Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển nông nghiệp huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THÁI QUÝ

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THÁI QUÝ

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy

Đà Nẵng - Năm 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hồ Thái Quý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ...... 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP...... 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông nghiệp ............................... 8
1.1.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp................................................. 12
1.1.3. Vai trò của phát triển nông nghiệp ................................................ 12
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .16
1.2.1. Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực trong nông
nghiệp .............................................................................................................. 16
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý....................................... 18
1.2.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ....... 19
1.2.4. Thâm canh trong nông nghiệp ...................................................... 20
1.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .......................................... 22
1.2.6. Gia tăng kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp.............. 23

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .. 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 24
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................ 24
1.3.3. Các chính sách phát triển nông nghiệp ......................................... 26
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG ........................................................................................................ 28


1.4.1. Kinh nghiệm của TP Đà Nẵng ...................................................... 28
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ......................... 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM ................................................................... 33
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
NGỌC HỒI ..................................................................................................... 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 36
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC HỒI
TRONG THỜI GIAN QUA ............................................................................. 39
2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong
nông nghiệp ..................................................................................................... 39
2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .................................. 42
2.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ............................. 53
2.2.4. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp ....................................... 56
2.2.5. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm....................................... 60
2.2.6. Đóng góp của sản xuất nông nghiệp cho phát triển KT- XH của
huyện Ngọc Hồi .............................................................................................. 61
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
NGỌC HỒI ..................................................................................................... 64
2.3.1. Những thành công ......................................................................... 64
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 65

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 66
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
NGỌC HỒI .................................................................................................... 68
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................. 68
3.1.1. Một số dự báo................................................................................ 68


3.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp của huyện Ngọc
Hồi ................................................................................................................... 71
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC
HỒI TRONG THỜI GIAN ĐẾN .................................................................... 73
3.2.1. Hoàn thiện qui hoạch phát triển nông nghiệp của huyện .............. 73
3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông
nghiệp .............................................................................................................. 76
3.2.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .................................. 78
3.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ..... 79
3.2.5. Đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp ...................................... 81
3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ............... 82
3.2.7. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp .................................. 84
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 86
3.3.1. Đối với tỉnh Kon Tum ................................................................... 86
3.3.2. Kiến nghị với nhà nước................................................................. 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.

Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2015
Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động
phân theo ngành kinh tế

Trang
39
40

2.3.

Số lao động trong các ngành kinh tế

41

2.4.

Tình hình sử dụng vốn của các ngành kinh tế

42

2.5.

Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế


43

2.6.

Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp

45

2.7.

2.8.

2.9.

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông
nghiệp
Cơ cấu diện tích các loại cây hàng nămphân theo loại
cây chủ yếu
Cơ cấu diện tích các loại cây lâu năm phân theo loại
cây chủ yếu

46

47

48

2.10.

Số lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm


49

2.11.

Diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng

50

2.12.

Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ phân theo loại lâm
sản

51

2.13.

Diện tích nuôi trồng thủy sản

52

2.14.

Sản lượng khai thác nuôi trồng thủy sản

53

2.15.


Hộ cá thể sản xuất nông nghiệp

53

2.16.

Trang trại sản xuất nông nghiệp tại huyện Ngọc Hồi

54

2.17.

Số lượng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp huyện Ngọc
Hồi

55


Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.18.
2.19.
2.20.
2.21.

2.22.


Doanh nghiệp nông nghiệp huyện Ngọc Hồi
Năng suất các loại cây lâu năm và cây hằng năm phân
theo loại cây chủ yếu
Sản lượng các loại gia súc và gia cầm chủ yếu
Diện tích nuôi trồng và năng suất các loại thủy sản chủ
yếu
Nộp ngân sách của nông nghiệp trên địa bàn huyện
Ngọc Hồi

Trang
56
57
58
58

62

2.23.

Đóng góp của nông nghiệp trong giải quyết việc làm

62

2.24.

Đóng góp nông nghiệp trong công tác giảm nghèo

63

3.1.


Dự kiến diện tích các loại cây trồng

69

3.2.

