Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

(Luận án tiến sĩ) Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.16 MB, 201 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------

LIÊU CHÍ TRUNG

HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------

LIÊU CHÍ TRUNG

HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

Hà Nội, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trong luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận án

Liêu Chí Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ............................................... 17
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt
ra nghiên cứu trong luận án................................................................... 21
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 24
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI THẨM NHÂN
DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ........................................................... 26
2.1. Khái niệm, đặc điểm, địa vị pháp lý của hội thẩm nhân dân
trong tố tụng hình sự ............................................................................. 26
2.2. Vai trò và các mối quan hệ của hội thẩm nhân dân trong tố
tụng hình sự ........................................................................................... 36
2.3. Thể chế hóa bằng pháp luật các vấn đề về hội thẩm nhân dân

trong tố tụng hình sự ............................................................................. 42
2.4. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ........................................ 51
2.5. Đại diện nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử trong các
mơ hình tố tụng hình sự ........................................................................ 55
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 69
Chƣơng 3: THỰC TIỄN QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT
VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở
VIỆT NAM..................................................................................................... 71
3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về hội thẩm nhân dân trong
tố tụng hình sự....................................................................................... 71
3.2. Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hội thẩm
nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.......................................... 89
Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 113


Chƣơng 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI
TRỊ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................... 115
4.1. Yêu cầu tăng cường vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố
tụng hình sự ở Việt Nam ..................................................................... 115
4.2. Các giải pháp tăng cường vai trò của hội thẩm nhân dân trong
tố tụng hình sự..................................................................................... 121
Kết luận Chƣơng 4 ...................................................................................... 145
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150



DANH MỤC VIẾT TẮT
+ Bộ luật Tố tụng hình sự

: BLTTHS

+ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

: CHXHCN

+ Hội đồng nhân dân

: HĐND

+ Hội đồng xét xử

: HĐXX

+ Hội thẩm nhân dân

: HTND

+ Nhà xuất bản

: Nxb

+ Thành phố

: TP.

+ Tố tụng hình sự


: TTHS

+ Tịa án nhân dân

: TAND

+ Xã hội chủ nghĩa

: XHCN


DANH MỤC PHỤ LỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng

Bảng 2.1. Phân biệt giữa bồi thẩm viên và hội thẩm nhân dân .................... 160
Bảng 3.1. So sánh phụ thẩm nhân dân và hội thẩm nhân dân ...................... 161
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm
nhân dân tham gia của TAND TP. Hải Phòng 2015-2021 ............... 162
Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm
nhân dân tham gia của TAND TP. Hà Nội 2015-2021 .................... 162
Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm
nhân dân tham gia của TAND TP. Đà Nẵng 2015-2021 .................. 163
Bảng 3.5. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án hình sự có hội thẩm
nhân dân tham gia của TAND TP. Hồ Chí Minh 2015-2021 ........... 163
Bảng 3.6. Thời gian xem xét hồ sơ trước phiên tòa của thẩm phán trong
vụ án hình sự ..................................................................................... 164
Bảng 3.7. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân
tham gia của TAND huyện Hoài Đức (Hà Nội) 2008-2018............. 164
Bảng 3.8. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân

tham gia của TAND huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) 2008-2018 .......... 165
Bảng 3.9. Trình độ học vấn của hội thẩm nhân dân cấp tỉnh tại một số
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021 ........... 165
Bảng 3.10. Trình độ hội thẩm nhân dân cấp tỉnh có kiến thức luật và
trình độ chuyên môn khác tại một số tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021 ..... 166
Bảng 3.11. Hội thẩm nhân dân tái cử và tham gia lần đầu tại một số tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021 ................... 166
Bảng 3.12. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân
tham gia của TAND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) 2015-2021 ............. 166
Bảng 3.13. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân
tham gia của TAND quận Hoàng Mai (Hà Nội) 2015-2021 ............ 167


Bảng 3.14. Bảng thống kê kết quả xét xử các vụ án có hội thẩm nhân dân
tham gia của TAND quận Dương Kinh (Hải Phịng) 2015-2021 ..... 167
Bảng 3.15. Tình hình giải quyết, xét xử án hình sự theo thủ tục sơ thẩm,
phúc thẩm cả nước năm 2018, 2019, 2020 ....................................... 168
Bảng 3.16. Cơ cấu hội thẩm nhân dân cấp tỉnh kiêm nhiệm tại một số tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021. .................. 169

