Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.25 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THỊ THẢO

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HUYỆN ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2015

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THỊ THẢO

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HUYỆN ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số : 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN

Đà Nẵng - Năm 2015



download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Thảo

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu của luận văn..................................................... 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3
5. Bố cục đề tài ..................................................................................... 3
6. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................... 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP ...................................................................................................... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP............................. 7
1.1.1. Khái niệm cơng nghiệp .............................................................. 7
1.1.2. Phân loại ngành công nghiệp ..................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất cơng nghiệp. .......................................... 8
1.1.4. Vị trí và vai trị của ngành cơng nghiệp ................................... 10

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ..................................... 13
1.2.1. Mở rộng quy mơ, duy trì tốc độ phát triển cơng nghiệp .......... 13
1.2.2. Đảm bảo cơ cấu công nghiệp hợp lý ........................................ 16
1.2.3. Hồn thiện các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp .......... 19
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP ...................................................................................................... 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................... 24
1.3.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội .......................................................... 27
1.3.3. Các yếu tố về nguồn lực ........................................................... 29
1.3.4. Cơ sở hạ tầng ............................................................................ 32
1.3.5. Đường lối phát triển công nghiệp............................................. 33

download by :


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HUYỆN ĐIỆN BÀN GIAI ĐOẠN 2005 – 2013 ..................................... 36
2.1.NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SƯ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM.... 36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................... 36
2.1.2. Đặc điểm về dân cư và lao động. ............................................. 39
2.1.3. Điều kiện hạ tầng...................................................................... 40
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BÀN
GIAI ĐOẠN 2005 – 2013 .......................................................................... 42
2.2.1. Quy mô và tốc độ phát triển công nghiệp ................................ 42
2.2.2. Số lượng và quy mô cơ sở sản xuất công nghiệp ..................... 53
2.2.3.Cơ cấu công nghiệp ................................................................... 59
2.2.4. Hiện trạng khu công nghiệp và cụm công nghiệp .................... 63
2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP HUYỆN

ĐIỆN BÀN GIAI ĐOẠN 2005 – 2013 ...................................................... 66
2.3.1. Đánh giá những thành tựu đạt được ......................................... 66
2.3.2. Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển công
nghiệp huyện............................................................................................... 67
2.3.3. Những vấn đề cần giải quyết đối với sự phát triển công nghiệp
huyện........................................................................................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 69
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY
MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BÀN ĐẾN
NĂM 2020 .................................................................................................. 70
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HUYỆN ĐIỆN BÀN ĐẾN NĂM 2020 ..................................................... 70

download by :


3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn.............. 70
3.1.2. Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp tập trung. ..................... 72
3.1.3. Phát triển các ngành công nghiệp- TTCN ................................ 75
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN
BÀN ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................... 80
3.2.1. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp .... 80
3.2.2. Giải pháp về phát triển vốn đầu tư vào ngành công nghiệp ..... 81
3.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp ..... 83
3.2.4. Giải pháp về phát triển khoa học-công nghệ............................ 85
3.3.5. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ............... 87
3.3.6. Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................. 89
3.3.7. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường ............................... 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 92
KẾT LUẬN ............................................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐ

: Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngồi

GTSX

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

KCN

: Khu công nghiệp

KCX


: Khu chế xuất

KKT

: Khu kinh tế

ODA

: Viện trợ phát triển chính thức

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1


Vị trí huyện Điện Bàn trong nền kinh tế tỉnh Quảng Nam

41

2.2

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp huyện Điện Bàn qua

43

bảng

các năm
2.3

Vị thế công nghiệp huyện Điện Bàn trong công nghiệp

45

của tỉnh Quảng Nam qua các năm
2.4

Tỷ lệ VACN/GOCN huyện Điện Bàn qua các năm

48

2.5

Tỷ trọng đóng góp của ngành cơng nghiệp trong GDP


50

huyện Điện Bàn qua các năm (theo giá cố định 1994)
2.6

Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến huyện Điện

52

Bàn qua các năm
2.7

Cơ sở sản xuất cơng nghiệp qua các năm

54

2.8

Tình hình lao động trong ngành cơng nghiệp qua các năm

56

2.9

Quy mơ lao động/doanh nghiệp trong và ngồi khu

57

cơng nghiệp

2.10

Tình hình huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu

58

tư (giá cố định 1994)
2.11

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành qua các năm

60

2.12

Cơ cấu giá trị sản xuất chia theo thành phần kinh tế qua

62

các năm (giá cố định 1994)
3.1

Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp đến
năm 2020

download by :

