Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NGUYÊN tắc PHÁT TRIỂN tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.86 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Tâm lý con người có sự nảy sinh, vận động và phát triển. Sự phát triển
tâm lý là quá trình liên tục tạo ra những nét tâm lý mới đặc trưng cho các giai
đoạn phát triển tâm lý nhất định cho nên khi nghiên cứu tâm lý phải thấy được
sự biến đổi của tâm lý chứ không cố định, bất biến và chỉ ra những nét tâm lý
mới đặc trưng cho mỗi một giai đoạn phát triển tâm lý. Đây cũng chính là luận
điểm quan trọng của nguyên tắc phát triển tâm lý trong Tâm lý học, một trong
bốn nguyên tắc phương pháp luận quan trọng khi nghiên cứu Tâm lý học.

1


NỘI DUNG
I. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG TÂM LÝ HỌC
1.1. Vị trí, vai trị của ngun tắc
Đối với tâm lý học, nguyên tắc phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Bởi vì các hiện tượng tâm lý mà nó nghiên cứu có sự biến động vơ cùng lớn.
Tâm lý xuất hiện, tồn tại và thay đổi trong quá trình phát triển thực tế của hệ
thống bao hàm nó. Nguyên tắc này từ lâu đã được khẳng định trong tâm lý học
Xô – viết như một nguyên tắc quan trọng bậc nhất. Nguyên tắc này chỉ rõ sự vận
động biến đổi của các hiện tượng tâm lý.
1.2. Cơ sở xác định nguyên tắc
Trên cơ sở quan điểm của Triết học Mác Lênin về sự vận động biến đổi
không ngừng của thế giới vật chất.
Vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới
tự nhiên và đời sống xã hội.
Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và
mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư
duy – Ph. Ănghen.
Vật chất chỉ tồn tại thông qua các cách vận động và thông qua sự vận
động mà sự vật hiện tượng thể hiện sự tồn tại và đặc tính của mình.


Vận động là thuộc tính vốn có của vật chất, là phương thức tồn tại của các
sự vật hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều
hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc
hậu, đó cũng là khuynh hướng tất yếu khách quan.
1.3. Nội dung nguyên tắc
2


Nội dung của nguyên tắc này chỉ rõ, mọi hiện tượng tâm lý đều là những
hoạt động, đồng thời cũng là những q trình ln ln vận động, phát triển và
biến đổi chứ khơng phải là những cái gì cố định, bất biến. Bởi thế, nghiên cứu,
đánh giá, luận giải, dự đoán tâm lý con người và tập thể người phải trong sự vận
động, phát triển biến đổi, trong sự tác động qua lại của các hiện tượng cũng như
các thành phần tạo thành chúng.
Con người được sinh ra chưa phải đã là một nhân cách, chưa có sẵn ngay
các phẩm chất tâm lý cần thiết mà mới chỉ có những nhu cầu bản năng của cơ
thể được quy định bởi di truyền với những tiền đề sinh vật tạo khả năng để phát
triển tâm lý - ý thức người. Dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội - lịch sử
cụ thể, tâm lý con người dần dần được hình thành, được định vị một cách vững
chắc. Các nét phẩm chất, thuộc tâm lý của con người dần dần được hình thành
chính trong q trình sống và hoạt động của mỗi con người. Đó là kết quả của
một quá trình phát triển, chứ khơng phải là một cái gì đó có sẵn. Chẳng hạn tính
kỷ luật của con người khơng phải là cái gì đó có sẵn từ khi con người được sinh
ra, mà nó dần dần được hình thành, phát triển dần từng bước, theo các mức độ
khác nhau từ trong cuộc sống gia đình, trong việc thực hiện các trách nhiệm gia
đình từ thấp đến cao và sau này là thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ đối với
xã hội. Hay long dũng cảm của người chiến sĩ khơng phải là cái có sẵn ngay từ
khi người thanh niên mới nhập ngũ vào môi trường quân đội, mà phải được rèn

luyện dần dần từ thấp đến cao chính trong luyện tập gian khổ vất vả và từ thực
tiễn hoạt động quân sự mới hình thành nên phẩm chất này, từ đó quân nhân sẵn
sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thậm chí sẵn sàng chấp nhận hy sinh tính
mạng bản thân cho thắng lợi trận đánh, thắng lợi của chiến dịch.
II. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG
GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG
QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
2.1. Vận dụng nguyên tắc phát triển tâm lý trong giảng dạy tâm lý
học
3


