Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

(luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty xăng dầu quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG BẢO HUYỀN

QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN TẠI
CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG BẢO HUYỀN

QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN TẠI
CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Gia Dũng

Đà Nẵng – Năm 2015



download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, bảo đảm khách
quan, khoa học và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Dương Bảo Huyền

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục luận văn ..................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
TẠI DOANH NGHIỆP ................................................................................... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN .......................... 7
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến vốn luân chuyển ............................... 7
1.1.2. Các yếu tố cấu thành và đặc điểm của vốn luân chuyển ................ 7
1.1.3. Tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển................................ 8
1.1.4. Mục tiêu của quản trị vốn luân chuyển tại doanh nghiệp ............. 10

1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ......................... 10
1.2.1. Quản trị tiền mặt ........................................................................... 10
1.2.2. Quản trị khoản phải thu................................................................. 13
1.2.3. Quản trị hàng tồn kho ................................................................... 16
1.3. CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ CHO VỐN LUÂN CHUYỂN........................ 21
1.3.1. Các khuynh hướng tài trợ cho vốn luân chuyển ........................... 21
1.3.2. Nguồn tài trợ ngắn hạn.................................................................. 24
1.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN ............. 29
1.4.1. Kỳ luân chuyển bình quân vốn luân chuyển ................................. 30
1.4.2. Hiệu suất sử dụng vốn luân chuyển .............................................. 30
1.4.3. Mức đảm nhiệm vốn luân chuyển ................................................. 30

download by :


1.4.4. Mức tiết kiệm vốn luân chuyển .................................................... 31
1.4.5. Tỷ suất lợi nhuận vốn luân chuyển ............................................... 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LUÂN
CHUYỂN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH .......................... 33
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH.. 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................... 33
2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty ........................................... 33
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và sản phẩm ............................... 35
2.1.4. Tình hình kinh doanh và tài chính của cơng ty từ 2010 đến 2014 35
2.2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN TRỊ VỐN LUÂN
CHUYỂN TẠI CÔNG TY .............................................................................. 44
2.2.1. Phân tích kết cấu vốn luân chuyển ................................................ 44
2.2.2. Hoạt động quản trị tiền mặt .......................................................... 45
2.2.3. Hoạt động quản trị khoản phải thu ................................................ 50
2.2.4. Hoạt động quản trị hàng tồn kho .................................................. 58

2.2.5. Tình hình sử dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn .............................. 62
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN CỦA
CÔNG TY ....................................................................................................... 64
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá ..................................................................... 64
2.3.2. Đánh giá những kết quả đạt được và một số hạn chế trong công tác
quản trị vốn luân chuyển tại công ty hiện nay ................................................ 65
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN LN CHUYỂN
TẠI CƠNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH ............................................ 67
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... 67
3.1.1. Kế hoạch kinh doanh trong năm 2015 .......................................... 67
3.1.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động quản trị vốn luân
chuyển của công ty .......................................................................................... 68

download by :


3.1.3. Mục tiêu công tác quản trị vốn luân chuyển của cơng ty trong năm
2015 ................................................................................................................. 73
3.1.4. Phân tích, quyết định lựa chọn phương án trong quản trị vốn luân
chuyển ............................................................................................................. 74
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ
CHỌN.............................................................................................................. 75
3.2.1. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị tiền mặt ........................... 75
3.2.2. Mở rộng chính sách tín dụng trong bán hàng ............................... 77
3.2.3. Giải pháp về quản trị hàng tồn kho ............................................... 92
3.3. ĐÁNH GIÁ KỲ CHUYỂN HĨA TIỀN MẶT CỦA CƠNG TY SAU
KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ
VỐN LN CHUYỂN .................................................................................. 97
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ................................. 98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
CHXD

Cửa hàng xăng dầu

CP

Cổ phần

DMN

Dầu mỡ nhờn

DS

Doanh số

ĐVT

Đơn vị tính

HTK


Hàng tồn kho

KPT

Khoản phải thu

Petrolimex Quảng Bình

Cơng ty Xăng dầu Quảng Bình

PV Oil Vũng Áng

Cơng ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng

TGNH

Tiền gửi ngân hàng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VLC

Vốn luân chuyển


VNĐ

Việt Nam Đồng

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NOWC

Vốn luân chuyển hoạt động ròng

NWC

Vốn luân chuyển ròng

ROA

Lợi nhuận trên tài sản (Returns On Assets)

ROE

Lợi nhuận trên vốn chủ (Returns On Equity)

download by :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu


Tên bảng

bảng

Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty từ 2010

2.1.

