Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2018

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Thế Giới

Đà Nẵng - Năm 2018



download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Hiệp

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 3
6. Kết cấu luận văn .................................................................................. 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................ 7
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ......................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ....................................................... 7
1.2.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng trong cho vay................................ 7
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ................................................. 8

1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay ....................................... 8
1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay ................................ 11
1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay [10, tr. 20]. .................... 11
1.2.4. Những căn cứ chủ yếu để xác định rủi ro tín dụng trong cho vay 12
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát sinh rủi ro tín dụng [9]. ... 15
1.2.6. Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng ..................................................... 17
1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ........................... 18
1.3.1. Khái niệm ..................................................................................... 18
1.3.2. Mục đích của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ........ 19
1.3.3.Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn ........... 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35

download by :


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY TẠI ABBANK ĐÀ NẴNG ........................... 36
2.1. GIỚI THIỆU VỀ ABBANK ..................................................................... 36
2.1.1. Giới thiệu chung .......................................................................... 36
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ABBANK Đà Nẵng .......... 40
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI ABBANK ĐÀ
NẴNG

..................................................................................................... 43

2.2.1. Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn........................................ 43
2.2.2. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại
ABBANK Đà Nẵng năm 2014 - 2016 ............................................................ 45
2.2.3. Rủi ro tín dụng trong các loại hình cho vay ................................ 45
2.2.4. Những nguyên nhân chủ yếu gây rủi ro tín dụng trong cho vay

ngắn hạn tại ABBANK Đà Nẵng thời gian qua ............................................... 47
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY
TẠI ABBANK ĐÀ NẴNG .............................................................................. 52
2.3.1. Phân quyền trong quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK Đà Nẵng52
2.3.2. Thực trạng công tác nhận diện rủi ro trong cho vay tại chi nhánh .. 53
2.3.3. Thực trạng đo lƣờng rủi ro tín dụng trong cho vay ..................... 55
2.3.4. Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay ...................................... 56
2.3.5. Tài trợ rủi ro tín dụng................................................................... 62
2.3.6. Đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
tại ABBANK Đà Nẵng..................................................................................... 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 68
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI ABBANK ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 69

download by :


3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỤC
TIÊU QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN
TẠI ABBANK GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 ...................................................... 69
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI ABBANK ĐÀ
NẴNG

..................................................................................................... 71

3.2.1. Hồn thiện cơng tác nhận dạng rủi ro .......................................... 71
3.2.2. Hồn thiện cơng tác đo lƣờng rủi ro ............................................ 79
3.2.3. Hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro ........................................... 83

3.2.4. Hồn thiện cơng tác tài trợ rủi ro ................................................. 98
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 101
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc .................................................... 101
3.3.2. Đối với ABBANK Đà Nẵng Hội sở .......................................... 103
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng việt
CBTD

Cán bộ tín dụng

CN

Chi nhánh

CP

Cổ phần

DPRR

Dự phòng rủi ro


ABBANK

Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần An Bình

KH

Khách hàng

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

DPRR

Dự phịng rủi ro

QTRR

Quản trị rủi ro

RRTD


Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

Tiếng Anh
CIC (Credit Information Center)

Trung tâm thơng tin tín dụng

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1.

2.2.

Tên bảng
Tình hình huy động vốn tại ABBANK Đà Nẵng 20142016
Tình hình dƣ nợ cho vay tại ABBANK Đà Nẵng 20142016

Trang
39


40

2.3.

Tình hình thu nhập – chi phí giai đoạn 2014 – 2016

41

2.4.

Cơ cấu dƣ nợ cho vay giai đoạn 2014 – 2016

42

2.5.
2.6.
3.1.

3.2.

Cơ cấu nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn giai đoạn
2014 - 2016
Cơ cấu nợ xấu tại ABBANK Đà Nẵng 2014 – 2016
Bảng Pareto về nguyên nhân trả nợ quá hạn giai đoạn
2014 - 2016
Xếp hạng mức độ rủi ro và xác suất xuất hiện của danh
mục rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn

44

44
76

79

3.3.

Xếp hạng TSĐB

81

3.4.