Trong cuộc sống xã hội loài người mọi cá nhân lớn lên về mặt tâm lý trí
tuệ hay cảm xúc là nhờ quá trình thẩm thấu những kinh nghiệm của xã hội lồi
người. Như vậy q trình trưởng thành về mặt xã hội của con người là nhờ cơ
chế di truyền xã hội, tức là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, cơ chế này
được thực hiện có hiệu quả nhất thông qua con đường dạy học. Dạy học là q
trình biến năng lực của lồi người thành năng lực cá thể. Trong đó hai nhân tố
quan trọng nhất là người dạy và người học, gắn với họ là hai hoạt động cơ bản
trong quá trình giáo dục là hoạt động dạy và hoạt động học. Nếu chỉ có người
học nỗ lực thơi chưa đủ mà cịn phải có cả vai trị quan trọng của người thầy.
Trong xã hội hiện đại tri thức lồi người khơng ngừng được mở rộng đặt ra vai
trò càng cao của người thầy và người học để đáp ứng yêu cầu phát triển đó thì
người dạy và người học cũng phải có sự vận động phát triển theo. Người dạy
muốn vận động phát triển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục đào tạo thì phải
ln vận động phát triển bản thân, tức là không ngừng trau dồi kiến thức chuyên
ngành, bổ sung phát triển tri thức lý luận mới, đổi mới phương pháp giảng dạy
để kích thích người học, phát huy được tính tích cực, khơng chỉ dạy cái mà cịn
phải dạy cách học…, kèm theo đó là việc đánh giá đúng năng lực và trí tuệ của
người học theo quan điểm phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, người

thầy và các cơ sở đào tạo nên đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của
học viên theo hướng tiếp cận năng lực, tiếp cận đầu ra của người học như vậy sẽ
đánh giá đúng sự phát triển của người học cả quá trình và từng nấc thang phát
triển tâm lý của người học.
Đối với người học để phát triển được trí tuệ và năng lực cũng như nhân
cách đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo thì trước hết phải tự ý thức cao, có động
cơ quyết tâm đúng đắn, có ý chí vươn lên trong học tập, tự đổi mới phương pháp
học tập, vật lộn với tri thức, không người rèn luyện bản thân, vận dụng tri thức
sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.
Nhìn chung, dạy học bằng cách này hay cách khác đều có thể góp phần
phát triển người học, nhưng dạy học được coi là đúng đắn nhất nếu nó đem lại
4


sự phát triển tốt nhất cho người học. Theo Vưgốtxky thì: “Dạy học được coi là
tốt nhất nếu nó đi trước sự phát triển và kéo theo sự phát triển”. Cơ sở của quan
điểm này là lý thuyết “vùng phát triển gần nhất” do ông đề xướng. Lý luận dạy
học đã chỉ ra rằng: “Dạy học phải có tác dụng thức đẩy sự phát triển trí tuệ của
người học”. Một mặt, trí tuệ của người học chỉ có thể phát triển tốt trong quá
trình dạy học khi thầy giáo phát huy tốt vai trò của người tổ chức, điều khiển
làm giảm nhẹ khó khăn cho người học trong q trình nhận thức, biết cách
khuyến khích người học tham gia vào hoạt động nhận thức tích cực trong dạy
học. Mặt khác, đối với người học, để phát triển trí tuệ của mình khơng có cách
nào khác là phải tự mình hành động, hành động một cách tích cực và tự giác. Đó
chính là bản chất của của mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học, giữa hoạt
động



phát


triển.

