Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Sư Phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN
Nghiên cứu hành vi sử dụng mạng xã hội
Facebook của sinh viên trường Đại học Sư Phạm

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2018

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
CỦA SINH VIÊN ................................................................................................................. ….7
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................ .7
1.2 Các khái niệm cơ bản ....................................................................................................... 11
1.3 Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên .................................... 19
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 29
2.1 Khách thể và địa bàn nghiên cứu ...................................................................................... 29
2.2 Tổ chức phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 36
3.1 Biểu hiện của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học
Sư Phạm về nhận thức ............................................................................................................ 36
3.2 Biểu hiện của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học
Sư Phạm về cảm xúc……………………………………………………………………..……...45
3.3 Biểu hiện của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học


Sư Phạm về hoạt động ............................................................................................................ 48
3.4 Biểu hiện của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học
Sư Phạm qua sức khỏe ............................................................................................................ 56
3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên .......... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 61
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 62

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin khách thể
Bảng 2.2. Quy điểm cho câu hỏi đánh giá mức độ
Bảng 3.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm MXH Facebook và hành vi sử dụng
MXH Facebook
Bảng 3.2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của MXH Facebook
Bảng 3.3 Nhận thức của sinh viên về lợi ích và tác hại của MXH Facebook
Bảng 3.4.So sánh sự khác biệt về mức độ nhận thức của sinh viên về lợi ích và tác hại của
MXH Facebook
Bảng 3.5. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên về cảm xúc
Bảng 3.6. So sánh sự khác biệt về biểu hiện cảm xúc của sinh viên qua hành vi sử dụng
MXH Facebook
Bảng 3.7. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên qua các hoạt động
Bảng 3.8 So sánh sự khác biệt về các dạng hoạt động của sinh viên qua hành vi sử dụng
MXH Facebook
Bảng 3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên

3



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nhận thức của sinh viên về mục đích sử dụng MXH Facebook
Biểu đồ 3.2. Thời gian bắt đầu sử dụng MXH Facebook của sinh viên
Biểu đồ 3.3 Thời gian sinh viên sử dụng MXH Facebook trong một ngày
Biểu đồ 3.4. Số lượng bạn vè trên MXH Facebook của sinh viên
Biểu đồ 3.5. Những hoạt động sinh viên thường sử dụng MXH Facebook
Biểu đồ 3.6. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook qua cơ thể

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của mạng máy tính mang lại những thay đổi lớn cho cuộc sống của
con người. Mạng máy tính là một nguồn dự trữ thông tin vô cùng lớn với khả năng thông
tin liên lạc một cách nhanh chóng và chính xác đã trở thành một nhân tố quan trọng trong
sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia. Ngoài ra, với hàng loạt những ứng dụng,
tiện ích như “trò chơi trực tuyến”, “tán gẫu”, “nhật kí điện tử”, “mạng xã hội”… mạng
máy tính đã trở thành một công cụ giải trí hấp dẫn mà chưa có một loại hình nào có thể
sánh bằng. Trong hàng loạt tính năng và tiện ích của Internet thì mạng xã hội mà cụ thể là
Facebook đã trở thành một ứng dụng có sức lan tỏa đến mức “đáng sợ” trong thời gian
gần đây, phát triển mạnh mẽ và thu hút một lượng lớn người sử dụng, chủ yếu là thanh
thiếu niên và sinh viên. Việc sử dụng Facebook đã dẫn đến hàng loạt vấn đề cụ thể về
hành vi, trạng thái và cả những áp lực cùng với những diễn tiến phức tạp trong đời sống
con người.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội trên Internet ngày
nay, sự tiếp cận với Facebook trở nên dễ dàng và có sức hút ngày càng lớn. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người dưới góc độ Tâm lí học để
có những kiến giải mang tính khoa học là điều cần thiết cho Tâm lý học hiện đại.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm hiểu hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên ở
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về hành vi, những biểu hiện của việc sử dụng Facebook, yếu tố
ảnh hưởng dẫn đến sử dụng Facebook.
- Khảo sát thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên tại trường Đại học Sư phạm
hiện nay. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Facebook của sinh viên.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Đại học Sư
phạm
- Khách thể: Sinh viên tại trường Đại học Sư phạm

5


5. Giả thuyết
Sinh viên trường Đại học Sư phạm có nhận thức về mạng xã hội Facebook ở mức
độ cao, hoạt động trên mạng xã hội Facebook ở mức độ trung bình và cảm xúc tích cực ở
mức trung bình khi sử dụng mạng xã hội Facebook. Có các yếu tố bên trong và yếu tố
bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên, trong đó
chủ yếu là yếu tố bên trong.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vị nội dung: chỉ nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên
- Phạm vi khách thể: tiến hành nghiên cứu 60 sinh viên tại trường ĐHSP-ĐHĐN
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
Kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:
thu thập tài liệu tham khảo, tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến đề tài, khái quát và xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.

- Phương pháo điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Dựa trên cơ sở lý luận, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi để tìm hiểu
hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên. Cụ thể là:


Nhận thức của sinh viên về hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook



Hoạt động của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Facebook



Cảm xúc của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Facebook



Thời gian, thời điểm khi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên



Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook biểu hiện qua cơ thể của sinh viên



Yếu tố ảnh hưởng đến vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

Cách thức tiến hành: thiết kế bảng hỏi, trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi, kết hợp với
việc tổng hợp cơ sở lý thuyết để thiết kế bảng hỏi sử dụng trong đề tài.



Xác định thời gian cho việc trả lời bảng hỏi



Tính toán các giá trị, độ tin cậy câu trắc nghiệm và bảng hỏi



Tiến hành sửa chữa những câu chưa đạt yêu cầu.



Khảo sát chính thức



Đưa bảng hỏi đến từng khách thể
6




Khách thể hoàn thành bảng hỏi một cách độc lập trong thời gian cho phép
- Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: thu thập, bổ sung, làm rõ hơn những thông tin về hành vi sử dụng
Facebook của sinh viên.
Nội dung: Đánh giá hành vi sử dụng Facebook của sinh viên của sinh viên và các
yếu tố ảnh hưởng.

Cách thức tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp trên sinh viên.
- Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Xử lý và mã hóa các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu.
Cách thức tiến hành: Tính tay để xử lý các thông số sau trong đề tài nghiên cứu:


Tần số



Điểm trung bình cộng



Các thông số so sánh



Độ tương quan

8. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận & kiến nghị, phụ lục và danh mục TLTK, bài
nghei6n cứu đươc chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chường 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chuong 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ
HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

