BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ THỊ PHƢƠNG NHUNG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng – Năm 2015
download by :
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ THỊ PHƢƠNG NHUNG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ XUÂN TIẾN
Đà Nẵng – Năm 2015
download by :
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Ngô Thị Phƣơng Nhung
download by :
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Xuân Tiến, ngƣời đã
hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo và động viên rất nhiệt tình
của các anh chị đi trƣớc và tất cả bạn bè.
Mặc dù đã cố gắng nổ lực hết mình, song chắc chắn luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và chỉ bảo
từ quý thầy cô và các bạn.
Đà Nẵng, tháng 8 năm 2015
NGÔ THỊ PHƢƠNG NHUNG
download by :
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………..1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài …………………………………….2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ………………………………….2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………...3
5. Bố cục đề tài …………………………………..……………………3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ………………..…………………….3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP.….8
1.1. KHÁI NIỆM NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP …..8
1.1.1. Khái niệm về nơng nghiệp ……………………………………...8
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp …………………………..12
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân....14
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP …...………………16
1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp ……………16
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý …………….19
1.2.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực …………………………………20
1.2.4. Các hình thức liên kết kinh tế tiến bộ trong nơng nghiệp ……..25
1.2.5. Nơng nghiệp có trình độ thâm canh cao ………………………26
1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp ………………………..27
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP……………………………………………………………………...28
1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên …………………………………….28
1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội ………………………………………30
1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế ……………………………31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI GIAN QUA ……….39
download by :
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN ẢNH
HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP …………………………...39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ……………………………………………..39
2.1.2. Đặc điểm xã hội ……………………………………………….45
2.1.3. Đặc điểm kinh tế ………………………………………………47
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG
ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …………………………………………51
2.2.1. Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua ………......51
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thời gian gần đây …53
2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp …………………….60
2.2.4. Tình hình liên kết sản xuất trong nơng nghiệp ………….……..70
2.2.5. Tình hình thâm canh trong nơng nghiệp ………………………71
2.2.6. Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện trong những năm qua…74
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA
HUYỆN PHONG ĐIỀN …………………………………………………….78
2.3.1. Thành công và hạn chế ………………………………………..78
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế ……………………………...80
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁT ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN ………………………………………..82
3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP ……...………......82
3.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nông nghiệp ….82
3.1.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của huyện ………..83
3.1.3. Các quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp …..85
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ……………………………………..……..86
3.2.1. Phát triển các cơ sở sản xuất …………………………………..86
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp …………………….89
3.2.3. Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp ………………...91
download by :
3.2.4. Lựa chọn các mơ hình liên kết kinh tế hợp lý, hiệu quả ………96
3.2.5. Tăng cƣờng thâm canh trong nông nghiệp ………………….....99
3.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất …………………………………….102
3.2.7. Hồn thiện một số chính sách có liên quan ………….……….103
3.2.8. Các giải pháp khác …………………………………………...107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………....………………………112
1. Kết luận …………..………………………………………………112
2. Kiến nghị …..……………………………………………………..112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115
download by :
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
Trang
2.1
Dân số huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014
45
2.2
Cơ cấu lao động theo ngành huyện Phong Điền 2011-2014
46
2.3
Giá trị sản xuất huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014
47
2.4
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Phong Điền thời kỳ 2011
– 2014
48
2.5
Cơ cấu kinh tế huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014
49
2.6
Chiều dài các tuyến đƣờng trên địa bàn huyện Phong Điền
50
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền
qua các năm
Tốc độ tăng số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp huyện
Phong Điền qua các năm
GTSX Nông - Lâm -Thủy sản Phong Điền thời kỳ 20112014
Cơ cấu GTSX Nông - Lâm - Thủy sản huyện Phong Điền
thời kỳ 2011- 2014
GTSX ngành nông nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 20112014
Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ
2011- 2014
GTSX ngành lâm nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 20112014
Cơ cấu ngành lâm nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 20112014
download by :
52
53
54
55
55
56
57
58
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
GTSX và cơ cấu ngành thủy sản huyện Phong Điền thời kỳ
2011- 2014
Hiện trạng sử dụng đất theo vùng sinh thái của huyện
Phong Điền
Tình hình dân số và lao động vùng đồng bằng huyện Phong
Điền qua 3 năm 2012 - 2014
Tình hình vốn đầu tƣ ở huyện Phong Điền thời kỳ 20112014
Cơ cấu vốn đầu tƣ ở huyện Phong Điền thời kỳ 2011- 2014
59
62
64
67
69
Trang bị máy móc thiết bị của ngành nông nghiệp, lâm
2.20
nghiệp và thủy sản ở huyện Phong Điền thời kỳ 2011 –
72
2014
2.21
2.22
2.23
2.24
2.25
2.26
Quy mơ diện tích cây trồng huyện Phong Điền thời kỳ 2011
- 2014
Tốc độ tăng diện tích cây trồng Phong Điền thời kỳ 2011 –
2014
Quy mơ sản xuất ngành chăn nuôi huyện Phong Điền thời
kỳ 2011 – 2014
Tốc độ tăng quy mô sản xuất ngành chăn nuôi huyện Phong
Điền thời kỳ 2011 – 2014
Năng suất trên đơn vị diện tích của cây trồng chủ yếu ở
huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014
Tốc độ tăng năng suất trên đơn vị diện tích của cây trồng
chủ yếu ở huyện Phong Điền thời kỳ 2011 – 2014
download by :
73
74
75
76
77
78
1
MỞ ĐẦU
7. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là ngành có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Sản xuất nông nghiệp cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, trong
q trình cơng nghiệp hóa, nơng nghiệp cung cấp vốn, lao động, ngun liệu,
các yếu tố đầu vào… cho công nghiệp và ngành kinh tế khác.
