Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ĐI tìm hạt NGỌC GIỮA MUÔN HÌNH vạn TRẠNG ĐAU THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.63 KB, 12 trang )

ĐI TÌM “HẠT NGỌC”
… GIỮA MN HÌNH VẠN TRẠNG ĐAU THƯƠNG

1. CHI TIẾT NGƯỜI ĐÀN ÔNG VỪA ĐÁNH VỢ VỪA NGUYỀN RỦA, NHỮNG LỜI
ẤY THỂ HIỆN ĐIỀU GÌ?
"Văn chương là hình dung của sự sống mn hình vạn trạng" (Nhà phê bình văn
học Hồi thanh). "Chiếc thuyền ngồi xa" chính là một cuốn phim tái hiện lại sự
sống mn hình vạn trạng đó, nơi lý lẽ có thể phải thua cuộc đời, nơi nhập nhằng
giữa đúng và sai, giữa giữ lại và buông bỏ. Và trong những thước phim ngang trái
này, hình ảnh người đàn ơng hàng chài hiện lên một cách thật đáng trách, nhưng
cũng thật đáng thương. Một nhân vật mang cho ta nhiều cảm khái, nhiều suy
ngẫm.
Trong tác phẩm, mỗi khi đánh vợ, người đàn ông luôn nguyền rủa bằng cái giọng
rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.
Người đàn ông đánh vợ như để giải tỏa những nỗi khổ, những uất ức từ cuộc

1


sống nghèo khó túng quẫn. Phía sau cuộc sống tươi đẹp cịn tồn tại những bất
cơng phi lí, những ngang trái khó giải thích, chỉ có người trong cuộc mới hiểu
được.Nếu nhìn từ xa và quan sát bên ngồi thì hình ảnh người đàn ơng đánh vợ
hiện lên đầy hùng hổ, táo tợn và tàn nhẫn. Thế nhưng, theo dõi tâm lí, hành động
của con người này mới vỡ lẽ rằng, thì ra con người thơ lỗ, lạnh lùng như gỗ đá ấy
cũng biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc khiến người đọc phải suy ngẫm. Quan
sát kĩ chúng ta nhận thấy vấn đề: khi cùng lội vào bờ, đôi mắt người đàn ông “lúc
nào cũng dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng
của người đàn bà” thế nhưng khi đã đi khuất vào sau những chiếc xe tăng hỏng
thì người đàn ơng mới lập tức trở nên hùng hổ, dữ tợn đến khơng ngờ.
Trong cái thân hình hộ pháp đậm chất biển khơi kia như đang dồn nén bao gánh
nặng bắt buộc phải được trút xuống, bắt buộc phải được thoát ra. Trong từng


cơn giận lão trút xuống lưng người đàn bà ta nhận ra cái “giọng rên rỉ đau đớn” và
câu nói đi kèm: “Mày chết đi cho ơng nhờ. Chúng mày chết đi cho ơng nhờ”. Câu
nói cửa miệng “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết đi cho ông nhờ” giúp
ta định hướng rằng, hành động vũ phu man rợ của người đàn ông không phải
xuất phát từ nguyên nhân là một tội lỗi nào đó của người đàn bà mà nguyên nhân
là gánh nặng cuộc sống, gánh nặng gia đình với một đàn con nheo nhóc đang đè
lên vai người đàn ông trụ cột này. Đàn con thì càng ngày càng đơng đúc, nên
những trận địn ngày càng dài hơn, cay cực hơn. Người đàn ông trút bao căm hờn
của tình cảnh gia đình lên đầu vợ bằng bạo lực, bằng thói vũ phu đến man rợ là
điều đáng giận, đáng phê phán. Thế nhưng, qua tình huống truyện, qua cái
“giọng rên rỉ đau đớn” ta nhận ra cái tình cảnh khốn cùng đến bế tắc đè nặng lên
bờ vai, khối thịt vốn đã không thể đen hơn, rám nắng hơn trong sự vật lộn với
biển khơi của người đàn ông vùng biển.
Ngay cả khi quất tới tấp cái thắt lưng có khóa sắt vào lưng vợ, vừa thở hồng hộc
vừa nghiến răng ken két. Cái cách “thở hồng hộc” đúng là vũ phu rồi. Nhưng còn
tiếng nghiến răng “ken két” cùng “cái giọng rên rỉ đau đớn” kia thì phải chăng có
cả sự đau đớn, xót xa. Giận đời, giận vợ, giận cả mình nữa. Tất cả biến thành phẫn
nộ vì bế tắc, cùng đường, thể hiện bằng ngôn ngữ của chiếc thắt lưng da. Đánh
vào lưng vợ, ơng như đánh vào một cái gì đó vơ hình, đánh vào cái mà vì nó mà
ơng khổ.
Nguyễn Minh Châu đặt ra vấn đề bạo hành gia đình vẫn đang tồn tại, gây nhức
nhối cho xã hội mà đặc biệt nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình hình thành
nhân cách thế hệ tiếp nối.
Đất nước độc lập, con người tự do, được làm chủ vận mệnh nhưng họ lại phải đối
mặt với thách thức mới và không nhỏ: vấn đề kinh tế và cuộc sống gia đình.
2


