Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN NÔNG NGHIỆP PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2001-2010 THEO CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.06 KB, 44 trang )




Luận văn
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
TRIỂN NÔNG NGHIỆP
PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN
2001-2010 THEO CÁC
NGUYÊN TẮC PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG




Chương1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO ĐỀ TÀI

1. Phát triển bền vững
1.1 Khái niệm
Khái niệm phát triển bền vững chính thức xuất hiện năm 1987 trong
Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi
trường. Và phát triển(WCED) như là “sự phát triển đáp ứng được những yêu
cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ mai sau".Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy
đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công
dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên;phát
triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh
tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.Phát triển bền vững là nhu cầu cấp
bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Điều
đó đã được khẳng định qua Tuyên bố Rio de Janeiro (1992) về môi trường và
phát triển, bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21. Tại
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (2002) ởJohannesburg-


Nam Phi, các nguyên tắc trên và Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền
vững đã được khẳng định lại và cam kết thực hiện đầy đủ.
Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của
Đảng và Nhà nước ta. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ
Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH
đất nước nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể
tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của
tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đả phát triển bền vững, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Quan điểm
phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội IX
của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
2001-2010 là: “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững , tăng trưởng kinh tế
đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và “ Phát
triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài
hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh
học".Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết quốc tế.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) theo Quyết định
153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, quy
hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như
của các ngành và địa phương, trong đó có ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn.

1.2 Nội dung phát triển bền vứng
1.3 Các nguyên tắc chung để phát triển bền vững
2. Phát triển nông nghiệp bền vững
2.1 Các quan điểm về phát triển nông nghiệp bền vững:

Phát triển nông nghiệp bền vững là gia tăng sản xuất nhằm đáp ứng nhu
cầu lương thực, thực phẩm càng cao và đảm bảo cho giá giảm dần.

Phát triển nông nghiệp bền vững là nên duy trì trình độ sản xuất cần
thiết đáp ứng nhu cầu tăng dân số mà không làm suy thoái môi trường.
Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì sự cân bằng giữa sự tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp và cân bằng sinh thái.
Phát triển nông nghiệp bền vững được hiểu là tối đa hoá lợi ích kinh tế
trên cơ sở ràng buộc bởi duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo
thời gian và tuân thủ các quy luật sau:
- Đối với tài nguyên tái sinh thì sử dụng ở mức thấp hơn hoặc bằng
- Đối với tài nguyên không tái sinh thì tối ưu hoá hiệu quả sử dụng
chúng bằng giải pháp hợp lý từ các yếu tố đầu vào ( phân bón, kỹ thật
canh tác…)
Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự
nhiên – con người và đảm bảo trên mức nghèo đói của người dân nông
thôn.
Phát triển nông nghiệp bền vững là đảm bảo an ninh lương thực, tăng
cải tổ kinh tế khắc phục nghèo đói và tạo điều kiện tăng tốc công nghiệp
hoá.
Phát triển nông nghiệp bền vững là cực đại hoá phúc lợi hiện tại không
làm giảm thiểu các phúc lợi ấy trong tương lai.
Phát triển nông nghiệp bền vững là hướng phát triển mà trong đó giá trị
của vốn thiên nhiên không bị suy giảm qua thời gian.

2.2 Mục đích, ý nghĩa
2.3 Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững
hiện nay
2.4 Nguyên tắc phát triển nông nghiệp bền vững
2.4.1. Bền vững về kinh tế
2.4.2. Bền vững về xã hội
2.4.3. Bền vững về môi trường

3. Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vũng
3.1 Vai trò của chiến lược
3.2 Nội dung cơ bản của chiến lược
4. Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt nam đã xác định rõ mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) của nước ta là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Trong thập niên tới, ngành Nông
nghiệp và PTNT thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong môi trường hội
nhập kinh tế và thương mại thế giới. Chiến lược sẽ tập trung vào tăng năng lực
cạnh tranh nông sản Việt Nam, lấy khoa học và công nghệ làm động lực chính trên
cơ sở khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên, phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn
và tăng cường hạ tầng cơ sở.
Mục tiêu phát triển trong thời gian tới là tiếp tục giữ vững an ninh lương thực
quốc gia trên cơ sở duy trì quy mô sản xuất lương thực ổn định; chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng nông sản để
tăng khả năng cạnh tranh. Gắn sản xuất nguyên liệu với mở rộng chế biến bằng
công nghệ thích hợp, tăng cường xúc tiến thương mại, thông tin thị trường nông
sản để tăng khả năng tiêu thụ. Tạo nhiều việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn để
thu hút lao động mới chưa có việc làm, lao động nhàn rỗi thời vụ có thêm nguồn
thu nhập góp phần giảm nhanh nghèo đói. Tăng cường phúc lợi cho người dân
nông thôn trên cơ sở mở rộng hệ thống dịch vụ xã hội để người dân tiếp cận với
các dịch vụ, đồng thời nâng cao dân trí cho dân cư đặc biệt ở các vùng sâu, vùng
xa. Nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, trong thời gian tới
ngành Nông nghiệp và PTNT sẽ tập trung vào các lĩnh vực then chốt sau đây:

Về kinh tế
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún,
phân tán bằng biện pháp dồn điền đổi thửa; tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất
có quy mô lớn hơn phù hợp với yêu câu sản xuất hàng hoá, phù hợp cho chuyển

giao kỹ thuật công nghệ. Phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến
và mở rộng thị trường tiêu thụ nông -lâm-thuỷ sản; đẩy mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá,hiện đại hoá. Chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Giải quyết tốt quy hoạch sản xuất nông
nghiệp, quy hoạch bố trí khu công nghiệp và phát triển ngành nghề, bố trí cấp
nước và xử lý chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt ở nông thôn để ngăn chặn ô
nhiểm.

Về xã hội
Tiếp tục tăng cường hệ thống hạ tầng nông thôn, tập trung củng cố hệ thống tưới
tiêu, tăng cường hệ thống đê sông, đê biển và các công trình phòng chống thiên
tai. Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thông tin và các
dịch vụ xã hội khác đáp ứng nhu cầu tiếp cận đến các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã
hôi của người dân nông thôn. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn,
trước hết tăng cường đào tạo cán bộ quản lí và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, kinh
tế cho vùng nông thôn có đủ năng lực đáp ứng cho tiến trình đổi mới và hội nhập
kinh tế.

Về môi trường
Tăng cường biện pháp chống suy thoái đất; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền
vững tài nguyên đất trên cơ sở áp dụng các mô hình canh tác hợp lý trên từng loại
địa hình, loại đất và từng vùng sinh thái. Rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng: phòng
hộ, đặc dụng và sản xuất cho từng địa phương và cho cả nước theo hướng phát
triển bền vững. Tăng cường biện pháp bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo tăng
độ che phủ lên 43% vào năm 2010. Nâng cao nhận thức về giá trị đầy đủ của rừng
bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và các giá trị phi sử dụng khác. Bảo vệ và
sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, có biên pháp khai thác và quản lý các
nguồn nước hợp lý để hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí cũng như nguy cơ ô
nhiểm và cạn kiệt nguồn nước. Tăng cường công tác nghiên cứu thu thập và bảo

tồn nguồn gen giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các vật nuôi ở các địa
phương nhằm tăng tính đa dạng sinh học. Tập trung thay đổi chất lượng giống cây
trồng, vật nuôi, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hạn chế dư lượng các hoá
chất nông nghiệp, thuốc phòng trừ sâu bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong
môi trường đất, nước.



