Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

GIÁO ÁN CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.95 KB, 22 trang )

GIÁO ÁN
BÀI: CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Cơ sở lý luận về các trường hợp loại trừ TNHS
Theo LHS Việt Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS. Người có đủ điều kiện chủ thể của tp thực hiện hành vi được mô tả
trong BLHS là tội phạm, bị coi là người phạm tội và phải chịu TNHS.
Khi thực hiện hành vi được mô tả trong BLHS, người thực hiện có thể bị những
động cơ khác nhau thúc đẩy. Tính chất khác nhau của những động cơ này có ảnh
hưởng khác nhau đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện – có thể
làm tăng lên hoặc có thể làm giảm đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội. Đặc biệt có những trường hợp vì gắn với động cơ nhất định mà hành vi đã thực
hiện trở thành hành vi cần thiết cho xã hội và do vậy cần được pháp luật cho phép.
Từ thực tế này, PLHS VN cũng như PLHS các quốc gia khác có chế định trong đó
xác định những trường hợp được phép hay nói cách khác chế định này xác định
những căn cứ cho phép mọi người thực hiện hành vi mà trong trường hợp bình
thường hành vi này bị coi là TP. Hành vi đã thực hiện do được pháp luật cho phép
nên không bị coi là TP và vấn đề TNHS không được đặt ra.
Những căn cứ cho phép người thực hiện các hành vi có tính ngoại lệ nói trên có
tên gọi khác nhau trong LHS cũng như trong nghiên cứu. BLHS VN các năm 1985
và 1999 đều khơng có tên gọi chung cho các căn cứ này mà chỉ có tên gọi cho từng
căn cứ như: PVCĐ, TTCT...Tới BLHS năm 2015 đã ghép các căn cứ này với 1 số
trường hợp khác không phải chịu TNHS vào chung 1 chương có tên gọi là:
“NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS”.
Trong sách báo pháp lý VN, nhóm căn cứ này từ trước tới nay thường được gọi
với nhiều tên khác nhau như: “Các tình tiết có tính chất loại trừ tính nguy hiểm cho
xh của hành vi” hay Giao trình LHS Phần chung Khoa Luật ĐHGQ HN gọi là “Các


tình tiết loại trừ TNHS”. Giao trình LHS phần chung của ĐHLHN hiện nay gọi các
căn cứ này là “Các căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại”


Tương tự như vậy, trong KH LHS cũng như trong BLHS của các nước khác
cũng có nhiều cách gọi khác nhau về các căn cứ này như được gọi là: “Các căn cứ
loại trừ tính trái PL”, “Các căn cứ loại trừ TNHS” hoặc “Các căn cứ loại trừ hình
phạt”...
BLHS năm 2015 hiện nay quy định các căn cứ này tại Chương IV: “NHỮNG
TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS”. Bao gồm:
- Điều 20. Sự kiện bất ngờ
- Điều 21. Tình trạng khơng có NLTNHS
- Điều 22. Phịng vệ chính đáng
- Điều 23. Tình thế cấp thiết
- Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
- Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và công nghệ
- Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
2. Ý nghĩa của các quy định về các trường hợp loại trừ TNHS
- Cơ sở pháp lý để phân định giữa TP với các hành vi không phải là TP
- Bảo đảm pháp lý cho người dân tích cực tham gia vào việc tự bảo vệ quyền lợi
chính đáng của mình cũng như lợi ích của XH
II. CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TNHS CỤ THỂ
1. Phịng vệ chính đáng.
a. Khái niệm
Theo khoản 1, Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định:
“ Phịng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của mình, của
người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một
cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên.


Phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm”.
Từ khái niệm phịng vệ chính đáng, chúng ta cần nắm một số vấn đề sau:
- Nguồn gốc để làm phát sinh quyền phịng vệ chính đáng: Là do hành vi

xâm hại trái pháp luật của con người xâm hại vào các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
Những hành vi xâm hại do xúc vật gây nên như: Trâu, Bò húc, Chó cắn…
Chế định phịng vệ chính đáng khơng đặt ra. Chúng ta sẽ xem xét những trường hợp
này theo chế định của Tình thế cấp thiết.
- Lợi ích cần bảo vệ trong phịng vệ chính đáng là: Những lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức, của chính bản thân người phịng vệ và của người khác. Những lợi
ích này phải là những lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ.
- Phịng vệ chính đáng là hành vi của con người, nhằm chống lại những hành vi
xâm hại trái pháp luật, khi người này đang đứng trước sự tấn cơng bất hợp pháp
của người khác. Có hành vi chống trả cần thiết người đang có hành vi xâm hại các
lợi ích nói trên. Như thế nào là cần thiết, chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau.
- Mục đích của phịng vệ chính đáng:
+ Bảo vệ các lợi ích nói trên, ngăn chặn, đẩy lùi, làm tê liệt sự tấn cơng, khơng
cho hậu quả nguy hiểm xảy ra.
+ Phịng vệ chính đáng được xây dựng nhằm động viên, khuyến khích mọi cơng
dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, dũng cảm ngăn
chặn khơng cho hậu quả nguy hiểm xảy ra, mà các cơ quan bảo vệ pháp luật đã
khơng có mặt kịp thời để ngăn chặn hành vi đó.
- Phịng vệ chính đáng là quyền của mỗi công dân, không phải là nghĩa vụ pháp
lý của cơng dân. Nhưng đối với những người có trách nhiệm theo luật định, thì
phịng vệ chính đáng khơng những là quyền mà nó cịn là một nghĩa vụ pháp lý.
VD 1: C thấy A đang đuổi đánh B, C sợ bỏ chạy. C ko có lỗi. Bảo vệ B ko phải
nghĩa vụ của C. Trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp bỏ mặc người khác


trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà ko cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó
chết thì vẫn bị truy cứu TNHS theo điều 132 BLHS.
VD: Trường hợp khác, một nhóm cướp đang dùng súng để khống chế nhân viên
Ngân hàng để cướp tài sản. Người chiến sỹ Cảnh sát bảo vệ Ngân hàng đó, phải có

trách nhiệm chống trả lại hành vi xâm hại nói trên, nhằm ngăn chặn hành vi tấn
cơng. Đó khơng những là quyền mà còn là trách nhiệm và là nghĩa vụ của người
chiến sỹ đó.
- Phịng vệ chính đáng khơng có nghĩa là tự xử lý: Cơng dân khơng có quyền
tự xử lý các hành vi xâm hại trái pháp luật, mà cơng dân chỉ có quyền ngăn chặn,
đẩy lùi hành vi xâm hại trái pháp luật. Chỉ có Nhà nước mới có quyền xử ly các
hành vi vi phạm pháp luật.
Thế nhưng, phịng vệ chính đáng phải nằm trong một khn khổ và có những
điều kiện nhất định, để tránh những trường hợp lạm dụng quyền phịng vệ chính
đáng xâm hại vào các lợi ích hợp pháp.
Vì vậy, một hành vi để được cơng nhận là phịng vệ chính đáng phải thỏa mãn
những điều kiện nhất định.
b. Điều kiện của phòng vệ chính đáng
Theo tinh thần của chỉ thị số 07 ngày 22/12/1983 và nghị quyết số 02, ngày
5/1/1986 của hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao, thì một hành vi được
cơng nhận là phịng vệ chính đáng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Nhóm 1: Các điều kiện về cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ
Thứ nhất: Đang có hành4 vi xâm hại những lợi ích cần bảo vệ, phải là những
hành vi phạm tội hoặc rõ ràng có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
Thứ hai: Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây
thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần bảo vệ;
Thứ ba: Phịng vệ chính đáng khơng chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công,
mà cịn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người có hành


vi xâm hại;
Thứ tư: Hành vi phòng vệ phải được xác định là cần thiết với hành vi xâm
hại, tức là ko có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phịng vệ với tính chất và mức
độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
Cần thiết ko có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại

phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe doạ gây ra hoặc đã gây
ra cho người phòng vệ.
Để xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay ko, có rõ ràng là quá đáng hay
ko, thì phải xem xét tồn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và
hành vi phòng vệ như:
Khách thể cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã
gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên
sử dụng; nhân thân của người xâm hại; cường độ của sự tấn cơng và của sự phịng
vệ; hồn cảnh và nơi xảy ra sự việc... Đồng thời cũng phải chú ý yếu tố tâm lý của
người phịng vệ có khi ko thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác
phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn
công bất ngờ.
Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà
nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng
những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và đã gây thiệt hại rõ ràng quá
mức đối với hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là ko cần thiết và là vượt quá
giới hạn PVCĐ. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là cần thiết thì đó là PVCĐ.
Như vậy: Một hành vi khi thỏa mãn các điều kiện trên thì được cơng
nhận là phịng vệ chính đáng.
a. Có hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, của tổ chức quyền và lợi ích
chính đáng của cơng dân
- Phải có hành vi xâm hại đến lợi ích cần bảo vệ, đối tượng bị xâm hại ở đây


khơng nhất thiết là người phịng vệ mà có thể là lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cơng
dân khác. Quyền bị xâm hại ở đây có thể là xâm hại về quyền nhân thân và quyền sở
hữu và thường được thực hiện dưới dạng hành động (cá biệt có trường hợp xâm hại
dưới hình thức khơng hành động như bác sĩ cố tình ko cấp cứu nạn nhân)
- Hành vi xâm hại có thể là tội phạm hoặc những VPPL: khi xem xét phải
quan tâm đến sự tương quan giữa hành vi vi phạm và hành vi chống trả cũng như

quan hệ mà hành vi vi phạm xâm phạm đến. Trong thực tế có hành vi tuy khơng cấu
thành tội phạm, nhưng vẫn đòi hỏi phải được ngăn chặn kịp thời để tránh thiệt hại
cho xã hội, nếu thấy rõ ràng có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội, hơn nữa khi
đứng trước sự tấn công, người cơng dân bình thường khó có thể khẳng định được
ngay là tội phạm hay khơng là tội phạm, thì chúng ta vẫn được quyền phòng vệ và
hành vi phòng vệ là chính đáng.
Đặc biệt, trong trường hợp người bị tâm thần tấn cơng thì pháp luật vẫn cho
phép phịng vệ trong trường hợp không thể bỏ chạy được. Nếu vẫn có thể bỏ chạy
mà lại gây thiệt hại cho người tâm thần thì ko được xem là phịng vệ. Tuy nhiên
hành vi ngăn chặn vào những đối tượng này, thì thiệt hại gây ra cho họ phải là nhỏ
nhất và biện pháp gây thiệt hại phải là biện pháp cuối cùng
Qua đó chúng ta thấy rằng, nếu cịn có thể tránh được sự xâm hại của người
điên bằng một biện pháp nhẹ nhàng hơn như: Lừa nhốt người điên đó lại…Thì phải
dùng biện pháp đó khơng được dùng biện pháp mạnh nhất. Đây là một quy kết của
nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, một trong những nguyên tắc lớn chỉ đạo xây
dựng lý luận pháp lý xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nếu say rượu tấn công thì được
phịng vệ bình thường.
b. Hành vi xâm hại phải đang diễn ra, chưa chấm dứt hoặc có nguy cơ xảy
ra ngay tức khắc.
Đang có hành vi xâm phạm có nghĩa là hành vi đã bắt đầu va chưa kết thúc
- Hành vi xâm hại được coi là đang diễn ra, chưa chấm dứt: Hành vi đó đã bắt