Dự kiến phát triển đàn gia súc, gia cầm

70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kon Tum là tỉnh miền núi của vùng Tây Nguyên - vùng được đánh giá
có tiềm năng phát triển nông nghiệp của cả nước, nhưng Kon Tum lại có tổng
thu nhập nông nghiệp bình quân thấp nhất vùng Tây Nguyên do gặp phải rất
nhiều khó khăn (bao gồm cả chủ quan và khách quan) như địa hình bị chia
cắt, độ dốc lớn, dễ bị mất đất do xói mòn, rửa trôi, đất có khả năng nông
nghiệp chỉ bằng 10% của toàn vùng, hơn ¼ diện tích đất bị thoái hóa cần
được cải tạo, nguy cơ thiếu nước đe dọa, công tác nghiên cứu, đánh giá các
giống cây trồng, vật nuôi bản địa chưa được tiến hành một cách đầy đủ, sản
xuất nông nghiệp vùng sâu, vùng xa còn quảng canh, du canh; tình trạng bóc
lột tài nguyên đất và trong lòng đất, rừng và động, thực vật rừng đã và đang
làm lãng phí nguồn tài nguyên quý hiếm không thể tái tạo được,… Tuy nhiên,
nhìn chung nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của tỉnh, trong những
năm qua đã đóng vai trò tích cực trong việc đưa nền kinh tế của tỉnh phát
triển, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 72% lao động, đóng góp cho

tổng thu ngân sách của địa phương khoảng 45 %, giá trị xuất khẩu 70 - 75%;
Đáp ứng cơ bản về lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân
và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp địa phương phát triển.
Huyện Ngọc Hồi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum, nền kinh tế của
huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên thu nhập chính của người nông dân
là từ trồng trọt và chăn nuôi. Huyện Ngọc Hồi có lao động trong nông nghiệp
chiếm trên 80,9% trong tổng số lao động. Nông nghiệp chiếm 35,1% trong
tổng giá trị sản xuất của huyện nên nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, phát triển nông
nghiệp của huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đi đúng theo quy hoạch phát


2

triển kinh tế xã hội của huyện, chưa phát huy được tối đa thế mạnh tiềm năng
của huyện. Dẫn đến đời sống của người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn
cao, giá trị sản xuất của nông nghiệp còn thấp...
Do vậy, việc cần nguyên cứu và đưa ra các giải pháp có tính khoa học và
thực tiễn cao nhằm đưa nông nghiệp huyện Ngọc Hồi phát triển là vấn đề vô
cùng cấp thiết. Từ đó việc tác giả chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” để làm luận văn, đóng góp một phần
những đòi hỏi thực tiễn về phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Ngọc Hồi
trong giai đoạn tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp, từ đó vận dụng
vào điều kiện cụ thể của nông nghiệp huyện Ngọc Hồi.
- Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi giai đoạn
từ năm 2011 đến năm 2015.
- Đề xuất những giải pháp thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển nông
nghiệp của huyện Ngọc Hồi theo hướng bền vững trong giai đoạn tiếp theo..

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: luận văn nghiên cứu về phát triển nông nghiệp trên các
mặt khai thác sử dụng các yếu tố nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp;
tổ chức sản xuất, thâm canh trong nông nghiệp; thị trường tiêu thụ sản phẩm...
+ Không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên tại địa bàn huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
+ Thời gian: Các số liệu sử dụng để nghiên cứu được cập nhật trong giai
đoạn (2011-2015); các giải pháp có ý nghĩa đến năm 2025.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thống kê,
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh và các phương pháp khác.
Các phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích, đánh giá và so
sánh giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn địa phương để đề ra phương hướng
giải quyết phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp .
- Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum.
- Chương 3: Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon
Tum.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- PGS.TS. Vũ Đình Thắng (2006), giáo trình “ Kinh tế nông nghiệp” đã
cung cấp những nội dung sau: Nhập môn kinh tế nông nghiệp, hệ thống kinh
tế nông nghiệp Việt Nam, những cơ sở lý thuyết về kinh tế học nông nghiệp,
kinh tế sử dụng các yếu tố nguồn lực nông nghiệp.
- GS.TS. Nguyễn Trần Trọng (2012), bài viết “Phát triển nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2011-2020” đề cập: Để phát triển nông nghiệp trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc
tế ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, trước tiên đòi hỏi phải đổi mới cách
tiếp cận với nông nghiệp theo những góc độ: góc độ thị trường; góc độ
công nghiệp; góc độ môi sinh và thực hiện theo những định hướng chủ yếu:
Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng kinh tế thị
trường hiện đại trong các đơn vị, ngành, vùng đã hình thành. Tiếp tục đẩy