Bảng kết hợp kết quả xếp hạng khách hàng và TSĐB

82

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
2.1.
3.1.

Tên hình
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quán lý tại ABBANK Đà
Nẵng
Đồ thị Pareto


download by :

Trang
39
77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam,
hoạt động này đã và đang mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng, tuy
nhiên rủi ro của hoạt động này mang lại cũng không nhỏ. Hậu quả của rủi ro tín
dụng đối với các ngân hàng thƣơng mại thƣờng rất lớn, làm gia tăng chi phí,
thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thốt của vốn vay, làm xấu đi
tình hình tài chính cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng.
Trƣớc bối cảnh hoạt động kinh doanh của các NHTM thời gian qua gặp
nhiều khó khăn, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, buộc các ngân hàng
nới lỏng các chính sách cho vay, bỏ qua các bƣớc kiểm tra, rà sốt, thẩm
định…Bên cạnh đó, tình hình kinh tế cịn diễn biến phức tạp và chƣa có dấu
hiệu phục hồi, sức mua trong nƣớc suy giảm, hàng tồn kho tăng, các đơn vị
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngừng hoạt động, phá sản, giải thể ngày
càng nhiều, kéo theo tình trạng thất nghiệp, thu ngân sách nhà nƣớc cũng suy
giảm. Điều này đã làm cho rủi ro tín dụng trở nên phức tạp, tác động đến sự
an tồn của hệ thống ngân hàng.
Rủi ro tín dụng trong cho vay luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển
nhiên ở bất kỳ ngân hàng nào nhƣ lời P.Volker cựu chủ tịch Cục dự trữ liên
bang Mỹ (Fed) từng phát biểu: “Nếu ngân hàng khơng có những khoản vay
tồi thì đó khơng phải là hoạt động kinh doanh”. Chính vì những lí do đó mà

hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là một yêu cầu cấp thiết đƣợc đặt ra nhằm
quản lý và hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận đƣợc so với mức lợi nhuận
kỳ vọng.
Để có thể khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả hoạt động, Ngân Hàng
TMCP An Bình Chi nhánh Đà Nẵng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một

download by :


2
mơ hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp. Xuất phát từ nhu cầu cấp
thiết này, đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình chi nhánh Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của
ngân hàng thƣơng mại.
Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Đà Nẵng.
Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là nhận dạng, đo lƣờng, phân tích các
nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế,
phịng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân Hàng TMCP An Bình Chi
nhánh Đà Nẵng.
 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
dụng, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân Hàng TMCP An Bình

Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2014 – 2016, từ đó đƣa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi
nhánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Cơ sở lý luận: sử dụng số liệu dự trên báo cáo thống kê của Ngân hàng
TMCP An Bình Chi nhánh Đà Nẵng; lý thuyết tài chính tiền tệ; lý thuyết quản
trị ngân hàng thƣơng mại, quản trị rủi ro…

download by :


3
 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp
so sánh, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp chuyên
gia …
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Hệ thống hóa đƣợc những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng
của ngân hàng thƣơng mại, về quy trình quản trị rủi ro tín dụng cũng nhƣ các
nhân tố ảnh hƣởng đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng
thƣơng mại.
 Tổng hợp, phân tích, đánh giá nguyên nhân gây ra rủi ro và thực trạng
cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân Hàng TMCP An Bình
Chi nhánh Đà Nẵng.
 Luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trong bối cảnh và điều kiện
đặc thù tại chi nhánh Đà Nẵng.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP An Bình Chi nhánh Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong
cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP An Bình Chi nhánh Đà Nẵng.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việc nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM cần đƣợc tiến hành
nghiên cứu một cách logic, khoa học. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã tiến
hành thu thập dữ liệu, thơng tin, tìm hiểu cách tiếp cận, giải quyết vấn đề của
các tài liệu có nội dung tƣơng tự đã đƣợc cơng nhận. Để từ đó tiến hành
nghiên cứu nhằm tìm ra nền tảng cho q trình hồn thành luận văn. Trong

download by :


