thang đo ECR-R của Fraley, Waller và Brennan (2000)


download by :


8

được sử dụng để đo lường sự gắn bó. Cuối cùng, thang đo The Interpersonal
Compentence Scale hay còn gọi là thang đo ICS của Buhrmester, Furrman,
Wittenberg và Reis (1988) được sử dụng để đo lường khả năng tương tác giữa
các cá nhân với nhau.
Kết quả
Nhân cách hướng ngoại sẽ tác động thuận chiều trực tiếp tới việc sử dụng
mạng xã hội Facebnok. Hay cụ thể hơn, nhân cách hướng ngoại sẽ tác động
thuận chiều trực tiếp đến số lượng bàn bè và thái độ sử dụng. Sự gắn bó tác
động trực tiếp và thuận chiều tới nhân cách nhiễu tâm, trực tiếp và người chiều
tới nhân cách hướng ngoại, trực tiếp và ngược chiều đến khả năng tương tác
giữa các cá nhân với nhau.
Tài liệu 6: Nghiên cứu của Kuo và Tang (2014)
Nghiên cứu của Kuo và Tang nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân cách,
việc sử dụng mạng xã hội Facebook và các hoạt động giải trí của sinh viên ở
trường đại học Đài Loan. Mẫu nghiên cứu gồm 500 sinh viên.
Đối với việc sử dụng mạng xã hội Facebook, Kuo và Tang cũng sử dụng
thang đo được phát triển bởi Ross và cộng sự (2009) gồm các item liên quan
đến số lượng bạn bè, thời gian sử dụng, số lượng ảnh đã đăng. Mơ hình 5 nhân
tố FFM vẫn là mơ hình được các tác giả sử dụng để đo lường nhân cách. Cuối
cùng, thang đo cho các hoạt động giải trí các tác giả kết hợp các thang đo
Furnham (1981), Hill và Argyle (1998), Jopp và Hertzog (2010), Lu và Hu
(2005) và Bureau (2012).
Kết quả
Nhân cách hướng ngoại, cởi mở tác động thuận chiều đối với số lượng
bạn bè, thời gian sử dụng và số lượng ảnh đăng, đồng thời họ cũng thích tham

gia các hoạt động giải trí trong mơi trường thực tế (bỏ nhiều thời gian hơn vào
các đội thể thao và các hoạt động giải trí khác).

download by :


9

Tài liệu 7: Nghiên cứu của Yen-Chun và cộng sự (2015)
Nghiên cứu của Yen-Chun và cộng sự xem xét liệu các bức ảnh được
đăng lên làm ảnh đại diện có phản ảnh được nhân cách của người sử dụng hay
không? Mẫu nghiên cứu gồm 109 người được chọn từ danh sách gồm 534 bạn
bè trên Facebook của các tác giả. Tất cả những người tham gia đều là sinh viên
đã tốt nghiệp hoặc đang làm nghiên cứu sinh.
Những người tham gia cuộc nghiên cứu này sẽ đánh giá về ảnh được
đăng tải làm hình đại diện của họ trên Facebook về mức độ liên quan với 11
loại ảnh mà các tác giả đã phân loại thông qua thang đo Likert 5 mức độ (từ
hồn tồn khơng đồng ý đến hồn toàn đồng ý). 11 loại ảnh được các tác giả
phân loại gồm: mang tính xã hội (socializing), lãng mạng (Romantic Picture),
nơi độc đáo (Unique Location), yêu cầu sự giúp đỡ (Supporting Cause), gương
mặt (Face Shot), các dịp đặc biệt (Special Occasion), chụp một mình (Alone
Posing), chơi thể thao (Playing Sports), chụp với gia đình (Family), sở thích
(Interests), ảnh hài hước (Humorous Shot). Bên cạnh đó, mơ hình 5 nhân tố
FFM vẫn được các tác giả sử dụng để đo lường nhân cách.
Kết quả
Kết quả cho thấy rằng nhân cách có ảnh hưởng đến tới việc lựa chọn ảnh
làm ảnh đại diện trên Facebook. Cụ thể, trong 5 nhân cách trong mơ hình FFM
thì nhân cách hướng ngoại là có xu hướng chọn những hình ảnh đại diện thể
hiện rõ ràng nhân cách của họ.
Tài liệu 8: Nghiên cứu của Lonnqvist và GroBe Deters (2016)