Từ khi đổi mới cho đến nay, nền nông nghiệp Việt Nam đã hình thành
hai xu hƣớng phát triển khá rỏ nét; trong đó, xu hƣớng phát triển nơng nghiệp
dựa vào cung đóng vai trị chủ đạo, điển hình của xu hƣớng này là cả nƣớc tập
trung gia tăng sản lƣợng nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, xóa đói giảm
nghèo. Từ khi hội nhập, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới (WTO), khi vấn đề an ninh lƣơng thực quốc gia đã đƣợc đảm bảo, và nhu
cầu của ngƣời tiêu dùng đã thay đổi nhanh chóng cả về cơ cấu lƣơng thực
thực phẩm và những kỳ vọng lớn hơn từ nông nghiệp không chỉ cung ứng đủ
lƣơng thực, thực phẩm; mà còn cả vấn đề bảo vệ môi trƣờng và ổn định xã hội
tại nơng thơn. Từ đó, cách tiếp cận theo phía cầu của phát triển nơng nghiệp
hình thành và phát triển, điển hình của cách tiếp cận này là sản xuất ra nhƣng
nông sản đa dạng về chủng loại, chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị
trƣờng, liên kết các đối tác trên chuỗi nơng sản nhằm có thể đƣa nông sản từ
nơi sản xuất đến thị trƣờng với chi phí thấp nhất.
Phong Điền là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế,
các hoạt động sản xuất chủ yếu của huyện chủ yếu diễn ra ở khu vực nơng
thơn, nơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo của nền kinh tế. Nơng nghiệp của
huyện có những thành tựu đáng đƣợc ghi nhận nhƣ: giá trị sản xuất nông
nghiệp bình qn hàng năm tăng; chăn ni phát triển theo hƣớng thâm canh,
số lƣợng gia súc, gia cầm cơ bản ổn định, chất lƣợng đƣợc cải thiện. Bên cạnh
những kết quả đạt đƣợc, nông nghiệp huyện phát triển chƣa thực sự tƣơng
download by :
2
xứng với tiềm năng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chƣa mạnh, giá trị
trên một đơn vị diện tích cịn thấp; cơng tác quy hoạch, bố trí vùng sản xuất
chƣa đƣợc chú trọng; chƣa tạo đƣợc sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nông
dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nơng nghiệp chƣa có sự phát triển đột
phá tạo tiền đề cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp, tạo chuyển biến mạnh
mẽ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở phát
huy lợi thế tự nhiên của huyện, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn và giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập nhằm tạo sự chuyển biến
nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đồng thời khắc phục
những hạn chế ở khu vực nơng thơn. Vì vậy, tơi chọn đề tài “Phát triển nông
nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn
thạc sỹ.
8. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nơng nghiệp huyện Phong
Điền thời gian qua
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
huyện Phong Điền
9. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề phát triển nông
nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
download by :
3
Thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những
năm trƣớc mắt.
Khơng gian: Trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
10.Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp phân tích thực chứng, phƣơng pháp phân tích chuẩn tắc.
