Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn đề xuất chương trình đổi mới quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.67 KB, 15 trang )

Trang 1
SỞ GD & ĐT NINH THUẬN
LỚP BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG VIỆT – SING
BÀI VIẾT THU HOẠCH
TÊN LỚP : LỚP BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ ÚT SBD : 34 Lớp A1
Ngày tháng năm sinh : 04/12/1957
Nơi sinh (xã, huyện, tỉnh): Tri Hải – Ninh Hải – Ninh Thuận
Chức vụ : Hiệu trưởng ; Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Khánh Hội
Xếp loại
(Chưa đạt, Đạt,
Khá, Giỏi)
Phần nhận xét của giảng viên (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 2
Chủ đề : Qua khoá tập huấn này, các đồng chí có những nhận thức gì sâu sắc
nhất về khoá bồi dưỡng; liên hệ thực tế quản lý của bản thân và đề xuất
chương trình đổi mới quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục tại
đơn vị mình đang công tác trong thời gian tới.
Bài làm :
Sau một thời gian được bồi dưỡng, bản thân tôi đã nhận thức một cách
sâu sắc những nội dung sau :
Về lý do tại sao phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông :
Như chúng ta biết cuộc cách mạng KH và CN đang phát triển với những
bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang
kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức. Vấn đề toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu
tranh gay gắt của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn
bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc. Từ các yêu cầu mới về phát
triển kinh tế - xã hội toàn cầu dẫn đến những yêu cầu mới về nhân cách người
lao động mới, tiếp tục dẫn đến những yêu cầu mới về chất lượng và hiệu quả
Trang 3


giáo dục mà trách nhiệm đối với các yêu cầu mới của thời đại về lực lượng
lao động phần lớn thuộc về giáo dục, bởi lẽ giáo dục giữ vai trò trọng trách
trong việc xây dựng và phát triển nhân cách của người lao động. Nói cách
khác là phải đổi mới giáo dục thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục và
hiệu quả giáo dục, từ đó mới có được những mẫu nhân cách đáp ứng được
với những biến đổi toàn diện của xã hội hiện nay, chúng ta khẳng định rằng :
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng , là một
trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định chất lượng và hiệu quả
giáo dục. Vì vậy, đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà
trường nói riêng là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của
xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập
WTO.
Bên cạnh đó tôi cũng xác định rõ người Hiệu trưởng trường phổ thông
có vai trò kép là lãnh đạo và quản lý . Trong đó, lãnh đạo để luôn có được sự
thay đổi và phát triển bền vững và quản lý để các hoạt động có sự ổn định
nhằm đạt tới mục tiêu.
Đối với chuyên đề lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông,
tôi cũng đã nhận biết được sự cần thiết phải lãnh đạo và quản lý sự thay đổi
Trang 4
ở trường phổ thông. Như chúng ta thấy, xã hội chúng ta đang sống, đang
không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội thông tin và trí thức, nền kinh tế toàn
cầu, đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động “Tư duy”. Đổi mới
trường học điều này có nghĩa là bối cảnh của việc dạy học đã thay đổi, có sự
quan tâm lớn và yêu cầu cao của cộng đồng, các nhà trường phải cho ra được
những học sinh có thể thể hiện được sự hiểu biết tri thức và kỹ năng, nghĩa là
đòi hỏi có một sự thay đổi quan trọng trong tư duy và trong thực tiễn hoạt
động điều hành nhà trường. Như vậy, bối cảnh trách nhiệm lớn đòi hỏi phải
có sự tổ chức lại hoạt động của trường phổ thông, thể hiện ở sự thay đổi
trong cơ cấu điều hành, ở những thay đổi trong việc dạy và học, ở việc xác
định rõ những chuẩn về nội dung và kết quả giáo dục. Do đó, thay đổi là tất

