Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Chuyên đề: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng quy chuẩn VietGAHP phù hợp với các HTX chăn nuôi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.61 KB, 26 trang )

Chuyên đề 3.2: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý chất lượng và an
toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng quy chuẩn VietGAHP phù hợp với các HTX chăn
nuôi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Mở Đầu
Hiện nay vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang
được đặc biệt quan tâm bởi thực phẩm ngày càng trở nên mất an toàn cho người
sử dụng. Thực phẩm bị nhiễm hóa chất, chất tồn dư cũng như chứa đựng các vi
sinh vật (VSV) gây ngộ độc đang đe dọa sức khỏe của con người. Trong đó, thịt
lợn là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ có thành phần
dinh dưỡng cao, dễ sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày. Tuy nhiên, thực
trạng thịt lợn mất an toàn đang trở thành vấn đề đáng lo ngại do việc sử dụng một
số loại kháng sinh cấm để “thổi” thịt siêu nạc, tình trạng sử dụng thức ăn tăng
trọng bổ sung các yếu tố vi lượng đôi khi quá mức gây tồn dư cao, việc sử dụng
thuốc thú y không đúng cách để trị bệnh cho lợn đã để lại dư lượng quá mức cho
phép ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Các loại thức ăn công nghiệp không
được kiểm tra chất lượng vệ sinh an tồn, nguồn nước chăn ni khơng đủ tiêu
chuẩn có thể bị nhiễm bẩn bởi mơi trường như một số kim loại nặng: Chì, Asen…
khi lợn ăn vào sẽ gây tích lũy trong các mơ cơ làm giảm chất lượng thịt và ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Không những vậy, q trình giết mổ khơng đảm
bảo vệ sinh, việc vận chuyển, bày bán thịt lợn không đúng quy định làm tăng khả
năng lây nhiễm VSV gây bệnh vào thịt…
Trước thực tế đó, địi hỏi phải có những thay đổi về hình thức, quy trình
chăn ni, nhằm ngăn ngừa mầm bệnh lưu tồn, lây lan trong môi trường, nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
Chăn ni theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) sẽ đáp ứng
được những yêu cầu đó. Chăn ni theo quy chuẩn VietGAHP hướng đến tiêu chí


đầu tiên là tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng. Sản phẩm theo quy chuẩn
VietGAHP dễ dàng được lưu thơng trên thị trường khi có chứng nhận làm giấy


thơng hành tiêu thụ tại các siêu thị, thậm chí xuất khẩu ra nước ngồi, vào các thị
trường khó tính vì đủ điều kiện an tồn vệ sinh thực phẩm. Bản thân người tiêu
dùng trong nước cũng sẽ được sử dụng những sản phẩm an tồn, khơng cịn phải lo
ngại trước một loạt thông tin trứng gà giả, gà lậu, lợn sử dụng chất tạo nạc… do
các trang trại chăn ni tập trung và được giám sát chặt chẽ. Ngồi ra, chăn nuôi
theo quy chuẩn VietGAP sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực đến mơi trường.
Trong tiến trình thực hiện tái có cấu ngành chăn ni hiện nay, vai trị của
các HTX trở nên quan trọng, nhất là trong việc tập hợp, liên kết nông dân cùng sản
xuất theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên mơ hình HTX chăn ni ở Việt Nam vẫn đang
hình thành tự phát và khi đạt đến quy mơ cơng nghiệp thì hầu hết đều gặp khó khăn
trong quản lý và phát triển sản xuất. Hầu hết cơ sở vật chất, trình độ quản lý của
HTX chăn ni cịn thiếu và lạc hậu, nên rất khó để đáp ứng được các yêu cầu của
quy chuẩn VietGAHP.
Vì vậy, để thúc đẩy, nhân rộng, hỗ trợ HTX chăn ni lợn theo hướng an
tồn đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Thì cần thiết phải tìm ra giải pháp hướng
dẫn, quy trình quản lý chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm, nhân rộng các mơ
hình HTX chăn ni an tồn theo quy chuẩn VietGAHP. Chúng tơi tiến hành
nghiên cứu chuyên đề: “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý chất lượng
và an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng quy chuẩn VietGAHP phù hợp với các HTX
chăn nuôi”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng
quy chuẩn VietGAHP phù hợp với các HTX chăn nuôi.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình quản lý, kiểm sốt, xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn
tại các HTX chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh và HTX chăn
nuôi lợn Minh Lộc, xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Thời gian: Từ 01/05/2017 – 01/06/2017.


II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN
2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Thu thập thông tin về tình hình chăn ni, số lượng vật ni, mơi trường
chất thải,... từ các cơ quan như Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh, Phịng tài ngun và
mơi trường các huyện, tỉnh.
- Thu thập các số liệu có sẵn từ sách báo, tạp chí khoa học, các đề tài nghiên
cứu có liên quan.
2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra phỏng vấn
Sử dụng phiếu điều tra HTX để thu thập các thơng tin liên quan đến tình
hình chăn nuôi, môi trường chất thải, phương pháp quản lý và xử lý chất thải chăn
nuôi tại các HTX.
Tổng số lượng phiếu điều tra là 20 phiếu.
Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn là các cán bộ HTX chăn nuôi.
Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa các HTX chăn ni để tìm hiểu về mơi trường, điều kiện
chuồng tại, tình hình ơ nhiễm trong chăn ni. Quan sát thực tế hoạt động chăn
nuôi, hiện trạng phát thải và phương pháp xử lý chất thải,...
2.3. Tổng hợp và xử lý thông tin
Các thông tin sau khi thu thập, được xử lý bằng phần mềm Excel và tổng
hợp bằng phương pháp phân tổ thống kê.


