Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tiểu luận: Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để nghiên cứu về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌCKINH TẾ-LUẬT




TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để
nghiên cứu về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước
ta hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG
Sinh viên thực hiện : TRẦN NGUYÊN THIỆU
Lớp : K11401
KHÓA : 11

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 03 năm 2013

MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Nội dung 4
I. Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất và ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
4
1) VẬT CHẤT 4
2) Ý THỨC 8
3) MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 14
4) Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 15
II. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việcđảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm ở nước ta hiện nay 16
1) NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 16


2) TẦM QUAN TRỌNG CỦA AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 17
3) NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 18
4) NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 22
5) MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 25
Kết luận 29


GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 3

Lời mở đầu
Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi
con người. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến
sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế,
thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Rõ ràng là vấn đề an toàn thực phẩm
(ATTP) ngày càng được nhìn nhận có tầm quan trọng đặc biệt. Thực phẩm an
toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khoẻ con người và chất lượng cuộc
sống cũng như về lâu dài, đối với phát triển giống nòi.
Trong thời gian qua, Việt nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm an toàn
thực phẩm. Các cấp, các ngành đã vào cuộc và sự chuyển biến theo hướng tích cực
đã được ghi nhận ở nhiều địa phương, đặc biệt ở những thành phố lớn. Tuy
nhiên, nếu nhìn về tổng thể, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề
thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và các mối nguy đe dọa mất an
toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe
cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế. Có một thực tế tồn tại nhiều
năm qua khi thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là số cơ sở tái phạm
sau khi bị xử phạt lên tới gần 100%. Điều đó đã minh chứng cho ý thức quá kém
của người sản xuất, đẩy mọi nỗ lực của cộng đồng về con số không. Vấn đề đặt ra

là muốn kiểm soát VSATTP, nhất thiết phải siết chặt quản lý trên mọi “mặt trận",
đồng thời có sự liên kết, hỗ trợ giữa các “mặt trận", các lực lượng với nhau.Các
giải pháp giải quyết vấn đề này đang được đặt ra rất cấp bách.
Trên tình hình này, tôi xin chọn đề tài “vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức để nghiên cứu về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta
hiện nay”.

Nội dung
I. Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất và ý thức và mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức
1)VẬT CHẤT
Theo lênin: “vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Theo định nghĩa này:
Thứ nhất, cần phải phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học
với những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. vật chất với tư cách là phạm trù
triết học là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những
mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn,
vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn tấc cả những sự vật, những hiện tượng là
những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất nên nó có quá trình phát sinh, phát
triển, chuyển hóa. Vì vậy, không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng
tồn tại cụ thể của vật chất.
Thứ hai, thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thực tại khách quan, tức
là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con
người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó.
Thứ ba, vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên
cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của
con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là
cái được ý thức phản ánh.

Định nghĩa của lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
Một là, bằng việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là tồn tại
khách quan, Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 5

được sự hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp
căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cở sở
lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những
hạn chế duy tâm trong quan niệm về lịch sử của chủ nghĩa duy vật trước Mác.
Hai là, khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan “được đem lai cho lại
người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh”, Lênin không chỉ khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý
thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng của con người có thể
nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh”
của con người đối với thực tại khách quan.
a) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là phương
thức tồn tại của vật chất; không gian; thời gian là những hình thức tồn tại của vật
chất.
 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Ph. Ăngghen định nghĩa: “vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được
hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật
chất, -thì bao gồm tấc cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể
cả sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, thông qua vận động mà các
dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình.Vận động của vật chất là tự
thân vận động, sự tồn tại của vật chất gắn liền với vận động. Dựa trên thành tựu

khoa học ở thời đại mình, Ph. Ăngghen đã phân chia sự vận động thành năm hình
thức vận động cơ bản từ thấp đến cao: vận động cơ giới, vận động vật lí, vận động
hóa, vận động sinh vật, vận động xã hội. trong đó hình thức vận động cao xuất hiện
trên cơ sở các hình thức vận động thấp và bao hàm trong đó những hình thức vận
động thấp hơn. Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức
vận động khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi một hình
thức vận động nhất định.
Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ph. Ăngghen đã đặt cơ
sở cho việc phân loại, phân ngành, hợp loại, hợp thành khoa học.Tư tưởng về sự
thống nhất nhưng khác nhau về chất của các hình thức vận động cơ bản còn là cơ
sở để chống lại khuynh hướng đánh đồng các hình thức vận động hoặc quy hình
thức vận động này vào hình thức vận động khác trong quá trình nhân thức.
Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính
cố hữu của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã khẳng định vận động
là tuyệt đối, là vĩnh viễn.điều này không có nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng
phủ nhận sự đứng im, cân bằng. Đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối,
tạm thời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận
động; đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi cơ
bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật.
 Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một
quảng tính (chiều dài, chiều cao, chiều rộng) nhất định và tồn tại trong các mối
quan hệ nhất định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái) với
những dạng vật khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian.
Mặc khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay
chậm, kế tiếp và chuyển hóa: những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời
gian. Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
Như vậy, vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật
chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian và thời gian
tồn tại ngoài vật chất vận động.