yếu. Muốn hay không muốn thì trường học vẫn thay đổi. Nếu biết lãnh đạo
và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy đón nhận sự
thay đổi một cách chủ động và tích cực! Cần thay đổi - phải thay đổi – nên
thay đổi – có thể thay đổi.
Từ nhận thức trên bản thân tôi đã có thể rà soát lại kết quả sự lãnh đạo
và quản lý ở đơn vị mình từ đó có niềm tin và hy vọng sẽ thay đổi công tác
lãnh đạo và quản lý ở đơn vị mình để đạt kết quả như mong muốn.
Trang 5
Ở chuyên đề văn hoá nhà trường, sau khi được nghe thuyết trình,
nghiên cứu thảo luận tôi xác định được tầm quan trọng của văn hoá nhà
trường. Chúng ta, ai cũng biết văn hoá nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to
lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Do
đó cần phải nuôi dưỡng, vun trồng văn hoá nhà trường tích cực, lành mạnh vì
sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã
hội nơi các em lớn lên, môi trường văn hoá trường học thuận lợi giúp trẻ có
nhiều cơ hội để phát triển, môi trường này không thuận lợi sẽ thui chột sự
phát triển của trẻ. Văn hoá nhà trường lành mạnh giúp giảm bớt sự không hài
lòng của giáo viên và giúp giảm thiểu hành vi, cử chỉ không lịch sự của học
sinh. Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích giáo
viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi. Văn hoá nhà
trường lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học.
Đồng thời qua chuyên đề này tôi đã nhận rõ vai trò của hiệu trưởng
trong lãnh đạo phát triển văn hoá nhà trường và quyết tâm lãnh đạo tốt việc
phát triển văn hoá đơn vị mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
của nhà trường.
Trang 6
Song song với những vấn đề trên bản thân tôi cũng đã hiểu và trình bày
được khái niệm của kế hoạch chiến lược, tầm nhìn, sứ mạng, giá trị, mục tiêu
chiến lược và các giải pháp chiến lược.
Bước đầu lập được kế hoạch chiến lược trong trường phổ thông theo

đúng cấu trúc và quy trình đã học đồng thời đánh giá được một bản kế hoạch
chiến lược trường phổ thông. Đặc biệt là bản thân có sự tin tưởng và ý thức
được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc lập kế hoạch chiến lược đối với sự
phát triển trường phổ thông.
Một nội dung bản thân tôi đã nhận thức một cách sâu sắc qua đợt bồi
dưỡng này đó là phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông. Ở đây chúng ta
phải khẳng định rằng trong quá trình lãnh đạo và quản lý trường học, hiệu
trưởng không tự mình đổi mới các hoạt động của nhà trường , bởi một trong
những khía cạnh của quản lý là thực hiện các công việc qua nỗ lực của những
người khác, trong đó đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng ủng hộ và tạo
động lực cho hiệu trưởng triển khai thực hiện các thay đổi nếu các chủ trương
đổi mới là đúng đắn. Điều này cho chúng ta thấy đội ngũ cán bộ, viên chức là
lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường trong đó đội
ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trang 7
Đồng thời đội ngũ cán bộ viên chức là lực lượng cơ bản tham gia hoạch
định chiến lược và xây dựng các kế hoạch phát triển nhà trường, cùng với
hiệu trưởng họ tham gia vào các hoạt động của cộng đồng , huy động và sử
dụng các nguồn lực để phát triển nhà trường. Có thể nói cán bộ, viên chức là
lực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường và có vai trò
quyết định thành công của nhà trường. Do đó phát triển đội ngũ vừa là mục
tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường.
Trong công tác này chúng ta cũng cần phải xác định vai trò của hiệu
trưởng, để thực hiện tốt mục tiêu của Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục” trong mỗi nhà trường , hiệu trưởng là người lãnh
đạo phát triển đội ngũ nhà trường . Hiệu trưởng phải chủ động thu hút và tập
hợp lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ của nhà
trường với những nội dung và hình thức phù hợp.
Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt : Đủ về