- Phƣơng pháp chuyên gia.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Các phƣơng pháp khác …
11.Bố cục đề tài
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế thời gian qua
Chƣơng 3: Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp huyện
Phong Điền
12.Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nơng nghiệp có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, vì
vậy trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển nơng nghiệp ln là mối quan
tâm nghiên cứu của các nhà lý luận, các nhà kinh tế học và các tổ chức phát
triển.
Theo David Ricacdo (thế kỷ 18) cho rằng do đất đai có giới hạn trong
khi dân số nơng thơn tăng nhanh do vậy phát triển nông nghiệp dựa vào khai
thác loại tƣ liệu sản xuất chủ yếu này sẽ gặp phải khó khăn nhƣ chi phí tăng
cao, năng suất giảm. Vì vậy, muốn phát triển nơng nghiệp thì phải sử dụng
tiết kiệm và có hiệu quả đất đai.
download by :
4
PGS.TS Bùi Bá Bổng (2004) đã có bài viết “Một số vấn đề trong phát
triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới”. Trong
bài viết, tác giả đã đề ra các giải pháp để phát triển nông thôn hiện nay và
trong những năm tới: Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng phát huy lợi thế so sánh mỗi vùng
gắn với nhu cầu thị trƣờng; tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực cho nông
nghiệp – nông thôn; đẩy mạnh việc thực hiên Chƣơng trình phát triển nơng
thơn; xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, hoàn thiện hệ
thống tổ chức kinh doanh và tiêu thụ nông lâm sản hàng hóa trong nƣớc và
xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; tăng cƣờng hợp tác
quốc tế và hội nhập để tăng thêm nguồn lực cho phát triển của ngành trong
những năm trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài; hoàn thiện và đổi mới các chính sách,
tiếp tục tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa nơng nghiệp phát triển [7].
Trong “Giáo trình kinh tế phát triển” của PGS.TS Đinh Phi Hổ (2006)
có nêu đặc điểm của nơng nghiệp: nơng nghiệp có đối tƣợng sản xuất là
những cây trồng và vật nuôi (chúng là các sinh vật); ruộng đất sử dụng trong
nông nghiệp đƣợc coi là tƣ liệu sản xuất đặc biệt; hoạt động của lao động và
tƣ liệu sản xuất trong nông nghiệp có tính thời vụ; nơng nghiệp có địa bàn sản
xuất rộng lớn nhƣng lại mang tính khu vực [9].
Nghiên cứu “Việt Nam hướng tới 2010” do bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ
trì và đƣợc Cơ quan phát triển của Liên hiệp Quốc (UNDP) tài trợ (2001)
đƣợc xem là nghiên cứu đầu tiên sau đổi mới. Nghiên cứu này cho rằng “hội
nhập và tăng trƣởng kinh tế sẽ mang lại thay đổi và cả rủi ro. Nhƣng rủi ro lớn
nhất chính là khơng theo đuổi tự do hóa sâu sắc hơn, bởi vì tăng trƣởng chậm
sẽ làm tổn hại đến tất cả các mục tiêu phát triển của Việt Nam”. Nghiên cứu
này thôi thúc Việt Nam hãy tận dụng tối đa hội nhập kinh tế để tăng trƣởng
download by :
5
kinh tế nhanh, trong đó có nơng nghiệp là điều kiện để giảm nhanh nghéo đói,
phát triển nơng thơn và gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam [3].
Trong bài viết “Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất thị
trường” TS. Võ Tịng Xn (2009) có đề ra một số đề xuất nhằm đƣa nơng
nghiệp nƣớc ta tăng trƣởng nhanh và hiện đại hơn các nƣớc trong khu vực và
giải pháp để ngƣời trồng lúa có lãi; nâng cao thu nhập, ổn định đƣợc cuộc
sống, đồng thời bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia; ngành nông nghiệp và
cả ngƣời dân cũng cần đổi mới để tăng tính cạnh tranh [28].
Trong tác phẩm “Nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”
(2003) tác giả PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc cho rằng: nông nghiệp Việt Nam sau
đổi mới đã trải qua các giai đoạn phát triển gồm giai đoạn 1986 – 1990 phát
triển nông nghiệp dựa trên kinh tế nông hộ, gia tăng sản lƣợng nhằm đảm bảo
an ninh lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo nhanh chóng; giai đoạn 1991 – 1995
nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gia tăng xuất
khẩu nông sản, nhất là gạo và bắt đầu phát triển kinh tế trang trại trong sản
xuất nông nghiệp; giai đoạn 1996 – 2002 tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp
hàng hóa và phát triển nơng nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
[8].