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng công tác đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trong chăn ni
tại Hà Tĩnh
Thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát
triển kinh tế - xã hội. Sản xuất nơng nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trên
nhiều mặt. Năng suất, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt ngày càng
tăng; một số vùng chăn nuôi, trồng trọt tập trung, sản xuất hàng hóa quy mơ lớn đã
được hình thành và phát triển; hàng hóa sản xuất và cung ứng trên địa bàn ngày
càng phong phú, đa dạng đáp ứng được các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người
dân. Tuy vậy, công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều
bất cập, nhất là việc sử dụng những hố chất cấm dùng trong ni trồng, chế biến
lương thực, thực phẩm vẫn diễn ra khá phổ biến; một số nhà hàng, khách sạn, bếp ăn
tập thể và nhiều quán phục vụ ăn, uống chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
nhưng chưa được xử lý triệt để; một số hàng hóa kinh doanh trên địa bàn khơng đảm
bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc; giá cả hàng hóa chưa được quan tâm quản lý
đúng mức gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người tiêu dùng.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này là do: Nhiều tổ chức, cá nhân
kinh doanh chỉ chú trọng đến lợi nhuận chứ chưa quan tâm đến sức khỏe, lợi ích của
người tiêu dùng; mạng lưới sản xuất, chế biến và tiêu thụ còn nhỏ lẻ, hoạt động phân
tán, rời rạc làm ảnh hưởng đến giá trị gia tăng sản phẩm cũng như cơng tác quản lý
chất lượng, an tồn thực phẩm theo chuỗi gặp rất nhiều khó khăn. Cơng tác quản
lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trên các khâu của chuỗi
sản xuất, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế, bất cập. Phương tiện kỹ
thuật phục vụ công tác phân tích, kiểm nghiệm hàng hóa phục vụ cho cơng tác
kiểm tra chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm cịn thiếu, lạc hậu.
Mặt khác, kinh nghiệm của các nước cho thấy, việc xây dựng và phát triển các
mơ hình chuỗi cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn là giải pháp yêu cầu tất cả


các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đảm bảo an
toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao vai trò

trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng. Việc
triển khai mô hình kiểm sốt theo chuỗi là chia sẻ rủi ro và trách nhiệm cho người
dân, doanh nghiệp trong sản xuất thực phẩm, cùng nhau thúc đẩy sản xuất, nâng
cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất,
bảo quản, tiêu thụ đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với lộ trình phù
hợp trên một hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực sẽ tạo ra tác động rõ rệt và
toàn diện tới việc cải thiện an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe của chính
mình và cho cả cộng đồng.
Hà Tĩnh có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội để phát
triển nơng nghiệp: Năm 2012, diện tích đất nơng nghiệp 461.883 ha, chiếm 77%;
cư dân nông thôn chiếm 85%; lao động trong nông nghiệp chiếm 62%; giá trị sản
xuất nông nghiệp theo giá hiện hành đạt 10.119 tỷ đồng, GDP lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp chiếm 32,2%; tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 39,96% trong giá trị sản
xuất nông nghiệp. Những năm qua, Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến trong việc
quy hoạch sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại các ngành sản xuất nông, lâm, ngư,
diêm nghiệp hợp lý; tạo ra các sản phẩm chủ lực theo hướng phát huy lợi thế của
từng địa phương trong tỉnh.
3.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất chăn nuôi
A, Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm
Ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nơng
nghiệp. Những năm gần đây, nhờ sử dụng các giống vật nuôi có năng suất và chất
lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi nên đã rút ngắn
được chu kỳ sản xuất, tăng số lượng và sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Giá trị sản
xuất chăn nuôi trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng từ 36,6% năm 2008 lên
42,7% năm 2013, tạo bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông


thôn. Tổng đàn vật nuôi khá lớn, năm 2013: Đàn trâu, bò: 241.800 con; đàn lợn
400.000 con; đàn gia cầm 6,1 triệu con; đàn hươu 34.200 con; sản lượng thịt hơi
xuất chuồng đạt 78.391 tấn. Chất lượng đàn tiếp tục được nâng cao; tỷ lệ bò lai zêbu

đạt 35% tổng đàn, tỷ lệ nái ngoại đạt 16% tổng đàn nái.
Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đang từng bước phát triển theo hướng hàng
hóa, trang trại tập trung và hình thành một số mơ hình chăn ni liên kết với các
doanh nghiệp phát triển bền vững; hiện nay toàn tỉnh có 139 cơ sở chăn ni lợn
liên kết với doanh nghiệp, quy mơ từ 300-2500 con/lứa (trong đó: 117 cơ sở liên
kết với Tổng cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty cổ phần chăn
nuôi C.P Việt Nam). Ngồi ra, cịn có các cơ sở khác tổ chức sản xuất độc lập theo
mơ hình trang trại có hướng sản xuất hàng hóa, tập trung. Đến tháng 10/2013, tồn
tỉnh có 129 trang trại đạt tiêu chí Thơng tư 27/2011/TT-BNNPTNT, trong đó có 84
trang trại chăn ni lợn, 10 trang trại chăn nuôi gia cầm, 35 trang trại chăn nuôi
tổng hợp, chiếm 15% sản lượng chăn nuôi; 4.930 gia trại chiếm 20% sản lượng
chăn nuôi; chăn nuôi nhỏ: 205 ngàn hộ, chiếm 65% sản lượng chăn nuôi.
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng, sản lượng đàn lợn giai đoạn 2008 – 2012
Lợn
Năm

Sản lượng (Tấn)