số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về trình đào tạo và có phẩm chất đạo
đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong đó
Trang 8
phát triển chuyên môn và nhân cách của giáo viên là một trong những hoạt
động trọng tâm của phát triển đội ngũ.
Từ những nhận thức trên bản thân tôi có mong muốn trong thời gian tới
sẽ đổi mới lãnh đạo và thực hiện các hoạt động phát triển tốt đội ngũ ở đơn
vị mình.
Qua nghiên cứu chuyên đề huy động nguồn lực phát triển trường phổ
thông đã giúp tôi nắm được các nguồn lực của trường phổ thông và xác định
được vai trò của người hiệu trưởng trong việc huy động các nguồn lực cụ thể
là vai trò định hướng chiến lược và quyết định kế hoạch đây là một nhiệm vụ
quan trọng . Việc đánh thức tiềm năng, biến tiềm năng thành những nguồn
lực cho nhà trường phụ thuộc chủ yếu vào người hiệu trưởng , hiệu trưởng
phải có kỹ năng đàm phán, đặc biệt khi đất nước hội nhập các thành phần
kinh tế xã hội đa dạng, kỹ năng đàm phán hiệu quả có thể mang lại kết quả
tốt cho việc quản lý nhà trường nói chung và huy động nguồn lực cho nhà
trường nói riêng.
Trong công tác huy động nguồn lực phát triển nhà trường hiệu trưởng
phải quan tâm bồi dưỡng năng lực, trí tuệ cho đội ngũ giáo viên, trách nhiệm
của người lãnh đạo cao nhất là tạo sức mạnh văn hoá, tinh thần và niềm tin để
Trang 9
nhân viên làm việc hết mình và sáng tạo “ Nghệ thuật dùng người là chìa
khoá thành công”.
Hiệu trưởng phải luôn có tinh thần trách nhiệm, có nhiệt huyết huy
động được nhiều tiền nhưng với mục đích cuối cùng là xây dựng và phát
triển nhà trường. Bước đầu biết xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực theo
quy trình.
Qua nghiên cứu chuyên đề này đã trang bị cho tôi một tinh thần trách
nhiệm có một mong muốn, tìm tòi các biện pháp để huy động tốt các nguồn

lực nhằm phát triển đơn vị mình trong thời gian đến.
Như chúng ta biết thực tiễn giáo dục phổ thông Việt Nam cho thấy,
người hiệu trưởng lãnh đạo và quản lý toàn diện mọi hoạt động giáo dục
trong nhà trường. Đây là quá trình giáo dục tổng thể nhằm phát triển giáo dục
toàn diện học sinh phổ thông. Theo đó, hướng tới sự phát triển nhân cách
học sinh. Đối với giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức , trí tuệ, phẩm
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục trung học cơ sở.
Như vậy, lãnh đạo và quản lý phát triển toàn diện học sinh là lãnh đạo và
quản lý các hoạt động dạy học – giáo dục trong trường phổ thông giúp học
Trang 10
sinh phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân , tính năng động và sáng tạo , hình
thành nhân cách con người Việt Nam, xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học hướng tới học sinh phải tăng
cường nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động dạy
học, lãnh đạo và quản lý đổi mới hoạt động dạy và học tiếp cận vai trò trong
lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học, lãnh đạo và quản lý đổi mới phương
pháp dạy học, lãnh đạo và quản lý đổi mới đánh giá kết quả học tập của học
sinh. Đồng thời lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục hướng tới học sinh
như lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, lãnh đạo và quản lý
hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp, lãnh đạo và quản lý hoạt động
giáo dục thể chất, lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ, lãnh đạo
và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lãnh đạo và quản lý giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh, phát triển năng lực lãnh đạo của học sinh.
Sau khi học tập, nghiên cứu những nội dung trên đã hình thành trong tôi
một niềm tin, một mong muốn vận dụng được những kiến thức đã học vào
Trang 11