80



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu

biểu

Trang

2.1

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp

44

2.2

So sánh GOCNĐB và GOCNQN

46

2.3

Tỷ lệVACN / GOCN qua các năm

49

2.4


Tỷ trọng đóng góp của ngành cơng nghiệp trong GDP

51

huyện Điện Bàn
2.5

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp (Cơ sở)

55

2.6

Hệ số ICOR

59

2.7

Cơ cấu giá trị sản xuất chia theo thành phần kinh tế qua các năm

63

download by :


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài

Cơng nghiệp là một bộ phận trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân và
được đánh giá là ngành kinh tế chủ đạo. Sự phát triển của cơng nghiệp có ý
nghĩa quan trọng, đóng góp và tạo ra thu nhập cho đất nước, của cải cho xã
hội, tích lũy vốn cho phát triển, là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Đặc biệt, đứng
trước xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, cơng nghiệp càng
khẳng định vai trị tiên phong trong việc đón đầu những cơ hội và cả thách
thức mà xu hướng này mang lại.
Trong mấy thập kỉ gần đây, phát triển cơng nghiệp đã có những tác
động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và cơng cuộc cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa nói riêng. Vì vậy ở mỗi quốc gia hay mỗi vùng lãnh thổ,
việc phát triển công nghiệp là nhu cầu khách quan đồng thời cũng là giải
pháp để đạt được mục tiêu đã định. Sự thích ứng một cách nhanh chóng
với những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, khả năng thu hút vốn
đầu tư cao, cách thức tổ chức quản lý tiên tiến là những ưu thế để lựa chọn
phát triển công nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tạo cơ sở cho việc rút ngắn
khoảng cách về kinh tế giữa các nước và khu vực.
Điện Bàn là huyện nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Quảng Nam, có nhiều
tiềm năng và lợi thế phát triển. Những năm gần đây, huyện Điện Bàn đã
đạt được những bước chuyển biến tích cực về tăng trưởng kinh tế và giải
quyết những vấn đề xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của cả nước,

download by :


2

vùng miền Trung và tỉnh Quảng Nam, nhiều yếu tố, cơ hội mới đang đến,
đồng thời cũng nhiều thách thức mới đang đặt ra đối với huyện Điện Bàn.
Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong các giai đoạn tiếp theo, Điện

Bàn cần xây dựng định hướng tổng thể phát triển lâu dài, một tầm nhìn xa
rộng cho 10-15 năm sau là rất cần thiết
Những năm gần đây, huyện Điện Bàn đang nỗ lực tập trung phát
triển công nghiệp để thực hiện cơng nghiệp hóa và thúc đẩy phát triển kinh
tế. Tuy nhiên sự phát triển công nghiệp trên địa bàn vẫn chưa đạt được kì
vọng đặt ra như: phát triển chậm; định hướng phát triển chưa hợp lý; quy
mơ các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ; trình độ phát triển thấp; sự phát triển
của công nghiệp vẫn dựa vào nguồn lực bên ngồi là chính; đội ngũ cán bộ
quản lý, cán bộ khoa học – kĩ thuật, trình độ người lao động nhìn chung
chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển ngành công nghiệp... Do vậy,
vấn đề cấp thiết hiện nay là cần phải tạo ra bước phát triển đột phá về công
nghiệp, đưa huyện Điện Bàn trở thành trung tâm kinh tế văn hóa của tỉnh.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển công
nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn cao học,
chuyên ngành kinh tế phát triển, vì nó cần thiết và phù hợp với xu thế
khách quan của huyện Điện Bàn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
2.Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Một là, làm rõ những lý luận và kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến
vấn đề phát triển công nghiệp.Xây dựng một số các chỉ tiêu đánh giá liên
quan đến phát triển công nghiệp.
Hai là, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp của địa phương
trong giai đoạn 2005 - 2013, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn để giải quyết các

download by :