4
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn liên quan đến đề tài, tác giả đã tham
khảo một số tài liệu sau:
- Trần Thị Thanh Huyền(2011), Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp
theo mức độ rủi ro khách hàng- kinh doanh quốc tế, Tạp chí ngân hàng, (7), tr
60-70.
Bài báo đề cập đến cách tiếp cận quản trị rủi ro danh mục tín dụng doanh
nghiệp căn cứ trên mức độ rủi ro tín dụng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng
trong quản trị tín dụng, góp phần tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng của danh
mục tín dụng nói chung, Công cụ quan trọng để thực hiện điều này là hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng và ƣớc tính tổn thất rủi ro
tín dụng.
- Phạm Thị Nguyệt, Hà Mạnh Hùng (2011), Nguyên nhân và những biểu
hiện ủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, Tạp chí ngân hàng, (9), tr.2933. Báo cáo nêu những nghiên cứu về nguyên nhân của rủi ro tín dụng và một
số dấu hiệu cơ bản để nhận diện rủi ro tín dụng.
 Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
NXB Thống Kê. Giáo trình này đã giới thiệu một cách khái quát về các loại

rủi ro, khái niệm rủi ro, mục đích cơng tác quản trị rủi ro, nhận dạng đánh giá
và đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong đó
có rủi ro tín dụng.
 Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,
NXB Tài chính. Giáo trình đã đề cập đến các vấn đề về tính dụng và việc xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp.
 Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB
Thống Kê. Cuốn giáo trình giúp ngƣời đọc nắm bắt đƣợc các nghiệp vụ cấp
tín dụng ngân hàng trong phần 3 và các nghiệp vụ quản lý rủi ro trong phần 6
của cuốn sách.

download by :


5
 Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Lao
động xã hội. Cuốn giáo trình sử dụng kỹ thuật tiên tiến về quản trị ngân hàng
ở các nƣớc phát triển vào thực tế hệ thống ngân hàng Việt Nam về quản trị
vốn, rủi ro..
Các tài liệu trên giúp ngƣời đọc nắm bắt đƣợc về nghiệp vụ ngân hàng,
quản trị rủi ro tín dụng, từ đó làm căn cứ để làm cơ sở lý luận thực hiện Luận
văn tốt nghiệp.
 Đỗ Thùy Dung (2009), “Rủi ro tín dụng – một cách tiếp cận lƣợng
hóa”, Tạp chí ngân hàng, (số 11 tháng 06 năm 2009).
Trong tài liệu này, tác giả Đỗ Thùy Dung đã nêu ra một số phƣơng pháp
để đo lƣờng rủi ro tín dụng, ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp. Luận văn
đã kế thừa các cách tiếp cận lƣợng hóa này nhằm áp dụng và giải quyết một
số vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác đo lƣờng rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
 Dƣơng Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế
toàn cầu, NXB Lao Động, Hà Nội.

Trong tài liệu này, tác giả Dƣơng Hữu Hạnh đã nêu ra một số vấn đề cơ
bản về rủi ro tín dụng và một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, tài
liệu này chủ yếu nêu ra các trích dẫn của một số cơng trình nghiên cứu trƣớc
đó nhƣ Risk Management in Banking (2010) của Joll Besiss và các bài báo về
lĩnh vực tài chính ngân hàng mà chƣa chú trọng đi sâu phân tích các vấn đề.
Do đó, luận văn chỉ tham khảo một phần trong tài liệu này để phát triển
và phân tích sâu hơn các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay.
 Luận văn của tác giả Nguyễn Xn Văn (2012), Hồn thiện cơng tác
Quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng,
Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.

download by :


6
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro
tín dụng trên cơ sở áp dụng Nguyên tắc Basel trong xây dựng mơ hình quản
trị rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp. Từ những phân tích, đánh
giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
tại Vietcombank, đề tài đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị cần thiết để
hoàn thiện công tác quản trị rủi ro.
 Trƣơng Hữu Huy (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Phƣơng Đông – Chi nhánh Trung Việt, Luận văn thạc sĩ quản trị
kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Trong phần lý luận của mình, tác giả Trƣơng Hữu Huy đã khái quát
đƣợc những nội dung cơ bản nhƣ: đặc điểm rủi ro tín dụng, căn cứ xác định
rủi ro, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến
hoạt động ngân hàng và xã hội; Trình bày đƣợc khái niệm, nhiệm vụ và quy

