Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Niên luận "Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.66 KB, 57 trang )

Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với
nguyên tác thơ Đường trong SGK

Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-1
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
Mục lục
1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4
4. Phương pháp nghiên cứu: 5
5. CẤU TRÚC NIÊN LUẬN: 6
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 6
1.1. Các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS 7
1.2. Độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác thơ Đường trong SGK THCS 11
1.2.2. Độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác về mặt nội dung: 17
CHƯƠNG 2 34
2.1. Dịch giả: 34
2.1.1. Dịch giả - người đọc đặc biệt: 34

2.2. Nhìn từ góc độ mỹ học tiếp nhận: 39
2.2.1. Các nhân tố khách quan: 39
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-2
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
KẾT LUẬN 49
1. Nhận xét chung: 49
2. Kiến nghị: 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 53
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-3

Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thơ Đường – thành tựu thi ca rực rỡ của văn hóa Trung Hoa đã đi
vào Việt Nam từ rất lâu, gây được ảnh hưởng sâu rộng và được nhiều người
yêu thích. Trước thế kỉ XX, khi nền Hán học còn phát triển thì người Việt
Nam (những người biết chữ Hán) đọc thơ Đường nguyên tác, và đương
nhiên tự hiểu được mà không cần bản dịch. Đến những năm đầu thế kỉ XX,
nền Hán học của nước ta suy tàn, chữ Hán dần dần được thay thế bằng chữ
Quốc ngữ. Khi ấy ta cũng bắt đầu thấy xuất hiện trên báo chí những bản
dịch thơ Đường sang Quốc ngữ của những dịch giả nổi tiếng như Tản Đà,
Ngô Tất Tố Những bản dịch này đã đưa thơ Đường đến với nhiều tầng

lớp độc giả Việt Nam. Từ đó, dịch thơ Đường đã trở thành một mảng rất
quan trọng trong việc tiếp nhận thơ Đường ở nước ta. Bản thân những bản
dịch cũng là sự thể hiện cách tiếp nhận của một tầng lớp đặc biệt trong xã
hội – tầng lớp trí thức có những hiểu biết nhất định về Hán văn và Đường
thi. Trong đó, những bản dịch được đưa vào sách giáo khoa (SGK) để dạy
thơ Đường cho HS phổ thông là những bản dịch phổ biến, được nhiều
người biết đến, và cũng có thể coi là đại diện cho một cách tiếp nhận mang
tính chính thống- cách mà HS được hướng theo.
Ở một khía cạnh khác, dịch văn học, nhất là dịch thơ là công việc
gây rất nhiều tranh cãi. Thậm chí có người cho rằng thơ không dịch được
(Hồng Thanh Quang)[19]. Quan điểm này có vẻ cực đoan, song không
phải không có lý, bởi vì có cố gắng thế nào cũng khó có được một bản

dịch trung thành với bài thơ nguyên tác cả về hình thức và nội dung,
không thể tạo được một bản sao của bài thơ bằng một ngôn ngữ khác. Ai
cũng biết rằng “xưa nay thơ càng hay càng khó dịch. Vì cái hay của
nguyên tác đa diện quá, đa dạng quá, sức chứa phong phú quá, người dịch
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-1
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
làm sao chuyển tải nổi”[22]. Đối với thơ Đường thì việc dịch lại càng khó
khăn hơn nhiều. Bởi đó phần nhiều là những bài thơ “ý tại ngôn ngoại”,
tình cảm sâu xa, diễn đạt bằng vài trang lời văn chưa chắc đã hết, nói chi
đến việc gói gọn trong vài dòng thơ tiếng Việt. Và do vậy, có những độ
vênh giữa bản dịch và nguyên tác là điều khó tránh khỏi. Với đặc điểm đó,

việc dịch thơ Đường có thể coi là một thử thách cho những người có tâm
huyết với thơ Đường (và có tài dịch thơ). Ai cũng dồn hết tâm lực và tinh
túy của ngòi bút có khi chỉ cốt để có được một bản dịch “để đời” cho một
kiệt tác Đường thi. Những bản dịch được chọn đưa vào SGK phổ thông để
dạy cho HS có lẽ cũng là những bản dịch “để đời” của các dịch giả. Với
mong muốn giúp HS hiểu và cảm nhận phần nào ý nghĩa và cái hay của
những bài thơ Đường bất hủ, hẳn là những người biên soạn SGK đã chọn
những bản dịch mà họ cho là hay và sát nhất với nguyên tác. Sát đến mức
nào là vấn đề sẽ được làm rõ trong niên luận này.
Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn đề tài: Đi tìm độ vênh
giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường (Qua SGK THCS từ 1989-nay).
Ở cấp THCS, lần đầu tiên HS HS được tiếp cận với một số bài thơ đại

diện cho Đường thi – đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và thế giới. Và do
vốn từ Hán Việt còn hạn chế, việc tiếp cận của HS chủ yếu là thông qua
các bản dịch thơ. Vì vậy, những bản dịch này có vai trò hết sức quan trọng
đối với việc hình thành sự hiểu biết và những cảm nhận đầu tiên của HS
về các tác phẩm nổi tiếng của một nền văn học lớn. Độ vênh giữa bản dịch
và nguyên tác càng ít thì sự cảm nhận của HS càng đầy đủ và chính xác
hơn. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu độ vênh này để: trước hết là có một cái
nhìn toàn diện hơn về hướng giảng dạy thơ Đường trong chương trình
THCS từ 1989 đến nay; tiếp theo là đánh giá chính xác hơn về vai trò của
các bản dịch đối với việc dạy thơ Đường cho HS THCS hiện nay. Mặt
khác cũng là để nhìn nhận lại một trong rất nhiều cách tiếp nhận Đường
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51

-2
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
thi ở Việt Nam – cách tiếp nhận của những người làm công tác dịch thuật
(qua chương trình SGK PTCS).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Thơ Đường đã được đưa vào SGK THCS từ năm 1989, song đến nay
những công trình nghiên cứu về nó chưa phải là nhiều, trong đó khía cạnh
mà chúng tôi đang xem xét rất ít được đề cập đến. Do điều kiện khảo sát
còn hạn chế, dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu
nổi bật có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu.
Trong cuốn Thơ Đường ở trường phổ thông do Hồ Sĩ Hiệp tuyển và
biên soạn (Nxb Tổng hợp Khánh Hòa, Khánh Hòa, 1991) chỉ có những bài

giới thiệu và phân tích một số bài thơ Đường nổi tiếng và các nhà thơ tiêu
biểu.
Cuốn Bình giảng thơ Đường (theo sách giáo khoa Ngữ văn mới) của
Nguyễn Thị Bích Hải (Nxb Giáo dục, H., 2003) cũng chỉ trình bày những
kiến thức về thơ Đường và việc dạy học thơ Đường trong trường phổ thông,
nêu những vấn đề có tính phương pháp trong việc tìm hiểu thơ Đường.
Cuốn Thơ Đường bình giải của Nguyễn Quốc Siêu (Nxb Giáo dục,
tái bản lần thứ 5 năm 2005) thì giới thiệu lại và thêm phần bình những bài
thơ Đường đã được chọn tuyển trong SGK Văn học 9 (sách chỉnh lí năm
1995) và Văn học 10 (ban KHXH). Trong đó cũng có nói đến một số chỗ
chưa chính xác của một vài bản dịch thơ trong SGK, nhưng còn sơ lược, và
đa số là chọn lại những bản dịch mà SGK đã chọn.