đến 2014
Phân tích Dupont ROE của cơng ty

2.2.

Vịng quay tài sản của cơng ty so với PV Oil Vũng

2.3.

Áng

Trang

35
41
41

2.4.

Các thông số nợ của công ty

42


2.5.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của cơng ty

44

2.6.

Kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty

46

2.7.

Cơ cấu khoản mục tiền và tương đương tiền

46

2.8.

Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn của cơng ty

50

2.9.

Phân tích tình hình nợ phải thu khách hàng

51


2.10.

Phân tích về tuổi khoản phải thu của công ty

52

2.11.

Mức dư nợ tối đa đối với mặt hàng Gas

57

2.12.

Đánh giá tình hình quản trị hàng tồn kho

59

2.13.

Phân tích kỳ thanh tốn bình qn của cơng ty

63

2.14.
3.1.
3.2.

3.3.

3.4.

Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị vốn luân chuyển
công ty
Kế hoạch chỉ tiêu kinh doanh 2015
Phân tích cơ hội và đe dọa từ môi trường đến hoạt
động kinh doanh của công ty
Phân tích các phương án hồn thiện cơng tác quản trị
vốn luân chuyển của công ty
Tỉ trọng vốn vay và vốn CSH của công ty năm 2014

download by :

64
67
73

74
77


Số hiệu

Tên bảng

Trang

3.5.

Chi phí sử dụng vốn vay của Petrolimex Quảng Bình


78

3.6.

Tỷ lệ chi phí biên năm 2014

79

3.7.

Đánh giá các tiêu chí

80

3.8.

Trọng số các tiêu chuẩn tín dụng

81

bảng

Đánh giá một số tiêu chí của các nhóm khách hàng khi

3.9.

mở rộng chính sách tín dụng

3.10.

3.11.

3.12.

3.13.

3.14.
3.15.
3.16.

3.17.

3.18.

3.19.

82

Tiêu chuẩn tín dụng

82

Thơng tin về chính sách mở rộng thời hạn tín dụng

84

nhóm A
Phân tích quyết định mở rộng thời hạn tín dụng với
nhóm A
Thơng tin về chính sách mở rộng thời hạn tín dụng

nhóm B
Phân tích quyết định mở rộng thời hạn tín dụng với
nhóm B
Kết quả khi mở rộng thời hạn tín dụng
Tỉ lệ khách hàng nhóm A chấp nhận chiết khấu của
các phương án
Bảng phân tích lợi nhuận rịng tăng thêm có chiết khấu
của nhóm khách hàng A
Tỉ lệ khách hàng nhóm B chấp nhận chiết khấu của
các phương án
Bảng phân tích lợi nhuận rịng tăng thêm có chiết khấu
của nhóm khách hàng B

download by :

84

85

86
86
88

88

89

90



Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.20.

Các biện pháp thu hồi nợ đối với từng nhóm khách
hàng

Trang

91

3.21.

Các thơng số tính tốn khối lượng đặt hàng tối ưu

93

3.22.

Khối lượng đặt hàng tối ưu

94

3.23.

3.24.


3.25.

3.26.

Các mức chiết khấu của nhà cung cấp đối với mặt hàng
DMN
So sánh tổng chi phí tồn kho ứng với từng mức giảm
giá mặt hàng DMN
Các mức chiết khấu của nhà cung cấp đối với mặt hàng
Gas
So sánh tổng chi phí tồn kho tương ứng với từng mức
giảm giá mặt hàng Gas

95

95

96

96

Kỳ chuyển hóa tiền mặt của cơng ty sau khi áp dụng
3.27

các biện pháp ở phương án mới trong quản trị vốn
luân chuyển

download by :

97



DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ

Trang

1.1.