3

vấn đề còn tồn tại, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh

Quảng Nam trong thời gian tới.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1.Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Địa bàn huyện Điện Bàn
- Về thời gian: Trong phạm vi 15 năm, bao gồm: phần phân tích,
đánh giá thực trạng giai đoạn 2005 – 2013; phương hướng và giải pháp đến
năm 2020.
3.2.Đối tượng nghiên cứu:
Các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong nội bộ ngành công nghiệp và
giữa công nghiệp với các ngành khác phát sinh trong q trình phát triển
cơng nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phổ biến và kết hợp các phương pháp chủ yếu sau
đây: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp các
nguồn số liệu.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn giai
đoạn 2005-2013
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển
công nghiệp huyện Điện Bàn đến năm 2020
6. Tổng quan nghiên cứu
Thời gian gần đây, ở những mức độ nhất định với những góc độ
khác nhau, vấn đề phát triển công nghiệp đã được nhiều nhà khoa học quan

download by :



4

tâm.Cho đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu vấn đề này,
được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các
bài viết đăng trên các báo, tạp chí… Đặc biệt, khi đất nước bước vào thời
kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì các vấn đề về vai
trị, tác động của cơng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đã và
đang được đặt ra trong nhiều cơng trình nghiên cứu.
Nghiên cứu trong nước
Theo Vũ Thị Ngọc Phụng (2005) và Bùi Quang Bình (2010) đã
khẳng định vai trị của cơng nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước trong tiến trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa; cơng nghiệp giúp
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng thu nhập quốc gia, là
ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy nông
nghiệp phát triển, cung cấp việc làm và hàng tiêu dùng cho dân cư.
Theo Đỗ Hoài Nam (2009), trong tác phẩm “Mơ hình Cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa – con đường và bước
đi”, NXB Khoa học và xã hội Hà Nội, đã xác định những đường nét chính
của mơ hình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn hội nhập. Để
phát triển cơng nghiệp thì cần mở rộng quy mơ, duy trì tốc độ tăng trưởng
cơng nghiệp nhanh và ổn định trong dài hạn; đảm bảo cơ cấu công nghiệp
hợp lý, đồng thời phải ngày càng hồn thiện các hình thức tổ chức sản xuất
công nghiệp trên lãnh thổ.
Lê Bàn Thạch, “ Cơng nghiệp hố NIES Đơng Á và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam”, NXB Hà Nội: Thế giới, 2000. Tác giả nêu lên
đặc điểm, bước đi, thành tựu, một số bài học trong q trình thực hiện cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta và việc vận dụng kinh nghiệm NIES
Đơng Á.
Tạp chí: Quản lý Nhà nước – số 23 “Công nghiệp Việt Nam trong


download by :


5

điều kiện hội nhập kinh tế thế giới”. Tác giả nêu lên những thuận lợi, khó
khăn về phát triển cơng nghiệp Việt Nam nói chung, phân tích những kết
quả đạt được, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển cơng nghiệp Việt
Nam nói chung trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề tài khoa học “Phát triển cụm cơng nghiệp trong tiến trình đơ thị
hóa huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam” – đánh giá thực trạng phát triển
cụm cơng nghiệp nói riêng ở huyện Điện Bàn mà chưa đi vào phân tích
cho tồn bộ hoạt động sản xuất cơng nghiệp của huyện.
Tạp chí: Diễn đàn nhân dân Quảng Nam – số 19 “Điện Bàn – Hướng
đến thị xã tương lai”. Bài viết nêu lên những thành tựu đạt được trong việc
phát triển kinh tế huyện Điện Bàn trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ,
nông nghiệp.Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (28- 30/6 /2010) đã đề ra
nghị quyết tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu xây dựng Điện Bàn thành
thị xã vào năm 2015, hướng đếnmục tiêu xây dựng huyện công nghiệp gắn
liền với đẩy nhanh quá trình đơ thị hóa. Song chưa đi sâu vào phân tích sự
phát triển cơng nghiệp trên địa bàn.
Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu
công nghiệp ở Quảng Nam - trường hợp khu công nghiệp Điện Nam - Điện
Ngọc” – Võ Xuân Thu.Tác giả nêu lên những vấn đề lý luận về khu công
nghiệp và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Thực trạng thu hút vốn đầu
tư vào các KCN-CCN tỉnh Quảng Nam, một số giải pháp thu hút đầu tư.
Luận văn mới chỉ đi vào mảng thu hút vốn đầu tư cho các KCN, chưa tổng
hợp được nội dung phát triển cơng nghiệp cho huyện Điện Bàn nói riêng.
Nhìn chung các cơng trình khoa học của các tác giả nghiên cứu phát
triển công nghiệp ở Việt Nam là phong phú và phản ánh nhiều góc độ khác