Chúng tôi cũng đã có điều kiện đọc một khóa luận tốt nghiệp được
viết khá công phu là Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam
của Mạnh Thị Minh (Tư liệu khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội). Trong khóa luận này, người viết chủ yếu là thống
kê lại quá trình thơ Đường được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-3
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
Văn phổ thông ở Việt Nam, đồng thời đề xuất phương pháp dạy học, giúp
HS tìm hiểu thơ Đường.
Ở góc độ dịch thuật, đáng chú ý nhất là một luận án Phó tiến sĩ với đề
tài Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam - Nguyễn Tuyết Hạnh[11]. Tuy

nghiên cứu trực tiếp về vấn đề dịch thuật Đường thi, nhưng luận án này đi
sâu tìm hiểu lịch sử, quá trình dịch thơ Đường ở Việt Nam và việc dịch
Đường thi theo hai thủ pháp nghệ thuật chủ yếu là phác diễn và đối lập,
không quan tâm đến độ vênh giữa bản dịch thơ và nguyên tác.
Như vậy, những cuốn sách (công trình nghiên cứu) trên đây chỉ đề
cập đến thơ Đường trong trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng ở
khía cạnh phân tích, bình giảng, hướng dẫn dạy và học chứ chưa đi sâu vào
việc đi tìm độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác. Những công trình
nghiên cứu trực tiếp về dịch thơ Đường thì lại nghiên cứu ở phạm vi rất
rộng (Việt Nam), và ở các góc độ lịch sử, thủ pháp dịch… Việc tìm hiểu và
lý giải độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác các bài thơ Đường trong SGK
THCS chưa được chú trọng nghiên cứu. Vì vậy, ở niên luận này, chúng tôi

sẽ thực hiện công việc đó với hi vọng có thêm một đóng góp nhỏ vào việc
nghiên cứu thơ Đường trong SGK phổ thông ở nước ta.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài đã nêu, ở niên luận này chúng tôi chỉ tìm hiểu độ vênh
giữa bản dịch và nguyên tác của các tác phẩm thơ Đường nằm trong
chương trình SGK môn Văn THCS, từ năm 1989 đến nay. Cụ thể là những
bài thơ Đường trong các sách:
- SGK Văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 1989.
- SGK Văn học 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 1995.
- SGK Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, 2003.
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-4

Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
4. Phương pháp nghiên cứu:
Theo quan điểm nghiên cứu văn học, các bản dịch thơ Đường mà
chúng ta sẽ xem xét dưới đây là các tác phẩm văn học dịch, kết quả của
công việc dịch văn học – một khâu rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận
các tác phẩm văn học nước ngoài (ở đây là các bài thơ Đường nguyên tác).
Người dịch thực chất là một người tiếp nhận đặc biệt, đã cụ thể hóa và phổ
biến cách tiếp nhận của mình qua các bản dịch thơ. Việc tiếp nhận của họ
(đọc, hiểu và dịch), nếu xét trong phạm vi hẹp thì là chịu sự chi phối của
các yêu cầu dịch văn học. Nhưng xét ở phạm vi rộng và toàn diện hơn thì
do các yếu tố của tiếp nhận văn học chi phối (kinh nghiệm, văn cảnh, nhu
cầu…) Vì vậy, đối với đề tài này, chúng tôi sẽ áp dụng các phương pháp

nghiên cứu từ chuyên biệt (dùng trong nghiên cứu, đánh giá văn học dịch)
đến các phương pháp riêng ngành của nghiên cứu văn học (ở lĩnh vực tiếp
nhận). Cụ thể như sau:
• Để tìm độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác, chúng tôi dùng
các phương pháp:
- Phương pháp thống kê: hệ thống lại các tác phẩm thơ Đường và
những bản dịch đã được chọn đưa vào SGK (dịch giả, các bản dịch…)
- Phương pháp phân tích định lượng và định tính: với hình thức thì
định lượng, với nội dung thì định tính
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa và so sánh
Khi so sánh để tìm độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác, hay sự khác
nhau giữa các bản dịch được chọn, chúng tôi áp dụng các tiêu chuẩn so

sánh cụ thể chứ không hoàn toàn căn cứ theo các tiêu chuẩn có tính nguyên
tắc khi đánh giá, nghiên cứu văn học dịch là tín, đạt, nhã.
• Để hiểu và lí giải độ vênh thấy được ở trên, chúng tôi áp dụng các
phương pháp ở cấp độ lớn hơn:
- Mỹ học tiếp nhận.
- Xã hội học văn học, Văn hóa học.
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-5
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
5. Cấu trúc niên luận:
Niên luận ngoài Mở đầu và Kết luận ra, Nội dung gồm có 2 chương:
Chương 1: Tình hình dịch thuật Đường thi qua SGK THCS

1.1. Các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS
1.2. Độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác thơ Đường trong SGK
Chương 2: Dịch giả và phương thức dịch thuật
2.1. Dịch giả
2.2. Phương thức dịch thuật
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT ĐƯỜNG THI QUA SGK THCS
Trên cả hai bình diện lý thuyết và thực tế, dịch văn học là hoạt động
quan trọng của tiếp nhận văn học. Nó giúp mở rộng việc tiếp nhận tác phẩm
cả về chiều rộng không gian và chiều dài thời gian. “Chính dịch thuật đã
giúp cho một tác phẩm kéo dài tuổi thọ ở một môi trường khác. Và dịch

phẩm cũng trở thành bản gốc, có tác động mới mẻ đối với môi trường ấy.
Dịch thuật quả đã đưa lại một đời sống mới cho bản gốc”[12].
Về tiêu chuẩn đánh giá bản dịch nói chung (với bản dịch thơ thì
càng quan trọng), Nghiêm Phục (Trung Quốc) đã đưa ra những tiêu chuẩn
chung có tính nguyên tắc là: tín, đạt, nhã. Tiêu chuẩn được đặt lên hàng
đầu là tín – trung thành với nguyên bản, bản dịch phải thể hiện được
nguyên ý của tác giả. Tuy nhiên, trung thành nhưng không phải là nô lệ,
phụ thuộc máy móc theo nguyên văn từng câu, từng chữ. Đạt là bản dịch
phải “thông đạt”, “minh đạt”, tức là phải chuyển tải được ý nghĩa, tinh
thần, phong cách của nguyên tác một cách hợp lí, rõ ràng. Nhã là văn
phong của bản dịch phải lưu loát, trôi chảy. Ba nguyên tắc này thống nhất,
hòa quyện với nhau, tạo nên một bản dịch lí tưởng. Trên thực tế hiếm có

Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-6
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
bản dịch nào hoàn hảo đáp ứng đầy đủ cả ba tiêu chuẩn trên. Và như đã
nói, đây chỉ là những tiêu chuẩn đánh giá có tính nguyên tắc chung, khó
áp dụng cụ thể vào các bản dịch trong thực tế. Căn cứ theo đúng những
tiêu chuẩn ấy thì nhiều khi người dịch gặp khó khăn, mà người đánh giá
cũng lúng túng. Bởi vì, “dịch văn học cũng có yêu cầu trung thực, chính
xác, nhưng vì cách biểu đạt mang nhiều hàm ý của văn học rất khó xác
định, cho nên sự trung thực và chính xác của văn học cũng không có
chuẩn mực cụ thể”[17]
Dưới đây, với mục đích đi tìm độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác

của các bài thơ Đường trong SGK THCS, chúng tôi không áp dụng đúng
những nguyên tắc trên, mà dựa vào việc so sánh đối chiếu hình thức diễn
đạt, ngữ nghĩa để tìm ra những chỗ khác biệt. Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể
của chúng tôi là bản dịch chuyển đạt được những gì và thiếu sót những gì
so với nguyên tác.
1.1. Các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS
Từ khi thơ Đường bắt đầu được đưa vào chương trình SGK THCS
đến nay đã gần 20 năm (tính từ 1989). Trong khoảng thời gian đó, đã có
mấy lần thay đổi SGK (và cũng là thay đổi quan niệm giảng dạy), nhưng
thơ Đường vẫn là một phần quan trọng của bộ phận văn học nước ngoài
trong chương trình (đúng ra phải là văn học nước ngoài và văn học dịch).
Để có một cái nhìn toàn diện về các tác giả, tác phẩm Đường thi và các bản

dịch thơ đã được đưa vào SGK, chúng tôi lập bảng thống kê sau: (bản dịch
nêu theo tên dịch giả )
Tác phẩm Tác giả Bản dịch trong SGK
Năm 1989 Năm 1995 Năm 2003
Hành lộ nan Lý Bạch Hoàng Tạo N.K.P
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-7
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
Vọng Lư Sơn bộc
bố
Lý Bạch Tương Như Như bên
(nb)

Nb
Tĩnh dạ tứ Lý Bạch Tương Như Nb Nb
Thái liên khúc Lý Bạch Tản Đà Nb
Thu phố ca Lý Bạch N.K.P
Đôi én rời nhau
(Song yến ly)
Lý Bạch Trúc Khê
Thạch Hào lại Đỗ Phủ Khương Hữu
Dụng (bản 1)
Khương
Hữu Dụng
(bản 2)

Giang bạn độc bộ
tầm hoa
Đỗ Phủ N.K.P
Tuyệt cú
(chùm 4 bài)
Đỗ Phủ Tản Đà
Tương Như
Mao ốc vị thu
phong sở phá ca
Đỗ Phủ N.T Khương
Hữu Dụng
Nb

Tuyệt cú
(chùm 6 bài)
Đỗ Phủ Khương
Hữu Dụng
Năm sắp hết
(Tuế án hành)
Đỗ Phủ Khương Hữu
Dụng
Lầu Hoàng Hạc
(Hoàng Hạc lâu)
Thôi Hiệu Tản Đà
Hồi hương ngẫu

thư
Hạ Tri
Chương
Phạm Sĩ
Vĩ, Trần
Trọng San
Phong Kiều dạ
bạc
Trương Kế K.D
(Các bài Đôi én rời nhau, Năm sắp hết, Lầu Hoàng Hạc SGK 1989
chỉ nêu nhan đề tiếng Việt)
Trường hợp bài Phong Kiều dạ bạc, có người cho dịch giả là Tản Đà.

Tuy nhiên, trong Toàn tập Tản Đà, tập 4 [5, 622-626], Nguyễn Quảng Tuân
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-8
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
đã chứng minh ý kiến này là không có căn cứ, và ông đưa ra chứng cứ nói
rằng bản dịch này là của Nguyễn Hàm Ninh. Song hai bản dịch (một
nguyên bản, một lưu truyền) mà Nguyễn Quảng Tuân dẫn ra không hoàn
toàn giống với bản dịch trong SGK. Ở hai bản dịch đó, câu đầu lần lượt là:
“Trăng tà, tiếng quạ kêu sương” và “Quạ kêu, trăng lặn, trời sương”
(trong SGK là: “Trăng tà, chiếc quạ kêu sương”), hai câu sau giống hệt,
câu cuối thì khác chữ “San” (trong SGK là “Hàn Sơn”). Vì vậy, chúng tôi
vẫn theo ý kiến của người biên soạn SGK, cho trường hợp bản dịch thơ này

là khuyết danh (K.D).
Qua bảng trên, chúng tôi đưa ra một vài nhận xét như sau:
* Tổng số tác phẩm thơ Đường được chọn (tính chung qua mấy lần
đổi sách) là 15 bài, trong đó SGK 1989: 9 bài, SGK 1995: 10 bài, SGK
2003: 5 bài. Các bài được chọn có thay đổi ít nhiều nhưng chủ yếu vẫn là
các tác phẩm của hai đại diện tiêu biểu nhất của Đường thi là “thi tiên” Lý
Bạch và “thi thánh” Đỗ Phủ. Ngoài ra, SGK 1989 có thêm một bài của
Thôi Hiệu, năm 2003 có thêm tác phẩm của Trương Kế và Hạ Tri Chương.
SGK chương trình mới (2003) có ít bài nhất nhưng lại nhiều tác giả nhất,
nên phần Đường thi trong đó có vẻ đa diện, đa phong cách hơn. Tuy nhiên,
nhìn tổng thể thì trọng tâm là thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ - hai tác giả lớn có
phong cách đặc sắc nhất (nhà phê bình Nghiêm Vũ đời Tống từng nhận xét:

“Tử Mỹ bất năng vi Thái Bạch chi phiêu dật, Thái Bạch bất năng vi Tử Mỹ
chi trầm uất” – Đỗ Phủ không làm nổi cái bay bổng của Lý Bạch, Lý Bạch
không làm nổi cái trầm uất của Đỗ Phủ). Mấy ai dịch Đường thi mà lại
không từng “lao tâm khổ tứ” vì tác phẩm của hai thi hào này. Bên cạnh đó,
các tác phẩm của Thôi Hiệu, Trương Kế, Hạ Tri Chương cũng là những tác
phẩm nổi tiếng xứng đáng được chọn giới thiệu cho HS học thơ Đường.
Nói chung, các bài (nguyên tác) đã được chọn đều là những danh tác
Đường thi, có sức sống lâu bền và ảnh hưởng rộng lớn. Trong cả ngàn năm
qua, chúng đã được tầng lớp trí thức Việt Nam biết đến; và sang thế kỉ XX,
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-9
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK

khi phong trào Tân học phổ biến, chúng lại tiếp tục hấp dẫn các dịch giả
của ta - những nhà cựu học đang bắt đầu hướng theo Tân học. Mặt khác,
những tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đó có rất nhiều nét gần gũi với tâm
hồn của dịch giả, họ coi tác giả như người bạn tâm tình, “dịch là đối thoại”.
Vì vậy, giới thiệu các tác phẩm này không chỉ là giới thiệu các tác giả đời
Đường mà còn phần nào giới thiệu được các dịch giả. Tuy nhiên, vấn đề
này hiện nay vẫn chưa được coi trọng. Chúng tôi nhận thấy rằng, đối với
tác phẩm nào giới thiệu hai bản dịch thì có thể HS lưu tâm một chút đến tên
người dịch thơ, còn lại thì hầu như không để ý.
* Với 15 tác phẩm, SGK đã giới thiệu 20 bản dịch thơ. Trong số 15
tác phẩm được giới thiệu hai bản dịch thơ thì có 3 trường hợp là thay đổi
bản dịch khi đổi SGK (Hành lộ nan, Thạch Hào lại, Mao ốc vị thu phong

sở phá ca), hai trường hợp còn lại là giới thiệu đồng thời hai bản dịch để
đối chiếu. Trong ba trường hợp nói trên, Hành lộ nan và Mao ốc vị thu
phong sở phá ca là thay đổi bản dịch của người khác (Hoàng Tạo =>
N.K.P, N.T => Khương Hữu Dụng), Thạch Hào lại thì hai bản dịch đều của
Khương Hữu Dụng. Sự thay đổi này không nằm ngoài mục đích là giới
thiệu bản dịch đạt tiêu chuẩn hơn, hay hơn (theo quan điểm của người biên
soạn SGK). Đối với Tuyệt cú (“Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu…”) và
Hồi hương ngẫu thư thì được giới thiệu đồng thời hai bản dịch của hai dịch
giả khác nhau. Chúng được đặt trong thế ngang bằng, bổ sung cho nhau,
mang đến cho người đọc sự cảm nhận đầy đủ hơn đối với nguyên tác.
Tiểu kết:
Việc chọn lựa tác giả - tác phẩm cũng như các bản dịch thơ đưa vào

chương trình học không phải là việc làm mang tính ngẫu nhiên. Người biên
soạn SGK chắc chắn đã cân nhắc: chọn những tác phẩm, tác giả nào để có
thể giới thiệu khái quát gương mặt Đường thi; chọn bản dịch nào của dịch
giả nào để có thể giúp HS cảm nhận đầy đủ nhất về tác phẩm, tác giả ấy.
Trong đó, việc chọn bản dịch cũng là thể hiện sự đánh giá về tính chuẩn
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-10
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
xác của bản dịch và năng lực của dịch giả. Từ cách tiếp nhận của dịch giả -
độc giả đặc biệt – mà hướng cho HS một cách tiếp nhận Đường thi.
1.2. Độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác thơ Đường trong SGK THCS
1.2.1. Độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác về mặt hình thức:

Cần lưu ý rằng hình thức tác phẩm văn học là hệ thống chỉnh thể của
nhiều yếu tố thuộc các cấp độ khác nhau. Ở đây chúng tôi chủ yếu đề cập
đến một đặc trưng hình thức tiêu biểu là thể loại – “một hiện tượng loại
hình của sáng tác và giao tiếp văn học hình thành trên cơ sở sự lặp lại có
quy luật của các yếu tố tác phẩm”[9, 340]. Đối với các tác phẩm văn học
nói chung, thể loại là yếu tố quan trọng được coi như là mô hình đọc, nó là
“mã văn chương, tổng thể chuẩn mực, quy tắc của trò chơi, cho người đọc
biết cách anh ta sẽ phải tiếp cận văn bản, và như vậy là nó đảm bảo cho sự
thông hiểu văn bản”. Tiếp cận với các bài thơ Đường, thể loại là vấn đề
càng cần quan tâm. Những tác phẩm thơ ca Trung Quốc ra đời ở thời
Đường, một số làm theo lối cổ thể, khá tự do, nhưng đa phần là làm theo lối
cận thể, kim thể, niêm luật vô cùng chặt chẽ (luật thi). Nó là sự ràng buộc

đối với người sáng tác, tài năng của tác giả thể hiện ở chỗ dùng hình thức bị
ràng buộc ấy mà chuyển đạt được cái ý sâu xa, tình cảm dạt dào của mình.
Tuy nhiên, trong số những kiệt tác Đường thi như tác phẩm của Lý Bạch,
Đỗ Phủ, Thôi Hiệu… lại không ít bài không câu nệ vần luật, một là sáng tác
theo lối cổ thể, hai là theo cận thể nhưng cố ý phá cách, thất luật. Vấn đề
cần xem xét ở đây là khi dịch thơ Đường thì người dịch có thay đổi thể loại
của chúng không, nếu có thì ảnh hưởng đến diễn đạt nội dung như thế nào.
Việc này có liên quan mật thiết đến việc đọc, tiếp nhận các bản dịch thơ
của ngưòi đọc.
Để làm được điều đó, trước hết chúng tôi thống kê thể loại của
nguyên tác và các bản dịch thơ trong bảng sau:
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51

-11
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
Nguyên tác Thể loại
nguyên tác
Bản dịch trong SGK
Người dịch Thể loại
Hành lộ nan Thất ngôn
nhạc phủ
Hoàng Tạo Thất ngôn nhạc phủ
N.K.P Thất ngôn nhạc phủ
Vọng Lư Sơn
bộc bố

Thất ngôn tuyệt
cú cận thể
Tương Như Thất ngôn tuyệt cú
cận thể
Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt
cú cổ thể
Tương Như Ngũ ngôn tuyệt cú
cổ thể
Thái liên khúc Thất ngôn
nhạc phủ
Tản Đà Lục bát*
Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt

cú cận thể
N.K.P Thơ 7 chữ*
Đôi én rời nhau
(Song yến ly)
Ca (cổ thể) Trúc Khê Lục bát*
Thạch Hào lại Ngũ ngôn cổ thể Khương Hữu
Dụng
Ngũ ngôn cổ thể
Giang bạn độc
bộ tầm hoa
Thất ngôn tuyệt
cú cổ thể

