Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Chuyên đề: đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quy chuẩn VietGAHP trong chăn nuôi lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.71 KB, 22 trang )

Chuyên đề 2.2: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quy chuẩn VietGAHP tại
các HTX chăn nuôi tỉnh Hà Tĩnh.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................3
1.1. Mở Đầu...............................................................................................................3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................5
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................5
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN.........................................6
2.1. Phương pháp thu thập thông tin.........................................................................6
2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp..........................................................6
2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...........................................................7
2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.......................................................7
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.................................7
3.1. Tình hình phát triển chăn ni lợn tại tỉnh Hà Tĩnh...........................................7
3.1.1. Tình hình chăn ni lợn tại tỉnh Hà Tĩnh........................................................7
3.1.2. Tình hình phát triển chăn ni lợn theo quy trình VietGAHP tại tỉnh Hà Tĩnh
...................................................................................................................................9
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP
tại các HTX tỉnh Hà Tĩnh........................................................................................10
3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngồi..................................................................................10
3.2.1.1. Cơ chế, chính sách......................................................................................10
3.2.1.2. Yếu tố thuộc về tiêu chuẩn của quy trình VietGAHP.................................12
3.2.1.3. Yếu tố thị trường........................................................................................14
3.2.2. Nhóm các yếu tố bên trong............................................................................17


3.2.2.1. Nhóm yếu tố kỹ thuật.................................................................................17
3.2.2.2. Nguồn lực tài chính....................................................................................18
3.2.2.3. Nguồn lực lao động....................................................................................19


3.2.2.4. Nhận thức và trình độ người chăn nuôi, cán bộ triển khai VietGAHP.......20
3.2.2.5. Yếu tố liên kết trong chăn nuôi lợn............................................................21
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................22
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................24


BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HTX

Hợp tác xã

THT
TCCN

Tổ hợp tác
Tổ chức chứng nhận

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

KHCN&MT

Khoa học công nghệ và Mơi trường

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

ATTP


An tồn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Mở Đầu
Tại Việt Nam, những năm gần đây, chăn ni lợn ln duy trì mức tăng
trưởng tương đối cao. Số đầu lợn tăng bình quân 4,9%/năm, sản lượng thịt lợn xuất
chuồng tăng khoảng 10,1%/năm. Theo tổng hợp của Cục Chăn ni, ước tính tới
cuối 2016, chưa kể các trang trại nhỏ, chỉ riêng số lượng các trang trại lớn và vừa
đã lên tới con số 26 nghìn, tăng tới 23% so với năm 2015. Những kết quả trên góp
phần thúc đẩy nhanh chóng sự gia tăng cả về quy mô đầu lợn cũng như sản lượng
sản phẩm thịt lợn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm về số lượng và chất
lượng ngày càng cao của xã hội .
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì ngành chăn ni lợn
vẫn cịn những tồn tại cần được khắc phục: Giá thành thịt lợn sản xuất trong nước
vẫn còn cao; năng suất, sản lượng chăn nuôi thấp; sản xuất chưa gắn chặt với chế
biến, giết mổ; dịch bệnh trong chăn ni cịn xảy ra rất phức tạp làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi; sự phát triển thiếu quy hoạch làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải chăn nuôi
và dịch bệnh chung giữa người và gia súc (Cục Chăn nuôi, 2016). Phát triển chăn
ni lợn theo quy trình thực hành chăn ni tốt (VietGAHP) sẽ khắc phục triệt để
được những khó khăn, thách thức này.
Chăn ni lợn theo quy trình VietGAHP là một phương thức chăn nuôi tiên
tiến nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm làm ảnh hưởng
tới an tồn, chất lượng sản phẩm, mơi trường, sức khỏe, an toàn lao động và an

sinh xã hội (Bộ NN&PTNT, 2008); là xu thế tất yếu của q trình phát triển chăn
ni trước u cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, góp phần nâng cấp và
hồn thiện chuỗi giá trị ngành chăn ni lợn, nâng cao hiệu quả, thu nhập cho
người sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng VietGAHP vào trong thực tiễn đòi hỏi sự
đầu tư chi phí cao, thời gian chuẩn bị kéo dài, quy mô chăn nuôi lớn, tập trung,
Page 1


trình độ hiểu biết quy trình của người lao động... đang là những cản trở cho việc
phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta.
Hà Tĩnh là tỉnh có mật độ dân số cao, đông dân cư, nhu cầu lương thực, thực
phẩm nói chung trong đó có thịt lợn nói riêng hàng ngày rất lớn, đặc biệt đối với
các sản phẩm có chất lượng, sạch và an tồn nhưng ngành nơng nghiệp của tỉnh
chưa đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về sản phẩm thịt lợn an toàn cho người tiêu
dùng. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình phát triển chăn ni lợn theo quy trình
VietGAHP trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và các HTX chăn ni nói riêng
hiện nay? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chăn ni lợn theo
quy trình VietGAHP tại các HTX? Để có cơ sở đề xuất giải pháp thúc đẩy phát
triển chăn ni lợn theo quy trình VietGAHP. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu chun đề: “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quy chuẩn VietGAHP tại các
HTX chăn nuôi tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tại các HTX theo
quy chuẩn VieGAHP trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu
chuẩn VietGAHP tại tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về Nội dung: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

khả năng phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Hà Tĩnh.
Về không gian: Chuyên đề được tiến hành trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh,
tuy nhiên ngoài việc nghiên cứu những nội dung phản ánh những đặc điểm chung
liên quan, chuyên đề lựa chọn đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quy chuẩn