nhau. Các cơng trình đã phản ánh yêu cầu khách quan phát triển công
nghiệp ở Việt Nam và một số địa phương khác, đồng thời các đề tài cũng
phản ánh khá rõ nét thực trạng và đề xuất những giải pháp phát triển công

download by :


6

nghiệp. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ tập trung nghiên cứu những
vấn đề chung của tổng thể hoặc trên một địa bàn, tỉnh, khu vực khác. Đến
nay, một số cơng trình khoa học mới nghiên cứu về một số khía cạnh liên
quan đến vấn đề phát triển cơng nghiệp trên địa bàn huyện Điện
Bàn.Dovậy, đề tài này nghiên cứu về phát triển công nghiệp trên địa bàn
huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam có ý nghĩa mới cả về lý luận và thực
tiễn, nội dung nghiên cứu của đề tài đánh giá đúng thực trạng tình hình
phát triển cơng nghiệp cũng như những giải pháp chủ yếu cần giải quyết để
góp phần phát triển cơng nghiệp huyện Điện Bàn.
Nghiên cứu nước ngoài
Theo Rognar Nurkse và Paul Rosenten (1959), tăng trưởng công
nghiệp phụ thuộc vào nhiều ngành công nghiệp đồng thời trong một giai
đoạn phát triển.
Theo Chenery và Taylor (1968), tăng trưởng và phát triển công
nghiệp được thực hiện thông qua việc tập trung nguồn lực quốc gia cho các
ngành công nghiệp chủ yếu được lựa chọn tương ứng với từng giai đoạn
phát triển cụ thể nhất định.
Trong khi đó, theo S.S Park đưa ra mơ hình phát triển cơng nghiệp
theo bốn con đường. Con đường thứ nhất là tăng trưởng công nghiệp phụ
thuộc vào số lượng lao động và quy mô vốn. Con đường thứ hai, tăng
trưởng công nghiệp phụ thuộc vào năng suất lao động. Con đường thứ ba,

tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố trên. Con đướng thứ
tư, tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc vào cả số lượng lao động, quy mô
vốn, năng suất lao động và dịch chuyển lao động. Theo Park, đặc điểm
chung của phát triển công nghiệp ở các nước thu nhập thấp là thường đi
theo con đường phát triển bằng cách tăng số lượng lao động nhanh hơn
tăng năng suất lao động và con đường đó sẽ đảo ngược lại khi cơng nghiệp
đạt trình độ phát triển cao hơn.

download by :


7

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất vật
chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục
vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản
xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về khoa
học, kỹ thuật và công nghệ. [Theo Wikipedia].
1.1.2. Phân loại ngành công nghiệp
Theo cách phân loại của tổng cục Thống kê, cơng nghiệp được chia
thành ba nhóm ngành: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và
công nghiệp điện, khí, nước.
Cơng nghiệp khai thác có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên
phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Khai thác năng lượng: dầu mỏ, khí đốt, than…
Khai thác quặng kim loại: sắt, thiếc, bơ-xít…
Khai thác quặng: uranium, thori…
Khai thác vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi…
Sản phẩm công nghiệp khai thác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho
công nghiệp chế biến.Sự phát triển của công nghiệp khai thác thường gắn
với nguồn tài nguyên tạo điều kiện để phát triển vùng – lãnh thổ.
Công nghiệp chế biến bao gồm:
Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất gồm: cơ khí, chế tạo máy, kỹ

download by :