đầu đang gây thiệt hại cho lợi ích cần được bảo vệ và chưa kết thúc. Hành vi đó
đang hiện hữu xâm hại, là hành vi có thật, người thực hiện hành vi xâm hại đang
trong giai đoạn thực hiện hành vi phạm tội, đang trực tiếp và tiếp tục xâm hại đến
các lợi ích được pháp luật bảo vệ .
Như hành vi đang dùng dao chém người khác, hay hành vi dùng hung khí
nguy hiểm để tấn cơng người khác…
Sự xâm hại có hiện thời thì hành vi phịng vệ bằng cách gây thiệt hại mới có

lý do tồn tại. Người phòng vệ phải phản ứng nhạy bén, để đối phó cho kịp thời,
tránh thiệt hại có thể xảy ra.
VD Nguyễn Văn Thành, Tô văn Thạch và Bùi Văn Dũng, rủ nhau đi xúc cát
thuê, được tiền cả 3 cùng rủ nhau đi ăn nhậu, sau khi nhậu xong, cả 3 cùng say
chếnh choáng. Thành rủ Thạch đấu võ, Thạch từ chối, nói có đấu thì đấu với anh
Dũng, Thành khơng nghe, cứ một mực địi đấu với Thạch. Dũng can ngăn khơng
được bỏ về trước. Ngay sau đó, Thành đã dùng chiếc xẻng, nhằm vào đầu Thạch
phang liên tiếp, Thạch đều tránh được, đã giằng chiếc xẻng khỏi tay Thành và đã
dùng chính chiếc xẻng đó đánh lại Thành, làm Thành bị gẫy tay.
Hành vi của Thạch trong trường hợp này là cần thiết để ngăn chặn hành vi
nguy hiểm đang diễn ra. Hành vi cầm xẻng của Thành phang liên tiếp vào đầu
Thạch đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của Thành, vì vậy để tránh sự
thiệt đó, buộc Thành phải có hành vi ngăn chặn đó. Vì vậy hành vi nhằm ngăn chặn
hành vi đó là chính đáng.
- Hành vi xâm hại tuy chưa diễn ra, nhưng có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc:
Nghĩa là, người thực hiện hành vi xâm hại có một số động tác, hành vi, cử chỉ tiến
tới sẽ thực hiện hành vi tấn công ngay lập tức, nếu khơng có sự ngăn chặn kịp thời
thì sự xâm hại sẽ xảy ra. Dấu hiệu ngay tức khắc dùng để chỉ sự nhanh chóng về mặt
thời gian( sẽ xảy ra ngay lập tức) và dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi.
Như : Hành vi cầm dao dí vào người bị hại yêu cầu đưa tài sản hoặc hành vi dơ


súng lên để bắn…
+ Khi hành vi xâm hại chưa diễn ra, thì khơng địi hỏi phải có hành vi ngăn
chặn, sự phịng vệ lúc này khơng đạt được mục đích của chế định phịng vệ chính
đáng. Khoa học luật Hình sự gọi là phịng vệ q sớm và người thực hiện hành vi
trong trường hợp này phải chịu trách nhiệm hình sự. Sở dĩ người có hành vi phịng
vệ quá sớm phải chịu trách nhiệm hình sự, bởi vì trong hồn cảnh đó, có thể áp dụng
biện pháp khắc phục khác có lợi hơn.
VD: Nguyễn Văn Dũng ( là đối tượng đã có tiền án về hành vi cố ý gây

thương tích), thấy Hồng Văn Qn đi chơi với người u của mình, nên Dũng đã
nói với Qn “ Tao sẽ giết mày” , mới nghe Dũng nói vậy, Quân đã lấy dao đâm
Dũng, làm Dũng gục xuống.
Hành vi của Qn là khơng cần thiết, Dũng mới chỉ có lời lẽ, chưa có hành động
cụ thể nào cho thấy Dũng sẽ thực hiện hành vi tấn cơng ngay. Vì vậy Quân phải chịu
trách nhiệm về hành vi mà mình đã thực hiện.
+ Nếu hành vi xâm hại đã thực sự chấm dứt, người thực hiện hành vi xâm hại đã
ngừng các hoạt động của mình, hành vi của họ đã bị người khác đẩy lùi hoặc do
những thực tế khách quan khác mà người thực hiện hành vi tấn cơng đã khơng tiếp
tục thực hiện hành vi của mình nữa, người có hành vi xâm hại đã tự ý nửa trừng
chấm dứt hành vi tấn công. nếu trong trường hợp này lại có hành vi phịng vệ, thì
hành vi đó khơng được thừa nhận là phịng vệ chính đáng, khoa học luật Hình sự gọi
là phịng vệ q muộn và người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm về hành
vi đã thực hiện của mình.
VD: Nguyễn văn Anh đánh Nguyễn Văn Bình bị thương vào đầu, được mọi
người can ngăn nên Anh đã bỏ đi. Nhưng do bực tức với hành vi của Anh, đã vô cớ
đánh mình, nên Bình đã về nhà lấy dao đâm Anh, làm Anh bị thương nặng.
Lưu ý:
- Có thể những hành vi phịng vệ xảy ra sau khi sự tấn cơng đã kết thúc, vẫn