Chương2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2001-2010 THEO CÁC
NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


1. Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng phát triển nông nghiệp của
tỉnh
1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí

Phú Yên là tỉnh nằm ở duyên h
ải Nam Trung bộ Việt
Nam, phần đất liền, điểm cực Nam và cực Bắc có vĩ độ l
à
12
0
42' 36
''
và 13
0
41' 28'' độ vĩ Bắc, điểm cực Tây và c
ực

Đông có kinh độ là 108
0
40' 40'' và 109
0
27' 47'' đ
ộ kinh
Đông. Theo Ngh
ị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá IX
thông qua ngày 30/12/1993 đi
ều chỉnh địa giới giữa tỉnh
Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa tại khu vực đèo Cả - V
ũng Rô
thì ranh giới Phú Yên và Khánh Hòa đư
ợc xác định từ đỉnh
cao nhất 580 - 600m xu
ống mỏm phía Nam núi Đá Đen
theo kinh độ 109
0
23' 24'' Đông, vĩ độ 12
0
50' 28'' B
ắc tới
chân mép nước cực phía Nam đảo Hòn Nưa tính lúc thu

triều thấp nhất. Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đ
ắc
Lắc, Đông giáp biển Đông với mũi Điện là cực Đông của Tổ quốc. Cách Thủ đô Hà N
ội
1.156Km và Thành phố Hồ Chí Minh 554Km.
Phú Yên có thành phố Tuy Hòa và các huyện Phú Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, Đông H

òa, Tây
Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh và Thị xã Sông Cầu
Phú Yên nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đư
ờng bộ. Có quốc lộ 25 nối với
Gia Lai, có tỉnh lộ 645 nối với Đắc Lắc. Phú Yên nằm trong địa bàn kinh t
ế trọng điểm miền
Trung (Huế - Đà Nẵng - Qui Nhơn - Nha Trang) sẽ được xây dựng. Cảng Vũng Rô v
à sân bay
Tuy Hòa đã có và đang khai thác sẽ tạo nhiều lợi thế cho Phú Yên có điều kiện hòa nhập v
ào
kinh tế vùng và phát triển nhanh kinh tế Tỉnh.



1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Phú Yên là t
ỉnh ven biển
Nam Trung b
ộ, nằm ở phía
Đông dãy Trường Sơn. Đ
ồi núi
chiếm 70% diện tích, địa h
ình
dốc từ Tây sang Đông và b
ị chia
cắt mạnh. Bờ biển dài g
ần
200km, có nhiều d
ãy núi nhô ra
biển hình thành các v

ịnh, đầm,
vũng, là đi
ều kiện thuận lợi cho
phát tri
ển du lịch, nuôi trồng,
đánh bắt hải sản và v
ận tải biển.
- Phú Yên có diện tích tự nhiên 5.045km
2
. Khí h
ậu nóng ẩm,
nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại d
ương và chia
làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8.
+ Tổng số giờ nắng trung bình từ 2.300 - 2.500 giờ/năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 24,1
0
C - 26,6
0
C.
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 80 - 82%.
+ Lượng mưa trung bình năm 1930mm. (thời đoạn 1977 - 2002)
Phú Yên có Sông Ba (Đà Rằng) bắt nguồn từ núi Ngọc Rô cao trên 1.500m thuộc đ
ịa phận
tỉnh Kon Tum, dài trên 360km là con sông dài nhất miền Trung phần trong tỉnh Phú Y
ên dài
90km, diện tích lưu vực nằm ở Phú Yên là 2.420 km
2
, chạy qua các huyện Sơn H
òa, Sông

Hinh, Phú Hòa, Đông Hòa,Tây Hòa và Thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển. Nơi đây có cầu Đ
à
Rằng (cầu mới) dài 1512m và cũng là cây cầu dài nhất miền Trung. Ngo
ài ra còn có các sông:
Kỳ Lộ, Trà Bương, sông Cô, sông Cầu (sông Cả), sông Con (Sơn H
òa), sông Bà Lá, sông Cà
Lúi, sông Hinh, sông Krông Năng, sông Đồng Bò, sông Bàn Thạch, cung cấp nguồn nư
ớc tới
cho nông nghiệp và sử dụng làm thủy điện.
Đặc điểm đất đai và khí hậu Phú Yên thích hợp nhiều loại cây lương thực v
à hoa màu như:
lúa, bắp, đậu, rau, dưa, bầu, bí, khoai, sắn, mía, ; phát triển tốt ở Tây Hòa, Tuy An, Phú Hòa
.
Cây mía trồng nhiều ở Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An, và Tây Hòa. Dừa là lo
ại cây
công nghiệp trồng nhiều ở Sông Cầu.
Huyện Sơn Hòa có hàng vạn hecta rừng với nhiều gỗ quí như: Bằng Lăng, Chang g
à, Côn,
Ba thưa, Chò, Gõ, Sơn, Kiền kiền, Lim, Trắc, cùng nhiều loại thú như: gấu, nai, mang, h
ươu,
cheo, chồn, thỏ, nhím, ; đang là nơi phát triển các giống cây công nghiệp như: cà phê, đi
ều,
thuốc lá cùng nhiều loại cây ăn trái (thơm, mít, chuối, cam, bưởi, ).
Vùng ven biển Sông Cầu, Tuy An, Đông Hòa có nhi
ều tôm, cá, cua, mực, Đầm Ô Loan
có nhiều sò huyết, hàu
Phú Yên có nguồn khoáng sản dồi dào, trữ lượng lớn nh
ư đá Granite màu, Diatomite,
Bauxit, Fluorit, nước khoáng, than bùn và vàng sa khoáng.




1.2 Các tiềm năng phát triển nông nghiệp
1.2.1 Tài nguyên khí hậu
1.2.2 Tài nguyên đất
1.2.3 Tài nguyên nước
1.2.4 Tiềm năng nguồn nhân lực
2. Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh, với
nông nghiệp của vùng duyên hải miền trung và cả nước
2.1 Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của
tỉnh
2.2 Vị trí của ngành nông nghiệp Phú Yên trong vùng nông
nghiệp duyên hải miền trung và cả nước
3. Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2001-2010
3.1 Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020
3.1.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng
3.1.2 Phát triển các ngành kinh tế
3.1.2.1 Phát triển công nghiệp
3.1.2.2 Phát triển thương mại ,dịch vụ
3.1.2.3 Phát triển nông nghiệp nông thôn
3.1.2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng
3.1.3 Phát triển nguồn nhân lực
3.1.4 Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
3.1.5 Các vấn đề xã hội và an ninh quốc phòng
3.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn
3.2.1 Quan điểm phát triển
3.2.2 Mục tiêu phát triển
3.3. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp
3.3.1. Tăng trưởng trong nông nghiệp
3.3.2 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp

3.3.3 Quy hoạch sử dụng đất
3.4 Định hướng phát triển một số cây trồng chính
3.4.1 Cây lúa
3.4.2 Cây ngô (bắp)
3.4.3 Cây mì (sắn)
3.4.4 Khoai lang
3.4.5 Thực phẩm
3.4.6 Cây công nghiệp và cây ăn quả
3.5 Chăn nuôi
3.5.1 Chăn nuôi gia súc, gia cầm
3.5.2 Nuôi trồng thuỷ sản
3.6 Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn
3.6.1 Chính sách đâù tư
3.6.2 Nhu cầu vốn
3.6.3 Nguồn vốn đầu tư
3.7 Các cân đối lớn trong nông nghiệp
3.7.1 Sản xuất lương thực
3.7.2 Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu
3.7.3 Lao động trong nông nghiệp
3.8 Các chương trình phát triển và dự án ưu tiên
3.8.1 Chương trình cải tạo đàn bò
3.8.2 Chương trình áp dụng các biện pháp thâm canh tổng
hợp
3.8.3 Chương trình cải tạo đàn lợn hướng nạc
3.8.4 Chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm cao sản
3.8.5 Chương trình phát triển chăn nuôi gia súc lấy sữa
3.8.6 Chương trình phát triển công nghiệp trong khu vực
nông thôn
3.8.7 Chương trình phát triển thú y
3.8.8 Chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thong

nông thôn
3.9 Các dự án ưu tiên
3.10 Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh
4. Tình hình phát triển nông nghiệp của tỉnh đến cuối năm 2009
4.1 Sản lượng lưong thực
4.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất
4.3 Hiệu quả các chương trình ,dự án trọng điểm
4.4 Bảo vệ môi trưòng trong sản xuất nông nghiệp
5 . Đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp của tỉnh giai
đoạn 2001-2010 theo các nguyên tắc phát triển nông nghiệp bền
vững
5.1 Đánh giá chung về chiến lược, định hướng phát triển
5.2 Đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng dinh
dưỡng trong bưã ăn của người dân
5.3 Tăng trưởng nông nghiệp ổn định
5.4 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
hiện đại
5.5 Tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế của nền nông
nghiệp
5.6 Tiềm năng phát triển, phát huy lợi thế của ngành
5.7 Bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái trong nông
nghiệp
5.8 Nhận định chung

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO

1. Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển
1.1 Quy hoach sử dụng đất

1.2 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
nông nghiệp
2. Nhóm giải pháp về đầu tư
2.1 Ưu đãi đầu tư trong nông nghiêp
2.2 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả
3. Thóm giải pháp về cơ chế quản lý
3.1 Tổ chức bộ máy quản lý
3.2 Phân cấp, phối hợp trong quản lý phát triển nông nghiệp
4. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ
4.1 Chuyển giao khoa học công nghệ
4.2 Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất
chế biến nông sản
4.3 Phát triển công nghệ xanh thân thiện với môi trường
5. Nhóm giải pháp truyền thông xã hội
5.1 Phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển nông
nghiệp nông thôn
5.2 Chính sách dân số
6. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
6.1 Phát triển giáo dục - văn hoá - y tế cho vùng nông thôn
6.2 Phát triển các cơ sở giáo dục ,dạy nghề nông thôn
7. Các giải pháp khác
8. Những kiến nghị




KẾT LUẬN
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt Nam đến năm 2020
TT


Ch
ỉ ti
êu

2010

2015

2020

1

Dân s
ố (triệu ng
ư
ời)

88,5

93,5

100

2

Đ
ất lúa (triệu ha)

4,0


3,8

3,6

3

Di
ện tích gieo trồng

7,1

6,9

6,8

4

S

n lư
ợng (triệu tấn)

36,5

37,2

38,5

5


Nhu c
ầu (triệu tấn)

31,1

32,1

35,2

6

Cân đ
ối

5,4

5,1

3,3

7

Xu
ất khẩu (dự kiến)

3,5

3,3

3,1


Bảng 1. Các chỉ số thể hiện kết quả thực hiện các nhiệm vụ của
chiến lược trên địa bàn tỉnh Phú Yên


Chỉ tiêu đánh giá
Kết quả thực hiện qua
các năm 2004-2009
hoặc đến năm 2009
1. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm

Kiếm soát ô nhiễm
- Số lượng, tỷ lệ kho thuốc BVTV cũ, gây ô nhiễm môi
trường chưa được khoanh định, xử lí

- Số lượng, tỷ lệ kho thuốc BVTV cũ, gây ô nhiễm môi
trường đã được xử lí

- Tổng lượng thuốc BVTV đã sử dụng qua các năm 2004-
2009

- Tổng lượng phân bón đã sử dụng qua các năm 2004-2009
+ Năm 2004
+ Năm 2005
+ Năm 2006
+ Năm 2007
+ Năm 2008
+ Năm 2009

(đơn vị: tấn)

48.845
47.969
49.286
48.417
47.486
47.943
- Khối lượng, tỷ lệ phân bón đã sử dụng trên một ha canh tác
qua các năm 2004-2009 (ước khoảng)
560 Kg/ha

- Khối lượng, tỷ lệ thuốc BVTV đã sử dụng trên một ha canh
tác qua các năm 2004-2009

- Số lượng, tỷ lệ số xã áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại
tổng hợp (IPM)

2. Khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường

Khắc phục môi trường trong khai thác khoáng sản , vùng
ven biển, vùng nông thôn

-Diện tích, tỷ lệ % diện tích rừng ngập mặn ven biển đã
được khoanh định ,bảo vệ

-Tỷ lệ % ngư dân áp dụng các phuơng thức khai thác thuỷ
hải sản bền vững
30%
-Tỷ lệ % cơ sở nuôi trồng thuỷ sản (tôm,cá) đã áp dụng các
biện pháp xử lí nước thải ,tránh gây ô nhiễm môi trường,
bảo vệ sinh thái

Chưa điều tra
-Tỷ lệ % số xã được tập huấn, phổ biến các quy định về sử
dụng phân bón và thuốc BVTV

-Số lớp tập huấn , đào tạo về các quy định sử dụng phân bón
và thuốc BVTV cho nông dân trên địa bàn tỉnh, qua các năm
2004-2009

- Tỷ lệ % nông dân tuân thủ các quy định về sử dụng phân
bón và thuốc BVTV trong nông nghiệp

- Tỷ lệ % đường nông thôn được bê tông hoá, trải nhựa
- Tỷ lệ% kênh mương nội đồng, tưới tiêu thuỷ lợi được bê
tông hóa, kiên cố hoá
23
- Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn dùng khí sinh học
- Số lượng hầm bioga sinh học ở các vùng nông thôn 609
- Tổng khối luợng/ thể tích khí bioga khai thác, sử dụng
được hiện nay

- Tỷ lệ % hộ gia đình vùng nông thôn có công trình vệ sinh 55,49
- Tỷ lệ % dân số nông thôn được cấp nước sạch 65,02
3. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất, khoáng sản
- Đã có các biện pháp canh tác để chống rửa trôi, xói mòn
đất được áp dụng chưa?
- Tỷ lệ % địa phương đã áp dụng

- Số lượng các dự án làng kinh tế sinh thái, mô hình kinh tế

sinh thái đã được thực hiện

4. Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm

a) Biển, ven biển và hải đảo
- Số lưọng các khu bảo tồn biển và ven biển đã được thành
lập

- Đã áp dụng các biện pháp, các mô hình bảo vệ môi trường
biển, đồng thời cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư
duyên hải chưa?

- Việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản có còn tiếp
diễn?

- Diện tích rừng ngập mặn , rừng chắn sóng được trồng qua
các năm 2004-2009
b) Nông thôn , miền núi
- Số lượng, tỷ lệ % số thôn, làng, xã có các hương ước, qui
định về BVMT:
+ Số xã
4,46%

5/
112

- Tỷ lệ % dân số nông thôn được cấp nước sạch 65,02
- Tổng số làng nghề 18
- Số lượng khu, cụm công nghiệp làng nghề đã được xây
dựng và đi vào hoạt động?

8
- Số lượng khu, cụm công nghiệp làng nghề được lập quy
hoạch, phê duyệt và sẽ được xây dựng trong thời gian tới?
0
5. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

a) Bảo vệ, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên , các vườn
quốc gia

- Số lượng các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có trên toàn tỉnh
Phú Yên, cụ thể như sau:
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai
+ Khu văn hoá lịch sử Đèo Cả
02 khu

01 khu
01 khu
- Diện tích của từng loại khu bảo tồn của tổng số khu bảo
tồn qua các năm 2004-2009:
+ Năm 2004: Tổng diện tích của 02 khu bảo tồn. Trong đó:
i) Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai
ii) Khu văn hoá lịch sử Đèo Cả
+ Năm 2005 đến năm 2006: Tổng diện tích của 02 khu bảo
tồn. Trong đó:
i) Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai
ii) Khu văn hoá lịch sử Đèo Cả
+ Năm 2007 đến năm 2009: Tổng diện tích của 02 khu bảo
tồn. Trong đó:
i) Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai
ii) Khu văn hoá lịch sử Đèo Cả




30.643,0 ha
21.536,0 ha
9.107,0 ha
28.949,0 ha

19.842,0 ha
9.107,0 ha
20.773,2 ha

13,807,9 ha
6.965,3 ha
-Số lượng, diện tích các khu rừng ngập mặn ven biển được
khoanh định, bảo vệ qua các năm 2004-2009

b) Bảo vệ và phát triển rừng
- Diện tích đất có rừng che phủ qua các năm như sau:
+ Năm 2004
+ Năm 2005
+ Năm 2006
+ Năm 2007
+ Năm 2008
+ Năm 2009


156.075,1 ha
158.578,3 ha
160.994,7 ha

161.365,0 ha
163.968,6 ha
163.954,4 ha
- Tỷ lệ % diện tích đất có rừng che phủ trên tổng diện tích
qua các năm:
+ Năm 2004




30,6 %
+ Năm 2005
+ Năm 2006
+ Năm 2007
+ Năm 2008
+ Năm 2009

29,9 %
30,0 %
30,3 %
31,8 %
33,8 %

- Diện tích từng loại rừng qua các năm:
+ Năm 2004 : Tổng diện tích đất có rừng. Trong đó:
i) Diện tích rừng đặc dụng
ii) Diện tích rừng phòng hộ
iii) Diện tích rừng sản xuất
+ Năm 2005. Tổng diện tích đất có rừng. Trong đó:
i) Diện tích rừng đặc dụng

ii) Diện tích rừng phòng hộ
iii) Diện tích rừng sản xuất
+ Năm 2006. Tổng diện tích đất có rừng. Trong đó:
i) Diện tích rừng đặc dụng
ii) Diện tích rừng phòng hộ
iii) Diện tích rừng sản xuất
+ Năm 2007. Tổng diện tích đất có rừng. Trong đó:
i) Diện tích rừng đặc dụng
ii) Diện tích rừng phòng hộ
iii) Diện tích rừng sản xuất
+ Năm 2008. Tổng diện tích đất có rừng. Trong đó:
i) Diện tích rừng đặc dụng
ii) Diện tích rừng phòng hộ
iii) Diện tích rừng sản xuất
+ Năm 2009. Tổng diện tích đất có rừng. Trong đó:
i) Diện tích rừng đặc dụng
ii) Diện tích rừng phòng hộ
iii) Diện tích rừng sản xuất


156.075,1 ha
15.629,0 ha
72.308,7 ha
68.074,4 ha
158.578,3 ha
15.692,0 ha
76.676,2 ha
66.386,6 ha
160.994,7 ha
15.595,4 ha

75.296,1 ha
70.103,2 ha
161.365,0 ha
16.072,0 ha
71.974,0 ha
73.319,0 ha
163.968,6 ha
15.889,3 ha
67.029,8 ha
81.049,5 ha
163.954,4 ha
15.943.3 ha
66.790,2 ha
81.220,9 ha

- Diện tích rừng ngập mặn năm 1990, qua các năm 2004-
2009

- Diện tích rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn , rừng
chắn sóng được trồng, phát triển qua các năm 2004-2009 (dự
án PACSA+DA661)
3657,57 ha
- Diện tích rừng ngập mặn, diện tích vùng nuôi trồng thuỷ
sản qua các năm 2004-2009

c) Bảo vệ đa dạng sinh học
- Số vụ cháy rừng qua các năm 2004-2009 36 vụ
- Số vụ khai thác gỗ trái phép bị bắt giữ qua các năm 2004-
2009
900 vụ

- Diện tích rừng bị tàn phá
- Bị chuyển đổi sử dụng sang mục đích khác qua các năm
2004-2009
183,733 ha
799,2 ha


2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.1. Các vấn đề tồn tại
- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra.
- Chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung.
2.2. Nguyên nhân
- Ý thức người dân về bảo vệ môi trường chưa được nâng cao.
- Tình trạng đói nghèo ở người dân cũng gây rất nhiều khó khăn trong
công tác tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng chung tay
góp sức xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường vẫn còn thiếu
và yếu.
- Nguồn vốn dành cho xử lý môi trường còn thiếu.

II. TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC
MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC
Đề nghị điền số liệu vào Bảng 2
Bảng 2. Báo cáo thực hiện các mục tiêu đến 2010 của Chiến lược
trên địa bàn tỉnh Phú Yên

STT

Các mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đề

ra đến 2010
( của cả
nước)
Kết quả đạt
được đến
năm 2009
của tỉnh
A Cải thiện một bước chất lượng môi trường:

1 Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nứơc
sinh hoạt hợp vệ sinh
85% 65,02
B Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao:

