LÍ LUẬN VĂN HỌC VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CHI TIẾT ĐẶC SẮC
TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ”
Lí luận văn học về chi tiết trong tác phẩm:
Nhà văn Nga M.Gorki có viết: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Một tác phẩm
văn học ra đời đều là một quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Từng chi
tiết, từng hình ảnh nhân vật trong tác phẩm đều là tâm huyết của nhà văn. Có
thể là từ những gì đời thường mà nhà văn nhìn thấy, hay có thể là do chính nhà
văn sáng tạo ra để mang đến cho độc giả một ý nghĩa nào đó. Mỗi chi tiết trong
tác phẩm đều nói lên một điều gì đó, có chi tiết nhỏ, có thể làm nên được nhà
văn lớn.
“Chi tiết” là gì? – Ở đây khơng phải muốn nói đến những chi tiết thơng thường
cấu thành cốt truyện mà muốn nói đến những chi tiết nghệ thuật, chính là “các
tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Từ điển thuật
ngữ Văn học). Chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
trong tác phẩm, góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể hiện được tư
1
tưởng chủ đề của truyện. Chi tiết có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác
cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác
giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới
và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định. Đối với những tình
tiết đặc sắc trong tác phẩm cịn có thể chứa đựng được những cảm xúc lớn lao,
những bài học nhân sinh mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm của mình.
Một chi tiết nhỏ trong tác phẩm có thể làm nên tên tuổi, sức sống của một nhà
văn, của tác phẩm đó. Trong kho tàng văn học có vơ số những tác phẩm hay,
nhiều chi tiết đặc sắc, tiêu biểu và đặc biệt nhất không thể không kể đến các chi
tiết nghệ thuật trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là thiên truyện có rất nhiều chi tiết nghệ thuật
đặc sắc, mỗi chi tiết đều là sợi dây tóc phát sáng để dẫn dắt người đọc đi tìm ý
nghĩa hiện thực và nhân đạo mà nhà văn đã chân thành gửi gắm. Qua quá trình
khám phá ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật này, các em sẽ thấu hiểu và
thấm nhuần tác phẩm, giúp cho bài phân tích của mình được sâu sắc hơn. Cả lớp
cùng tìm hiểu nhé! <3
1. Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân:
Ảnh: Đồ án tốt nghiệp của Phan Thi Minh Tram
2
1. Chi tiết tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần:
● Tiếng sáo của hiện thực từ xa vọng lại:
+ Tiếng sáo lấp ló ngồi đầu núi: “Ngồi đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ
bạn đi chơi”, khiến lòng Mị “thiết tha bổi hổi”, “nhẩm thầm bài hát của người đang
thổi”. Tiếng sáo ấy cũng như những nỗi niềm mà Mị đã chôn giấu bấy lâu, giờ
nghe tiếng sáo như một người câm lặng được hồi sinh cuộc đời.
+ Tiếng sáo gọi bạn đầu làng: Tiếng sáo này làm sống lại cả một hồi ức thanh
xuân mà Mị đã có. Mị đã yêu và được yêu trong lúc Mị còn tuổi trẻ, còn xuân sắc,
biết bao nhiêu người con trai đã đi theo Mị, đã mê say tiếng sáo mà Mị thổi. Ấy
thế mà giờ đây, Mị cũng uống rượu say, nhưng khơng phải say vì niềm vui mùa
xn hị hẹn, mà say vì Mị muốn qn đi thực tại, Mị muốn sống đúng nghĩa, mà
ở đây, chỉ có cái chết mới giúp Mị được là chính mình, bởi cuộc sống hiện tại quá
đỗi tối tăm.
● Tiếng sáo trong tâm tưởng:
+ Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị: Tiếng sáo đã mê hoặc và lôi cuốn Mị về những
ngày vui vẻ, thúc đẩy khao khát trong Mị và biến nó trở thành hành động mạnh
mẽ: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”;
“Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa”.
+ Khi bị A Sử trói đứng vào cột nhà, “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những
cuộc chơi, những đám chơi”. Mị mơ hồ hồi tưởng, mặc sợi dây trói đang siết vào
thân thể. Nhưng sợi dây ấy không làm Mị quên đi tiếng sáo trong lịng, chính
tiếng sáo của đời thực hịa với tiếng sáo trong tâm tưởng đã chở mang một dĩ
vãng tươi đẹp của cuộc đời Mị trở về.