PGS.TS Bùi Quang Bình (2011) đã nêu một số giải pháp đẩy nhanh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn trong tác phẩm “Di
dân trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam: trường hợp của Miền Trung
– Tây Nguyên” nhƣ sau: Đẩy mạnh phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa; đƣa
nhanh và áp dụng rộng tiến bộ khoa học - công nghệ sản xuất nông nghiệp,
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế
biến, đẩy nhanh hơn cơ giới hóa ở nơng thơn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội nông thôn; xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp; phát triển
mạnh dịch vụ ở nông thôn [1].
download by :
6
TS. Hồng Xn Nghĩa có bài viết “Đột phá chính sách nông nghiệp,
nông thôn và nông dân trong giai đoạn hiện nay”. Qua tổng hợp phân tích tác
giả kết luận đầu tƣ cho khu vực nông thôn (chủ yếu vốn, khoa học cơng nghệ)
cịn q thấp và hiệu quả chƣa cao và đề xuất một số khâu đột phá cho phát
triển nơng nghiệp đó là: (1) Đột phá trong khâu quy hoạch, quản lý việc sử
dụng, tích tụ đất đai nông nghiệp; (2) Đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn; (3) Đột phá về thị trƣờng và nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hóa nơng sản, hồn thiện các thể chế lƣu thông, nhất là đối với lƣu thơng
lúa gạo: (4) Hỗ trợ có hiệu quả cho nông dân [14].
Trong bài viết “Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 20112020” (2012) GS.TS Nguyễn Trần Trọng đề cập đến phƣơng pháp tiếp cận
phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam dƣới góc độ thị
trƣờng; góc độ cơng nghiệp; góc độ mơi sinh và những định hƣớng chủ yếu
phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020: Tiếp tục đẩy mạnh
sản xuất nơng nghiệp hàng hóa theo hƣớng kinh tế thị trƣờng, từng bƣớc
chuyển các đơn vị, ngành, vùng nơng nghiệp cịn căn bản tự cấp, tự túc ở các
tỉnh miền núi, vùng dân tộc ít ngƣời lên sản xuất hàng hóa, xây dựng các vùng
sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung. Tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất cây
trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng đất, đồng thời chú ý tới tăng năng suất
lao động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị nơng sản. Hồn thiện cơ cấu
sản xuất nơng nghiệp theo hƣớng phát triển tồn diện trên cơ sở chun mơn
hóa, tập trung hóa trong từng ngành, từng vùng sản xuất nông nghiệp. Phát
triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, xây dựng các vùng nguyên
liệu vững chắc, nâng cao chất lƣợng sản phẩm chế biến. Xây dựng các loại
hình thức kinh tế phù hợp trong nơng nghiệp. Thực hiện một số chính sách
thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong nông
download by :
7
nghiệp theo hƣớng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ,
nông nghiệp sạch [26].
Các tác phẩm, bài viết và tác giả nêu trên đã đề cập một cách khái qt,
khá tồn diện hoặc đi vào phân tích từng mặt của phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn. Ngồi ra, có nhiều bài viết của các tác giả khác, với nhiều cách
tiếp cận khác nhau đã nêu nhiều vấn đề về lý luận và những nội dung cơ bản
của phát triển nơng nghiệp qua các giai đoạn, góp phần giải quyết những vấn
đề thực tiễn của phát triển nông nghiệp tại Việt Nam nói chung và một số địa
phƣơng nói riêng. Tuy nhiên, trên góc độ tổng kết và hệ thống hóa các vấn đề
lý luận và nội dung của phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện vẫn chƣa có cơng trình nào nghiên cứu hồn
chỉnh về vấn đề này. Vì vậy, tác giả đã thừa kế và chọn lọc những cơng trình
đã nghiên cứu ở trên và các nghiên cứu khác để thực hiện đề tài này.
download by :
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.4. KHÁI NIỆM NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.4.1. Khái niệm về nông nghiệp
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp
những sản phẩm thiết yếu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời tồn tại
và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Ở những nƣớc đang trong giai đoạn
của quá trình cơng nghiệp hóa nhƣ Việt Nam, nơng nghiệp cịn là nguồn thu
nhập về ngoại tệ nhờ xuất khẩu nông sản; cung cấp các yếu tố sản xuất lao
động và vốn cho các khu vực kinh tế khác; Theo nghĩa rộng, ngành nông
nghiệp gồm ba lĩnh vực: nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và
ngƣ nghiệp. Theo nghĩa hẹp, ngành nông nghiệp gồm hai lĩnh vực trồng trọt
và chăn ni. Trong q trình phát triển, nơng nghiệp đã đi từ phƣơng thức
sản xuất tự cung tự cấp, tiến đến một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa và
phát triển cao để trở thành một nền nông nghiệp thƣơng mại hóa có phạm vi
khơng chỉ trong một quốc gia mà phát triển trên phạm vi tồn cầu.