Page 2


VietGAHP tại các HTX chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện bao gồm: Cẩm Xuyên,
Hương Khê, Kỳ Anh, Thạch Hà.
Về thời gian: Chuyên đề được tiến hành từ 01/03/2017 – 01/04/2017.

Page 3


II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN
2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ UBND huyện, UBND tỉnh và Liên
Minh HTX tỉnh Hà Tĩnh đã được công bố nhằm phản ánh thực trạng tình hình chăn
ni lợn của tỉnh trong thời gian qua.
Đây là những số liệu đã cơng bố, đảm bảo tính đại diện khách quan của đề
tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu
có những bước đầu hình dung được tình hình chăn nuôi lợn.
2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra cán bộ HTX chăn
nuôi bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên địa bàn 4 huyện gồm: Cẩm
Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Khê.
2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung

nghiên cứu và phân thành 02 nhóm là: những tài liệu lý luận và những tài liệu tổng
quan về thực tiễn nói chung.
- Tài liệu sơ cấp: Mỗi loại mẫu được khảo sát theo bảng câu hỏi của phiếu
điều tra theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của chuyên đề và số liệu được xử lý
bằng phần mềm Excel.

Page 4


III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Tình hình phát triển chăn ni lợn tại tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1. Tình hình chăn ni lợn tại tỉnh Hà Tĩnh
Hiện nay, ngành chăn ni Hà Tĩnh đang có những bước phát triển mang
tính bước ngoặt, tổng đàn tăng nhanh, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm phần lớn cơ
cấu giá trị ngành nơng nghiệp. Đặc biệt, với hàng loạt chính sách “kích cầu” hấp
dẫn của tỉnh, chăn ni lợn được quy hoạch lại một cách đồng bộ, hiện đại theo
hướng liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, toàn tỉnh có 160 mơ hình quy
mơ 500 con trở lên; hàng trăm mơ hình quy mơ vừa và nhỏ.
Trước đây, chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, tự phát,
phần lớn con giống được mua trôi nổi trên thị trường hoặc do người dân tự chọn
lọc, khơng đảm bảo chất lượng, an tồn dịch bệnh. Nhằm giải quyết tình trạng bị
động về con giống, tỉnh chỉ đạo và có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn nái
100% máu ngoại. Những ưu đãi này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia
phát triển chăn ni lợn. Chỉ tính năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, trên địa
bàn tỉnh đã tăng thêm 41 mơ hình, nâng tổng số lên 134 mơ hình lợn thương phẩm.
Cũng trong những tháng đầu năm nay, toàn tỉnh phát triển thêm 10 mơ hình chăn
ni lợn nái quy mô trên 300 con, nâng số cơ sở nái lên 33 mơ hình.
Trung tâm sản xuất giống lợn chất lượng cao số 2 được xây dựng trên diện
tích 15 ha tại xã Phú Lộc (Can Lộc), với tổng mức đầu tư 63 tỷ đồng, do Công ty
CP Phát triển nông lâm Hà Tĩnh làm chủ đầu tư (thuộc Tổng Công ty KS&TM Hà

Tĩnh). Đây là một cơ sở được đầu tư bài bản, khép kín, do Cơng ty TNHH
Buntaphan (Thái Lan) cung cấp con giống, thiết bị và chuyển giao công nghệ, với
quy mô 1.200 nái.
Cùng bắt tay triển khai đề án chăn nuôi lợn, Công ty CP Chăn ni Mitraco
đã chú trọng các dịng giống ngoại cụ kỵ, ông bà và bố mẹ. Từ chỗ bị động trong
khâu giống, đến nay, doanh nghiệp đã từng bước chuyên sâu, chọn tạo dòng giống
Page 5