Mơ hình về giá trị cơng ty

8

1.2.

Mơ hình về chu kỳ chuyển hóa tiền mặt

11

1.3.

Sơ đồ phân tích mục tiêu của quản trị khoản phải thu

14

1.4.


Mơ hình chi phí theo EOQ

20

1.5.

Chính sách tiếp cận tự thanh tốn

22

1.6.

Chính sách tiếp cận tấn cơng

23

1.7.

Chính sách tiếp cận bảo thủ

23

2.1.

Cơ cấu tổ chức của công ty Xăng dầu Quảng Bình

34

2.2.


Sản lượng bán hàng của cơng ty so với tập đồn

36

2.3.

Cấu trúc chi phí của cơng ty

37

2.4.

Phân tích tài sản của cơng ty

37

2.5.

Phân tích nguồn vốn

38

2.6.

Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty

39

2.7.


Thông số về năng lực hoạt động của cơng ty

40

2.8.

ROE của Petrolimex Quảng Bình với PV Oil Vũng Áng

40

2.9.

ROA của Petrolimex Quảng Bình với PV Oil Vũng Áng

41

2.10.

Khả năng thanh tốn của cơng ty so với PV Oil Vũng Áng

42

2.11.

2.12.
2.13.

Thông số nợ/Vốn CSH của công ty so với PV Oil Vũng
Áng

Thông số nợ dài hạn/vốn dài hạn của công ty so với PV
Oil Vũng Áng
Cơ cấu vốn luân chuyển của công ty

download by :

43

43
45


Số hiệu
hình vẽ
2.14.
3.1

Tên hình vẽ

Trang

Cơ cấu khoản mục tiền và khoản tương đương tiền

47

Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014

69

download by :



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn luân chuyển theo nghĩa rộng là giá trị của toàn bộ tài sản lưu động, là
những tài sản gắn liền với chu kì kinh doanh của cơng ty. Trong mỗi chu kì
kinh doanh, chúng chuyển hóa qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến tồn
kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Nhiệm vụ
đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho vốn luân chuyển là yếu tố thúc đẩy sự chuyển
hóa nhanh chóng giữa các hình thái tồn tại cơ bản của tài sản lưu động để liên
tục sản sinh ra ngân quỹ.
Trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp nhà nước
hoạt động theo cơ chế bao tiêu cung ứng. Hiện nay doanh nghiệp nhà nước
được giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, nhà nước giao vốn ban đầu cho
doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tự xác định nhu cầu, khả năng đảm bảo và tự
tiến hành huy động vốn. Vì vậy, việc quản lí vốn nói chung và vốn ln chuyển
nói riêng trở nên vơ cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là cơng ty nhà nước giữ vai trị chủ đạo
trong việc cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế, đảm bảo và thúc đẩy q trình
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tập đồn Xăng dầu Việt Nam được cổ
phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước từ cuối năm 2011. Cơng ty Xăng dầu Quảng
Bình là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, hoạt động trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình. Hoạt động quản trị vốn ln chuyển tại các cơng ty
xăng dầu có nhiều đặc thù riêng, khá phức tạp, khác với những ngành nghề
khác. Cụ thể như q trình lưu thơng ngân quỹ qua nhiều giai đoạn, giữa các
đại lí, cửa hàng, cơng ty và tập đồn. Khách hàng của cơng ty bao gồm nhiều
đối tượng khác nhau, từ các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơng ty sản xuất,
kinh doanh, vận tải và cá nhân mua xăng dầu để sử dụng. Việc xây dựng chính

sách quản lí khoản phải thu đối với khách hàng của công ty khá phức tạp. Vấn

download by :