4

mạnh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng đất, đồng
thời chú ý tới tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn
vị nông sản. Hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển
toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa, tập trung hóa trong từng ngành, từng
vùng sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh của nông
nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
-GS.TS. Võ Xuân Tiến (2015), bài viết “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông
nghiệp Việt Nam” đề cập nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tái cơ cấu.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, cơ bản và là trụ đỡ cho nền kinh tế,
không thể đứng ngoài quá trình đó và đề ra giải pháp để đẩy mạnh quá trình
này một cách hiệu quả nhằm giúp nông nghiệp, nông dân phát huy được lợi
thế so sánh của từng vùng cũng như cả nền nông nghiệp và đáp ứng tốt hơn
yêu cầu thị trường.
-PGS.TS. Bùi Quang Bình (2007), bài viết “ Nâng cao trình độ học

vấn của đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum”
đề cập học vấn là nguốn vốn vô hình giúp người lao động nâng cao thu
nhập, cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương. Đồng bào dân
tộc thiểu số ở Kon Tum có trình độ học vấn thấp dẫn tới thu nhập thấp và
hạn chế sự phát triên kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum. Vì vậy để phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum cần phải nâng cao trình độ học vấn cho đồng
bào dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế khách quan của địa
phương.
-GS.TS. Đỗ Kim Chung, PGS.TS. Kim Thị Dung (2015), bài viết “Nông
nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” đề cập nông nghiệp vẫn
chưa thật sự phát triển bền vững: khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm
nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, chưa hình thành có hiệu
quả chuỗi giá trị nông sản, thu nhập của cư dân nông thôn thấp; và chỉ ra


5

hướng tới sự phát triển bền vững, giải pháp cho phát triển nông nghiệp nước
ta đang là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà nghiên cứu lý luận, hoạch định chính
sách và chỉ đạo thực tiễn.
- PGS.TS. Vũ Đình Hòe (2008), bài viết "Tác động của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam hiện
nay" đề cập Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào
sự phát triển nông nghiệp Việt Nam; qua đó nêu ra những giải pháp chủ
yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền nông nghiệp Việt Nam như:
thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng
tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản. Hình
thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là các
mặt hàng có lợi thế. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn để

đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
GS.TS. Võ Tòng Xuân (2009), bài viết “Nông dân và nông nghiệp Việt
Nam nhìn từ sản xuất thị trường” có những đề xuất để đưa nông nghiệp nước
ta tăng trưởng nhanh và hiện đại hơn các nước trong khu vực với giải pháp để
người trồng lúa có lãi, nâng cao thu nhập, ổn định được cuộc sống, đồng thời
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Từ đó, dưới góc độ nhìn từ sản xuất
vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp và cả người nông dân cũng cần đổi mới
để tăng tính cạnh tranh.
- Tác giả Vũ Trọng Bình (2013), bài viết “Phát triển nông nghiệp bền
vững- Lý luận và thực tiễn” đề cập khái niệm phát triển nông nghiệp bền
vững, các tiếp cận chiến lược trong phát triển nông nghiệp bền vững, và trình
bày tóm tắt một số chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của một số
quốc gia cũng như thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.


6

-ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), bài viết “Vai trò của công
nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta
hiện nay ” đề cập công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng
đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là con đường tất yếu phải tiến
hành đối với bất cứ nước nào, nhất là những nước có điểm xuất phát từ nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại.
- Tác giả Nguyễn Bá Cầu (2011), luận văn Thạc sĩ kinh tế “ Phát triển
nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy , tỉnh Kon Tum” đề cập đến các
gải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Sa Thầy bằng các giải pháp
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, dựa vào thế mạnh của địa phương. Khai thác
hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương về quỹ đất, thủy năng, tài
nguyên rừng, khoáng sản.... đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn. Tranh thủ và phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ
thuật cũng như cơ sở hạ tầng xã hội nhằm tạo đồng lực cho phát triển nông
nghiệp - nông thôn.
-Tác giả Ian Coxhead - Vũ Thị Thảo (2010), báo cáo nghiên cứu: “
Được mùa: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp nông
thôn Việt Nam” . Báo cáo nghiên cứu thuộc Dự án 00050577 do UNDP tài
trợ về “Hỗ trợ xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ
2011-2020”. Cơ quan thực hiện Dự án là Viện Chiến lược phát triển (Viện
CLPT) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH &ĐT). Báo cáo đề cập đến
những vấn đề về hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
Báo cáo đã nghiên cứu phân tích kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong
việc (i) thúc đẩy tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của ngành nông
nghiệp; (ii) kích thích phát triển kinh tế nông thôn; và (iii) đưa ra những
kiến nghị cụ thể về những biện pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp và