Nơng nghiệp tự cung tự cấp là hình thức ngƣời nơng dân hay cộng
đồng nông nghiệp tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm, vải
vóc, xây nhà cửa và sinh sống mà không cần đến hoạt động mua bán trên thị
trƣờng. Đặc điểm của nó là sản xuất gia đình thống trị, quyết định sản xuất cái
gì hồn tồn phụ thuộc vào sự đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình trong hiện tại
và dự trữ lƣơng thực, thực phẩm cho đến mùa giáp hạt và nông nghiệp đƣợc
xem là một sinh kế của gia đình và cộng đồng.
Nơng nghiệp hàng hóa là hình thức sản xuất lấy việc trao đổi hay mua
bán nông sản trên thị trƣờng làm mục tiêu để phát triển. Nơng nghiệp hàng
hóa xuất hiện khi có sự phân cơng lao động xã hội và sản phẩm nông nghiệp
download by :
9
không những đủ cung cấp cho ngƣời sản xuất mà cịn có dƣ thừa để trao đổi.
Xét về quy mơ và phạm vi, nơng nghiệp hàng hóa ở mức thấp của q trình
thƣơng mại hóa trong nơng nghiệp [25, trang12].
Nơng nghiệp thƣơng mại hóa là nền nơng nghiệp đạt ở mức cao và
phạm vi rộng hơn so với nông nghiệp hàng hóa về cả lực lƣợng sản xuất và
quy mơ thị trƣờng. Sự tác động của khoa học và công nghệ, sự phát triển của
giao thông vận tải đã liên kết mọi miền, mọi quốc gia làm cho sản xuất nơng
nghiệp và kinh doanh nơng sản đƣợc chun mơn hóa và phân cơng lao động
xã hội phát triển. Q trình thƣơng mại hóa nơng nghiệp ln là sự hình thành
và phát triển các hoạt động kinh doanh nông sản, liên kết các khâu từ sản
xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu, vận tải đến bàn ăn của ngƣời tiêu dùng
[25, trang 13].
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai và cây trồng làm nguyên liệu chính
để sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm, tƣ liệu cho công nghiệp, đáp ứng các
nhu cầu về vui chơi, giải trí, tạo cảnh quan (vƣờn hoa, công viên, sân banh,
sân gôn). Ngành nông nghiệp phân loại cây trồng dựa trên: Phƣơng pháp canh
tác chia ra gồm cây trồng nơng học với các nhóm cây hạt ngũ cốc, nhóm cây
đậu cho hạt, nhóm cây cho sợi, nhóm cây lấy củ, nhóm cây đồng cỏ và thức
ăn gia súc hay cây trồng nghề vƣờn có nhóm rau, nhóm cây ăn trái, nhóm hoa
kiểng, nhóm cây đồn điền, cây công nghiệp; công dụng chia ra cây lƣơng
thực, cây cho sợi, cây cho dầu và cây làm thuốc; u cầu về điều kiện khí hậu
chia ra cây ơn đới, cây á nhiệt đới, cây nhiệt đới; thời gian của chu kỳ sinh
trƣởng chia ra cây hàng năm và cây lâu năm.
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp,
với đối tƣợng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm
đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Ngành chăn ni cung cấp các sản phẩm có
giá trị kinh tế cao nhƣ thịt, trứng, sữa,… nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
download by :
10
thiết yếu hàng ngày của ngƣời dân. Xu hƣớng tiêu dùng có tính quy luật
chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn
nuôi ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nơng nghiệp
nói chung. Chăn ni là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý
giá cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dƣợc liệu. Chăn ni là
ngành ngày càng có vai trị quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc
sản tƣơi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu. Xã hội càng phát
triển, mức tiêu dùng của ngƣời dân về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng
lên về cả số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu sản phẩm. Do vậy mức đầu tƣ của xã
hội cho ngành chăn ni có xu hƣớng tăng nhanh và ngày càng cao ở hầu hết
mọi nền nông nghiệp. Sự chuyển đổi có tính quy luật trong đầu tƣ pháy triển
sản xuất nông nghiệp là chuyển dần từ sản xuất trồng trọt sang phát triển chăn
nuôi. Trong ngành trồng trọt, các hoạt động chuyển hƣớng sang phát triển cây
trồng làm thức ăn chăn nuôi.
b. Phát triển nông nghiệp
Để hiểu rỏ hơn quan niệm về phát triển nông nghiệp chúng ta sẽ đi từ
các khái niệm liên quan đến phát triển.