N.K.P Thất ngôn tuyệt cú
cổ thể
Tuyệt cú
(Chùm 4 bài)
Ngũ ngôn tuyệt
cú cận thể
Tản Đà Ngũ ngôn tuyệt cú
cận thể
Tương Như Lục bát*
Mao ốc vị thu
Phong sở phá
Ca hành

(Cổ thể)
N.T Ca hành
Khương Hữu
Dụng
Ca hành
Tuyệt cú
(chùm 6 bài)
Ngũ ngôn tuyệt
cú cận thể
Khương Hữu
Dụng
Ngũ ngôn tuyệt cú

cận thể
Năm sắp hết Ca hành Khương Hữu Ca hành
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-12
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
(Tuế án hành) Dụng
Lầu Hoàng Hạc
(Hoàng Hạc
lâu)
Thất ngôn luật
thi
Tản Đà Lục bát*

Hồi hương ngẫu
thư
Thất ngôn tuyệt
cú cận thể
Phạm Sĩ Vĩ Lục bát*
Trần Trọng
San
Lục bát*
Phong Kiều dạ
bạc
Thất ngôn tuyệt
cú cận thể

K.D Lục bát *
Như vậy qua bảng trên ta thấy có 8 trường hợp bản dịch thơ tiếng
Việt đã thay đổi thể loại so với nguyên tác. Trong đó có một trường hợp
bản dịch Thu phố ca là chuyển từ thơ 5 chữ (ngũ ngôn) sang thơ 7 chữ, còn
lại đều là chuyển sang lục bát (các bản dịch bài Thái liên khúc, Tuyệt cú
(chùm 4 bài), Song yến ly, Hoàng Hạc lâu, Phong Kiều dạ bạc, Hồi hương
ngẫu thư – 2 bản). Một điều dễ nhận thấy là bản dịch khi đã chuyển thể,
nhất là sang thể lục bát thì không còn giữ nguyên vần luật đối trượng như ở
nguyên tác. Đặc biệt ở một số bài, câu vốn được coi là mẫu mực của Đường
thi như hai câu trong Hoàng Hạc lâu:
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu

Bản dịch lục bát của Tản Đà:
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Một là không thể hiện được tính đối và âm điệu, hai là không dịch
được hai từ láy “lịch lịch” và “thê thê” như nguyên tác.
Hay như bài Tuyệt cú (chùm 4 bài) của Đỗ Phủ có hai cặp câu 1 và
2, 3 và 4 đối nhau rất chỉnh:
- Lưỡng cá/ hoàng ly/ minh thúy liễu
Nhất hàng/ bạch lộ/ thướng thanh thiên
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-13
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK

- Song hàm/ Tây Lĩnh/ thiên thu tuyết
Môn bạc/ Đông Ngô/ vạn lí thuyền
Bản dịch của Tương Như ở thể lục bát đã làm mất tính cân đối của
nguyên tác:
Liễu xanh hót cặp oanh vàng
Trời lam trắng điểm một hàng cò bay
Song lồng mái tuyết non Tây
Thuyền Ngô muôn dặm đỗ ngay cửa ngoài
Qua đây ta có thể tạm đưa ra hai lí do cho việc chuyển thể bản dịch
so với nguyên tác. Thứ nhất là do từ ngữ của nguyên tác quá hàm súc,
chuyển sang tiếng Việt mà giữ nguyên thể với lượng câu chữ tương đương
thì khó mà diễn đạt được ý của nguyên tác cho đầy đủ. Vì vậy dịch giả lựa

chọn chuyển sang một thể khác có số câu chữ nhiều hơn để diễn ý cho
“đạt”. Do đó, bản dịch Thu phố ca là thơ 7 chữ (4 dòng 28 chữ) trong khi
nguyên tác là thơ ngũ ngôn (4 dòng 20 chữ). Hay bài Thái liên khúc thất
ngôn nhạc phủ 8 câu, Tản Đà dịch thành 12 câu lục bát. Bài Song yến ly
nguyên tác 12 câu 64 chữ, Trúc Khê dịch thành 12 câu lục bát 84 chữ. (Ở
đây chúng tôi gọi “chữ” theo cách gọi của Trung Quốc). Việc này chính
Tản Đà cũng đã nói rõ khi dịch Thái liên khúc: “Bài này nguyên văn rất hay
mà dịch tựa cũng rất khó cho nên lời thơ dịch có dôi ra”.[9, 492].
Lí do thứ hai không phải là vấn đề câu chữ, bởi vì các trường hợp
còn lại đều là chuyển thơ thất ngôn sang thơ lục bát, mỗi cặp lục bát hay
thất ngôn đều có số chữ bằng nhau (14 chữ). Nhưng có lẽ chuyển sang lục
bát thì có phần đơn giản hơn, bởi vì không phải chọn từ đối nhau một cách

gò bó theo những cặp câu đối ngẫu.
Nhìn chung, khi bản dịch không còn giữ đúng nguyên thể như
nguyên tác thì nhìn ở bất kì khía cạnh nào, nó cũng ít nhiều có vẻ xa rời
nguyên tác. Người đọc dễ có cảm giác tác phẩm không còn là nó nữa. Nhất
là khi các tác phẩm Đường thi được chuyển sang thể lục bát – một thể thơ
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-14
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
của riêng Việt Nam, được dùng để biểu đạt những nội dung có tính dân tộc.
Chuyển thơ Đường sang thể lục bát thì hình như đã “bản địa hóa” nó một
cách quá mức cần thiết. Vấn đề này đã được giới dịch thuật nước ta tranh
luận khá nhiều. Một số người tán thành việc dịch sang lục bát, và còn ca

ngợi dịch giả đã “gần gũi hoá” bài Đường thi xa lạ để người Việt ta dễ hiểu.
Ngược lại, rất nhiều người đã phản đối. Trong đó, nhà thơ Bàng Bá Lân có
ý kiến: “Dịch Đường thi bằng thể lục bát chẳng khác nào đem bức tranh
trang trọng cổ kính của chiếc khung chạm sơn son thếp vàng mà lồng vào
chiếc khung trúc. Thanh nhã có thừa, nhưng vẻ trang trọng cổ kính không
còn nữa”[11, 76]. Quyết liệt hơn, dịch giả Thái Bá Tân cho rằng: “Dịch thơ
phải trung thành với nguyên tác. Trên thế giới hầu như không có nước nào
có thơ giống như thể thơ lục bát của ta, vì vậy, dịch thơ nước ngoài ra thể
lục bát là không chấp nhận được”[20]. Theo chúng tôi, “chấp nhận được”
hay không là tùy quan điểm tiếp nhận của mỗi người. Nếu như bản dịch
thoát về thể loại nhưng vẫn sát, vẫn diễn đạt được đầy đủ ý của nguyên tác,
người đọc vẫn cảm nhận được tác phẩm thì không hẳn là “không chấp nhận