8

thuật điện, điện tử. Đây là ngành cơng nghiệp có vai trị quan trọng hàng
đầu vì nó cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, trang bị cơ sở
vật chất cho tất cả các ngành.
Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động gồm hóa chất, hóa dầu,
luyện kim, vật liệu xây dựng. Sản phẩm ngành này lại tiếp tục cung cấp các
yếu tố đầu vào cho các ngành khác.Ngồi ra, ngành này cịn cung cấp phân
bón hóa học, thuốc trừ sâu cho nơng nghiệp; cung cấp vật liệu cho ngành
xây dựng.
Công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng như dệt may, chế biến
thực phẩm đồ uống, chế biến gỗ, giấy, chế biến thủy tinh, sành sứ…
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước cung cấp
đầu vào thiết yếu cho sản xuất và đời sống.Mọi hoạt động diễn ra ngày nay
đều phụ thuộc rất lớn và sự phát triển ngành này.
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất cơng nghiệp.
Thứ nhất: Tính chất hai giai đoạn của q trình sản xuất.

Q trình sản xuất cơng nghiệp có thể chia thành hai giai đoạn: giai
đoạn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn
chế biến các nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.
Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi cơng
đoạn có thể do nhiều bộ phận trong hệ thống dây chuyền sản xuất hoặc do
một bộ phận độc lập thực hiện.
Tính chất hai giai đoạn của q trình sản xuất cơng nghiệp là do đối
tượng lao động của nó đa phần là các vật thể của tự nhiên. Con người phải
khai thác chúng để tạo ra nguyên liệu, rồi chế biến nguyên liệu đó để tạo ra
sản phẩm.
Thứ hai: Sản xuất cơng nghiệp có xu hướng phân bố ngày càng tập
trung cao độ theo lãnh thổ.

download by :


9

Cơng nghiệp phân bố tập trung theo lãnh thổ hình thành những điểm
công nghiệp, khu công nghiệp, vùng công nghiệp sẽ tạo ra những điều kiện
thuận lợi để thực hiện chun mơn hóa sản xuất và hợp tác hóa sản xuất,
khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng năng suất lao động,
đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Phân bố tập trung theo lãnh thổ là quy luật phát triển của sản xuất
công nghiệp thể hiện ở quy mơ xí nghiệp và tốc độ sản xuất các xí nghiệp
cơng nghiệp trên một đơn vị lãnh thổ. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm
của nó, cũng có nhiều nhược điểm.Nếu quy mô tập trung công nghiệp theo
lãnh thổ quá mức, vượt quá sức chứa của lãnh thổ sẽ gây ra nhiều khó khăn
như: tạo sức ép lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng; gây khó khăn, phức tạp cho
tổ chức quản lý xã hội và môi trường.

Vì vậy, cần nghiên cứu tồn diện những điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội trong từng địa phương; từng vùng cũng như trên lãnh thổ của cả
nước để lựa chọn quy mô phân bố công nghiệp cho phù hợp.
Thứ ba: Đặc điểm về công nghệ sản xuất.
Công nghệ sản xuất trong cơng nghiệp do con người tạo ra.Q trình
tạo ra sản phẩm công nghiệp được thực hiện thông qua hệ thống máy móc,
thiết bị với đội ngũ cơng nhân có trình độ tay nghề cao. Khi cơng nghệ
ngày càng được cải tiến, hiện đại thì địi hỏi trình độ lao động cũng phải
tăng theo. Nghiên cứu đặc trưng về cơng nghệ sản xuất có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng với việc tổ chức sản xuất và ứng dụng những thành tựu mới của
khoa học cơng nghệ thích ứng với từng ngành.
Thứ tư: Đặc điểm về sự biến đổi của các đối tượng lao động. Sau
mỗi giai đoạn của quá trình cơng nghệ, các đối tượng của lao động có sự
thay đổi về hình dáng, kích thước và tính chất. Từ một nguồn nguyên liệu
với những công nghệ khác nhau có thể tạo ra nhiều sản phẩm với những

download by :