- Khái niệm về phát triển
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo tác giả
Raanan Waitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trƣởng mức sống của con ngƣời và phân phối công bằng những thành quả
tăng trƣởng trong xã hội”. Sự tồn tại và phát triển của một xã hội hôm nay là
sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ.
Phát triển cũng thƣờng đi kèm với những thay đổi quan trọng trong cấu
trúc của nền kinh tế, hay nói cách khác là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động. Thông thƣờng sự chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ là phần đóng
góp cho ngành công nghiệp và nông nghiệp đều tăng nhƣng công nghiệp tăng
download by :
11
nhanh hơn, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hƣớng tăng lao động công
nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp, đồng thời tỷ lệ dân chúng sống
trong thành phố tăng nhiều hơn ở miền quê, tiêu biểu nhờ ngày càng có nhiều
ngƣời chuyển từ sản xuất nơng nghiệp ở nông thôn sang công việc đƣợc trả
lƣơng cao hơn và có cơ sở ở thành thị, thƣờng là trong sản xuất hay dịch vụ.
Nhƣ vậy, phát triển là một quá trình vận động đi lên. Trong khái niệm
này, phát triển phải là một q trình lâu dài, ln thay đổi và có sự thay đổi
theo hƣớng ngày càng hồn thiện. Do vậy, khái niệm phát triển cũng đƣợc lý
giải nhƣ một q trình thay đổi theo hƣớng hồn thiện về mọi mặt của nền
kinh tế nhƣ: kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế trong một thời gian nhất
định.
Quá trình phát triển đƣợc thể hiện qua bốn nội dung: Thứ nhất, duy trì
đƣợc tăng trƣởng kinh tế ổn định trong dài hạn. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hƣớng hợp lý; Trong đó tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp
tăng, đặc biệt các ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Thứ ba, gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế; đó là sử dụng và tái đầu tƣ
hợp lý để duy trì quy mơ và chất lƣợng các nguồn lực nhằm đảm bảo tăng
trƣởng kinh tế ổn định và liên tục, đồng thời nền kinh tế đó đủ khả năng vƣợt
qua các biến động của khủng hoảng và thị trƣờng, cũng nhƣ tác động của
thiên tai. Thứ tƣ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, đó là kết quả của nâng cao
thu nhập đầu ngƣời, nhƣng khơng chỉ có vậy, nó địi hỏi phải có sự phân phối
thu nhập cơng bằng, xóa bỏ nghèo đói, nâng cao phúc lợi cho mọi ngƣời
dân,…
- Khái niệm về phát triển nông nghiệp
Từ những quan niệm và lập luận trên có thể đi đến khái niệm về phát
triển nông nghiệp nhƣ sau: Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện
pháp nhằm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu
download by :
12
thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp hợp lý và
từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.4.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nền văn minh nông nghiệp đã tồn tại hàng vạn năm trên trái đất, cho
đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành duy nhất sản xuất ra lƣơng thực, thực
phẩm cho con ngƣời, ngƣời ta có thể khơng có (hoặc chƣa có) nhiếu thứ khác,
nhƣng không thể thiếu lƣơng thực, thực phẩm để sống và hoạt động. Dù cho
các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các quốc gia có khác nhau đến đâu,
nơng nghiệp vẫn mang tính chất truyền thống lâu đời, bao gồm những quá
trình chọn lọc và phát triển tự nhiên. Vì vậy, cho dù ở thời đại nào, trình độ
kỹ thuật và cơng nghệ nào thì nông nghiệp vẫn giữ những đặc điểm riêng với
công nghiệp. Sản phẩm của nông nghiệp là kết quả khai thác đƣợc từ quá
trình sinh trƣởng của cây trồng và vật nuôi, đƣợc sử dụng dƣới hai dạng chủ
yếu là lƣơng thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Sản xuất nơng
nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác khơng thể có
đƣợc, đó là:
- Sản xuất nơng nghiệp có tính vùng rỏ rệt: Sản xuất nơng nghiệp đƣợc
tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, mỗi vùng lại chịu tác động từ những điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa, tập quán,… khác nhau.