có phẩm cấp cao, giá thành hạ nhằm cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Hiện, đơn vị đưa vào hoạt động 2 trung tâm trại nái lợn chất lượng cao với quy mô
lớn, từ 1.200-1.600 nái; 5 trại nái gia cơng và cung ứng hàng nghìn con nái cho các
cơ sở chăn nuôi tự chủ tại các địa phương để họ cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi
vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp thông qua HTX, tổ hợp tác.
Chỉ có khuyến khích người chăn ni tham gia chuỗi khép kín thì mới kiểm
sốt tốt chất cấm trong chăn nuôi, giúp bà con xây dựng thương hiệu sản phẩm và
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Tham gia mơ hình liên kết chuỗi khép kín, doanh nghiệp sẽ trực tiếp cung
cấp thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật, thu mua lợn tại các hộ dân và khép kín đến
tận quy trình giết mổ, tiêu thụ. Tất nhiên, người dân cần tuân thủ các điều kiện đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y, đặc biệt, khơng sử dụng các loại hóa
chất cấm, chất tạo nạc Salbutamol, Clenbutamol.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp kết nối xây dựng chuỗi liên kết với các trang
trại chăn nuôi là tín hiệu đáng mừng nhằm xây dựng thương hiệu thịt lợn Hà Tĩnh,
góp phần tái cơ cấu ngành nơng nghiệp. Tuy nhiên, những bài học thiếu bền vững
đã từng xảy ra khi lợi ích các bên khơng dung hịa. Việc lựa chọn doanh nghiệp
đảm bảo uy tín, đủ tiềm lực và đủ tâm huyết với người nông dân cần sự giám sát
chặt chẽ của cơ quan chun mơn.
3.1.2. Tình hình phát triển chăn ni lợn theo quy chuẩn VietGAHP tại tỉnh
Hà Tĩnh

Chăn ni Hà Tĩnh hiện nay có bước phát triển khá, tổng đàn gia súc, gia
cầm phát triển ổn định và chất lượng đàn ngày càng được cải thiện rõ rệt. Tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất chăn ni bình qn 5 năm (2011-2015) đạt 5,1%; tỷ
trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ
38,2% lên 45,2% (ước đạt năm 2015). Tổng đàn gia súc, gia cầm tăng; chất lượng
đàn được nâng lên rõ rệt; đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn, hươu. Tổng đàn lợn
Page 6


năm 2015 ước đạt 521.900 con tăng 46,6% so với 2011; đàn nái ngoại 23.500 con,
chiếm 25% tổng nái (tỷ lệ nái ngoại trên tổng đàn nái tăng 17,2% so với năm
2011); đàn hươu 51.500 con tăng 84,1% so với năm 2011. Hình thức chăn ni có
nhiều chuyển biến tích cực, hình thành được nhiều trang trại, vùng trang trại chăn
ni tập trung và mơ hình chăn ni liên kết với doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế
cao, bước đầu phát triển khá bền vững. Nhiều mơ hình sản xuất chăn nuôi tập
trung, quy mô lớn được đầu tư xây dựng và phát triển có hiệu quả; tưng bước giảm
dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, tăng chăn nuôi gia trại, trang trại. Các
hình thức tổ chức sản xuất chăn ni được hình thành và phát triển; đặc biệt chăn
ni hình thức liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Tồn tỉnh có 111 HTX chăn ni (có 52 HTX liên kết với doanh nghiệp tạo
thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa) trong đó có 81 HTX chăn nuôi lợn gồm: 38
HTX chăn nuôi quy mô lớn (500 con trở lên), 43 HTX chăn nuôi quy mô vừa và
nhỏ: Một số HTX điển hình như: HTX Hồng Châu (Kỳ Anh): Quy mô 450 nái
ngoại cấp bố mẹ, lợi nhuận trung bình đạt 1.200 triệu đồng/năm; HTX Phú Sơn
(Vũ Quang): Quy mô 450 nái ngoại cấp bố mẹ, lợi nhuận trung bình đạt 1.000 triệu
đồng/năm; HTX thương binh 27/7 Thịnh lộc (Lộc Hà): Quy mô 1.200 lợn thịt/lứa,
lợi nhuận trung bình đạt 400 triệu đồng/năm... Đặc biệt hiện nay có 18 HTX chăn
ni lợn nái quy mơ 300 con trở lên,với 152 tổ hợp tác liên kết quy mô nhỏ (từ 2080 con/hộ), với 1800 hộ tham gia, trong đó có 42 THT đã đưa giống vào sản xuất,
kết quả bước đầu cho thu nhập khá từ 400 - 800 ngàn đồng/con/lứa, nếu tính một
hộ ni thơng qua tổ hợp tác, mỗi lứa cho thu nhập 10 đến 18 triệu đồng (20-30

con/lứa) trong khi chỉ cần khoảng 1/4 lao động/ ngày, mỗi năm nuôi ba lứa cho từ
30 đên 54 triệu đồng/ năm, của 1/4 lao động.

