Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hội thảo Đổi mới quan hệ nhà trường Doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.6 MB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

HỘI THẢO
ĐỔI MỚI QUAN HỆ
NHÀ TRƯỜNG–DOANH NGHIỆP
ĐÁP ỨNG CUỘC CÁCH MẠNG SỐ

Tp.HCM, ngày 10 tháng 5 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thời gian: 8h00 ngày 10/5/2018 tại phịng họp 2, tòa nhà Trung Tâm

HỘI THẢO
ĐỔI MỚI QUAN HỆ NHÀ TRƯỜNG – DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG CUỘC CÁCH MẠNG SỐ
Thời gian
7:30 – 8:00 am
8:00 – 8:20 am
8:20 – 8:30 am

Nội dung
Đón tiếp đại biểu
Tham quan triển lãm sản phẩm NCKH của sinh viên, giảng viên
Văn nghệ
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

8:30 – 8:40 am
8:40 – 9:00 am

Phát biểu khai mạc


Đại diện phòng Quan hệ Doanh nghiệp
Chia sẻ hoạt động kết nối doanh nghiệp của Phòng Quan hệ doanh nghiệp

9:00 – 10:15 am

10:15 – 10:35 am

BÁO CÁO THAM LUẬN
Tham luận 1: ThS. Lê Tấn Cường, Phòng KH&CN, HCMUTE
Tham luận 2: ThS. Đặng Minh Phụng, Khoa CKM, HCMUTE
Tham luận 3: TS. Trịnh Khánh Sơn, Khoa CNH-TP, HCMUTE
Tham luận 4: Mr. Khemratch Amornwatpong,
Partnership manager, USAID COMET
Giải lao

10:40 – 11:20 am

Thảo luận

11:20 – 11:50 am

Kí biên bản ghi nhớ và hợp tác (MoU)

11:50 – 12:00 am

Tóm tắt và phát biểu bế mạc

12:00 – 13:00 am

Cơm trưa thân mật, tầng 6



MỤC LỤC
Trang
1.

Tổng kết hoạt động của phòng Quan hệ Doanh nghiệp từ 2014 đến nay và định
hướng đổi mới hoạt động đáp ứng yêu cầu của cách mạng số ............................................ 1
Trần Thị Thu Huyền
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

2.

Thực trạng và giải pháp cho việc đẩy mạnh năng lực nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm giữa trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP.HCM và doanh nghiệp .................................................................................... 6
ThS. Lê Tấn Cường
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

3.

Đề xuất áp dụng học kỳ doanh nghiệp trong chương trình đào tạo ngành cơng
nghệ thực phẩm - Khó khăn và giải pháp ...........................................................................13
ThS. Nguyễn Đặng Mỹ Duyên
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

4.

Quan hệ với doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng thực tập của sinh viên.......................... 17
ThS. Đặng Minh Phụng, ThS. Dương Đăng Danh

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

5.

Tăng cường kết nối hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp trong thời kỳ hội
nhập ....................................................................................................................................21
TS. Trần Vũ Tự
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

6.

Xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Doanh nghiệp và Trường đại học
ở Việt Nam .........................................................................................................................26
TS. Vũ Trần Khánh Linh
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

7.

Một số vấn đề trong mối quan hệ về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ giữa doanh nghiệp và ngành công nghệ thực phẩm tại Đại học
Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ...................................................................................................29
TS. Trịnh Khánh Sơn
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

8.

Về quan hệ doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học của bộ mơn cơng nghệ hóa
học ................................................................................................................................ 34
TS. Phan Thị Anh Đào
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM


9.

Tầm quan trọng của việc hợp tác giữa trường Đại học và Doanh nghiệp trong
đào tạo nguồn nhân lực ......................................................................................................36
TS. Lê Minh Nhựt, ThS. Huỳnh Phước Sơn
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

10. Gắn kết doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ..........................................41
TS. Nguyễn Văn Thái
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM


11. Những thành tựu mối quan hệ hợp tác giữa khoa Điện-Điện tử với các doanh
nghiệp và hướng phát triển trong tương lai ........................................................................45
PGS.TS Lê Chí Kiên
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
12. Hợp tác cùng phát triển ........................................................................................................... 50
ThS. Vũ Ngàn Thương
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
13. Bàn về nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Doanh nghiệp và Nhà trường...............................52
TS. Nguyễn Quốc Khánh
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
14. Khoa Cơ khí Chế tạo máy Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh
đồng hành cùng Doanh nghiệp ...........................................................................................65
ThS. Dương Đăng Danh
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
15. Kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo: Lợi ích, khó khăn và
giải pháp .............................................................................................................................68
TS. Đặng Thanh Dũng

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
16. Nghiên cứu khoa học theo định hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại
khoa in & truyền thông ......................................................................................................72
ThS. Cao Xuân Vũ
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
17. Doanh nghiệp với ngành sư phạm anh văn kỹ thuật – khoa Ngoại ngữ trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................75
ThS. Đinh Thị Thanh Hằng
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
18. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong thời kỳ cạnh tranh nhân sự ............ 83
Trần Kim Phỏng
Công ty Cổ phần Dệt TEXHONG Nhơn Trạch - KVN Nhơn Trạch 5 – Đồng Nai
19. Tăng cường kết nối đào tạo với doanh nghiệp ...................................................................85
ThS. Mai Quỳnh Trang
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
20. An introduction to Work -Based learning for industry partners ........................................97
Mr. Khemratch Amornwatpong
Partnership manager, USAID COMET
21. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ................................................................. 101
TS. Nguyễn Huy Hoàng
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM


TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG QUAN HỆ DOANH NGHIỆP
TỪ NĂM 2014 ĐẾN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG SỐ
Trần Thị Thu Huyền
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

1.


GIỚI THIỆU PHỊNG QUAN HỆ DOANH NGHIỆP
-

-

Q trình thành lập và phát triển: là đơn vị được tách ra từ phịng Cơng tác Học sinh –
SinhViên, quyết định thành lập ngày 3/9/2014 với tên gọi Phịng Quan hệ Cơng chúng
và Doanh nghiệp. Ngày 14/9/2016, Phòng được đổi tên thành Phòng Quan Hệ Doanh
nghiệp.
Những đặc điểm chính của đơn vị:
 Có 6 nhân sự (tính tới thời điểm tháng 4/2018): 1 trưởng phịng, 2 phó trưởng
phịng và 3 chun viên;


Tuổi trung bình là 35;

 Trình độ từ đại học đến thạc sĩ, gồm nhiều chuyên môn khác nhau; nhân sự
được điều chuyển từ các đơn vị trong trường do đó có nhiều kinh nghiệm trong
công việc, hiểu biết các lĩnh vực đào tạo, hoạt động trong trường;
 Các cá nhân trong đơn vị tâm huyết với cơng việc, năng động, sáng tạo có mối
quan hệ tốt với các đơn vị, doanh nghiệp, được các doanh nghiệp tin tưởng, hỗ trợ
trong các hoạt động liên kết.
2.