trình quản trị rủi ro tín dụng. Với những lý luận trên, tác giả đã tổng hợp,
phân tích đƣợc hoạt động quản trị trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
cổ phần Phƣơng Đông – Chi nhánh Trung Việt. Tuy nhiên, tác giả chƣa nêu
đƣợc những thành công và hạn chế, cũng nhƣ những nguyên nhân dẫn đến
hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng.
Từ cơ sở lý luận, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh, tác giả
đã đƣa ra những giải pháp cơ bản cho việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng
phù hợp với mơi trƣờng kinh doanh tại đơn vị.

download by :


7
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng là việc các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự
có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín
dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có
hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ khác. [10, tr. 10].
 Phân loại tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại hoạt động tín dụng
ngân hàng nhƣ sau: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính…
1.2.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng trong cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian

nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
 Phân loại cho vay [10, tr. 14].
 Căn cứ thời hạn cho vay: Theo tiêu thức này, hoạt động cho vay bao
gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn.
 Căn cứ vào mục đích cho vay: Cho vay đƣợc phân thành: cho vay
phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất nông
nghiệp, xuất nhập khẩu…
 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Theo tiêu thức này,
hoạt động cho vay bao gồm: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay khơng có
tài sản đảm bảo.
 Căn cứ vào đối tƣợng khách hàng: Cho vay đƣợc phân thành: cho

download by :


8
vay đối với khách hàng là tổ chức, cho vay đối với khách hàng cá nhân, cho
vay đối với hộ gia đình…
 Căn cứ vào phƣơng thức cho vay: Theo tiêu thức này, hoạt động cho
vay bao gồm: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả
góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành
thẻ tín dụng…
 Ngun tắc cho vay
Một là, sử dụng vốn vay đúng mục đích theo thỏa thuận của hợp đồng tín
dụng. Hai là, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về
tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ

ra thêm một khoản chi phí để có thể hồn thành đƣợc một nghiệp vụ tài chính
nhất định. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh
doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhƣng cũng là nghiệp vụ tiềm
ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm
đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự
chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt
động tín dụng có xu hƣớng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hƣớng tăng lên
nhƣng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ ½ đến 2/3 thu nhập ngân hàng (Peter
Rose, Quản trị ngân hàng thƣơng mại). Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh
rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận đƣợc là bản chất ngân hàng. P.
Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân
hàng khơng có những khoản vay tồi thì đó khơng phải là hoạt động kinh
doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất

download by :


9
và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng kinh doanh ngân hàng. Có nhiều
định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:
Theo quy định tại Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban
hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống
đốc NHNN, “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách
hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình
theo cam kết.” [6, tr. 3].
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện đƣợc
các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thoả thuận”; cũng theo Uỷ

ban này, một định nghĩa khác có thể nêu ra là “Rủi ro thất thốt đối với một
ngân hàng là sự vỡ nợ của ngƣời giao ƣớc trong hợp đồng”, trong đó sự vỡ nợ
đƣợc xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp
đồng khi hoàn trả gốc và/hoặc lãi”.
Theo Hennie van Greuning – Ngân hàng thế giới: Rủi ro tín dụng đƣợc
định nghĩa là nguy cơ mà ngƣời đi vay khơng thể chi trả tiền lãi, hoặc hồn trả
vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng
tức là việc chi trả bị trì hỗn, hoặc tồi tệ hơn là khơng chi trả đƣợc tồn bộ.
Theo Peter S.Rose, “một số tài sản của ngân hàng (đặc biệt là các khoản
cho vay) giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng”
Rủi ro tín dụng có thể đƣợc định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn đƣợc tạo ra
khi cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng khơng
trả đƣợc nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho
họ. Hay rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền đƣợc hẹn trả theo hợp đồng
(tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu

download by :