7


1.1.1 Những nghiên cứu về hành vi con người
1.1.1.1

Những nghiên cứu hành vi con người trên thế giới

Những nghiên cứu về hành vi được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm.
Khởi nguồn của tiếp cận Hành vi là Chủ nghĩa hành vi của John Broadus Watson
đầu thể kỷ XX. Chủ nghĩa hành vi nhấn mạnh vai trò quyết định của các yếu tố môi
trường bên ngoài đối với tâm lý bên trong, xem hành vi có thể học tập được, đồng thời
bác bỏ ý nghĩ của các yếu tố thuộc về cá nhân bên trong.
Các nghiên cứu thực nghiệm của nhà sinh lý học người Nga là Ivan Petrovich
Pavlov ( 1849 – 1936) về phản xạ có điều kiện. Lý thuyết này được biết đến với tên gọi
là lý thuyết điều kiện hóa cổ điển, đã chứng minh rằng, bằng các tác động bên ngoài ( các
kích thích từ môi trường) hoàn toàn có thể tạo ra các phản xạ hoặc làm mất các phản xạ.
B.F.Skinner (1904 – 1990) nghiên cứu về điều kiện hóa tạo tác. Khác biệt với điều
kiện hóa cổ điển của Pavlov, Skinner phát hiện ra rằng, hành vi là hệ quả của chính tác
động của nó lên môi trường, do vậy lý thuyết của ông được biết đến với tên gọi là điều
kiện hóa tạo tác. Luận điểm chính của thuyết hành vi tạo tác là hành vi được phát triển
hoặc duy trì bằng sự củng cố tích cực hoặc tiêu cực và bị hạn chế bởi sự trừng phạt hay
bởi kích thích gây cảm xúc tiêu cực.
Nhà tâm lý học Gordon Allport (1897 – 1967) trong các công trình nghiên cứu của
mình đã chứng minh ảnh hưởng của nhóm đến hành vi, tri giác và quan điểm của các
thành viên. Những nghiên cứu này dựa trên quan điểm của thuyết hành vi cổ điển và
hành vi theo cơ chế “kích thích – phản ứng”. [10]
Đặc biệt từ đầu thế kỉ 21, vấn đề nghiên cứu con người trở nên cần thiết hơn bao giờ
hết trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cuộc sống cũng như khai phá hết tiềm
năng của con người nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Tại Đại học Carnegie Mellon, Burke công bố một nghiên cứu cho thấy nói chuyện
với bạn bè thân trên Facebook đã được kết hợp với cải thiện hạnh phúc. Năm 2013,
Burke và Kraut công bố mộtn ghiên cứu cho thấy người dùng Facebook đã liên lạc với
bạn bè thân thiết về cơ hội việc làm có nhiều khả năng tìm được việc làm hơn là những
người liên lạc với những người quen biết. Năm 2014, Burke và đồng nghiệp Robert Kraut
vừa công bố một nghiên cứu theo chiều dọc của 3,649 người dùng Facebook sự tương tác
với người dùng khác trên Facebook làm tăng sự gần gũi, bất kể bao nhiêu nỗ lực tương
tác này mất. [11]

8


Nghiên cứu của McLoughlin và Burgess cho rằng mô hình hành vi rủi ro được biết
đến thường xuyên hơn ở Australia là “Sexting” và “Texting”. Sexting liên quan đến việc
sử dụng hình ảnh của bản thân hoặc với người khác trong một hành vi sex thân mật hoặc
phô trương thân thể. Các bức ảnh được chụp bằng di động sau đó được phát tán cho bạn
bè nhờ MXH. [13]
Hành vi đã được quan tâm, nghiên cứu dưới góc độ tâm lý ngày càng được nghiên
cứu sâu hơn, đa dạng hơn
1.1.1.2

Những nghiên cứu hành vi con người ở Việt Nam

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học của tác giả Nguyễn Thị Diễm My nghiên cứu hành vi
với đề tài “ Hành vi nói dối của học sinh THCS tại TPHCM”. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có đến 79,8% học sinh thừa nhận mình đã nói dối ít nhất một lần và 5,2% học sinh
tự đánh giá mình đã nói dối liên tục từ 2 tháng trở lên, 2,08% học sinh cho rằng mình đã
nói dối liên tục trên 4 tháng và 12,9% học sinh thừa nhận liên tục nói dối trên 6 tháng.
Tác giả đã làm cho lịch sử nghiên cứu vấn đề về hành vi thêm phong phú. [7]
Vấn đề mà giới trẻ đang bị cuốn vào cuộc sống của bản thân đấy là nghiện mạng xã

hội Facebook. Tác giả Nguyễn Thị Đào Lưu đã đưa ra kết quả nghiên cứu trong luận văn
thạc sĩ “ Hành vi nghiện mạng xã hội Facebook ở học sinh lớp 9 tại TP.HCM” là 61,5%
các em học sinh cho rằng Facebook có vai trò quan trọng và rất quan trọng. Các em cho
rằng cuộc sống của mình sẽ thật sự nhàm chán, thậm chí cuộc sống rất tẻ nhạt nếu không
có Facebook. [4]
Luận văn Thạc sĩ “Một số biểu hiện ở hành vi mua sắm của nữ doanh nhân tại
TP.HCM” của tác giả Nguyễn Võ Huệ Anh cho thấy các nhóm sản phẩm ưu tiên trong
việc mua sắm của nữ doanh nhân là: thực phẩm (88%), vật dụng sinh hoạt gia đình
(69,5%), quần áo (58,5%), sách, báo, tạp chí (54,4%). Mức độ nghiện mua sắm hay còn
gọi là mua hàng cưỡng bức trong nữ doanh nhân lên đến 9%. [3]
1.1.2 Những nghiên cứu về mạng xã hội, mạng xã hội Facebook
Từ khi trang mạng xã hội (MXH) đầu tiên ra đời trên thế giới (1995), các trang
MXH đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến toàn cầu thu hút đông đảo
người dùng nhất là giới trẻ. Thanh thiếu niên sử dụng MXH để tiết lộ trên trang cá nhân
các thông tin về bản thân như là tính cách, sở thích, nhu cầu, phản ánh xu hướng xã hội
của bản thân và nhận được phản hồi từ cộng đồng MXH.
Theo Trung tâm rối loạn ăn uống tại Sheppard Pratt, 51% người sử dụng Facebook
được khảo sát cho biết họ cảm thấy tự ý thức hơn về cơ thể sau khi nhìn thấy hình ảnh
9


của mình trên mạng xã hội. “Facebook khiến cho những thành viên dành nhiều thời gian
và năng lượng để chỉ trích cơ thể mình và họ muốn bản thân mình trông giống như một
người khác hơn” - Tiến sĩ Harry Brandt nói. 80% những người được khảo sát cho biết họ
đăng nhập vào Facebook ít nhất 1 lần/ngày và việc tiếp xúc với hình ảnh bản thân và bạn
bè là thường xuyên. 44% nói rằng họ muốn có cơ thể hoặc trọng lượng như bạn mình khi
nhìn vào các bức ảnh và 32% thừa nhận cảm thấy buồn khi so sánh hình ảnh Facebook
của mình và người khác. 37% còn nói rằng họ cảm thấy cần thiết phải thay đổi các phần
trên cơ thể họ nữa. Các phát hiện cho thấy rằng thật sự nguy hiểm khi nhìn vào hình ảnh
trên Facebook có thể khiến cho mọi người ám ảnh về trọng lượng của mình dẫn đến việc