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG QUAN HỆ DOANH NGHIỆP TỪ
NAM 2014 ĐẾN NAY

2.1


Mảng tuyển dụng - Việc làm

-

Tổ chức Ngày hội việc làm hàng năm: từ tháng 5/2016, ngày hội việc làm được tổ
chức trong 2 ngày liên tiếp
Năm học

2014- 2015

2015- 2016

2016- 2017

Số doanh nghiệp tham
gia

25

47

47

Số lượt hồ sơ/ tờ rơi
DN phát ra

9,058

~ 13,600


9,236

Số lượt hồ sơ ứng viên
DN nhận được

3,640

6,272

4,995

Số ứng viên được
phỏng vấn trực tiếp
trong ngày hội

117 ứng viên/
4 công ty tổ chức
phỏng vấn

~500 ứng viên/
7 công ty tổ chức
phỏng vấn

803 ứng viên/
10 công ty tổ
chức phỏng
vấn

1



-

Tổ chức Tuần lễ tuyển dụng: 2 lần/năm học: tháng 1 hàng năm dành cho sinh viên tốt
nghiệp đợt tháng 3 và tháng 8 dành cho sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 9
2014- 2015

2015- 2016

2016- 2017

32

36

55

Số lượt ứng viên đăng kí
phỏng vấn

1.154

2,899

1,778

Số lượt ứng viên tham gia
phỏng vấn

~700


1,351

1,007

Năm học
Số doanh nghiệp tham gia

-

-

Tổ chức các chương trình giao lưu và tuyển dụng tại trường
Năm học
2014- 2015
2015- 2016
Số doanh nghiệp tổ chức

13

17

23

Số lượt sinh viên tham gia

~1,200

1,844


2,492

Đăng thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp trên website, face, fanpage của phòng
Năm học
Số lượt thông báo

2.2
-

Số lượt sinh viên tham gia

2015- 2016

2016- 2017

203

261

500

24

40

49

3,538

4,231


4.797

Tổ chức các hội thảo chuyên môn phối hợp với doanh nghiệp và các khoa
Năm học
Số buổi
Số lượt sinh viên tham gia

2.3

2014- 2015

Mảng kỹ năng mềm, hội thảo chuyên môn
Tổ chức các hội thảo bồi dưỡng, tập huấn, chia sẻ kỹ năng mềm cho sinh viên
2016- 2017
Năm học
2014- 2015
2015- 2016
Số buổi

-

2016- 2017

2014- 2015

2015- 2016

2016- 2017


12

12

28

~800

1,814

3.291

Kết nối với doanh nghiệp
Các hoạt động chính

-

Chủ động tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp tiềm
năng nhằm tổ chức các địa bàn tham quan, thực tập ổn định cho sinh viên, giảng viên.

-

Tổ chức ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp

-

Kết nối hợp tác đào tạo giữa Khoa/TT và Doanh nghiệp

-


Tổ chức các sự kiện quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, các cuộc thi cho sinh
viên
2


-

Hoạt động nổi bật: Từ năm 2016, Phịng chủ trì tổ chức chương trình với tên gọi
“Ngày hội kết nối để thành công” vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm với mục đích
tạo cơ hội cho sinh viên đặc biệt là sinh viên bước vào năm cuối được gặp gỡ, giao
lưu, chia sẻ định hướng nghề nghiệp.
+ Ngày hội kết nối để thành công lần 1 ngày 14/10/2016: 28 doanh nghiệp với
khoảng 2000 sinh viên tham gia
+ Ngày hội Kết nối để thành công lần 2 ngày 42 doanh nghiệp với khoảng gần
2000 sinh viên tham gia

2.4
-

Tham quan- Tài trợ
Tổ chức tham quan nhà máy cho sinh viên và giảng viên
Năm học
Số buổi
Số lượt sinh viên tham gia

-

2014- 2015

2015- 2016


2016- 2017

14

40

70

1,713

2,180

3,956

Vận động tài trợ, trang thiết bị, học bổng, tài trợ cuộc thi, hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên…
Năm học

2014- 2015

2015- 2016

2016- 2017

Tổng trị giá các khoản tài trợ

~1,1 tỉ

~1,6 tỉ


~3 tỉ

* ĐIỂM MẠNH/CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHÀ
TRƯỜNG- DOANH NGHIỆP
-

Công tác quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp của nhà trường được đánh giá cao
sau đợt đánh giá 8 chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của
khu vực ASEAN ((ASEAN University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUNQA)

-

Hoạt động của phịng ln được sự ủng hộ, hỗ trợ từ Ban giám hiệu nhà trường và các
đơn vị khác trong trường

-

Bộ Giáo dục Đào tạo có xu hướng đánh giá chất lượng các trường đại học chú trọng tỉ
lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo, đạt yêu cầu từ doanh nghiệp.

-

Giai đoạn 2018-2020, ĐH SPKT TPHCM là 1 trong 5 trường tại Việt Nam tham gia
dự án hợp tác tài trợ giữa Việt Nam và Châu Âu trong lĩnh vực việc làm cho sinh viên
tốt nghiệp (European and Vietnamese Collaboration on Graduate Employment EVENT) nhắm đến cải thiện cơ hội việc làm cho sinh viên Việt Nam thông qua việc
nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và xã hội.

3



* THÁCH THỨC
-

-

3.

Yêu cầu về việc ứng dụng dữ liệu số, cổng thông tin kết nối trực tuyến giữa doanh
nghiệp và sinh viên trong vấn đề tuyển dụng nhằm cung cấp dịch vụ về việc làm hiệu
quả hơn cho doanh nghiệp, sinh viên.
Kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường trong việc liên kết đào tạo để thực hiện định
hướng của lãnh đạo trường: đưa Giảng viên, sinh viên tham gia các dự án thực tế tại
doanh nghiệp để nâng cao chất lượng chương trình đào tạo các ngành hoặc mơ hình
“học kỳ sinh viên học tại doanh nghiệp”…
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG QUAN HỆ DOANH NGHIỆP
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁCH MẠNG SỐ

Phòng Quan hệ doanh nghiệp trong thời gian qua không ngừng đổi mới, đa dạng các
hoạt động, hình thức tổ chức cũng như chủ động kết nối nhằm hỗ trợ tối đa, đáp ứng nhu cầu
của doanh nghiệp, sinh viên đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, thực tế định hướng phát
triển mối quan hệ với doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những hoạt động như: Tuyển dụng,
Tài trợ trang thiết bị, học bổng, tham quan, thực tập, hỗ trợ chia sẻ kỹ năng chun mơn, kỹ
năng mềm… cho sinh viên vì những hoạt động đó chưa phát huy hết tiềm năng vốn có và nhu
cầu của nhà trường cũng như doanh nghiệp.
Phòng Quan hệ doanh nghiệp đang xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển trong
thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng số cũng như yêu cầu đào tạo gắn với
thực tiễn xã hội và môi trường doanh nghiệp. Định hướng trên được cụ thể hóa qua các hoạt
động đã triển khai và dự kiến trong thời gian tới ngồi việc duy trì, phát triển các hoạt động
chính trong thời gian qua như sau:

-

Chủ động kết nối với doanh nghiệp xây dựng, phát triển mối quan hệ bền vững, hiệu
quả với doanh nghiệp trong các mảng công việc hiện tại đặc biệt trong việc hỗ trợ
khoa, giảng viên đi thực tế, làm việc tại nhà máy.

-

Triển khai trung tâm nghề nghiệp.

-

Cung cấp dịch vụ việc làm với cổng thông tin trực tuyến kết nối giữa nhu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp và ứng viên.

-

Hỗ trợ kết nối chuyển giao công nghệ từ các nghiên cứu của Giảng viên, sinh viên
trong trường.

-

Hỗ trợ Giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu của Doanh nghiệp.

-

Định kỳ tổ chức “Hội nghị khách hàng” với nội dung giới thiệu năng lực nhà trường,
tiếp nhận yêu cầu, dự án, các vấn đề công nghệ, kỹ thuật… từ doanh nghiệp, kết nối cơ
hội hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ… giữa các khoa và doanh nghiệp.


4


KIẾN NGHỊ CHO MẢNG HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO
CƠNG NGHỆ
-

Nhà trường có cơ chế khuyến khích GV nghiên cứu, tham gia các hoạt động chuyển
giao CN tới doanh nghiệp.

-

Các Khoa quản ngành, quản sinh viên phối hợp với DN xây dựng các chương trình
mơn học đào tạo tại doanh nghiệp.