2

đề quản lí kho hàng, quản lí lượng hao hụt, chất lượng xăng dầu cũng là một
vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Xét về mặt thực tiễn, việc áp dụng các lí thuyết, mơ hình quản trị vốn luân
chuyển vào hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam cịn chưa rộng rãi và
chưa theo một quy trình khoa học. Vì vậy, đã có nhiều tác giả định hướng
nghiên cứu về đề tài này ở nhiều công ty cụ thể, để giúp hồn thiện cơng tác
quản trị vốn ln chuyển tại cơng ty đó. Tại Cơng ty Xăng dầu Quảng Bình,
cơng tác quản trị vốn ln chuyển hiện nay vẫn còn chưa được thực hiện đầy
đủ, khoa học. Cho đến thời điểm này chưa có một cơng trình nghiên cứu nào
về thực trạng quản trị vốn luân chuyển tại Cơng ty Xăng dầu Quảng Bình. Việc
nghiên cứu về lí thuyết và tìm hiểu thực trạng để từ đó hồn thiện cơng tác quản
trị vốn ln chuyển của cơng ty là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Với những
kiến thức đã học được, cùng với quá trình tìm hiểu tình hình hoạt động kinh
doanh, tình hình quản trị tài chính tại cơng ty, tơi đã chọn đề tài: “Quản trị vốn
luân chuyển tại Công ty Xăng dầu Quảng Bình” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về vốn ln chuyển và hoạt động quản trị vốn
luân chuyển tại doanh nghiệp.
- Hiểu và đánh giá được thực trạng quản trị vốn luân chuyển tại Cơng ty
Xăng dầu Quảng Bình.
- Vận dụng những lí thuyết đã học, cùng với tìm hiểu thực trạng công ty
để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn luân
chuyển của công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về lí luận và thực tiễn
quản trị vốn luân chuyển tại Công ty Xăng dầu Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:

download by :


3

Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu
về quản trị vốn luân chuyển như chính sách đầu tư, tài trợ cho vốn luân chuyển,
công tác quản trị tiền mặt, quản trị khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho.
Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản trị
vốn ln chuyển tại Cơng ty Xăng dầu Quảng Bình.
Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu dựa trên thông tin và số liệu của
công ty giai đoạn 2010 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc thu thập số liệu, tài liệu nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thứ cấp thu
thập được từ công ty và một số phương tiện truyền thông khác, dữ liệu sơ cấp
từ việc trao đổi, phỏng vấn các nhân viên tại một số cửa hàng và tại công ty.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó sử dụng hệ
thống các phương pháp luận bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp lí
thuyết, phương pháp quan sát khoa học, phương pháp phân tích và tổng kết
kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, và một số phương pháp khác.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu
trúc luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về quản trị vốn luân chuyển tại doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị vốn ln chuyển tại Cơng ty Xăng

dầu Quảng Bình
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản trị vốn luân chuyển tại Cơng ty Xăng
dầu Quảng Bình
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản trị vốn luân chuyển là một nội dung rất quan trọng trong quản trị tài
chính. Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đã hình thành một khung
lí thuyết tương đối hồn chỉnh.

download by :


4

Các giáo trình trong nước viết về vấn đề này khá phong phú. Nó là một
phần của giáo trình quản trị tài chính dùng để giảng dạy ở các trường đại học.
Trong đó đã trình bày rõ ràng, cụ thể những nội dung chính liên quan đến quản
trị vốn luân chuyển. Có thể nêu lên một số giáo trình như: TS Nguyễn Thanh
Liêm – ThS Nguyễn Thị Mỹ Hương (2007), Quản trị tài chính, chương 5, nhà
xuất bản Thống Kê, thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản
trị tài chính ngắn hạn, nhà xuất bản Thống Kê, thành phố Hồ Chí Minh.
Ở các giáo trình nước ngồi, quản trị vốn luân chuyển được nhiều tác giả
đề cập đến trong các giáo trình chuyên sâu về lĩnh vực này. Các tác phẩm tiêu
biểu như: Eugene F. Brigham và Phillip R. Daves (2010), Intermediate
Financial Management, tenth edition, part six, Thomson South-Western, USA;
Lorenzo A.Preve và Virginia Sarria Allende (2010), Working Capital
Management, Oxford University Press, England.
Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu phần cơ sở lí luận chủ yếu dựa vào
nguồn tài liệu nghiên cứu chính, đó là giáo trình:
Eugene F. Brigham và Phillip R. Daves (2010), Intermediate Financial
Management, 10 edition, part six, Thomson South-Western, USA.