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Vai trò đại diện cho người dân tham gia xét xử trong các vụ
án hình sự của hội thẩm nhân dân như vừa qua? .............................. 170
Biểu đồ 3.2. Yếu tố chính khiến vai trị, nhiệm vụ của hội thẩm nhân dân
khó đạt như yêu cầu là do? ............................................................... 170
Biểu 3.3. Hầu hết các quyết định của hội đồng xét xử vừa qua, hội thẩm
nhân dân đều thể hiện đồng tình với quan điểm của thẩm phán
(chủ tọa phiên tịa), ngun nhân vì? ................................................ 171
Biểu đồ 4.1. Hội thẩm nhân dân chiếm đa số (2/3 hoặc 3/5) trong hội
đồng xét xử và trực tiếp tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình

sự theo quy định của pháp luật như hiện nay? .................................. 171
Biểu đồ 4.2. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử trong các vụ án hình sự
vừa qua? ............................................................................................ 172
Biều đồ 4.3. Sự tham gia của hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử
hiện nay ở Việt Nam? ....................................................................... 172
Biều đồ 4.4. Để phát huy vai trò đại diện nhân dân tham gia xét xử các
vụ án hình sự thực sự hiệu quả nên theo mơ hình?........................... 173


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Phán quyết của tịa án về vụ án hình sự được thể hiện bằng bản án hoặc
quyết định của hội đồng xét xử không những liên quan trực tiếp đến quyền
sống, quyền tự do hay sinh mệnh chính trị của mỗi cá nhân mà nó cịn có thể ảnh
hưởng lớn đến xã hội, uy tín của nhà nước. Chính vì ý nghĩa đặc biệt đó nên pháp
luật ln coi trọng quy định trình tự, thủ tục tố tụng, xét xử hết sức chặt chẽ nhằm
xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nhưng đồng thời cũng nhằm tránh bất
công, hạn chế oan, sai và bảo vệ quyền con người.
Trải qua hàng nghìn năm phát triển của lịch sử xã hội loài người, đến nay
luật pháp ở hầu hết các nước đều quy định đại diện nhân dân tham gia xét xử các vụ
án hình sự. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm, điều kiện ở mỗi quốc gia, mơ hình tổ
chức, cách thức thực hiện mà có tên gọi khác nhau, như “bồi thẩm”, “hội thẩm”,
“thẩm phán không chuyên”,… nhưng về cơ bản nó đều nhằm thể hiện tính dân chủ,
nhân đạo và để các phán quyết của tịa án đảm bảo cơng lý, công bằng.
Ở Việt Nam, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, xét xử có hội
thẩm đã trở thành nguyên tắc hiến định, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp.
Hội thẩm tham gia xét xử vụ án hình sự khơng chỉ dựa trên cơ sở pháp luật mà còn
dựa trên các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội để đánh giá tính chất, mức độ, sự tác
động mà hành vi của bị cáo và các sự việc liên quan đối với xã hội. Đây cũng là

cách thức để nhân dân trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước, giám sát
hoạt động tư pháp, đồng thời góp phần để các phán quyết tư pháp không bị lệ thuộc
một cách cứng nhắc vào các quy phạm pháp luật, giúp cho việc xét xử được chính
xác, khách quan, cơng bằng. Hơn nữa, hội thẩm là những người có kiến thức thực
tế, gắn liền với đời sống xã hội nên trong quá trình thực hiện vai trị của mình, họ
cịn là nhịp cầu nối giữa tịa án và cộng đồng, tích cực hỗ trợ cho cơng tác tuyên
truyền và thực thi pháp luật.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và để xây
dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN, vấn đề phát huy dân chủ, bảo vệ
quyền con người tiếp tục đặt ra với những yêu cầu mới. Nghị quyết số 08-NQ/TW

1


ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư
pháp trong thời gian tới xác định “Khi xét xử, các tòa án phải đảm bảo cho mọi
cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ khách quan; thẩm phán và
hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của tòa án phải căn cứ
chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện
các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, của bị cáo, nguyên
đơn, bị đơn” [6]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng chỉ rõ “Tịa án có vị trí trung tâm
và xét xử là hoạt động trọng tâm”, đồng thời đặt ra yêu cầu “Đổi mới việc tổ chức
phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai dân chủ,
nghiêm minh,…” [8].
Tuy nhiên, đến nay vai trị của HTND nói chung và HTND trong TTHS vẫn
chưa thực sự được phát huy, nhiều quy định và quá trình tổ chức thực hiện đang bộc
lộ những hạn chế, bất cập. Khơng ít vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý, trách nhiệm
của HTND trong xét xử cũng như hoạt động, quản lý hội thẩm chưa được làm rõ;