-

Khoa, GV xây dựng đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp từ tình huống thực tế của Doanh
nghiệp, giải quyết được 1 vấn đề cụ thể trong thực tế.

-

Các Khoa phối hợp cùng DN xây dựng ngân hàng các tình huống thực tế và cách xử lý
(Tình huống kỹ thuật, tình huống quản lý, tình huống văn hóa ứng xử, tình hướng thực
hiện pháp luật, quy định, nội quy…) để sinh viên tiếp cận trước khi ra trường.

Thông tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:

Trần Thị Thu Huyền
Phòng Quan hệ Doanh nghiệp

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM

Email:

5


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐẨY MẠNH NĂNG LỰC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ, THƯƠNG
MẠI HĨA SẢN PHẨM GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ DOANH NGHIỆP
Lê Tấn Cường
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
TÓM TẮT
Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ và thương mại hóa sản phẩm
giữa trường đại học và doanh nghiệp vừa góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo,
nghiên cứu của nhà trường cũng như sự phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Xu hướng liên kết hữu ích này nếu thực hiện được thì nó trở thành cơng cụ khai thác phát huy
trong việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ, góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển, tạo ra những sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao cho xã hội. Mục tiêu của bài
viết này là trình bày thực trạng và đề ra các giải pháp cho việc đẩy mạnh tình hình nghiên
cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ và thương mại hố sản phẩm tại trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật TpHCM, trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở Việt Nam
trong thời điểm hiện tại.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực tế ở các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp ...v.v đã cho thấy

rằng: nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ và thương mại hố sản phẩm cùng với các
chính sách chiến lược phát triển hợp lý là một trong những cơng cụ đóng góp tích cực cho sự
phát triển tồn diện nền Khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, Giáo dục và quốc phịng, Kinh tế và
chính trị, Văn hóa và xã hội của quốc gia [1, 2]. Vì thế, ở nước ta các Trường đại học, các
Trung tâm và các Viện nghiên cứu đã xem công việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao
cơng nghệ cho các doanh nghiệp, thương mại hóa sản phẩm là một trong những nhiệm vụ rất
quan trọng của các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy. Tuy nhiên trong thời gian qua các nhà
khoa học, các cán bộ giảng dạy đã thực hiện rất nhiều đề tài nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, nhưng các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất chiếm tỉ lệ rất ít (chỉ dưới
1%) cịn đa số chưa thể (có thể là khơng thể) ứng dụng vào thực tế sản xuất được [3, 4]. Vậy
nguyên nhân này bắt đầu từ đâu?, vấn đề đặt ra phải giải quyết như thế nào?, và định hướng ra
sao?, để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng chuyển giao cơng nghệ và
thương mại hóa sản phẩm trong các Trường đại học, các Trung tâm và các Viện nghiên cứu.
Đó là thực trạng của xã hội, cịn ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TpHCM thì sao ? giải
pháp nào để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học hướng đến chuyển giao cơng nghệ và thương mại
hố sản phẩm ?

6


2.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT TRONG THỜI GIAN QUA VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ

2.1. Những kết quả đạt được về nghiên cứu khoa học
Hiện tại, nhà trường có gần 800 cán bộ nhân viên, trong đó có 37 phó giáo sư, 114 tiến
sỹ, với đội ngũ tương đối đồng đều, có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực. Các kết quả về Nghiên

cứu khoa học đạt được trong năm 2013-2017
Bảng 1. Số lượng đề tài giai đoạn 2013-2017
TT
Nội dung
1 Cấp Nhà nước, Quỹ Nafosted
2 Cấp Bộ, cấp Tỉnh
3 Cấp Trường trọng điểm, giảng
viên trẻ, cấp trường
4 Cấp Sinh viên

2013

2014

2015

2016

2017

3
7

0
2

3
8

0

9

2
7

276

225

238

157

149

138

48

103

109

50

Bảng 2. Số lượng bài báo giai đoạn 2013-2017
TT
1

Nội dung

Bài báo ISI, SCI, SCIE

2013
32

2014
34

2015
36

2016
36

2017
36

2

Bài báo quốc tế khác

29

22

25

35

37


3

Bài báo trong nước

89

137

141

143

149

4

Hội nghị trong nước, quốc tế

42

184

134

108

96

Để đạt được kết quả trên thì nhà trường đã phân bổ nguồn kinh phí cho nghiên cứu

khoa học như sau :

Bảng 3. Tình hình phân bổ kinh phí giai đoạn 2013-2017(triệu đồng)
TT

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

1

Ngân sách Nhà nước

6,991

1,810

10,203

5,860

4,725


2

Nguồn trường

1,296

1,515

3,366

4,405

4,887

Nhà trường đã ban hành chính sách giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học theo quy
chế chi tiêu nội bộ, quy định định mức nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, quy định các
hình thức quy đổi ra số tiết nghĩa vụ đối với từng loại hoạt động nghiên cứu khoa học. Ban
hành quy định chính thức hỗ trợ giảng viên tham dự hội nghị, hội thảo, đăng bài báo. Từ năm
2011 đến nay, Nhà trường cũng đã điều chỉnh định mức nghiên cứu khoa học và số tiết quy
đổi để ngày một phù hợp với tình hình thực tế.

7


200
150

100
50

0
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Thiếu tiết

Năm 2014

Khơng làm

Năm 2015

Hình 1. Biểu đồ giảng viên thực hiện tiết nghĩa vụ NCKH
Để có được kết quả trên thì các chính sách nhà trường đang áp dụng :
Năm 2011, Nhà trường phân cấp đề tài cấp cơ sở thành đề tài cấp trường trọng điểm,
cấp trường và đặc biệt có đề tài dành cho giảng viên trẻ, nhằm tạo ra những đề tài có sản
phẩm là bài báo đăng trên tạp chí xếp hạng.
Từ năm 2012 đến nay, Nhà trường đã thành lập được 12 nhóm nghiên cứu trọng điểm.
Với mục tiêu ban đầu là các nhóm nghiên cứu trọng điểm sẽ phát huy hết tiềm năng, thế mạnh
của mình để có những nghiên cứu mang tính dài hơi, để cạnh tranh, đấu thầu các đề tài cấp
Tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước.
Năm 2014, Nhà trường giao quyền tự chủ cho các đơn vị trong việc xét duyệt đề tài cấp
trường và sinh viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tự chủ trong việc xét duyệt đề
tài, chủ động tạo ra hướng đi phù hợp với thế mạnh của từng đơn vị, chủ động đầu tư kinh phí
vào những cơng trình có chất lượng để các đơn vị có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển
trong nghiên cứu khoa học. Tích cực mở rộng mối quan hệ với các sở ban ngành nhằm tìm
kiếm đề tài có khả năng ứng dụng, triển khai vào thực tế; Ký kết hợp tác tồn diện với đối tác

là khu Cơng nghệ cao và các cơng ty kỹ thuật.
Thêm vào đó, Nhà trường cũng thành lập được 4 trung tâm hoạt động khoa học công
nghệ:Trung tâm Nghiên cứu - Chuyển giao công nghệ; Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ môi
trường; Trung tâm Tư vấn thiết kế và chế tạo thiết bị Công nghiệp; Trung tâm Nghiên cứu
Năng lượng Tái tạo. Nhà trường tích cực tham gia đấu thầu các đề tài cấp Bộ, cấp Sở… số
lượng đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh và đặc biệt là đề tài cấp Nhà nước, Quỹ Nafosted bắt đầu tăng.
Từ năm 2013-2017, các nhóm trọng điểm đã chủ trì 02 đề tài cấp Nhà nước, 06 đề tài thuộc
quỹ Nafosted, 33 đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh với tổng kinh phí trị giá gần 30 tỷ đồng.
Ngồi ra, hàng năm giảng viên tích cực tham gia các triển lãm do các doanh nghiệp, các
trường đại học tổ chức như: Techmart, Triển lãm Giới thiệu sản phẩm sáng tạo và kết nối
doanh nghiệp.
Chính sách đi vào áp dụng, giảng viên đã nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của nghiên
cứu khoa học trong giáo dục đại học, năng lực của giảng viên ngày một nâng cao, sức sáng
tạo tăng, vì vậy chất lượng đào tạo cũng tăng theo.