Người đàn ơng thay đổi theo hướng xấu, có phần tha hóa là bởi dù có bản chất
hiền lành nhưng nhận thức của ông ở xuất phát điểm thấp nên khơng thể kiên trì

trước những tấn cơng dai dẳng, quyết liệt từ những thử thách nghiệt ngã của
cuộc sống.
Và tóm lại, người đàn ông thuyền chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
vừa đáng bị lên án bởi sự độc ác, thói vũ phu, tính ích kỉ, tự cho phép mình cái
quyền được hành hạ người khác để thỏa mãn những bực dọc trong lịng. Nhưng ở
ơng ta cũng có chỗ có thể cảm thơng, chia sẻ bởi xét đến cùng ơng cũng chỉ là
một nạn nhân của hồn cảnh sống khắc nghiệt sau chiến tranh chưa lâu. Rõ ràng,
ta khơng thể nhìn người và nhìn đời một phía. Phải tìm hiểu những nguyên nhân
sâu xa dẫn đến những hành vi của con người trước khi kết luận về tính cách hay
phán xét họ. Nói như thế khơng có nghĩa là hành động vũ phu dai dẳng của người
đàn ông ấy là đúng, khơng có nghĩa là khi áp lực, gánh nặng đè trên vai thì được
dùng bạo lực lên người thân của mình; mà nói về sự cảm thơng như thế, để ta
nhìn nhận một vấn đề ở nhiều khía cạnh. Mỗi người đều có những mặt có thể
đúng, có thể sai, trong hồn cảnh này, ta chỉ có thể cố suy xét theo mọi chiều
khách quan nhất, để lại một thông điệp và bài học quý báu cho mỗi người.
Qua nhân vật người đàn ông thuyền chài, Nguyễn Minh Châu cũng muốn gởi đến
chúng ta một thông điệp: Trước mọi sự vật, hiện tượng nói chung và cuộc sống
con người nói riêng, chúng ta cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Đúng
như tác giả đã từng tâm sự: “Nhà văn khơng có quyền nhìn sự vật một cách đơn
giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu
lịch sử”.
2. Ý NGHĨA NHAN ĐỀ “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
 Với quan niệm “Nhà văn khơng có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà
văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng lớp lịch sử", Nguyễn
Minh Châu đã hướng ngòi bút đến phản ánh đời sống con người khơng chỉ ở hình
thức, diện mạo bên ngồi mà cịn ở chiều sâu bản chất bên trong. Truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa ban đầu được in trong tập Bến quê, xuất bản năm 1985,
sau đó nhà văn Nguyễn Minh Châu đã lấy tên “Chiếc thuyền ngoài xa” là tên
chung cho một tuyển tập truyện ngắn được in năm 1987.
"Chiếc thuyền" là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc sống sinh

hoạt của người dân làng chài: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một
danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng
như sữa có pha đơi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng
3