cơ thể sẽ phải chịu những thay đổi từ việc giảm cân sai quy cách và các hành vi kiểm soát
cân nặng gây nguy hiểm khác. Nghiên cứu đã lấy mẫu 600 Mỹ người sử dụng Facebook
trong độ tuổi từ 16 đến 40. [7]
Nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp, xây dựnginình bạn ở sinh viên đại học sử dụng
Facebook của tác giả Lampe, Ellison và Steinfeld trên 1440 sinh viên năm 1 tại ĐH
Michigan cho thấy: sinh viên sử dụng Facebook để tìm kiếm đốit ác quan hệ tình dục ở
mức thấp nhất, tiếp theo là tìm người hẹn hò và xếp ở mức cao nhất là để điểm tra những
người mà hẹn hò và xếp ở mức cao nhất là để kiểm tra những người mà họ sẽ hẹn hò,
kiểm tra ra những người mà họ đã gặp mặt ở ngoài. [11]
Trên Internet, những thanh thiếu niên có thể tham gia vào rất nhiều những hoạt
động và một trong số đó có thể có khả năng gây nghiên. Từ góc độ tâm lý học, điều này
là hợp lý để nói về “Chứng rối loạn nghiện Facebook” hay rộng hơn “Chứng rối loạn
nghiện trang MXH”. Các tiêu chí nghiện được Young đưa ra như: Không quan tâm tới
cuộc sống cá nhân, tinh thần lo âu, trải nghiệm thay đổi tâm trạng, sự khoan dung và che
giấu hành vi gây nghiện., xuất hiện ở một số người dùng Facebook thái quá.
Yuong đã đưa ra 8 tiêu chuẩn nghiện như sau:
1/ Bận tâm bởi Internet
2/ Có nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng để được thỏa mãn
3/ Nỗ lực nhiều lần nhưng không thành trong việc kiểm soát
4/ Kích động hoặc dễ bị kích kích khi có xu hướng giảm hoặc ngừng sử dụng
5/ Tiêu tốn thời gian lên mạng nhiều hơn dự kiến
6/ Các mối quan hệ quan trọng, hoạt động nghề nghiệp, xã hội, giải trí bị mất hoặc
có nguy cơ bị mất do sử dụng internet và các ứng dụng
7/ Nói dối gia đình, nhà trị liệu để che dấu hiện trạng thực sự về việc sử dụng
10


8/ Sử dụng Internet để trốn tránh khó khăn hoặc để giải tỏa sự hoảng loạn
Năm 2012 là một năm đầy phát triển của MXH Facebook. Theo báo cáo lợi nhuận
quý ba của Facebook, có tổng cộng 1,01 tỉ người dùng tích cực hàng tháng, tăng trưởng

26% mỗi năm. Trên bản đồ thế giới, Việt Nam xếp thứ 54 tên tổng số 213 nước có người
sử dụng Facebook. Một điều đáng ghi nhận nữa là trong tháng vừa qua, tính về tốc độ
tăng trường , Việt Nam chỉ xếp sau Libya để trở thành nước có số người sử dụng
Facebook tăng nhiều thứ hai. Từ đây, xuất hiện hàng loạt vấn đề về hành vi sử dụng
Facebook ở Việt Nam. [1]
Theo thống kê của Facebook, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụ
MXH này tăng nhanh nhất trên thế giới với tỉ lệ tăng 26,5%/tháng. Cũng trong thời gian
này, Facebook lần đầu tiên đã lột vào top 10 trang web được truy cập nhiều nhất Việt
Nam và vẫn tiếp tục nằm trong top 10 cho tới thời điểm này. [6]
Theo thống kê mới nhất của Facebook về thói quen sử dụng Facebook của người
Việt, thì hiện có khoảng 30 triệu người dùng MXH này (trong đó có 27 triệu người dùng
hoạt động trên di động). Tính riêng mỗi ngày cũng có đến 20 triệu người dùng Facebook
(17 triệu người hoạt động trên di động) thườn xuyên truy cập Facebook. Con số trên cao
hơn 13% so với mức sử dụng MXH trung bình mỗi ngày trên toàn cầu. Cùng đó, người
Việt hiện dành khoảng 2,15 tiếng mỗi ngày trên Facebook, nhiều hơn 1 tiếng so với các
MXH khác và gấp đôi thời gian để xem tivi. Tại Việt Nam, tính đến tháng 1/2015, lượng
người dùng Facebook mỗi ngày tăng trưởng ấn tượng hơn với 55% cũng trong khoảng
thời gian trên. Về độ tuổi người dùng, có đến ¾ người Việt Nam dùng Facebook ở độ
tuổi 18-34. Facebook được sử dụngc hủ yếu để trò chuyện với bạn bè hoặc truy cập trang
của một thương hiệu nào đó. Trong đó, các bà mẹ sử dụng Facebook với tần suất cao hơn
với xu hướng chia sẻ mốc thời gian trong cuộc đời, khoảnh khắc thường nhật khi nuôi
con. Điều này cho thấy chưa có bất kì đối thủ với mạng Facebook tại Việt Nam. [9]
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Các khái niệm hành vi
Sự ra đời của thuyết hành vi vào những năm 20 của TK XX được coi là một bước
ngoặt trong lịch sử tâm lý học, hành vi trở thành đối tượng của khoa học tâm lý. Với tác
phẩm mang tính cương lĩnh được công bố năm 1913, “ Psychology as the Behaviourist
Views It”, B.Watson đã được coi là người sáng lập. Tuy nhiên, theo thuyết hành vi, bao
gồm thuyết hành vi cổ điển của J.B.Watson (1878 – 1958), thuyết hành vi mới của
E.C.Tolman (1886 – 1959) và C.L.Hull (1884-1952), thuyết hành vi xã hội và tâm lý học

hành vi tạo tác của B.F.Skinner đã đưa ra ba dạng hành vi: hành vi phản xạ có điều kiện,
11


hành vi phản xạ không điều kiện, hành vi tạo tác. Các dạng hành vi códđiều kiện vàk
hông điều kiện do kích thích (S) gây ra gọi là phản ứng kiểu S. Chúng chỉ là một phần
xác định trong cấu thành của hành vi và chỉ dựa vào phản ứng S thôi thì không có sự
thích nghi với cuộc sống thực tế. Thực chất, quá trình thích nghi được cấu trúc trên cơ sở
các thử nghiệm tích cực – do các tác động của con vật lên môi trường xung quanh một
cách ngẫu nhiên có thểd ẫn đến kết quả dương tính. Những phản ứng sinh ra không phải
do kích thích mà do cơ thể tự tạo ra gọi là tạo tác. Đây là phản ứng dạng R.
Về cơ chế sinh học, cả hành vi có điều kiện cổ điển lẫn hành vi tạo tác đều có cơ sở
là phản xạ có điều kiện, nhưng chúng khác nhau về tính chủ động của hành vi cơ thể đối
với kích thích môi trường. Về nguyên tắc, cả hai đều là sơ đồ trực tiếp S ->R. Điều khác
cơ bản là trong sơ đồ cổ điển S -> R, các kích thích (S) đóng vai trò tín hiệu, còn trong sơ
độ tạo tác, vai trò tín hiệu này đượcye chển vào trong hành vi củng cố. Nói cách khác,
trong sơ đồ hành vi tạo tác, hành vi củng cố có vai trò kích thích (S) trong sơ đồ S -> R.
Vì vậy, có thể diễn đạt mối quan hệ này trong sơ đồ S -> s -> r -> R.
Sau này nhờ những thành tựu nghiên cứu về hành vi của con người, khái niệm hành
vi trong tâm lý học không còn được hiểu một cách máy móc và cứng nhắc như trong
thuyết hành vi. Khi bàn về mô hình S – R, Piaget lưu ý đến tính tích cực của hành vi
người: “Hành vi – đó là sự tìm kiếm những hoàn cảnh hay đối tượng còn thiếu hoặc còn
chưa tồn tại… Hành vi được hiểu là tính tích cực có định hướng”. [10]
Tâm lý học hoạt động quan niệm hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của hoạt
động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong. Đối lập với tâm lý học hành vi, trong
đó ý thức bị loại ra ngoài phạm vi nghiên cứu. Vugotxki khẳng định “Không nghiên cứu
phản xạ, mà nghiên cứu hành vi, cơ chế, thành phần, cấu trúc của hành vi” và phải nghiên
cứu cả ý thức trong nghiên cứu hành vi. [5]
Một số xu hướng khác, chú ý đến các yêu tố can thiệp giữa kích thích và phản ứng.
Sơ đồ, S-R thành S-O-R (trong đó Organism: yếu tố sinh học). Sau này, sơ đồ còn được

mở rộng thêm như chứ C (Contigency) là điều kiện tình huống bất ngờ.
Theo Hersey và Hard, đơn vị cơ sở của hành vi là một hành động. Toàn bộ hành vi
là một chuỗi hành động. [3]
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “hành vi là toàn bộ nói chung
những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ
thể nhất định” [16, tr. 423]. Ở đây đề cập đến hoàn cảnh của sự xuất hiện hành vi (tức là
những tác động bên ngoài chủ thể) và hành vi ở đây phải là những hành xử người khác có
thể quan sát được. [3]
12


