Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với ngành du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.41 MB, 87 trang )

i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………………………………………….….….viii
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN…………………………………………………………………..……...ix
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
Lý do chọn đề tài................................................................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................................................... 1
Đối tượng nghiên cứu của đề tài.................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................................3
1.1. Tổng quan về rủi ro.................................................................................................................. 3
1.1.1.

Khái niệm rủi ro …………………….......……………………………………………………………….…………….3

1.1.2.

Thành phần cơ bản của rủi ro...................................................................................... 8

1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro................................................................................................... 9
1.2.1.

Khái niệm về quản trị rủi ro......................................................................................... 9

1.2.2.

Mục tiêu của quản trị rủi ro....................................................................................... 11

1.3. Tổng quan về rủi ro môi trường vi mô.............................................................................. 11
1.3.1.


Khái niệm môi trường vi mô..................................................................................... 11

1.3.2.

Rủi ro trong môi trường vi mô..................................................................................11

1.3.3.

Rủi ro trong ngành du lịch......................................................................................... 13

1.4. Tổng quan về quản trị rủi ro môi trường vi mô...............................................................14
1.4.1.

Khái niệm quản trị rủi ro môi trường vi mô..........................................................14

1.4.2.

Nội dung quản trị rủi ro môi trường vi mô............................................................ 14

1.4.3.

Các công cụ quản trị rủi ro môi trường vi mơ....................................................... 15

1.4.4.

Vai trị của quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với doanh nghiệp.................15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO...............................17
2.1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam............................................................................... 17
2.1.1.


Giới thiệu tổng quan................................................................................................... 17

2.1.2.

Một số cơng ty du lịch Việt Nam.............................................................................18

2.2. Phân tích và đánh giá các loại rủi ro của ngành du lịch Việt Nam...............................20
2.2.1.

Rủi ro về đối thủ cạnh tranh......................................................................................20

2.2.2.

Rủi ro về nhà cung cấp............................................................................................... 29


ii

2.2.3. Rủi ro khách hàng......................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ..............................................................................................63
3.1. Mục tiêu quản trị...................................................................................................................... 63
3.2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với doanh nghiệp Saigontourist………………….…61
3.2.1.

Rủi ro về đối thủ cạnh tranh.......................................................................................64

3.2.2. Rủi ro về đối tác............................................................................................................ 66
3.2.3. Rủi ro khách hàng......................................................................................................... 67
3.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với doanh nghiệp Vietravel...............................70

3.3.1. Né tránh rủi ro............................................................................................................... 70
3.3.2. Giảm thiểu rủi ro........................................................................................................... 71
3.3.3. Tài trợ rủi ro................................................................................................................... 72
3.4. Giải pháp cho vấn đề khách hàng bốc hơi ở những công ty du lịch nhỏ, lẻ..............72
3.4.1. Ngăn ngừa tổn thất....................................................................................................... 72
3.4.2. Giảm thiểu rủi ro........................................................................................................... 72
3.5. Hàm ý quản trị rủi ro vi mơ cho tồn ngành du lịch........................................................73
3.5.1. Né tránh rủi ro............................................................................................................... 73
3.5.2. Ngăn ngừa tổn thất....................................................................................................... 74
3.5.3. Giảm thiểu tổn thất....................................................................................................... 75
3.5.4. Tài trợ rủi ro................................................................................................................... 76
3.6. Kiến nghị đối với các cấp quản lý nhà nước.................................................................... 76
3.6.1. Rủi ro khách hàng......................................................................................................... 76
3.6.2. Rủi ro nhà cung cấp dịch vụ....................................................................................... 77
3.6.3. Rủi ro đối thủ cạnh tranh............................................................................................ 77
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................................79


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng phân công công việc…………………………………………………………………………………………....…………….
…...v
Bảng 1.1: Cơ sở phân loại rủi ro…………………………………………………………………………………………...
………...5
DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1.1: Minh họa rủi ro ……………………………………………………………………………………………….…….…..
……..3
Hình 2.1: Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam…………………………….............................
……...17

Hình 2.2: Top 10 Cơng ty Du lịch uy tín năm 2020, tháng 12/2020 …………………………..…………
21
Hình 2.3: Kết quả kinh doanh của Vietravel và Saigontourist 2014 - Q II/2020……...
……………………………………………………………………………………………………………………….………………. 22
Hình 2.4: "Sơi động và an tồn - Hành trình xanh, an tâm trải nghiệm" …………………..…...
…...23
Hình 2.5: Vietravel nhận giải Nhà điều hành tour du lịch trọn gói hàng đầu thế
giới………..24
Hình 2.6: Minh họa về ẩn số hàng khơng ……………………………………………………………..……………..
……..25
Hình 2.7: Minh họa về ẩn số hàng khơng ………………………………………………………………..……………..
…..25
Hình 2.8: Ảnh minh họa………………………………………………………………………………………..………………….
…….26
Hình 2.9: Ảnh minh họa…………………………………………………………………………………………………..……….
…….30
Hình 2.10: Ấn phẩm in hình "đường lưỡi bị" mà Cơng ty Trung Thế đưa cho
Saigontourist,

