Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

HEBERT SPENCER NHÀ XÃ HỘI HỌC TIÊU BIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.87 KB, 14 trang )

| LỊCH SỬ XÃ HỘI HỌC NHÓM 1 – TƯ TƯỞNG HERBERT SPENCER

1

“Xã hội học là khoa học về xã hội với tư
cách là siêu sinh thể ”
-Herbert Spencer-

Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC


KHÁI LƯỢC TƯ TƯỞNG XÃ HỘI HỌC CỦA
HERBERT SPENCER
***
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Herbert Spencer là một nhà triết học, nhà Xã hội học người Anh. Ông là người
theo chủ nghĩa tiến hóa, là người tìm cách vận dụng những quy luật tiến hóa sinh học vào
lĩnh vực lịch sử và xã hội. Với ông, xã hội xuất hiện như một cơ thể sinh học, tiến hóa từ
hình thức đơn giản sang hình thức phức tạp thơng qua sự khác biệt hóa và chun mơn
hóa các chức năng, các bộ phận khác trong xã hội. Lí thuyết của Spencer có ảnh hưởng
rất lớn đối với lịch sử xã hội học Anh và trường phái xã hội học cơ cấu chức năng.
II. PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết;
- Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết.
2. Kỹ năng làm việc
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng tìm kiếm tài liệu;


- Kỹ năng hệ thống;
- Kỹ năng tin học;
- Kỹ năng phân tích;
- Kỹ năng viết báo cáo khoa học.
III. NỘI DUNG
1. Sơ lược tiểu sử Herbert Spencer (Ánh Linh)
1.1 Tiểu sử
Herbert Spencer đã được sinh ra ở Derby, Anh vào ngày 27, năm 1820 và mất năm
1903. Cha của ông, William George Spencer – một kẻ nổi loạn của thời đại. Spencer hầu
như khơng học ở trường lớp chính quy mà chủ yếu học tập ở nhà dưới sự dạy bảo của cha
và người thân trong gia đình. Ơng có vốn kiến thức vững chắc về các lĩnh vực như: toán
học, khoa học tự nhiên và rất quan tâm nghiên cứu về khoa học xã hội. Spencer thật sự
nổi tiếng sau khi xuất bảng cuốn “Nghiên cứu về xã hội học” (1897), lúc đó ơng 53 tuổi.


Khác với Pháp – nơi xảy ra cuộc đại cách mạng kéo theo những biến đổi to lớn
trong đời sống xã hội và chính trị. Trong khi đó, tình hình chính trị - xã hội ở Anh thế kỷ
XIX khơng có nhiều sự biến động gay gắt. Là một nước đầu tiên cơng nghiệp hóa, xã hội
Anh kế thừa những yếu tố tích cực của thời kỳ đầu phát triển cơng nghiệp và chủ nghĩa tư
bản. Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội cùng với môi trường ở Anh Quốc thế kỷ XIX đã
có ảnh hưởng nhất định đến với việc nghiên cứu Xã hội học của Herbert Spencer.
Giống như Adam Smith1 (1723 – 1790), Spencer tin tưởng vào vai trị quan trọng
của “bàn tay vơ hình” – tức là cơ chế thị trường và tự do cạnh tranh trong việc duy trì trật
tự xã hơi. Trong đó các cá nhân ln tìm cách theo đuổi lợi ích riêng của họ. Spencer
nhìn thấy một số khía cạnh tích cực của chủ nghĩa tư bản như tính hiệu quả, mơi trường
tự do cạnh tranh và tự do buôn bán đối với việc cải thiện đời sống con người.
Kế thừa học thuyết tiến hóa luận của Charles Darwin 2, Spencer đã đưa ra quan
niệm về sự tiến hóa xã hội. Spencer giải thích rằng, chỉ có cá nhân nào, hệ thống xã hội
nào có khả năng thích nghi với mơi trường sống xung quanh mới có thể tồn tại được
trong cuộc đấu tranh sinh tồn3. Bị ảnh hưởng bởi khoa học tự nhiên như vật lý học và chủ

nghĩa thực chứng, Spencer chủ trương rằng xã hội học phải hướng ra tìm các quy luật và
nguyên lý chung, cơ bản để giải thích q trình và hiện tượng xã hội.