được”. Tuy nhiên, hình thức là điều tác động đầu tiên đến người đọc, vì thế
bản dịch vẫn nên giữ nguyên thể của tác phẩm. Và trên thực tế, để người
đọc quen với việc cảm nhận một tác phẩm Đường thi qua thể thơ đặc trưng
của Việt Nam là không hề dễ dàng. Đối với HS THCS, giới thiệu bản dịch
thơ lục bát có thể giúp HS cảm thấy thơ Đường có vẻ gần gũi hơn, dễ cảm
nhận hơn. Nhưng mặt khác, bản dịch lục bát lại không giúp HS thấy được
đúng diện mạo nguyên tác (thể loại, cách luật, đối trượng). Đây là điều cần
lưu ý khi sử dụng các bản dịch thơ chuyển thể.
Độ vênh về mặt thể loại của một số bản dịch so với nguyên tác như
trên là yếu tố quan trọng nhất và cũng dễ thấy nhất về mặt hình thức. Nó
kéo theo độ vênh rất lớn về kết cấu hay cách luật, đối trượng. Ở những bản
dịch không chuyển thể, độ vênh kiểu này cũng có nhưng ít hơn.

Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-15
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
Bản dịch bài Giang bạn độc bộ tầm hoa do N.K.P dịch có một số
chỗ “vênh” về hình thức so với nguyên tác. Câu 2 nguyên tác có sử dụng
điệp từ “đóa” (“Thiên đóa vạn đóa áp chi đê”), câu thơ dịch không thể
hiện được (“Ngàn đóa muôn bông ép trĩu cành”). Cách dùng từ láy ở bản
dịch cũng chỉ thể hiện được một phần nguyên tác. Người dịch đã dịch hai
câu cuối đối khá chỉnh, dùng được đủ hai từ láy ở mỗi câu như nguyên
tác. Tuy nhiên vẫn chưa thật sát vì hai lí do: thứ nhất là sai vị trí của các
cặp từ láy: bản dịch để liền nhau ở đầu câu trong khi nguyên tác để cách
nhau. Thứ hai là mỗi câu 3 và 4 trong nguyên tác đều có một từ láy hoàn

toàn (thời thời, kháp kháp), bản dịch chỉ thể hiện được láy âm đầu (quẩn
quanh, thánh thót).
Bản dịch bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca do N.T dịch không
“vênh” về thể loại nhưng vẫn chênh lệch số câu so với nguyên tác. Bản dịch
của N.T chỉ có 22 câu (nguyên tác 23 câu), do hai câu: “Cao giả quải quyên
trường lâm sao/Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao” chỉ dịch thành một
câu: “Cái mắc cành cao, cái giữa dòng”. Cách gieo vần của nguyên tác
cũng rất đáng chú ý mà bản dịch chưa thể hiện được: vần bằng “ao” gieo
liên tiếp ở chữ cuối của 5 câu đầu, vần trắc “ưc – ăc” ở 7 câu tiếp và “iêt” ở
6 câu tiếp theo, vần “an” ở mấy câu cuối. Bản dịch của Khương Hữu Dụng
trong SGK 1995 và 2003 thể hiện cách gieo vần có phần chuẩn hơn.
Tiểu kết:

Trên đây chỉ là những chỗ “vênh” nổi bật giữa các bản dịch và
nguyên tác. Nếu xét kĩ hơn về phương diện ngữ âm, kết cấu ngữ pháp thì
bài nào cũng “vênh” cả, bởi vì bản dịch và nguyên tác thuộc về hai ngôn
ngữ khác nhau, không thể chuyển dịch bài thơ từ ngôn ngữ này sang ngôn
ngữ kia mà giữ nguyên không đổi vần, âm điệu hay cấu trúc ngữ pháp. Nói
chung, trừ thể loại thì đa số những yếu tố về biểu hiện hình thức của tác
phẩm như ngữ âm, ngữ pháp, cách luật… đều là những yếu tố “bất khả
dịch” khi chuyển ngữ. Về mặt này, bản dịch thơ không thể đạt đến độ
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-16
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
“tương đồng” với nguyên tác mà chỉ đến mức “tương tự”, “tương đương”.

Đó là tính “hình tự” (tương tự về hình thức) của bản dịch. Và trước hết, để
đảm bảo tính “hình tự” này thì tốt nhất là bản dịch nên giữ nguyên thể so
với nguyên tác.
1.2.2. Độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác về mặt nội dung:
Theo nguyên tắc lý luận, ý của tác phẩm là yếu tố “khả dịch”, và dịch
ý chính là yêu cầu trước hết của việc dịch thơ. Tuy nhiên, khái niệm ý rất
phức tạp, trong đó bao hàm cả ý của từ, ý của câu, ý của đoạn và ý của cả
bài; lại có ý hiện hữu và ý hàm ẩn, ý ở “ngôn nội” và ý ở “ngôn ngoại”. Vì
thế, việc dịch ý tưởng dễ mà thực ra không hề đơn giản, nhất là phần “ý tại
ngôn ngoại”. Hơn nữa, bản dịch thơ lại bị giới hạn bởi hình thức thơ nhất
định, không thể thoải mái diễn đạt như lời văn xuôi. Làm sao để bản dịch
thơ chuyển tải hết ý của nguyên tác là rất khó, nhất là với những bài thơ

Đường phần lớn ở tầm nghệ thuật cao, ngôn ngữ hàm súc: “ý tại ngôn
ngoại” (ý ở ngoài lời), “huyền ngoại huyền, vị ngoại vị” (tiếng đàn đã dứt
mà vẫn còn dư âm, thức ăn đã nuốt mà vẫn còn dư vị). Chuyển tải ý đã khó,
chuyển đạt cái phong cách, cái “thần” của tác giả ẩn trong tác phẩm lại
càng khó hơn nữa. Do vậy, có độ vênh về nội dung giữa bản dịch và
nguyên tác các bài thơ Đường cũng là điều dễ lí giải. Nhìn chung, với các
bài tự sự như Thạch Hào lại, Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Tuế án
hành… nội dung tương đối dễ hiểu, ít ý ngoài lời nên có thể nói các bản
dịch được chọn lựa đã chuyển dịch khá thành công. Dưới đây chúng tôi chỉ
điểm qua những bài thơ trữ tình hàm súc, đa nghĩa mà bản dịch khó chuyển
tải hết được
(Trong phần này chúng tôi chỉ nêu phần dịch nghĩa - đối với tác

phẩm ngắn và so sánh với bản dịch thơ, còn phần dịch nghĩa của tác phẩm
dài, phần phiên âm nguyên tác, bản dịch thơ xin xem phần phụ lục).
* Hành lộ nan (Đường đi khó) – Lý Bạch
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-17
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
Dịch nghĩa:
Cốc vàng, rượu trong, đấu đáng giá mười nghìn
Mâm ngọc, thức ăn ngon quý đáng giá vạn tiền
(Ta) dừng chén, ném đũa, không nuốt được
Vung gươm quay nhìn bốn phía mà lòng phân vân, vô định
Muốn vượt sông Hoàng Hà nhưng sông đã đóng băng