7

nông thôn trong giai đoạn đến năm 2020.
Tuy nhiên, trên góc độ tổng kết và hệ thống hóa các vấn đề của Phát
triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Hồi hiện nay vẫn chưa có công
trình nào nguyên cứu toàn diện hoàn chỉnh. Vì vậy, tác giả đã kế thừa và chọn
lọc những công trình đã nghiên cứu ở trên và các nghiên cứu khác để thực
hiện đề tài này.


8

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1.KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông nghiệp
a. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những ngành sản xuất có
đối tượng tác động là những cây trồng, vật nuôi gắn liền tất yếu với tựnhiên;
có thời gian sản xuất bằng với thời gian lao động cộng với thời gian phát triển
của cây trồng vật nuôi dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp ngành nông nghiệp gồm hai lĩnh vực trồng
trọt và chăn nuôi.
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai và cây trồng làm nguyên liệu
chính để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến.
Chăn nuôi với các đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung
cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người như thịt, trứng, sữa và
những mặt hàng khác.[16]
b. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất
khác không thể có đó là:
- Sản xuất nông nghiệp được thực hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc biệt ở đâu
có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.
- Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội
dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu


9


sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Trong công nghiệp, giao thông
v.v... đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công
xưởng, hệ thống đường giao thông v.v... để con người điều khiến các máy
móc, các phương tiện vận tải hoạt động.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật
nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định
(sinh trưởng, phát triển và diệt vong).
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển
hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt quá trình sản xuất nông
nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự
nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại
không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp.
Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá
trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó.
c. Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Trong nền kinh tế quốc dân vai trò của ngành nông nghiệp vô cùng quan
trọng. Ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và
phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống
sinh học – kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử
dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội
+ Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở
những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở
những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông
nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản cuả các nước này khá lớn và
không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những


10


sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là
yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
+ Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng
cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân
tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.
+ Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát
triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh
lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định
chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ
làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.
- Sản xuất nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công
nghiệp và khu vực đô thị
+ Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung
cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.
+ Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến,
giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh
tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…
+ Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển
kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi
vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn
vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông
dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu
được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.
- Làm thị trường tiêu thụ các sảm phẩm của công nghiệp và dịch vụ.



11

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở
hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu
dùng và tư liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông
thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát
triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng
sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng,
thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của
nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.
- Sản xuất nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các
loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các
hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để
có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất
khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu
hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá
kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở
rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô
thị.Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông
lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
- Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng
nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất
và nguồn nước. Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc
vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá
trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để



12

duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
1.1.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp
Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực. Bất
cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự tăng
lên về cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức; sự
thay đổi về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự (Fajardo,
1999).
- Phát triển kinh tế: là quá trình tăng trưởng về mọi mặt của nền kinh tế
gồm gia tăng sản lượng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, gia
tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phát triển nông nghiệp: là quá trình vận động tăng trưởng của sản xuất
nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý nhằm chuyển đổi
nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao
đáp ứng được nhu cầu của thị trường và xã hội.
Như vậy, phát triển nông nghiệp với tư cách là ngành kinh tế được hiểu
là việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lượng và sản lượng hàng hoá
nông sản của ngành nông nghiệp cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò
của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông
nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu cầu bền vững.
1.1.3. Vai trò của phát triển nông nghiệp
a. Phát triển nông nghiệp tạo cơ sở và động lực cho quá trình CNH,
HĐH đất nước
Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành có mối quan hệ mật thiết với
nhau, là tiền đề, điều kiện và động lực của nhau. Trên cơ sở kinh nghiệm của
thế giới và thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn phát triển
công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp
làm gốc, làm chính, nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở phát