Theo Từ điển Tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện, từ tiếng Anh “Behavior”
thường dùng trong sách vở tâm lý có thể dịch qua tiếng Pháp với hai từ khác nhau là
“comportement” và “conduit”; qua tiếng Việt cũng thành hai từ là ứng xử và hành vi. Từ
ứng xử tương đương với từ comportement. [3]
Theo Từ điển Tâm lý học của tác già Nguyễn Văn Lũy – Lê Quang Sơn, định nghĩa:
Hành vi là một hệ thống có mục đích rõ ràng của những hành động này tiến hành sự tiếp
xúc thực tế của cơ thể với những điều kiện xung quanh tạo ra mối quan hệ của thực thể
sống với những tính chất của môi trường. Sự bảo toàn và phát triển cuộc sống của chúng
[hụ thuộc vào những tính chất này. Những điều kiện xung quanh chuẩn bị thõa mãn nhu
cầu của cơ thể, đảm bảo sự đạt được những mục đích nhất định. [2]
Từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của một động vật khi bị một yếu tố nào trong môi
trường kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống,
và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với
hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích
cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được, chứ không như tình ý
bên trong, thì nói là ứng xử. Khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi.
[3]
 Phân loại hành vi
Hành vi là sự hiện thực hóa những suy nghĩ, tư tưởng, thái độ bên trong của con

người. Có nhiều cách phân loại hành vi khác nhau. Khi dựa vào mức độ biểu lộ của hành
vi, toàn bộ hành vi con người được cắt ra theo một trục dọc cho ra hai phạm trù lớn, khái
quát: hành vi bộc lộ (hành vi bên ngoài) và hành vi ngầm ẩn (hành vi nội tâm). Theo ý
nghĩa tượng trưng hành vi con người được chia thành từng mảng: một số mảng thuộc
hành vi biểu tượng, những mảng còn lại thuộc hành vi phi biểu tượng.
- Hành vi bộc lộ và hành vi ngầm ẩn
Tất cả những hành vi của con người mà người khác có thể trực tiếp quan sát được là
hành vi bộc lộ. Những hành vi này dễ xác minh, tức là khi nó được một nhà nghiên cứu
quan sát, ghi lại, đánh giá thì một nhà nghiên cứu khác có thể kiểm tra được. Những hành
vi như đi, đứng, nói, cười, mua, bán… đều thuộc hành vi bộc lộ.
Hành vi bộc lộ là cơ sở vật chất của các mối quan hệ người – người, nhờ có hành vi
bộc lộ mà của cải được làm ra, các công việc trên thế giới được thực hiện. Trước đây,
hành vi ngầm ẩn được xem là không quan trọng với những người khác ngoài chủ thể của
nó, nhưng gần đây các nhà khoa học đã nhận thức lại ý nghĩa của loại hành vi này. Nhiều
13


nhà khoa học đã khẳng định rằng tuy nó không có tác động trực tiếp nhưng rất quan trọng
và có ý nghĩa lâu dài.
- Hành vi biểu tượng và hành vi phi biểu tượng
Nhìn chung hành vi biểu tượng và hành vi phi biểu tượng đều rất quan trọng đối với
cuộc sống xã hội. Có thể nói hành vi biểu tượng là cách thức làm việc của xã hội, là mọi
việc do con người làm và mọi công cụ mà họ sử dụng trên thực tế có cơ sở đối chiếu với
biểu tượng của nó hoặc có ý nghĩa bằng lời.
Nếu hành vi biểu tượng là cách thức làm việc của xã hội thì hành vi phi biểu tượng
là nội dung của cuộc sống xã hội. Nếu sự điều khiển bằng biểu tượng không thực hiện
đến cùng để có những hành vi phi biểu tượng thì có lẽ không có cuộc sống của con
người, vì thế không có xã hội.
1.2.2 Khái niệm mạng xã hội Facebook
1.2.2.1


Khái niệm mạng xã hội

Theo hướng tiếp cận toán học, Trần Minh Đức (2012) cho rằng MXH có thể xem
như: “Một hệ thống các đỉnh (node) gắn với nhau thành một mạng gồm các liên kết
(hoặc các cung). Theo tác giả, MXH được xem như mạng phức hợp, hay nói cách khác là
một tập các hệ thống được tạo bởi các yếu tố đồng nhất hoặc không đồng nhất kết nối với
nhau thông qua sự tương tác khác nhau giữa các yếu tố này và được trải ra trên diện rộng.
Mạng phức hợp có hai thuộc tính là “hiệu ứng thế giới nhỏ” và “đặc trưng co dãn tự do”.
Theo hướng tiếp cận xã hội, nhấn mạnh yếu tố con người, MXH được nghiên cứu
trên quan hệ cá nhân – cộng đồng để tạo thành mạng lưới xã hội. Tác giả Nguyễn Thị Lê
Uyên, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM định nghĩa mạng lưới xã hội là: “Một tập
hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là actor. Các thực thể xã hội này
không nhất thiết chỉ là các cá nhân mà còn lạ các nhóm xã hội.Khi mạng lười xã hội này
được thiết lập và phát triển thông qua phương tiện truyền thông Internet, nó được hiểu là
MXH ảo”. [8]
Từ những khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra, có thể hiểu là: MXH là một
dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục
đích khác nhau. Khi các cá nhân tham gia vào xã hội ảo thì khoảng cách về không gian
địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa. Nhờ vào những ưu thế này mà MXH
đang cót ốc độ lây lan chóng mặt và có sức hút với người dùng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là
thanh niên trên toàn thế giới. [14]
1.2.2.2