Saigontourist
sử
dụng……………………………………………………………………………………………….…………….... 34
Hình 2.11: Khách du lịch miền Trung xếp hàng chờ làm thủ tục bay ……………………....
…………...38


iv

Hình 2.12: Diễn biến nhu cầu tìm kiếm thơng tin du lịch nội địa trong 7 tháng đầu năm
2021……………………………………………………………..………………………………………………………………………….…………. 42

Hình 2.13: Một trong những vụ chìm đị từ hoạt động chèo đị tay của Cơng ty du lịch
Việt
Á
Victory
khiến
nhiều
du
khách
phát
hoảng…………………………………………………………………………..…46
Hình 2.14: Những dịng chữ bơi bẩn mai rùa ở nhà bia bên trong khn viên chùa Thiên
Mụ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..………..55
Hình 2.15: Vườn hoa phải thơng báo ngừng hoạt động tham quan vì hành động thiếu ý
thức của du khách……………………………………………………………………………………………………………………………..….
…..58
Hình 2.16: Vườn hoa phải thơng báo ngừng hoạt động tham quan vì hành động thiếu ý
thức của du khách……………………………………………………………………………………………………………………..…….
………..58

Hình 2.17: Bạn có nhận thấy sự khác biệt sau khi du khách ghé thăm?.................................58
Hình 2.18: Bạn có nhận
thăm?..................................58

thấy

sự

khác

biệt


sau

khi

du

khách

ghé

Hình 2.19: Hướng dẫn viên mang bản đồ vi phạm chủ quyền vào Việt Nam ……………....
…...59
Hình 2.20: Nhóm du khách Trung Quốc mặc áo hình "bản đồ lưỡi bị" khi nhập cảnh tại
sân
bay…………………………………………………………………………………………………………………………………….…….
…...60


viii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Minh
Thoại vì đã cung cấp đầy đủ các kiến thức bổ ích về môn học cũng như hướng dẫn đề tài
nghiên cứu một cách tận tình để chúng em có thể hồn thành bài tiểu luận này một cách
hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức nên khơng
tránh khỏi những sai sót nhất định trong bài tiểu luận, vì vậy mà chúng em mong thầy và
các bạn trong lớp học có thể chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của mình để bài tiểu luận của
nhóm chúng em hoàn thiện hơn và quan trọng hơn cả là nâng cao vốn kiến thức, kĩ năng
cần thiết của mình.

Lời cuối cùng, chúng em xin chúc thầy và các bạn trong lớp nhiều sức khỏe, thành
công và hạnh phúc.


1

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí
quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Việt Nam ta là một trong những nước
có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khơng chỉ thu hút khách du lịch nội địa mà còn là địa
điểm lý tưởng mà bạn bè, du khách quốc tế muốn đến. Thành tựu và nỗ lực của của du
lịch Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao, Tổ chức Du lịch thế giới (UNTWO) xếp
Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Trong giai đoạn 2015-2019, ngành du lịch Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao 22,7%.
Tiếp nối theo đà tăng trưởng đó, vào năm 2020, du lịch Việt Nam đã đón lượng khách
quốc tế kỷ lục trong tháng 1, đạt 2 triệu lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019. Bên cạnh
đó, số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong mảng du lịch trong nước đã không ngừng
tăng lên. Tuy nhiên, ngành du lịch là một trong những ngành khá nhạy cảm với những
biến đổi của các nhân tố môi trường vi mô và vĩ mô. Để hiểu rõ hơn về ngành này, ta sẽ
tập trung phân tích khía cạnh yếu tố vi mơ tác động đến ngành du lịch Việt Nam, từ đó có
thể chỉ ra những cơ hội và thách thức mà nó đem lại.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phân tích về thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với một số
công ty Du lịch Việt Nam, qua 3 yếu tố: nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng,
đặc biệt là trong thời buổi đại dịch COVID diễn biến phức tạp, gây nhiều ảnh hưởng nặng
nề. Qua đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý và giảm thiểu rủi ro đối với mỗi
vấn đề cụ thể và mở rộng ra với toàn ngành Du lịch Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề quản lý rủi ro môi trường vi mô, cụ thể là qua 3

yếu tố: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh của Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn
(Saigontourist), Cơng ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam
(Vietravel) và một số công ty nhỏ, lẻ khác.


2

Phạm vi nghiên cứu là tập trung phân tích tình hình rủi ro mơi trường vi mơ của
Tổng Cơng ty Du lịch Saigontourist, Công ty Du lịch Vietravel và một số công ty nhỏ, lẻ
khác những năm gần đây.


3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Tổng quan về rủi ro

1.1.1. Khái niệm rủi ro
Trong cuộc sống chúng ta đối diện với nhiều thứ tình huống mà khơng thể biết
được chuyện gì tốt xấu sẽ xảy ra. Một kế hoạch dù bạn đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng mọi thứ
nhưng đến khi thực thi thì khơng đạt kết quả như mong muốn, hoặc đơn giản như hôm
bạn lỡ quên học bài thì giáo viên lại cho làm bài kiểm tra. Những tình huống như vậy
người ta gọi là rủi ro.
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất nào về rủi ro bởi vì mỗi trường
phái, mỗi cá nhân đều có những quan điểm khác nhau khi định nghĩa về rủi ro. Những
định nghĩa này rất đa dạng phong phú, tuy nhiên, nhìn chung rủi ro có 2 trường phái
chính: trường phái cổ điển (tiêu cực) và trường phái trung hịa.