Thông qua hoạt động trí tuệ, người học phát triển dần từng bước từ thấp đến cao.
Bởi vậy, các biện pháp giáo dục của thầy cũng phải thay đổi cho phù hợp với
từng bậc thang của sự phát triển. Theo lý thuyết của Vưgốtxky thì trình độ ban
đầu của người học tương ứng với “vùng phát triển hiện tại”. Trình độ này cho
phép người học có thể thu được những kiến thức gần gũi nhất với kiến thức cũ
để đạt được trình độ mới cao hơn. Vưgơtxky gọi đó là “vùng phát triển gần
nhất”. Khi người học đạt tới vùng phát triển gần nhất nghĩa là các em đang ở
“vùng phát triển hiện tại” nhưng ở trình độ mới cao hơn. Sau đó thầy giáo lại
tiếp tục tổ chức và giúp đỡ người học đưa người học tới “vùng phát triển gần
nhất” mới để sau đó nó lại trở về “vùng phát triển hiện tại”. Cứ tiếp tục như vậy
sự phát triển của người học đi từ nấc thang này đến nấc thang khác cao hơn. Để
kích thích tính tích cực, chủ động trong học tập, đồng thời quán triệt quan điểm
dạy học đi đơi với phát triển kỹ năng và trí tuệ cho người học, người thầy giáo
phải không ngừng đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho người học. Yêu cầu cao
trong dạy học một phần đảm bảo nguyên tắc phát triển, mặt khác thể hiện sự tôn
trong người học, tin tưởng và giao phó nhiệm vụ cho người học giải quyết một
cách liên tục và sáng tạo. Từ đó, từng bước dẫn dắt người học bước ra “vùng
phát triển hiện tại” và hướng đến “vùng phát triển gần nhất” với sự giúp đỡ đắc
5


lực của thầy, sự hỗ trợ tối đa của điều kiện, phương tiện dạy học. Đặt ra yêu cầu
cao đối với người học đó chính là tn theo ngun tắc phát triển tâm lý, tuy
nhiên không phải là yêu cầu quá cao, quá chênh lệch với trình độ, nhận thức của
người học mà phải lựa chọn những yêu cầu cao nhưng phù hợp với sự phát triển
của người học.
Để tạo điều kiện phát triển trí tuệ cho người học thì người dạy phải phát

huy đúng vai trò của người dẫn dắt, người tổ chức, điều khiển hoạt động dạy và
học. Trong q trình đó người dạy ln kích thích người học tìm ra mâu thuẫn
học tập, hướng dẫn người học giải quyết mẫu thuẫn để từ đó người học phát
triển nhận thức của bản thân mình. Các mẫu thuẫn đó sẽ được xác định khi
người học tham gia giải quyết các tình huống nêu vấn đề của giáo viên, những
bài tập thực hành, thực nghiệm.
Thực tiễn trong giảng dạy tại các nhà trường hiện nay có nơi có thời điểm
quân triệt, vận dụng nguyên tắc phát triển tâm lý chưa triệt để dẫn đến tình trạng
giảng dạy nhưng khơng quan tâm đến đối tượng, sự vận động phát triển của từng
đối tượng giảng dạy, nội dung có sự lặp lại ở bậc học trước, dung bài giảng của
đối tượng này đem y nguyên giảng cho đối tượng khác, gây sự bất hợp lý và
kém hiệu quả trong giảng dạy. Trong đánh giá kết quả học tập chưa khách quan
công tâm, còn tư tưởng bảo thủ, định kiến, chưa xác định đúng sự phát triển của
người học. Một số bài giảng tính khoa học và tính thực tiễn cịn chưa cao, chưa
sát với yêu cầu chức trách nhiệm vụ của người học.
Trong quá trình dạy học, một trong những yếu tố ảnh hưởng và chi phối
mạnh mẽ đến kết quả dạy học là việc xây dựng mối quan hệ tương tác giữa thầy
và trò. Các yếu tố “đồng cảm”, “thân thiện”, “cởi mở” và “biết tôn trọng lẫn
nhau” cũng là những tiêu chí tạo nên một khơng khí học tập tích cực. Sự tương
tác tích cực bên cạnh góp phần rèn luyện cho người học những phẩm chất của
người lao động mới: tự chủ, năng động, độc lập, sáng tạo…còn là biện pháp
phát hiện những quan niệm sai lệch của người học, qua đó giáo viên có những
tác động kịp thời để uốn nắn, khắc phục. Và, điều đặc biệt quan trọng là người
6


dạy phải xác định đúng vai trò, chức năng của mình là định hướng, tổ chức, điều
khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức, kích thích tư duy, tiếp nhận phản hồi, tổng
kết, nhận xét, đánh giá hoạt động của người học.
2.2. Vận dụng nguyên tắc phát triển tâm lý trong nghiên cứu tâm lý học