2 Tỷ lệ đất có rừng che phủ trên tổng diện tích
đất tự nhiên
43% 33,8%
Tỷ lệ rừng đầu nguồn suy thoái được khôi
phục
50%
Nâng cao chất lượng rừng; đẩy mạnh trồng
cây phân tán trong nhân dân.
4 triệu cây 24 triệu cây
3 Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên
lên gấp 1,5 lần hiện nay, đặc biệt là các khu
bảo tồn biển và vùng đất ngập nước :
- Tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên
năm 2003
- Tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên
năm 2009




ha

4 Phục hồi diện tích rừng ngập mặn lên bằng
80% năm 1990:
- Diện tích rừng ngập mặn năm 1990


ha

- Diện tích rừng ngập mặn năm 2009

III. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BVMT 2011-2020
1. Đề xuất những vấn đề mới cần đưa vào chiến lược
2. Đề xuất những mục tiêu đến 2020 của chiến lược
Mục tiêu 1: Đảm bảo nhu cầu nước cho dân sinh và các ngành kinh tế:
i) Cấp nước sinh hoạt: Nông thôn có 100% người dân có nguồn nước sinh
hoạt hợp vệ sinh với mức ít nhất là 60 lít/người/ngày, đô thị có 100% người
dân được cấp (ứng với 180 lít/người/ngày đối với đô thị loại I, 165
lít/người/ngày đối với đô thị loại II và 150 lít/người/ngày đối với đô thị loại
III, IV, V).
Mục tiêu 2: Nâng cao mức an toàn phòng chống và thích nghi để giảm
thiểu tổn thất do thiên tai bão lũ gây ra: i) Đảm bảo an toàn công trình: hồ
chứa, kè cống,…ổn định bờ sông, bờ biển. ii) Cải tạo các kênh mương, ao
hồ, đoạn sông chảy qua các đô thị đã bị suy thoái, cải tạo và xử lý ô nhiễm
môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương. Nâng cao khả năng
phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, sự biến động khí hậu bất
lợi đối với mổi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi

trường do thiên tai gây ra.
Mục tiêu 3: Quản lý tốt các lưu vực sông, khai thác và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên nước, phát triển bền vững, chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn
nước các lưu vực sông. Nâng cao được năng lực quản lý nguồn nước từ Tỉnh
đến địa phương.
3. Đề xuất những giải pháp đột phá của chiến lược
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường.
- Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi
trường.
4. Đề xuất những vấn đề cụ thể của Sở.
- Từng bước xây dựng các vùng sản xuất, vùng chuyên canh cây trồng
vật nuôi xanh, sạch, an toàn và bền vững theo hướng tập trung và hình thành
các vùng sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap,…
- Tăng cường tập huấn, hội thảo, … về tuyên truyền các biện pháp sản
xuất sạch, nhằm bảo vệ môi trường.
CHUYÊN ĐỀ
ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGÀNH NÔNG
NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH PHÚ YÊN
Phú Yên là một tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là
5.060 km
2
. Gồm có 9 đơn vị hành chính (7 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố). Dân số Phú
Yên tính đến ngày 1/4/2009 là 861.993 người (nữ 430.370); trong đó, ở thành thị 188.549
người (chiếm 21,88%), nông thôn 673.444 người (chiếm 78,12%), lực lượng lao động
chiếm 71,5% dân số.
Là một tỉnh thuần nông, với các lợi thế về sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp như

sản xuất lương thực, thuỷ sản,…đạt giá trị cao. Theo thống kê năm 2009, giá trị sản xuất
Nông - lâm - thuỷ sản (giá cố định 1994) khoảng 2.282 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm
2008. Theo giá thực tế ước đạt 5.935 tỷ đồng; trong đó: ngành Nông nghiệp đạt giá trị
3.613 tỷ đồng (chiếm 60,9%), Thuỷ sản đạt 2.183 tỷ đồng (chiếm 36,8%) và Lâm nghiệp
đạt 139 tỷ đồng (chiếm 2,3%).
Cơ cấu chuyển dịch nội bộ ngành Nông nghiệp thời gian qua có những bước
chuyển tích cực, cụ thể như sau: Về Nông nghiệp: tỷ trọng giá trị trồng trọt giảm từ
74,91% (năm 2008) xuống còn 73,19% (năm 2009), tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 21,62%
(năm 2008) lên 23,13% (năm 2009) và dịch vụ nông nghiệp tăng từ 3,47% lên 3,68%; Về
Lâm nghiệp: có sự chuyển hướng tích cực từ khai thác sang trồng và nuôi rừng, giá trị
trồng và nuôi rừng chiếm 45,37%, khai thác gỗ và lâm sản chiếm 39,68% (chủ yếu là sản
phẩm rừng trồng) và dịch vụ lâm nghiệp chiếm 14,96%; Về Thuỷ sản: có sự chuyển
hướng từ khai thác sang nuôi trồng. Tỷ trọng giá trị nuôi trồng tăng từ 47,77% (năm
2006) lên 53,39% (năm 2009) và giá trị khai thác từ 52,23% (năm 2006) xuống còn
46,61% (năm 2009).
Tình hình sản xuất Nông nghiệp trong năm 2009 trên địa bàn tỉnh Phú Yên như
sau:
(1)

- Về Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng khoảng 134.000ha, trong đó:
+ Cây lúa: diện tích gieo trồng cả năm đạt 56.927ha (trong đó: vụ Đông Xuân
25.743ha, vụ Hè Thu 23.962ha, vụ Mùa 7.222ha), năng suất đạt 56,8tạ/ha, sản lượng
323.500 tấn.
+ Cây bắp: diện tích 6.603ha, năng suất 21tạ/ha, sản lượng 13.875 tấn.
+ Cây sắn: diện tích 14.112ha, sản lượng khoảng 158.000 tấn.
+ Cây Mía: diện tích 18.209 ha, sản lượng 815.000 tấn.
+ Cây bông vải: diện tích 279ha, sản lượng 648 tấn.
+ Cây thuốc lá: diện tích 520ha, sản lượng 650 tấn.
+ Cây Đậu phụng: diện tích 950ha, sản lượng 1.050 tấn.
+ Cây mè: diện tích 3.875ha, sản lượng 1.750 tấn.

+ Cây cà phê: diện tích 1.200ha, sản lượng nhân đạt 1.600 tấn.
+ Cây điều: diện tích 4.075ha, sản lượng hạt điều đạt 1.050 tấn.
+ Cây dừa: diện tích 1.750ha, sản lượng đạt 26.000 tấn.
+ Cây cao su: diện tích 2.300ha, sản lượng đạt 60 tấn.
+Cây ăn quả: diện tích 4.150ha, sản lượng đạt 16.000 tấn.
+ Các rau, đậu: diện tích 10.200ha, sản lượng đạt 63.300 tấn.
- Về Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra tại thời điểm ngày 01/10/2009 số lượng đàn
trâu 2.927 con, đàn bò khoảng 191.448 con (trong đó tỷ lệ bò lai chiếm 48% so với tổng
đàn), đàn lợn 131.102 con, đang gia cầm 2.124.785 con. Tổng sản lượng thịt hơi gia súc,
gia cầm giết bán đạt 30.499 tấn tăng 4,7% so với năm 2008; trong đó, sản lượng thịt bò
hơi 11.030 tấn tăng 4%, thịt lợn hơi 14.847 tấn tăng 5,3%, thịt gia cầm 2.713 tấn tăng
6,9%.
- Về Lâm nghiệp: Công tác trồng rừng tập trung khoảng 5.000 ha, tăng 29,5% so
với năm 2008 (trong đó: trồng rừng phòng hộ - đặc dụng thuôc DA661 khoảng 850ha và
rừng sản xuât 4.150ha tăng 18,8%). Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng 22.558ha, chăm
sóc rừng trồng 9.435ha, trồng cây phân tán khoảng 1,2 triệu cây. Sản lượng khai thác gỗ
và lâm sản ước đạt 25.000m
3
tăng 19% so với năm 2008 (trong đó: gỗ rừng trồng
24.200m
3
).
- Về Thuỷ sản: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác đạt khoảng 44.910 tấn
tăng 5,9% so với năm 2008.
+ Nuôi trồng: Diện tích đạt 2.756ha, tăng 17,2% so với năm 2008 (trong đó: nuôi
nước mặn lợ 2.467ha, nuôi bằng lồng bè khoảng 31.610 lồng gấp 1,6 lần so với năm
2008). Sản lượng nuôi trồng khoảng 6.910 tấn tăng 31,3% so với năm 2008 (trong đó:
tôm sú 314 tấn, tôm thẻ 5.406 tấn, tôm hùm 350 tấn, cá các loại 283 tấn và thuỷ sản khác
247 tấn).
+ Khai thác: Sản lượng khai thác thuỷ sản đạt khoảng 38.000 tấn tăng 2,3% so với

năm 2008 (trong đó: sản lượng cá ngừ đại dương đạt 4.383 tấn, tăng 21,1%).