Muốn lên núi Thái Hàng nhưng núi tuyết đã phủ đầy
(Lã Vọng) lúc nhàn rỗi ngồi câu cá bên bờ suối
(Y Doãn) lúc bỗng lại cưỡi thuyền mà mơ đến bên mặt trời
Đường đi khó! Đường đi khó
Nhiều lối rẽ như vậy, (nhưng đường ta đi) nay ở đâu?
Rồi sẽ có lúc ta cưỡi gió phá sóng
Giương thẳng buồm mây vượt biển cả bao la.
Về bản dịch của Hoàng Tạo, so sánh nghĩa bề mặt, chúng tôi thấy có
một số cụm từ trong nguyên tác mà bản dịch thể hiện chưa đạt như “bạt
kiếm tứ cố”, “tuyết mãn sơn”. “Bạt kiếm tứ cố” dịch thành “vung gươm
bốn phía” là đã mất đi cái nhìn của chủ thể (“tứ cố”: quay nhìn bốn phía
xung quanh), chỉ còn lại hành động (tay) vung gươm. Có cái nhìn ra bốn

phương trời đất bao la mới thấy lòng mênh mang vô định. Còn “tuyết mãn
sơn” mà dịch thành “tuyết mù trời” cũng làm thay đổi hẳn tính chất của
cảnh vật. “Tuyết mù trời” gợi ra một cảnh động: tuyết bay mịt mù trong
không trung, trong khi đó, ở nguyên tác chỉ là cảnh núi bị tuyết phủ kín,
tuyết phủ không còn lối mà lên núi nữa. Đây hoàn toàn là một cảnh tĩnh,
biểu thị tính hiện hữu của một sự cản trở (tương tự như “băng tắc xuyên” ở
câu trên). Ở đây, tính bất động, tĩnh tại của thiên nhiên tượng trưng cho một
điều gì đó không thể thay đổi, nó ngăn cản hành động của con người. Đáng
chú ý là bản dịch đã đảo “băng đầy sông”, “tuyết mù trời” lên đầu câu, chỉ
nhấn mạnh vào ý khó khăn cản trở mà không đề cập đến ý muốn thực hiện
hành động của chủ thể: muốn vượt, muốn lên (dục độ, tương đăng). Như
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51

-18
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
vậy là đã làm mờ nhạt đi hình ảnh người hiệp khách với ý chí muốn băng
núi vượt sông. Đối tượng núi, sông ở đây cũng không phải là bình thường.
Hoàng Hà là một trong hai con sông lớn nhất Trung Quốc, Thái Hàng cũng
là một dãy núi lớn, đường lên vô cùng hiểm trở: “Đường Thái Hàng lật gãy
được xe” (ý thơ Bạch Cư Dị). Cho nên, người muốn vượt sông Hoàng Hà,
lên núi Thái Hàng không thể là con người bình thường, mà phải là người có
một ý chí lớn lao. Trong câu thơ dịch chỉ thấy có còn lại khó khăn ngăn cản
con người. Hơn nữa, bản dịch đã nói quá cụ thể cái mà nguyên tác để hàm
ẩn: “khó nỗi vượt”, “không đường lên”. Độ sâu sắc, hàm súc của ngôn từ
trong nguyên tác đã bị giảm đi rất nhiều qua bản dịch. Dịch giả đã diễn đạt

ý quá rõ mà quên mất rằng “thơ kị lộ”, nhất là thơ Đường vốn là thể loại
nói ít hiểu nhiều.
Bản dịch của N.K.P (được đưa vào SGK 1995 để thay thế cho bản
dịch của Hoàng Tạo trong SGK năm 1989) phần nào khắc phục được nhược
điểm thiếu hàm súc như ở trên và chuyển đạt ý khá sát với nguyên tác. Chỉ
có một điểm nhỏ chúng tôi cho rằng dịch như Hoàng Tạo có lẽ hợp lí hơn.
Đó là cụm từ “đình bôi”, N.K.P dịch là “dừng chén” – sắc thái bình
thường, không thể hiện được nỗi niềm u uất, bực bội, phải kìm nén của con
người có tài không những không được trọng dụng mà còn bị bài xích, cho
nên rượu ngon đồ quý cũng “bất năng thực”. Dịch “dằn chén” như Hoàng
Tạo thì tâm trạng ấy được biểu đạt rõ hơn. Nói chung là ở bản dịch của
N.K.P, người dịch hiểu khá rõ tinh thần tác phẩm, thể hiện được con người

có ý chí khoáng đạt, gặp những trắc trở trên đường đời gian nan, dù còn
phân vân giữa bao ngả rẽ cuộc đời (đã rời bỏ chốn cung đình bó buộc
nhưng vẫn hướng tới con đường phò tá quân vương như Lã Vọng, Y Doãn),
nổi bật trên hết vẫn là con người kiên định với hoài bão lớn lao, lí tưởng
cao đẹp.
*Vọng Lư Sơn bộc bố (Xa ngắm thác nước Lư Sơn) – Lý Bạch
Dịch nghĩa:
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-19
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
Mặt trời chiếu đỉnh núi Hương Lô, (khiến cho khí mây) sinh làn khói tía
Nhìn từ xa, thác nước trông như một dòng sông treo ở trước mặt

Dòng nước dội thẳng xuống từ độ cao ba nghìn thước
Ngỡ là dòng sông Ngân rơi xuống từ chín tầng mây.
Khác với Hành lộ nan được viết lúc Lý Bạch mới rời khỏi triều đình,
lòng còn mang những ảo tưởng chính trị, Vọng Lư Sơn bộc bố viết lúc nhà
thơ sống cuộc sống ngao du ở giai đoạn cuối đời. Bài thơ nhìn bề mặt là
miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, nhưng không đơn thuần là thể hiện lòng yêu
thiên nhiên đất nước như lâu nay nó vẫn được giảng dạy. Nói thiên nhiên
mà nói cả con người cá nhân của nhà thơ, cảnh – người không chỉ ở mức
dung hòa mà là đồng nhất. Bài thơ có tầng nghĩa sâu xa mà bản dịch tiếng
Việt không chuyển tải nổi. Ngay cả cảnh sắc bề mặt bản dịch thơ cũng thể
hiện chưa thật thành công.
Câu thơ đầu Tương Như dịch “nắng rọi Hương Lô khói tía bay” (cấu