người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,
đang hướng mặt vào bờ.”
"Chiếc thuyền ngồi xa" cịn là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ
thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là khơng gian sinh sống của gia
đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình đơng con ,khó kiếm ăn,cuộc sống túng
quẫn là ngun nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ
thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó
nếu nhìn từ xa, ở ngồi xa thì sẽ khơng thấy được.
Vì "ngồi xa" nên con thuyền mới cơ đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ
thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự
thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp
được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một vẻ đẹp thực đơn giản và tồn
bích,một chân lí của sự tồn diện. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào
bờ,chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc và vứt
chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, vẻ đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa
nhiều ối oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu khơng đến gần thì chẳng bao giờ anh
nhận ra. Xa và gần, bên ngồi và sâu thẳm…đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận
của nghệ thuật chân chính.
Sự đối lập giữa cuộc đời và nghệ thuật đã giúp nghệ sĩ phùng giác ngộ được
nhiều điều: phải nhìn nhận cuộc đời với nhiều chiều khác nhau và phải đem nghệ
thuật gắn với cuộc đời hơn. Giữa nghệ thuật và cuộc đời vốn có khoảng cách,
trách nhiệm của người nghệ sĩ là kéo gần khoảng cách ấy, nghệ thuật phải phản
chiếu được bóng dáng của cuộc đời ở chiều sâu bản chất chứ không phải cái hình
ảnh đẹp đẽ nhưng khơng thực bên ngồi.

Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” giàu sức gợi và chứa đựng được nhiều thơng
điệp sâu sắc vì nó khơng chỉ truyền tải đến người đọc câu chuyện về một cuộc
đời, một số phận mà cịn gửi gắm bao thơng điệp đáng quý về nghệ thuật và cuộc
đời.
3. Ý NGHĨA CHI TIẾT CHIẾC THẮT LƯNG
+ Ý nghĩa về mặt nghệ thuật:
– Khơng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm nhưng có sức ám ảnh rất lớn, là hình
ảnh vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
– Có vai trị thể hiện tính cách, số phận của các nhân vật và góp phần thể hiện

4


chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
+ Ý nghĩa về mặt nội dung:
– Là dụng cụ mà lão đàn ông (người chồng) dùng để đánh người đàn bà (người vợ)
một cách tàn bạo. Đó là hình ảnh biểu trưng cho nạn bạo lực gia đình, tàn dư của
chiến tranh…
– Tác giả thể hiện đời sống cịn nhiều khó khăn của người dân nghèo thời hậu
chiến khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại.
Qua đó thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
4. Ý NGHĨA CHI TIẾT BÃI XE TĂNG HỎNG
Trong truyện, từ bãi xe tăng hỏng bước ra là người đàn ông cao lớn, thô kệch và
một người đàn bà xấu xí, khốn khổ, đây cũng là nơi diễn ra cảnh bạo lực mà
Phùng vô tình bắt gặp. Bãi xe tăng hỏng chỉ xuất hiện thống qua, khơng được
chú ý miêu tả một cách chi tiết nhưng lại mở cho người đọc bao cảm nhận phong
phú, sâu sắc.
Bãi xe tăng hỏng trên bãi biển là những dấu tích của chiến tranh, qua đó thấy
được chiến tranh mới được lùi xa, và cuộc sống mới cũng vừa được bắt đầu.
Chiến tranh đã lùi xa, Phùng và những người đồng đội của mình đã cùng nhau

chiến đấu để chống lại thế lực bạo tàn, vơ lí, mang lại độc lập tự do cho nhân dân,
giải phóng đất nước. Những tưởng khi bước vào giai đoạn hịa bình con người sẽ
không phải đối diện với những đau khổ, mất mát nữa thế nhưng hoàn cảnh sống
mới lại nảy sinh ra những hồn cảnh éo le mới. Con người khơng cịn khổ đau vì
chiến tranh, chia lìa nhưng cái đói, cái khổ vẫn dai dẳng tạo nên bao bi kịch của
cuộc đời.
Chiếc xe tăng giống như một vật chứng của chiến tranh đã hủy hoại khiến cả một
đất nước rơi vào tình cảnh đói nghèo, mất mát. Nó cũng giống như nhân chứng,
chứng kiến tất cả cuộc sống của người dân chài, chứng kiến cái vẻ đẹp yên bình
và cả những hành động đánh đập vợ của ông chồng sau cái vẻ đẹp. Chiến tranh
chưa bao giờ là tốt đẹp, hình ảnh chiếc xe tăng - vật biểu trưng cho chiến tranh
cũng thế, chính nó đã tham gia vào việc che giấu hành vi bạo lực của ông chồng.
Cảnh người chồng ra sức quật người vợ được diễn ra sau bãi xe tăng cũ, để tránh
những đứa con phát hiện và khiến cho Phùng suýt nữa thì tin rằng tấm ảnh mà
anh chụp được là 1 vẻ đẹp hoàn mĩ.