- Ý nghĩa:
+ Tiếng sáo biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa người dân miền
núi. Tiếng sáo là biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình duyên, của tuổi thanh xuân
căng đầy sức sống của Mị.
+ Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình u; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu
đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị. Trong đêm tình xuân, tiếng sáo ấy làm Mị
“thiết tha, bổi hổi”, là tác nhân quan trọng làm thức dậy trong Mị khát vọng tình
yêu và hạnh phúc - dấu hiệu đầu tiên của sự hồi tỉnh là Mị sống lại với những kỉ
niệm ngày trước. Nếu như trước đây, Mị tồn tại trong trạng thái vô hồn, vơ cảm,
với cảm thức phi thời gian, thì bây giờ Mị đã có ý thức về thời gian, trái tim đã
đập những nhịp bồi hồi, xao xuyến, thôi thúc Mị bất chấp cảnh ngộ, muốn đi
chơi.
3
Ảnh: Đồ án tốt nghiệp của Phan Thi Minh Tram
+ Có quan hệ mật thiết với q trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy
Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân.
+ Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói
buộc nhưng vẫn ln âm ỉ chờ cơ hội bùng lên giá trị nhân đạo.
CỤ THỂ:
Trước hết, chi tiết Tiếng sáo đêm tình mùa xuân là một sáng tạo nghệ thuật độc
đáo nhằm khám, thể hiện vẻ đẹp nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Tiếng sáo mùa xuân vốn là linh hồn của đời sống tinh thần vùng Tây bắc. Nó rất
quen thuộc, gần gũi, khơng có gì mới lạ, đã được tác giả sử dụng hiệu quả linh
diệu như chiếc móng vuốt của thần Kim Quy, như câu thần chú Vừng ơi ... của
Alibaba vậy. Nhờ chiến lẫy thần ấy mà cung nỏ nhà vua bắn một phát chết hàng
vạn tên xâm lược; nhờ tiếng sáo đêm tình mùa xn đó mà nhà văn mở được
cánh cửa tâm hồn nhân vật Mị đã im ỉm khóa suốt bao nhiêu năm trời. Cứ nhìn
cái dáng “lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa”, nhìn cái cách kéo lê tấm thân của
Mị từ mùa này sang mùa khác, từ năm này sang năm khác làm việc như một cái
máy, cứ nhìn cái sự đêm đến “Mị chỉ còn biết thức với lửa”, đêm nào cũng vậy, dù
cho có bị A Sử ngứa tay đánh đập hay có người chết ngay ở đó... (khơng có phản
4
ứng gì) thì người ta chỉ có thể nghĩ rằng cô sẽ mãi câm lặng như tảng đá cho đến
ngày chết rũ xương ở đây thì thơi…
Vậy mà từ khi nghe đầu núi lấp ló có tiếng sáo rủ bạn đi chơi của ai đó, “Mị lại
thiết tha bồi hồi”. Tâm hồn Mị bắt gặp tiếng sáo, đã bắt đầu cựa quậy, đã bắt đầu
biết cảm nhận, đã xúc động. Đã sống lại thật rồi! Tiếng sáo mùa xuân nhẹ nhàng,
mỏng tang, vu vơ mà thần diệu tựa thuốc thánh Cam lồ. Tưới đến đâu thì hồi sinh
sự sống, tình u đến đó... Kìa, Mị đang “nhẩm thầm bài hát của người thổi sáo”.
Mị đang hịa lịng mình vào khơng khí mùa xuân tuổi trẻ của những cuộc chơi
đánh pao, đánh quay. Mị đang sống với tâm trạng yêu đương trong những bài hát.
Dòng nước mát hiếm hoi đã len rỉ vào tâm hồn đang khô hạn nứt nẻ của Mị rồi
thì lẽ nào khơng mở lịng?! Tiếng sáo mùa xn đến và đã neo đậu ln trong
lịng Mị, rồi ám ảnh không rời: “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Rồi
như một phản ứng dây chuyền, đồng lọat cả một quá khứ của tuổi trẻ hiện về, Mị
lại được sống đắm chìm trong thời tuổi trẻ đầy say mê của mình: “... Mị thổi lá
cũng hay như thổi sáo.... bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”...