8


2.2. Những kết quả đạt được về chuyển giao công nghệ và thương mại hoá sản phẩm
giai đoạn từ 2008-2014
Các kết quả từ nghiên cứu khoa học của thầy cô ở trên được Trung Tâm Nghiên Cứu Và
Chuyển Giao Công Nghệ trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TpHCM chuyển giao cho các
doanh nghiệp, dưới dạng sản phẩm thương mại, hợp tác nghiên cứu từ năm 2008 đến 2014
được kết quả như hình 2.
10,000,000,000
9,000,000,000
8,000,000,000
7,000,000,000
6,000,000,000
5,000,000,000

4,000,000,000
3,000,000,000
2,000,000,000
1,000,000,000
0
Năm 2008Năm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014

Hình 2. Biểu đồ chuyển giao cơng nghệ từ 2008 đến 2014 (đơn vị VNĐ)
2.2.1 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chuyển giao cơng nghệ và thương mại
hố sản phẩm giai đoạn 2008 – 2014
Theo biểu đồ hình 4, ta thấy tình hình chuyển giao cơng nghệ và thương mại hoá sản
phẩm tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật hưng thịnh nhất là từ giai đoạn 2008 -2011 và
giảm mạnh trong năm 2012, 2013 và 2014. Phân tích ngun nhân này có một số nhận định
và phân tích như sau từ Trung tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Cơng Nghệ:
Một số thầy có thế mạnh trong chuyển giao cơng nghệ thì nay đã nghỉ làm ở
trường, mở doanh nghiệp riêng.
Các hướng chuyển giao công nghệ hiện tại khơng cịn phù hợp với xu thế phát
triển nhanh của xã hội
- Mơ hình thực hành, thí nghiệm bị cạnh tranh bởi một số công ty chế tạo
thiết bị trong nước, mơ hình khơng đẹp và giá cao hơn so với bên ngồi, với các gói
dự án ưu tiên chọn đồ ngoại hơn đồ nội (giá cả không phải là yếu tố quyết định).
- Đào tạo, huấn luyện kỹ thuật: các thiết bị hiện tại của trường không đủ hiện
đại so với các thiết bị của các trường nghề, doanh nghiệp. Kỹ năng tay nghề của
giảng viên cũng không đủ để đáp ứng.
- Xu hướng hiện nay: là sự kết hợp giữa cơ khí, điện tử, điện điều khiển,
cơng nghệ thông tin và thiết kế kiểu dáng công nghiệp nếu các thầy khơng th
khốn chun mơn lẫn nhau thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc khơng đáp ứng nhu
9



cầu doanh nghiệp. - Sáng tạo giúp năng cao giá trị sản phẩm: xu thế cạnh tranh
trong xã hội phát triển.


Các nghiên cứu ở các khoa không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội do
đó ngại tham gia triển lãm và không chuyển giao được ra bên ngồi.



Trung tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Cơng Nghệ chỉ mới hỗ trợ các thầy cô
về mặt pháp lý, chưa hỗ trợ trong việc ươm mầm, giới thiệu các chuyên gia,
tham gia triễn lãm, nhu cầu doanh nghiệp,…



Các thầy có thế mạnh thực sự trong chuyển giao thì mới giải quyết bài tốn
mang tính chất cá nhân, bộc phát chưa được giới thiệu rộng rãi, hỗ trợ về chuyên
môn cho các thầy khác vì vậy cần mở rộng mối quan hệ, hợp tác nghiên cứu –
chuyển giao, giải quyết bài toán cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp
trong xu thế cạnh tranh khốc liệt.



Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp sản xuất:
nên thường các bài toán liên quan đến cải tiến, tự động hố, bảo trì, huấn luyện
….rất được quan tâm ( chi phí đầu tư thấp, thời gian ngắn, hiệu quả tức thời,
khấu hao nhanh ) , các hướng nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu chưa phù hợp với
doanh nghiệp hiện tại.

2.2.2 Một số đề xuất và giải pháp để đẩy mạnh về chuyển giao cơng nghệ và thương mại

hố sản phẩm tại trường đại học sư phạm kỹ thuật áp dụng từ 2015


Chuyển giao cơng nghệ trong đơn vị: mơ hình – tài liệu chuyên dùng trong thực
hành thí nghiệm bên cạnh đó cịn kết hợp với các cá nhân , đơn vị khác nhằm
chuẩn hố mơ hình và tiến đến tham gia triễn lãm và chuyển giao ra xã hội.



Chuyển giao cơng nghệ trong nhà trường, phịng ban nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề mang tính chất cụ thể, cấp bách, cải tiến, mang tính quảng bá theo
đơn đặt hàng của Ban Giám Hiệu, các phòng ban với nguồn ngân sách đầu tư
của nhà trường tiến đến chuyển giao cho các đơn vị bạn, doanh nghiệp,…



Phát triển các sân chơi khoa học mang tính sáng tạo cho sinh viên tại đơn vị và
hướng đến chun mơn hố sản phẩm: mơ hình vật tư , luật chơi, … từ đó
chuyển giao cho các đơn vị trường bạn bằng nguồn ngân sách mua lẻ hằng năm.



Các nghiên cứu đã được chuyển giao từ các cá nhân, đơn vị : nhà trường có
chính sách hỗ trợ phát triển thành sản phẩm mang thương hiệu nhà trường và có
sự cam kết rõ ràng giữa 2 bên.



Thẩm định, ươm mầm và phát tiển các nghiên cứu của các nhóm sinh viên,
giảng viên trẻ trẻ đồng thời hỗ trợ về chuyên gia, môi trường, kinh phí để phát

triển thành các sản phẩm mang thương hiệu nhà trường nhằm tiến đến chuyển
giao cho xã hội.

10




Chun mơn hố các nhóm nghiên cứu tại các đơn vị và kết hợp lại với nhau khi
giải quyết các vấn đề mang tính chất tầm cỡ (thực hiện tại Trung Tâm NC &
CGCN)



Các xưởng, phịng thí nghiệm được đầu tư trang thiết bị hiện đại cần : phát triển
chuyển giao về huấn luyện , đào tạo nghề; sử dụng, khai thác các thiết bị để thiết
kế các mơ hình - bài thí nghiệm dựa trên cải tiến các thiết bị đã được trang bị;
hỗ trợ gia cơng, thí nghiệm ( có thu phí và trợ giá ) cho các nhóm nghiên cứu
khác nhưng phải ở mức độ chuyên nghiệp.