5


Thơng qua hình ảnh bãi xe tăng cũ, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tha thiết kêu
gọi con người hãy ngăn chặn cuộc chiến tranh tâm hồn bởi cuộc chiến tranh
chống lại cái ác, cái bạo tàn mà con người tự mang đến cho nhau còn gay gắt và
mạnh mẽ hơn cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.

5. Ý NGHĨA CHI TIẾT BỨC ẢNH NGHỆ THUẬT CUỐI TRUYỆN
Cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan, hầu như không đơn giản, xuôi chiều
mà thường chứa đựng nghịch lý, luôn tồn tại những mặt đối lập tốt/ xấu, thiện/
ác, "trong con người đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết,
thiên thần và ác quỷ” (Bức tranh). Trong "Chiếc thuyền ngoài xa", cuộc đời ấy hiện
lên đậm nét và để lại nhiều trăn trở trong lịng mỗi người. Nghệ thuật từ bứcảnh

chiếc thuyền ngồi xa cũng mang theo dáng hình của sự trăn trở, băn khoăn,
chiêm nghiệm ấy. Và bức ảnh cuối thiên truyện đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
sau một bức ảnh - là cả một đời.
Nhận lệnh được điều động đi chụp một bức ảnh ở vùng biển tỉnh miền Trung.
Phùng đã may mắn tìm thấy và kiếm tìm trong suốt nhiều ngày một cảnh tượng
mà cực kì tuyệt mĩ và khơng nơi đâu có thể dễ dàng tìm thấy được.
Đó là một hình ảnh vơ cùng đẹp, con thuyền “lưới vó” có một màu sương vơ cùng
tuyệt mĩ bao xung quanh. Đó là một hình ảnh thực đẹp và thực là tồn bích.
Mang lại giàu ý vị nghệ thuật, xứng đáng được xem là một hình đẹp mà một con
mắt tinh đời và một trái tim yêu nghệ thuật mới có được.
Tuy nhiên, phía sau đó lại là một điều khác. Lồng trong câu truyện lại là hình ảnh
của một gia đình hàng chài khốn khổ. Chi tiết bức ảnh đã cho ta thấy một sự liên
kết giữa hình ảnh trong nghệ thuật với hình ảnh cuộc sống phía bên ngồi. Đó là
một chi tiết thể hiện cho ta mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Qua chi
tiết, nhà văn thể hiện một trái tim trăn trở với cuộc sống và sự tha hóa của con
người. Khám phá được cái khoảnh khắc “trong ngần của tâm hồn” tương phản với
nó là sự tàn bạo và man rợ.
Chi tiết này đã gieo ra một tình huống tự nhận thức mà ở đó người ta thấy rõ hơn
về nhân vật Phùng: Phùng khơng phải tìm kiếm ở đâu mà anh đang cày xới, lật lại,
đào sâu hơn vào chính bức ảnh của mình, chính thứ nghệ thuật tưởng như đã
hồn mĩ của mình. Khơng ai bắt anh làm thế và khơng ai biết anh làm thế, nhưng
với trách nhiệm, lương tâm của một nghệ sĩ chân chính buộc anh phải liên tục
trăn trở như vậy. Con người Phùng hay cũng chính là hình ảnh tác giả bởi nhà văn
đã từng đặt mệnh lệnh cho mình: Khơng có quyền miêu tả cuộc sống một cách

6


hời hợt.
Khơng phải đến cuối chi tiết bức hình mới xuất hiện và cũng không phải ngẫu