Hình 1.1: Minh họa rủi ro
Nguồn: Quantri.vn
Theo trường phái cổ điển (tiêu cực)
Rủi ro là sự không may, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm, là kết quả không mong
đợi.
Trong Từ điển tiếng Việt thì: “Rủi ro là điều khơng lành, không tốt, bất ngờ xảy
đến”. Theo các từ điển tiếng Anh thì: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn,


4

thiệt hại,…”; Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại”; “Rủi ro là yếu tố liên quan
đến nguy hiểm, sự khó khăn, hoặc điều khơng chắc chắn”.
Trong lĩnh vực kinh doanh: “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi
nhuận thực tế so với dự kiến”; “Rủi ro là những bất trắc ngồi ý muốn xảy ra trong q
trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp”.
Tóm lại, theo cách nghĩ truyền thống thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có
thể xảy ra cho con người, các tổ chức và xã hội. Thực tế cho thấy con người thường phải
đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn khác nhau và ngày càng tăng theo nhiều hướng khác
nhau; xã hội càng phát triển, những rủi ro mới sẽ xuất hiện và ngày càng phức tạp hơn.
Con người sẽ ngày càng quan tâm đến rủi ro nhằm tìm kiếm các biện pháp hạn chế.
Theo trường phái trung hòa
Frank Knight cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”.
Theo Allan Willett thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện
những biến cố không mong đợi”.
Irving Prefect thì xác định “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo
lường được bằng xác suất”.
Theo David Apgar, “Rủi ro là bất cứ điều gì khơng chắc chắn có thể ảnh hưởng tới

các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta mong đợi”.
Cuốn “Risk Management and Insurance” của C. Arthur William, Jr. Micheal và L.
Smith lại định nghĩa rằng: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể
xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta khơng thể
dự đốn được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi
ro phát sinh bất cứ khi nào có một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể
đoán trước”.


5

Khác với trường phái cổ điển, theo trường phái trung hịa, rủi ro là những bất định
có thể đo lường được, có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến
những tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi
ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt
đẹp cho tương lai.
Bảng 1.1: Cơ sở phân loại rủi ro
DỰA TRÊN CƠ SỞ
CƠ SỞ THANG ĐO
TIỀN TỆ

PHÂN LOẠI
 Rủi ro khơng có tổn thất về thang đo tiền tệ: Sự mất
niềm tin của các ứng viên tổng thống, chính trị gia từ
phía người dân, người ủng hộ; mất niềm tin của nhân
viên đối với lãnh đạo doanh nghiệp.
 Rủi ro có tổn thất về thang đo tiền tệ: Sự sụt giảm
mạnh về doanh thu, gia tăng nhanh về chi phí của
doanh nghiệp.


CƠ SỞ NGUYÊN
NHÂN TÁC ĐỘNG

 Rủi ro động: Xuất hiện khi có thay đổi từ mơi trường
kinh doanh dẫn đến những tổn thất cho riêng cơng ty,
nhóm cơng ty thuộc một lĩnh vực cụ thể (thị phần,
khách hàng, công nghệ…). Cịn bao gồm một số rủi
ro khác có thể tạo nên tổn thất cho riêng công ty như
thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ, đạo đức, hành vi con
người trong công ty.
 Rủi ro tĩnh: Rủi ro tĩnh là kết quả của sự thay đổi
trong môi trường kinh doanh (thay đổi sở thích người
tiêu dùng, thay đổi cơng nghệ, thay đổi lãi suất…) tác
động đến tất cả lĩnh vực, các cơng ty, doanh nghiệp,
cá nhân và có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng,


6

thiệt hại nếu có thường rất lớn.
CƠ SỞ CĨ PHÁT
SINH LỢI ÍCH

 Rủi ro thuần túy: Là loại rủi ro chỉ mang lại những
hậu quả khơng có lợi hoặc những tổn thất. Gồm rủi ro
cá nhân, rủi ro về tài sản và rủi ro pháp lý.
 Rủi ro suy đoán: Là loại rủi ro vừa có thể mang lại
tổn thất nhưng cũng có thể mang lại lợi ích. Gồm một
số loại rủi ro như rủi ro do kinh nghiệm và kỹ năng

quản lý, rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng,
rủi ro do lạm phát, rủi ro do điều kiện không ổn định
của thuế quan, rủi ro do thiếu thơng tin và rủi ro tình
hình chính trị bất ổn.