Tổng đàn (con)
Tổng

Lợn thịt

2008

33.934

365.613

330.029


2009

41.072

381.608

337.069

2010

43.698

356.065

311.188

2011

43.458

333.531

289.867

2012

47.042,37

368.036


324.250

2013
57.363
400.030
348.224
(Ghi chú: Sản lượng (tấn) là sản lượng thịt gia súc/gia cầm xuất bán trong cả năm; Tổng đàn
(con) là số lượng gia súc/gia cầm có tại thời điểm điều tra trong năm)
Nguồn: Chi cục Thú y Hà Tĩnh


Tuy vậy, sản xuất lương thực, thực phẩm của Hà Tĩnh vẫn còn nhỏ lẻ, phân
tán; quy hoạch chưa đồng bộ, thiếu chiều sâu, các hình thức sản xuất theo hướng
hàng hóa chưa nhiều, các mơ hình sản xuất thực phẩm áp dụng các tiêu chuẩn về
GAP, VietGAP, HACCP còn ít, cơng nghệ chế biến cịn lạc hậu, năng suất chất
lượng thấp. Vẫn còn tồn tại hiện tượng mất cân đối trong cơ cấu sản xuất, chế biến
lương thực, thực phẩm, một số loại thực phẩm người dân sản xuất ra trong tỉnh khó
tiêu thụ nhưng một số loại lại phải nhập khẩu từ tỉnh khác nhằm đáp ứng nhu cầu
người dân.
b. Chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm
Cùng với sự phát triển sản xuất nông nghiệp, hoạt động chế biến, bảo quản
lương thực, thực phẩm đã có bước chuyển biến đáng kể. Trên địa bàn tỉnh hiện có 4
đơn vị sản xuất, kinh doanh giống lúa; 1.060 cơ sở chế biến xay xát lúa, gạo ngô, tập
trung nhiều ở các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên; 213 cơ sở chế
biến bún, bánh tráng, miến và 131 cơ sở kinh doanh lạc, đậu; 06 cơ sở chế biến thủy
sản áp dụng HACCP, GMP, SSOP; 198 cơ sở chế biến thủy sản truyền thống, 90 cơ
sở tham gia bảo quản, kinh doanh thủy sản, sử dụng các kho lạnh, tủ đơng; 41 cơ sở
chế biến giị, chả...
Tồn tỉnh hiện có 233 cơ sở và điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 6 cơ

sở giết mổ tập trung (thành phố Hà Tĩnh 03 cơ sở, thị xã Hồng Lĩnh 01 cơ sở, huyện
Thạch Hà 01 cơ sở và huyện Cẩm Xuyên 01 cơ sở), 227 điểm giết mổ tập trung và
1004 hộ giết mổ trong khu dân cư. Tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm được thông
qua giết mổ tập trung và nhỏ lẻ khoảng 32,2 nghìn tấn, chiếm 49% tổng sản lượng thịt
của tỉnh. Dự án xây dựng Nhà máy chế biến súc sản của Tổng cơng ty Khống sản
và Thương mại Hà Tĩnh đã khởi công giai đoạn 1 với công suất giết mổ là 500 con
lợn, chế biến 2 tấn thịt/ngày khi Nhà máy hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ góp
phần cung ứng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP cho người tiêu dùng, quản


lý tốt nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đồng thời là động lực cơ bản bền vững giải quyết
đầu ra phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo việc
làm ổn định cho hơn 100 lao động địa phương.
Nhìn chung, hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm thời gian qua vẫn
còn nhiều hạn chế, chủ yếu là giết mổ thủ công, phân tán, quy mơ nhỏ, tự cung tự
cấp, vệ sinh an tồn thực phẩm chưa được đảm bảo theo quy định.
c. Phân phối, tiêu thụ lương thực, thực phẩm trên địa bàn
Những năm gần đây, mạng lưới bán buôn, bán lẻ phát triển khá mạnh ở địa
bàn nông thôn. Sản phẩm, hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường
được quan tâm thực hiện nên chất lượng, giá cả hàng hóa đã được cải thiện đáng
kể. Theo số liệu điều tra bình quân mỗi xã có 3-5 cơ sở thu mua sản phẩm cho
nơng dân, tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm do nông dân làm ra như: Lúa, gạo,
ngô, sắn, thủy hải sản với nhiều hình thức bao tiêu khá linh hoạt. Giá trị bán lẻ sản
phẩm lương thực, thực phẩm trên địa bàn không ngừng tăng, năm 2012 đạt 6.567
tỷ đồng, chiếm 33,9% tổng giá trị hàng hóa bán lẻ trên địa bàn, tăng 117% so với
năm 2008. Tuy vậy, giá trị thực phẩm và đồ uống được chế biến năm 2012 chỉ đạt
1.108 tỷ đồng.
Hệ thống các cửa hàng bán buôn bán lẻ phát triển khá nhanh. Theo số liệu điều
tra, hiện nay tồn tỉnh có 173 chợ; 18.213 cửa hàng bán lẻ. Bình qn mỗi xã có 70 80 cửa hàng bán lẻ. Đã xuất hiện những mơ hình liên kết bao tiêu sản phẩm có hiệu

quả như mơ hình ni lợn siêu nạc cho nơng dân của Tổng cơng ty Khống sản và
Thương mại; bao tiêu muối ngun liệu cho diêm dân của Công ty CP Muối và
Thương mại Hà Tĩnh, mơ hình sản xuất lúa chất lượng cao...vv
Cơng tác kiểm sốt nguồn gốc, chất lượng sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn
do sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng, chủng loại hàng hóa trên thị trường.
3.1.2. Công tác quản lý sản xuất, đảm bảo VSATTP trong chăn nuôi