nhiên mà Nguyễn Minh Châu lại kết thúc truyện ngắn của mình bằng chi tiết này:
Phùng nhận nhiệm vụ chụp ảnh cho bộ lịch cuối năm là anh đã khốc vào mình
một thiên chức quan trọng của nghệ thuật (làm sao phải đẹp để thoả mãn nhà
xuất bản và thị hiếu mọi người nhưng đồng thời lại nói được trung thực nhất về
cuộc sống). Phùng đã làm nên bức ảnh bằng tất cả niềm đam mê và trách nhiệm
và anh đã có được niềm vui của một người nghệ sĩ chân chính. Nhưng chính bức
ảnh ấy lại làm anh không dứt khỏi những ưu tư, vỡ ra bao nhiêu nhận thức
Tác phẩm khép lại với cảm xúc của người nghệ sĩ trước tác phẩm của mình, đó là
một sự xác nhận sức sống lâu bền của một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
Hơn thế nữa, chỉ người nghệ sĩ dám sáng tạo, dấn thân vào sáng tạo và trung
thực, nghiêm khắc với bản thân mới đặt cuộc sống cao hơn nghệ thuật.
Chi tiết bức ảnh đã cho ta thấy rõ những điều đó, Nguyễn Minh Châu xứng đáng
là nhà nhân đạo lớn. Ơng đã góp cơng xây dựng lên một nền văn học Việt Nam
luôn hướng về cuộc sống, hướng về con người, tôn vinh và thông cảm với họ.
Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ qua
trong cách nhìn lại tấm ảnh của Phùng "tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm
kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai" . Phải chăng tác
giả muốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhống bên ngồi, cái chất thật
của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng. Nhưng nó khơng hồn tồn
xám xịt, hay đen tối làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí
nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó. Chẳng qua
là màu hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rám của cuộc đời cũng như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như
khơng có gì đáng nói mà thật ra, một cách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị
những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suy ngẫm rất nhiều và thay đổi quanh
niệm về con người và cuộc sống.
Tóm lại, qua đoạn kết của tác phẩm và chi tiết bức ảnh, phải chăng Nguyễn Minh
Châu muốn nói Chiếc thuyền ngồi xa chính là vẻ đẹp của ước mơ, của lí tưởng
mà người nghệ sĩ ln khát khao vươn tới? Nhưng để cho nó có máu thịt của
cuộc sống, người nghệ sĩ khi thể hiện nó cần có một tấm lịng trân trọng, cảm
thơng. Nó là nỗi dằn dặt, đau đáu khi người nghệ sĩ cảm thấy mình chưa thể hiện

được hết điều muốn nói.
Vẻ đẹp chân - thiện - mĩ luôn luôn phải đi kèm với nhau. Bản chất cái đẹp cũng là
7


đạo đức. Đó cũng là điều mà Đốt-xtơi-ep-xki đã từng nhắn nhủ: "Cái đẹp sẽ cứu
vớt cho nhân loại".
6. Ý NGHĨA CHI TIẾT “DÒNG NƯỚC MẮT” CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI
 Trong "Ngồi buồn viết mà chơi", Nguyễn Minh Châu quan niệm: "Nhà văn tồn tại
ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm cơng việc giống như kẻ nâng giấc cho
những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người
ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đầy
đến ê chề, hồn tồn mất hết lịng tin vào con người và cuộc đời để bênh vực cho
những con người không có ai để bênh vực". Với "Chiếc thuyền ngồi xa", một tấm
lòng nhân đạo sâu sắc đã tuyệt đối dành cho những phận người nghèo khổ, éo le.
Trong đó, người đàn bà hàng chài và đứa con Phác chính là nhân vật tiêu biểu
cho những phận người ấy.
Như con chim sợ cành cây cong, người đàn bà hàng chài đang xịe đơi cánh vững
chãi chở che cho đàn con của mình. Giọt nước mắt của bà như một sự bất lực, để
lại niềm thương cảm sâu sắc trong lòng độc giả.
Trong tác phẩm, hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa trong thật lộng lẫy, thật đẹp đẽ
khiến cho trái tim người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng rung lên, tâm hồn anh thăng
hoa cùng bức ảnh nghệ thuật mà anh cất công tìm được. Cái đẹp làm anh nhận ra
“khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” và chân lý “cái đẹp chính là đạo đức”.
Nhưng đằng sau những thăng hoa ấy là sự sụp đổ, sự hụt hẫng khi anh nhìn thấy
bên trong cái đẹp của bức tranh anh vừa chụp là một sự thật trần trụi, nghiệt
ngã. Cảnh lão chồng đánh vợ thô bạo, cảnh thằng Phác cứu mẹ: “Thằng nhỏ cho
đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và
bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước
mắt”.

Dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài "rỏ xuống" sau sự việc thằng Phác
đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh éo le, ngang trái của gia đình bà đã diễn
ra trước mắt nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng; người phụ nữ vùng biển này thấy đau đớn,
nhục nhã vì khơng thể giấu được bi kịch gia đình, vì thương xót, lo lắng cho con.
Phía trước bà là một màu mù xám, bế tắc.
Dòng nước mắt là biểu hiện cho nỗi đau đớn của người vợ, người mẹ đáng thương
ấy. Đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời của người đàn bà làng chài ta mới thấy hết được
số phận éo le, bất hạnh của bà. Bà là nạn nhân của đói nghèo và tình trạng bạo
lực gia đình: cái xấu đã đeo đuổi bà như một định mệnh, trận đậu mùa quái ác đã
để lại những nốt rỗ chằng chịt trên khuôn mặt. Từ khi lấy chồng, bà gắn đời mình
với sơng nước. Cuộc sống nghèo khổ, thuyền chật con đông: “nhiều lần biển
8