2.2.3 Kết quả đạt được về chuyển giao công nghệ và thương mại hoá sản phẩm giai
đoạn 2015-2018
Với các đề xuất và giải pháp để đẩy mạnh tình hình chuyển gioa cơng nghệ và thương
mại hố sản phẩm của Trung Tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Công Nghệ được nhà trường
hỗ trợ thực hiện thì từ năm 2015 cho đến nay tình hình chuyển giao cơng nghệ được cải thiện
rõ rệt, số tiền chuyển giao công nghệ năm 2015 và 2017 gấp đơi năm 2014 như hình 3.
2,000,000,000
1,800,000,000
1,600,000,000


1,400,000,000
1,200,000,000
1,000,000,000

800,000,000
600,000,000
400,000,000

200,000,000
0

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Hình 3. Biểu đồ chuyển giao cơng nghệ 2015 - 2018 (đơn vị VNĐ)

11


3.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, nhờ các chính sách đã áp dụng thì hoạt động khoa học cơng nghệ
của Nhà trường đã gắn kết với đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đặc biệt là đào tạo thạc

sỹ, tiến sỹ, kết quả nghiên cứu đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc thay đổi phương
pháp dạy và học, góp phần đáng kể nâng cao chất lượng đào tạo, ngày càng nhiều bài báo
đăng trên tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, phải đẩy mạnh hơn nữa
nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu thực tiễn và hướng đến chuyển giao công nghệ và
thương mại hoá sản phẩm. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ trong
trường đại học có phát triển mạnh mẽ hay khơng ngồi sự phụ thuộc vào cơ chế chính sách
của nhà trường cịn cần sự chung tay góp sức của tồn thể cán bộ, giảng viên của nhà trường,
vì vậy nhà trường mong muốn lực lượng giảng viên hăng say với nghiên cứu, phát huy tính
sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015
(Tg Chính Phủ đã phê duyệt), />
[2]

Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
/>
[3]

Định hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ (KHCN) năm 2015 (Tỉnh Sơn La),
/>
[4]

Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các trường cao đẳng, đại học và doanh nghiệp
(Tỉnh Nam Định), />Thông tin cá nhân chịu trách nhiệm bài viết:
ThS. Lê Tấn Cường
Trung tâm Chuyển giao Công nghệ
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Email:


12

(Tỉnh Đồng Tháp),


ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG HỌC KỲ DOANH NGHIỆP TRONG
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CƠNG NGHỆ THỰC PHẨM
KHĨ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Đặng Mỹ Duyên
Trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM

1.

MỞ ĐẦU

Hiện nay, có một nghịch lý đang tồn tại giữa giáo dục đại học và nhu cầu thực tế tại
doanh nghiệp đó là sinh viên ra trường khơng tìm được việc làm trong khi đó các doanh
nghiệp lại khơng tuyển được lao động đáp ứng nhu cầu công việc. Nguyên nhân là do việc
đào tạo trong nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sinh viên ra trường thiếu
nhiều kỹ năng mềm như ngoại ngữ, giao tiếp… thiếu nhiều kiến thức thực tế cơng việc... Do
đó, việc rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới doanh nghiệp, tạo cơ hội để sinh viên có thể
tiếp cận với thực tiễn đang là yêu cầu cấp bách giúp sinh viên thích ứng nhanh hơn với cơng
việc sau khi tốt nghiệp. Để giải quyết được vấn đề này, các trường đại học cần phải có những
mơ hình đào tạo mới mẻ, giàu tính thực tiễn; trong đó, học kỳ doanh nghiệp đang được đánh
giá là một trong những hình thức đào tạo hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả sinh viên và doanh
nghiệp.
Chương trình đào tạo ngành cơng nghệ thực phẩm và các ngành khác của trường ĐH
SPKT đang được tiến hành biên soạn lại với tổng số tín chỉ là 132. Khi triển khai chương
trình đào tạo 132 tín chỉ, thời gian học trên lớp của sinh viên sẽ ít hơn. Do đó, sinh viên sẽ

chuyển từ hình thức học tập bị động sang các hình thức học tập chủ động thông qua việc tham
khảo tài liệu học tập ở thư viện, thực hành, thí nghiệm và trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp
[1].
Như vậy, đưa học kỳ doanh nghiệp vào chương trình đào tạo 132 tín chỉ ngành công
nghệ thực phẩm là một trong những giải pháp để có thể đáp ứng mục tiêu trang bị kiến thức
thực tiễn cho sinh viên, cũng như đáp ứng được yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
2.

NỘI DUNG

2.1.

Giới thiệu về học kỳ doanh nghiệp

Học kỳ doanh nghiệp là mơ hình đào tạo với sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và
doanh nghiêp. Khác với những chuyến tham quan thực tế ngắn ngày, một học kỳ doanh
nghiệp được tính là một học kỳ chính thức trong chương trình đào tạo. Với thời gian khoảng 3
đến 4 tháng, học kỳ doanh nghiệp đủ dài để sinh viên thực sự quen thuộc với mơi trường làm
việc của doanh nghiệp, đồng thời có thể tham gia làm việc như một nhân viên chính thức. Kết
quả học kỳ doanh nghiệp cũng được tính như một học kỳ bình thường và sẽ do chính doanh
nghiệp đánh giá để đảm bảo khách quan, hiệu quả. Trong học kỳ doanh nghiệp, bên cạnh
những buổi huấn luyện về kiến thức chuyên ngành, nhà trường và doanh nghiệp luôn phối
hợp xây dựng một cộng đồng làm việc khoa học, năng động với nhiều hoạt động ngoại khóa
để phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên như kỹ năng hội nhập, kỹ năng thích ứng mơi trường
doanh nghiệp, kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân… Đó là những kỹ năng đơn giản nhưng
không phải ai cũng nghĩ đến, như cách trình bày thư điện tử, nghe điện thoại, kỹ năng ứng xử
13


với khách hàng, chào hỏi lãnh đạo… Từ những kỹ năng mềm đó, sinh viên sẽ dễ dàng thích

nghi với môi trường làm việc của công ty sau này [2].
Học kỳ doanh nghiệp đang được các trường cao đẳng - đại học rất quan tâm vì đây là
cầu nối quan trọng kết nối nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp với nhu cầu đào tạo của nhà
trường. Học kỳ doanh nghiệp đã tạo nên sự chuyển biến tích cực trong việc giảm dần độ
chênh giữa chất lượng đào tạo nghề với nhu cầu thực tế Học kỳ doanh nghiệp đã được các
trường như Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học HUTECH … áp dụng cho chương trình đào
tạo ngành cơng nghệ thực phẩm. Một trong những doanh nghiệp sẵn sàng tạo điều kiện để
sinh viên có thể tham gia học kỳ doanh nghiệp là cơng ty Cổ phần Sài Gịn Food.
Cơng Ty Cổ Phần Sài Gịn Food (Saigon Food), tiền thân là Công Ty Cổ Phần Hải
Sản S.G (S.G FISCO) được thành lập ngày 18/07/2003, chuyên sản xuất – kinh doanh các mặt
hàng thủy hải sản đông lạnh và thực phẩm chế biến cho thị trường Xuất khẩu & Nội địa. Khởi
nguồn từ một công ty lúc thành lập với bộ máy ban đầu chỉ 11 người, đến hôm nay Saigon
Food đã trở thành một doanh nghiệp với đội ngũ nhân sự gần 1.300 người, sở hữu 3 xưởng
sản xuất thực phẩm chế biến đông lạnh và thực phẩm ăn liền cao cấp. Cơng ty có tổng diện
tích gần 13.500 m2 với hệ thống kho lạnh, thiết bị cấp đông hiện đại, hệ thống đảm bảo chất
lượng đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2008, HACCP, BRC, Kaizen, 5S [3].
Chương trình học kỳ doanh nghiệp tại cơng ty Sài Gịn Food xuất phát từ những trăn
trở, mong muốn chia sẻ trách nhiệm xã hội với cộng đồng, hỗ trợ các sinh viên tìm kiếm cơng
việc phù hợp và phát triển nguồn nhân lực cho Công ty. Thông qua các học kỳ doanh nghiệp
đã được tổ chức, công ty Cổ phần Sài Gòn Food đã thu được nhiều kết quả khả quan. Qua các
học kỳ doanh nghiệp đã được tổ chức, công ty tuyển dụng được nguồn lao động tay nghề cao,
đáp ứng u cầu các vị trí cơng việc mà khơng phải mất thời gian đào tạo lại. Điều này giúp
tiết kiệm một khoản chi phí đào tạo rất lớn cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học kỳ
doanh nghiệp, các bạn sinh viên có nguyện vọng ở lại làm việc tại Sài Gòn Food sẽ được
phỏng vấn tuyển dụng, được tham gia khóa đào tạo đặc biệt từ 1–2 năm ở các vị trí nhân viên,
chun viên, sau đó sẽ thi tuyển để tham gia vào chương trình quản trị viên tập sự với các vị
trí quản lý cấp trung. Qua 5 kỳ tổ chức, đã có 470 sinh viên tham gia và 437 sinh viên đã được
cấp giấy chứng nhận tại cơng ty Sài Gịn Food [3].
2.2. Một số khó khăn khi tích hợp học kỳ doanh nghiệp vào chƣơng trình đào tạo
ngành cơng nghệ thực phẩm

Chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm hiện nay được biên soạn theo định
hướng tiếp cận mơ hình CDIO. Mục tiêu chương trình đào tạo hướng tới việc người học đạt
được 4 năng lực: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. Với mục tiêu
này, việc đưa học kỳ doanh nghiệp vào chương trình đào tạo sẽ giúp sinh viên có được các kỹ
năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc
đưa học kỳ doanh nghiệp vào chương trình đào tạo chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn sau
đây:
Để mang lại hiệu quả thật sự, học kỳ doanh nghiệp cần phải được tiến hành từ 3-4
tháng tại doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên phải mất đi 1 học kỳ học tại
giảng đường nhà trường nhưng phải đảm bảo việc hoàn thành 132 tín chỉ theo quy định của

14


chương trình đào tạo. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất khi tích hơp học kỳ doanh
nghiệp vào trong chương trình đào tạo chính thức của ngành cơng nghệ thực phẩm
Bên canh đó, hiện nay, chưa có nhiều doanh nghiệp thực phẩm sẵn sàng liên kết với
nhà trường để thực hiện học kỳ doanh nghiệp. Điều này là do khoa và bộ môn chưa tạo được
nhiều mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp thực phẩm trong địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm cũng chưa nhìn thấy
trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc hợp tác với các trường đại học để đào tạo nguồn
nhân lực. Mặt khác sự thành công của học kỳ doanh nghiệp cịn phụ thuộc vào trình độ của
đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp (người phụ trách giảng dạy tại doanh nghiệp) cũng như
tính tương thích giữa thực tế sản xuất của doanh nghiệp với chương trình đào tạo của ngành.
Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp rất khó và thường rất ngại nhận những sinh viên thực tập viên có kiến thức chun mơn cịn mơ hồ, chưa hiểu biết về mơi trường làm việc. Do
đó, các trường cần chuẩn bị việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên để đảm bảo học
kỳ doanh nghiệp phát huy được tác dụng, đem lại được lợi ích cho cả sinh viên và doanh
nghiệp.
2.3. Đề xuất một số giải pháp để có thế áp dụng học kỳ doanh nghiệp vào chƣơng
trình đào tạo ngành cơng nghệ thực phẩm

Để có thể áp dụng học kỳ doanh nghiệp vào chương trình đào tạo, việc thiếp lập các
mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa nhà trường và các doanh nghiệp thực phẩm là vấn đề
quan trọng nhất. Nhà trường, khoa và bộ mơn phải có chiến lược cụ thể để xây dựng mối quan
hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với các doanh nghiệp thực phẩm trong địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận. Nhà trường phải chứng minh cho doanh nghiệp thấy
được quyền lợi của họ khi tiếp nhận sinh viên tham gia học kỳ doanh nghiệp tại cơng ty của
mình. Điều này sẽ làm tăng số lượng các công ty thực phẩm chấp nhận mơ hình đào tạo này
tại doanh nghiệp. Khi đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào mơ hình đào tạo này, nhà
trường mới có thể lựa chọn doanh nghiệp thích hợp làm đối tác cho chương trình đào để
hướng đến giá trị cốt lõi của chương trình đào tạo.
Để đảm bảo thời gian học tập của sinh viên, học kỳ doanh nghiệp nên được thực hiện
vào học kỳ hè của năm thứ 2 hoặc thứ 3 trong khoảng 3 tháng. Bước đầu áp dụng, học kỳ
doanh nghiệp cũng có thể đưa vào phần tự chọn của chương trình đào tạo để tăng tính linh
động trong việc sắp xếp chương trình. Sinh viên nếu lựa chọn học kỳ doanh nghiệp sẽ được
xét miễn trừ các môn học tương đương ví dụ như thực tập tốt nghiệp 1, 2 và một số môn thực
tập công nghệ tương ứng để có đảm bảo việc hồn thành đủ số tín chỉ của chương trình đào
tạo ngành cơng nghệ thực phẩm.
Cuối cùng, để có được một học kỳ doanh nghiệp thật sự hiệu quả, bộ môn công nghệ
thực phẩm và doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ để xây dựng những nội dung sẽ đào tạo
trong học kỳ doanh nghiệp. Sự chuẩn bị của chính nhà trường là nền tảng quan trọng quyết
định mức độ thành cơng của mơ hình này. Sinh viên phải được trang bị thật tốt các kiến thức
chuyên ngành, được thực hành nhiều tại phịng thí nghiệm cũng như phải có am hiểu nhất
định về đơn vị nơi sẽ đến tham gia học kỳ.

15


3.

KẾT LUẬN


Mơ hình học kỳ doanh nghiệp nếu được áp dụng vào chương trình đào tạo ngành cơng
nghệ thực phẩm sẽ là một trong những nền tảng để củng cố kỹ năng chun mơn và tích lũy
kinh nghiệm làm việc cho sinh viên ngành cơng nghệ thực phẩm. Mơ hình này cũng sẽ góp
phần tăng cường mối quan hệ hợp tác đào tạo và các mối quan hệ bền vững khác trên cơ sở
đảm bảo quyền lợi giữa nhà trường và doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo 132 tín chỉ. Trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Tp. HCM. 2017.

[2]

Học kỳ doanh nghiệp - “chìa khóa vàng” cho bài tốn đầu ra. Báo Dân trí. Tháng 6,
2017.

[3]

Https://www.sgfoods.com.vn/vi/tin-tuc/hoc-ky-doanh-nghiep-danh-cho-sinh-vien

Thông tin cá nhân chịu trách nhiệm bài viết:
ThS. Nguyễn Đặng Mỹ Duyên
BM Công nghệ thực phẩm – Khoa Cơng nghệ Hóa học &Thực phẩm
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Phone: 0906828585
Email:

16



QUAN HỆ VỚI DOANH NGHIỆP
ĐỂ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Đặng Minh Phụng, Dương Đăng Danh
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
1.