13

triển công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra”.
Việt Nam xây dựng đường lối và triển khai đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước có hiệu quả. Trong đó lấy nông nghiệp làm cơ sở, động lực cho sự phát
triển nhanh và bền vững. Có thể thấy vai trò cơ sở, động lực của sự phát triển
nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH trên các mặt sau:
Một là, phát triển nông nghiệp hàng hóa tạo nguồn vốn tích lũy cho quá
trình CNH, HĐH. Để CNH, HĐH đi đến thành công cần phải có những điều
kiện nhất định, trong đó vốn là điều kiện quan trọng số một. Vốn ở nước ta
bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài, trong đó vốn trong nước được
Đảng ta xác định là nguồn vốn quyết định, tức là nội lực của chúng ta. Nội lực
đó trước hết là đi từ nông nghiệp, nằm trong nông nghiệp. Nguồn vốn tích lũy
cho CNH, HĐH có thể bằng nhiều con đường khác nhau. Một phần thông qua
thuế nông nghiệp trực tiếp đóng vào ngân sách. Phần khác từ việc cung cấp
nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến và phần chủ yếu là thông qua việc
xuất khẩu nông sản để nhập vật tư, thiết bị kỹ thuật, công nghệ cho công
nghiệp và dịch vụ. Nguồn vốn đó tuy không lớn nhưng là nguồn tích lũy ổn
định, có ý nghĩa rất quan trọng trong bước đi ban đầu của CNH, HĐH, nhất là
đối với những tỉnh, những huyện thuần nông. Khi nông nghiệp càng phát
triển, nông sản hàng hóa xuất khẩu ngày càng nhiều, kim ngạch xuất khẩu
ngày càng tăng, khả năng tích lũy cho CNH, HĐH ngày càng lớn.
Hai là, phát triển nông nghiệp là nguồn cung cấp nhân lực cho quá trình
CNH, HĐH. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH là quá trình dịch chuyển cơ cấu
kinh tế và theo đó để chuyển dịch cơ cấu lao động. Đặc biệt trong giai đoạn
đầu của sự nghiệp CNH, HĐH, phần lớn các dân cư sống ở nông thôn và bằng
nghề nông. Vì vậy, nhân lực nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn nhân
lực thực tế và tiềm năng dự trữ dồi dào cho công nghiệp và đô thị. Nguồn

nhân lực từ nông nghiệp cho quá trình CNH, HĐH, một mặt bổ sung cho khu


14

vực thành thị (đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh) và các tỉnh có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, về lâu dài nó được
thu hút vào công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ngay trên địa bàn nông
thôn, phát triển thị trường nông thôn để người lao động “rời ruộng nhưng
không rời làng”, “nhập xưởng nhưng không nhập thành”, giảm sức ép việc
làm đối với các đô thị. Do vậy, muốn đẩy nhanh CNH, HĐH thì trước hết
phải đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp.
Ba là, phát triển nông nghiệp là thị trường quan trọng cho công nghiệp
và dịch vụ. Công nghiệp và dịch vụ muốn duy trì và phát triển thì phải có thị
trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ ở đây, một phần là do nó tự tạo ra trong
quá trình phát triển, nhưng phần quan trọng là phụ thuộc vào sự phát triển của
các ngành kinh tế, các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân. Ở
hầu hết các nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng, trong điều
kiện hiện nay với sức mua và sức trang bị các sản phẩm công nghiệp và dịch
vụ còn thấp thì NN, NT là thị trường rộng lớn. Sự thay đổi về nhu cầu trong
khu vực này sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông
nghiệp. Vì vậy, tăng sức mua của nông dân và dân cư nông thôn có vai trò
quan trọng, đôi khi là quyết định đối với quy mô và tốc độ phát triển của công
nghiệp và dịch vụ.
Vậy, phải phát triển mạnh mẽ nông nghiệp và nông thôn, làm cho nó trở
thành thị trường rộng lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch
vụ. Đồng thời, Nhà nước cần phải có chính sách thích hợp để làm tăng thu
nhập cho nông dân, thức hiện tốt các giải pháp kích cầu đối với khu vực này.
b. Phát triển nông nghiệp tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong đời sống
kinh tế - xã hội ở nông thôn

Phát triển nông nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển biến nền kinh tế nước
ta từ chỗ mang nặng tính tự cung, tự cấp và cơ cấu sản xuất đơn điệu thành