công tác lãnh đạo và quản lý phát triển toàn diện học sinh ở đơn vị mình
trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn .
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một hiệu trưởng, hàng năm tôi đều có
xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần một cách cụ thể, đầy đủ và được thống
nhất từ BGH đến các đoàn thể, ban ngành, tổ khối chuyên môn và giáo viên,
trên cơ sở đó các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể
cho mình. Từng tuần, tháng và học kỳ đều có tổ chức đánh giá rút kinh
nghiệm, khắc phục kịp thời những tồn tại. Phân công, phân nhiệm hợp lý,
phù hợp với năng lực, sở trường của từng người nên từ đó đội ngũ an tâm
công tác, phát huy được hiệu quả công việc. Quản lý tốt kỷ luật lao động nên
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương
trong nhà trường, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, không có trường hợp giáo viên vi phạm phải xử lý kỷ luật, tạo
điều kiện tốt cho đội ngũ giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng chuẩn
về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học. Thực hiện nghiêm túc
quy chế thi đua khen thưởng, xét thi đua một cách công bằng , khách quan,
công khai và phù hợp nên đã có tác dụng động viên đội ngũ tích cực tham gia
các phong trào do nhà trường tổ chức. Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ quản
Trang 12
lý, được theo dõi cập nhật kịp thời và được quản lý, lưu trữ cẩn thận. Quản lý
tài chính, tài sản nghiêm túc, chi tiêu đúng mục đích, chứng từ thu, chi đầy
đủ, hợp lệ. Thực hiện tốt công tác tham mưu với Cấp uỷ, chính quyền ở địa
phương, phối kết hợp chặt chẽ với BĐD CMHS và phụ huynh học sinh trong
công tác xã hội hoá giáo dục. Cuối năm được thanh tra Phòng GD – ĐT xếp
loại tốt. Tuy nhiên đối chiếu với những kiến thức bản thân được tiếp thu qua
lớp bồi dưỡng tôi nhận thấy công tác quản lý của mình phần lớn chỉ dừng lại
ở chủ trương, chỉ có kế hoạch, những biện pháp để thực hiện, giải quyết các
vấn đề trước mắt (một năm học) mà chưa đổi mới về tư duy lãnh đạo và quản
lý, gắn tầm nhìn với hành động trong các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà
trường như phát triển đội ngũ, lập kế hoạch chiến lược, văn hoá nhà trường,

huy động nguồn lực và phát triển toàn diện học sinh, chưa thể hiện được vai
trò hiệu trưởng nâng tầm nhìn thành những nhà lãnh đạo trong việc hoạch
định tầm nhìn, xác định sứ mệnh của tổ chức , tạo lập nên những giá trị cho
mọi thành viên của nhà trường và các bên liên quan hướng theo. Qua liên hệ
thực tế quản lý của bản thân sau đợt bồi dưỡng đã tạo cho tôi một mong
muốn , suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp tốt để xây dựng phát triển đơn vị
mình trong thời gian đến.
Trang 13
Nói đến lãnh đạo và quản lý giáo dục, tức là nói tới nhiều lĩnh vực khác
nhau như quản lý tài chính, quản lý đội ngũ, quản lý kế hoạch nhiệm vụ
Tóm lại, công tác lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và quản lý chất
lượng giáo dục nói riêng vẫn còn nhiều vần đề chúng ta cần phải đổi mới
trong thời gian tới nhất là trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập.
Đứng về góc độ là một hiệu trưởng trường tiểu học, tôi có một vài đề
xuất chương trình đổi mới quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục
tại đơn vị mình đang công tác trong thời gian tới như sau :
- Áp dụng và thực hiện chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản
lý.
- Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành, khuyến
khích giáo viên soạn giảng trên máy vi tính.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra sư
phạm giáo viên.
- Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo
viên và học sinh.
Trang 14
Đặc biệt là nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, để tạo niềm tin
của nhân dân và địa phương đối với nhà trường. Công tác lãnh đạo và quản lý
nhất thiết phải xây dựng kế hoạch, từ thế mạnh cũng như hạn chế của mình tự
đề ra một khẩu hiệu hành động phản ánh mục tiêu phấn đấu và tập trung
nguồn lực đầu tư.

Giáo viên phải lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với học sinh của mình.
Phải lãnh đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học là một trong
những vấn đề cốt lõi của việc đổi mới lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học
ở trường phổ thông , đồng thời là đòn bẩy trực tiếp để nâng cao chất lượng
dạy học. Với quan điểm “Học sinh làm trung tâm” lãnh đạo và quản lý đổi
mới phương pháp dạy học tập trung vào đổi mới cách dạy của giáo viên và
cách học của học sinh.
Kế hoạch của nhà trường, của giáo viên là để vừa thực hiện, vừa mang
tính phấn đấu với nỗ lực cao nhất vì lương tâm và trách nhiệm của mình đối
với học sinh. Tạo điều kiện để giáo viên có thể tự tin trong quá trình chủ
động trong giảng dạy dựa trên chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng được
Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định.
Trang 15
Phải lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh.
Tạo một bầu không khí nhà trường tích cực. Nuôi dưỡng, cỗ vũ những
mối tương tác mang tính đồng nghiệp, quan tâm phát triển đội ngũ.
Cuốn hút phụ huynh và cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường.
Có như thế mới mong nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
đáp ứng được sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội./.

×