Phần 6, bao gồm các chương 21, 22, 23 của cuốn sách này đề cập đến các
quyết định về quản trị vốn luân chuyển theo cách tiếp cận nâng cao chất lượng
hoạt động quản trị vốn luân chuyển để tăng giá trị công ty. Tác giả thảo luận về
hoạt động quản trị vốn luân chuyển dựa trên xem xét tác động của vốn luân
chuyển đến dòng tiền mặt của cơng ty. Trong đó phân tích về các nhân tố cấu
thành chu kì chuyển hóa tiền mặt của cơng ty như kì chuyển hóa hàng tồn kho,
kì thu tiền bình qn, kì thanh tốn bình qn. Mục tiêu của cơng ty là rút ngắn
chu kì chuyển hóa tiền mặt càng nhiều càng tốt nhưng không ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này sẽ làm tăng giá trị cơng
ty, vì chu kì chuyển hóa tiền mặt càng ngắn, vốn luân chuyển hoạt động ròng

download by :


5

cần thiết càng thấp, và dòng ngân quỹ tự do càng tăng lên. Để rút ngắn chu kì
chuyển hóa tiền mặt cần phải tác động tới các yếu tố cấu thành chu kì chuyển
hóa tiền mặt. Phần này đề cập đến các công cụ, cách thức và kĩ thuật quản trị
các yếu tố như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu để giúp nâng cao hiệu
quả quản trị vốn ln chuyển và từ đó giúp rút ngắn chu kì chuyển hóa tiền mặt
và gia tăng giá trị cho cơng ty. Phần này cịn đề cập đến chính sách tài trợ cho
vốn luân chuyển và các nguồn tài trợ ngắn hạn phổ biến.
Ngồi ra, tác giả cịn tham khảo thêm những nội dung liên quan ở các giáo
trình khác viết về vấn đề này. Cụ thể là:
Lorenzo A.Preve và Virginia Sarria Allende (2010), Working Capital
Management, Oxford University Press, England.
Cuốn sách này thảo luận về các quyết định đầu tư hoạt động và tài trợ
tương ứng. Nó cung cấp một khn khổ toàn diện về quản trị vốn luân chuyển,
cụ thể là: Làm thế nào để quy mô của hoạt động đầu tư thay đổi theo mức độ

hoạt động của công ty; nhấn mạnh công ty nên tài trợ cho các hoạt động đầu tư
như thế nào phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, sự thay đổi mùa vụ; nghiên
cứu về các thành phần chính trong quyết định đầu tư của công ty (tiền mặt,
khoản phải thu, hàng tồn kho); thảo luận về các nguồn tài trợ ngắn hạn chính
và vai trò của nợ ngắn hạn trong tài trợ hoạt động đầu tư; nhấn mạnh vai trị
của quản lí vốn lưu động như một quan điểm chiến lược, thảo luận làm cách
nào để xây dựng chính sách quản trị vốn luân chuyển để giúp nâng cao vị thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
TS Nguyễn Thanh Liêm – ThS Nguyễn Thị Mỹ Hương (2007), Quản trị
tài chính, chương 5, nhà xuất bản Thống Kê, thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu này đề cập về 3 nội dung chính: Các chính sách cơ bản của quản
trị vốn luân chuyển bao gồm các quyết định về quy mô, cơ cấu tài sản và các
biện pháp khai thác nguồn tài trợ cho vốn luân chuyển; quản trị các yếu tố cấu

download by :