GIỚI THIỆU

Bộ môn Công nghệ chế tạo máy (CNCTM), Khoa Cơ khí chế tạo máy, Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM quản lý 02 ngành: Công nghệ Chế tạo máy và Công nghệ Kỹ
thuật Cơ khí mỗi năm có khoảng trên 700 sinh viên cần thực tập tốt nghiệp (TTTN).
Để đảm bảo chất lượng và số lượng của TTTN, Ban chủ nhiệm Khoa và bộ môn
CNCTM cùng các giảng viên trong bộ môn CNCTM cần phải khảo sát các lĩnh vực sản xuất
của doanh nghiệp phù hợp với chuyên ngành đào tạo, đồng thời cũng phải quan hệ tốt với
doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn sinh viên được kiến tập, thực tập nhằm
để nâng cao trình độ chun mơn và kinh nghiệm thực tế, giúp các bạn sinh viên chuẩn bị các
kiến thức về chuyên môn, tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng quản lý công
việc, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng khởi nghiệp
và kỹ năng sẵn sàng công việc sau khi tốt nghiệp, …
Trong quá trình kiến tập và TTTN, các bạn sinh viên sẽ biết được các kiến thức
chuyên môn cốt lõi cần thiết và các kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, kỹ năng quản lý…
mình cần phải trang bị ở trường Đại học. Do đó, sau đợt thực tập và kiến tập, các bạn sẽ quay
về trường thực hiện nhiệm vụ hoàn thành các mơn học trong chương trình đào tạo, đồng thời
tự trang bị thêm các kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết mà bên ngoài thực tế yêu cầu.
Tùy vào đặc điểm và lĩnh vực hoạt động của mỗi công ty mà các bạn sẽ được kiến thức và
tích lũy kinh nghiệm khác nhau. Nhưng về cơ bản thì các kỹ năng cốt lõi cần thiết mà các bạn
sinh viên sẽ tự nhìn nhận lại được những gì mình cịn thiếu và phải tự cũng cố trước khi rời
khỏi ghế nhà trường.

2.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

2.1.

Khảo sát đối tác (công việc, số lượng, yêu cầu,…)

Ban chủ nhiệm Khoa, Ban chủ nhiệm Bộ môn CNCTM và các giảng viên thuộc Bộ
môn tiến khảo sát số lượng các doanh nghiệp phù hợp với chuyên ngành đào tạo, các yêu cầu
cần thiết để sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp và số lượng sinh viên doanh nghiệp có
thể nhận.
2.2.

Khảo sát sinh viên

Khoa tiến hành thống kê và khảo sát số lượng, địa điểm thích hợp của sinh viên để có
kế hoạch thực tập.
2.3.

Thơng qua Khoa để giới thiệu các vị trí có thể chọn TTTN của sinh viên

Khoa sẽ tập hợp các công ty do giảng viên đề nghị để giới thiệu cho các bạn sinh viên
đăng ký.
17


Hỗ trợ doanh nghiệp để tuyển sinh viên thực tập

Khoa và bộ môn hỗ trợ cho công ty phỏng vấn tuyển chọn sinh viên thực tập tại công

ty phù hợp với yêu cầu.
2.4.

Thường xuyên hoàn thiện đề cương TTTN, đồng thời chú ý đến đặc thù từng
doanh nghiệp

Bộ môn và Khoa thường xuyên hoàn thiện đề cương thực tập và rubric đánh giá trên
các phản hồi từ các giảng viên, cựu sinh viên, doanh nghiệp và từ các bạn sinh viên đã thực
tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2.5.

Sau 02 tuần: giảng viên hướng dẫn thực tập đến đánh giá sơ bộ hiệu quả

Hỗ trợ sinh viên các vấn đề khó khăn trong chun mơn để đáp ứng u cầu của doanh
nghiệp, điều này làm cho sinh viên an tâm hơn khi thực tập, nhắc nhở sinh viên tuân thủ quy
định về an toàn lao động và các quy định riêng của công ty.
2.6.

Trước khi kết thúc thực tập đến doanh nghiệp cảm ơn, tìm hiểu về đánh giá của
doanh nghiệp đối với sinh viên

Giảng viên hướng dẫn thực tập đến cơng ty sinh viên thực tập để tìm hiểu việc đánh
giá sơ bộ của cán bộ quản lý trực tiếp quản lý sinh viên. Ngồi ra có thể trao đổi về phương án
hợp tác sau thực tập về cải tiến năng suất, thiết kế và chế tạo máy nhằm tăng năng suất cho
cơng ty, góp ý về vấn đề an toàn lao động. Từ ý tưởng hợp tác, sinh viên sẽ tiếp cận được các
đề tài thực tế từ doanh nghiệp, giúp tăng kỹ năng sẵn sàng công việc cho sinh viên sau khi tốt
nghiệp. Đặc biệt, một số bạn sinh viên thực tập được công ty đề xuất giữ lại làm sau khi hoàn
thành đồ án tốt nghiệp và các giảng viên có thể làm cố vấn kỹ thuật, hợp tác hỗ trợ cơng ty
trong việc tính tốn thiết kế, phát triển các dịng sản phẩm mới,…
3.


THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

3.1.

Thuận lợi

- Trường ĐH SPKT TP.HCM theo định hướng công nghệ, đặc biệt là Khoa Cơ khí chế tạo
máy với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm về chuyên môn và tay nghề, cùng với trang thiết
bị đầy đủ, hiện đại của các phịng thí nghiệm nên sinh viên được học hỏi và thực tập nhiều nên
tay nghề tích lũy khá cao. Vì vậy, các doanh nghiệp đa phần đánh giá rất cao về chất lượng đào
tạo của Khoa Cơ khí chế tạo máy, trường ĐH SPKT TP.HCM trong suốt thời gian dài. Do đó,
doanh nghiệp khi tuyển dụng thực tập đa phần chấp nhận cho sinh viên thực tập và hài lòng về
tác phong, kiến thức chun mơn của các bạn sinh viên. Ngồi ra doanh nghiệp cũng đóng góp
ý kiến để cải tiến chương trình đào tạo, cử cán bộ hướng dẫn để giám sát và huấn luyện sinh
viên.
- Cựu sinh viên ở các doanh nghiệp hỗ trợ rất nhiều trong việc hướng dẫn sinh viên thực tập
tốt nghiệp, đóng góp ý kiến để cải tiến chương trình đào tạo, tài trợ thiết bị cho Khoa, nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp.
- Đa số các bạn sinh viên rất chịu khó học hỏi, vững kiến thức chun ngành, có tác phong
cơng nghiệp, tuân thủ các quy định công ty và được công ty đánh giá rất cao.

18


3.2.

Khó khăn

- Chất lượng sinh viên chưa đều, một số bạn cịn nợ nhiều mơn và kiến thức chun ngành

cịn yếu: dẫn đến bở ng và không đáp ứng được các yêu cầu cao đối với một số doanh nghiệp.
Đặc biệt là thái độ chưa tốt, thiếu tác phong công nghiệp, ý thức kỹ luật kém và thiếu kiến thức
chuyên mơn. Kết quả là có một số trường hợp: cơng ty phàn nàn về tác phong và kiến thức
chuyên môn, không đáp ứng các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Vì vậy, cơng ty khơng hài
lịng và phàn nàn trực tiếp với giáo viên hướng dẫn và Khoa.
- Sinh viên có xu hướng tìm chỗ nhẹ nhàng, điểm cao. Đặc biệt là chọn việc các công ty nhỏ,
công ty có người quen để được thoải mái về giờ giấc và nhận xét thực tập. Do đó khơng đảm bảo
được yêu cầu chuẩn đầu ra kiến thức mà Khoa, Bộ mơn u cầu.
- Một số cơng ty có u cầu cao về chất lượng sinh viên thực tập: về chuyên môn, tác
phong và ngoại ngữ nên tiến hành phỏng vấn và lựa chọn ứng viên phù hợp nhằm để huấn
luyện, đào tạo và tuyển chọn làm việc sau nay nên khi sinh viên phỏng vấn không đạt và
chuyển sang công ty khác thì ảnh hưởng đến kế hoạch thực tập của Khoa và Bộ môn.
3.3.