3.1.2.1. Công tác chỉ đạo và tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát sản xuất, bảo
quản, tiêu thụ sản phẩm.
Nhằm phát triển sản xuất, bảo quản, tiêu thụ theo chuỗi đảm bảo chất lượng,
an toàn, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và cơ chế chính sách cụ thể để
phát triển sản xuất và hình thành các mơ hình sản xuất, kinh doanh đảm bảo an
tồn vệ sinh thực phẩm, cụ thể như: Nghị quyết số 56/2013/NQ-HĐND ngày
13/7/2013 về Đề án bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của tỉnh Hà
Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Nghị quyết số 53/2013/NQHĐND ngày 13/7/2013 về phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông
thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 của HĐND tỉnh; Quyết định 03/2010/QĐUBND ngày 22/01/2010 của về quy định về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật,
sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; các quy hoạch sản xuất, chăn nuôi; Quyết
định ban hành chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp, nơng thơn...Nhiều
cơ chế, chính sách đã phát huy hiệu quả, nhất là các chính sách trong xây dựng
nơng thơn mới.
Cơng tác tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát một số khâu trong chuỗi sản
xuất, bảo quản và tiêu thụ lương thực, thực phẩm đã được quan tâm, tăng cường và
hoạt động có hiệu quả hơn, trong đó các cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp gồm:
Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học
và Cơng nghệ ....và chính quyền cấp huyện, xã.
3.1.2.2. Cơng tác quản lý chất lượng, an tồn thực phẩm trong sản xuất, kinh
doanh hàng hóa lương thực, thực phẩm.
Trên địa bàn tồn tỉnh hiện có 11.618 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
trong đó: 576 cơ sở sản xuất, 7125 cơ sở kinh doanh và 3917 cơ sở dịch vụ ăn

uống. Ngồi ra, cịn có nhiều cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống theo thời vụ tại
các khu du lịch, lễ hội và bán hàng rong...), phần lớn các cơ sở có quy mơ nhỏ lẻ,
manh mún mang tính hộ gia đình là chủ yếu, sản xuất kinh doanh mang tính thời


vụ nên việc kiểm soát các điều kiện về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị bảo đảm
ATTP gặp nhiều khó khăn. Qua điều tra, có khoảng 60-70% người dân đã có nhận
thức đúng về an tồn thực phẩm, tuy nhiên tỷ lệ có hành vi đúng về an toàn thực
phẩm chỉ đạt khoản 50-56%.
Thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn tuy cịn có một số vi phạm nhưng nhìn chung
chất lượng và vệ sinh an tồn đã có bước chuyển biến đáng kể. Kết quả thanh kiểm
tra hàng năm cho thấy có 60-70 % sơ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và
dịch vụ ăn uống có địa chỉ ổn định và đảm bảo vệ sinh. Ngộ độc thực phẩm giảm,
khơng có các vụ ngộ độc lớn xảy ra trên địa bàn, tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm
trong các vụ ghi nhận năm 2012 là 3,69/100.000 dân, khơng có tử vong.
Giai đoạn 2010-2012, lực lượng quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, xử lý
bình quân trên 1350 vụ vi phạm; xử phạt hành chính trên 1,5 tỷ đồng và giá trị
hàng hóa tịch thu, tiêu hủy gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, nhiều vụ vi phạm về
chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các vụ vi
phạm chất cấm trong giò, chả; bia, rượu và bánh kẹo quá hạn sử dụng, mực khô
giả...
a) Công tác quản lý ATTP trong sản xuất, kinh doanh rau, củ quả
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an tồn thực phẩm và lồng
ghép các chương trình giám sát nông sản sau thu hoạch, hàng năm đã tiến hành kiểm
tra, giám sát ATTP quá trình sản xuất ban đầu tại một số vùng sản xuất nông sản
thực phẩm, lấy gần 200 mẫu rau, củ, quả để kiểm tra các chỉ tiêu về ATTP theo quy
định. Kết quả phân tích các mẫu cơ bản đã đáp ứng các quy định về điều kiện an
toàn thực phẩm, tuy nhiên đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại 08 mẫu
nông sản các loại, nhưng mức phát hiện vẫn nằm trong khoảng cho phép. Mặt khác
do nguồn rau, quả cung ứng vẫn chủ yếu từ bên ngoài vào, trong khi chưa có chợ

đầu mối riêng cho mặt hàng rau, củ, quả nên công tác kiểm tra, giám sát ATTP đối
với nhóm thực phẩm này gần như vẫn cịn bỏ sót.