Nguyên tắc phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi các hiện tượng
tâm lý mà ta nghiên cứu xem xét không đứng riêng lẻ, mà tồn tại trong cả hệ
thống, mà hệ thống này lại luôn chứa đựng sự biến động vô cùng lớn. Hiện
tượng tâm lý người là hiện tượng đa sắc thái và vì thế cần nhìn nhận các hiện
tượng tâm lý xem xét theo nhiều chiều với nhiều lát cắt khác nhau.
Bởi thế, tất yếu khi xem xét các hiện tượng tâm lý trong sự phát triển của
nó, cần phải biết nhìn nhận phân tích, tiếp cận các hiện tượng và mối tương quan
của các hiện tượng tâm lý diễn ra một cách hệ thống.
Với mỗi một người, ở mỗi thời điểm hoàn cảnh khác nhau, sự biểu hiện
và phát triển của các phẩm chất tâm lý nào đó cũng khác nhau. Cần phải có một
thái độ tác phong xem xét tỉ mỉ, cụ thể, nhìn nhận đánh giá các phẩm chất nhân
cách của con người theo quan điểm phát triển. Không định kiến với những
khuyết điểm mà họ đã mắc phải trước đó.
Nguyên tắc phát triển của tâm lý cũng địi hỏi các nhà giáo dục nhìn nhận
các phẩm chất tâm lý của con người, các trạng thái tâm lý của cá nhân và các
nhóm, tập thể người cũng như các hiện tượng tâm lý đa dạng của cuộc sống đời
thường khơng phải là cái gì đó bất biến mà phải nhìn chúng một cách hệ thống,
là những cái đương vận động, biến đổi và phát triển để có các dự báo chuẩn xác
cho các tình huống được phát triển theo đòi hỏi của cuộc sống đa dạng, phong
phú, đặc biệt là trong điều kiện mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc này đối với hoạt động quản lý lãnh đạo
giáo dục ở chỗ, khi xem xét đánh giá một nhân cách cụ thể, một nhóm, tập thể
người cụ thể nào đó, cần phải nhìn nhận đối tượng nghiên cứu một cách hệ
thống, đa chiều với nhiều sắc thái khác nhau trong sự vận động phát triển của
7


nó, khơng được áp đặt thái độ chủ quan, định kiến của nhà lãnh đạo. Chẳng hạn
chúng ta không thể nghiên cứu yếu tố tâm lý động cơ động cơ học tập độc lập
với các yếu tố khác mà phải xét nó trong mối tương quan với rất nhiếu yếu tố

khác, như nhận thức, nhu cầu, mục đích, tình cảm, ý chí…, phải tính đến các
yếu tố, nhân tố quy định sự hình thành phát triển và cả những yếu tố ảnh hưởng
cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan tác động,…
Nguyên tắc này, bằng cách này hay cách khác liên hệ với tất cả các
nguyên tắc kể trên. Chỉ khi chúng ta xem xét hệ thống trong sự phát triển, chúng
ta mới thấy được tính đa phương diện của những nghiên cứu về các hiện tượng
tâm lý, tính chất đo lường từ nhiều mặt, đặc điểm đa cấp độ của chúng, sự kết
hợp của các thuộc tính ở các cấp bậc khác nhau và cấu trúc phức tạp của các yếu
tố mang tính quy định. Hệ thống chỉ tồn tại trong chính sự phát triển của nó.
Khơng phân tích sự phát triển của hệ thống, chúng ta khơng thể nào hiểu được
tính trọn vẹn cũng như tính chất phân hóa của nó. Tính trọn vẹn (và các đặc
điểm của tính chất phân hóa) vừa được hình thành, vừa bị tiêu vong trong quá
trình phát triển.
Trong nghiên cứu tâm lý học, vận dụng quan điểm phát triển trong xem
xét đánh giá các hiện tượng tâm lý nảy sinh, không dừng lại mà phát triển tri
thức tâm lý học đáp ứng sự phát triển của giai đoạn hiện nay. Tìm ra xu hướng
phát triển mới của tri thức tâm lý để có những nghiên cứu mới.
Nhìn chung, có thể nói rằng hệ thống đó là con người (nếu nói về tâm lý
con người). Điều đó có nghĩa là chỉ có thể hiểu được sự phát triển tâm lý trong
bối cảnh nghiên cứu sự phát triển của con người, hay nói cách khác, lý thuyết
phát triển tâm lý cần phải dựa trên lý thuyết phát triển con người nói chung,
trong tất cả các mối quan hệ và biểu hiện của nó.
Trong q trình phát triển thực tế, tính kế thừa và sự xuất hiện cái mới, sự
đồng nhất và sự khác biệt, sự ổn định và sự biến đổi gắn bó với nhau một cách
biện chứng. Nhưng chính tính chất kế thừa trong phát triển tâm lý như thế nào
8