hoạt động của HTND trong TTHS chưa đáp ứng đúng yêu cầu; tình trạng vi phạm
pháp luật, oan sai trong các vụ án hình sự vẫn diễn ra khá nghiêm trọng. Thống kê
cho thấy, trong cơ cấu thành phần hội thẩm hiện nay có đến 99,95 % hội thẩm đại
diện cho 7% dân số Việt Nam là cán bộ, cơng chức, viên chức và lực lượng hưu trí,
nhưng chỉ có 0,03% hội thẩm đại diện cho 93% dân số còn lại tham gia hoạt động
xét xử của tòa án [4]. Chỉ tính từ 1/1/2010 đến hết năm 2020 các cơ quan nhà nước
giải quyết xong trên 420 vụ việc bồi thường oan sai với số tiền phải bồi thường ước
tính trên 225 tỷ đồng [47]. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW
của Bộ Chính trị đánh giá “Mặc dù Nghị quyết 49-NQ/TW xác định “tòa án có vị trí
trung tâm”, nhưng trên thực tế, vị trí và vai trị của tịa án chưa được đặt đúng tầm.
Hoạt động của các TAND các cấp vẫn còn một số sai sót, chất lượng xét xử chưa cao;
có nhiều vụ án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; nhiều vụ án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng vẫn bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm… Một bộ phận nhân dân chưa thực sự
tin tưởng tính đúng đắn của nhiều bản án, quyết định của TAND” [2, tr.114].

2


Từ một số phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu về HTND trong TTHS
một cách toàn diện, khoa học, có hệ thống nhằm làm rõ bản chất, thực trạng để chỉ
ra những ưu điểm, khuyết điểm, cũng như những bất cập, hạn chế, đồng thời đề ra
các giải pháp phù hợp, nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp là một trong
những nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Hội
thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết của luận án
- Câu hỏi nghiên cứu trọng tâm: Làm thế nào để hoàn thiện quy định và thực
hiện có hiệu quả vai trị của HTND trong TTHS ở Việt Nam hiện nay?.
- Lý thuyết nghiên cứu:
Hệ thống lý luận về tố tụng nói chung và lý luận về chính sách pháp luật,
chính sách TTHS nói riêng; định hướng, chiến lược cải cách tư pháp trong xây dựng

nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
Lý thuyết về chế định HTND nói chung, HTND trong TTHS nói riêng trong tư
pháp TTHS.
- Giả thuyết nghiên cứu
+ HTND trong TTHS được hình thành, phát triển và có quan hệ, chịu sự tác
động của rất nhiều yếu tố, trong đó có chính sách pháp luật của nhà nước nhằm phát
huy dân chủ, đảm bảo công bằng, công lý và quyền con người.
+ Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về HTND trong TTHS cịn nhiều
bất cập, nhất là ở q trình tham gia xét xử của HTND trong vụ án hình sự.
+ Các giải pháp hoàn thiện HTND trong TTHS ở Việt Nam hiện nay chưa được
nghiên cứu, thực hiện một cách đầy đủ, tồn diện.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về HTND trong TTHS, luận
án đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của HTND trong TTHS ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ
yếu sau:

3


Thứ nhất, xem xét, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước liên quan đến đề tài, làm rõ những kết quả nghiên cứu đã công bố, xác định
những khoảng trống, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ khái niệm, đặc trưng, vai trò của HTND trong TTHS; xem xét
về các mối quan hệ, cơ sở hình thành, những yếu tố tác động đến HTND trong
TTHS; quá trình hình thành, phát triển của đại diện nhân dân trong xét xử hình sự;
việc tổ chức, hoạt động của một số mơ hình TTHS tiêu biểu hiện nay trên thế giới
để liên hệ với Việt Nam.