được coi là phịng vệ chính đáng, nếu sự phịng vệ đi liền ngay sau sự tấn cơng và có
thể khắc phục được sự thiệt hại do sự tấn công đó gây ra. Như: hành vi đuổi bắt đối
tượng cướp giật tài sản, nhằm khắc phục hậu quả, để thu hồi lại tài sản…
Như vậy, hành vi xâm hại phải đang diễn ra, chưa chấm dứt hoặc có nguy cơ
xảy ra ngay tức khắc là điều kiện tiếp theo của chế định phịng vệ chính đáng.
c. Thiệt hại chỉ được gây ra cho chính người có hành vi xâm hại.
Phịng vệ chính đáng khơng chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn cơng, mà cịn có
thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại.
Khi hành vi xâm hại đang diễn ra, đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại

ngay tức khắc cho những lợi ích cần bảo vệ. Để ngăn chặn sự xâm hại một cách có
hiệu quả và kịp thời, thì cần phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại.
Tại sao lại như vậy?
- Vì mục đích của hành vi phịng vệ là nhằm gạt bỏ sự đe dọa, làm tê liệt, đẩy
lùi sự tấn công, không cho hậu quả nguy hiểm xảy ra.
Để đạt được mục đích nói trên, cần thiết phải gây thiệt hại cho chính người
có hành vi xâm hại và chỉ có gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại mới
ngăn chặn và đẩy lùi được sự tấn cơng, hành vi phịng vệ mới có ý nghĩa.
- Nếu gây thiệt hại cho người thứ ba, thì khơng những khơng đẩy lùi được sự
tấn cơng, mà hậu quả vẫn xảy ra, dẫn đến không đạt được mục đích của chế định
phịng vệ chính đáng là nhằm đẩy lùi, ngăn chặn sự tấn cơng.
Vì:
Nguồn gốc của hành vi tấn cơng khơng được triệt tiêu thì:
* Hành vi xâm hại vẫn diễn ra;
* Hậu quả không ngăn chặn được;
* Mục đích của chế định khơng đạt được.
- Thiệt hại do người phịng vệ gây ra cho chính người có hành vi xâm hại có
thể là về: Tính mạng, sức khỏe hoặc nhằm vào công cụ, phương tiện mà người đó sử


dụng để thực hiện hành vi tấn công. Nhưng dù bằng hình thức nào, thì cũng chỉ
dược gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại, chứ khơng được gây thiệt
hại cho người thứ ba.
+ Khi người có hành vi phòng vệ gây thiệt hại về tài sản cho người có hành
vi xâm hại, thì tài sản thiệt hại phải là cơng cụ, phương tiện mà người có hành vi
xâm hại sử dụng.
Như: Người có hành vi tấn công sử dụng xe máy để thực hiện hành vi cướp
giật tài sản hoặc dùng làm phương tiện để tẩu thoát. Trong trường hợp này phải tác
động vào tài sản là chiếc xe máy, có như vậy mới ngăn chặn được thiệt hại.
+ Cũng khơng được coi là phịng vệ chính đáng trong trường hợp người có

hành vi xâm hại gây thiệt hại đến tài sản của mình, rồi mình cũng gây thiệt hại về tài
sản cho chính người có hành vi xâm hại.
VD: Nguyễn Văn Kiên ra thăm đồng thấy Bùi Văn Tuấn đang nhổ lúa trên
thửa ruộng nhà mình ( hai bên có tranh chấp về thửa ruộng này). Kiên liền chạy về
nhà lấy dao chặt phá cây trong khu vườn gia đình Tuấn.
Những lợi ích cần bảo vệ trong phịng vệ chính đáng tuy luật khơng kể ra cụ thể,
nhưng trong thực tế thường là của một quốc thể, sở hữu của Nhà nước, của các tổ
chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, tự do, nhân phẩm và sở hữu của cơng dân. Đây
là những lợi ích chính đáng, vì vậy hành động để bảo vệ những lợi ích này cũng
được coi là chính đáng.
Nếu hành vi phịng vệ khơng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi
xâm hại, mà gây thiệt hại cho người khác, thì tùy từng trường hợp cụ thể, người có
hành vi xâm hại phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện.
d. Hành vi phịng vệ được xác định là cần thiết.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã khơng dùng thuật ngữ tương xứng, mà thay vào
đó là thuật ngữ cần thiết. Sự thay đổi thuật ngữ này, khơng làm thay đổi mục đích
của chế định phịng vệ chính đáng, mà cịn làm cho cuộc đấu tranh phòng chống tội


phạm có hiệu quả hơn.
Sự cần thiết phải chống trả lại hành vi xâm hại là điều kiện không thể thiếu
được của chế định phịng vệ chính đáng.
- Khi có cơ sở của phịng vệ thì sẽ được phép phịng vệ kể cả trong trường hợp
có sự lựa chọn khác.(trừ trường hợp người tấn công là trẻ em, người tâm thần)
- Cần thiết khơng có nghĩa là bên xâm hại gây thiệt hại như thế nào thì bên
phịng vệ cũng phải gây thiệt hại như thế. Sự cần thiết không địi hỏi hai bên phải
ngang bằng, mà có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn, miễn là đừng quá đáng.
+ Sự cần thiết được hiểu là khơng có sự chênh lệch quá đáng giữa tính chất,
mức độ của hành vi phịng vệ với tính chất và mức độ của hành vi xâm hại
- Để xác định tính cần thiết cần dựa vào các căn cứ sau:

+ Trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm, tính chất
của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với
hành vi phịng vệ.
Lợi ích bị xâm phạm càng quan trọng bao nhiêu, thì hành vi chống trả càng
cần thiết bấy nhiêu.
Như: Hành vi của một người đang dùng dao chém người khác, hành vi này đã
và đang xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của con người. Vì vậy phải có biện pháp
ngăn chặn ngay và kịp thời. Nhưng nếu hành vi trong trường hợp đánh chết đối
tượng trộm cắp tài sản thì khơng được coi là cần thiết, vì lợi ích bị xâm phạm trong
trường hợp này là tài sản.
Vì vậy khi xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay khơng, phải đặt nó
trong hồn cảnh cụ thể, trong mối quan hệ giữa lợi ích được bảo vệ với hành vi
chống trả.
+ Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi xâm hại:
Hành vi xâm hại càng nguy hiểm và nghiêm trọng bao nhiêu, thì hành vi
chống trả càng cần thiết bấy nhiêu.