động phải ăn xương rồng luộc chấm muối”. Vì túng quẫn, đói nghèo, thất học, lạc
hậu… lão chồng của bà từ một anh con trai “hiền lành” đã trở thành một kẻ vũ
phu thô bạo. Hắn đã lấy phương pháp đánh vợ để giải tỏa những bế tắc cuộc
sống: “Ba ngày một trận nhẹ. Năm ngày một trận nặng”. Gia cảnh nghèo khó bế
tắc. Cuộc sống đầy tình trạng bạo lực gia đình khơng lối thốt càng làm cho
“dịng nước mắt” ấy thêm đắng cay, nghiệt ngã.
Dòng nước mắt của người đàn bà ấy còn là nước mắt của con người giàu lịng tự
trọng, là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lịng, khi chồng
đánh khơng hề có bất kì phản ứng nào, nhưng hành động của Phác khiến chị như
sực tỉnh, như bị một viên đạn xuyên qua tâm hồn để thức dậy nỗi đau tận cùng.
Trận địn cay nghiệt từ lão chồng khơng có gì kỳ lạ vì nó vẫn là hình ảnh quen
thuộc được tính theo chu kỳ “ba ngày, năm ngày” nhưng kỳ lạ là ở thái độ người
đàn bà. Trước đòn roi, bà vẫn lặng im chịu đựng, vẫn lặng yên cam chịu như một
thói quen: “Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một
tiếng, khơng chống trả, cũng khơng tìm cách chạy trốn”. Đặc biệt phía sau trận
địn ấy người đàn bà khơng nước mắt. Thể xác bị chà đạp, tinh thần bị lăng nhục

nhưng bà khơng khóc. Đó khơng phải là sự vơ cảm, lãnh cảm hay mẫn cảm với
địn roi mà phía sau đó là cả một tấm lịng, một đức hi sinh, vị tha cao thượng của
người vợ, người mẹ. Nước mắt ấy chỉ rơi xuống khi việc làm của thằng chồng đã
bị con trai và người khách lạ tên Phùng chứng kiến. Bấy giờ bà mới khóc, nước
mắt ấy vừa xấu hổ, vừa nhục nhã, nhưng trên hết vẫn là nước mắt của con người
giàu lòng tự trọng. Nỗi khổ đau ấy bà muốn mình âm thầm gánh chịu. Bà khơng
muốn ai biết, ai hay. Tấm lịng ấy ở người mẹ, người vợ, người phụ nữ thật cao
thượng biết bao.
Dòng nước mắt ấy là nước mắt của tình mẫu tử sâu nặng. Nhìn thấy thằng Phác
vì thương mẹ mà phạm vào tội ác trái luân thường đạo lí. Người mẹ đã có ứng xử
bất ngờ: vái con, ơm con vào lòng. Chi tiết người mẹ vái lạy thằng con khiến
người đọc khơng thể khơng xót xa, ái ngại. Bà khơng biết phải giải quyết như thế
nào mới phải đạo, cũng khơng tìm được giải pháp. Đó là nỗi lo lắng về sự phát
triển nhân cách lệch lạc của con.
Trước đó vì thương con, người mẹ đã gửi thằng Phác lên rừng ở với ơng ngoại; xin
lão chồng có đánh thì mang lên bờ mà đánh. Đó là bởi vì bà thương con, lo lắng
cho tương lai của con, không muốn con bị tổn thương tinh thần.
Vượt lên trên sự cay đắng và cơ cực ấy, tình mẫu tử của bà đã tỏa sáng, đó chính
là đức hi sinh cao thượng của thiên chức làm mẹ: gồng mình gánh chịu địn roi
của chồng là bởi vì những đứa con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho
9