Tiếng sáo dập dìu thiết tha gọi ai đầu làng mà đánh thức cả một miền hồi ức, kỷ
niệm ùa về tươi rói. Rồi tiếng sáo ngày một gần, ngày một da diết hơn; ngồi một
mình trong xó bếp nhưng Mị nhận rõ “Tiếng sáo goị bạn yêu vẫn lửng lơ bay
ngoài đường.. Mị thấy phơi phới trở lại...”. Mùa xuân đã thực sự về, xốn xang trong
lòng: “Mị vui sướng như những đêm xuân ngày trước. Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi
chơi...”. Rồi theo phép biện chứng của tâm hồn, cái hiện thực đầy say mê của quá
khứ và tiếng sáo gọi bạn yêu kia đã trở thành thái cực tương phản của cảnh sống
thực tại. Mị so sánh đối chiếu, soi xét lại cái hiện thực mà cô đã và đang phải
sống, thấy nó thật phi lý, khơng thể chấp nhận. Tâm lý Mị nảy sinh một sự phản
ứng bất ngờ mà thống nhất: Nghĩ đến nắm lá ngón... Nhìn ở góc độ sự sống cho
thể xác, đây là một bước lùi, tiêu cực. Nhưng nhìn ở góc độ đời sống tinh thần,
nhìn ở góc độ sự sống đúng nghĩa là cuộc sống con người, đây là một dấu hiệu
đáng mừng ở Mị. Bởi vì đó chính là sự thức tỉnh đầy tính nhân văn: Thà một phút
huy hoàng rồi vụt tắt, thà chết trong một sự khẳng định quyết liệt ý nghĩa đúng
đắn cuộc sống của mình cịn hơn phải sống kiếp trâu ngựa suốt cả một đời. Nhờ
tiếng sáo mùa xuân mà Mị có được sự thức tỉnh đó.
Tuy nhiên, một cô gái mê tiếng sáo, yêu đời như Mị không thể lùi sâu vào mãi góc
chết. Tiếng sáo mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình vẫn “lửng lơ bay ngồi đường”,
và trong đầu Mị vẫn “rập rờn tiếng sáo” thì làm sao Mị có thể hững hờ, làm sao Mị
có thể ăn lá ngón? Thay vào đó, cơ “lấy hũ rượu, uống ừng ực từng bát”. Mị dằn
lòng xuống, cái đắng cay bị kìm xuống thì cái nồng nàn của hơi men cùng cái
đắm say của “tiếng sáo gọi bạn yêu” càng thôi thúc: “Mị đứng dậy xắn thêm mỡ
bỏ vào đĩa đèn cho sáng” như để tự thắp sáng đời mình, như để khêu to hơn ngọn
5
lửa tình yêu đang chập chờn trong ý thức của Mị. Hành động này lại tạo ra niềm
tin để có hành động tiếp theo mạnh mẽ hơn: Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy
hoa vắt trên vách, sửa soạn đi chơi, bất chấp sự có mặt của A Sử (dù hắn là hiện
thân trực tiếp và thường trực của cái ác, là hung thần đã nghiền nát tất cả hạnh
phúc, sự sống của đời cơ). Mị hồn tồn khơng hề đếm xỉa đến hiện thực nữa.
Lịng mải mê đi theo tiếng sáo, tay cô làm, chân cô bước như kẻ mộng du. Thậm
chí cho đến khi đã bị trói bằng cả một thúng dây đay, bằng cả mái tóc dài của
chính Mị, thân xác đau đớn cùng cực, thì tiếng sáo vẫn bám riết tâm hồn Mị. Suốt
đêm dài... suốt đêm... Mị chỉ còn nghe tiếng sáo... Khi khát vọng tự do, khát vọng
tình yêu đã cháy lên thì hiện thực kia làm sao đủ sức ngăn cản được sự bay bổng
của tâm hồn?!.
Cũng có lúc tiếng chân ngựa đạp vách kéo Mị về thực tại. “Mị thổn thức nghĩ
mình khơng bằng con ngựa. Con ngựa cịn có lúc đứng gãi chân, nhai cỏ, còn...”
nhưng “tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”... Lúc
chừng đã khuya, Mị còn tưởng tượng được cuộc chơi xuân đêm nay đã đến lúc
“trai làng đang đến bên vách làm hiệu rủ người yêu dỡ vách rừng chơi. Mị đã nín
khóc, Mị lại thiết tha bồi hồi”. Tiếng sáo đã trở thành điểm tựa và Mị đã vững vàng
hơn.