1 Adam Smith (1723 – 1790) là nhà triết học, kinh tế học xã hội người Anh, tác giả cuốn sách gốc của

kinh tế học cổ điển Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc (1779). Ông là
người đầu tiên cho thấy nguồn gốc của giá trị là mọi hình thức lao động và nguồn gốc của mọi thu thập
của nhà tư bản và địa chủ là lao động của cơng nhân. Ơng chỉ rõ cấu trúc giai cấp của xã hội tư bản chủ
nghĩa gồm ba giai cấp là: công nhân, tư bản và điền chủ. Ơng quan niệm rằng các cá nhân ln theo đuổi
lợi ích riêng của họ và trong điều kiện kinh tế thị trường dưới sự điều khiển của “bàn tay vơ hình” các
hành động cá nhân sẽ kết quả thành “điều tốt chung” cho tất cả mọi người. (Dẫn theo tài liệu tham khảo
số [3])
2 Charles Darwin (1809 – 1882) là nhà sinh vật học người Anh, nhà sáng lập thuyết tiến hóa sinh học, tác

giả cuốn sách nổi tiếng Nguồn gốc của các lồi (1859) đặt nền móng cho hướng nghiên cứu sự biến đổi
xã hội, thuyết tiến hóa xã hội và chủ nghĩa tiến hóa mới trong xã hội học hiện đại.(Dẫn theo tài liệu tham
khảo số [3])
3 Theo Spencer, mặc dù chiến tranh có tác dụng như một nhân tố của sự tiến hóa, nhưng trong xã hội lồi

người, chiến tranh lơi kéo theo những người giỏi nhất, khỏe nhất, mạnh nhất nên làm cho xã hội suy thoái
nhiều hơn là thúc đẩy tiên bộ. Trong xã hội hiện đại, cạnh tranh kinh tế sẽ đóng vai trò quan trọng của
nhân tố “đấu tranh sinh tồn” để thúc đẩy sự tiến hóa của xã hội Herbert Spencer, Social Change Arises
Through Natural Selection, trong Lynn Barteck and Karren Mullin. Enduring Issues in Sociology. CA:
Greenhaven Press, Inc.1995, tr 258.(Dẫn theo tài liệu tham khảo số [3])


1.2 Các tác phẩm nổi tiếng
Các tác phẩm chỉnh và nổi tiếng trong cuộc đời của Herbert Spencer
- Tĩnh học xã hội (Social Statics) (1850);
- Nghiên cứu xã hội học (The Study of Sociology) (1873);

- Các nguyên lý của xã hội học (Principles of Sociology) (1876);
- Xã hội học mô tả (Descriptive Sociology) (1873).

2. Lý thuyết Xã hội học của Herbert Spencer
2.1 Định nghĩa về “Xã hội học”(Huỳnh Như)
- Định nghĩa xã hội học theo H.Spencer
“Spencer định nghĩa xã hội học là khoa học về các quy luật và các nguyên lý tổ chức
xã hội. Xã hội được hiểu như là “ cơ thể siêu hình hữu cơ”. Tương tự như mọi hiện tượng tự
nhiên hữu cơ và vô cơ, xã hội vận động và phát triển theo quy luật”.

- Định nghĩa xã hội học theo E.Durkheim
“Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các sự kiện xã hội”.

- Định nghĩa xã hội học theo M.Weber
“Xã hội học là khoa học về hành động xã hội”.

- Định nghĩa về Xã hội học theo Wikipedia4
“Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của
sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ
chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân,
các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc”.