Page 7


3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy chuẩn
VietGAHP tại các HTX tỉnh Hà Tĩnh
3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngồi
3.2.1.1. Cơ chế, chính sách
Chính sách của Nhà Nước và của địa phương như chính sách về đất đai,
chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển kinh tế xã hội, cơ chế
liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến… là một trong những yếu tố quan trọng
nhất tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP ra đời và
phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, đất nước đang hội nhập trong khi đó
thực phẩm sạch trong nước chưa được chính người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn
tiêu dùng. Bản thân quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm
2008 của bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy trình thực
hành chăn ni tốt cho chăn ni lợn an tồn tại Việt Nam (VietGAHP) là chính
sách ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn
VietGAHP trên địa bàn. Quyết định này là chính sách mở đầu cho sự hình thành,
thúc đẩy phát triển mơ hình chăn ni VietGAHP trên cả nước nói chung và tỉnh
Hà Tĩnh nói riêng.
Cũng như nhiều địa phương và lĩnh vực sản xuất khác, hiện nay hầu hết các
chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn đang chỉ tập trung hỗ trợ sản xuất như tiến hành
tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ dụng cụ chăn nuôi như: máy bơm nước, máng ăn, máng
uống, hỗ trợ vốn để xây dựng chuồng trại, biogas, hỗ trợ quần áo bảo hộ lao động...
Ngoài ra các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, bao tiêu ổn định đầu ra thì đến
nay địa phương chưa có nhiều hoạt động để thúc đẩy hỗ trợ hộ chăn ni tìm đầu
ra cho sản phẩm chăn ni của mình. Sự bất cập, khơng phù hợp trong chính sách

đã và đang trở thành yếu tố cản trở quá trình phát triển bền vững, nhân rộng mơ
hình chăn ni lợn theo quy chuẩn VietGAHP. Vì vậy trong thời gian tới cần có

Page 8


giải pháp nhằm hồn thiện hơn nữa chính sách phát triển chăn nuôi lợn theo quy
chuẩn VietGAHP.
Hệ thống các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành
nhưng chưa được đầy đủ, thiếu tính thống nhất, nhiều văn bản chỉ mang tính chất
ngành hoặc văn bản tạm thời. Đặc biệt chưa thành lập được một cách đồng bộ
mạng lưới thanh tra, kiểm tra chất lượng, kiểm soát các yếu tố gây mất vệ sinh và
an tồn thực phẩm trong q trình sử dụng các đầu vào và bảo quản chế biến các
sản phẩm từ chăn nuôi. Công tác kiểm dịch động vật mặc dù đã được thực hiện
tương đối nghiêm túc nhưng hiệu quả đạt được chưa thật sự cao.
Khó khăn nhất đối với các HTX chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP là
sự cạnh tranh khơng cơng bằng giữa các sản phẩm có nguồn gốc, có thương hiệu
với các sản phẩm trơi nổi trên thị trường. Trong khi quản lý chất lượng hàng nông
sản cịn hạn chế thì sự tin tưởng của người dân về các thương hiệu hàng thực phẩm
chưa thực sự cao. Nhãn mác sản phẩm chưa minh bạch nên chưa tạo lịng tin cho
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mẫu mã, bao bì, chủng loại hàng hóa cịn đơn điệu
nên chưa đáp ứng được thị hiếu và thói quen tiêu dùng hàng chất lượng cao của
người tiêu dùng. Nhận thức của người chăn nuôi về việc xây dựng các chuỗi liên
kết, xây dựng thương hiệu sản phẩm và chăn nuôi theo hướng an tồn thực phẩm
cịn nhiều hạn chế. Một bộ phận người dân tuy đã có nhận thức về xây dựng
thương hiệu thực phẩm an tồn nhưng khơng biết bắt đầu từ đâu. Bên cạnh đó là
thiếu sự hướng dẫn về kỹ thuật và thiếu nguồn vốn để thực hiện nên gặp nhiều khó
khăn trong việc phát triển chăn ni lợn theo quy chuẩn VietGAHP.
3.2.1.2. Yếu tố thuộc về quy chuẩn của quy chuẩn VietGAHP
Yếu tố thuộc về bản thân quy định của VietGAHP chính là những khó khăn

trong áp dụng thực hành chăn nuôi tốt vào thực tiễn (Bộ NN&PTNT, 2008). Hiện
nay, trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và chăn ni lợn nói riêng, việc áp dụng
VietGAHP vào thực tiễn cịn một số khó khăn như:
Page 9