Với chi tiết tiếng sáo, không những nhà văn bật mở được thế giới tâm hồn của
một nhân vật khổ đau đã nhàu nát, tê dại vì bị giam hãm trong bóng ma và thế
lực phong kiến miền núi, đang thức dậy, đang phát triển với những cung bậc tinh
tế, phức tạp, tuần tự có, đột phá có, có cả những bước tiến lùi đan xen (nhưng
đúng quy luật tâm lý mà còn khám phá, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tài hoa nghệ
sỹ của người lao động dân tộc Mèo. Dẫu cho thể xác có bị vùi dập bao nhiêu thì
lịng u đời, u hạnh phúc, u tiếng sáo mùa xn của người người Mèo vẫn
khơng gì có thể dập tắt được. Đó là bức thơng điệp quan trọng nhất mà nhà văn
gửi được đến bạn đọc qua tác phẩm này. Hơn nữa nó cịn hé mở cả một sức mạnh
tiềm ẩn, báo hiệu khả năng cách mạng trong nhân vật Mị và con người Tây Bắc.
Tiếng sáo đêm tình mùa xuân thực sự là một chi tiết đầy sức quyến rũ, là nét hoa
văn độc đáo nhất trên tồn tấm thảm hoa Tây Bắc. Giả sử khơng có tiếng sáo
mùa xn thì có lẽ tâm hồn Mị khơng bao giờ thức dậy được. Khơng có nó, cuộc
sống Tây Bắc cịn lại là gì? - Chắc chỉ cịn lại "tiếng xập xình cúng ma" nhận mặt
người vay nợ lãi hay làm nô lệ cho bọn chúa đất. Tiếng sáo dập dìu suốt đêm đã
xua đi cái hoang lạnh, cái đói rách của núi rừng, cái âm u của cuộc sống nô lệ, và
gọi về cái ấm áp, cái đa tình đáng u, chất nghệ sĩ của lịng người Tây bắc. Có
tiếng sáo gọi bạn đầu làng, tiếng sáo vang vọng từ núi này sang núi nọ và "những
6
chiếc váy hoa phơi trên những tảng đá xòe như con bướm sặc sỡ" núi rừng Tây Bắc
trở nên thơ mộng, quyến rũ và say mê biết bao!
Cảm ơn nhà văn đã giúp người đọc mọi miền Tổ quốc được cảm nhận, thưởng
thức những vẻ đẹp trong sáng, thi vị của con người và núi rừng miền Tây thân
yêu của chúng ta. Đọc đi đọc lại nhiều lần, tiếng sáo vẫn cứ say mê, ám ảnh lạ
thường, lan truyền từ người trong truyện đến người viết truyện, sang người đọc
truyện:
"Ngoài núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi..."
" Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường..."
" Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi..."
....
Ta như nghe được cả những tiếng reo vui náo nức của nhà văn khi mùa xuân đến
được kìm nén trong nhiều câu văn: "Những đêm tình mùa xuân đã đến"... Ta như
nghe được cả sự mời gọi thiết tha của người nghệ sĩ ấy trong từng dòng văn miêu
tả tài hoa về tiếng sáo ấy rằng: Hỡi những ai chưa một lần đến Tây Bắc, hãy lên
đây để được sống trong khơng khí của những đêm xuân nồng nàn men rượu và
dập dìu tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường, tiếng sáo văng vẳng đầu
nương, vang vọng qua những vách núi thành âm điệu đặc trưng của nền văn hóa
Tây bắc. Tiếng sáo ấy cũng là tiếng lòng nồng nàn như rượu đêm xuân của nhà
văn đối với núi rừng và đồng bào các dân tộc vùng rẻo cao Tây bắc nói riêng, với
đất nước Việt Nam nói chung.