Khái niệm mạng xã hội Facebook
14


Facebook là một MXH đang có sức lan tỏa mạnh mẽ và là món ăn tinh thân không
thể thiếu đối với giới trẻ. Chúng ta thường xuyên dành cho MXH Facebook một khoảng

thời gian nhất định trong ngày, điều này đang dần lôi kéo mọi thứ nghiêng về phía bàn
cân Facebook, sử dụng MXH Facebook như chiếc cầu nối để mọi người cùng trao đổi,
chơi game, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thườnggayày, thậm chí có thể
theo dõi những thông tin từ người nổi tiếng.
MXH Facebook được hiểu là “MXH Facebook là dịch vụ nối kết các thành viên
cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt
không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh, voice
chat… nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của xã hội”.
 Đặc điểm của mạng xã hội Facebook
- Tính liên kết cộng đồng: Đây là đặc điểm nổi bật của MXH ảo, nó cho phép mở
rộng phạm vi kết nối giữa người với người trong không gian đa dạng. Người sử dụng có
thể trở thành bạn của nhau thông qua yêu cầu mời kết bạn mà không cần gặp gỡ trực tiếp.
Việc gửi yêu cầu này tạo ra một cộng đồng mạng với số lượng thành viên lớn. Những
người có cùng một mối quan tâm cũng có thể tập hợp lại thành các nhóm trên MXH để
giao lưu, chia sẻ thông tin trên mạng thông qua việc bình luận hay dẫn các đường liên kết
trên trang chung của nhóm.
- Tính đa dạng phương tiện: Hoạt động theo nguyên lí của web 2.0, MXH có rất
nhiều tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, hình ảnh
động,…Sau khi đăng kí mở tài khoản, người sử dụng có thể xây dựng không gian riêng
cho bản thân. Nhờ những tiện ích và dịch vụ mà MXH cung cấp, người dùng có thể chia
sẻ đường dẫn, tệp âm thanh, hình ảnh, video,… Không những vậy họ có thể tham gia vào
các trò chơi trực tuyến đòi hỏi có nhiều mối quan hệ mới trong xã hội ảo.
- Tính tương tác: Thể hiện không chỉ ở chỗ thông tin được truyền đi và sau đó được
phản hồi từ người nhận mà còn phụ thuộc vào cách người dùng sử dụng ứng dụng của
MXH.
- Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ: Tất cả các trang MXH nói
chung, Facebook nói riêng đều có những ứng dụng trông tương tự nhau như cho phép
người sử dụng đăng tâm sự, đăng nhạc hoặc video clip, viết bài,…nhưng phân bố dung
lượng khác nhau. Các trang MXH lưu trữ thông tin và nhóm sắp xếp chúng theo trình tự
thời gian, nhờ đó, người sử dụng có thể truy cập và tìm lịa thông tin đã từng đăng tải.

 Tính năng của mạng xã hội Facebook

15


MXH Facebook có nhiều loại tính năng khác nhau, trong đó các tính năng phổ biến nhất
có thể kể đến là:
- Tạo hồ sơ cá nhân
- Kết bạn trực tuyến
- Tham gia nhóm trực tuyến
- Chia sẻ, bày tỏ ý kiến
- Tìm hiểu, theo dõi thông tin.
- Tính bảo mật
MXH Facebook có khuyến cáo người dùng về các điều khoản sử dụng, trong đó
tính bảo mật. Điều khoản này công bố rõ ràng về những thông tin mà trang mạng sẽ thu
thập từ người dùng, chia sẻ chúng, làm cách nào để người dùng thay đổi hoặc xóa bỏ
thông tin, bởi lẽ “cuộc sống riêng tư trên Internet phụ thuộc vào khả năng của người dùng
trong việc kiểm soát thông tin cá nhân được công bố và kiểm soát khả năng truy cập của
những người được cấp phép”
- Kết nối mọi người gần nhau hơn
Một trong những tiện ích đầu tiên của Facebook mà đa số người sử dụng công nhận
đó là góp phần kết nối và đưa mọi người đến gần nhau hơn. Có thể nói, Facebook là khu
vực chúng ta có thểnắm bắt đầy đủ thông tin cơ bản của một người, như: Họ, tên, giới
tính, địa chỉ (sinh sống, làm việc), ngày sinh, số điện thoại, những công việc đã từng học,
từng tham gia, phương châm sống. Trên ứng dụng Facebook, người ta dễ dàng làm quen
với nhiều người. Vói khả năng chat miễn phí, với những hình động dễ thương, nhí nhảnh
và cũng không giới hạn thì đây là một công cụ giúp chúng ta có thể trò chuyện và tán gẫu
một cách dễ dàng, thuật tiện.
Khi giao tiếp trên Facebook, chúng ta có thể kết nối với bạn bè của mình và nhận
được thông tin cập nhật về cuộc sống của họ. Chúng ta có thể giữ liên lạc với bạn bè của

bạn ngay cả khi không có thời gian gặp gỡ họ. Đôi khi còn sẽ tìm được bạn cũ một thời
mà khó có thể gặp ở nơi khác. Hoặc giúp chúng ta tạo lập mối quan hệ mới thông qua
một số tính năng như: gợi ý kết bạn theo nơi sống, khu vực, trường học, nơi làm việc,…
- Giải trí
MXH Facebook là một kênh giải trí con người có thể giải hòa được những căng
thẳng, áp lực sau những giờ làm việc, học tập, hoạt động khác. MXH Facebook chứa một
lượng thông tin khổng lồ về bạn bè, những hoạt động nghệ thuật, pháp luật, thời sự,…
Đặc biệt nhất Facebook chứa một lượng “game online” có sự liên kết giữa các thành viên
16


trong danh bạ. Bên cạnh đó MXH Facebook còn chứa những tin tức nóng của thời sự,
pháp luật chính trị, sinh viên có thể cấp nhật những tin tức mang tính thời sự, chính trị,
pháp luật, địa điểm du lịch, khu ăn uống, và hơn hết là xem tin tức từ phía bạn bè.
- Nơi chia sẻ thông tin
Một trong những tiện ích khác không thể phủ nhận của MXH Facebook là việc chia
sẻ: Thông tin, hình ảnh (cá nhân, tập thể hoặc của một nhóm người nào đó), tin tức thời
sự mọi người đang quan tâm, cả những “tin” vừa phát hiện (tai nạn giao thông, hỏa
hoạn,…) với tốc độ tính bằng giây. Bên cạnh đó, thông qua MXH Facebook giúp người
sử dụng nắm được những thông tin mình quan tâm. Có thể thấy, tất cả những thông tin
chúng ta cần sẽ có trong tích tắc, chỉ bằng một cú “click” chuột, một dòng “status”,…
Bên cạnh đó chúng ta còn chia sẻ ý kiến cá nhân về một vấn đề nào đó trong xã hội, cảm
xúc, tâm trạng cá nhân, hay những câu triết lí cuộc sống. MXH Facebook còn có thể giúp
chúng ta xây dựng được hình ảnh của bản thân, thể hiện mình bằng cách trang trí dòng
thời gian của mình trên Facebook, qua các hình ảnh cá nhân, đăng thông tin về học vấn,
nơi làm việc, thành tích cá nhân…Cảm xúc của mọi người chia sẻ, chúc mừng, hỏi han,
quan tâm sẽ làm cho người dùng có được những cảm xúc tích cực và hơn hết là được thể
hiện mình dù trong môi trường sống ảo.
- Facebook là một môi trường quảng cáo, kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp
Với những thông tin mà người dùng chia sẻ, Facebook sẽ dựa vào đó mà đặt quảng

cáo với từng đối tượng sao cho phù hợp với sở thích của họ. Như vậy thì quảng cáo sẽ
được quan tâm hơn.
Facebook giúp quảng bá hình ảnh cho những người nổi tiếng ca sĩ, diễn viên,…đây
là nơi thích hợp để quảng bá hình tượng của họ.
Hơn nữa chúng ta có thể tham gia các hoạt động kinh doanh online qua trang
Facebook. Bán hàng online là một trong những hình thức đang được các tiểu thương lựa
chọn. Nhanh chóng lan truyền, hình ảnh sét nét, ít tốn mặt bằng và người mua hàng có
thể tốn ít thời gian đi lại.
 Đánh giá sự tác động của MXH đối với giới trẻ
- Tác động tích cực
MXH Facebook ra đời có thể nói là một bước tiến mới của ngành công nghệ thông
tin, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới nói chung và đặc biệt là những
người trẻ nói riêng. Sau khi xuất hiện, MXH đã nhanh chóng trở thành công cụ truyền
thông cá nhân phổ biến nhất tại nhiều nước trên thế giới. Tính đến nay, hơn 75% người
17