Giải pháp

- Đối với doanh nghiệp: Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ môn và các giảng viên khảo sát kỹ số
lượng doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động phù hợp với chuyên ngành sinh viên thực tập, đồng
thời tạo quan hệ tốt và thường xuyên với công ty. Ngồi ra, Khoa cũng phải thơng báo cho
doanh nghiệp biết trước kế hoạch thực tập để doanh nghiệp thu xếp bố trí cơng việc, bố trí cán
bộ giám sát, bố trí kế hoạch đào tạo và hỗ trợ sinh viên. Đồng thời Khoa cũng phải khảo sát
số lượng sinh viên dự kiến thực tập để đảm bảo đủ số lượng công ty phù hợp với chuyên
ngành của sinh viên. Đặc biệt, khi sinh viên phỏng vấn không đạt: Khoa và Bộ môn phải linh
hoạt giới thiệu công ty khác để giới thiệu sinh viên có chỗ thực tập.
- Đối với sinh viên: cần tuân thủ quy định về an toàn, quy định về thời gian làm việc và các
quy định cụ thể nơi mình làm việc. Có bất cứ vấn đề liên quan đến cơng ty, thành viên nhóm
thực tập phải báo cáo ngay cho cán bộ trực tiếp hướng dẫn tại nhà máy và giảng viên hướng
dẫn thực tập để có hướng giải quyết phù hợp.
4.


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.

Kết quả
Khoa, Bộ môn đã tiến hành gửi sinh viên đi kiến tập, tham quan nhà máy (đối với môn
nhập môn ngành) và gởi thực tập vào học kỳ 6 (học kỳ hè) nhằm giúp sinh viên có nhiều thời
gian thực tập ở nhà máy. Ngoài ra trong quá trình thực tập giúp sinh viên tìm các đề tài, dự án
thực tế, xuất phát từ doanh nghiệp nhằm cải tiến năng suất, tăng tính an tồn. Đặc biệt là khi
sinh viên thực tập vào học kỳ 6, còn lại 02 kỳ để cho sinh viên hoàn thiện kỹ năng mềm, các
kiến thức chuyên môn, các kiến thức thực tế mà doanh nghiệp đang cần mà mình cịn thiếu khi
cịn trên ghế nhà trường, nhằm lập chiến lược học tập và tự học hiêu quả, giúp sinh viên chuẩn
bị kỹ năng sẵn sàng công việc để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
3.4.

Thảo luận

Ngoài các kết quả đạt được, để nâng cao hơn nữa chất lượng TTTN, các việc cần làm
trong quan hệ với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng TTTN của sinh viên:
19


- Giảng viên hướng dẫn thực tập trao đổi với ban giám đốc công ty nhằm thảo luận các vấn
đề có thể hợp tác trong việc kết nối giữa thực tập tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp nhằm tạo cho
sinh viên thực hiện các đề tài mang tính chất thực tế, hỗ trợ trực tiếp cho việc cải tiến năng
suất, an tồn lao động tại cơng ty.
- Khuyến khích sinh viên đóng góp ý kiến ngược lại với cơng ty về ý tưởng cải tiến năng
suất, tăng hiệu quả an toàn lao động.
- Cập nhật và hoàn thiện đề cương chi tiết, Rubric đánh giá.
- Tạo cầu nối thường xuyên giữa Khoa, Bộ môn CNCTM và Doanh nghiệp để tạo điều

kiện tốt hơn cho sinh viên thực tập.
- Chấm báo cáo thực tập bằng cách hỏi vấn đáp và lấy ý kiến từ các bạn sinh viên thực tập
nhằm cải tiến chương trình đào tạo.
Thơng tin tác giả chịu trách nhiệm bài viết:
1.ThS. Đặng Minh Phụng
Khoa Cơ Khí Chế tạo máy
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Phone: 0906814944
Email:
2. ThS. Dương Đăng Danh
Khoa Cơ Khí Chế tạo máy
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Phone: 0903728598
Email:

20


TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI HIỆU QUẢ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ
DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Trần Vũ Tự
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
1.

GIỚI THIỆU

Trong một thế giới phát triển và có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia, giữa các
trường đại học trong việc nâng cao chất lượng cũng như giá trị phục vụ xã hội, việc phát triển
quan hệ công sinh giữa Nhà Trường và Doanh nghiệp là đều hết sức cần thiết để không lãng
phí nguồn tài nguyên xã hội, định hướng cho một sự phát triển xã hội bền vững. Đối với một

trường Đại học, tăng cường kết nối doanh nghiệp trong thời đại ngày nay là cấp bách và cần
thiết để có thể là cơ sở đào tạo những kiến thức hiện đại thực tế, tiệm cận với nhu cầu đòi hỏi
của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay các trường ở Việt Nam có liên kết tồn diện với doanh nghiệp
trong việc đào tạo theo hướng doanh nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thực trạng của mối
quan hệ giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chưa thật sự gắn kết và còn khá
nhiều bất cập do liên quan đến nhiều yếu tố như hoàn cảnh xã hội, trình độ, tâm lý, hệ thống
luật pháp, v.v… Mối liên hệ rời rạc này đã góp phần vào việc khơng phát huy tốt năng lực của
bao nhiêu thế hệ sinh viên, kiến thức của sinh viên nhận được sau khi ra trường chưa đáp ứng
được nhu cầu của các nhà tuyển dụng và do đó Nhà tuyển dụng phải bỏ thời gian, và công sức
ra để đào tạo lại. Mối liên hệ giữa Nhà Trường và Doanh nghiệp này chưa thật sự phát triển,
do doanh nghiệp chưa thật sự sẵn sàng cũng như chưa được tham gia và đóng góp ý kiến về
xây dựng chương trình đào một cách bài bản chi tiết và thường xuyên. Điều này xuất phát từ
nhiều nguyên nhân như về mặt nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng về nhu cầu gắn kết và hợp
tác giữa Nhà Trường và Doanh nhiệp. Giữa Nhà Trường và Doanh nghiệp chưa có sự đồng
điệu trong tư duy cũng như những hiểu biết về trách nhiệm và quyền lợi của nhau trong việc
hợp tác cùng phát triển. Thêm vào đó, sự thiếu thơng tin, thiếu hiểu biết về lợi ích và thế
mạnh của nhau cũng là yếu tố làm cho mối quan hệ này chưa được chú trọng. Bên cạnh đó,
Nhà nước vẫn chưa có chính sách cụ thể để phát triển và duy trì mối gắn kết giữa Nhà Trường
và Doanh Nghiệp, điều đó đã góp phần làm cho mối quan hệ này khơng được xích gần nhau.
Hơn thế nữa, vẫn còn nhiều suy nghĩ trong Doanh nghiệp cũng như từ Nhà trường rằng sự gắn
kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp chưa thực sự là nhu cầu bức thiết. Từ đó, Nhà trường
lẫn Doanh nghiệp cịn thụ động, chưa nhận thức được sự phát triển của đôi bên cần có phần
đóng góp của ở sự hợp tác hiệu quả với Doanh nghiệp và Nhà Trường. Trong khi đó, nhiều
Doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực chất lượng cao, có trình độ, có khả năng đáp ứng u cầu
phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế lại gặp khó khăn trong cơng tác
tuyển chọn nhân sự cho phù hợp do sự không đồng nhất với chương trình đào tạo trong
trường. Nhà trường và Doanh nghiệp thiếu người lãnh đạo tài năng có tầm nhìn, có khả năng
nhìn xa trơng rộng. Nhà trường và Doanh nghiệp đều thiếu kinh nghiệm trong việc hợp tác
với nhau. Thiếu lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau giữa Nhà trường và Doanh nghiệp cũng là
một nguyên nhân khiến cho mối gắn kết giữa hai bên còn lỏng lẻo, chắp vá, chưa đến nơi đến

chốn. [1]. Do đó, việc tăng cường kết nối và quan hệ doanh nghiệp trong công tác đào tạo,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao là điều cần thiết mà các bên liên quan phải thấu hiểu,
duy trì và phát huy trong thời đại mới.
21


×