con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được!”. Bà hiểu rằng bất kỳ một
cuộc hôn nhân tan vỡ nào thì người tổn thương nhất chính là những đứa con. Bởi
thế, bà gồng mình gánh lấy những đòn roi của chồng để giữ lại hai chữ "Gia Đình"
cho các con. Chính tình mẫu tử thiêng liêng cao thượng đã chắp cánh cho bà,
đưa đàn con bay vút lên trên sự cơ cực, đói kém, nhọc nhằn và lam lũ. Đã từng
trải qua những giông tố của cuộc đời, từ cuộc tình dang dở, cuộc sống mưu sinh
đầy bấp bênh, khó nhọc đến bi kịch khổ đau trước sự hành hạ của người chồng,

có lẽ hơn ai hết, người phụ nữ miền biển này đã quá thấu hiểu: Cuộc đời này vốn
dĩ không đơn giản mà chứa đựng biết bao hiểm nguy và cạm bẫy, đe dọa, rình rập
con người. Lo cho chúng từ miếng ăn, giấc ngủ, người phụ nữ ấy biết chắt chiu,
giữ gìn những hạnh phúc đời thường. Đó là những niềm vui thật nhỏ bé, bình dị,
đơn giản chỉ là những giây phút “vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ”, là những
lúc “con cái được ăn no” cho dù có lẽ những khoảnh khắc ấy là khơng nhiều trong
cuộc sống của bà. Nó như những ánh sao băng vụt sáng qua bầu trời trong
thoáng chốc để rồi nhường chỗ lại cho sự thăm thẳm, mờ mịt của vũ trụ. Song
người đàn bà hàng chài ấy vẫn cứ nhớ, vẫn cứ nâng niu như là điểm tựa tinh thần
bình yên cho bà sống tiếp và ni đàn con.

🌿 Dịng nước mắt của người đàn bà hàng chài đã thể hiện giá trị hiện thực và giá

trị nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đã phơi bày tình cảnh xã hội những năm sau chiến
tranh và đêm trước thời kì đổi mới 1986. Đồng thời bày tỏ niềm cảm thơng
thương xót trước số phận đầy nghiệt ngã của người lao động sau chiến tranh;
trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người mẹ giàu đức hi sinh. Và sự trân trọng dành cho
nhân vật này sẽ không đi cùng sự ngợi ca. Bởi chúng ta không thể tôn vinh và cổ
súy cho việc cam chịu bạo lực gia đình, chúng ta không thể xem việc nhẫn nhục
ấy là đúng đắn, là việc đáng phải kế thừa. Vậy nên đối với nhân vật này, ta vẫn
phải cứ nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, để mỗi người đều đúc rút cho mình những
bài học riêng, mà tin rằng, sở dĩ tác phẩm sống mãi với độc giả - bởi vì nó luôn
mở cho ta nhiều tầng nghĩa, nhiều cảm nhận thâm trầm theo năm tháng. 
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã
đi sâu khám phá sự thật đời sống, dũng cảm thể hiện những góc khuất của cuộc
đời ngay trong chế độ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Đúng như "tuyên ngôn" của
nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn
giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu
lịch sử”.
7. Ý NGHĨA CHI TIẾT NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ ĐÁNH “Ba ngày một trận nhẹ, năm

ngày một trận nặng” nhưng người đàn bà ấy đã “khơng hề kêu lên một tiếng,
khơng chống trả, khơng tìm cách chạy trốn”.

10


Với nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những
nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám
phá tất cả những cái đó". Trong "Chiếc thuyền ngoài xa", người ta dễ dàng phán
xét rằng sự nhẫn nhục, cam chịu của người đàn bà hàng chài là sai lầm, mù quáng
và cố chấp. Nhưng suy xét kĩ càng, nhìn và ngẫm ở nhiều góc độ, ta mới nhận ra
đằng sau sự chịu đựng của bà là cả một bầu trời tình thương rộng lớn của một
người làm mẹ. Hơn ai hết, bà hiểu được tất thảy những cay đắng, tủi nhục của
bản thân, trước khi có bất cứ ai lên tiếng cho bà. Nhưng cũng hơn ai hết, bà hiểu
rằng bà còn các con, và chúng cần đầy đủ mẹ cha để lo cho chúng nó lớn lên, cho
chúng nó có được một tương lai bớt khổ hơn mình. Vì thế mà bà im lặng, vì thế
mà bà cố gắng bám víu vào người đàn ơng, như chiếc thuyền đối mặt với sóng dữ
phía trước, chỉ cố bám lấy mũi neo để mình trụ vững.
Ta có từng tự hỏi: trong tác phẩm, người đàn bà làng chài đã trót gây nên tội lỗi
gì để rồi cam tâm nhận lấy sự tàn bạo của chồng mình, hay bà mù qng đến
mức khơng cịn chút ý thức để nhận ra mình cần phản vùng lên phản kháng?
Những nghi vấn ấy đều bị đánh đổ bằng những điều mà người đàn bà trình bày
trước vị chánh án của vùng biển. Qua những cảnh có tính chất “mở nút” của tình
huống, ta nhận chân giá trị của hình tượng, đó là những vẻ đẹp tuyệt vời nơi
người phụ nữ khốn khổ ấy. Người mẹ ấy luôn cam tâm nhận lấy nỗi đau thể xác
nhưng chị còn phải khốn khổ hơn với nỗi đau tinh thần. Ở trên chiếc thuyền chật
chội, túng thiếu và nheo nhóc những con với cái kia; tiếng cười niềm vui hạnh
phúc trở nên thật hiếm hoi. Những khi trời không yên, biển không lặng, cuộc
sống trên những con thuyền ấy càng trở nên gieo neo. Thế là, bao nhiêu cay cú,
uất ức, người chồng vũ phu lại trút lên đầu người đàn bà, làm như người đàn bà