- Định nghĩa xã hội học theo Ths. Ngô Thị Thanh Thúy
“XHH là khoa học về các quy luật và các nguyên lý tổ chức xã hội, tức là XHH
nghiên cứu sự trưởng thành và phát triển xã hội, xây dựng, điều khiến, tập hợp xã hội với tính
cách chung được sinh ra từ tương tác cá nhân và nhóm”.

4 Nguồn: ntc: 06/12/2020



2.2 Các nguyên lý cơ bản trong lý thuyết của Herbert Spencer
2.2.1 Lý thuyết sinh học xã hội (Siêu sinh thể xã hội) (Anh Quốc)
Herbert Spencer sử dụng thuật ngữ “xã hội học” của Comte. Spencer định nghĩa
xã hội học là khoa học về các quy luật và các nguyên lý tổ chức của “cơ thể” xã hội gồm
các bộ phận, các cơ quan, các tổ chức, các “cơ thể siêu hữu cơ”, các siêu sinh thể
“Xã hội như là một siêu sinh thể” là luận điểm gốc mà Spencer sử dụng để tiếp
cận quá trình xã hội5. Tương tự như mọi hiện tượng tự nhiên, hữu cơ và vô cơ, xã hội vận
động và phát triển theo quy luật. Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra quy luật, nguyên lý
của cấu trúc và của quá trình của xã hội. Xã hội học khơng sa vào phân tích những đặc
thù lịch sử của xã hội mà tập trung vào việc tìm kiếm những thuộc tính, đặc điểm chung,
phổ biến, phổ quát và những mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng xã hội.
Xuất phát từ quan niệm xã hội là một siêu thực thể, Spencer cho rằng có thể vận
dụng các nguyên lý và khái niệm của sinh vật học về cơ cấu và chức năng để nghiên
cứu “cơ thể xã hội” - Đây cũng là quan điểm của Comte. Bản thân thuật ngữ “cơ
cấu” và “chức năng” mà lúc đầu Comte, sau là Spencer và các nhà xã hội học hiện đại sử
dụng chủ yếu là bắt nguồn từ sinh vật học.
Khi so sánh cơ thể sống với xã hội (cơ thể siêu - hữu cơ), Spencer chỉ ra
những điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa chúng, đó là:
+ Đặc điểm khác nhau: là xã hội gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tích cực
tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, thông qua ngôn ngữ, ký hiệu.
+ Đặc điểm giống nhau: là cả cơ thể sinh học và cơ thể xã hội đều có khả năng
sinh tồn và phát triển. Cả hai loại cơ thể này đều tuân theo những quy luật như tăng kích
cỡ của cơ thể làm tăng tính chất và trình độ chun mơn hóa chức năng. Các bộ phận của
cơ thể tác động lẫn nhau chặt chẽ đến mức thay đổi ở một bộ phận kéo theo thay đổi ở
các bộ phận khác. Mỗi bộ phận là một cơ thể vi mô, một cơ quan, một tế bào. Xã hội là
một hệ thống gồm các tiểu xã hội. Giống như các cơ thể sống, với tư cách là cơ thể siêu hữu cơ, xã hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy thối kế tiếp nhau, tức là tăng
trưởng, phân hóa, liên kết, phân rã v.v... nhằm thích nghi với mơi trường xung quanh.

5 Spencer cho rằng sự tiến hóa xã hội bị quy định một phần bởi các hành động bên ngoài và một phần bởi


các bản chất của các đơn vị cấu thành của nó mà xã hội học phải mơ tả và giải thích.