b) Công tác quản lý ATTP trong sản xuất kinh doanh thủy sản thực phẩm
- Đối với nhóm sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu (tơm, mực) đã tiển khai tốt
các chương trình giám sát ATTP theo chuỗi sản phẩm, như: Chương trình kiểm sốt
dư lượng trong tơm ni: Mỗi năm đã tổ chức giám sát và thu 30 mẫu tôm thương
phẩm theo suốt vụ sản xuất tại các vùng nuôi tôm tập trung để kiểm tra dư lượng
chất cấm; Chương trình kiểm sốt VSATTP trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh
vỏ, giám sát 20 đợt, lấy 24 mẫu nghêu và 48 mẫu nước để kiểm tra tảo độc, độc tố
sinh học đồng thời cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho gần 1.000 tấn nghêu thu hoạch
tại Lộc Hà. Giám sát VSATTP thủy sản sau thu hoạch (lấy 20 mẫu thủy sản sau thu
hoạch kiểm tra các chỉ tiêu ATTP theo quy định); Chương trình giám sát thủy sản
sau thu hoạch…
- Đối với nhóm sản phẩm tiêu thụ nội địa: Chủ yếu mới lồng ghép các
Chương trình để tổ chức giám sát điều kiện ATTP tại các cơ sở thu mua, bảo quản,
chế biến thủy sản, tuy nhiên tỷ lệ sản phẩm được giám sát so với sản lượng tiêu thụ
trên thị trường là rất thấp, một số nhóm sản phẩm gần như chưa giám sát được như:
Cá nuôi, thủy sản khô, nước mắm, sản phẩm dạng mắm…
c) Công tác quản lý, giám sát giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm
Hàng năm đã kiểm tra, kiểm dịch cho hành chục ngàn con gia súc, gia cầm bảo
đảm an tồn dịch bệnh trong giết mổ cũng như chăn ni, khống chế có hiệu quả dịch
bệnh gia súc, gia cầm. Trung bình hàng năm số gia súc, gia cầm giết mổ để kinh
doanh trên địa bàn toàn tỉnh đạt gần 50 ngàn con trâu bò, 300 ngàn con lợn nhưng
mới chỉ kiểm soát được chưa đến 30% số lượng gia súc giết mổ (trung bình trên 13
ngàn con trâu bị và trên 90 ngàn con lợn/năm). Đối với giết mổ gia cầm hầu như
chưa được kiểm soát.
Thời gian qua, đã tiến hành xét nghiệm giám sát ô nhiễm thực phẩm: 298 mẫu
thịt và sản phẩm từ thịt gia súc gia cầm, kết quả:

+ 140 mẫu xét nghiệm kháng sinh và phc mơn: kết quả âm tính (khơng phát


hiện có chất kháng sinh và phc mơn).
+ 70/208 mẫu có nhiễm Ecoli chiếm tỷ lệ: 33,6%;
+ 12/208 mẫu nhiễm Coliform quá giới hạn chiếm tỷ lệ: 5,7%;
+ 90/143 mẫu có chứa phụ gia cấm (hàn the) chiếm tỷ lệ: 62,9%.
Nhìn chung, các hoạt động giết mổ tại hầu hết các địa phương trong tỉnh còn
thiếu sự quản lý; điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở, các điểm giết mổ tập trung
và giết mổ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình chưa đảm bảo đúng quy định. Chưa kiểm soát
được hết nguồn gốc gia súc đưa vào giết mổ; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhà
xưởng, dụng cụ phục vụ giết mổ không đảm bảo hoặc đã bị hư hỏng, xuống cấp;
nước sử dụng cho giết mổ và hệ thống xử lý chất thải chưa đảm bảo theo quy định
về điều kiện vệ sinh thú y; môi trường ô nhiễm. Phần lớn các điểm không được đầu
tư xây dựng đúng quy cách, địa điểm nằm trong khu dân cư gây ồn ào, diện tích
chật hẹp khơng đủ khơng gian cho q trình giết mổ, nguồn nước để sử dụng cho
giết mổ thiếu hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, chưa có bể Biogas hoặc hệ
thống xử lý chất thải; giết mổ bằng phương pháp thủ công, được thực hiện trên nền
xi măng, sàn gạch,..Việc kiểm tra, kiểm sốt cịn sơ sài, chưa đúng quy trình nên
khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm cho người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi
trường.
3.2. Hiện trạng quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại
HTX Minh Lộc
Năm 2014 HTX Minh Lộc chăn nuôi tổng hợp và xây dựng thực hiện theo
đúng chủ trương của tĩnh Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên. Là đầu tư xây dựng trang
trại lợn nái 100% máu ngoại cấp bố mẹ. Được UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận
đầu tư số 28121000174 ngày 18 tháng 7 năm 2012.
HTX được xây dựng tại vùng Đập Cộc, thôn 7, xã Cẩm Minh, huyện Cẩm
Xuyên. Nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi lợn được UBND tỉnh phê duyệt tại
quyết định 2696/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2012.



Đầu năm 2015 đã thả được 340 con Lợn nái và 5 con lợn đực giống 100%
máu ngoại cấp bố mẹ. Năm 2016 đã mua thêm 130 con Lợn nái và 4 con Lợn đực
giống 100% máu ngoại cấp bố mẹ và 20 con lợn nái và 1 con lợn đực giống cấp
ông bà. Để bù số lượng đàn nái đã loại thải. Số lượng nái đã đẻ là 353 con, số
lượng nái chờ phối là 50 con.
Với số lượng đàn lợn nái nói trên hàng năm HTX Minh Lộc đã sản xuất
được trên 6.000 con/ năm. Bình quân mỗi tháng 500 con lợn con. Tỉ lệ lợn nái đẻ
bình quân 10,8 con/nái sau cai sữa đạt 10,2 con/nái. Tỉ lệ thất thốt sau sinh sản
theo ước tính khoảng 0,6%.
3.3. Tiêu chuẩn VietGAHP về chất lượng và đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm
Theo Thơng tư 45/2014/BNNPTNT, ngày 3/12/2104 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông
nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất nơng lâm thủy sản đủ điều kiện
ATTP thì trại chăn ni lợn muốn đảm bảo an tồn thực phẩm (ATTP) thì phải có
những u cầu về điều kiện như sau:


3.3.1. Vị trí, địa điểm
Vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa
phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường
xuyên tập trung đơng người, đường giao thơng chính, nguồn nước mặt… tối thiểu
100m.
Nơi xây dựng trang trại phải có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn
nuôi; đảm bảo điều kiện xử lý chất thải theo quy định.
3.3.2. Yêu cầu về chuồng trại
Trại chăn ni phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được

người và động vật ra vào trại.
Trại chăn ni phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát
trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và
khách thăm quan; khu cách ly lợn ốm; khu mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm;
khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của cán bộ chuyên môn.
Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy
chuồng ni phải bố trí hố khử trùng.
Chuồng ni lợn phải bố trí hợp lý theo các kiểu chuồng về vị trí, hướng,
kích thước, khoảng cách giữa các dãy chuồng theo quy định hiện hành về chuồng
trại.
Nền chuồng phải đảm bảo khơng trơn trượt và phải có rãnh thốt nước đối
với chuồng sàn, có độ dốc từ 3-5% đối với chuồng nền.
Vách chuồng phải nhẵn, khơng có góc sắc, đảm bảo lợn không bị trầy xước
khi cọ sát vào vách chuồng.
Mái chuồng phải đảm bảo không bị dột nước khi mưa.
Đường thốt nước thải từ chuồng ni đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm
bảo dễ thốt nước và khơng trùng với đường thốt nước khác.


Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải đảm bảo không gây độc
và dễ vệ sinh tẩy rửa.
Các dụng cụ khác trong các chuồng trại (xẻng, xô, ...) phải đảm bảo dễ vệ
sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.
Các kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng, kho thiết
bị, ... phải được thiết kế đảm bảo thơng thống, khơng ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu
độc khử trùng.
3.3.3. Yêu cầu về con giống
Lợn giống mua về ni phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, có đầy đủ
giấy kiểm dịch và phải có bản cơng bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo. Trước khi
nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly theo quy định hiện hành.

Lợn giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng
con giống phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn đã công bố.
Lợn giống phải được quản lý và sử dụng phù hợp theo quy định hiện hành
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.3.4. Thức ăn, nước uống
Thức ăn cho lợn có đảm bảo theo quy trình của cơ sở.
Có sử dụng lại thức ăn của đàn lợn đã bị dịch cho chăn ni.
Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn lợn bị dịch bệnh phải được tiêu độc,
khử trùng. Nước dùng cho lợn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại
bảng 3.1.
Bảng 3.1. Yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho lợn
TT Tên chỉ tiêu

Đơn v ị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

I. Thành phần vơ cơ
1

Asen

mg/l

0,05

TCVN 6182-1996 (ISO 6595-1982)


2

Xianua(CN)

mg/l

2

TCVN 6181-1996 (ISO 6703-1984)

3

Chì ( Pb)

mg/l

0,1

TCVN 6193-1996 (ISO 8286-1986)


4

Thuỷ ngân (Hg)

mg/l

0,1

TCVN 5991-1995 (ISO 5666/31989)


II. Vi sinh vật
1

Vi khuẩn hiếu khí

VK/ml

10000

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

2

Coliform tổng số

MPN/100ml

100

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

Trong trường hợp phải trộn thuốc, hoá chất vào thức ăn, nước uống nhằm
mục đích phịng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hoá
chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất; không được sử dụng kháng sinh, hoá chất
trong danh mục cấm theo quy định hiện hành.
3.3.5. Chăm sóc, ni dưỡng
Có quy trình chăm sóc, ni dưỡng phù hợp các loại lợn theo các giai đoạn
sinh trưởng phát triển.
Mật độ nuôi, cung cấp thức ăn nước uống, vệ sinh thú y phải phù hợp theo

quy định hiện hành.
3.3.6. Vệ sinh thú y
Sử dụng chất sát trùng trong chăn ni có phù hợp,đúng cách.
Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi
phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Mọi người trước khi
vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại;
trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng.
Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng ni ít
nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng trên lợn 1 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng
các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn
ni ít nhất 1 lần/tháng.
Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải chung một phương tiện; phải thực
hiện sát trùng phương tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển.


Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày.
Có biện pháp để kiểm sốt cơn trùng, lồi gặm nhấm và động vật khác (nếu
có) trong khu chăn ni. Khi sử dụng bẫy, bả phải có biển thơng báo và ghi sơ đồ
chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra thu gom để xử lý.
Thực hiện các quy định về tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định. Trong
trường hợp trại có dịch, phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về chống
dịch.
Áp dụng phương thức chăn nuôi “cùng vào cùng ra” theo thứ tự ưu tiên cả
khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô.
Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn
ni và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới đến. Trong trường
hợp trại bị dịch, phải để trống chuồng ít nhất 21 ngày.
3.3.7. Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Các trại chăn ni bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải trong q trình

chăn ni.
Chất thải rắn được thu gom và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc
bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngồi có được xử
lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định hiện hành.
Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng ni đến khu xử lý
bằng đường thốt riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng
phương pháp xử lý sinh học phù hợp. Nước thải sau khi xử lý, thải ra môi trường
phải đạt tiêu chuẩn tại Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Yêu cầu vệ sinh nước thải chăn ni lợn
TT Tên chỉ tiêu

Đơn v ị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

1

Coliform tổng số

MPN/100ml

5000

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

2

Coli phân


MPN/100ml

500

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

3

Salmonella

MPN/50ml

KPH

SMEWW 9260B


Ghi chú: KPH - Không phát hiện
3.4. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng và đảm bảo an tồn vệ sinh thực
phẩm theo quy chuẩn VietGAHP phù hợp với HTX chăn nuôi
/> />Các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh an tồn thực phẩm trong chăn ni
Trong những năm gần đây, vấn đề vệ vinh an toàn thực phẩm được các cơ quan
chức năng và người tiêu dùng rất chú trọng, bà con chăn ni ngày càng có ý thức
tốt hơn về việc chăn ni an tồn sinh học nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh
thực phẩm.
Tuy nhiên, vấn đề thịt, quầy thịt có chứa các chất tăng trưởng, tồn dư kháng sinh,
vi khuẩn vượt quá quy định… vẫn còn khá phổ biến. Trong thực tế việc tuân thủ
theo các quy định, để sản phẩm tạo ra được an tồn cịn nhiều vấn đề bất cập và nó
liên quan đến nhiều đối tượng như người chăn nuôi, cơ sở giết mổ, người vận