- Khó khăn trong việc nâng cao ý thức người nông dân trong sản xuất.
Người sản xuất phải ý thức được sản xuất an tồn cho con người và mơi trường.
- Chi phí thực hiện VietGAHP lớn. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn của quy
trình VietGAHP người chăn ni cần phải có sự đầu tư lớn để xây dựng chuồng
trại, nhà kho, mua sắm trang thiết bị vệ sinh, thú y; chi phí về giống, thức ăn đảm
bảo chất lượng, tiêm phòng dịch bệnh, bảo hộ lao động (Bộ NN&PTNT, 2008).
- Nguồn nhân lực phải có chất lượng cao: Để đáp ứng quy chuẩn VietGAHP
địi hỏi người chăn ni cần thực hiện rất nhiều khâu công việc như công tác ghi
chép, kiểm sốt dịch bệnh, kỹ thuật chăn ni lợn...do đó địi hỏi người chăn ni
cần phải có nguồn lao động chất lượng mới đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này
(Bộ NN&PTNT, 2008).
Những khó khăn này, hiện nay đang là yếu tố làm cho tỷ lệ HTX chăn ni
áp dụng các tiêu chí của quy chuẩn VietGAHP thấp. Vì vậy để chăn ni theo quy
chuẩn VietGAHP phát triển các khó khăn này cần dần được hạn chế. Hồ sơ, thủ tục
xác nhận nguồn gốc con giống, thức ăn, đầu tư đồng bộ về chuồng trại, xử lý chất
thải... Ngay đến việc đơn giản như viết nhật ký chăn nuôi hàng ngày, mỗi ngày cho
vật nuôi ăn liều lượng bao nhiêu, tiêm phòng vào thời điểm nào, vật ni có biểu
hiện gì bất thường đã đủ khiến cho nhiều người chăn ni cảm thấy ngại.
Trong khi đó, chăn nuôi theo quy chuẩn VietGAP, người chăn nuôi chịu mức
chi phí đầu tư cao hơn gấp nhiều lần do phải làm tốt cơng tác bảo vệ mơi trường,
tiêm phịng cho vật nuôi… mà giá bán chưa hẳn đã cao hơn. Tất cả những khó
khăn này đang cản trở con đường đến với VietGAP của các HTX chăn nuôi Hà
Tĩnh.
Để đơn giản hóa, Dự án LIPSAP đã xây dựng sổ tay VietGAHP để hướng

dẫn các hộ nông dân trong việc thực hành, áp dụng quy chuẩn VietGAHP vào chăn
nuôi lợn song theo như đánh giá của các hộ chăn nuôi quy trình gồm 100 tiêu chí
nhỏ, trong đó danh mục các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi là tên khoa học khó
Page
10


đọc, khó nhớ hàng năm được bổ sung vì vậy mặc dù đã được tập huấn nhưng các
hộ chăn nuôi trong HTX thấy khó hiểu và khơng thể nhớ hết để áp dụng dẫn đến
làm sai, không áp dụng đúng như quy định đề ra. Một số các tiêu chí về nguồn gốc
con giống và chất lượng nước, thu gom rác thải, chất lượng nước được đặt ra song
các hộ chăn ni khơng thể thực hiện được vì trên địa bàn chưa có khả năng để
thực hiện được. Bên cạnh các tiêu chí gây khó dễ cho các hộ, quy chuẩn VietGAHP
cịn có các tiêu chí về chuồng trại, trang thiết bị được các hộ, cán bộ trong HTX
chăn nuôi cho rằng không phù hợp với quy mô chăn nuôi.
3.2.1.3. Yếu tố thị trường
Giá cả đầu vào, đầu ra biến động và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng
cao và khắt khe hơn đều gây ảnh hưởng đến phát triển chăn ni. Ngồi ra, hệ
thống kênh tiêu thụ hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào thương lái và các hộ giết mổ
quy mô nhỏ dẫn đến đầu ra không ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của
các HTX.
Khơng q nếu nói thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất. Trong nền kinh tế hàng hóa,
mục đích của các nhà sản xuất là sản xuất ra hàng hóa ra để bán, để thỏa mãn nhu
cầu của người khác. Các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà hoạt
động sản xuất kinh doanh đều phải gắn với thị trường. Hoạt động chăn nuôi lợn
theo quy chuẩn VietGAHP của các HTX cũng khơng nằm ngồi quy luật này.
Bảng 3.1. Khó khăn của các HTX trong chăn ni lợn
ĐVT: % số HTX
Các khó khăn

1) Giá đầu ra
2) Giá đầu vào
3) Vốn
4) Dịch bệnh

HTX chăn nuôi lợn
Số lượng HTX (20)
Tỷ lệ (100%)
16
80%
14
70%
14
70%
8
40%

Page
11


5) Đất

6
30%
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hTX (2016)

Kết quả điều tra chỉ ra rằng giá đầu ra thấp và bấp bênh là yếu tố hạn chế
gây khó khăn cho phần lớn (hơn 70%) các HTX chăn nuôi lợn trên địa bàn.
Bên cạnh việc giá đầu ra thấp thì trong những năm gần đây do biến động của

thị trường trong nước và thế giới, giá các loại thức ăn chăn ni đặc biệt thức ăn
cơng nghiệp đang có xu hướng tăng gây khó khăn cho các hộ trong việc mở rộng
quy mô chăn nuôi, đầu tư sản xuất theo quy chuẩn VietGAHP. Bên cạnh giá cả đầu
vào tăng thì chất lượng các đầu vào như giống, thức ăn đã ảnh hưởng không nhỏ
tới chất lượng lợn, khả năng thực hiện các tiêu chí thực hành nơng nghiệp tốt của
các HTX.
Như vậy có thể nói, giá đầu vào tăng, chất lượng chưa được kiểm soát đồng
thời sự biến động của giá đầu ra đã trở thành yếu tố then chốt trong việc phát triển
chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP trên địa bàn.
Trong chăn ni, chi phí thức ăn chiếm phần lớn giá thành chăn ni. Bên
cạnh đó, người chăn ni đang ngày càng có xu hướng sử dụng thức ăn cơng
nghiệp thay vì tận dụng các phế phụ phẩm nơng nghiệp. Chính vì vậy, tương quan
biến động giữa giá thức ăn chăn nuôi và giá sản phẩm đầu ra luôn là mối quan tâm
của người chăn nuôi. Đặc biệt đối với các HTX chăn nuôi chăn nuôi theo quy
chuẩn VietGAHP với quy mô lớn và chủ yếu sử dụng thức ăn cơng nghiệp có nhãn
mác, nguồn gốc rõ ràng thì mối tương quan giữa giá thức ăn chăn ni với giá bán
sản phẩm đầu ra là điều hộ, HTX chăn nuôi đặc biệt quan tâm.

Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm lợn chăn nuôi theo quy chuẩn
VietGAHP

Page
12


Quy mô dân số, mức sống người tiêu dùng của tỉnh và các khu vực lân cận
ngày một tăng cao là thị trường lớn cho tiêu dùng sản phẩm thịt lợn cả về số lượng
và chất lượng. Người tiêu dùng trong tỉnh Hà Tĩnh nói chung và đặc biệt là bộ
phận người dân trong các khu vực thành phố, thị trấn, những người có thu nhập và
mức sống cao hơn so với các khu vực khác ln có nhu cầu rất lớn đối với sản

phẩm thịt lợn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ sẵn sàng trả giá
cao đối với sản phẩm sạch, có hàm lượng dinh dưỡng cao để đảm bảo sức khỏe gia
đình.
Tuy nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch đang tăng nhanh, nhưng kênh tiêu thụ
của dòng sản phẩm này chủ yếu vẫn là tại các hệ thống siêu thị mà chưa được phổ
biến rộng rãi trên thị trường như tại các chợ truyền thống, các cửa hàng tự chọn.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng sản phẩm thịt lợn chăn
nuôi theo quy chuẩn VietGAHP là sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm thịt lợn an
toàn. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thịt lợn chăn nuôi theo quy trình VietGAHP sẽ
tăng nhanh khi người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm mặc dù giá tăng
cao hơn so với sản phẩm thịt lợn thường. Hiện nay thị trường chưa được minh bạch
nên xảy ra tình trạng nhiễu loạn thông tin về thực phẩm sạch, ảnh hưởng đến lòng
tin của người tiêu dùng. Hầu hết các siêu thị hiện chưa có khu vực riêng để trưng
bày và giới thiệu cho dòng thực phẩm sạch. Những nhãn hàng thực phẩm sạch vẫn
bị đánh đồng với các loại hàng hóa khác. Các doanh nghiệp nhỏ và hầu hết HTX
chăn nuôi không đủ sức đầu tư quảng cáo, tiếp thị, đưa sản phẩm vào các siêu thị
nên cơ hội để xây dựng thương hiệu và bước chân ra thị trường còn rất gian nan.
3.2.2. Nhóm các yếu tố bên trong
3.2.2.1. Nhóm yếu tố kỹ thuật
Giống, thức ăn, công tác thú y đều ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn
nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP tại các HTX.

Page
13


Giống: Hiện nay giống lợn được sử dụng trong chăn nuôi tại các HTX của
chủ yếu mua từ thương lái và cơ sở chăn nuôi khác; tỷ lệ HTX chăn nuôi mua con
giống từ các cơ sở sản xuất giống được chứng nhận đạt chất lượng chỉ chiếm 30%
(theo kết quả khảo sát năm 2017). Việc sử dụng con giống mua từ các thương lái

và cơ sở chăn nuôi khác có ưu điểm là giá thấp hơn và thuận tiện hơn, tuy nhiên
con giống mua từ các nguồn này không được đảm bảo về cơng tác tiêm phịng,
khơng có giấy chứng nhận và hồ sơ lý lịch con giống. Nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ
HTX chăn nuôi sử dụng con giống từ các cơ sở sản xuất giống được chứng nhận
chất lượng thấp được là do số lượng cơ sở cung cấp giống cịn ít và giá con giống
mua từ các cơ sở này cao hơn nhiều so với giá mua từ các đối tượng khác. Đây là
yếu tố gây cản trở tới việc phát triển chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP của
tỉnh. Do đó để thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi theo quy chuẩn VietGAHP trong
thời gian tới, thành phố cần có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở sản
xuất giống đảm bảo chất lượng và có đăng ký chứng nhận chất lượng con giống
theo tiêu chuẩn của nhà nước.
Thức ăn: Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng,
phát triển cũng như năng suất, chất lượng thịt lợn. Đây chính là điều kiện để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt lợn, có vai
trị rất quan trọng để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi lợn.
Do đó việc cung cấp đảm bảo nguồn thức ăn có chất lượng cao, đảm bảo dinh
dưỡng cho các hộ, HTX chăn nuôi với giá thành hợp lý sẽ thúc đẩy việc phát triển
chăn ni lợn thịt theo hướng hàng hóa. Thực tế khảo sát trên địa bàn các huyện
cho thấy, hiện nay vẫn cịn gần 30% số HTX chăn ni sử dụng thức ăn tận dụng
chưa đảm bảo chất lượng và tỷ lệ HTX chăn nuôi chưa thực hiện ký hợp đồng với
các đơn vị cung cấp thức ăn có chứng nhận (55%), do đó chưa chủ động được
nguồn cung cấp thức ăn, cũng như chưa đảm bảo nguồn gốc, nhẵn mác rõ ràng của
sản phẩm.
Page
14