Nghiên cứu của hai tác giả người Đức nghiên cứu mối quan hệ giữa số
lượng bạn bè trên mạng xã hội Facebook, cảm nhận về hạnh phúc chủ quan và
sự hỗ trợ mang tính xã hội của sinh viên trường đại học Arizona. Mẫu nghiên
cứu gồm 153 sinh viên.

download by :


10

Để đo lường số lượng bạn bè Lonnqvist và GroBe Deters cũng sử dụng
thang đo được phát triển bởi Ross và cộng sự (2009). Cảm nhận về hạnh phúc
chủ quan được đo lường bằng thang đo Subjective Happiness Scale 4 item của
Lyubomirsky và Lepper (1999); thang đo Satisfaction with Life Scale 5 item
của Diener, Emmons, Larsen, & Griffin (1985); thang đo Positive and Negative
Affect Scale 20 item của Watson, Clark, & Tellegen (1988). Đối với sự hỗ trợ
mang tính xã hội các tác giả sử dụng thang đo Interpersonal Support Evaluation
List 40 item của Cohen, Mermelstein, Kamarck và Hoberman (1985). Cũng
như đa số các nghiên cứu thì mơ hình 5 nhân tố FFM cũng được các tác giả sử
dụng để đo lường nhân cách.
Kết quả
Nhân cách hướng ngoại cho thấy mối quan hệ thuận chiều với số lượng
bạn bè trên Facebook. Ngoài ra, số lượng bạn bè trên Facebook cũng có mối
quan hệ thuận chiều với cảm nhận về hạnh phúc chủ quan. Tuy nhiên, khơng
có mối quan hệ ý nghĩa nào được thiết lập bởi số lượng bạn bè trên Facebook
và sự hỗ trợ mang tính xã hội. Nghiên cứu này cũng cho rằng nhân cách hướng
ngoại tác động thuận chiều đối với cảm nhận về hạnh phúc chủ quan cũng như
sự hỗ trợ mang tính xã hội.

download by :



11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. ĐỊNH NGHĨA NHÂN CÁCH, CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
VỀ NHÂN CÁCH VÀ MƠ HÌNH 5 NHÂN TỐ FFM12
1.1.1. Định nghĩa nhân cách
Nhân cách hay tính cách cá nhân là từ ngữ mà được sử dụng rất quen
thuộc trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, có thể nói khơng
phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó. Một cách để chúng ta có thể xem xét để có
thể hiểu nó là khi chúng ta nói từ “tơi”. (Adams, 1954, trích trong Duane và
Sydney, 2008). Từ “tôi” thể hiện một bức tranh đầy đủ của mỗi người chúng
ta, nó được hiểu là một cá nhân, tách biệt hoàn toàn so với tất cả những người
khác.
Việc hiểu được nguồn gốc hình thành của từ nhân cách sẽ làm cho việc
định nghĩa nó được chính xác hơn. Nhân cách tiếng Anh là personality, có
nguồn gốc từ persona, từ Latinh mang nghĩa “cái mặt nạ” của diễn viên trên
sân khấu, vai mà người đó đóng. Khi khán giả nhìn thấy một persona được đeo,
họ có thể tiên đoán trước được những hành động tiếp theo của nhân vật. Một
diễn viên cho một vai chỉ có thể mang một loại persona chứ khơng được thay
đổi theo từng tình tiết cho dù vở kịch có kịch tính đến đâu. Như vậy có thể hiểu
nhân cách liên quan vẻ bên ngồi của một người mà mọi người có thể nhìn thấy
được, có tính ổn định và có thể dự đốn được.
Nhân cách cịn liên quan đến các thuộc tính bên trong mỗi người. Những
thuộc tính mà có thể chúng ta khơng thể thấy một cách trực tiếp, cái mà có thể
một người cố gắng giấu khơng cho người khác biết.