2.2.2 Lý thuyết tiến hóa xã hội
Một nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là nguyên lý tiến hóa. Nguyên lý này
biểu hiện một cách phổ biến trong q trình phát triển của tồn bộ xã hội lồi người cũng
như từng cộng đồng cụ thể6. Ông cố gắng phản bác sự phân chia thành khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội. Theo Spencer, xã hội loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa
từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chun mơn hóa thấp, khơng ổn định, dễ phân rã đến
xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chun mơn hóa cao, liên kết bền vững và ổn định. Quá
trình này diễn ra từ kiểu này sang kiểu kia tùy thuộc vào thời kì hịa bình hay chiến tranh.
Hịa bình thì có lợi cho xu thế tự nhiên, cịn chiến tranh thì cản trở và xóa bỏ sự tiến hóa,
tạo điều kiện cho cách mạng xuất hiện.
Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu tồn tại địi hỏi phải
xuất hiện các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc chun mơn hóa để đáp ứng các nhu
cầu cơ thể xã hội. Spencer cho rằng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi các cơ
quan chức năng của xã hội đó đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. Ơng cho rằng,
chính phủ khơng nên can thiệp vào công việc làm ăn cá nhân của công dân, ngoại trừ
trong chức năng khá thụ động là bảo vệ mọi người. Thực chất đây là những tư tưởng
chức năng luận đầu tiên trong xã hội học.
Spencer không giống hồn tồn như Comte, ơng khơng chú ý đến các cải cách xã
hội mà cái ông muốn là hướng đến đời sống xã hội tiến triển đến mực tự do kiểm sốt
mặt bên ngồi. Ơng bám vào quan niệm tiến hóa rằng: “thế giới đang ngày càng tốt đẹp
hơn”. Do đó, nên để yên nó đấy, sự can thiệp từ bên ngoài chỉ làm hoàn cảnh xấu hơn.

6 Năm 1862, trong cuốn “First Principles” Spencer có viết: “Sự biến đổi từ sự đồng nhất sang sự đa dạng

biểu hiện như nhau trong sự tiến bộ của nền văn minh như là một tổng thể và trong sự tiến bộ của tất cả
các bộ tộc hay dân tộc, và nó cịn tiếp tục diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh”



Bảng [2.1] So sánh học thuyết về xã hội của Comte và Spencer
COMTE

SPENCER

GIỐNG: dùng các thuật ngữ về động học và tĩnh học
KHÁC
- Triển khai các khái niệm đó chủ yếu
với ý nghĩa giá trị học, tức phân tích
xem xã hội là gì, phải như thế nào;
- Coi tĩnh học xã hội là trạng thái là
động lực cân bằng. Còn động học là
hồn hảo;
- Theo ơng sự tiến hóa của xã hội tất
yếu sẽ đưa xã hội từ trạng thái giản đơn
tới phức tạp; trạng thái cân bằng và
hoàn hảo.

Comte sử dụng thuật ngữ: tĩnh học xã
hội xã hội và động học xã hội để nói
đến đặc điểm, tính chất xã hội

Nguồn: Ths. Ngơ Thị Thanh Thúy, Giáo trình Lịch sử Xã hội học (trang 99)
Ông thành lập sơ đồ về biểu hiện xã hội như sau

Xã hội đơn giản

Xã hội hỗn hợp 1


Xã hội hỗn hợp 2

Xã hội hỗn hợp 3

Cơng nghiệp
Nơng nghiệp có phân cơng
lao động

Nơng nghiệp tự cung tự cấp

Hái lượm

Ngồi ngun lý tiến hóa xã hội, Spencer đưa ra những nguyên lý khác. Spencer
cho rằng quy mô của cơ thể (xã hội) ảnh hưởng tỷ lệ thuận đối với nhu cầu về sự phân
hóa dẫn đến hình thành và phát triển các quá trình xã hội. Trong số đó có q trình điều


tiết và kiểm sốt, vận hành và duy trì hoạt động, và quá trình phân chia các nguồn lực
giữa các bộ phận cấu thành nên xã hội. Do đó, xã hội học có nhiệm vụ chỉ ra các loại yếu
tố hay các biến số tác động tới xu hướng, nhịp độ và bản chất của các q trình đó.
Spencer chia các “tác nhân của hiện tượng xã hội” thành một số loại:
1