CƠ SỞ NGUỒN GỐC

 Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Các hiện tượng

MÔI TRƯỜNG PHÁT

thiên nhiên như động đất, núi lửa, lũ lụt, sóng thần,

SINH

hạn hán, xâm nhập mặn… có thể gây thiệt hại, tác
động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Rủi ro do mơi trường văn hóa - xã hội: Do sự khác
biệt, thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, lối sống, nghệ thuật của các dân tộc, nhóm
người khác từ đó dẫn đến cách hành xử, tiếp cận
khơng phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất cơ hội
kinh doanh - sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành
vi của con người, cấu trúc xã hội.
 Rủi ro do mơi trường luật pháp - chính trị: Sự thay
đổi của hệ thống chính trị, cầm quyền, giai tầng trong
xã hội ảnh hưởng lớn đến bầu khơng khí kinh doanh,
có thể làm đảo lộn môi trường kinh doanh của nhiều
doanh nghiệp, tổ chức - các chuẩn mực luật pháp



7

không theo kịp bước biến đổi của xã hội hay thay đổi
q nhiều, q nhanh, khơng ổn định thì cũng tạo nên
nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
 Rủi ro do môi trường kinh tế: Mọi hiện tượng, biến
động diến ra trong mơi trường kinh tế: suy thối kinh
tế, sụt giảm GDP, chỉ số giá cả (CPI), lạm phát, biến
động tỷ giá hối đối, biến động giá cả xăng dầu…đều
có thể ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến hoạt động
của các doanh nghiệp, gây nên những thiệt hại.
 Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: Có thể
phát sinh ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, tổ chức bộ
máy, văn hóa cơng ty, tuyển dụng, đàm phán kinh
doanh.
 Rủi ro do nhận thức của con người: Nhận diện và
phân tích khơng đúng thì tất yếu sẽ đưa ra kết luận
sai, giữa thực tế và nhận thức hoàn toàn khác nhau thì
tiềm ẩn rủi ro sẽ vơ cùng lớn.
 Rủi ro mơi trường bên ngồi:
CƠ SỞ MƠI

 Theo mơi trường vĩ mơ: Kinh tế, chính trị

TRƯỜNG QUẢN TRỊ

chính phủ, luật pháp, văn hóa xã hội, nhân


DOANH NGHIỆP

khẩu, địa lý, cơng nghệ thông tin.
 Theo môi trường vi mô: Khách hàng, nhà cung
ứng, đối thủ cạnh tranh.
 Rủi ro môi trường bên trong:

 Theo các lĩnh vực: Quản trị (hoạch định, tổ
chức, thúc đẩy, lãnh đạo và kiểm tra);
marketing (nghiên cứu thị trường, sản


8

phẩm/dịch vụ, giá cả, phân phối, chiêu thị); tài
chính-kế tốn, sản xuất-tác nghiệp…
 Theo bộ phận, phòng ban.


Theo chuỗi giá trị: Các hoạt động đầu vào, quá
trình tác nghiệp, quy trình nghiệp vụ, các hoạt

CƠ SỞ ĐỐI TƯỢNG
CHỊU RỦI RO

động đầu ra, marketing, bán hàng, dịch vụ.
 Rủi ro về tài sản: Khả năng được hay mất đối với tài
sản vật chất (nhà máy, thiết bị, phương tiện vận
tải…), tài sản tài chính (vốn, tiền mặt, cổ phiếu, trái
phiếu…), tài sản vơ hình (danh tiếng, thương hiệu...).

 Rủi ro về nhân lực: Gây tổn thương, thương vong,
giảm thu nhập, mất mát nhân sự ở cấp quản lý, nhân
viên hay các đối tượng có liên quan.
 Rủi ro pháp lý: Liên quan đến tranh chấp kiện tụng
kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý có nguồn gốc từ:
Do thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh doanh;
Thiếu kiến thức về pháp lý; Thiếu chặt chẽ trong
những hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư.

1.1.2. Thành phần cơ bản của rủi ro: Gồm 4 phần
-

Mối đe dọa
Các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất, sẽ trở thành hiểm họa

nếu như được gia tăng khả năng xảy ra và tổn thất nếu có là rất lớn.
Ví dụ: Năng lượng tự nhiên (thiên tai), sai lầm của con người, chủ tâm gây hại…
-

Nguồn


9

Mơi trường mà trong đó có mối đe dọa (hiểm hoạ) tồn tại hoặc có tác động để tạo
nên rủi ro và tổn thất có thể đi kèm các tổ chức được tái lập cho sự tiếp tục tồn tại của nó
(Nhà, đất, nguyên vật liệu, lao động…)
-


Các nhân tố thay đổi
Có tác động xu hướng làm gia tăng hoặc suy giảm khả năng (xác suất xuất hiện)

và tổn thất (mức độ thiệt hại) của rủi ro. Có thể hiểu là những yếu tố có tác động gián tiếp
dẫn đến rủi ro và tổn thất.
 Đa số mối nguy hiểm là nguyên nhân của một biến số.
 Sự thay đổi dẫn đến sự bất định và gây ra những hậu quả khi có sự cố rủi ro.
(Tình huống cụ thể, xây dựng, phòng ngừa…)
-

Hậu quả
Kết quả trực tiếp xuất hiện khi rủi ro xảy ra, có thể có kết quả tích cực hoặc tiêu

cực và kết quả gián tiếp xảy ra ngay sau đó.
Ví dụ: Hư hỏng tài sản, tổn thất thu nhập, trách nhiệm pháp lý...
1.2.