10

công dụng khác nhau, kiểu dáng và mẫu mã khác nhau. Nghiên cứu đặc
trưng này của quá trình sản xuất cơng nghiệp có thể thấy rõ khả năng của
sản xuất công nghiệp và ý nghĩa thiết thực với việc tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục với hiệu quả kinh
tế cao.
1.1.4. Vị trí và vai trị của ngành cơng nghiệp
a. Vị trí của cơng nghiệp trong nền kinh tế
- Cơng nghiệp là bộ phận cấu thành cơ cấu công nghiệp – nơng
nghiệp – dịch vụ. Trong q trình phát triển nền kinh tế, cơng nghiệp phát

triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh
tế đó.
- Cơng nghiệp là ngành khơng chỉ khai thác tài nguyên mà còn tiếp
tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thủy để sản xuất ra sản phẩm cuối
cùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần cho con người.
- Sự phát triển của ngành công nghiệp là một yếu tố có tính quyết
định để thực hiện q trình CNH – HĐH tồn bộ nền kinh tế quốc dân.
b. Vai trị của cơng nghiệp với pháttriển kinh tế
Thứ nhất, cơng nghiệp đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế
quốc dân
Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành
kinh tế khác, mà năng suất lao động là một trong những yếu tố quyết định
nâng cao thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng cơng nghiệp và đóng góp ngày
càng lớn vào thu nhập quốc gia, do trong sản xuất công nghiệp thường
xuyên được đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mặt khác,
giá cả sản phẩm công nghiệp thường ổn định và cao hơn các sản phẩm
khác.Chính vì vậy, cơng nghiệp có vai trị quan trong trong việc đóng góp
vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

download by :


11

Thứ hai, công nghiệp sản xuất và cung cấp các tư liệu sản xuất cho
toàn bộ nền kinh tế.
Sự phát triển của công nghiệp đang đưa hoạt động kinh tế thế giới
đến trình độ sản xuất rất cao, đó là tạo ra các tư liệu sản xuất có khả năng
thay thế phần lớn sức lao động của con người. Khi trình độ phát triển cơng
nghiệp càng cao thì tư liệu sản xuất càng hiện đại, tạo điều kiện nâng cao

năng suất lao động xã hội. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các tư liệu sản
xuất có khả năng tự động hóa trong một số khâu hoặc tồn bộ quá trình sản
xuất, thay thế sức lao động của con người. Chính sự tự động hóa của máy
móc thể hiện sự phát triển ngày càng cao của công nghiệp trong việc tạo ra tư
liệu sản xuất phục vụ cho bản thân ngành công nghiệp và các ngành khác.
Thứ ba, công nghiệp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp được coi là nhiệm vụ cơ bản nhằm giải quyết vấn đề lương thực,
thực phẩm cho đời sống nhân dân và nông sản xuất khẩu.Tuy nhiên, để
thực hiện nhiệm vụ này nơng nghiệp khó có thể tự thân vận động nếu
khơng có sự hỗ trợ của cơng nghiệp.
Cơng nghiệp chính là ngành cung cấp cho sản xuất nông nghiệp
những yếu tố đầu vào quan trọng như: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,
máy móc cơ khí nhỏ đến cơ giới lớn. Cơng nghiệp cịn có vai trị quan
trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và xây
dựng nơng thơn mới.
Cơng nghiệp chế biến đã có những đóng góp quan trọng vào việc
tăng giá trị sản phẩm, tăng khả năng tích trữ, vận chuyển của sản phẩm
nông nghiệp và làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về chủng
loại. Nếu khơng có cơng nghiệp chế biến thì một số sản phẩm nơng nghiệp
mang tính thời vụ cao và khó bảo quản sẽ bị hạn chế khả năng tiêu thụ.

download by :