12


Cịn có tên gọi khác là Big Five

download by :


12

Để có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ cho nhân cách, nét bản sắc riêng
biệt của mỗi cá nhân cũng cần được đề cập đến. Có thể chúng ta thấy được rất
nhiều nét tương đồng ở những người mà ta gặp. Tuy nhiên, thực tế mỗi cá nhân
đều sở hữu những đặc điểm rất riêng biệt và làm cho các nhân đó phân biệt với
tất cả những người khác.
Do vậy, Duane và Sydney (2008) đề xuất định nghĩa về nhân cách là bản
sắc tương đối ổn định ở bên trong và bên ngồi của cá nhân, có tính riêng biệt
và ảnh hưởng đến hành vi của họ trong những tình huống khác nhau.
1.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu về nhân cách
Các lý thuyết về nhân cách có thể chia thành 6 nhóm: thuyết về typ, thuyết
về nét nhân cách, thuyết tâm động, thuyết nhân văn, thuyết học tập và thuyết
nhận thức.
Thuyết về typ: Thuyết này cho rằng các nhân cách có thể phân loại thành
một số ít nhóm hoặc typ. Cách đây hơn 2000 năm trước, Hippocrates phân loại
nhân cách con người theo khí chất thành 4 nhóm sau: khí chất hăng hái là những
người vui vẻ, chủ động; khí chất lạnh lùng là những người vơ cảm và uể oải;
khí chất u sầu là những người buồn rầu, ủ rũ; khí chất cáu bẳn là những người
dễ cáu kỉnh và hưng phấn. Trong khi đó, Sheldon (1942) phân loại nhân cách
con người theo ngoại hình của họ, bao gồm: ngoại hình nội điệp gồm những
người béo bệu, ủy mị trịn người; ngoại hình trung điệp gồm những người có
cơ bắp phát triển cân đối, khỏe mạnh hoặc ngoại hình ngoại điệp gồm những
người gầy cao, dễ tổn thương. Theo Sheldon, những người có ngoại hình nội

điệp là những người có trạng thái thư giãn, thích giao du và dễ hịa mình. Những
người có ngoại hình trung điệp là những người có thể lực tốt, tràn đầy năng
lượng, dũng cảm và có xu hướng dễ quyết đốn. Những người có ngoại hình
ngoại điệp thì thơng minh khơn khéo, có tính nghệ sỹ và hướng nội; họ có xu
hướng suy nghĩ về cuộc đời thay vì hưởng thụ nó hoặc tác động tới nó.

download by :


13

Thuyết nét nhân cách: Các thuyết về typ nhân cách giả định rằng có
những phạm trù gián đoạn, tách rời nhau phù hợp với con người. Ngược lại,
các thuyết về nét nhân cách lại đưa ra những chiều kích liên tục, chẳng hạn như
sự thơng tuệ hoặc sự nhiệt tình biến thiên về phẩm chất và mức độ. Nét nhân
cách là một chiều hướng hành động tổng quát; người ta giả định rằng mỗi cá
nhân có những nét nhân cách với các mức độ thay đổi. Nét nhân cách mô tả
điều được xem là nhất quán trong ứng xử của con người trong những tình huống
và những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn, nếu ta có nét nhân cách “thật thà”,
ta có thể chứng minh điều này vào một ngày nào đó đưa trả lại mộ cái ví bị
đánh mất và vào một ngày khác chứng minh bằng cách không lừa dối dựa trên
một trắc nghiệm. Một số các lý thuyết gia về nhân cách cho rằng những nét
nhân cách là nguyên nhân ứng xử song những lý thuyết gia bảo thủ lại lại lập
luận rằng các nét nhân cách chỉ mơ tả hoặc tiên đốn các kiểu ứng xử mà thôi.
Tiếp cận nét nhân cách của Allport (1966) là một trong những lý thuyết
gia có ảnh hưởng nhiều nhất về nhân cách. Ông là người nổi tiếng nhất trong
số các lý thuyết gia về tiểu sử nhân cách cho rằng mỗi con người có một nét
đặc trưng độc nhất vô nhị, cũng như một số các nét đặc trưng chung cùng nhau
tạo thành một tổ hợp độc nhất vô nhị về các nét nhân cách. Allport nhìn các nét
nhân cách như là các khối kiến tạo nên nhân cách và là cội nguồn của cá tính.