Thứ nhất, là loại biến (tác nhân) chủ quan bên trong của hệ thống xã hội gồm các
đặc điểm về trí tuệ, thể lực và các trạng thái xúc cảm;

2

Thứ hai, là các loại biến (tác nhân) bên ngoài thuộc mơi trường khách quan như
các đặc điểm khí hậu, đất đai, sơng ngịi;


3

Thứ ba, là loại biến (tác nhân) “tự sinh”, bắt nguồn từ các điều kiện bên trong và
bên ngồi như quy mơ dân số, mật độ dân số của xã hội và các mối liên hệ giữa
các xã hội với nhau.
a) Hình thái xã hội (Phân loại xã hội) (Thiện Duy)
Spencer đã phân ra các hình thức xã hội khác nhau trong q trình tiến hóa của xã

hội lồi người. Ơng cho rằng xã hội nào cũng phải trải qua hai “loại” gần như đối nghịch
nhau, đó là hình thái xã hội quân sự và xã hội cơng nghiệp trong đó xã hội cơng nghiệp là
biểu hiện của một xã hội đã phát triển đến tình trạng phức tạp trong lộ trình tiến hóa của
xã hội.
Bảng 2.2 So sánh hai “loại” xã hội trong tiến trình phát triển của nhân loại
Tiêu chí

Xã hội qn sự

Xã hội cơng nghiệp

Định nghĩa

Là những xã hội “độc tài, trong đó Hay còn gọi là xã hội kỹ nghệ,
sự ganh đua, gây hấn luôn ngự trị” đây là một xã hội tự do

Hệ thống
điều hành

Độc đoán, quyền lực, áp đặt,
Dân chủ, tự do

khuôn khổ

Hệ thống
vận hành

Các cá nhân bị xã hội quản lý, Tính năng động cá nhân và xã hội
kiểm sốt hết sức chặt chẽ
cao
Phân theo hai chiều: chiều ngang
(cá nhân – cá nhân, xã hội – xã
Từ trên xuống
hội) và chiều dọc (cá nhân – xã
hội)
Chủ động thúc đẩy mâu thuẫn Động lực thúc đẩy cạnh tranh phát
chiến tranh
triển

Hệ thống
phân phối
Hệ thống
quân chủ

b) Các thiết chế xã hội (Trung Hiếu)
* Định nghĩa:


Thiết chế xã hội là khuôn mẫu, kiểu tổ chức xã hội, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu,
chức năng cơ bản của hệ thống xã hội. Đồng thời kiểm sốt hoạt động của các cá nhân và
các nhóm xã hội.
* Phân loại

(1) Thiết chế gia đình – dịng họ
Xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mọi loài sinh vật, tức là nhu cầu tái sản
xuất, duy trì nịi giống. Khơng những thế, nó cịn đáp ứng nhu cầu quan hệ nam – nữ, nhu
cầu di truyền, ni dạy con cái và chăm sóc các thành viên trong gia tộc;
(2) Thiết chế nghi lễ
Thiết chế này cần thiết để đáp ứng nhu cầu liên kết và kiểm sốt các quan hệ xã
hội của con người thơng qua các thủ tục, biểu tượng, ký hiệu, nghi thức,... Nghi lễ có
chức năng trong việc tạo ra sự gắn kết và phối hợp giữa các bộ phận cấu thành xã hội.
Mức độ tập trung quyền lực trong xã hội càng cao thì mức độ bất bình đẳng về nghi lễ
càng lớn.
(3) Thiết chế chính trị
Thiết chế này xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột bên trong và bên ngoài
xã hội. Sự tập trung quyền lực càng lớn thì càng bộc lộ rõ sự phân chia giai cấp trong xã
hội, do đó lại càng đặt ra yêu cầu cao đối với việc củng cố và tăng cường quyền lực.
(4) Thiết chế tơn giáo
Thiết chế này có yếu tố cơ bản là tạo dựng niềm tin vào các lực lượng siêu tự
nhiên. Biểu hiện của thiết chế này là việc tập hợp các cá nhân cùng chia sẻ niềm tin và
cùng tham gia các hoạt động nghi lễ đặc thù của tơn giáo. Thiết chế tơn giáo có chức
năng củng cố hệ thống chuẩn mực, giá trị, niềm tin, tinh thần để duy trì ổn định trật tự xã
hội.
(5) Thiết chế kinh tế
Thiết chế này có sức nặng cơ bản là thỏa mãn nhu cầu của con người về các sản
phẩm và các dịch vụ trong điều kiện môi trường luôn khan hiếm các nguồn lực và luôn
biến đổi. Sự tiến hóa của các thiết chế kinh tế thể hiện ở việc nâng cao trình độ cơng nghệ
và tri thức, ở việc mở rộng sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ, ở mức độ tích lũy tư
bản và tư liệu sản xuất và những thay đổi trong cách thức tổ chức lao động.