truy cập Internet ở Việt Nam có sử dụng MXH Facebook , phổ biến ở giới trẻ 15-25 tuổi.
Đặc biệt với tuổi vị thành niên, gần như 100% các em trong độ tuổi từ 15-18 tại các thành
phố lớn có tài khoản Facebook và tham gia tưỡng tác trên đó. Facebook giúp các thành
viên có thể liên tục và kịp thời cập nhật thông tin của nhau cũng như các thông tin xã hội,
thế giới. [12]
Giới trẻ trong đó có sinh viên, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới,
đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước ta av2
thế giới. Họ mang đặc điểm riêng: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với vấn
đề chính trị xã hội. Với đặc điểm trẻ tuổi, có tình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp
nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đởi nhanh chóng của xã
hội hiện đại nên sử ra đời và phát triển của MXH Facebook đã tác động không nhỏ đến
đối tượng này. Facebook với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, do đó
người dùng có thể dễ dàng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả.

Qua khảo sát cho thấy có rất nhiều bạn trẻ công nhận vai trò tích cực của Facebook trong
học tập, giao tiếp, giải trí và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. MXH giúp mọi người trên thế
giới xích lại gần nhau hơn. Rất nhiều người trẻ đã biết cách sử dụng MXH một cách hiệu
quả. Họ sử dụng đây là nơi để cung cấp cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản
thân., là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những người bất hạnh, niềm vui của
những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng
thương, cần sự trợ giúp của xã hội.
Bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu thể hiện bản thân của giới trẻ thì MXH cũng
làm thay đổi thói quen thu thập và chia sẻ thông tin của họ. Thay vì thu thập thông tin từ
báo chí truyền thống, giới trẻ đang bắt đầu có thói quen thu thập thông tin qua MXH và
truy cập các sản phẩm báo chí qua MXH. Nếu họ thấy thông tin hay, bổ ích sẽ chia sẻ
thông tin đó trên trang của họ. Do đó, đây lại là một cách tác động hết sức tích cực đến
báo chí truyền thống.
- Tác động tiêu cực
Công nghệ nói chung và MXH Facebook nói riêng đang là một phần của cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực kề bên thì MXH cugn4 mang lại không ít
những tác động tiêu cực. Những giá trị ảo từ Facebook đang tác động trực tiếp đến cuộc
sống hiện thực của giới trẻ.
Trong những hệ lụy mà Facebook mang lại, phổ biến nhất là sự phát triển này đã
làm nảy sinh biểu hiện “nghiện” Facebook của không ít những bạn trẻ, nhất là tuổi thanh
thiếu niên. Họ dành quá nhiều thời gian của mình để lên mạng và đắm chìm trong những
18


trang Facebook. Nhiều bạn nghiên đến mức quên cả giờ ăn, ngủ và kết quả là sức khỏe
giảm sút nghiệm trọng, kết quả học tập, làm việc giảm sút. Bên cạnh đó, một bộ phận
giới trẻ đang có xu hướng sống ảo, những bạn này thường tự vẽ ra cho mình một cuộc
sống khác hoàn toàn với thế giới ngoài. Một số bạn trẻ lại xem Facebook như một cứu
cánh, họ sống trong thế giới ảo đó, quên mất bản thân trong đời thực.
1.2.3 Khái niệm hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

1.2.3.1

Khái niệm sinh viên

Sinh viên là người học tập tại các trường ĐH, CĐ. Ở đó họ được truyền đạt kiến
thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội
công nhận qua những bằng cấp đặt được trong quá trình học.
1.2.3.2

Khái niệm hành vi sử dụng

Hành vi sử dụng là “ Sử dụng các đồ vật hay loại hình giải trí với bất kỳ hình thức
nào nhằm mục đích phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày hay phục vục cho cuộc sống tinh
thần, có những biểu hiện hành vi bên trong như nhận thức, xúc cảm, tình cảm, về mặc ý
chí”.
1.2.3.3

Khái niệm hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

Hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên có thể được hiểu là “Hành vi sử
dụng MXH Facebook với những mục đích khác nhau nhằm phục vụ các nhu cầu của bản
thân sinh viên bằng các hình thức và mức độ truy cập khác nhau. Ở một thời lượng và
mức độ nhất định nào đó sinh viên sẽ có những biểu hiện hành vi trong nhận thức, hành
động và chịu sự tác động đến cuộc sống, học tập, làm việc, giao tiếp và quan hệ xã hội”.
1.3 Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên
Mỗi giai đoạn phát triển của lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi
bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Sinh viên – những người có hoạt động chủ
đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp ở các trường ĐH, CĐ.
 Sự phát triển nhận thức, trí tuệ ở sinh viên

Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng
thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự
kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song các thao tác trí tuệ đã phát
triển ở trình độ cao và đặc biệt có ở sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh
động tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề. Nét đặc trưng cho hoạt động học tập của sinh
19


viên là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như phân
tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Bởi vậy đa số sinh viên lĩnh hội
nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà giáo viên trình bày. Họ thường ít thảo mãn với
những gì đã biết mà muốn đào sâu, suy nghĩ để nắm vấn đề sâu rộng hơn.
 Đời sống tình cảm, xúc cảm ở sinh viên
Một số đặc điểm tâm lý nổi bật ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên,
trong đó phải đề cập đến tình cảm nghệ nghiệp – một động lực giúp họ học tập một cách
chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Sinh viên là
người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, phong thái đạo đức, cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ ở các
sự vật hiện tượng của thiên nhiên hoặc con người tạo ra. Cá biệt có những sinh viên đã
xây dụng được “triết lý” cho cái đẹp của mình theo chiều hướng khá ổn định. Bên cạnh
tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng. Tình yêu ở tuổi
sinh viên đặt đến hình thái chuẩn mực cùng với nhữ biểu hiện phong phú, đặc sắc của nó.
Đây là một loại tình cảm đặc biệt và cao cấp của con người, nó chín vào độ tuổi mà sinh
viên trải qua. Bởi vậy, nhìn chugn tình yêu nam nữ ở độ tuổi sinh viên rất đẹp, lãng mạn,
đầy thi vị… trong lĩnh vực này, sinh viên gặp phải những mâu thuẫn nội tại.
 Một số đặc điểm trong nhân cách của sinh viên
Nổi bật trong sự phát triển nhân cách ở sinh viên chính là sự hoàn thiện tự ý thức và
sự phát triển của định hướng giá trị.
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên – sinh viên
là sự phát triển tự ý thức. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển àm sinh viên có thể nhìn
nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý

thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ, Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có
những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát
triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng bạn sinh viên đang học ở các
trường, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp
của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục
tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp,
thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh
viên có thể nhìn nhận, xem xét, năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp
phụ thuộc vào ý thức, thái độ, phương pháp học tập của họ.
Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề
cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các bạn