3.2.2.2. Nguồn lực tài chính
Để chăn ni lợn có thể đạt được quy chuẩn VietGAHP yêu cầu các HTX
chăn nuôi phải đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khép kín từ chuồng ni đến hệ thống

các cơng trình phụ trợ, hệ thống xử lý chất thải cũng như các trang thiết bị phục vụ
cho chăn ni. Có thể nói để có thể phát triển chăn ni theo hướng VietGAHP
HTX chăn nuôi lợn phải bỏ ra lượng vốn khá lớn so với chăn nuôi thường. Thiếu
vốn trở thành yếu thành yếu tố cản trở của gần 30% số HTX trong việc mở rộng
chăn nuôi của các HTX chăn nuôi VietGAHP.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các HTX chăn ni khơng chủ động được
nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong đầu tư phát triển sản xuất. Tỷ lệ cán bộ HTX
được phỏng vấn có nhận định vốn có ảnh hưởng đến áp dụng quy chuẩn
VietGAHP tại các HTX là 80%. Cho thấy nhu cầu về vốn để phục vụ cho phát triển
chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là rất lớn. Ngoài
vốn tự có, phần lớn các HTX chăn ni đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho chăn
nuôi lợn. Trong tổng vốn đầu tư phục vụ cho chăn nuôi của các HTX chăn nuôi,
vốn vay chiếm 65%. Nguồn vay chủ yếu từ ngân hàng và các quỹ tín dụng. Ngồi
ra, các HTX chăn ni cịn huy động thêm vốn từ các tổ chức khác như Hội nông
dân, Hội phụ nữ... Lượng vốn vay mới đáp ứng được hơn 70% nhu cầu vay của các
HTX chăn nuôi. Với lượng vốn vay lớn thực sự là những khó khăn đối với các
HTX chăn nuôi trong việc đầu tư chuồng trại, mua sắm trang thiết bị, con giống và
cung cấp thức ăn hàng ngày phục vụ cho chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP.
3.2.2.3. Nguồn lực lao động
Lao động trong nông nghiệp với phương thức làm ăn tiêu nông là lao
động giản đơn nhưng hiện nay trong thời buổi kinh tế hội nhập muốn làm giàu từ
nơng nghiệp khơng có cách nào khác là sản xuất hàng hóa, sản xuất ra sản phẩm có
tính cạnh tranh vì vậy địi hỏi lao động trong các HTX địi hỏi có kiến thức nhất
Page
15


định để có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp vào sản xuất. Đặc biệt là đối
với chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP, đây là tiêu chuẩn chăn ni địi hỏi
những quy trình chăm sóc nghiêm ngặt ở từng khâu từ cho ăn, cách chăm sóc, kỹ

năng ghi chép …. Khơng có lao động hoặc lao động thiếu kinh nghiệm là nguyên
nhân hạn chế sự phát triển các ngành kinh tế trong nơng nghiệp nói chung, ngành
chăn ni lợn nói riêng.
Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 70%. Chăn nuôi lợn theo quy chuẩn
VietGAHP, yêu cầu người lao động cần phải có kiến thức và kỹ năng về sử dụng
thức ăn, thuốc thú y, chăm sóc vệ sinh...cho nên với đặc điểm lao động như trên
của các HTX chăn nuôi sẽ là cản trở lớn trong việc áp dụng quy trình chăn ni tốt
vào thực tế. Vì vậy, việc tăng cường cơng tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ
hiểu biết cho các hộ chăn ni sẽ góp phần thức đẩy phát triển chăn nuôi theo quy
chuẩn VietGAHP ở tỉnh Hà Tĩnh.
Khảo sát thực trạng tập huấn kỹ thuật cho lao động của các HTX chăn ni
cho kết quả: có 60% số HTX chăn nuôi được tham gia tập huấn, tuy nhiên hiện nay
tỷ lệ kiến thức các HTX áp dụng được vào trong sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ thấp đạt
30,51%. Các lớp tập huấn trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung về quy trình,
kỹ thuật chăn ni lợn nói chung, chưa có nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn ni
lợn theo quy chuẩnVietGAHP. Bởi vậy có tới 30% số HTX chăn nuôi chưa hiểu
biết về chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP và chỉ có 10% số HTX chăn nuôi
hiện nay đang áp dụng quy chuẩn VietGAHP.
3.2.2.4. Yếu tố liên kết trong chăn nuôi lợn
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh các công ty, đại lý thức ăn chăn nuôi phát
triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, cung cách phục vụ. Các hãng thức ăn lớn
như: CP Group, Hope, Cargill....đã xây dựng mạng lưới phân phối, cung cấp sản
phẩm đến tận xã, thôn theo các cấp độ khác nhau tạo điều kiện thuận lợi và đáp
ứng đủ nhu cầu thức ăn cho người chăn nuôi.
Page
16