và tại sao lại xuất hiện cái mới? Cái gì đảm bảo cho tính đồng nhất và ổn định
của những thuộc tính tâm lý của người, cái gì tạo rạ sự khác biệt và biến đổi? Để

trả lời cho các câu hỏi này càn phải xem xét sự phát triển tâm lý con người trong
mối liên hệ với sự phát triển của hệ thống (tất cả các hệ thống) có con người.
Quá trình phát triển của con người và cái tâm lý của họ được quy định bởi
nhiều nguyên nhân, yếu tố và điều kiện khác nhau. Sự kết hợp của chúng tạo
thành một hệ thống rất phức tạp. Người ta phát hiện thấy rằng, một số nguyên
nhân (yếu tố và điều kiện) cùng đi theo một hướng, một số khác theo hướng
khác, đôi khi đối lập trực tiếp với hướng thứ nhất. Trong những hồn cảnh nhất
định, điều đó có thể làm cho hệ thống bị “suy sụp”, quá trình phát triển của nó
“kéo dài ra”. Liên quan đến điều đó, xuất hiện vấn đề làm sáng tỏ về mức độ
trong mối tương quan của các nguyên nhân, yếu tố và điều kiện khác nhau, cũng
như trên cơ sở đó phải làm rõ tính quyết định có tính chất ổn định, tức là chỉ ra
sự kết hợp như thế nào đó của các yếu tố quyết định bên trong và bên ngồi để
bảo đảm tính bền vững và tính chất tự trị tương đối của hệ thống đang phát triển.
Tâm lý học Xô – viết khẳng định một cách chắc chắn quan điểm phương
pháp luận, cho rằng, sự phát triển tâm lý không chỉ dẫn đến sự thay đổi về mặt
số lượng, mà còn bao gồm những thay đổi về chất. Ở đó sự gián đoạn và sự liên
tục kết hợp biện chứng với nhau.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu cụ thể, cơ sở của những biến đổi về chất
hồn tồn chưa được làm rõ. Đơi khi q trình phát triển tâm lý được giải thích
theo một chiều: nó được tưởng tượng theo kiểu như trong toàn bộ tiến trình sự
phát triển được xác lập bởi một yếu tố duy nhất, sự đa dạng của các thuộc tính
tâm lý người được xuất phát từ một cơ sở duy nhất. Thông thường sự phát triển
tâm lý được xem xét theo phương diện xã hội. Tất nhiên, phương diện đó cực kỳ
quan trọng. Những sự phát triển của con người là một quá trình nhiều phương
diện. Trong diễn biến của quá trình phát triển có sự thay đổi yếu tố quyết định
của nó, đồng thời có cả sự thay đổi cơ sở hệ thống của các phẩm chất tâm lý.
9