10
tƣ sẽ không đƣợc trả đầy đủ.
Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern
Perpective”, A.Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ
tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng
các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không
thể đƣợc thực hiện đầy đủ về cả số lƣợng và thời hạn.
Các định nghĩa khá đa dạng nhƣng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra
các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng nhƣ sau:
 Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngƣời vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ
trả nợ theo hợp đồng, bao gồm gốc hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc

khơng thanh tốn.
 Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập rịng
và giảm giá trị thị trƣờng của vốn. Trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể dẫn
đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
 Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, các ngân hàng thiếu
đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ cịn
nghèo nàn, vì vậy tín dụng đƣợc coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí
gần nhƣ là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Vì vậy, rủi ro tín
dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
 Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lƣợng
đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao,
thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn).
 Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên ngƣời ta khơng thể nào loại
trừ hồn tồn đƣợc mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng nhƣ tác
hại do chúng gây ra.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả
năng, do đó có thể xảy ra hoặc khơng xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là

download by :


11
một khoản vay dù chƣa quá hạn nhƣng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn
thất, một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhƣng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ
rất cao nếu danh mục đầu tƣ tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng,
ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị
rủi ro tín dụng đƣợc chủ động trong phịng ngừa, trích lập dự phịng, đảm bảo
chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay
 Rủi ro mang tính gián tiếp: trong quan hệ tín dụng, ngân hàng

chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi
khách hàng vay gặp những tổn thất và thất bại trong q trình sử dụng vốn.
Nói cách khác, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay
đã gián tiếp gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
 Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp : sự đa dạng, phức tạp thể
hiện ở nguyên nhân, hình thức và hậu quả của rủi ro tín dụng trong hoạt động
cho vay. Do đó, cần chú ý đến mọi dấu hiệu để phịng ngừa rủi ro nhanh
chóng và kịp thời.
 Rủi ro mang tính tất yếu ln tồn tại và gắn liền với hoạt động tín
dụng của ngân hàng thƣơng mại: tình trạng thơng tin bất cân xứng làm cho
ngân hàng không thể nắm bắt các dấu hiệu rủi ro một cách tồn diện. Vì vậy,
bất kỳ khoản vay nào cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Do đó, ngân hàng cần
phải cân nhắc giữa lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc.
1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay [10, tr. 20].
a. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
 Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro phát sinh do những hạn
chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi
ro giao dịch đƣợc chia làm 3 loại: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro
nghiệp vụ.

download by :


12
 Rủi ro lựa chọn (rủi ro xét duyệt) : Q trình đánh giá, phân tích, lựa
chọn khi tác nghiệp chƣa tốt.
 Rủi ro bảo đảm : Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ
các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm
bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
 Rủi ro nghiệp vụ (rủi ro kiểm soát) : Là rủi ro liên quan đến công tác

quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống
xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
 Rủi ro danh mục: Là loại hình rủi ro phát sinh trong quản lý danh
mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục vừa mang tính chủ quan, lại
vừa tác động của các nhân tố khách quan, bao gồm 2 loại rủi ro:
 Rủi ro nội tại (rủi ro cá biệt): Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm
riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành,
lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng
vốn của khách hàng vay vốn.
 Rủi ro tập trung : Là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý
nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Ngồi ra, cịn có nhiều hình thức phân loại khác nhƣ phân loại căn cứ
theo cơ cấu các loại hình rủi ro, theo nguồn gốc hình thành, đối tƣợng sử dụng
vốn vay.
1.2.4 Những căn cứ chủ yếu để xác định rủi ro tín dụng trong cho
vay
Để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, ngƣời ta thƣờng dùng
chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ.
Hệ số nợ quá hạn:

download by :


13

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc tồn bộ nợ gốc và/hoặc lãi
đã q hạn (Nợ nhóm 2, 3, 4 và 5).
Dƣ nợ quá hạn

Hệ số nợ quá hạn = ------------------------------- x 100%
Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn < 5% : bình thƣờng
Tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, không đƣợc
phép và không đủ tiêu chuẩn để đƣợc gia hạn nợ (Nợ nhóm 3, 4 và 5).
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ------------------------------- x 100%
Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ xấu < 3% : bình thƣờng
Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay mà ngân
hàng phải đối mặt, do đó phải có biện pháp xử lý nợ xấu kịp thời.
Phân loại nợ Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và
Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung
Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN thì TCTD thực hiện
phân loại nợ theo 5 nhóm sau:
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
 Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
 Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi
đúng thời hạn cịn lại.
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

download by :