12

Thứ tư, công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư.
Công nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong
phú về chủng loại, mẫu mã và nâng cao chất lượng. Kinh tế càng phát

triển, thu nhập của dân cư ngày càng tăng, nhu cầu của con người ngày
càng mở rộng. Chính sự phát triển của nhu cầu đã góp phần thúc đẩy cơng
nghiệp phát triển. Sự phát triển của công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu
cầu của con người mà còn hướng đến những nhu cầu cao hơn.
Thứ năm, công nghiệp thu hút lao động nơng nghiệp, góp phần giải
quyết việc làm cho xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã làm cho sản xuất cơng
nghiệp ngày càng mở rộng, có nhiều ngành sản xuất mới, các khu công
nghiệp mới, công nghiệp đã thu hút lao động và giải quyết việc làm cho xã
hội. Đặc biệt, công nghiệp tác động vào sản xuất nông nghiệp làm nâng
cao năng suất lao động, tạo khả năng giải phóng sức lao động trong nơng
nghiệp. Việc thu hút số lao động ngày càng tăng từ lao động nơng nghiệp
khơng chỉ góp phần giải quyết cơng ăn việc làm mà cịn tạo điều kiện nâng
cao trình độ chuyên môn, tăng thu nhập cho người lao động.
Thứ sáu, cơng nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hồn thiện về tổ
chức sản xuất.
Cơng nghiệp ln có một đội ngũ lao động có tính tổ chức, kỷ luật
cao và được coi là bộ phận lao động tiến tiến trong dân cư. Lao động trong
cơng nghiệp ngày càng có trình độ chun mơn hóa cao, tạo điều kiện nâng
caotrình độ chun môn của người lao động và chất lượng sản phẩm.
Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ
chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

download by :


13

Công nghiệp phát triển, việc khai thác tài nguyên hiệu quả hơn.Tài

nguyên thiên nhiên có thể phục vụ trong sản xuất cơng nghiệp ngày càng
phong phú.
Ngồi ra, cơng nghiệp làm thay đổi sự phân công lao động, giảm bớt
sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn. Công
nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt nông thơn, làm cho nơng thơn nhanh chóng
bắt kịp đời sống thành thị.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Theo quan điểm của lý thuyết kinh tế học, phát triển kinh tế là một
q trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại quyết định đến
toàn bộ quá trình phát triển đó.
Phát triển cơng nghiệp trước hết là phải có sự gia tăng về quy mơ
sản lượng của ngành, nó diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn
định. Bên cạnh đó có sự thay đổi cơ cấu của ngành cơng nghiệp theo
hướng tích cực, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong đó, hàm
lượng khoa học – công nghệ và chế biến sâu trở thành động lực tăng
trưởng.Phát triển công nghiệp phải thực sự gia tăng thu nhập cho nhân dân,
đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao của xã hội.
Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu và duy nhất để cải tạo và
hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, làm cho các ngành kinh tế quốc dân
đượcsản xuất, tổ chức và quản lý theo phương pháp công nghiệp với hiệu
quả cao.
1.2.1. Mở rộng quy mô, duy trì tốc độ phát triển cơng nghiệp
Phát triển cơng nghiệp theo chiều rộng bằng cách tăng quy mô sản
xuất, vốn và quy mô lao động. Để tăng trưởng theo hướng này cần chú
trọng mở rộng quy mô cơ sở sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển
các loại hình doanh nghiệp, tăng số lao động, vốn cơng nghiệp, phát triển

download by :



14

các khu cơng nghiệp, khu kinh tế từ đó tạo ra nhiều hơn các sản phẩm công
nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần gia tăng thu nhập cho nền
kinh tế quốc dân.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng đó là chỉ tiêu phản ánh về quy
mơ và tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp hàng năm hay bình quân năm của
một giai đoạn nhất định. Quy mô phản ánh sự tăng nhiều hay ít, cịn tốc độ
tăng trưởng có ý nghĩa so sánh tương đối, phản ánh sự tăng nhanh hay
chậm giữa các thời kỳ.
- Giá trị sản xuất công nghiệp (GO): Chỉ tiêu này thường được sử
dụng để đo lường kết quả sản xuất công nghiệp của một thời kỳ nhất định.
Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá cố định và giá hiện hành. Tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp được tính bằng giá cố định.
- Giá trị gia tăng (VA): Đây là chỉ tiêu cốt lõi phản ánh tăng trưởng
về sản lượng công nghiệp, đồng thời là chỉ tiêu định lượng để phản ánh
chất lượng tăng trưởng. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất
(GO): thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài
sản cố định và thặng dư sản xuất. Mối quan hệ giữa VA, GO, IC được thể
hiện như sau: VA=GO-IC.
Tỷ lệ giữa giá trị gia tăng (VACN) và giá trị sản xuất công nghiệp
(GOCN) là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng tăng trưởng
công nghiệp. Tỷ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả trong sản xuất cơng
nghiệp. Làm được điều đó địi hỏi sản xuất cơng nghiệp phải phát huy tối
đa các nguồn lực sẵn có, đồng thời phải đẩy mạnh đầu tư đổi mới trang
thiết bị, máy móc để tăng năng suất; nâng cao tính chun nghiệp, chun
mơn hóa trong lao động, tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm có tính cạnh
tranh cao.