Tổng quan về quản trị rủi ro

1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro
Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, rủi ro và quản trị
rủi ro ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà kinh
tế học. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro. Có
nhiều trường phái nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm về quản trị rủi ro rất khác nhau,
thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau.
Trong quá khứ, nhiều tác giả cho rằng: “Quản trị rủi ro chỉ đơn thuần là mua bảo
hiểm”. Tức là chuyển một phần gánh nặng rủi ro có thể gặp phải sang cho các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Những người theo trường phái này giới hạn, chỉ quản trị
những rủi ro “thuần túy”, “những rủi ro có thể phân tán”, “những rủi ro có thể mua bảo



10

hiểm”. Nhóm người theo trường phái này đã định nghĩa: “Quản trị rủi ro là quá trình xác
định các rủi ro và tìm cách quản lý nhằm hạn chế các thiệt hại đối với tổ chức”. Hoặc khi
vận dụng vào quản trị rủi ro dự án thì “Quản trị rủi ro là việc xác định, phân tích và đề ra
những biện pháp để kiểm sốt, khống chế các tình huống bất ngờ có định hướng xấu đến
dự án”.
Bên cạnh đó, trường phái mới lại cho rằng, cần phải quản trị tất cả mọi loại rủi ro
của tổ chức một cách tồn diện. Theo quan điểm này có thể tiếp cận khái niệm quản trị
rủi ro theo 2 góc độ riêng biệt đó là “quản trị” và “rủi ro”. Trong đó, quản trị là quá trình
hoạch định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch mà đối tượng quản lý cần đạt được trong một
giai đoạn nhất định, tổ chức thực hiện các chiến lược, các mục tiêu đó, quản trị con người
và kiểm tra các hoạt động trong tổ chức một cách có hệ thống nhằm hồn thành các mục
tiêu đề ra. Cịn rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được. Do đó, quản trị rủi ro là tập
hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch quản lý rủi ro, tổ chức thực hiện và
kiểm tra, kiểm sốt tồn bộ hoạt động của tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro sao cho đạt
được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Ủng hộ quan điểm này, T.Merna và F. AlThani (2011) cho rằng, quản trị rủi ro là một quy trình cho phép xác định, đánh giá, hoạch
định và quản lý các loại rủi ro. Do đó, quản trị rủi ro hướng đến 3 mục tiêu chính: phải
xác định được loại rủi ro, thực hiện phân tích một cách khách quan các loại rủi ro đặc thù,
ứng phó với những loại rủi ro đó một cách phù hợp, hiệu quả.
Theo Kloman và Haimes, Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa
học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn
thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ
hội thành công.
Theo Baltzan, Phillips và Haag (2009), Quản trị rủi ro là một q trình xác định
rủi ro, phân tích và phát triển các phản ứng với các yếu tố nguy cơ. Quản trị rủi ro theo
định nghĩa của Kerzner (2001) là nghệ thuật hoặc thực tiễn đối phó với rủi ro. Quản trị
rủi ro bao gồm việc xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề về rủi ro, cũng như lập kế
hoạch cho sự xuất hiện của rủi ro và bao gồm phát triển một hệ thống quản lý để xử lý rủi



11

ro. Hệ thống này nên được thiết kế để cho phép theo dõi các rủi ro để xác định xem
chúng đã thay đổi như thế nào.
Tóm lại, quản trị rủi ro là quá trình ngăn ngừa tiềm năng xuất hiện một kết quả
không mong đợi của các biến cố sẽ xảy ra trong tương lai. Hay nói cách khác, quản trị rủi
ro là sự nhận dạng, đo lường và kiểm sốt các loại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và
thu nhập từ các dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một
ngành kinh doanh hay của một doanh nghiệp sản xuất. Quản trị rủi ro khơng có nghĩa là
né tránh rủi ro mà là đối diện với rủi ro để lựa chọn rủi ro nào sẽ lưu giữ và rủi ro nào cần
phải chuyển giao.
1.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro
Mục tiêu chính của quản trị rủi ro là loại trừ tổn thất từ các rủi ro bất ngờ. Mục
tiêu thứ hai là tối thiểu hóa tổn thất có thể xuất hiện và tối thiểu hóa hậu quả của một tổn
thất.
1.3.

Tổng quan về rủi ro môi trường vi mô

1.3.1. Khái niệm mơi trường vi mơ
Mơi trường vi mơ cịn được gọi là môi trường kinh doanh đặc thù hay môi trường
ngành. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành liên quan trực tiếp đến việc
hoàn thành những mục tiêu của doanh nghiệp.
Môi trường vi mô là một bộ phận của môi trường kinh doanh. Môi trường vi mô là
môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp, nó ảnh hưởng mạnh và trực tiếp, quyết
định tính chất và mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh doanh. Theo Micheal Porter,
có 5 yếu tố cơ bản tạo thành mơi trường vi mơ đó là: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà
cung cấp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế.

1.3.2. Rủi ro trong môi trường vi mô


12

Rủi ro môi trường vi mô là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại
cho doanh nghiệp, bị gây nên bởi yếu tố chủ quan cho doanh nghiệp và yếu tố khách
quan từ bên ngoài xảy ra trong quá trình hoạt động.
Rủi ro từ bên trong tổ chức có thể kể đến gồm: Đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp,
khách hàng, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế. Mỗi loại rủi ro xảy ra từ
các yếu tố tác động đặc thù, với những cơ chế riêng. Sau đây có thể liệt liệt kê các rủi ro
từ bên trong với các nguyên nhân của nó.
1.3.2.1.

Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, kinh doanh lữ hành nội địa
không thể tránh được rủi ro từ năng lực cạnh tranh, bắt nguồn từ: Phạm vi sản phẩm
thuộc đối thủ cạnh tranh; Khoảng cách đối với đối thủ cạnh tranh; Giá cả của đối thủ
cạnh tranh; Chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; Giá cả của sản phẩm du lịch rất
đắt đỏ; Vị trí – địa bàn kinh doanh; Cạnh tranh không lành mạnh của các công ty du lịch;
Sự gia tăng cạnh tranh quốc tế; Sự gia tăng cạnh tranh quốc nội; Thị trường du lịch bị lão
hóa.
1.3.2.2.

Rủi ro từ nhà cung cấp (đối tác cung ứng dịch vụ)

Kinh doanh lữ hành, trong đó có kinh doanh lữ hành nội địa, thực chất là việc tổ
chức kết nối các dịch vụ đơn lẻ của nhiều đối tác cung ứng dịch vụ thành chuỗi cung ứng
để bán cho khách du lịch. Các nguyên nhân của rủi ro từ đối tác cung ứng có thể do: Sức

chứa của điểm đến du lịch bị hạn chế; không thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; Sự
rập khuôn trong kinh doanh; Rủi ro của đối tác.
1.3.2.3.

Rủi ro từ khách hàng

Rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa do nguyên nhân từ khách hàng chủ yếu
xuất phát từ: Thay đổi nhu cầu du lịch; Khiếu nại của khách hàng; Rủi ro của khách hàng.
1.3.2.4.

Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn


13

Sự cạnh tranh thể hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có khi xuất
hiện các rào cản xâm nhập ngành kinh doanh lữ hành nội địa. Mức độ cạnh tranh trong
tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Nguy cơ
này phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập ngành thể hiện qua phản ứng của các đối thủ
cạnh tranh hiện có.
1.3.2.5.

Rủi ro sản phẩm thay thế

Một sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế thực hiện chức năng tương tự như sản phẩm
hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp nhưng bằng một phương tiện khác. Đôi khi, các
sản phẩm thay thế có thể cực kỳ khác biệt so với sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có. Nguy cơ
của các sản phẩm thay thế là rất cao nếu họ có thể cung cấp cho khách hàng một mức giá
hấp dẫn hoặc có ưu thế cạnh tranh vượt trội đối với sản phẩm hoặc dịch vụ công nghiệp
hiện tại.

1.3.3. Rủi ro trong ngành du lịch
Trong hướng dẫn chính thức để quản lý khủng hoảng trong ngành Du lịch của
trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững thì một trong các thuật ngữ được sử dụng là
“Rủi ro là cơ hội mà một điều gì đó xảy ra có tác động lên các đối tượng.” Cịn theo ông
David Apgar - Giám đốc quản lý tại Corporate Executive Board: “Rủi ro là bất cứ điều gì
khơng chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta
mong đợi”.
Du lịch Queensland (2009) mô tả: Rủi ro là cơ hội của một điều gì đó khơng mong
muốn xảy ra, khơng chắc chắn gây nguy cơ. Nó được đo bằng xác suất của nó xảy ra và
của chi phí của các kết quả nếu nguy cơ dự kiến xảy ra.
Kuratko và Welsch (2001) thì xác định rủi ro là "Mức độ khơng chắc chắn và khả
năng mất mát tiềm ẩn có thể liên quan đến các kết quả từ một hành vi nhất định hoặc tập
hợp đó".


14

G. K. Shaw (2010), “Mơ hình quản lý rủi ro cho ngành du lịch ở Nam Phi” cho
rằng rủi ro trong ngành du lịch có thể được định nghĩa là sự kiện có thể xảy ra của một sự
kiện đã biết hoặc chưa biết có thể có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đối với doanh
nghiệp, điểm đến hoặc quốc gia. Tuy nhiên, không phải tất cả các rủi ro đều xử lý, tùy
thuộc vào tần suất xuất hiện và tác động của nó, người điều hành một doanh nghiệp cụ
thể phải quyết định có nên thực hiện hành động giảm nhẹ hoặc khơng có hành động và có
chấp nhận rủi ro hay không. Rủi ro từ mức trung bình đến cao sẽ địi hỏi phải có hành
động để giảm thiểu tác động bất lợi đối với doanh nghiệp hoặc ngành. Mặt khác, nếu hiệu
quả là không đáng kể, rủi ro có thể được chấp nhận. Cần phải nhận ra rằng không phải
mọi rủi ro của cường độ cao đều có tác động tiêu cực, tùy thuộc vào nguy cơ xảy ra ở
trong nước hay quốc tế.
Theo ông Trương Quốc Dũng, qua các khái niệm trên, có thể đưa khái niệm về
rủi ro trong kinh doanh du lịch như sau: “Rủi ro trong kinh doanh du lịch là những bất

trắc có thể đo lường được, có thể gây ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất
đi các cơ hội trong kinh doanh, nhưng cũng có thể đem lại những cơ hội mới trong kinh
doanh du lịch”.
1.4.