ấy là nguyên nhân trực tiếp gây nên sự bế tắc kia. Dù oan trái nhưng bà tự
nguyện chấp nhận với một lời khẩn cầu cho con: khi con cái lớn lên hãy “đưa tôi
lên bờ mà đánh.” Bà cam tâm nhẫn nhục chịu đựng chỉ mong sao đừng gây nên sự
tổn thương cho những tâm hồn trẻ thơ. Trong hoàn cảnh đói khổ, quẫn bách của
cuộc sống thuyền chài, suy nghĩ về sự hành xử như vậy, giàu tình thương và đức
hi sinh biết bao. Có hiểu được điều đó ta mới đồng cảm với tâm trạng của người
mẹ ấy khi vơ tình để con trai chứng kiến cảnh bà bị người chồng đánh đập dã
man sau những chiếc xe tăng cũ nát kia. Người mẹ cảm thấy: “Vừa đau đớn vừa
vô cùng xấu hổ, nhục nhã ”, đau khổ vì lo lắng cho con trước rồi mới đến xấu hổ,
nhục nhã cho mình. Chứng kiến những trạng thái tình cảm này không ai không
cảm thấy xúc động: “miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt
thằng bé, ơm chầm lấy nó rồi lại bng ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm
lấy”.
Bên cạnh tình thương và sự hi sinh, bà cịn là người biết sống và biết thấu hiểu
mọi lẽ đời. Có điều, nhân hậu và vị tha biết bao nhiêu khi bà không nghĩ đến
11


mình, chỉ thấu hiểu cho chồng và cho tương lai của đàn con đông đúc kia. Một
người chồng đầy quái gỡ, nói như vị chánh án: “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày
một trận nặng. Cả nước khơng có một người chồng như hắn”. Thế nhưng, khi
được vị thẩm phán gợi ý cho con đường giải thốt thì bà lại khẩn thiết cầu xin:
“Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
Cách hành xử của bà khiến Đẩu, vị bao công của cái phố huyện vùng biển, đi từ
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chính người đàn bà có vẻ ngồi xấu xí và
trái tim nặng trĩu khổ đau đã giúp anh ngộ ra bao điều. Bà nhìn suốt cả đời mình
để đưa ra một chân lí, giản dị, mộc mạc nhưng thấm bao vị mặn chát của đời
thường: “Đám đàn bà làng chài ở thuyền chúng tơi cần có người đàn ông để chèo
chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con mà nhà nào
cũng trên dưới chục đứa”. Nhưng cái chân lí đích thực và đẹp đẽ hơn là: “Đàn bà ở

trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở
trên đất được”. Có lẽ chính thiên tính nữ ở người đàn bà đã giúp Đẩu, vị chánh án
rành rỏi bao qui định của luật pháp “vỡ ra” bao điều cay đắng của luật đời. Bên
cạnh Đẩu, người đàn bà còn để lại bao dư vị đắng cay cho người nghệ sĩ nhiếp
ảnh. Tình huống khép lại nhưng bao nhận thức cuộc sống lại được mở ra. "Truyện
mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc khoải về số phận một người đàn
bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chới như “chiếc thuyền ngồi xa”
khơng biết đâu là bến bờ hạnh phúc..." (Ngọc Huy).

12



×