20


sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viện
được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới.
Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế
hoạch đường đời của họ. Với sinh viên, những ước mơ, hoài bão, những lý tưởng của tuổi
thanh xuân dần dần được thực hiện, được điều chỉnh trong quá trình học tập. Tính viễn
vông, huyễn tưởng của những điều trừu tượng xa vời nhường chỗ cho những kế hoạch
đường đời cụ thể do việc học để trở thành người có nghề nghiệp đã được xác định rõ
ràng. Sinh viên không chỉ đặt ra kế hoạch đường đời của mình mà còn tìm cách để thực
thi kế hoạch đó theo những giai đoạn.
Mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạn
chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong những suy nghĩ, hành
động, đặc biệt trong việc tiếp thu, học hỏi cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội
nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hóa của chúng ta có
nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới. Việc học tập, tiếp thu
tinh hoa, văn hóa của các nền văn hóa khác là cần thiết. Do đặc điểm nhạy cảm, ham

thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do
đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội,
với truyển thống tốt đẹp của dân tốc và không có lợi cho bản thân họ. Hành vi sử dụng
MXH Facebook quá mức cũng là một trong những hành vi không phù hợp dễ lôi cuốn
sinh viên. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự
bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếpnh ận cả những
nét văn hóa không phù hợp với chuẩn mực xã hội, truyển thống của dân tộc và không có
lợi cho bản thân họ.
Sinh viên, những người còn ất trẻ, dễ nảy sinh hứng thú với những hoạt động giải
trí, nhằm thỏa mãn nhu cầu thư giãn, phục hồi sức khỏe, giải tỏa tâm lý và ức chế sau
những giờ học căng thẳng. Hoạt động giải trí có những đặc điểm như sau: rất phong phú
về loại hình, có thể diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại có thể tranh thủ vào bất kỳ lúc
nào, trở thành một nhu cầu bức thiết, hiện tượng xã hội phổ biến đối với các thành phố
lớn, khu công nghiệp tập trung dân cư. Đặc điểm quan trọng của hoạt động vui chơi giải
trí hiện đại là tính chất giải trí đối lập nhau, tức là người ta tìm đến môi trường đối lập
với họ sống và làm việc.
Với tốc độ lan tuyền của MXH Facebook, với những tính năng, làm cho người sử
dụng nói chung, sinh viên nói riêng bị lôi cuốn nhanh chóng, được tự do thể hiện bản
thân, khẳng định mình, và hơn hết là MXH Facebook có thể đáp ứng được những nhu
cầu của sinh viên… Do đó, việc sinh viên nảy sinh tính tò mò, hiếu kì, lao vào hoạt động
21


này để thư giản sau giờ học, có thể chat với bạn bè mà không cần phải gặp m ặt, theo dõi
thông tin của một số người nổi tiếng, tìm kiếm công việc làm thêm.
Tóm lại, lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so
với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình
cảm trí tuệ phát triển, có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều ước mơ và thích trải
nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên
cugn4 có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới, dễ nảy sinh hứng thứ với những

hoạt động giải trí và sử dụng một cách quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như
tinh thần cho các bạn sinh viên. Tất cả những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt
động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên cũng như một “ yếu điểm” khiến hành
vi sử dugn5 MXH dễ dàng được biểu hiện ở giải đoạn lứa tuổi này.
Như vậy, sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là
lớp người giải nghị lực, ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không
đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác
nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong
suy nghĩ và tác động còn rất hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt
động của bản thân mỗi người. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương
pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những
hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên.
1.3.2 Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
1.3.2.1
thức

Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên qua nhận

Nhận thức là sự hiểu biết một vấn đề, tiếp thu được những kiến thực về sự vật, hiện
tượng nào đó, hiểu biết những quy luật, sự kiện trong đời sống Nhận thức là một trong
những thành tố quan trọng trong góp phần thêm hoàn thiện đời sống tâm lý con người.
Nhận thực giúp con người hiểu biết về sự vật hiện tượng, từ đó bày tỏ thái độ tình cảm và
hành vi tương ứng.
Đối với sinh viên hiện nay, MXH Facebook không còn là một phương tiện truyền
thông xa lạ nữa, hầu hết các bạn đều có những hiểu biết nhất định về MXH Facebook và
những chức năng của nó. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn sinh viên vẫn chưa nhận định hết
về tầm quan trọng , mục đích sử dụng, lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng MXH
Facebook. Khi sinh viên sử dụng MXH Facebook, tự ý thức của sinh viên cũng có những
sai lệch biểu hiện ở thái độ, hành vi, cử chỉ có liên quan đến MXH Facebook, xem việc
sử dụng thường xuyên, cập nhật Facebook là hành vi bình thường và hoàn toàn không

22


ảnh hưởng gì đến đời sống cá nhân, mỗi ngày dùng khoảng 4-5 tiếng để cập nhật những
tin tức hay trạng thái của bản thân và những người khách chứ không gây hại gì cả. Sinh
viên cũng có những phản ứng bênh vực hoặc biện hộ cho hành vi sử dụng MXH
Facebook như không thể nghiện vì với họ chỉ sử dụng mạng xã hội khi cần thiết phục vụ
mục đích của mình. Nghiện MXH Facebook xuát phát từ bản thân mỗi người. Khi con
người vui vẻ hạnh phúc, buồn chán, thất vọng thường có xu hướng sống với cảm xúc,
cuộc sống thực không đáp ứng được nhu cầu này nên dùng mạng xã hội để bày tỏ, bộc lộ
những cảm xúc ấy dần dần thành thói quen không thể từ bỏ, mỗi khi gặp một trắc trở
trong cuộc sống, áp lực về học tập thì truy cập Facebook để đăng tải các cảm xúc ấy lên
trang cá nhân của mình…Thực tế hiện nay có rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ sử
dụng mạng xã hội như một công cụ để xả stress, để soi mói cuộc sống của người khác và
thể hiện cái tôi có phần tầm thường và ít va chạm xã hội, hoặc có định kiến với xã hội của
mình. Sự lan truyền nhanh chóng của Facebook, với việc có thể đưa lên ngay lập tức theo
thời gian thực một quan điểm, càng khiến họ trở nên thiếu suy nghĩ, càng bộc lộ sự thiếu
chín chắn của mình. Do sức lan tỏa của mạng nhanh tới mức chóng mặt, nên rất nhiều
người bị cuốn hút vào một sự việc, rồi không ngần ngại đưa ra những bình luận (cả đúng,
cả sai). Thật đáng lo ngại, rất nhiều người mượn Facebook để đưa ra quan điểm cá nhân,
cái tối cụ bộ, nói xấu người khác, thậm chí còn lợi dụng diễn đàn này để bôi xấu chế độ,
thầy cô giáo cũng là một trong những đối tượng của họ. Facebook được các bạn sử dụng
để truyền tải những nội dung và quan điểm lệch lạc, dễ dãi, thiếu trách nhiệm với xã hội
và cộng đồng, nó trở thành một công cụ nguy hiểm khi nằm trong tay của một số đông
cùng “sở thích”. Tâm lý đám đông, hiếu kỳ cùng với suy nghĩ thiếu chín chắn đã tạo ra
những làn sóng ập lên những “nạn nhân” không cùng sở thích, suy nghĩ với họ. Thật
nguy hại khi số đông đã bám lấy những hình ảnh, những thông tin chưa qua kiểm chứng
để quy chụp, thậm chí bình luận bằng những lời lẽ vô cảm, thiếu văn hóa. Điều này có
thể được lý giải hành vi này được hình thành theo cơ chế bắt chước lẫn nhau: Đó là sự
mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử

của mọi người hay nhóm người nào đó khi sử dụng MXH Facebook. Ví dụ như khi một
cá nhân nào đó thích khoe khang thành tích, địa điểm du lịch, hoạt động xã hội, hay
những món ăn mình từng ăn qua…trên MXH Facebook của cá nhân đó để nâng cao giá
trị của bản thân và nhận được sự tông trọng của mọi người. Những cá nhân khác họ cũng
sẽ có sự ganh đua, ước muốn họ cũng được mọi người chú ý đến và được tôn trọng…nên
sẽ bắt chước lại các hành vi sử dụng MXH Facebook của một số người.
Từ nhận thức sai lệch sẽ dẫn đến niềm tin sai lệch, cảm xúc sai lệch rồi dần dần dẫn
đến những hành vi sai lệch
23