14
 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là

doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về
khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu).
 Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
 Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai.
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa
bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
 Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Ngoài ra theo Quy định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 cũng
nêu rõ, thời gian thử thách để chuyển khoản vay quá hạn về trong hạn là 6
tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể
từ ngày khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay của khoản vay bị quá hạn
hoặc khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

download by :


15

1.2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát sinh rủi ro tín dụng [9].
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trƣờng đều gặp rủi
ro. Đặc biệt hoạt động kinh doanh của ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh
doanh nhạy cảm càng không tránh đƣợc những rủi ro. Hơn thế nữa, rủi ro
luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hƣởng xấu
đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
a. Nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng vay vốn
Nhân tố từ phía khách hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai
mục đích, trốn tránh trách nhiệm uỷ quyền và bảo lãnh. Khi mà khách hàng
lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Họ lập các phƣơng
án kinh doanh giả, cùng các giấy tở thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều
ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp
lý; Sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả; Vốn tự có tham gia vào phƣơng
án sản xuất kinh doanh thấp; Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch;
Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản; Công nghệ sản xuất lạc
hậu; Thiếu năng lực điều hành; mất đồn kết trong nội bộ ban điều hành;
tham ơ, tham nhũng...;
b. Nhân tố ảnh hưởng từ phía ngân hàng
 Chính sách tín dụng khơng hợp lý, q nhấn mạnh vào mục tiêu lợi
nhuận dẫn đến cho vay đầu tƣ quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá
nhiều vào một lĩnh vực kinh tế.
 Do thiếu am hiểu thị trƣờng, thiếu thơng tin hoặc phân tích thơng tin
khơng đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tƣ không hợp lý.
 Do cạnh tranh giành thị phần, ngân hàng buộc phải nới lỏng các điều
kiện cho vay.
 Nhân viên tín dụng khơng chấp hành đúng quy trình cho vay, yếu kém
về trình độ nghiệp vụ, vi phạm đạo đức kinh doanh;

download by :



16
 Định giá tài sản khơng chính xác; khơng thực hiện đầy đủ các thủ tục
pháp lý cần thiết; hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là:
dễ định giá; dễ chuyển nhƣợng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ.
 Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ ngân hàng.
 Thiếu giám sát và quản lý trƣớc, trong và sau khi cho vay;
 Hệ thống cơ sở vật chất, cơng nghệ ngân hàng cịn yếu kém.
c. Nhân tố ảnh hưởng từ phía mơi trường kinh doanh
 Trƣớc hết đó là các vấn đề về chính sách vĩ mơ của chính phủ đóng
vai trị quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thƣơng mại nói riêng.
 Trong một nền kinh tế, chính phủ ra đƣa ra các chính sách tiền tệ và
ngân hàng là đơn vị thực hiện các chính sách đó. Tuy nhiên, những chính sách
đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhƣng cũng có thể có hại. Khi mà ngân hàng
nhà nƣớc thay đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trứ bắt buộc… nó làm thay
đổi mọi kế hoạch của ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động tăng lên làm cho
ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay. Với mức lãi suất huy động cao
thì lãi suất đối với hoạt động tín dụng cũng phải đƣợc đẩy lên để đảm bảo lợi
nhuận cho ngân hàng. Nhƣng điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng
trả lãi và gốc cho ngân hàng là rất khó, và rủi ro tín dụng cao lên.
 Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên về mặt pháp lý, cũng là một nhân tố
ảnh hƣởng tới vấn đề rủi ro trong tín dụng. Khi mà các quy định về quy trình
trong hoạt động tín dụng khơng đƣợc quy định chặt chẽ và hợp lý. Nó sẽ
khơng chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà cịn tạo khả năng rủi ro
xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế đƣợc những trƣờng
hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.
 Thứ ba, yếu tố chính trị và xã hội tác động tới hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Chúng ta đã từng chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế của Thái


download by :


×