VD: Một tên cướp, đang dùng súng uy hiếp mọi người trên xe khách, để đồng
bọn của y lấy tài sản. Tên cướp đó đã bị một chiến sỹ Cảnh sát bắn bị thương và
khống chế.
Hành vi của người chiến sỹ trong trường hợp là chính đáng, vì tên cướp đã sử
dụng vữ khí, đe dọa đến tính mạng của nhiều người, buộc người chiến sỹ đó phải nổ
súng.
Nhưng, nếu người chiến sỹ đó mới thấy tên cướp tay khơng có vũ khí, đang
đe dọa mọi người phải đưa tiền cho y, mà đã vội rút súng ra bắn tên cướp đó, thì
hành vi đó là khơng cần thiết.
Phịng vệ chính đáng khơng chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn cơng,
mà nó cịn thể hiện thái độ tích cực của cơng dân trong việc tham gia đấu tranh
phịng chống tội phạm.

Sau đó chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau:
+ Mức độ thiệt hại do hai bên gây ra;
+ Vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên sử dụng;
+ Nhân thân của người có hành vi xâm hại;
+ Cường độ của sự tấn cơng;
+ Tâm lý của người có hành vi phịng vệ.
Sau khi đã xem xét một cách khách quan, toàn diện các mặt nói trên, mà nhận
thấy rõ ràng trong hồn cảnh, sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những
phương tiện, phương pháp hợp lý và đã gây ra thiệt hại thích hợp đối với hành vi
xâm hại, thì hành vi chống trả là cần thiết.
Tóm lại: Để một hành vi được cơng nhận là phịng vệ chính đáng phải có đủ
bốn điệu kiện:
Thứ nhất là: Hành vi xâm hại những lợi ích cần bảo vệ phải là hành vi phạm tội
hoặc rõ ràng có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
Thứ hai là: Hành vi xâm hại phải đang diễn ra, chưa chấm dứt hoặc có nguy


cơ xảy ra ngay tức khắc;
Thứ ba là: Thiệt hại chỉ được gây ra cho chính người có hành vi xâm hại;
Thứ tư là: Hành vi phòng vệ cần thiết với hành vi xâm hại.
3. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Khoản 2, Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định:
“Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức
cần thiết, không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu trách
nhiệm hình sự.”
Phịng vệ chính đáng không phải là tội phạm, nhưng nếu hành vi chống trả rõ
ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi xâm hại, thì là vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng.
Từ khái niệm vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng, chúng ta thấy rằng:

Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là hành vi:
- Chống trả rõ ràng quá mức cần thiết;
- Không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại.
Sự vượt quá ở đây là vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép.
- Theo tinh thần của chỉ thị số 07/TATC ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân
dân tối cao, thì hành vi vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng l à:
“Người phịng vệ đã dùng những phương tiện, phương pháp gây ra thiệt hại qúa
đáng, mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại , cũng như hoàn cảnh
cụ thể, chưa đòi hỏi phải dùng những phương tiện và phương pháp đó”.
Người có hành vi vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu trách
nhiệm hình sự khi gây ra thiệt hại quá đáng và hành vi của họ có đủ yếu tố cấu thành
một tội phạm độc lập.
VD: Tội giết người do vựot quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126


BLHS).
Trong thực tế, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, có thể xảy ra
trong các tình huống sau:
- Lợi ích cần bảo vệ khơng lớn, nhưng thiệt hại gây ra cho người có hành vi
xâm hại lại lớn hơn rất nhiều.
VD: Khi thấy An đang cậy cửa vào nhà để trộm cắp tài sản, Bình trơng thấy
đã cầm dao đâm An gục ngay tại chỗ.
- Bên xâm hại có phương pháp tấn cơng ít hiệu quả, so với phương pháp tự vệ
của người phòng vệ.
Do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự, mà
cần thiết phải tính tốn khách quan, chính xác để tránh những trưịng hợp oan sai, có
thể làm hạn chế tính tích cực của cơng dân vào cuộc đấu tranh phịng chống tội
phạm. Vì động cơ, mục đích của họ là nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng.
VD: Tống Đình Lợi là nhân viên bảo vệ cầu Mường Khoa, xã Tạ Khoa,