Đặc điểm này đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu rỏ tính chất vùng, quy hoạch
nơng nghiệp, lựa chọn và bố trí cây trồng, vật ni, ứng dụng kỹ thuật canh
tác phù hợp với điều kiện từng vùng, nhằm tránh rủi ro và khai thác lợi thế so
sánh nông sản của mỗi vùng.
- Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu: Trong nông nghiệp, đất đai là
tƣ liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đƣợc. Đất đai là điều kiện cần
thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhƣng nội dung kinh tế của nó lại rất khác
nhau. Trong công nghiệp, giao thông,… đất đai là cơ sở làm nền móng trên đó
download by :
13
xây dựng các nhà máy, công xƣởng, hệ thống đƣờng sá giao thông,… Trong
nông nghiệp, ruộng đất vừa là đối tƣợng lao động, vừa là tƣ liệu lao động.
Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con ngƣời khơng thể tăng theo ý muốn
chủ quan, nhƣng sức sản xuất của ruộng đất chƣa có giới hạn, nghĩa là con
ngƣời có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng
lên của lồi ngƣời về nơng sản phẩm.
- Đối tƣợng sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi: Các loại cây
trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trƣởng, phát
triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh. Với tƣ
cách là tƣ liệu sản xuất đặc biệt đƣợc sản xuất trong bản thân nông nghiệp
bằng cách sử dụng sản phẩm thu đƣợc của chu trình sản xuất trƣớc làm tƣ liệu
sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Do đó, địi hỏi phải thƣờng xuyên chọn
lọc, lai tạo ra những giống mới phù hợp với điều kiện từng vùng để cho năng
suất cao.
- Sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ cao: Đây là đặc thù điển hình
nhất bởi quá trình sản xuất nơng nghiệp là q trình tái sản xuất kinh tế gắn
với q trình tái sản xuất tự nhiên. Tính thời vụ khơng thể xóa bỏ đƣợc mà chỉ
có thể hạn chế nó. Do đó ngƣời nơng dân phải khai thác tốt quy luật này để
giảm chi phí sản xuất, cũng nhƣ phải có giải pháp tổ chức sản xuất hợp lý để
hạn chế những khó khăn,… Đặc điểm này xuất phát từ hai lý do cơ bản. Một
là quá trình sản xuất nơng nghiệp gắn với q trình tái sản xuất tự nhiên, thời
gian lao động gắn với thời gian sản xuất nhƣng khơng hồn tồn trùng khớp
với thời gian sản xuất; thứ hai, mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ phù hợp với
một điều kiện thời tiết nhất định. Để khai thác tốt nhất ánh sáng, ôn độ, độ
ẩm, lƣợng mƣa cho cây trồng thì các khâu gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tƣới
tiêu,… phải đúng thời vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu các phƣơng pháp canh tác
download by :
14
nhằm hạn chế những tác động của thời tiết khí hậu sẽ giúp nông nghiệp phát
triển bền vững và ổn định.
Ngồi những đặc điểm chung của sản xuất nơng nghiệp, nơng nghiệp
Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng, đó là:
- Nơng nghiệp nƣớc ta từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nơng
nghiệp sản xuất hàng hóa.
- Nơng nghiệp nƣớc ta có điểm xuất phát cịn rất thấp, cơ sở vật chất
còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nơng thơn cịn yếu kém, lao động thuần nơng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng
suất lao động chƣa cao.
- Nông nghiệp nƣớc ta chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng
hóa.
- Nền nơng nghiệp nƣớc ta là nền nơng nghiệp nhiệt đới, có pha trộn
tính chất ơn đới, nhất là ở miền bắc và đƣợc trải rộng trên bốn vùng rộng lớn,
phức tạp: trung du, miến núi, đồng bằng và ven biển [24, trang 16].
1.4.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
a. Phát triển nơng nghiệp có ý nghĩa lớn đó là đóng góp về thị trường
Nơng nghiệp phát triển sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác nhau. Do phát triển
nơng nghiệp nên sẽ đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các
nguồn lực (lao động, vốn,…) từ nông nghiệp sang các khu vực khác đặc biệt
là khu vực công nghiệp để giải quyết việc làm, phát triển nơng thơn.