chuyển và tiểu thương buôn bán thịt.
Đầu tiên là về thức ăn: Việc trộn các kháng sinh, hóa chất cấm, hoặc phối trộn
nguyên liệu thức ăn có chứa nấm mốc, có lẫn những mảnh vỡ kim loại, sử dụng
các bao bì chứa hóa chất để chứa thức ăn, không vệ sinh các dụng cụ nghiền trộn
thức ăn, nhất là sau khi trộn thức ăn có thuốc... là những việc mà bà con vơ tình
đưa những nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua thức
ăn.
Sử dụng những loại thuốc cấm, chất kích thích tăng trưởng: Sẽ gây tác động rất
xấu cho sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với trẻ em, nếu không may
sử dụng phải sản phẩm này sẽ làm rối loạn chuyển hóa, tăng trưởng cơ thể. Khi sử


dụng nhiều và lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của
trẻ. Riêng đối với việc tồn dư lượng kháng sinh trong quầy thịt quá mức quy định
cũng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị bệnh cho người sau này. Tóm lại, bà con
cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bất kỳ chế phẩm thuốc thú y nào. Tốt nhất là nên
tham khảo người có chun mơn.
Về nước uống: Đây là yếu tố thường bà con chăn ni ít quan tâm. Phần lớn nguồn
nước uống sử dụng trong chăn nuôi là nước giếng. và nguồn nước này dễ nhiễm
các chất có hại từ mơi trường xung quanh như hóa chất, thuốc BVTV, vi sinh.
Dụng cụ chứa nước không được vệ sinh cũng có thể là tác nhân gây nhiễm bẩn
nước.
Trong trường hợp kim bị gãy sót lại trên quầy thịt: Do lúc tiêm hoặc lúc đánh đuổi
gia súc, đổi chuồng hoặc lúc bán tuy ít thấy nhưng thực tế vẫn có. Thường thì khi
kim gãy, đoạn kim đó sẽ tồn tại trong các mô, gây ra hiện tượng áp xe, nặng hơn có
thể gây hoại tử… khi đó thì khơng chỉ giá trị của quầy thịt bị giảm mà nó sẽ làm
lây nhiễm vi khuẩn của những nơi áp xe, hoại tử này lan ra những quầy thịt khác
làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm và gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.
Vận chuyển vật nuôi nội bộ trong trại hoặc từ trại này đến trại khác: Hoạt động này
thường xuyên diễn ra, nếu không thực hiện đúng u cầu thì có thể dẫn đến nguy

cơ làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp nếu vật nuôi ở trại này nhiễm
bệnh mà di chuyển sang trại hoặc chuồng khác thì có thể làm lây lan mầm bệnh
cho vật ni khỏe khác.
Q trình đưa lên xuống xe, di chuyển trên đường, xáo trộn đàn lúc bán: Có thể
dẫn đến nguy cơ thân thịt bị bầm dập hoặc bị gẫy xương do va chạm mạnh làm tích
tụ máu hoặc có thể làm cho vật ni bị stress từ đó cơ thể vật ni sẽ sản sinh ra
một số chất trong đó có a xít lactic gây ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt.


Tất cả những rủi ro trên đều gây ảnh hưởng xấu đối với vật nuôi và đồng thời
những quầy thịt bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên sẽ không đảm bảo những quy
định của vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.5. Giải pháp quản lý đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trong chăn ni
lợn phù hợp với các HTX chăn nuôi
Thực hiện phân công nhiệm vụ quản lý an tồn thực phẩm từ khâu chăn
ni, giết mổ, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật và kiểm soát chất cấm trong
chăn nuôi, trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, Chi cục đã quyết liệt
thực hiện đồng bộ các hoạt động như sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn các cơ
sở, hộ chăn ni đảm bảo an tồn sinh học, bảo vệ môi trường; Phổ biến cho 100
người là chủ cơ sở giết mổ, hộ giết mổ và 334 chủ hộ kinh doanh sản phẩm động
vật về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; Tập huấn và xác nhận kiến thức
an tồn thực phẩm cho 02 cơng ty sơ chế ong mật; Phối hợp Đài Phát thanh-Truyền
hình tỉnh thực hiện 03 phóng sự tun truyền cơng tác quản lý nhà nước về kinh
doanh sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra tình hình bơm nước vào gia
súc tại các cơ sở giết mổ; Quản lý công tác giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn
tỉnh; Đăng tải trên trang Website Sở NN-PTNT tuyên truyền về cách nhận biết, xử
lý về gia súc, thịt gia súc bị bơm nước; xử lý vi phạm chất cấm Beta-Agonist trong
chăn nuôi; Kinh doanh sản phẩm động vật đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực
phẩm; Chi cục đã tổ chức ký cam kết không sử dụng, kinh doanh chất cấm cho tất

cả các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cửa hàng kinh
doanh thuốc thú y và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nhằm nâng
cao ý thức trách nhiệm người sản xuất, kinh doanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm, đến nay Chi cục
đã nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở giết mổ theo hướng bán công nghiệp, công
nghiệp, giết mổ bằng hệ thống treo trên toàn tỉnh lên 13/30 cơ sở giết mổ. Hàng