Thứ ba, phân tích, đánh giá quy định và thực tiễn thi hành quy định pháp luật
về HTND trong TTHS ở Việt Nam từ khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay; chỉ ra
những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.
Thứ tư, phân tích các yêu cầu và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường vai
trò của HTND trong TTHS ở Việt Nam trên cơ sở phù hợp với đặc thù tình hình
chính trị - xã hội Việt Nam và xu hướng phát triển hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn quy định pháp
luật và thi hành quy định về HTND trong TTHS ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu quy định về hội thẩm nhân dân trong xét xử
vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh và cấp huyện ở Việt Nam.
- Về thời gian: Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong đó tập trung
vào giai đoạn từ khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay.
- Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu trên phạm vi tồn quốc.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận mà luận án sử dụng gồm: Phép duy vật biện chứng và phép
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam về xây dựng và cải cách tư pháp. Từ phương pháp chung đó,

4


tác giả sử dụng hướng tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành đối với nội dung
nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trong từng chương, mỗi tiểu mục,

vấn đề của luận án, tác giả sẽ lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để nghiên cứu phân tích, tổng
hợp các văn bản, tài liệu, số liệu liên quan đến quy định của pháp luật về HTND và
hoạt động xét xử đã và đang được áp dụng trong thực tiễn; các kết quả nghiên cứu
đã được công bố và áp dụng;
- Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê từ số liệu thực tế và kết quả
hoạt động thực tế liên quan đến HTND trong TTHS của các cơ quan chức năng và
tài liệu tin cậy từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay;
- Phương pháp lịch sử: Sử dụng để tìm hiểu, nghiên cứu quá trình hình
thành, phát triển và hoạt động TTHS có sự tham gia của quần chúng nhân dân;
- Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh HTND nói chung và HTND
trong TTHS ở từng giai đoạn tại Việt Nam và một số mơ hình TTHS tiêu biểu của
các nước thực hiện việc người dân tham gia xét xử;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng để tổng kết và rút ra những
vấn đề có tính ngun tắc của chế định HTND;
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Sử dụng lựa chọn các tài liệu, số liệu,
mơ hình tiêu biểu có liên quan từ các kết quả nghiên cứu, thu thập để làm căn cứ, cơ
sở cho các nội dung luận án.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên
gia, nhà khoa học, người làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng,… để làm rõ đánh
giá, nhận xét về thực trạng vai trò, hoạt động của HTND trong TTHS ở Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là cơng trình đầu tiên về HTND trong TTHS ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay với những điểm mới cơ bản như sau:
- Hệ thống, bổ sung, phân tích làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực
tiễn về khái niệm, vai trò, địa vị pháp lý, đặc điểm và các yếu tố tác động, mối quan

5



hệ của HTND trong TTHS cũng như sự hình thành, phát triển của cơ chế đại diện
nhân dân trong xét xử án hình sự.
- Khảo sát, phân tích làm rõ quy định, thực tiễn hoạt động của HTND trong
TTHS ở Việt Nam từ sau khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay.
- Phân tích về các ưu điểm, những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của
HTND trong TTHS hiện nay; các yếu tố liên quan đến công tác lựa chọn (bầu),
quản lý hội thẩm; các điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ, trách nhiệm pháp lý
của HTND trong TTHS.
- Phân tích, so sánh về lý luận, thực tiễn một số mơ hình TTHS tiêu biểu trên
thế giới, q trình phát triển của HTND trong TTHS ở Việt Nam; đồng thời nêu ra
những yêu cầu tăng cường vai trò của HTND trong TTHS ở Việt Nam hiện nay.
- Kiến nghị các giải pháp (bao gồm cả lý luận, quy định pháp luật và hoạt
động) tăng cường vai trò của HTND trong TTHS hiện nay ở Việt Nam. Đặc biệt,
luận án sẽ đề xuất một số giải pháp, quy định mới liên quan đến cơng tác quản lý;
q trình lựa chọn, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm; thành phần HTND tham
gia HĐXX và nhiệm vụ của HTND trong quá trình xét xử,... nhằm nâng cao vị trí,
vai trị, hiệu quả hoạt động của HTND trong TTHS.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Với việc làm rõ các vấn đề về quan điểm, điều kiện, thực trạng và nguyên nhân
tồn tại, hạn chế, bất cập của HTND trong TTHS ở Việt Nam, luận án góp phần nhận
thức một cách sâu sắc, đúng đắn, thống nhất những vấn đề lý luận về HTND trong
TTHS trong bối cảnh cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở
nước ta.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên
cứu, giảng dạy mang tính chuyên sâu về HTND trong TTHS; đồng thời là nguồn
tham khảo cho công tác xây dựng pháp luật và phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong nghiên cứu, hoạt động tư pháp, xét xử.


6


7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự
Chương 3: Thực tiễn quy định và thi hành pháp luật về hội thẩm nhân dân
trong tố tụng hình sự ở Việt Nam
Chương 4: Yêu cầu và các giải pháp tăng cường vai trò của hội thẩm nhân
dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

7












×