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ KHCN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TỈNH PHÚ YÊN
Từ khi chia tách tỉnh (Theo Nghị quyết Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 5 ngày
30/6/1989) đến nay chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về nguồn nhân lực, cở
sở vật chất - hạ tầng, tài chính,…
Đời sống nhân dân trong tỉnh khó khăn muôn trùng, cái đói rình rập xung quanh,
phương tiện sản xuất thô sơ, lạc hâu,…Nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp, các
_____________
(1) Nguồn: Báo cáo số 315/BC-SNN của Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên, ngày 31/12/2009
V/v Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2009 và kế hoạch phát triển nông nghiệp,
nông thôn năm 2010.
ngành, sự đồng lòng của toàn thể nhân dân tỉnh nhà đã vượt qua khó khăn, từng bước đi
lên, thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, mảnh đất
anh hùng.
Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của đảng bộ và
nhân dân tỉnh nhà thì yếu tố nghiên cứu và ứng dụng KHCN trong sản xuất có ý nghĩa
quan trọng, quyết định đến thành quả hoạt động sản xuất của người dân. Từ sản xuất thủ
công dựa vào sức người và sức kéo từ gia súc là chính, nay chuyển sang cơ giới và tiến
dần đến tự động hoá ở một số khâu trong sản xuất. Năng suất, sản lượng đã tăng lên vượt
bậc, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Tạo nên diện mạo mới cho một vùng quê
nghèo của dải đất miền Trung với nắng và gió.
Những chương trình, mô hình, đề tài, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ KHCN
trong sản xuất Nông nghiệp có ý nghĩa to lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần
tăng năng suất cây trồng vật nuôi và thuỷ sản trong thời gian qua như việc áp dụng IPM,
3 giảm 3 tăng, cùng nông dân ra đồng, sử dụng công cụ máy sạ hàng, máy gặt đập liên
hợp trên cây lúa giúp tăng năng suất và giảm thất thoát trong quá trình thu hoạch;
Chương trình Liên kết 4 nhà, đề tài sử dụng máy để vận chuyển mía lên xe, xây dựng mô
hình tưới nước bằng phương pháp lấy nước ngầm để nâng cao năng suất mía tại các vùng

nguyên liệu,…đã mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm chi phí và tăng thu nhập cho
người nông dân và nhà máy; Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap ở Bình
Ngọc; Đề tài sưu tập, xây dựng vườn hoa phong lan đầu dòng tại tỉnh Phú Yên đã mang
lại hiệu quả nhất định cho việc phát triển nghề trồng hoa lan ở tỉnh Phú Yên; Mô hình
thuỷ sản như nuôi tu hài, nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm hùm,…đã mang lại nguồn thu
nhập đáng kể cho bà con vùng biển tỉnh Phú Yên.
Tuy nhiên, những ứng dụng tiến bộ KHCN đó vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng và xu thế phát triển như hiện nay. So với các địa phương trong khu vực, mức độ áp
dụng Công nghệ mới trong sản xuất Nông nghiệp của chúng ta còn chậm, cụ thể như:
Việc sử dụng các giống lúa cấp Xác nhận hoặc tương đương của chúng ta mới chỉ chiếm
30% tổng lượng giống sản xuất, thấp hơn nhiều so với các tỉnh bạn trong khu vực như
Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hoà; Tỷ lệ sạ hàng, sạ thưa tuy đã có những bước tiến
triển tốt trong những năm qua, góp phần làm giảm lượng giống, lượng phân và giảm sâu
bệnh gây hại nhưng vẫn đạt tỷ lệ thấp (chiếm 35% tổng diện tích sản xuất lúa), thấp hơn
nhiều so với các địa phương khác trong khu vực. Sau đây là thực trạng KHCN ngành
Nông nghiệp Phú Yên:
1. Nguồn nhân lực.
Theo thống kê sơ bộ của ngành Nông nghiệp tính đến thời điểm tháng 10/2009
tổng số Cán bộ, công chức và viên chức hiện có là 687 người (Văn phòng Sở và 22 đơn
vị trực thuộc). Trong đó:
+ Số người có trình độ Thạc sĩ là: 7 người (chiếm 1%).
+ Số người có trình độ Cao đẳng, đại học là: 329 người (chiếm 48%).
+ Số còn lại có trình độ Trung cấp hoặc tương đương là 351 người (chiếm 51%)
(Đang tiếp tục theo học để nâng cao trình độ).
2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật KHCN.
Hiện nay, hầu hết các đơn vị trực thuộc gồm 7 Chi cục, 6 Trung tâm và 9 Ban
quản lý đều có trụ sở làm việc riêng (tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị chưa có chỗ làm
việc riêng như Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão vẫn đang
làm việc tại Văn phòng Sở, BQL các Dự án Nông nghiệp làm việc cùng với Chi cục Khai
thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản và Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến ngư, Chi cục

Phát triển nông thôn làm việc chung với Ban dân tộc).
Hệ thống các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực Nông nghiệp vẫn
còn nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí một số nơi chưa có. Ngoại trừ, Trung tâm Giống và Kỹ
thuật Thuỷ sản có các trang thiết bị tương đối đầy đủ để phân tích, lấy mẫu và kiểm tra
trong lĩnh vực Thuỷ sản. Tuy nhiên Trung tâm vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện hành nghề. Trong điều kiện dịch bệnh liên tục xảy ra, tình trạng phân bón,
thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng đang tràn lan như hiện nay, các sản phẩm rau, quả hàng
hoá nông sản bị nhiễm khuẩn, hàm lượng các độc tố cao gây ngộ độc thực phẩm đối với
người tiêu dùng thì việc lấy mẫu, kiểm tra kịp thời là cần thiết và cấp bách nhưng với
những trang thiết bị, hệ thống lưu giữ của các đơn vị, các trung tâm hiện chưa đáp ứng
được yêu cầu trên.
Các đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ KHCN ở tuyến huyện (các trạm
khuyến nông, trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật) có cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nghèo
nàn, lạc hậu, các trang thiết bị như máy vi tính, máy chiếu, …vẫn còn thiếu nên chưa đáp
ứng đủ yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công
nghệ phục vụ sản xuất trên địa bàn (các trạm khuyến nông mới thành lập trong năm 2009
nên chưa có trụ sở làm việc riêng, phải làm việc chung với các Phòng Nông nghiệp và
PTNT hoặc với các trạm BVTV).
3. Nguồn lực tài chính phục vụ KHCN.
Theo như TS Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KH&CN thì hiện nay chúng ta đang
đầu tư cho Khoa học và công nghệ khoảng 2% tổng chi ngân sách, tương đương với 0,5%
GDP của cả nước. Mức chi này là cao hơn so với các nước trong khu vực ở cùng thời
điểm như Malaysia 0,5%, Thái Lan 0,3%, Philippines 0,12%, Indonesia 0,05% (Nguồn:
GS Nguyễn Văn Tuấn, tại Hội thảo Định hướng và Giải pháp phát triển
KH&CN Việt Nam 2010 - 2020 ngày 8/5/2009 tại Hà Nội). Tuy nhiên, các
Quốc gia trên lại có
nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong xã
hội cho KHCN cao hơn gấp 2- 3 lần so với nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong
khi đó, nguồn đầu tư trong xã hội của nước ta chỉ chiếm không quá 45% so với tổng
nguồn ngân sách nhà nước.