6

thành của vốn luân chuyển bao gồm tiền mặt, khoản phải thu và tồn kho; các
biện pháp tài trợ ngắn hạn.
Và một số luận văn nghiên cứu về công tác quản trị vốn luân chuyển tại
các doanh nghiệp, cụ thể như Nguyễn Tiến Nhật (2012), “Quản trị vốn luân
chuyển tại Cơng ty Cổ phần Sơng Đà 10 Tập đồn Sơng Đà”, Luận văn thạc sĩ
quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng; Trần Văn Nhã (2012), “Quản lý vốn
lưu động tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ quản trị
kinh doanh, Đại học Đà Nẵng; Phạm Thị Thu Hiền (2014), “Quản trị vốn lưu
động tại Cơng ty Cổ phần Khống sản Đăk Lăk”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh
doanh, Đại học Đà Nẵng và các bài nghiên cứu tương tự về các công ty khác.
TS. Hoàng Thị Thu và Nguyễn Hải Hạnh (2012), “Nâng cao hiệu quả quản

lí vốn lưu động tại các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái
Nguyên”, Tạp chí Tài Chính số 10-2012. Bài này hai tác giả nghiên cứu thực
trạng sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
tại khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên. Bài viết đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí vốn lưu động của các doanh nghiệp tại
khu công nghiệp Sông Cơng tỉnh Thái Ngun nói riêng và các doanh nghiệp
nói chung. Cụ thể như áp dụng các mơ hình như EOQ trong quản trị hàng tồn
kho, mơ hình Miller Orr và phương pháp Baumol để xác định mức dự trữ tiền
mặt hợp lí trong quản trị vốn bằng tiền, kiến nghị đưa ra một quy trình tồn
diện từ q trình bán hàng đến khi thu nợ khách hàng một cách hợp lí.
Với những nguồn tài liệu đó, tác giả đã tìm hiểu, lựa chọn để tiến hành
thực hiện nghiên cứu đề tài này.

download by :


7

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến vốn luân chuyển
a. Vốn ln chuyển
Vốn ln chuyển đơi khi cịn được gọi là tổng vốn lưu động, đề cập một
cách đơn giản đến những tài sản lưu động dùng trong hoạt động của doanh
nghiệp [10, tr. 718].
b. Vốn luân chuyển ròng
Vốn luân chuyển rịng (net working capital, viết tắt là NWC): Được tính

bằng tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn [10, tr. 718].
c. Vốn luân chuyển hoạt động ròng
Vốn luân chuyển hoạt động ròng (net operating working capital, viết tắt là
NOWC): Được tính bằng tài sản ngắn hạn hoạt động trừ đi nợ ngắn hạn hoạt
động [10, tr. 718]. Nợ ngắn hạn hoạt động được tính bằng nợ ngắn hạn trừ đi
khoản vay ngắn hạn.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành và đặc điểm của vốn luân chuyển
a. Các yếu tố cấu thành vốn luân chuyển
Cấu trúc vốn luân chuyển gồm có:
-

Tiền mặt và chứng khoán khả nhượng

-

Giá trị khoản phải thu

-

Giá trị hàng tồn kho

-

Các khoản đầu tư ngắn hạn khác

b. Đặc điểm
Vốn luân chuyển gắn liền với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận

download by :



8

động liên tục. Sự vận động của vốn luân chuyển trải qua các giai đoạn, chuyển
hóa từ hình thái ban đầu là tiền mặt sang các hình thái hàng hóa khác nhau và
cuối cùng quay trở lại hình thái ban đầu là tiền, đây gọi là vịng tuần hồn ln
chuyển của vốn ln chuyển.
Vốn ln chuyển hồn thành một vịng tuần hồn sau một chu kì sản xuất.
Trong q trình sản xuất kinh doanh, quản trị vốn luân chuyển có vai trò quan
trọng.
1.1.3. Tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển
Quản trị vốn luân chuyển tốt có thể làm giảm khoản đầu tư cần thiết vào
hoạt động kinh doanh, từ đó là tăng dịng tiền tự do và tăng giá trị doanh nghiệp.
Chúng ta sẽ xem xét thông qua mơ hình ở Hình 1.1.