2. Chi tiết câu hát Mị “nghe thấy”
- Những câu hát này Mị khơng nghe trực tiếp, nó là lời Mị tự "nhẩm thầm” khi
nghe tiếng sáo. Và một điều không phải ngẫu nhiên: chúng đều là lời ca của
những người đang yêu hoặc đang đi tìm tình yêu, thể hiện khát vọng tình yêu đặc biệt là khát vọng tình yêu tự do (hãy chú ý từ thể chủ động: "ta đi tìm người
u, cơ gái khơng u có quyền từ chối bắt pao, cơ có quyền lựa chọn: "em u
người nào, em bắt pao nào”...). Trước khi về nhà thống lí, Mị từng có một thời tuổi
trẻ say mê theo tiếng sáo, theo lời hát. Và Mị đã từng yêu. Mị về nhà thống lí với
thân phận con dâu gạt nợ, bị cầm tù trong một cuộc hôn nhân ép buộc: "A Sử với
Mị, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau Chính những lời ca đẹp cùng
với tiếng sáo, chứ không phải chỉ bản thân tiếng sáo – đã gọi về quá khứ hạnh
phúc gắn với tình u, tuổi trẻ, từ đó thổi bùng dậy khao khát yêu và sống trong
tâm hồn Mị. Làm phép giả định ngược lại, nếu đó chỉ là những lời ca buồn, tiếng
7
than não nuột cho thân phận thì có thể nhận được đồng cảm nhưng chưa chắc
đã làm bừng lên khát vọng sống trong nhân vật.
– Về nghệ thuật: cùng với tiếng sáo, những câu hát góp phần thúc đẩy, tạo bước
ngoặt trong diễn biến tâm lí của Mị. Chúng cũng tạo nên sắc thái trữ tình, chất
thơ cho tác phẩm. "Chất Tây Bắc” rất riêng của vợ chồng A Phủ không chỉ được
gợi ra từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, Con người... mà cịn từ chính những lời
ca như thế.
3. Căn buồng Mị nằm:
- Đó là căn buồng “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vng bằng bàn tay. Lúc
nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
- Ý nghĩa tả thực: là nơi Mị sống hằng ngày, chật chội và tù túng.
- Ý nghĩa biểu tượng: Như một nhà tù đã giam hãm cuộc đời và tuổi xuân của Mị,
làm tê liệt ý thức sống, ý thức phản kháng của Mị. Sống ở đó Mị đã mất hết ý
thức về thời gian, khơng cịn nghĩ đến q khứ hiện tại, tương lai mà xem “mình
cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, ngày càng “lùi lũi như con rùa ni
trong xó cửa” Phản ánh cuộc sống đen tối, mờ mịt của người lao động miền núi
dưới ách thống tị của cường quyền và thần quyền. Giá trị hiện thực, tố cáo.
4. Nắm lá ngón: Mị nghĩ đến lá ngón 3 lần:
- Lần 1: “Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng,
Mị vẫn giấu trong áo” - định ăn lá ngón để tự tử ý thức về cuộc sống tủi nhục
của mình không chấp nhận kiếp sống “người - vật”.
Ý nghĩa:
+ “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thốt. Đây là lối thoát ngắn và hữu
hiệu nhất, sự phản kháng quyết liệt nhưng vơ vọng – một hình thức phản kháng
bị động.
+ Sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo xã hội ép buộc con
người lương thiện đi tìm cái chết.
+ Lá ngón cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ
đắng cay, đầy đau đớn và uất hận.
+ Tự mình tìm đến lá ngón – độc dược của rừng xanh là sự can đảm của người
con gái. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối
với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục cịn hơn bất hiếu.
Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ.
8
+ “Lá ngón” như vậy, đã mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng
trưng cho cái chết.
+ Tìm đến cái chết như một phương tiện giải thốt chính là hành động để khẳng
định lịng ham sống, khát vọng tự do. Điều đó cho thấy, phải tha thiết sống lắm
thì khi mất nó người ta mới muốn chết ngay đi. Còn khi niềm khao khát sống,
khao khát hạnh phúc đã băng giá lại thì cũng chẳng cịn gì thúc đẩy người ta nghĩ
về cái chết. Đó là lí do cắt nghĩa vì sao khi người cha đã mất rồi mà ý nghĩ về nắm
lá ngón khơng trở lại với Mị, chừng nào cơ cịn là một cái bóng vật vờ trơi theo
guồng cơng việc và khơng cịn nhớ đến cả sự xót thương mình.
- Lần 2: “Lần lần, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không cịn tưởng đến
Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
Ý nghĩa:
Người thân duy nhất qua đời nhưng cái thôi thúc giải thốt trong Mị nay đã tắt.
Mị khơng cịn nghĩ đến đấu tranh bởi lẽ sống hay chết đối với cô lúc này không
quan trọng nữa và đương nhiên “lá ngón” cũng chẳng cịn trong tâm trí đã ngủ
qn. Đó chính là sự xuất hiện lần thứ hai của “lá ngón” vì ở lần này, “lá ngón”
xuất hiện bằng cách ra đi. Lá ngón phai mờ tượng trưng cho sự ham sống đã
nguội lạnh.