Ngoài ra, trong 0,5% GDP cho KHCN thì chúng ta phải chi 40% cho
đầu tư phát triển (tập trung cho xây dựng cơ bản và hạ tầng KHCN) của các
bộ/ngành và địa phương, 40-45% cho hoạt động quản lý và nghiên cứu của
các bộ/ngành, địa phương và chỉ có rất ít dành cho các đề tài và công trình
nghiên cứu.
Do vậy, hoạt động xã hội hoá công tác đầu tư từ các doanh nghiệp,
các tổ chức cá nhân trong xã hội ở Việt Nam nói chung và Phú Yên nói
riêng là cần thiết và tất yếu.
Đối với một tỉnh nghèo như Phú Yên thì nguồn vốn dành cho hoạt
động KHCN còn rất ít, chủ yếu từ nguồn ngân sách của nhà nước thông qua
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh quản lý. Các nguồn đầu tư khác trong xã hội
còn rất hạn chế.
* Đánh giá chung:
- Về nguồn nhân lực phục vụ KHCN:

Nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp hiện có
vẫn còn yếu và thiếu. Phần lớn các cán bộ, công chức và viên chức vừa quản lý vừa
nghiên cứu, một cán bộ phụ trách nhiều việc nên không có thời gian và trí lực để phát huy
hết năng lực nghiên cứu khoa học của mình. Mặc khác, Phú Yên là một tỉnh thuần nông
với hơn 78% cư dân sống ở nông thôn, thu nhập chính của người dân từ sản xuất Nông
nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ cán bộ ngành Nông nghiệp có trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm
tỷ lệ rất thấp chỉ 336 người (chiếm tỷ lệ 1,1% tổng số người có trình độ từ Cao đẳng trở
lên của tỉnh), tỷ lệ cán bộ ngành Nông nghiệp trên tổng số dân chỉ đạt 0,0038% (tức 01
cán bộ trên 2.004 người dân).
- Về Cơ sở vật chất - hạ tầng phục vụ KHCN: Hiện cơ sở vật chất vẫn còn thiếu,
các trang thiết bị đã xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện nay.
- Về nguồn lực tài chính phục vụ KHCN: Nguồn vốn KHCN trong Nông nghiệp
vẫn còn thiếu, công tác huy động vốn cho đầu tư KHCN trong xã hội còn thấp, một số
nơi chưa có quỹ KHCN phục vụ nghiên cứu.


PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHCN NGÀNH
NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
I. Giải pháp.
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy số 30-
CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để xây dựng
một nền nông nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất
và chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng đến năm 2010
bình quân là 3,9%/năm và đến năm 2020 đạt từ 4,5% - 5%/năm, đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực; Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn.
Giảm tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn từ 14,9% năm 2007 xuống còn 9% vào năm
2010. Đến năm 2020 thu nhập của dân cư nông thôn tăng gấp 3,5 - 4 lần so với hiện nay
và cơ bản không còn hộ nghèo thì cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực.
1. Về nhân lực.
Cần quán triệt và thực hiện mạnh mẽ Chương trình hành động số 08-CTr/TU,
ngày 03/10/2006 của Tỉnh uỷ về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006 –
2010 và Nghị quyết số 86/2007/NQ-HĐND, ngày 07/12/2007 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về chính sách đào tạo sau đại học đến năm 2015 phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú
Yên.
Tăng cường vai trò của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh trong công
tác vận động tập hợp rộng rãi đội ngũ trí thức KHCN trong và ngoài tỉnh, cán bộ hưu trí
tham gia các hoạt động nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng KHKT vào sản xuất và đời sống;
đồng thời tham gia vào các chương trình, hội thảo tư vấn, phản biện KHCN trong lĩnh
vực Nông nghiệp.
Thay đổi tư duy phát triển KHCN cho các cán bộ, công chức, viên chức và toàn
thể nhân dân trong tỉnh. Phải xem hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KHCN là của toàn
thể nhân dân, phát huy tối đa tinh thần toàn dân cùng nhau nghiên cứu, cùng nhau phát
triển.

Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo, các Trung tâm và Viện nghiên cứu
trong việc đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng nghiên cứu, quản lý trong lĩnh vực KHCN
nhằm cập nhật thêm những tiến bộ mới, đồng thời kêu gọi, khuyến khích và tạo điều kiện
cho các con em tỉnh nhà đang theo học tại các trường Đại học về quê hương công tác (cần
công khai, dân chủ trên các phương tiện thông tin đại chúng trong chính sách khuyến
khích tri thức về công tác theo tinh thần tại Quyết định số 1877/2008/QĐ-UBND ngày
18/11/2008 của UBND tỉnh Phú Yên V/v Ban hành Quy định về Chính sách thu hút, sử
dụng trí thức).
Rà soát, qui hoạch lại các tổ chức KH&CN, theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt
động. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập theo
tinh thần tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 và xây dựng doanh nghiệp
KH&CN theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ.
Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Khoa học ngành Nông
nghiệp theo các nội dung tại Quy chế hoạt động; Xây dựng bản tin ngành Nông nghiệp
(lập website, trên phát thanh, truyền hình,…) để có sự thông tin qua lại giữa người dân,
doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động KHCN.
2. Về Cơ sở vật chất - hạ tầng.
Tăng cường đầu tư cở sở vật chất, trụ sở làm việc cho các đơn vị, các trung tâm,
các trạm, trại,…chưa có nơi làm việc. Hình thành và nâng cấp các trang thiết bị máy móc,
đầu tư hệ thống mạng Internet, dụng cụ Phòng kiểm nghiệm giống cây trồng, giống vật
nuôi và giống thuỷ sản thuộc các Trung tâm. Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kiểm tra,
kiểm soát và đánh giá chất lượng ANVSTP, các mẫu nước, phân bón, thuốc trừ
sâu,…trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh và UBND huyện Phú Hoà trong việc
đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các hạng mục thuộc Khu Nông nghiệp Công nghệ
cao sớm đưa vào sử dụng trong thời gian đến nhằm hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, ứng
dụng và khảo kiểm nghiệm các TBKT mới vào sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích người dân tích tụ ruộng rất (hiện nay diện tích trung bình khoảng
3.000m
2