Hình 1.1. Mơ hình về giá trị công ty
(Nguồn: Sách: Intermediate Financial Management, F. Brigham và R. Daves)

download by :


9

Các cơng ty thường hoạt động theo một chu kì, trong đó họ mua hàng tồn
kho, bán hàng tín dụng và sau đó thu hồi các khoản phải thu. Chu kì này được
gọi là chu kì chuyển hóa tiền mặt.
Khi một cơng ty bắt đầu sản xuất, nó phải cần chi phí đầu tư mới ban đầu
và trong q trình hoạt động nó cần một khoản chi phí để đầu tư vào vốn lưu
động hoạt động ròng. Mục tiêu của cơng ty là rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền

mặt càng nhiều càng tốt nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Điều
này sẽ làm tăng giá trị công ty, vì chu kỳ chuyển hóa tiền mặt càng ngắn, vốn
lưu động hoạt động ròng cần thiết càng thấp và dòng ngân quỹ tự do (Free cash
flow, viết tắt FCF) càng cao. Dưới đây sẽ phân tích điều này trên hai góc độ.
Thứ nhất, trong điều kiện doanh số bán hàng khơng thay đổi. Như đã biết,
dịng ngân quỹ tự do được tính bằng lợi nhuận hoạt động rịng sau thuế (net
operating profit after tax, viết tắt là NOPAT) trừ đi đầu tư ròng vào vốn luân
chuyển hoạt động ròng. Vì vậy khi cắt giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt sẽ làm
nhu cầu vốn luân chuyển giảm, dòng ngân quỹ tự do sẽ tăng lên bằng đúng mức
giảm của vốn luân chuyển.
Thứ hai, giả sử doanh số bán hàng tăng lên. Khi một công ty đã cải thiện
được quá trình luân chuyển vốn, họ thường duy trì hoạt động của công ty ở mức
độ luân chuyển vốn này. Nếu tỷ lệ NOWC trên doanh số vẫn duy trì ở mức
mới, nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết để hỗ trợ cho doanh số tăng thêm giảm
làm cho ngân quỹ tự do dự kiến hằng năm trong tương lai tăng lên.
Tóm lại, việc cải thiện q trình quản trị vốn ln chuyển khơng chỉ tăng
dịng ngân quỹ hiện tại mà còn cải thiện được dòng ngân quỹ tự do trong các
năm tiếp theo. Sự kết hợp giữa dòng ngân quỹ chảy vào một lần và sự cải thiện
trong dài hạn của dòng ngân quỹ tự do sẽ làm tăng giá trị cho cơng ty.
Từ các phân tích trên ta thấy: Việc cải thiện trong quản trị vốn luân chuyển
là một việc nên làm.

download by :


10

1.1.4. Mục tiêu của quản trị vốn luân chuyển tại doanh nghiệp
Mục tiêu của quản trị vốn luân chuyển là phải kiểm soát chặt chẽ lượng
tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho để giảm thời gian của chu kỳ chuyển

hóa tiền mặt mà khơng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động quản trị vốn luân chuyển dựa trên giải quyết hai vấn đề lớn:
-

Mức vốn luân chuyển hợp lí mà cơng ty nên duy trì là bao nhiêu đối với

từng loại tài sản cũng như toàn bộ tài sản lưu động?
-

Vốn luân chuyển được tài trợ như thế nào?

1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
1.2.1. Quản trị tiền mặt
a. Khái niệm và lý do công ty nắm giữ tiền mặt
- Tiền mặt được định nghĩa là tiền gửi cộng với tiền mặt tại quỹ.
Tiền mặt được gọi là tài sản khơng sinh lợi. Nó cần có để trả lương cho
lao động, nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, nộp thuế, trả nợ và thanh tốn
cổ tức [10, tr. 726].
- Các cơng ty nắm giữ tiền mặt vì hai lý do chính:
 Thực hiện các giao dịch: Việc cân bằng tiền mặt là rất cần thiết cho hoạt
động kinh doanh. Các khoản phải trả phải được thanh toán bằng tiền mặt, và
các khoản phải thu sau khi thu hồi được gửi vào tài khoản tiền mặt. Dịng tiền
vào và dịng tiền ra khơng thể dự đoán trước với khả năng dự báo khác nhau
giữa các cơng ty và các ngành cơng nghiệp. Vì vậy, các công ty cần phải dự trữ
một lượng tiền mặt cho các biến động khơng lường trước được của dịng tiền
vào và dòng tiền ra.
 Bù trừ cho các ngân hàng để được cung cấp khoản cho vay và dịch vụ:
Một ngân hàng tạo ra tiền bằng cách cho vay vốn, số tiền đặt cọc càng lớn thì
lợi nhuận của ngân hàng càng lớn. Nếu một ngân hàng đang cung cấp các dịch
vụ cho một khách hàng, nó có thể yêu cầu khách hàng để lại một số dư tối thiểu


download by :