đêm, Chi cục bố trí Kỹ thuật viên thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ tại các cơ
sở, kiểm soát và lăn dấu cho ra thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh
thú y.
- Tổ chức hệ thống sản xuất, kinh doanh: Hiện nay có 147 cơ sở chăn nuôi
heo và 37 cơ sở chăn nuôi gà liên kết các khâu trong chăn nuôi từ con giống, thức
ăn chăn nuôi, thuốc thú y, bao tiêu sản phẩm thuộc hệ thống chăn nuôi gia công
cho Công ty CP, Japfa, Ciji Vina, Emivest....Riêng Công ty CP hợp đồng cung cấp
heo theo chuỗi với 15 hộ giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn tỉnh
Bình Phước.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm: Chi cục đã tiến hành thanh
tra các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thức ăn
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Lập biên bản vi phạm hành chính 12 trường hợp và xử
phạt với số tiền 28.800.000đ nộp ngân sách nhà nước; Tham gia Đoàn thanh tra,
kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, tiến hành thanh,
kiểm tra 37 cơ sở gồm cơ sở sản xuất giị chả, cơ sở chăn ni, cơ sở giết mổ, cửa
hàng kinh doanh thuốc thú y, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, quầy sạp kinh
doanh thịt. Lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính 08 trường hợp với tổng số
tiền 36.500.000đ nộp ngân sách nhà nước; Lấy mẫu phân tích chất cấm với tổng số
91 mẫu nước tiểu heo, 09 mẫu thịt heo, 11 mẫu thức ăn bổ sung cho chăn nuôi và
16 mẫu thức ăn chăn ni. Qua đó, phát hiện 01 trường hợp dương tính với chất
cấm, lơ heo phát hiện có 08 con, nguồn gốc tại xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai. Đã tiến hành xử lý vi phạm theo quy định; gửi văn bản đề nghị Chi cục

Thú y tỉnh Đồng Nai, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tiến
hành truy xuất nguồn gốc.
- Kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cửa hàng
kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và tái kiểm tra các cơ
sở đạt loại C theo đúng quy định.


- Phối hợp Phịng Cảnh sát mơi trường Cơng an tỉnh, tiến hành kiểm tra cơ
sở kinh doanh sản phẩm động vật. Phát hiện và xử lý 2.124 kg sản phẩm động vật
không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y.
- Phối hợp Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tổ chức
Hội nghị truyền thơng “Tháng hành động vì an tồn thực phẩm” năm 2016, với chủ
đề “Sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rau, thịt an tồn” tại Sở Nơng nghiệp và PTNT
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh về an toàn thực
phẩm.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng, trong thời gian tới Chi cục tiếp tục tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về an toàn thực phẩm đến các cơ sở chăn nuôi,
cơ sở giết mổ và cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật; Thực hiện kiểm tra, đánh
giá phân loại theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT và thành lập Đoàn thanh, kiểm
tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; Thanh tra, kiểm tra liên ngành theo kế
hoạch “Tháng hành động an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2016” của UBND tỉnh;
Phối hợp Phịng Cảnh sát mơi trường Cơng an tỉnh kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh
doanh sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y.


IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hiện trạng xử lý chất thải trong chăn ni tại HTX cịn chưa được quan tâm
đúng mức. HTX đã có khu xử lý chất thải nhưng phương pháp xử lý cịn thơ xơ,
chủ yếu là ủ phân tươi và phon nhỏ xử lý bằng biogas. Nước thải chăn nuôi lợn

được xử lý qua bể biogas nhưng do thể tích bể nhỏ lượng nước thải hàng ngày lớn
nên nước thải qua bể có thời gian lưu khơng lâu, nên chất lượng nước thải ra cịn
cao hơn mức so với mức cho phép QCVN 01-79:2011/BNNPTNT cột B. Nước thải
chăn nuôi không được xử lý gây ô nhiễm nặng nề môi trường xung quanh, đặc biệt
là các chỉ tiêu vi sinh vật. Đây là một nguồn lây lan dịch bệnh. Hàm lượng
Coliform từ 189500 - 311400 cfu/100ml cao hơn mức cho phép là 38-62 lần.
Môi trường chăn nuôi bị ơ nhiễm nặng. Khơng khí khu vực chuồng ni có
nồng độ khí NH3 đo được từ 0,680 - 1,360 mg/m3 cao hơn mức cho phép từ 3- 6,5
lần, nồng độ H2S từ 0,782 - 1,450 mg/ Hàm lượng H2S trong khơng khí trong khu
vực chăn ni của HTX cũng cao hơn mức cho phép từ 2-4 lần.
HTX Minh Lộc có địa điểm, cũng như mặt bằng phù hợp theo quy chuẩn
VietGAHP, khu chăn nuôi của HTX cũng đảm bảo phù hợp với các tiêu chí của
quy chuẩn. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được quy trình quản lý, kiểm
sốt, xử lý ơ nhiễm mơi trường theo quy chuẩn VietGAHP phù hợp với quy mô của


HTX, từ đó áp dụng để xây dựng mơ hình chăn nuôi lợn theo quy chuẩn
VietGAHP tại HTX.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Quyết định số 1506/QĐ-BNNKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
Quy trình thực hành chăn ni tốt cho chăn ni lợn an tồn tại Việt Nam
(VietGAHP).
2. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (2012). Thông tư số 48/2012/TT –
BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy định về chứng
nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với
Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt.
3. Cục chăn nuôi (2016). Báo cáo Tổng kết công tác quản lý, chỉ đạo phát triển sản
xuất chăn nuôi năm 2016 theo định hướng tái cơ cấu và triển khai kế hoạch 2017
4. Tạ Việt Hồng (2013). Phát triển mơ hình chăn ni lợn theo quy trình

VietGAHP trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
5. Hồng Hạnh (2010). Chăn nuôi lợn – ngành chăn nuôi lấy thịt chủ yếu ở nước ta.
Truy cập ngày 3/10/2015 từ />

×