Tư duy sai lầm khi cho rằng đây chỉ là thế giới ảo, cho nên có thể nói gì, làm gì
cũng được mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời mình viết lên
sau bàn phím, đã tạo ra một sự dễ dãi trong cách hành xử với nhau trên mạng.
1.3.2.2
cảm

Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên qua xúc

Đây là thái độ cảm xúc của sinh viên khi sử dụng MXH Facebook. Mỗi khi sử dụng
MXH Facebook mang lại cho họ nhcảm xúc tích cực, cảm xúc trung tính, cảm xúc tiêu
cực.
Cảm xúc tích cực: họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái, hồi hộp, vui vẻ, tự hào, hãnh
diện về bản thân. Những cảm xúc tích cực tỉ lệ thuận với hành vi sử dụng MXH
Facebook của sinh viên. Cảm xúc tích cực tăng thì hành vi sử dụng càng diễn tiến theo
mức độ từ thấp đến cao. Dần dần MXH Facebook đối với họ đã trở thành thói quen khó
từ bỏ, thành món ăn tinh thần hàng ngày của họ.
Cảm xúc trung tính: sinh viên sử dụng MXH Facebook nhưng đối với sinh viên
Facebook không mang lại cho họ cảm xúc tích cực cũng như cảm xúc tiêu cực, chỉ dừng
lại ở cảm giác mọi thứ diển ra rất bình thường.

Cảm xúc tiêu cực: MXH Facebook ngày càng trở thành người bạn thân thiết của
giới trẻ nói chung và giới học sinh, sinh viên nói riêng. Nó trở thà nh nhu cầu bức thiết
như nhu cầu cơm ăn, nước uống hàng ngày của một số người. Khi không được sử dụng
MXH Facebook họ sẽ có những cảm xúc rất khác nhau như nôn nao, bồn chồn như thiếu
thốn điều gì đó, không thể kiềm chế sự mong muốn vòa MXH Facebook. Khi vì một lý
do nào đó không được sử dụng họ sẽ cảm thấy thiếu thốn, khó chịu, bứt rứt và luôn mong
muốn được vào mạng, sinh viên sẽ cảm thấy chán nản, trống rỗng, ở mức độ nào đó có
thể gây ra trầm cảm hay rơi vào trạng thái buồn vu vơ, cứ ra vào Facebook để mong chờ
một thông báo, tin nhắn, hụt hẫng khi đăng tải hình mà không ai thích và bình luận. Có
thể nói Facebook là một trang MXH chi phối cảm xúc của các em SV.
Biểu hiện hành vị sử dụng MXH Facebook của sinh viên thông qua cảm xúc theo cơ
chế lây lan. Về bản chất, lây lan là quá trình chuyển trạng thái cảm xúc từ người này sang
người khác, tạo nên trạng thái cảm xúc chung của nhóm đối với một sự vật, hiện tượng
nhất định. Chính trạng thái cảm xúc này đã điều khiển hành động của nhóm đối với đối
tượng. Lực lây lan được truyền theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng
thành viên trong nhóm và cường độ cảm xúc được truyền đạt. Trong khi sử dụng MXH
Facebook khi một cá nhân đăng tải trạng thái (status) buồn về gia đình. Cá nhân đó sinh
hoạt trong một nhóm gồm 5 người thì 4 người còn lại sẽ thấy buồn theo. Hay một thành
24


viên nào đó đăng tải một tấm hình lên Facebook và nhận được nhiều bình luận vui nhộn,
thăm hỏi, khen ngợi từ bạn bè. Bản thân người đăng hình sẽ có cảm xúc vui vẻ, hạnh
phúc. Và cảm xúc này cũng lâylan cho người bình luận và người bình luận dễ dàng bắt
chước theo hành vi của người đăng hình.
1.3.2.3

Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên qua hoạt

động

Hành vi là kết quả của nhận thức và thái độ xúc cảm – tình cảm, tuy nhiên biểu hiện
của hành vi sử dụng MXH Facebook tương ứng và thể hiện thông qua các dạng hoạt
động. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như: hoạt động học tập, hoạt động giải trí, hoạt
động giao lưu bè bạn, hoạt động tìm kiếm việc làm thêm, hoạt động xây dựng hình ảnh,
thể hiện bản thân mình…Ngoài ra biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook còn thông
qua các thói quen, thời gian, thời điểm sử dụng. Điển hình như trong hoạt động học tập
việc sinh viên có thể không tập trung chú ý nghe giảng lướt Facebook nếu như cảm thấy
thầy cô giáo truyền tải nội dung chưa gây hứng thú học tập cho sinh viên, trao đổi với
bạn bè, giảng viên về những vấn đề liên quan đến môn học, hay tìm kiếm thông tin mon
học từ các nhóm, tổ chức chuyên ngành…Các vấn đề sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh cá
nhân, giấc ngủ, giờ giấc có sự biến đổi thất thường. Các bạn có biểu hiện thiếu tập trung
trong việc học, học hành sa sút, không còn quan tâm nhiều đến việc phấn đấu, lựa chọn
nghề nghiệp. Những công việc của tập thể các bạn cũng không tham gia hoặc có tham gia
nhưng tốc độ hoàn thành nhiệm vụ rất chậm. Thói quen dễ nhận thấy là sinh viên đanh rất
nhiều thời gian để sử dụng Facebook thậm
chí cả khi có dấu hiện giảm sút sức khỏe
và học hành, trước khi đi ngủ hay sau khi tỉnh dậy rất nhiều sinh viên có thói quen cầm
điện thoại lướt Facebook rồi mới thực hiện các hoạt động khác. Hay cứ mỗi khi ăn uống,
du lịch, làm việc, hay bắt cứ thời điểm nào các bạn sinh viên cũng thường hay chụp hình
và đăng tải lên trang cá nhân của mình trước khi thực hiện hành động ngắm cảnhm hay
ăn uống,…Dần dần những việc ấy trở thành thói quen khó bỏ của sinh viên và làm ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ.
Nhận thức sai về việc dành thời gian cho Facebook quá mức nên các bạn thường có
thái độ bênh vực, giải thích khi bản thân xuất hiện những hành vi bất thường. Các bạn
luôn có gắng tìm những lý do tích cực để giải thích cho việc dùng MXH Facebook của
bản thân, lên MXH Facebook để cập nhật thông tin của lớp, trao đổi bài vở với các bạn,
lên Facebook để giết thời gian thay vì ngồi không chờ đợi, giảm buồn ngủ khi học trong
lớp…bên cạnh đó rất dễ dãi trong việc truy cập MXH Facebook mọi lúc, mọi nơi bất cứ
khi nào rảnh thì lại dành thời gian cho Facebook. Hành động này càng được diễn ra
thường xuyên hơn khi cá nhân đó đăng ảnh hay trạng thái cảm xúc lên MXH Facebook.

25


×