Huyện Bắc Yên- Sơn La, cầu bị hỏng, đang trong q trình sửa chữa, đã có biển
báo: “Cấm người qua lại”. Nguyễn Tiến Thành đi qua cầu, Lợi ngăn lại và bảo
xuống sơng đi đị. Thành không ghe, gây gổ, định đánh Lợi, nhưng được mọi người
can ngăn , nên Thành đã bỏ đi và nói với Lợi: “ Tao sẽ giết mày”.
Thành đi rồi, Lợi sợ Thành sẽ quay lại đánh mình, nên đã vào trong lán, lấy con
dao nhọn giấu sau lưng quần.
Sau đó khoảng 20 phút, Thành cùng với em là Quân bơi thuyền đến, thuyền
vừa cập bờ, Thành nhảy lên đi thẳng đến chỗ Lợi, nói những lời thách thức và xơng
vào đánh Lợi. Lợi bị dồn đánh, lại nhìn thấy Quân ở dưới thuyền cầm dao chạy lên,
Lợi đã rút dao ra đâm nhiều nhát vào bụng Thành rồi bỏ chạy, sau đó Thành đã
chết.
Hành vi của Lợi trong trường hợp này là khơng cần thiết với hành vi xâm
hại. Vì trong lúc nạn nhân chỉ tấn công Lợi bằng chân tay, em của Thành tuy có cầm


dao, nhưng vẫn cịn đang ở dưới sơng cách xa Lợi.
- Tuy nhiên việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vượt q giới
hạn phịng vệ chính đáng không giống như những trường hợp phạm tội khác, mà
hành vi vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là một tình tiết giảm nhẹ được quy
định tại điều 46 Bộ luật hình sự.
Như vậy, tơi đã giới thiệu cho các đồng chí:
- Thế nào là phịng vệ chính đáng;
- Điều kiện để thừa nhận phịng vệ chính đáng;
- Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng.
II.Tình thế cấp thiết.
1. Khái niệm:
Khoản 1, điều 23 Bộ luật Hình sự quy định:
“ Tình thế cấp thiết là tình thế của người, vì muốn tránh gây thiệt hại cho
quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của
cơ quan, tổ chức mà khơng cịn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn

thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết khơng phải là tội phạm”.
Chế định tình thế cấp thiết được đặt ra nhằm động viên khuyến khích mọi
cơng dân cần có hành động quyết đốn, kịp thời nhằm ngăn ngừa không để xảy ra
những thiệt hại cho xã hội do nguồn nguy hiểm gây ra.
Từ khái niệm của tình thế cấp thiết chúng ta cần nắm một số vấn đề sau:
- Là hành vi xử lý của con người đang đứng trước một nguy cơ đang thực tế đe
dọa lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích chính đáng của mình và của người khác.
- Mục đích của tình thế cấp thiết là nhằm ngăn ngừa và khắc phục sự nguy
hiểm đang thực tế đe dọa đến các lợi ích nói trên.
Chính vì vậy, hành động trong tình thế cấp thiết, nếu nhìn về mặt hình thức
thì là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nhưng nếu xét về nội dung sự việc thì hành


động này khơng có tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mặc dù nó đã gây
thiệt hại cho xã hội.
Hay nói cách khác là trường hợp loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi.
Hành động của người được coi là hành động trong tình thế cấp thiết là người
đang đứng trước sự xung đột giữa hai lợi ích đều được pháp luật bảo vệ, muốn bảo
vệ lợi ích này phải hy sinh lợi ích kia, người biết hy sinh nhỏ để bảo vệ lợi ích khác
lớn hơn, cần thiết và quan trọng đối với xã hội là một việc làm hữu ích đối với pháp
luật và không coi là tội phạm.
- Nguồn gốc để làm phát sinh hành động trong tình thế cấp thiết rất đa dạng:
Nó có thể do hành vi trái pháp luật của con người, do thiên nhiên, do súc vật, do
những diễn biến sinh học hoặc do những sự cố về kỹ thuật…Nhưng dù do bất cứ
một nguyên nhân nào thì hành động của một người chỉ được coi là khơng phạm tội
khi hành động đó thỏa mãn những điều kiện nhất định.
2. Điều kiện để thừa nhận tình thế cấp thiết.
a. Phải có sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa đến những lợi ích hợp pháp.

Cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chính
là sự nguy hiểm đang đe doạ những quyền hoặc lợi ích được pháp luật bảo vệ.
Sự nguy hiểm này là thực tê, đang gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại nhất
định cho quyền hoặc lợi ích chính đáng của bản thân người hành động trong tình thế
cấp thiết hoặc cho lợi ích của NN, của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của
người khác.
Ở điều kiện này, chúng ta cần nắm một số vấn đề sau:
- Sự nguy hiểm thực tế là cơ sở làm phát sinh quyền hành động trong tình thế
cấp thiết, nếu khơng có sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa đến nhứng lợi ích được
pháp luật bảo vệ, thì chế định tình thế cấp thiết khơng được đặt ra.
- Sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa vừa là cơ sở pháp lý, vừa là cơ sở thực tiễn


để cho một người nào đó có hành động trong tình thế cấp thiết.
- Nếu sự nguy hiểm này đe dọa đến lợi ích bất hợp pháp, thì hành vi gây thiệt
hại cho lợi ích nhỏ hơn, để bảo vệ lợi ích lớn hơn thì khơng được thừa nhận là hành
động trong tình thế cấp thiết.
Nguồn gốc của sự nguy hiểm có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng dù do
nguyên nhân nào thì sự nguy hiểm đó phải là hiện thực, đang đe dọa trực tiếp đến lợi
ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người
khác, những lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ.
VD: Một thuyền trưởng, đang chỉ huy một con tàu vận chuyển hàng hóa trên
biển, mới nghe tin cơn bão xa (Sắp có bão xảy ra) đã vội ra lệnh cho các thủy thủ,
ném bớt hàng hóa xuống biển, để đảm bảo an toàn cho các thủy thủ và con tàu, thì
khơng được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.
Vì: Sự nguy hiểm đó chưa xảy ra ngay tức khắc, nguy cơ đó chưa thực sự
diễn ra.
Luật đề ra điều kiện này là đặt bất kỳ một người nào đó khi ở trong tình
huống có vấn đề, phải có sự cân nhắc thận trọng nhưng phải nhanh nhạy, có sự quyết
đốn cao để hành động đúng với yêu cầu của tình thế cấp thiết.