Tổng quan về quản trị rủi ro môi trường vi mô

1.4.1. Khái niệm quản trị rủi ro môi trường vi mô
Quản trị rủi ro mơi trường vi mơ là q trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và
có hệ thống nhằm xác định mức rủi ro của công ty. Sau đó, nhận diện mức độ rủi ro hiện
tại phải gánh chịu, sử dụng các công cụ để điều chỉnh đến mức thích hợp để phù hợp với
hoạt động của cơng ty, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội để thành công.
1.4.2. Nội dung quản trị rủi ro môi trường vi mô
 Nhận dạng rủi ro
Là q trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của tổ chức bao gồm các hoạt động tìm kiếm thơng tin như nguồn gốc, mối nguy hiểm,


15

hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất có thể; thống kê các rủi ro đang xảy ra và
dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện.


Phân tích rủi ro
Là xác định những nguyên nhân, những mối nguy hiểm nào gây ra rủi ro để từ đó

tìm ra biện pháp phịng ngừa. Đây là một cơng việc phức tạp, vì mỗi rủi ro khơng chỉ có
một nguyên nhân duy nhất mà có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên. Vì vậy, chúng ta
cần phải phân tích kỹ lưỡng trên tất cả các phương diện, từ đó đưa ra được các biện pháp

phịng ngừa thích hợp.
 Đo lường rủi ro
Là thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo 2 khía cạnh: tần suất (tần số) xuất
hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng (tác động) rủi ro. Từ các số liệu trên, nhà quản trị có
thể lập được các ma trận rủi ro để phân loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
 Kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro
Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình
hoạt động… để né tránh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tổn thất, ảnh hưởng không
mong đợi đến tổ chức, doanh nghiệp.
 Tài trợ rủi ro
Là lượng tiền dùng để ngăn ngừa, kiểm soát các rủi ro hoặc bù đắp, khắc phục, tái
đầu tư một phần hoặc tất cả các tổn thất (nếu có) khi rủi ro xảy ra. Có 2 hướng tài trợ rủi
ro: Lưu giữ rủi ro (tự khắc phục rủi ro) hoặc chuyển giao rủi ro (bên thứ 3).
1.4.3. Các công cụ quản trị rủi ro môi trường vi mơ
Các nhà quản lí thường áp dụng 2 hệ thống song song. Thứ nhất là hệ thống quy
tắc, quy chế, quy trình nhằm thực hiện các mục tiêu sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Thứ hai là hệ thống kiểm soát nội bộ, với mục tiêu kiểm soát rủi ro và giám sát
việc thực hiện ở hệ thống thứ nhất.


16

1.4.4. Vai trị của quản trị rủi ro mơi trường vi mơ đối với doanh nghiệp
 Giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn: Nhờ vào việc quản
trị mà ta có thể dự báo được rủi ro, nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định
đúng đắn và hiệu quả hơn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
 Giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó đối với những rủi ro chắc chắn sẽ đến: Việc
đánh giá và quản lý rủi ro là cách tốt nhất để chuẩn bị cho các tình huống có thể
hoặc chắc chắn sẽ xảy ra trong quá trình phát triển và tăng trưởng. Khi rủi ro xảy
đến, doanh nghiệp thực hiện quản trị rủi ro tốt sẽ hạn chế rơi vào tình thế bị động.

 Hạn chế sử dụng lãng phí ngân sách trong q trình đầu tư: Quản trị rủi ro sẽ chỉ
ra chính xác những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và vận hành doanh
nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư,
kinh doanh và loại bỏ chi phí khơng cần thiết.
 Là một cơng cụ hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh: Triển khai thành công hệ
thống quản trị rủi ro, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sở hữu một cơng cụ
hữu ích, có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh và mang về các nguồn doanh thu
mới. Ngoài ra, hoạt động quản trị rủi ro cũng giúp tăng tỷ lệ thành công của các dự
án mà doanh nghiệp đang đầu tư.


17

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO
2.1.

Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu tổng quan
Du lịch Việt Nam được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì có tiềm năng du
lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên
đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019,
lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những
quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt
Nam nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới do World Travel Awards trao
tặng. Cùng với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là Điểm đến hàng đầu
châu Á 2 năm liên tiếp 2018-2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến
ẩm thực hàng đầu châu Á 2019.


Hình 2.1: Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam
Thời gian gần đây, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
đại dịch COVID-19. Nhìn lại năm 2020, tác động của đại dịch COVID-19 tới ngành du
lịch Việt Nam vô cùng nặng nề. Kể từ tháng 3/2020, Việt Nam ngừng hoạt động đón
khách quốc tế, chỉ còn hoạt động du lịch trong nước. Nhưng thị trường du lịch trong nước


18

cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. Nhiều kế hoạch hầu
như không thực hiện được, chỉ tiêu đặt ra đều giảm mạnh: Lượng khách quốc tế cả năm
2020 giảm gần 80% so với năm 2019; khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50%;
tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD).
Khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Khoảng 95% doanh
nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, cơng suất sử
dụng phịng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%.
Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, cũng là đợt bùng
phát nghiêm trọng nhất nên mọi dự báo về ngành du lịch trong năm 2021 vẫn còn phải bỏ
ngỏ khi các biện pháp hạn chế đi lại ngày càng bị thắt chặt. Tuy nhiên, trong trung và dài
hạn, việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã được Việt Nam, cũng như
các nước trên thế giới xác định là chiến lược chính yếu để kiểm sốt đại dịch và là chìa
khóa mở cửa biên giới tồn cầu.
2.1.2. Một số cơng ty du lịch Việt Nam
2.1.2.1.