15

một nền kinh tế nhiều thành phần và cơ cấu sản xuất kinh doanh đa dạng, bao
gồm cả trồng trọt và chăn nuôi với công nghiệp chế biến. Nông nghiệp phát
triển, tất yếu thúc đẩy ngành dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp ở nông
thôn phát triển. Đó cũng là điều kiện cơ bản để tiến hành phân công lao động
và hình thành cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý ở nông thôn, thúc đẩy nông
nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.
Phát triển nông nghiệp tạo nên sự biến đổi to lớn về mặt xã hội trong
nông thôn. Cụ thể giải quyết việc làm cho lao động dư thừa, tăng thu nhập, cải
thiện nâng cao đời sống vật chất và do đó đời sống tinh thần dân cư nông thôn
cũng thay đổi, trình độ được nâng lên và làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm
phong tục tập quán lạc hậu đã từng ăn sâu từ đời này qua đời khác. Khơi dậy
tính năng động sáng tạo của người dân, thích ứng với sự biến đổi của cơ chế
thị trường, phát triển hợp tác mối quan hệ giữa các vùng, thúc đẩy giao lưu
kinh tế, văn hóa giữa thành thị với nông thôn. Tuy nhiên, nền nông nghiệp ở
nước ta mới phát triển ở giai đoạn đầu, lại đang ở trình độ thấp. Vì thế, những
năm qua dưới tác động của cơ chế thị trường, sự vận động của nó cũng bộc lộ
nhiều khuyết tật như: phân hóa giàu nghèo, tình trạng thiếu việc làm, tệ nạn
xã hội có xu hướng gia tăng và nạn ô nhiễm môi trường sinh thái trở nên
nghiêm trọng. Mặt khác, nạn chặt phá rừng, khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái. Do đó cần phải phát triển nông
nghiệp bền vững. Muốn làm được điều đó, Đảng và Nhà nước cần có những
chính sách và giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường,
nhất là khi người nông dân và xã hội nông thôn mới chỉ đi bước đầu tiên vào
nền kinh tế thị trường.

Như vậy, phát triển nông nghiệp, cho thấy sự biến đổi về mặt kinh tế - xã
hội và sự biến đổi ấy là tất yếu khách quan, song điều quan trọng hơn là cần
phải quan tâm chất lượng của sự biến đổi ấy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:


16

“Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta là lấy canh
nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ mong vào
nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu th́ nước
ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực trong
nông nghiệp
Các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, lao động, vốn,
tiến bộ khoa học - công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật... là những tài nguyên
quý hiếm và có hạn. Những đặc điểm của các yếu tố nguồn lực sử dụng vào
nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
- Đất đai: là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, khác với các tư
liệu sản xuất khác ở chỗ: số lượng diện tích ruộng đất có hạn nhưng sức sản
xuất của ruộng đất không bị giới hạn, có vị trí cố định và chất lượng không
đồng đều, không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng
hợp lý thì chất lượng ruộng đất được nâng lên. Vì vậy cần phải đầu tư thêm
vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất đai, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn, cho
nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác.
Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp tăng lên theo hướng tập trung
và theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp.
Tập trung ruộng đất là việc sáp nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những chủ
sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ sở hữu mới có

quy mô ruộng đất lớn hơn. vậy phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một
đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nếu sử dụng hợp lý
thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm trên một
đơn vị diện tích canh tác.


17

- Lao động trong nông nghiệp: Lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng
của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người
quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ
năng lao động, do đó lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất nông
nghiệp.
Về số lượng, lao động trong nông nghiệp gồm những người trong độ
tuổi, những người trên và dưới độ tuổi tham gia hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
Chất lượng lao động gồm thể lực, trí lực, trình độ nhận thức, trình độ
chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ, tay nghề... Để nâng cao chất lượng lao
động cần nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ của người lao
động, cần phải có cải cách hệ thống giáo dục đào tạo phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thị trường lao động. Lao
động trong nông nghiệp có đặc điểm riêng, trước hết mang tính thời vụ cao là
nét đặc thù điển hình, là thứ lao động tất yếu, xu hướng có tính quy luật là
không ngừng giảm về số lượng lao động tuyệt đối và tương đối và được
chuyển sang các ngành khác.
- Vốn trong sản xuất nông nghiệp:Vốn trong nông nghiệp biểu hiện
bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động bao gồm những tư liệu
sản xuất như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật,
v.v.. được sử dụng vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Theo Solow, khi tăng
mức trang bị vốn trên 1 lao động sẽ làm tăng năng suất và tăng sản lượng, do

đó các biện pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ thúc đẩy nông
nghiệp phát triển. Tuy nhiên trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chẳng hạn chất lượng lao động, trình
độ kỹ thuật. Có nhiều biện pháp tạo vốn và sử dụng có hiệu quả của vốn sản
xuất trong nông nghiệp.


×