Eysenck, một lý thuyết gia hàng đầu về nhân cách, đề xuất một mô hình
gắn các typ, các nét nhân cách với ứng xử typ. Các nét nhân cách với ứng xử
thành một hệ tôn ti đơn độc. Ở tầm thấp nhất của hệ Eysenck là những đáp ứng
đơn độc như những hành động hoặc những ý nghĩ. Những đáp ứng xảy ra đều
đặn tạo thành những thói quen, và những thói quen liên hệ tạo thành những nét
nhân cách. Dựa vào các dữ kiện trắc nghiệm của mình, Eysenck kết luận có ba
chiều kích nhân cách rộng lớn: hướng ngoại, nhiễu tâm và loạn tâm. Eysenck
cho rằng những khác biệt nhân cách dựa trên ba chiều kích căn bản là do những

download by :


14

khác biệt gien học và sinh học giữa những con người gây ra. Ơng nghĩ rằng hệ
tơn ti do ơng đề xuất có thể được vận dụng để tổ hợp với các mơ hình nét nhân
cách nhằm mang lại những cái nhìn mới mẻ thấu đáo tới nhân cách. Chẳng hạn,
ông đã đặt mối liên hệ giữa hướng ngoại - hướng nội và nhiễu tâm với các typ
sinh lý về nhân cách của Hippocrate.
Thuyết tâm động: Tất cả các thuyết tâm vận động về nhân cách, được dựa
trên cơng trình của Freud, đều chia sẻ điều giả định rằng nhân cách được nhào
nặn và ứng xử được thúc đẩy bởi các lực mạnh mẽ bên trong.
Theo thuyết phân tâm học của Freud thì bám vào cái lõi nhân cách là
những trải nghiệm bên trong tâm trí một con người, cái lõi này là động cơ của
ứng xử. Ta có thể nhận thức được một số các ứng xử, song có một động cơ nào
đó lại tác động ở tầm vơ thức. Việc nhấn mạnh vào các nguồn năng lượng bên
trong chính là nét đặc trưng của cách tiếp cận được xem là mang tính tâm vận
động này (hàm ý “tâm trí được cấp năng lượng”). Với Freud, tất cả các ứng xử
đều có động cơ. Hết thảy các hành động đều do các động cơ quyết định, mà
không phải do tình cờ. Mỗi hành động của con người đều có một ngun nhân

và một mục đích có thể khám phá thơng qua khoa phân tâm - phân tích nhưng
liên kết ý nghĩa,những giấc mơ, những sai lầm và những đầu mối ứng xử khác
đối với những đam mê sâu kín. Những dữ kiện hàng đầu làm cơ sở cho các giả
thuyết của Freud về nhân cách xuất phát từ những điều ông quan sát được và
những bệnh án từng ca được ông điều trị. Thật là lạ, ông đã đặt ra một lý thuyết
về nhân cách bình thường lại xuất phát từ việc ơng nghiên cứu sâu những người
bệnh có rối nhiễu tâm lý. Mặc dầu có những vấn đề quan trọng công nhận giá
trị nhiều ý tưởng của Freud, song những khái niệm ban đầu về cấu trúc nhân
cách của ông đã phải chịu đựng cả một thế kỷ phê bình và thật là đáng được
duyệt xét lại một cách thận trọng. Cái lõi của cách tiếp cận tâm động là dựa trên
bốn khái niệm chủ chốt: quyết định luận tâm thần, trải nghiệm ban đầu theo lứa

download by :


15

tuổi, những xung năng và bản năng và các quá trình vơ thức. Cùng lúc chúng
đưa ra một viễn cảnh với những khái niệm phong phú về phát triển và vận hành
của nhân cách.
Thuyết nhân văn: Các lý thuyết theo chủ nghĩa nhân văn, ngược lại với
cách tiếp cận tâm động, là lý thuyết mang ý nghĩa lạc quan về bản chất con
người. Có nhiều viễn cảnh mơ tả đặc trưng các lý thuyết nhân văn. Trước hết,
chúng lý giải những hành vi riêng biệt của một con người trong khn khổ tồn
bộ nhân cách của người đó; một cá nhân không đơn giản là tổng số các nét nhân
cách riêng rẽ mà mỗi nét ảnh hưởng đến ứng xử theo các cách khác nhau. Các
thuyết nhân văn cũng tập trung vào những phẩm chất bẩm sinh, bên trong một
con người, nó có một ảnh hưởng to lớn đến chiều hướng ứng xử sẽ diễn ra.
Những kích thích do tình huống tạo ra thường được xem là những hạn chế và
rào cản, giống các sợi dây buộc chặt những quả bóng. Một khi con người được