b. Phát triển nơng nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh tế ổn định
Khi nông nghiệp phát triển, thu nhập của ngƣời dân ở nông thôn tăng
kéo theo việc tăng tiêu dùng. Nếu đa số ngƣời dân sống bằng nơng nghiệp thì
đây là thị trƣờng rộng lớn cho công nghiệp phát triển. Nông nghiệp chiếm tỷ
trọng không nhỏ tại các quốc gia đang phát triển, việc tăng trƣởng và phát
download by :
15
triển nơng nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt làm phát triển
ngành công nghiệp tiêu dùng và chế biến qua đó góp phần vào tăng trƣởng
nền kinh tế.
c. Phát triển nơng nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm
an ninh lương thực
Phát triển nông nghiệp giúp giảm nghèo nhanh chóng ở nơng thơn và
cả thành thị. Bởi vì, phát triển nơng nghiệp sẽ làm tăng sản lƣợng lƣơng thực
và tăng thu nhập của ngƣời dân ở nơng thơn, góp phần làm giảm nghèo tuyệt
đối do có đủ lƣơng thực tự túc và giảm nghèo tƣơng đối do thu nhập khu vực
nông thôn tăng lên. Mặt khác, khi nông nghiệp phát triển, giá cả lƣơng thực
giảm, ngƣời nghèo ở thành thị có cơ hội giảm nghèo do đủ sức mua lƣơng
thực. Điều này cũng đúng cho phạm vi toàn cầu, khi sản lƣợng lƣơng thực thế
giới tăng, kéo theo giá nơng sản tồn cầu giảm tƣơng ứng và điều này đem lại
nhiều lợi ích cho các quốc gia nghèo thiếu lƣơng thực.
An ninh lƣơng thực có thể đạt đƣợc ở cấp độ gia đình, địa phƣơng,
quốc gia hoặc toàn cầu. Đối với một quốc gia, an ninh lƣơng thực là sản xuất
đủ lƣơng thực trong nƣớc; nếu không, phải nhập khẩu để đảm bảo cung ứng
đủ nhu cầu lƣơng thực. Tăng trƣởng nông nghiệp, ở cấp độ gia đình đảm bảo
ln có sẵn lƣơng thực và có thừa để bán ra thị trƣờng; ở cấp độ quốc gia giúp
ổn định nguồn cung, giảm nhập khẩu lƣơng thực. Khi sản lƣợng nông nghiệp
đạt đến dƣ thừa cho xuất khẩu sẽ góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực tồn
cầu.
d. Phát triển nơng nghiệp góp phần phát triển nông thôn
Phát triển nông nghiệp và phát triển nông thơn có quan hệ hữu cơ là
điều kiện của nhau. Phát triển nơng nghiệp tạo điều kiện tích lũy để đầu tƣ
phát triển hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống của dân cƣ tại nông thôn.
download by :
16
Khi nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các nguồn lực để
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng trƣởng.
Phát triển nông thôn là chiến lƣợc và là các hoạt động nhằm cải thiện
đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của dân cƣ nơng thơn nhất là dân nghèo; quá
trình này sẽ làm nâng cao thu nhập của ngƣời nghèo và qua đó tạo đƣợc tiến
trình phát triển nơng thơn một cách tự giác và ổn định. Để đạt đƣợc điều này
phải xuất phát từ nội lực và ngoại lực. Ngoại lực cho phát triển nông thôn
xuất phát từ huy động nguồn lực của Nhà nƣớc và quốc tế thơng qua các
chính sách đầu tƣ phát triển nhƣ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,
phát triển hệ thống giáo dục, y tế, nƣớc sạch; tăng cƣờng các dịch vụ hỗ trợ về
khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, hỗ trợ nông dân tiếp thị sản phẩm.
Phát triển nông nghiệp đƣợc xem là nội lực để phát triển nơng thơn; vì
phát triển nơng nghiệp làm tăng thu nhập, tăng tích lũy, nhờ đó tăng đầu tƣ
cho xây dựng và phát triển nơng thơn, q trình này sẽ cải thiện đời sống
ngƣời dân sống bằng nông nghiệp giúp khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực
vốn có.
1.5. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
1.5.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp
Số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp là những nơi kết hợp các yếu
tố nguồn lực, trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp
đƣợc tổ chức theo nhiều hình thức, quy mơ, trình độ khác nhau.
Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp nghĩa là tăng số
lƣợng và quy mô của các hộ gia đình, các cá thể kinh doanh trang trại, tổ hợp
tác, các hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh nơng nghiệp,…
Nói cách khác là làm tăng số lƣợng tuyệt đối các cơ sở sản xuất nông nghiệp;
nhân rộng số lƣợng các cơ sở hiện tại; làm cho các cơ sở sản xuất nông
download by :