b.Nguy cơ đe dọa phải đang điễn ra, chưa kết thúc.
ở điều kiện này chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sự nguy hiểm đang thực tế diễn ra là: Sự nguy hiểm đó đã đặt lợi ích của
Nhà nước, của tổ chức, quyền lợi ích chính đáng của mình…vào trong tình trạng bị
đe dọa, nếu khơng có những biện pháp ngay tức khắc thì khơng thể ngăn chặn được
sự nguy hiểm và thiệt hại đó sẽ xảy ra ngay sau đó. Tức là nó đang gây nên hậu quả
hoặc đang đe dọa ngay tức khắc, sự nguy hiểm đó đang diễn ra, đã bắt đầu chưa kết
thúc, nó đang trực tiếp xâm hại, đe dọa cho các lợi ích cần bảo vệ.
- Sự nguy hiểm chưa kết thúc có nghĩa là: Sự nguy hiểm đang đe dọa hoặc
gây ra những thiệt hại cho các lợi ích nói trên. nếu sự nguy hiểm đã xảy ra, thì tình


thế cấp thiết cũng khơng cịn nữa, trừ khả năng cịn có thể bảo vệ được lợi ích đó.
- Nếu sự nguy hiểm chưa xảy ra, khơng có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, mà
đã có hành động gây thiệt hại, thì khơng được thừa nhận là hành vi trong tình thế
cấp thiết, người có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nếu sự nguy hiểm đã kết thúc, thiệt hại đã xảy ra thì u cầu về tình thế cấp
thiết khơng cịn nữa, mà lại có hành vi ngăn ngừa thì cũng khơng được thừa nhận là
hành vi trong tình thế cấp thiết.
Hoặc nếu khơng có sự nguy hiểm cấp bách, hoặc khơng có sự nguy hiểm xảy
ra. Mà lại có hành vi gây thiệt hại, thì người có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách
nhiệm hình sự khi gây ra thiệt hại đáng kể và hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội
phạm độc lập như trường hợp sai lầm về sự việc.
c.Thiệt hại ra trong trong tình thế cấp thiết, phải nhỏ hơn thiệt hại cần bảo
vệ.
Nếu ở chế định phịng vệ chính đáng thiệt hại mà người phịng vệ gây ra có thể
là về tính mạng, sức khỏe, hoặc nhằm vào cơng cụ mà người đó thực hiện hành vi
tấn cơng…thì trong tình thế cấp thiết thiệt hại do người có hành vi ngăn chặn gây ra,
chủ yếu là thiệt hại về tài sản và người có bị gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
khơng phải là người có hành vi gây ra sự nguy hiểm.

Về nguyên tắc luật Hình sự nước ta, khơng thừa nhận về thiệt hại trong tình
thế cấp thiết là thiệt hại về tính mạng. Để ngăn chặn sự thiệt hại trong tình thế cấp
thiết, chỉ có một cách gây thiệt hại cho một lợi ích hợp pháp khác.
- Mục đích của tình thế cấp thiết là nhằm bảo vệ một lợi ích bằng cách hy sinh
một lợi ích nhỏ, vì vậy nếu gây ra một thiệt hại lớn để bảo vệ một lợi ích nhỏ thì chế
định tình thế cấp thiết sẽ khơng có ý nghĩa.
- Cũng khơng có ý nghĩa khi hy sinh một lợi ích này, để bảo vệ một lợi ích
khác tương tương.
- Nếu một người muốn ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn nhưng không thực hiện


được ý địng của mình, thiệt hại đó vẫn cứ xảy ra, mà người ở trong tình thế cấp thiết
lại cịn gây thêm một thiệt hại khác thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có
thiện ý
- Nếu một người nào đó cố ý tạo ra sự nguy hiểm, rồi lợi dụng tình hình đó gây
ra thiệt hại khác thì cho dù thiệt hại có nhỏ hơn cũng khơng được miễn trách nhiệm
hình sự.
Hình phạt có thể được giảm nhẹ, đối với người đã vô ý tạo ra sự nguy hiểm,
sau đó đã hành động để ngăn chặn sự thiệt hại đó.
Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết bao giờ cũng nhỏ h ơn thiệt hại muốn
tránh, Nhưng trong thực tế việc phân biệt lợi ích nào có giá trị hơn, cần thiết và quan
trọng hơn là rất phức tạp và khó khăn. Ta phải căc cứ vào từng trường hợp cụ thể,
căn cứ vào số lượng của tài sản, sự cần thiết của tài sản đó trong từng lĩnh vực như:
Trong lĩnh vực quốc phòng, kinh tế, xã hội…
Để đánh giá tính cấp thiết cần dựa vào các yếu tố sau:
+ Điều kiện, hoàn cảnh thực tế lúc xảy ra sự việc;
+ Tầm quan trọng của những lợi ích bảo vệ cần bảo vệ;
+ Khả năng thực tế dẫn đến hậu quả lớn hơn hậu quả đã xảy ra, nếu không
được ngăn chặn kịp thời;
+ Khả năng xử lý của người gặp phải sự nguy hiểm trong tình thế cấp thiết

(trạng thái tâm lý, kinh nghiệm…);
+ Những giả định được đặt ra để ngăn ngừa sự thiệt hại.
d. Biện pháp gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là biện pháp cuối
cùng khi khơng cịn biện pháp nào khác.
Trong tình thế cấp thiết, việc hy sinh lợi ích này để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn,
cần thiết và quan trọng hơn phải là biện pháp cuối cùng và duy nhất.
- Sau khi tìm mọi biện pháp có thể để khắc phục sự nguy hiểm, mà vẫn khơng
khắc phục được thì biện pháp gây thiệt hại mới là biện pháp duy nhất và cuối cùng.