tự do khơng bị ràng buộc bởi những tình huống tiêu cực thì xu hướng hiện thực
hóa phải chủ động hướng dẫn con người lựa chọn các tình huống khiến cuộc
đời tốt đẹp hơn. Các thuyết nhân văn nhấn mạnh một khung quy chiếu của một
cá nhân và cái nhìn chủ quan về thực tại - không phải là viễn cảnh khách quan
do một nhà quan sát hoặc một nhà trị liệu áp đặt. Sau chót, những thuyết nhân
văn được các lý thuyết gia như Rollo May (1975), chẳng hạn, mơ tả được xem
là có một viễn cảnh hiện sinh. Những thuyết này tập trung vào các q trình
tâm trí cao cấp diễn giải những trải nghiệm hiện thời và giúp con người đáp
ứng hoặc bị tràn ngập bởi những thử thách thường nhật của cuộc sống. Một
phương diện độc nhất vô nhị của các thuyết này tập trung vào sự tự do của con
người; phương diện này tách biệt nhiều hơn các thuyết nói trên khỏi các nhà
theo thuyết ứng dụng mang tính quyết định luận và các tiếp cận phân tâm học.
Thuyết học tập: Tất cả mọi lý thuyết được duyệt xét lại cho đến giờ đều
nhấn mạnh đến những cơ chế nội tạo mang tính giả thuyết: những nét, những

download by :


16

bản năng, những xung năng, những xu hướng thực hiện tiềm năng - chúng thúc
đẩy ứng xử và thiết lập một vận hành nhân cách. Các nhà tâm lý học với định
hướng lý thuyết học tập (learning theory) lại có một trọng tâm khác. Họ tìm
kiếm những điều tình cờ do môi trường tạo ra (những cơ hội củng cố) có ý
nghĩa kiểm sốt ứng xử. Nhìn từ viễn cảnh đó, ứng xử và nhân cách được hình
thành trước hết do mơi trường bên ngồi.
Quan niệm hẹp hịi này về nhân cách theo thuyết ứng xử lần đầu tiên
được đề xướng bởi kíp các nhà tâm lý học tại đại học Tổng hợp Yale do John
Dollard và Nean Miller (1950) dẫn đầu. Thuyết này đã được Albert Bandura và
Walter Mischel triển khai rất rộng để trở thành một phương pháp có ý nghĩa

chỉnh hợp các ý tưởng cốt lõi từ truyền thống học tập - ứng xử với những ý
tưởng mới nảy sinh từ tâm lý học xã hội và nhận thức. Dollar và Miller cho
thấy người ta có thể học tập bằng cách bắt chước có tính xã hội - nhờ quan sát
ứng xử của người khác mà không phải là người đầu tiên thực sự thực hiện đáp
ứng đó. Ý tưởng này mở rộng tầm nhìn của các nhà tâm lý học về những cách
học tập và những thói quen mang lại hiệu quả lẫn những thói quen có tính phá
hoại. Nhân cách xuất hiện được xem là tổng số các thói quen nhờ học tập mà
có. Bundura và Mischel nhấn mạnh tầm quan trọng của các kiểu ứng xử đã
được biết do học tập thông qua môi trường xã hội, kể cả việc quan sát từ những
người khác và sự củng cố từ phía người khác thơng qua môi trường xã hội.
Thuyết nhận thức: Các thuyết nhận thức về nhân cách lưu ý rằng có
những khác biệt quan trọng giữa các cá nhân theo cách con người nghĩ về và
định rõ các tình huống. Thuyết nhận thức nhấn mạnh các q trình tâm lý qua
đó con người hướng các cảm giác và tri giác của mình vào những ấn tượng
được cấu trúc về thực tại. Các tác giả nhấn mạnh rằng con người chủ động lựa
chọn những điều kiện mơi trường của riêng mình trong một phạm vi rộng. Do
vậy, ngay cả trong những điều kiện môi trường có ảnh hưởng thì con người

download by :


×