- Lần 3: Trong đêm tình xuân: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn
cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.
+ Tiếng sáo gọi bạn làm Mị nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp trong quá khứ.
+ Mị lấy rượu ra uống “ừng ực từng bát” - Mị đang uống khát khao, mơ ước, căm
hận vào lòng, nhưng càng uống càng tỉnh, nhớ lại mình ngày xưa, so với mình
hiện tại, giật mình cho những gì bấy lâu phải chịu đựng, ý thức cá nhân dâng lên
mạnh mẽ, không thể chấp nhận nhục nhã đớn đau trong cái cảnh “sống không ra
người”, khơng thể tự do thể xác, lá ngón một lần nữa xuất hiện. Khi muốn giải
thốt, Mị tìm tới lá ngón; khi Mị muốn chết, lá ngón lại hiện về “Nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Lá
ngón lại lần nữa xuất hiện với tầng ý nghĩa giải thoát, nhưng được lên một nấc
của “sự tự ý thức”, đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của
một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”.
+ Lần xuất hiện này của lá ngón là quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Mị nghĩ đến
lá ngón với sự cương quyết tột cùng, trạng thái phẫn nộ và ý thức rõ nhất vì giờ
đây, cơ khơng cịn gì để hối tiếc. Tuổi xuân đầu đời – thời gian đẹp nhất – nay đã
hết, cha già – nguồn yêu thương vô tận cũng khơng cịn. Lịng Mị nay là cõi chết.
Lá ngón đối với nàng không là liều thuốc độc, mà trở thành thứ phương tiện,
hình thức, con đường để đi đến một bến bờ khác khơng cịn đớn đau, Mị tìm đến
lá ngón là tìm đến cái chết như một sự tự cứu và phản kháng.
9
- Khái quát: Chấm màu xanh lá ngón vào bức tranh xơ bồ của thời cuộc, Tơ Hồi
đã đưa “lá ngón” từ chỗ độc dược ngàn đời của núi rừng, là cái chết từ thiên
nhiên, nay bỗng nhiên lại là sự giải thốt. Lá ngón xuất hiện ba lần với ba tầng ý
nghĩa ngày càng sâu sắc hơn, dữ dội hơn. Cái độc của lá ngón cịn thua cái độc
của xã hội. Lá càng độc là đớn đau đồng bào chịu càng nhiều. Lá ngón trở thành
dấu hiệu báo động cho sự khẩn thiết, cầu cứu của đồng bào miền cao.
5. Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ:
Giọt nước mắt A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn
Vợ chồng A Phủ. Giọt nước mắt của a Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân
vật khi cái chết đang cận kề mà còn mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính
giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức sống tiềm tàng, khả năng phản kháng tưởng
chừng đã ngủ quên bên trong con người của Mị.
Ảnh: Đồ án tốt nghiệp của Phan Thi Minh Tram
A Phủ là chàng trai khỏe mạnh, một người lao động giỏi, chỉ vì đánh nhau với con
trai Thống Lí mà A Phủ buộc phải trở thành người ở trừ nợ cho gia đình thống lí.
10
Sống trong cuộc sống của con trâu con ngựa nhưng A Phủ không bao giờ bi quan
trước cuộc đời, anh vẫn nỗ lực vươn lên, làm việc chăm chỉ để mang đến những
lợi ích cho gia đình thống lí. Tuy nhiên, do sơ ý để hổ bắt mất một con bị của
thống lí mà A Phủ bị trói đứng ở giữa sân, bỏ mặc đói rét suốt mấy ngày liền mà
theo nhận thức của Mị thì chỉ đêm nay, đêm mai người kia sẽ chết, một cái chết
đầy đau đớn.
Cũng giống như A Phủ, Mị là cô gái xinh đẹp nhưng gia cảnh nghèo hèn nên đã
phải trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí. Xét về địa vị, Mị là con dâu
của Thống lí Pá Tra, vợ của A Sử nhưng trong thực tế Mị chỉ là một người ở đợ
không hơn không kém, cô phải làm việc quần quật ngày đêm như con trâu con
ngựa. Sống lâu trong sự đày đọa đã khiến Mị mất đi khả năng phản kháng, sống
cam chịu như con rùa ni trong xó cửa. Trong những ngày A Phủ bị trói đứng
ngồi sân, đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay, cũng chính hồn cảnh này
đã làm cho Mị chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ. Sống trong gia đình thống lí,
Mị thường xun chứng kiến cảnh những con người bất hạnh bị trói đứng đến
chết, do đó lúc đầu khi thấy A Phủ phải trói đứng ở sân Mị chỉ dửng dưng, vô
cảm.