2.2.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu theo Herbert Spencer
- Đối tượng: Xuất phát từ quan điểm tiến hóa cho rằng xã hội luôn phát triển theo

những quy luật nhất định, Spencer chủ trương rằng xã hội học có nhiệm vụ là phát hiện ra
những quy luật đó của các cơ cấu xã hội trong q trình tiến hóa và nghiên cứu mối liên
hệ giữa các bộ phận trong xã hội. Theo ông xã hội học không nên đi quá sâu vào việc
phân tích những đặc thù lịch sử của xã hội nhưng nên tập trung tìm kiếm những thuộc
tính, những ngun lí có tính phổ qt và các mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng
xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu: ông không đưa ra phương pháp nghiên cứu cụ thể nào
nhưng ơng địi hỏi trong q trình nghiên cứu phải sử dụng nhiều số liệu khác, thu thập
số liệu vào nhiều thời điểm và nhiều nơi khác, nắm vững những tri thức và phương pháp
nghiên cứu của các ngành khoa học khác. Ông cho rằng, trong mọi ngành khoa học thì
nghiên cứu Xã hội học là khó khăn nhất vì:
• Yếu tố khách quan: do tính phức tạp của đời sống xã hội, do tính đặc thù
của xã hội, mỗi xã hội điều có nét riêng biệt. Vì vậy, các nhà xã hội học cần phải
hết sức thận trọng tìm ra đâu là khuynh hướng đặc biệt, đâu là khuynh hướng phổ
quát. Những tàn dư của xã hội ảnh hưởng đến xã hội đương đại rất nặng nề, do đó
phải đi sâu nghiên cứu để phân biệt cái cũ, cái mới và để xem xét xã hội bên
ngồi.
• Yếu tố chủ quan: bản thân các nhà xã hội học nghiên cứu xã hội chịu
nhiều áp lực, định kiến “làm xã hội đầu phải nóng, trái tim lạnh”, luôn ở trong
trạng thái lạnh lùng để nhận xét một cách khách quan.

3. Những đóng góp của Herbert Spencer cho xã hội (Thúy Kiều)
Spencer coi xã hội học là khoa học về các “sự kiện xã hội”. Sự kiện xã hội là tất cả
những cái tồn tại bên ngoài cá nhân nhưng có khả năng chi phối, điều khiển hành vi của
cá nhân. Ông phân biệt 2 loại : Sự kiện xã hội vật chất và sự kiện xã hội phi vật chất.
- Sự kiện xã hội vật chất là những quan hệ mà chúng ta có thể quan sát được, đo
lường được (cá nhân, nhóm xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội,...);
- Sự kiện xã hội phi vật chất là những thứ không thể quan sát được hay khó quan
sát, phải dùng đến trí tưởng tượng để hình dung ra (Quan niệm xã hội, giá trị chuẩn mực,
lý tưởng niềm tin, tình cảm,...).