download by :



15

- Tốc độ phát triển liên hoàn: Thể hiện sự biến đổi của đối tượng
nghiên cứu giữa hai giai đoạn liên tiếp (hoặc 2 năm liên tiếp) và được tính
theo cơng thức:
Yi – Yi-1
yi =

x 100%

(1.1)

Yi-1
Trong đó:

yi: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp
Yi: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn i
Yi-1: Giá trị sản xuất cơng nghiệp giai đoạn i-1

- Tốc độ phát triển bình quân: chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát
triển trung bình trong cả giai đoạn nghiên cứu.
y=
Trong đó:

(

/ 1) x 100%


(1.2)

y: Tốc độ phát triển bình quân

Yt: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn i
Y1: Giá trị sản xuất công nghiệp năm gốc
n: Số năm trong giai đoạn nghiên cứu
- Số lượng, sản lượng sản phẩm công nghiệp: phản ánh quy mơ, tính
đa dạng trong sản xuất sản phẩm cơng nghiệp. Để gia tăng sản phẩm cơng
nghiệp địi hỏi phải nắm bắt, dự báo được nhu cầu của thị trường, không
ngừng nghiên cứu cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. Xuất phát từ thị trường sẽ là cơ sở tốt nhất
để từ đó các doanh nghiệp, ngành mở rộng quy mơ sản xuất của mình.
- Tăng trưởng về số lượng và quy mô cơ sở sản xuất công nghiệp:
Doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sản xuất cơng
nghiệp. Có càng nhiều doanh nghiệp lớn mạnh thì ngành cơng nghiệp càng
phát triển.Doanh nghiệp mạnh phản ánh năng lực cạnh tranh và thích nghi
trong mơi trường biến động.Thực hiện tập trung hóa sản xuất cơng nghiệp

download by :


16

để tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. Để phản ánh
quy mô doanh nghiệp và so sánh quy mơ doanh nghiệp ta có thể sử dụng
một số tiêu chí:
+ Số lượng sản phẩm (tính bằng giá trị hoặc hiện vật)
+ Số lao động
+ Giá trị tài sản cố định

Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức liên kết trong công nghiệp cũng rất
quan trọng.Đây là phạm trù phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh
tế giữa các chủ thể kinh tế để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh nhất định.Liên doanh là một trong những dạng biểu hiện
cụ thể của hoạt động liên kết. Có thể phát triển các loại liên kết như: liên
kết để tạo ra các yếu tố đầu vào cho sản xuất, liên kết ở khâu sản xuất, liên
kết ở khâu tiêu thụ. Tăng cường liên kết kinh tế trong công nghiệp là cơ
hội để tăng số lượng doanh nghiệp công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để
doanh nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững, nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường nội địa và thế giới.
1.2.2. Đảm bảo cơ cấu công nghiệp hợp lý
Cơ cấu công nghiệp hợp lý trong từng giai đoạn phát triển cụ thể
cũng rất quan trọng trong đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp. Cơ
cấu công nghiệp hợp lý là cơ cấu phản ánh được xu thế phát triển chung.
Đó là, cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt cho
nhau, cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất.Trong đó, hàm lượng
khoa học, công nghệ và chế biến sâu trở thành động lực tăng trưởng, quy
định nội dung về chất của cơ cấu.Về mặt lượng, cơ cấu công nghiệp được
xác định bằng tỷ trọng giữa giá trị sản lượng của từng bộ phận chiếm trong
tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp.

download by :


×