Sau mọi nỗ lực tự giải cứu mình nhưng khơng thành, trong nỗi bất lực, tuyệt
vọng đến cùng A Phủ đã khóc. Đúng lúc ấy Mị thức dậy thổi lửa hơ tay và chứng
kiến cảnh giọt nước mắt đang bò trên hõm má của A Phủ. Giọt nước mắt ấy có sự
tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị, mang đến những thay đổi lớn bên
trong người đàn bà bất hạnh ấy.
Giọt nước mắt của A Phủ đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong tâm lí của Mị. Mị
nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng như thế, sợi dây thít chặt vào thân thể, Mị
khóc nhưng cũng khơng thể tự lau nước nước. Nhớ đến tình cảnh của bản thân,
Mị đã đồng cảm sâu sắc với nỗi cô đơn và tuyệt vọng của A Phủ.
Từ mối đồng cảm với A Phủ, Mị càng hiểu sâu sắc hơn cuộc sống đọa đầy của
hiện tại cũng như cảm nhận đến tận cùng sự độc ác của cha con thống lí “Trời ơi,
nó bắt trói đứng người ta đến chết…Chúng nó thật độc ác”. Mị thấy rõ được sự
nguy khốn vơ lí, tàn nhẫn đang ập xuống A Phủ mà cái kết chỉ có một, đó là cái
chết “ chỉ đêm nay, đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết”. Tấm lòng trắc ẩn bên trong Mị đã thức dậy, Mị đã có hành động vơ cùng
liều lĩnh, cắt dây cởi trói cho A Phủ.
Như vậy, nếu trong đêm tình mùa xuân, sức sống bên trong Mị được đánh thức
bởi tiếng sáo và tiếng gọi bạn tình thì giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức sức
11
sống tiềm tàng bên trong con người Mị, Mị đã giải cứu cho A Phủ đồng thời giải
cứu cho chính mình khỏi cuộc sống đọa đầy, khơng có tự do để hướng đến cuộc
sống hạnh phúc, tươi sáng.
6. Chi tiết vị trí xuất hiện của Mị ở đầu tác phẩm
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pa Tra thường trơng thấy có một cơ con gái
ngồi quay sợi gai bên tảng trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay
sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng
cúi mặt, mặt buồn rười rượi”
Chỉ với hai câu văn giản dị ấy thôi, bản chất sự vật đã hiện lên khá rõ nét. Câu văn
cũng như dài thêm ra để đọc giả lĩnh hội một cách thấu đáo. Vị trí của Mị xuất
hiện đã nói lên tất cả "ngồi quay sợi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa". Cịn hình ảnh
nào đắt hơn chi tiết đó? Con người ngang hàng với những vật vơ tri, thậm chí gắn
liền với chúng. Với cái cúi mặt và nét buồn rười rượi chứa đựng nhiều nỗi vất vả,
người đọc như xót xa, cảm thông cho nhân vật nhưng cũng không khỏi tò mò về
cuộc đời của người phụ nữ ấy.
7. Chi tiết “con trâu, con ngựa”
Có tới hơn bốn lần chi tiết "con trâu, con ngựa được" nhắc lại trong thiên truyện:
"Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa"... "con ngựa, con trâu làm
cịn có lúc"..., "Mị thổn thức nghĩ mình khơng bằng con ngựa"..., "đời người đàn bà
lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời con người chỉ biết đi theo đuôi con
ngựa của chồng"..., "con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa
nha khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thơi". Hình ảnh con trâu, con
ngựa đã trở thành biểu tượng cho số phận nô lệ "không thời hạn", cho cuộc đời
cam chịu của Mị ở nhà thống lí Pá Tra. Ngay bản thân hình ảnh ấy đã có sức tố
cáo lớn tội ác của bọn thực dân, chúa đất phong kiến miền núi đã hủy diệt sức
sống con người, làm cho họ mãi mãi chấp nhận cuộc sống nô lệ.
12