Điều đó được thể hiện ở chỗ trong các giai đoạn phát triển khác nhau, các thuộc

tính khác nhau được hình thành.
Chẳng hạn trong những giai đoạn đầu tiên của đời sống cá thể, sự phát
triển tuân theo các quy luật sinh học, và chính chúng quy định sự hình thành một
hệ thống các phẩm chất nhất định. Ở đây nếu cơ sở xã hội có biểu hiện một chút
nào đó, thì chỉ là gián tiếp, như yếu tố “bên ngồi” đối với chính q trình phát
triển, sau đó có ý nghĩa lớn hơn và cuối cùng nó trở thành yếu tố quyết định của
sự phát triển. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là các quy luật sinh học khơng
cịn vai trị gì nữa trong phát triển tâm lý. Con đường phát triển của sinh học tiếp
tục diễn ra suốt cả đời người, nhưng vai trị và vị trí của nó thì được thay đổi. Có
lẽ, tương quan giữa cơ sở sinh học và xã hội trong sự phát triển tâm lý được
phân bổ khác nhau ở các giai đoạn khác nhau và ở các cấp độ khác nhau. Tiền
đề cho sự xuất hiện những phẩm chất mới là sự thay đôi cấu trúc và chức năng
của hệ thống đang phát triển. Ở đây có thể có những phương thức khác nhau.
Một trong số đó là hai (hoặc nhiều) hệ thống xuất hiện tương đối độc lập với
nhau để thực hiện những chức năng khác nhau, chúng có tác động qua lại với
nhau, chúng tạo nên sự thống nhất chức năng mới khi chúng trở thành một tiểu
hệ thống. Chính sự liên kết đó sinh ra phẩm chất mới. Luận điểm chung đó được
Klic đưa vào phân tích cơ chế “dấu vết” của trí nhớ trong cấu trúc sinh hóa bên
trong sự hình thành hoạt động có đối tượng ở người, mối liên hệ chặt chẽ giữa
động cơ và nhận thức, giải quyết nhiệm vụ và sự sáng tạo. Phẩm chất mới cũng
xuất hiện khi có sự tham gia của một hệ thống nhánh nào đó vào một hệ thống
chung lớn hơn. Thí dụ về tham gia được A.A. Krưlov đưa ra trên cơ sở nghiên
cứu hành động phối hợp.
Một phương thức khác đó là sự phân hóa hệ thống, thì dụ, phân chia một
thành tố nào đó của nó và biến nó thành một hệ thống độc lập tương đối. Ở đây
cũng xuất hiện phẩm chất mới. Sự tạo thành hệ thống trên cơ sở bù đắp cơ học
là phương thức đặc trưng của sự thực hiện phương án này.
10



Nói cách khác, phẩm chất mới khơng những chỉ xuất hiện trong khi liên
kết các hệ thống thành sự thống nhất chức năng mới mà cả khi phân chia nó. Sự
phân chia cũng dẫn đến sự hình thành cấu trúc chức năng mới. Trong quá trình
phát triển tâm lý, trong thực tế cả hai – sự liên kết và phân hóa – đều nằm trong
mối liên hệ qua lại một cách biện chứng. Nhìn chung, trong tiến trình phát triển
diễn ra sự mở rộng có tính quy luật của các cơ sở chung của nó, cũng như sự
tăng trưởng tính đa dạng của các phẩm chất.
Khi nói về sự phát triển tâm lý người thường xem xét nó theo phương
diện phát triển vĩ mơ (theo phương diện phân tích hệ thống vĩ mô), khi làm rõ
các giai đoạn, cấp độ về chất (xét trong sự so sánh suốt cả cuộc đời người). Hơn
nữa, bên trong các cấp độ đó cũng diễn ra sự trao đổi, tạo ra sự tích luỹ các
phẩm chất mới. Thậm chí từng biểu hiện tâm lý riêng cũng khơng tự bản thân
thực hiện, nó được nhập vào q trình phát triển nói chung. Do đó, phương diện
phát triển vĩ mô cần được bổ sung bằng phát triển vi mơ vì nó đã tạo ra q trình
hình thành hình ảnh, tiếp thu hành vi và khái niệm riêng v.v… Sự kết hợp giữa
hai phương diện đó cho phép khám phá ra hình thức diễn ra tích luỹ sự thay đổi
và tạo ra khả năng chuyển sang cấp độ phát triển mới về chất. Hai phương diện
đó được nghiên cứu ở cơng trình của Đ.N Zavalisina trong thí dụ phát triển trí
tuệ.
Như vậy, sự phát triển tâm lý người thể hiện như một quá trình nhiều
phương diện diễn ra ở các cấp độ khác nhau, bao gồm sự biến đổi vi mô cũng
như vĩ mô, sự liên kết, phân hóa hệ thống và chức năng của nó. Trong tiến trình
đó diễn ra sự thay đổi yếu tố quyết định và cơ sở các phẩm chất tâm lý người.
Điểm cuối cùng trong nguyên tắc phát triển là vấn đề mâu thuẫn. Trong
tâm lý học Xô – viết, quan điểm duy vật biện chứng cho rằng động lực phát triển
là đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập đã được khẳng định từ lâu. Thật
vậy, những nghiên cứu cụ thể thường có xu hướng tìm kiếm mặt đối lập duy
nhất nào đó có thể đưa ra cách giải thích tổng hợp cho tất cả những gì diễn ra
trong q trình phát triển tâm lý người. Đơi khi có sự khái quát hóa rất giản đơn
11