/hộ) nhằm thuận tiện cho việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất, đầu tư thâm
canh giúp giảm chi phí và tăng năng suất. Thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ việc
làm cho người dân để họ yên tâm lao động.
Khuyến khích các Doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất - hạ tầng KHCN nhằm phát huy hơn nữa công tác xã hội hoá KHCN trong xã hội
bằng các biện pháp hỗ trợ về đất đai, hạ tầng công cộng, tín dụng, thuế,…
3. Về đầu tư tài chính.
Những năm qua, được sự quan tâm của các Bộ, ngành trung ương và của UBND
tỉnh nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động KHCN ngành Nông nghiệp luôn tăng đã góp
phần tích cực trong nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, giúp tăng năng suất
và tăng hiệu quả sản xuất Nông nghiệp của tỉnh nhà.
Sau đây là nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh từ các đơn vị trực thuộc Sở dành cho
hoạt động KHCN:
(2)

Đơn vị
Năm 2008
(1.000đ)
Năm 2009
(1.000đ)
Ghi chú
TT Giống và KT Cây trồng 710.000

820.000


TT Giống và KT Vật nuôi 69.235

77.140



TT Giống và KT Thuỷ sản 387.039

542.272


Chi cục Bảo vệ thực vật 126.000

95.000


TỔNG 1.292.274

1.439.507


Trong thời gian tới cần điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính đối với các đề tài, dự
án KHCN theo tình thần tại Thông tư Liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN về
Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân
sách nhà nước.
Tăng cường hơn nữa nguồn vốn cho các hoạt động KHCN, tối thiểu phải đạt trên
1% tổng kinh phí cho lĩnh vực Nông nghiệp; Đầu đư có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát
huy tối đa lợi ích từ việc đầu tư cho KHCN mang lại.
Triển khai áp dụng rộng rãi hình thức đấu thầu đối với các đề tài, dự án KHCN;
thực hiện chế độ khoán kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
(2) Nguồn: Công văn số 23/TT của Trung tâm Giống và KT Cây trồng ngày 14/8/2009; Báo cáo
số 15/BC-TTG&KTVN của Trung tâm Giống và KT Vật nuôi ngày 17/8/2009; Báo cáo số
17/BC-KTTS của Trung tâm Giống và KT Thuỷ sản ngày 10/8/2009 và Báo cáo (không số) của
Chi cục BVTV Phú Yên ngày 10/8/2009.

Kinh phí đầu tư phát triển KH&CN tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, tăng cường
năng lực hoạt động của các tổ chức KH&CN; Kinh phí SNKH tập trung vào thực hiện
các nhiệm vụ KH&CN ứng dụng các Tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được cụ thể hoá theo
các chương trình KH&CN trọng điểm của tỉnh trong từng giai đoạn.
Huy động nguồn kinh phí đối ứng từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
khác, các tổ chức KH&CN tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN chuyển giao các
KTTB vào sản xuất có sử dụng NSNN, với tỷ trọng vốn đối ứng chiếm 70 - 80 % tổng
kinh phí.
Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh và khuyến
khích thành lập Quỹ phát triển KH&CN của các doanh nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư
cho các dự án chuyển giao các KTTB và công nghệ mới vào sản xuất.
II. Định hướng phát triển KHCN ngành Nông nghiệp đến năm 2020.
1. Định hướng phát triển chung.
Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh Công
nghiệp và Dịch vụ. Từng bước tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học
và nâng cao trình độ KHCN trong các ngành sản xuất, nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực.
Xác định phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là
nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH-HĐH; Bảo đảm sự gắn kết giữa khoa
học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, giữa khoa học và công nghệ với
khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật; Đẩy
mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát huy
năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm
lực khoa học và công nghệ; Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực KHCN
nhằm khai thác thành tựu KHCN thế giới, thu hút nguồn lực và công nghệ
nước ngoài để đón đầu nền KHCN tiên tiến để phát triển kinh tế.
2. Định hướng phát triển ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp:
(3)


Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao, sản
phẩm sạch, phù hợp với hệ sinh thái. Hình thành các vùng chuyên canh tập
trung có năng suất cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế
biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đảm bảo an ninh lương thực,
ổn định diện tích canh tác lúa, mía, sắn; mở rộng diện tích cây cao su và một
số cây trồng khác. Chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại với giống tốt và
kiểm soát dịch bệnh. Hình thành các vùng rau sạch tại vành đai các đô thị,
khu công nghiệp, khu du lịch; phát triển nghề trồng hoa, sinh vật cảnh.
Đẩy mạnh trồng rừng, tăng cường vốn rừng, phát triển các loại cây lấy
gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường bảo vệ rừng, hạn chế
khai thác gỗ rừng tự nhiên và khai thác có hiệu quả rừng trồng.
Phát triển thủy sản bền vững, toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai
thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Phát triển vùng
nuôi trồng có cơ sở khoa học, tăng cường nuôi trồng trên biển, đảm bảo môi
trường và tạo thêm điểm đến cho du khách. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản.
Xây dựng nông thôn mới, hiện đại, giảm áp lực về dân số cho các đô
thị, phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng trong Tỉnh. Phát triển dịch vụ,
ngành nghề gắn với việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, tăng đầu tư
cho các huyện miền núi, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống.
Tăng cường năng lực cho nghiên cứu khoa học, khuyến nông, thông tin
và hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh lương thực, ngân sách nhà nước
hàng năm đầu tư cho lĩnh vực này tăng 10 – 15%.
Chọn tạo và sản xuất đủ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy
sản có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt các giống cây trồng có khả năng
chống chịu với điều kiện không thuận lợi như kháng mặn, hạn, chịu ngập,
giống cây trồng biến đổi gen để phục vụ nhu cầu sản xuất.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ sản xuất đến

thu hoạch, bảo quản, chế biến. Đối với cây lúa, thúc đẩy nhanh cơ giới hóa
khâu thu hoạch để giảm thất thoát, đến năm 2020 thực hiện thu hoạch bằng
máy đạt 50%, chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật
cao.
Xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, các vùng sản xuất ứng
dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình thực
hành sản xuất tốt (GAP), phát triển kinh tế vườn.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đối với các cơ sở bảo
quản, chế biến.
Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện và công nghệ hiện đại, phát
triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ đánh bắt có
hiệu quả. Quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi, trước hết
là thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; áp dụng rộng rãi các quy trình công
nghệ sinh sản nhân tạo; xây dựng hệ thống thú y thủy sản; kiểm soát chặt
chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nuôi; hiện đại hóa các cơ sở chế
biến, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Mục tiêu nhiệm vụ KHCN ngành Nông nghiệp đến năm 2020.
(4)

Trồng trọt: Nâng tỉ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
lên đạt trên 70%; lúa giống cấp xác nhận hoặc tương đương đạt trên 50%
vào năm 2015 và 90% vào năm 2020, nhằm tạo ra nông lâm sản, thực phẩm,
góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và
thu nhập của nông dân.

(3), (4)Nguồn: Theo Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg, ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020; Nghị quyết số 63/NQ-CP
ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia; Ngày 22 tháng 7 năm
2009,UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định số 1328/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình
Giống cây trồng,giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy sản của tỉnh Phú Yên giai

đoạn 2010-2020.
Chăn nuôi: Phát triển đàn gia súc theo hướng chất lượng cao: Bò lai đạt trên
60%, heo lai hướng nạc đạt trên 80% tổng đàn vào năm 2015 và phấn đấu đạt trên 90%
vào năm 2020.

×