Cơng ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam
(Vietravel)

Ngày 20/12/1995 công ty Vietravel được thành lập với tên Công ty Du lịch & Tiếp
thị Giao thông vận tải trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Trải qua 26 năm phát triển bền

vững, Vietravel đã ghi dấu ấn của mình với thơng điệp “Nâng tầm giá trị cuộc sống”.
Trong định hướng phát triển kinh doanh đến năm 2030, Vietravel tập trung xây
dựng hệ sinh thái đa dạng với 3 lĩnh vực lớn: lữ hành; vận tải - hàng không; thương mại dịch vụ.
Vietravel là công ty du lịch 4 năm liên tiếp giữ dẫn đầu TOP 10 Cơng ty Du lịch Lữ hành uy tín (2017-2020). Đồng thời, cũng đứng đầu ở cả ba bảng xếp hạng Top 10
cơng ty du lịch - lữ hành đón khách du lịch vào Việt Nam (inbound) uy tín năm 2019 và
Top 10 công ty du lịch - lữ hành đưa khách du lịch ra nước ngồi (outbound) uy tín năm
2019.


19

Địa chỉ trụ sở: 190 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
2.1.2.2.

Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn (Saigontourist)

Thành lập ngày 1/8/1975, Saigontourist là công ty du lịch lớn nhất và lâu đời nhất.
Hiện là tập đoàn du lịch hàng đầu Việt Nam, có chuỗi dịch vụ du lịch tương đối
hoàn chỉnh, quản lý hơn 100 đơn vị khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, công ty lữ
hành, khu vui chơi giải trí, trường đào tạo du lịch, khu triển lãm hội nghị, hội thao, sân
golf và truyền hình cáp,… Saigontourist là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch
thế giới như PATA, USTOA, JATA và có mối quan hệ hợp tác với 200 cơng ty dịch vụ lữ
hành quốc tế.
Tôn chỉ hoạt động của công ty là luôn cam kết nỗ lực mang lại những giá trị dịch
vụ tốt nhất cho khách hàng, đối tác, bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa lợi ích
doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.
Địa chỉ trụ sở: 45 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
2.1.2.3.

Một số cơng ty nhỏ lẻ khác


- Cơng ty Cổ phần Winway Việt Nam
Thành lập ngày 24/10/2012
Địa chỉ trụ sở: 228 Nguyễn Cơng Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí
Minh.
- Cơng ty TNHH Du lịch Thế Hệ Trẻ
Thành lập ngày 9/10/2000
Địa chỉ trụ sở: 105 Lê Lợi, Phường 4, Quận Gị Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
- Công ty Cổ phần Dịch vụ và Du lịch Việt Á Victory
Thành lập ngày 10/1/2017


20

Địa chỉ trụ sở: Lô LK7, Khu TĐC và KTX Hùng Thắng, Tổ 11, Khu 4, Phường Hùng
Thắng, Tp. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
2.2.

Phân tích và đánh giá các loại rủi ro của ngành du lịch Việt Nam

2.2.1. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh
2.2.1.1.

Thực trạng

Ngày nay, Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đất nước này đang là
điểm đến nổi tiếng của thế giới. Với trên 1.383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng
nghìn doanh nghiệp du lịch nội địa, hàng năm lại tăng thêm khoảng 100 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực du lịch… tất cả những thống kê ấy đã cho thấy sự cạnh tranh

gay gắt của thị trường du lịch. Du lịch ngày càng phát triển kéo theo đó là sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa các công ty du lịch với nhau và đây có thể coi là yếu tố mơi
trường cạnh tranh tác động lớn đến các công ty. Thị trường du lịch có rất nhiều cơng ty
lớn và uy tín, tuy nhiên vẫn có sự phân ngơi khá rõ ràng trong ưu thế dẫn đầu của các nhà
cung cấp dịch vụ du lịch, lữ hành, và một trong số những đối thủ chính của cơng ty du
lịch lớn nhất và lâu đời nhất - Saigontourist là công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận
tải Việt Nam - Vietravel.
Trong giai đoạn “nhà nhà, người người làm du lịch”, môi trường kinh doanh lĩnh
vực dịch vụ du lịch luôn tăng tốc, thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt theo sự “bùng nổ” của
lượng khách du lịch toàn cầu. “Thời ăn nên làm ra” của các công ty du lịch đã khơng cịn
dễ dàng như xưa nữa bởi tính cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực tổ chức tour du lịch (lữ
hành). Sự phát triển của một công ty trên thị trường là mối đe dọa cho những công ty còn
lại về thị phần, doanh thu… Để thấy rõ được các rủi ro về đối thủ cạnh tranh trong ngành
du lịch, Saigontourist sẽ được lấy làm ví dụ để ta thấy rõ được sự đe dọa đến từ các đối
thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất và cũng là mối đe dọa hàng đầu của
Saigontourist về mảng du lịch lữ hành trong và ngồi nước tính đến thời điểm hiện tại là
công ty du lịch Vietravel.


×