rằng động lực phát triển tâm lý là mâu thuẫn giữa cái mà người ta đạt được và
cái họ cần. Tất nhiên, điều khẳng định đó là có lý. Mâu thuẫn giữa cái đạt được
và nhu cầu chính là một động lực của phát triển. Nhưng điều khẳng định đó
khơng làm rõ tính chất phức tạp, đa phương diện của sự phát triển và tính đa
dạng của các phương thức phát triển mà chúng ta gặp trong cuộc sống thực tế.
Nó khơng cung cấp một cách tiếp cận hợp lý để giải quyết nhiệm vụ thực tế.
Từ tất cả những điều trên đây nói về tính đa chiều của các hiện tượng tâm lý
và các cấp độ của nó, cho thấy rằng trong quá trình phát triển tâm lý, rất nhiều mâu
thuẫn khác nhau xuất hiện, phát triển và được giải quyết. Đó có thể là mâu thuẫn
giữa các thơng số (đặc điểm) của các hiện tượng tâm lý, giữa các cấp độ khác nhau
của nó, giữa các thứ bậc khác nhau của các thuộc tính. Đó cũng có thể là mâu thuẫn
giữa các nguyên nhân và điều kiện, giữa yếu tố bên ngoài và bên trong, giữa hệ
thống và các tiểu hệ thống tâm lý. Mâu thuẫn giữa các cộng đồng mà con người
tham gia, giữa cơ sở xã hội và sinh học của các phẩm chất của con người.
Giải quyết mâu thuẫn có lẽ cũng được tiến hành bằng nhiều cách khác
nhau. Trong một số trường hợp, nó diễn ra bằng cách thay đổi cấu trúc của toàn
bộ hệ thống tâm lý nói chung, trong những trường hợp khác – “theo từng phần”
một cách tuần tự. Ở đây, sự phát triển không chỉ bao gồm chiều hướng tiên bộ
(phát triển đi lên từ thấp đến cao và sự thối hóa (từ cao xuống thấp) mà cả theo
chiều hướng luẩn quẩn. Nó khơng chỉ dẫn đến chỗ thành lập các cấu trúc mới
mà cịn phá huỷ những gì đã được tạo ra trước đây, nhưng ở một giai đoạn nhất
định nó biến thành “cái phanh”.
Trong bức tranh đa sắc màu phức tạp của những mâu thuẫn của phát triển
tâm lý thường khó chỉ ra mâu thuẫn chủ đạo. Nhưng chính việc làm thế nào để
chỉ ra mâu thuẫn chủ đạo quy định bức tranh chung của sự phát triển tâm lý ở
một cấp độ nhất định trong một điều kiện cụ thể nào đó, là nhiệm vụ cơ bản của
nghiên cứu tâm lý.


12


Thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học ở một số nhà trường quân đội
hiện nay có những hạn chế nhất định trong vận dụng nguyên tắc phát triển, đó là
chưa kịp thời phát hiện những cái mới, những cái mới trong xu hướng phát triển
của các hiện tượng tâm lý, đặc biệt trong hoạt động quân sự hiện nay, những tri
thức mới, lý luận mới của khoa học tâm lý học quân sự cần được bổ sung còn
hạn chế, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thiếu sự vận dụng trong thực tiễn hoạt
động quân sự đáp ứng yêu cầu mới, nhiều sản phẩm có sự trùng lặp về cả kết
cấu và nội dung, khách thể nghiên cứu chưa rõ ràng,…

13


KẾT LUẬN
Bất kỳ khoa học nào cũng dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận
nhất định. Đối với khoa học tâm lý cũng vậy, phương pháp luận có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tâm lý học
Mác xít đã định ra bốn nguyên tắc phương pháp luận riêng của mình, đó là cơ sở
có tính ngun tắc trong xem xét đánh giá, nghiên cứu, lý giải các hiện tượng
tâm lý người theo lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác. Trong đó ngun
tắc phát triển tâm lý khơng những là một nguyên tắc quan trọng đặc biệt đối với
sự hình thành và phát triển ngành tâm lý học, mà cịn có ý nghĩa to lớn trong q
trình vận dụng vào giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học ở các nhà trường quân
đội hiện nay.

14




×