- Biện pháp cuối cùng và duy nhất là biện pháp mà chỉ có nó, mới có thể ngăn
chặn được sự nguy hiểm đang xảy ra.
Sở dĩ, gây thiệt hại cho một lợi ích hợp pháp khác nhỏ hơn là biện pháp khắc
phục duy nhất. Vì người hành động trong tình thế cấp thiết, khơng cịn cách nào
khác để khắc phục sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa, gây thiệt hại cho lợi ích hợp
pháp, mà bắt buộc phải xử lý như thế, thì mới có thể ngăn chặn được sự đe dọa đó.
- Nếu trong thực tế vẫn cịn cách khắc phục khác có lợi hơn, thì phải dùng biện
pháp đó, biện pháp hiệu quả và hữu ích nhất.
- Gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp, khơng phải là gây thiệt hại cho chính
người có hành vi gây nên sự nguy hiểm trong tình thế cấp thiết, mà là gây thiệt hại
cho một lợi ích khác nói chung
Khi bất kỳ một người nào đó, trong một hồn cảnh nhất định, để hành động
đúng với yêu cầu của tình thế cấp thiết, cần phải có phản ứng linh hoạt, phải cân
nhắc chính xác và nhanh chóng, có nhận thức đầy đủ về yêu cầu của tình thế cấp
thiết và có sự quyết đốn cao, như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu của tình thế
cấp thiết.
Tuy nhiên, khi đứng trước một tình huống cụ thể, người dân bình thường
khơng phải là ai cũng có hiểu biết đầy đủ về pháp luật. Hơn nữa sự việc xảy ra lại rất
đa dạng, bất ngờ, khó có thể lựa chọn và xác định được chính xác, nên sử dụng biện
pháp nào cho đúng.

Khi có tình thế cấp thiết xảy ra khơng phải ai cũng đủ bình tĩnh để suy xét,
chọn giải pháp nào cho phù hợp. Vì vậy khi đánh giá một hành vi gây thiệt hại có
thuộc trường hợp trong tình thế cấp thiết khơng và có phải là biện pháp duy nhất
không, cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể lúc xảy ra sự việc, cần đánh giá một
cách khác quan, tồn diện.
Khi đã có đủ cơ sở đánh giá phương pháp mà người có hành vi gây thiệt hại
là biện pháp duy nhất, cuối cùng thì hành vi đó là hành vi trong tình thế cấp thiết.


3. Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Khoản 2, Điều 23 Bộ luật Hình sự quy định:
“Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
thiết, thì người gây nên thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Trong tình thế cấp thiết chúng ta thấy rằng: “Nếu không gây ra thiệt hại nhỏ
hơn, để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn ở sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa, thì dứt
khốt thiệt hại lớn hơn sẽ xảy ra, đó là điều khơng thể tránh khỏi”.
Nhưng trong thực tế có trường hợp người có hành vi ngăn chặn có ý muốn
chủ quan là gây ra một thiệt hại nhỏ hơn, nhưng họ lại gây ra thiệt hại lớn hơn thiệt
hại cần ngăn ngừa, gây ra thiệt hại rõ ràng là quá đáng, thì là vượt qua yêu cầu của
tình thế cấp thiết.
để xem xét hành vi có vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết hay khơng cần dựa
vào các căn cứ sau:
+ Khi khơng có sự nguy hiểm thực tế và lợi ích bảo vệ khơng phải là lợi ích
hợp pháp;
+ Nguy cơ đe dọa chưa diến ra hoặc đã kết thúc;
+ Thiệt hại gây ra lớn hơn thiệt hại cần găn ngừa;
+ Biện pháp gây thiệt hại không thể khẳng định được là biện pháp duy nhất,
cuối cùng.
Tuy nhiên khi xem xét trách nhiệm hình sự của người có hành vi vượt q
u cầu của tình thế cấp thiết cần phải nhận thức rằng: Họ thực hiện hành vi như

vậy là xuất phát từ động cơ, mục đích tích cực, nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp và
cũng cần xem xét ý thức của họ khi ở trong tình thế cấp thiết.
Khác với các trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự khác, Bộ luật Hình sự
khơng quy định nào là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình tiết định tội
hoặc tình tiết định khung tăng nặng, mà nó là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại
điều 46 BLHS.


- Điểm cần lưu ý là: Nếu một người đang trong tình trạng tình thế cấp thiết,
mà lại gây thiệt hại cho tính mạng người khác, để bảo vệ tính mạng của mình, thì
khơng được coi là hành động trong tình thế cấp thiết. (LHS Việt nam khơng cho
phép).
VD: Sáng ngày 21/11/2019, Trần Văn Quân lái chiếc xe U Oát cho cơ quan
đưa ba cán bộ đi họp. Khi xe đang chạy xuống dốc, thì bất ngờ cách mũi xe khoảng
20 m có ba con trâu chạy từ trên đồi xuống đường, Quân sợ xe đâm vào trâu, nên
đã đạp phanh và cho xe vào dệ đường, nhưng xe đã đâm vào xe Mô Tô làm cho 3
người đi trên xe bị thương nặng.
Trong trường hợp này, do sợ mất an tồn, nên Qn đã có hành động trên,
nhưng trâu còn ở xa, nguy cơ đe dọa chưa diễn ra, cịn có thể dùng biện pháp khắc
phục khác. Nên hành vi của Quân là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.



×