Spencer đã phát triển một khái niệm toàn diện tiến hóa như là sự phát triển tiến bộ
của thế giới tự nhiên, của các cơ thể sinh vật, trí tuệ và của xã hội văn hóa con người.
Con người sống độc thân suốt đời này đã đóng góp một loạt chủ đề khác nhau, bao gồm
đạo đức học, tôn giáo, chính trị, triết học, sinh học, xã hội học, và tâm lý học.
Đóng góp nổi tiếng nhất của ơng là việc tạo ra thuật ngữ “sự sống sót của lồi
thích hợp nhất” (survival of the fittest), thuật ngữ ông tạo ra trong Nguyên lý Sinh vật
(Principles of Biology (1864), sau khi đọc Nguồn gốc mn lồi của Charles Darwin.
Thuật ngữ này thừa nhận mạnh mẽ chọn lọc tự nhiên, nhưng Spencer lại mở rộng sự tiến
hóa sang các lĩnh vực của xã hội học và đạo đức học và ông đã sử dụng chủ nghĩa
Lamarck hơn là chọn lọc tự nhiên.
Spencer tin rằng sự phân loại xã hội học cơ bản là giữa xã hội quân sự (nơi hợp tác
được đảm bảo bằng vũ lực) và xã hội công nghiệp (nơi hợp tác là tự nguyện, tự phát). Sự
tiến hóa không phải là một khái niệm sinh học duy nhất mà ơng áp dụng trong các lí
thuyết xã hội hoặc của mình; làm một so sánh chi tiết giữa động vật và xã hội loài người.
Tĩnh học xã hội , đó là cuốn sách đầu tiên của Herbert Spencer xuất bản năm 1851
bởi NXB người Anh, John Chapmman. Trong cuốn sách của mình, ơng sử dụng thuật ngữ
“Năng khiếu” để áp dụng các tư tưởng tiến hóa , Spencer giải thích rằng con người có hể
thích nghi với trạng thái xã hội, nhưng chỉ khi anh ta ở trong trạng thái xã hội như vậy.
Spencer kết luận mọi thứ đều có được từ sự thích nghi của đàn ơng với môi trường
xã hội và tự nhiên của họ , và nó cũng chứa hai đặc điểm: lây truyền di truyền và sự biến
mất của những người khơng thể thích nghi.

IV. KẾT LUẬN (Nghiệp Khang)
Spencer đã giải thích xã hội bằng cách dựa trên mơ hình những khn mẫu tự
nhiên và sinh học. Theo ông những khái niệm trong sinh học có thể giúp nhà xã hội học
làm nghiên cứu một cách hiệu quả. Cũng chính điều này mà ơng đã bị phê bình khi đã
suy diễn, quy đồng một cách máy móc từ lĩnh vực sinh học sang lĩnh vực xã hội. Spencer
cũng thường bị phê bình là khơng nhất quán. Quan điểm của ông thay đổi đối với các vấn

đề như: quốc hữu hóa đất đai, vấn đề quyền trẻ em, về việc phát triển chế độ phổ thông
đầu phiếu ở phụ nữ, về vai trị của chính. Tóm lại, mặc dù lí thuyết xã hội học của
Spencer khơng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ nghĩa duy lí trong khoa học nhưng
các quan niệm tiến hóa xã hội của ông đã gợi ra nhiều ý tưởng quan trọng được tiếp tục
phát triển trong các trường phái xã hội học hiện đại. Cách tiếp cận cấu trúc, hệ thống xã