trúc động tân: “sinh tử yên” chuyển thành cấu trúc chủ động: “khói tía
bay”), khiến người đọc dễ tưởng ra hai cảnh khác nhau. Bản dịch không thể
hiện được nghĩa của chữ “sinh” nên khó diễn đạt được làn khói tía huyền
ảo kia là do mặt trời chiếu trên đỉnh Hương Lô cao nhất dãy Lư Sơn khiến
cho mây mù bao quanh cái lư hương ấy (núi đỉnh tròn, hình dạng giống lư
hương) phát ra làn khói màu tím. Có hình dung được điều này mới thấy
được độ cao của ngọn núi nơi thác nước đổ xuống.
Câu thứ hai của nguyên tác là “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”,
ngoài cách hiểu như ở bản dịch nghĩa đã nêu, còn có một cách hiểu khác là:
đứng từ xa nhìn thác nước treo trên dòng sông phía trước (dòng sông là vị
trí mà thác đổ xuống). Chúng tôi cho rằng hiểu theo cách thứ nhất là hợp lí
hơn, cách hiểu thứ hai là bình thường, không thể hiện được thủ pháp miêu

tả thác nước của Lý Bạch. Ở đây nhà thơ đã lạ hóa cú pháp, tỉnh lược đi từ
so sánh “như”, chỉ để lại hai đối tượng so sánh là thác nước và dòng sông.
Lấy chiều dài của dòng sông treo trên cao để tả chiều cao của thác nước, đó
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-20
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
mới là miêu tả. Bản thân Lý Bạch cũng đã có lần nói đến dòng sông từ trên
trời đổ xuống: “Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai” (bài Tương tiến tửu).
Cách hiểu thứ hai như bản dịch nghĩa trong SGK đã nêu là: Xa nhìn dòng
thác treo trên dòng sông phía trước. Câu thơ dịch của Tương Như là theo
cách hiểu thứ hai, mặc dù diễn đạt cũng chưa rõ (“trước sông” tức là thác
đổ xuống phía trước con sông hay con sông phía trước?) Dù nói là hiểu

theo cách thứ hai thì bản dịch của Tương Như vẫn không thành công, bởi
đã đánh mất một chữ quan trọng nhất của câu thơ nguyên tác là chữ “quải”
(treo). Chính từ này là tâm điểm thể hiện vẻ đẹp sống động và kì vĩ của
thác nước Lư Sơn - treo lơ lửng giữa khoảng không vời vợi bao la. Chữ
“quải” cộng với “tử yên”- khói tía phát sinh từ mây mù trên đỉnh núi cao
khiến cho dòng thác mang vẻ đẹp của tiên cảnh: hùng vĩ một cách huyền bí,
lãng mạn. Không có chữ “quải”(treo) ấy thì thác Lư Sơn cũng chỉ là một
thác nước bình thường với vẻ đẹp trần tục, khiến bài thơ mất đi cảm quan
vũ trụ cao rộng.
Câu thơ cuối dịch từ “cửu thiên” bằng một chữ “mây”, một lần nữa
lại không đạt ý nguyên tác. Phải là sông Ngân rơi xuống từ chín tầng trời
cao thì mới có thể so sánh với thác nước Lư Sơn.

Chính vì bản dịch thơ không lột tả hết được vẻ đẹp của thác Lư Sơn
trong nguyên tác, nên cũng không thể hiện được con người Lý Bạch, phong
cách Lý Bạch ẩn trong bài thơ. Với tư duy nghệ thuật “thiên nhân hợp
nhất” – con người hợp nhất với thiên nhiên, Lý Bạch đã hòa cái chủ thể của
mình vào cái khách thể là thác nước Lư Sơn, khiến cho ở một khoảnh khắc
nào đó ta không còn phân biệt được đâu là Lư Sơn, đâu là Lý Bạch nữa.
Thác nước đã lên tiếng nói hộ tâm trạng con người. Ở đây, bức tranh thiên
nhiên hùng vĩ, tráng lệ mang vẻ đẹp của cõi tiên đã đối lập với không gian
thực tại: quan trường gò bó. Qua đó trước hết là sự thể hiện bản ngã, khẳng
định tính cách khoáng đạt tự do, lí tưởng cao đẹp của nhà thơ. Ở tầng sâu
hơn, nó còn là sự tiếp thu quan niệm của Đạo gia: vẻ đẹp vĩnh hằng của
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51

-21
Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK
thiên nhiên tượng trưng cho một giá trị cao cả vượt lên khỏi đời sống nhân
sinh, vượt lên những giá trị trước mắt của danh lợi chốn quan trường mà Lý
Bạch đã từ bỏ. Những điều này bản dịch thơ của Tương Như chưa thể hiện
được, và cũng không chuyển đạt được cái phong cách thơ bay bổng lãng
mạn “thiên mã hành không” – như ngựa trời bay giữa không trung - của
“thi tiên” Lý Bạch.
* Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch
Dịch nghĩa:
Trước giường ánh trăng sáng
Ngỡ như là sương trên mặt đất

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Tĩnh dạ tứ là bài thơ tiêu biểu cho một nét phong cách thơ Lý Bạch:
“Thanh thủy xuất phù dung/ Thiên nhiên khử điêu sức” (nước trong hoa sen
mọc, thiên nhiên không cần tô điểm, bài trí). Ngôn từ mộc mạc, giản dị mà
ý tứ sâu sắc. Cái nỗi niềm “tư hương” thì ai cũng đọc thấy, nhưng nguyên
cớ sâu xa của nó ẩn giấu trong bài thơ thì không phải ai cũng hiểu, nhất là
khi bản dịch chuyển đạt không thành công ý nghĩa của nguyên tác.
Hai câu sau của bài thơ nội dung tương đối dễ hiểu, và có thể nói hai
câu thơ dịch diễn đạt ý cũng khá trọn vẹn. Chúng tôi đồng ý rằng nên để
nguyên từ “cố hương” bởi nó đã rất quen thuộc, hoàn toàn nằm trong tầm
tiếp nhận của độc giả. Người đọc hiện đại vẫn có thể hiểu được ý nghĩa và

tình cảm thể hiện trong đó mà nếu dịch ra sẽ mất đi ít nhiều.
Còn hai câu đầu, dịch như Tương Như là đã làm ý nguyên tác bị thay
đổi đi rất nhiều. Sự thay đổi này xuất phát từ độ vênh về mặt hình thức ở
hai câu thơ dịch (“Đầu giường ánh trăng rọi/ Ngỡ mặt đất phủ sương”). Ở
đây xuất hiện tới hai động từ (rọi, phủ) trong khi nguyên tác chỉ hoàn toàn
dùng cấu trúc định trung: minh nguyệt quang (ánh trăng sáng), địa thượng
sương (sương trên mặt đất). Như vậy, trong nguyên tác chỉ có duy nhất một
Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51
-22

×