Một trong những nội dung khá quan trọng của tiêu chuẩn VietGAHP là
100% các cơ sở chăn nuôi cần phải thực hiện ký hợp đồng với nhà cung cấp thức

ăn để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của thức ăn. Tuy nhiên qua thực tế điều tra
khảo sát cho thấy hiện nay tỷ lệ HTX chăn nuôi thực hiện ký hợp đồng với các nhà
cung cấp thức ăn (công ty cám và các đại lý cấp 1) chiếm tỷ lệ thấp 30%. Cịn lại
đa số các HTX chăn ni mua lại thức ăn từ các đại lý cấp 2 và cấp 3 với phương
thức mua trả chậm sau mỗi đợt ni. Điều này làm cho chi phí chăn ni tăng lên
và sự chủ động trong chăn nuôi thấp dẫn tới hiệu quả chăn ni khơng cao, do đó
khơng khuyến khích phát triển chăn ni.

IV. KẾT LUẬN
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VietGAHP tại các HTX hiện nay
bao gồm các yếu tố: yếu tố thuộc về tiêu chuẩn của quy trình VietGAHP, yếu tố
nguồn lực phục vụ chăn nuôi của HTX và yếu tố thị trường là ba yếu tố chính ảnh
hưởng lớn đến việc áp dụng quy chuẩn VietGAHP cụ thể: nếu muốn áp dụng
VietGAHP. HTX cần hoàn thiện về hồ sơ, thủ tục xác nhận nguồn gốc con giống,
Page
17


thức ăn, đầu tư đồng bộ về chuồng trại, xử lý chất thải... Ngay đến việc đơn giản
như viết nhật ký chăn nuôi hàng ngày, mỗi ngày cho vật nuôi ăn liều lượng bao
nhiêu, tiêm phòng vào thời điểm nào, vật ni có biểu hiện gì bất thường đã đủ
khiến cho nhiều người thành viên trong HTX cảm thấy khó khăn.
Chăn nuôi theo quy chuẩn VietGAHP, người chăn nuôi chịu mức chi phí đầu
tư cao hơn gấp nhiều lần do phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường, tiêm phịng
cho vật ni… mà giá bán chưa hẳn đã cao hơn. Tất cả những yếu tố này đang cản
trở con đường đến với VietGAP của các HTX tại tỉnh Hà Tĩnh.
Chăn nuôi theo quy chuẩn VietGAHP là giải pháp cho chăn ni phát triển
hiệu quả và bền vững. Vì vậy, tỉnh cần có các giải pháp, chính sách hỗ trợ, khuyến
khích HTX áp dụng. Trước mắt, có thể xây dựng thí điểm mơ hình tại một số HTX
để các HTX, doanh nghiệp, trang trại đến tham quan, học tập, rút kinh nghiệm, áp

dụng vào thực tiễn chăn nuôi. Cần đẩy mạnh liên kết giữa các HTX, doanh nghiệp;
có chính sách ưu đãi, khuyến khích các HTX, doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ
thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là sản phẩm chăn ni an tồn.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Quyết định số 1506/QĐ-BNNKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
Quy trình thực hành chăn ni tốt cho chăn ni lợn an tồn tại Việt Nam
(VietGAHP).
2. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (2012). Thông tư số 48/2012/TT –
BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy định về chứng
Page
18


nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
3. Cục chăn nuôi (2016). Báo cáo Tổng kết công tác quản lý, chỉ đạo phát triển sản
xuất chăn nuôi năm 2016 theo định hướng tái cơ cấu và triển khai kế hoạch 2017
4. Tạ Việt Hồng (2013). Phát triển mơ hình chăn ni lợn theo quy trình
VietGAHP trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
5. Hồng Hạnh (2010). Chăn nuôi lợn – ngành chăn nuôi lấy thịt chủ yếu ở nước ta.
Truy cập ngày 3/10/2015 từ />6. Ngọc Anh (2014). Mở rộng vùng chăn nuôi theo hướng "sạch", truy cập ngày
16/12/2014

tại

/>
rongvung-chan-nuoi-theo-huong-sach-569850/
7. ASEAN Secretariat (2006). ‘Good agricultural practices for production of fresh

fruit and vegetables in the ASEAN region’, ASEAN Secretariat, Jakarta.
8. APEC (2011). Seminar-Workshop on the Assessment of Good Animal
Husbandry Practices (GAHP) in APEC Member Economies. Retrieved 1 January
2015

from

/>
_atc_GAHP_main-report.pdf&id=1253_toc

Page
19



×