11

trên tài khoản tiền gửi để giúp bù đắp chi phí cung cấp các dịch vụ. Ngồi ra,
ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng vay, gửi tiền tại ngân hàng. Cả hai loại
tiền gửi được gọi là số dư bù trừ.
b. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt
Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt là khoảng thời gian từ khi thanh tốn tiền vốn
lưu động và thu tiền bán hàng.

Hình 1.2. Mơ hình về chu kỳ chuyển hóa tiền mặt
(Nguồn: Sách: Quản trị tài chính, TS. Nguyễn Thanh Liêm)
Mục tiêu của cơng ty là rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt đến mức thấp
nhất mà không tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
c. Mục tiêu của quản trị tiền mặt
Bản thân tiền mặt khơng có khả năng sinh lợi. Nếu có thể giảm lượng tiền
mặt nắm giữ mà khơng làm ảnh hưởng đến doanh thu hoặc các khía cạnh khác
của hoạt động công ty, điều này sẽ cho phép làm giảm hoặc nợ, hoặc vốn chủ
sở hữu, hoặc cả hai, sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn và do đó thúc đẩy giá trị cổ

download by :


12

phiếu cơng ty. Vì vậy, mục tiêu của quản trị tiền mặt là giảm thiểu lượng tiền
mặt nắm giữ đủ để duy trì và giúp cơng ty hoạt động hiệu quả.

d. Ngân sách tiền mặt
Ngân sách tiền mặt cho thấy dịng tiền vào và dịng tiền ra dự kiến của
cơng ty trong một thời gian cụ thể.
Mục đích của ngân sách tiền mặt: Nói chung, các cơng ty sử dụng ngân
sách dự báo hàng tháng cho năm tới, cộng thêm một ngân sách tiền mặt chi tiết
hàng ngày và hàng tuần cho tháng tới. Ngân sách tiền mặt hàng tháng được sử
dụng cho mục đích lập kế hoạch và ngân sách hàng ngày hoặc hàng tuần để
kiểm soát lượng tiền mặt thực tế.
Trong ngân sách tiền mặt có 3 mục chính:
-

Mục thứ nhất là doanh thu bán hàng và khoản thanh toán khi mua hàng.

-

Mục thứ hai bao gồm tiền mặt từ khoản phải thu; liệt kê những khoản

phải trả trong mỗi tháng; chênh lệch giữa khoản tiền mặt nhận được và khoản
tiền mặt chi ra là tăng (giảm) tiền mặt ròng trong tháng.
-

Mục thứ ba xác định khoản vay cần thiết hoặc số dư tiền mặt tích lũy.

Với số dư tiền mặt dư thừa không cần thiết, công ty sẽ có thể đầu tư vào các
chứng khốn sinh lời hoặc sử dụng tiền vào các mục đích khác.
e. Các kỹ thuật quản trị tiền mặt
Các kỹ thuật quản trị tiền mặt thường được sử dụng bởi các công ty hiện
nay trên thế giới:
- Đồng bộ hóa dịng tiền mặt: Thông qua việc nâng cao chất lượng dự báo
và sắp xếp các hoạt động để các hóa đơn gắn đúng với nhu cầu tiền mặt, các

cơng ty có thể duy trì các tài khoản giao dịch ở mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo
tiền mặt khi cần thiết.
- Giảm thời gian kiểm tra hóa đơn: Khi một khách hàng viết và gửi một tờ
ngân phiếu đến, cơng ty chưa chính thức nhận được ngân quỹ ngay, cho đến

download by :


×