hội của Spencer đã được E.Durkheim, Talcott Parsons, Robert Merton và những người
khác kế thừa, phát triển thành trường phái cấu trúc chức năng. Cách phân tích của
Spencer về mối liên hệ giữa các đặc điểm dân số học như quy mô và mật độ dân số với
các đặc điểm của thiết chế xã hội và tổ chức xã hội đã mở đầu cho trường phái sinh thái
học người và trường phái Chicago phát triển mạnh trong thế kỷ XX.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ths. Ngô Thị Thanh Thúy, Giáo trình Lịch sử Xã hội học (2020), Khoa KHXH&NV
Trường ĐH Cần Thơ, trang 97 – 102;
[2] Nguyễn Thị Cúc, Bài giảng môn học: Xã hội học Đại Cương (Lưu hành nội bộ)
(2011), Trường Cao Đẳng Công nghiệp và Xây dựng (ng Bí), trang 11 – 15;
[3] Lê Ngọc Hùng, Lịch sử & Lý thuyết Xã hội học, NXB: Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, trang 115 – 130.
[4] Nguồn: nct: 04/12/2020
[5] PGS, TS Nguyễn Đình Tấn, Xã hội học (Dùng cho hệ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ
chuyên ngành xã hội học) (2005), NXB: Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, trang 75 – 76.
VI. NHĨM BÁO CÁO
1. Các thành viên
[1] Lư Phạm Thiện Duy;
[2] Trần Trung Hiếu;
[3] Thái Nguyên Nghiệp Khang;
[4] Trần Thị Thúy Kiều;
[5] Trần Thị Ánh Linh (Trưởng nhóm);

[6] Vũ Thị Huỳnh Như;
[7] Thiều Phạm Anh Quốc;
[8] Sơn Thị Thanh Thúy.
2. Vai trò các thành viên trong nhóm
ST
T
1

Tên
Lư Phạm Thiện Duy

Vai trị
Chủ biên báo cáo word và dẫn chương trình thuyết
trình


2

Trần Trung Hiếu

3

Thái Nguyên Nghiệp
Khang

1) Soạn phần “Các thiết chế xã hội” và thuyết trình
2) Làm báo cáo powerpoint
Soạn phần “Kết luận và thuyết trình”
Soạn phần “Các đóng góp của Spencer” và thuyết
trình


4

Trần Thị Thúy Kiều

5

Trần Thị Ánh Linh

1) Trưởng nhóm
2) Soạn phần “tiểu sử” và thuyết trình

6

Vũ Thị Huỳnh Như

Soạn phần “định nghĩa xã hội học” và thuyết trình

7

Thiều Phạm Anh Quốc

1) Làm báo cáo powerpoint
2) Soạn phần “Lý thuyết sinh học xã hội”

8

Sơn Thị Thanh Thúy

Thuyết trình


3. Các thời gian họp bàn
[1] 9h30 ngày 26/11/2020: họp bàn ra được khung bài báo cáo và tìm kiếm các tài
liệu liên quan đến Herbert Spencer (Địa điểm: trung tâm học liệu);
[2] 9h40 ngày 02/12/2020: họp bàn để tổng hợp tài liệu (Địa điểm: căn tin trước
cổng Khoa KHXH & NV).
4. Đặc điểm các thành viên
STT
1
2

Tên
Lư Phạm Thiện Duy
Trần Trung Hiếu

3

Thái Nguyên Nghiệp Khang

4
5
6
7
8

Trần Thị Thúy Kiều
Trần Thị Ánh Linh
Vũ Thị Huỳnh Như
Thiều Phạm Anh Quốc
Sơn Thị Thanh Thúy


Đặc điểm
Hòa đồng, tinh ý, có sự quan sát
Có sự cố gắng rất nhiều, quan sát tinh tế.
Hơi ít nói trong các buổi họp bàn nhưng có
sự cố gắng rất nhiều để hồn thành trách
nhiệm
Xơn xáo, vui vẻ
Lãnh đạo tốt, có sự cố gắng nhiều
Trầm tính, ít nói
Dễ thương, hịa đồng
Có sự cố gắng góp cơng vào bài
--- HẾT ---



×