Là những hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất nên
không gian, thời gian cũng có những tính chất chung như những tính chất của vật
chất, đó là tính khách quan, tính vĩnh cữu, tính vô tận và vô hạn.
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 7

Ngoài ra không gian có thuộc tính ba chiều còn thời gian chỉ có một
chiều.tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian biểu hiện hình
thức tồn tại về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận đông.
b) Tính thống nhất vật chất của thế giới
Thế giới vật chất biểu hiện hết sức phong phú đa dạng, song những dạng
biểu hiện của thế giới vật chất đều phản ánh bản chất của thế giới và thống nhất
với nhau.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất,
thế giới thống nhất ở tính vật chất. Theo quan điểm đó:
Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là
cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được là sinh
ra và không bị mất đi.
Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với
nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết
cấu của vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi
phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.Trong thế giới
vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển
hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới là kết luận được
rút ra từ việc khái quát những thành tựu khoa học, được khoa học và cuộc sống
hiện thực của con người kiểm nghiệm. Nghiên cứu vấn đề này không chỉ định
hướng cho con người giải thích về tính đa dạng của thế giới mà còn giúp cho con

người tiếp tục nhận thức về tính đa dạng ấy để thực hiện quá trình cải tạo hợp
quy luật.
2) Ý THỨC
Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý
thức luôn là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trên cơ sở những thành tựu của triết học
duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác-Lênin góp phần làm
sáng tỏ những vấn đề trên.
Về khái niệm, ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người,
bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hi
vọng, ý chí niềm tin,… của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá
trình phát triển của tự nhiên và lịch sử-xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh
thế giới hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người.
a) Nguồn gốc của ý thức
Ý thức có hai ngồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội:
 Nguồn gốc tự nhiên
Ý thức thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ
óc đó cùng mối quan hệ của con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới
khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh năng động,
sáng tạo.
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con
người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc. Bộ
óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lí của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con
người càng phong phú và sâu sắc. Bộ óc bị tổn thương thì sinh lí thần kinh của
con người sẽ không bình thường, năng lực của nhận thức, của tư duy và đời sống
tinh thần của con người cũng sẽ bị rối loạn.
Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ
khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan thông qua
các hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc con người, hình thành nên
quá trình phản ánh.

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 9

Phản ánh là sự tái hiện những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật
chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là thuộc
tính của tất cả dạng vật chất song phản ánh được thể hiện dưới những hình thức
cơ bản sau: phản ánh vật lý, hóa học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản
ánh năng động, sáng tạo (phản ánh ý thức).
Phản ánh vật lý, hóa học là những hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật
chất vô sinh. Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý,
hóa,… khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình
thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật
nhân tác động.
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự
nhiên hữu sinh. Phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm
ứng, phản xạ. Tính kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng
cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu
trúc,… khi nhận sự tác động trong môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng
của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiên trên cơ sở
điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự
tác động bên ngoài môi trường lên cơ thế sống.
Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được
thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Phản ánh năng động, sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các
hình thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có
tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện
qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách
quan tác động lên các giác quan của con người. Đây là phản ánh có tính chủ động
lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý

nghĩa của thông tin. Sự phản ánh năng động sáng tạo này được goi là ý thức.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những điều kiện tự nhiên để giải thích sự ra đời
của ý thức thì chỉ là điều kiện cần, vì nếu chỉ với những tác động tự nhiên giới hạn
trong một con người, thì ý thức chỉ có thể tồn tại trong một thế hệ. Như vậy
không thể giải thích được làm thế nào ý thức lại có quá trình vận động và phát
triển, đồng thời lại hết sức đa dạng, phức tạp không kém gì so với thế giới vật
chất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Lênin, ngoài nguồn gốc tự nhiên, sự ra đời của
ý thức còn chịu nhiều tác động của nhân tố xã hội.
 Nguồn gốc xã hội
Lao động và ngôn ngữ, hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề
quyết định sự ra đời ý thức.
Lao động là quá trình con người sử dụng các công cụ tác động vào giới tự
nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Trong
quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới
khách quan bộc lộ thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động còn ẩn
dấu,… nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Qua quá trình lao động cùng với lao
động các giác quan của con người ngày càng phát triển, từ những “tia ý thức đầu
tiên” con người đã có được kho tàng tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung
ý thức. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã
mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ
nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và
phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người không chỉ giao
tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh
nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động, “… sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn
ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu đã làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG


SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 11

thành bộ óc con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý
thức con người”.
b) Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc
con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khác quan.
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức
Thể hiện ở khả năng hoạt động tâm-sinh lý của con người trong việc định
hướng tiếp nhận thông tin, chon lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và
trên cơ sở những thông tin đã có, nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát
hiện ra ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động sáng tạo của sự
phản ánh ý thức còn được thể hiện quá trình con người tạo ra những giả tưởng,
giả thuyết, huyền thoại,… trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản
chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt
động của con người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách
quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y
nguyên như giới khách quan mà nó đã cải tiến thông qua lăng kính chủ quan của
con người.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi
phối không chỉ là các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do
nhu cầu tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với
tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
c) Kết cấu của ý thức
Ý thức là một hiện tâm lý-xã hội có kết cấu rất phức tạp. Có nhiều cách tiếp
cận để nghiên cứu về kết cấu của ý thức, song ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu theo

các yếu tố hợp thành và theo chiều sâu của nội tâm.
Theo các yếu tố hợp thành
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình
nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng nhận thức dưới dạng các loại
ngôn ngữ.
Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung của tri thức. Tri thức là
phương thức tồn tại của ý thức là điều kiện để ý thức phát triển. Mọi hoạt động
của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng.
Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại tri thức
về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn… căn cứ vào trình độ phát triển
của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học,
tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính…
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các
quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình
thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi chịu sự tác động
của ngoại cảnh.Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của
con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động
nhận thức và thực tiễn.
Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối
tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau như:
tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,…
Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở
trong quá trình thực hiện mục đích của con người.Ý chí được coi là mặt năng
động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự
giác được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với ngoại cảnh để thực hiện
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 13

đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối

với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi con người hướng đến mục đích một
cách tự giác, nó cho phép con người kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán
trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý
chính không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở
nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến.
Tấc cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau,
song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức; đồng
thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện
của các yếu tố khác.
Theo chiều sâu của thế giới nội tâm của con người
Tự ý thức là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về
bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới con người. Nhờ vậy con
người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có
tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội.
Tiềm thức là những hoạt động tâm lí tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm
soát của chủ thế, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lí đang
diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy. Về thực chất, tiềm thức là những tri
thức mà chủ thể đã có từ trước nhưng được lập đi lập lại và đã gần như trở thành
bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới
dạng tiềm tàng. Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và
nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức
có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lí hàng ngày của con người, trong
giáo dục và trong thực hành đạo đức, cả trong tư duy khoa học.
Vô thức là những trạng thái tâm lí ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành
vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có
sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lí trí. Vô thức biểu hiện
thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi
miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác… vô thức có vai trò tác dụng nhất
định trong đời sống và hoạt động của con người. Nhờ vô thức mà con người tránh
được tình trạng căng thẳng không cần thiết khi làm việc “quá tải”. Nhờ vô thức

mà những chuẩn mực xã hội do con người đặt ra được thực hiện một cách tự
nhiên. Ngoài ra, một số lĩnh vực văn hóa, nghệ thực, nhiều tác phẩm nghệ thuật có
những nội dung và hình thức độc đáo tưởng như “bay bổng” khỏi thế giới hiện
thực được ra đời do tác động của vô thức.
3)MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất quyết định sự xuất
hiện, nội dung, sự biến đổi của ý thức:
Ý thức chỉ có thể có ở dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, bản thân
bộ óc người cũng là sản phẩm của quá trình tiến hóa của thế giới vật chất.
Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh là thế giới vật chất.Nội
dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý
thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội
và sự tác động của môi trường sống quyết định.
Vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu
hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất
Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được hiện thực. Muốn thay
đổi hiện thực con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Muốn thay đổi
hiện thực con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt
động của con người đều do ý thức chỉ đạo, do đó vai trò của ý thức không phải
trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 15

thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra
phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, phương

tiện,… để thực hiện mục tiêu của mình. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật
chất diễn ra theo hai hướng:
Một là, nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm
cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì sự tác động của ý thức là tích cực, nhờ vậy mà
hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có thể
vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình;
Hai là, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng bản chất, tính quy
luật của hiện thực khách quan, tình cảm không trong sáng, thiếu quyết tâm, hành
động của con người sẽ sai trái đi ngược lại với các quy luật khách quan, sẽ có tác
dụng tiêu cực với các hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
4) Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết
định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người; vì vậy, con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát
huy tính năng động chủ quan của mình.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát tính
khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan. Điều
đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế
khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chính sách, kế hoạch, biện
pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những
nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành
động.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động,
sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa
tính tích cực, năng động sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri
thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và
truyền bá nó vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng,
hướng dẫn quần chúng hành động. Mặc khác phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để
hình thành, cũng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để

có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng
hành động.
Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ
quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng chống và khắc phục bệnh
chủ quan duy ý chí; đó là những hành động lấy ý chí áp đặt thực tế, lấy ảo tưởng
thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm
xuất phát cho chiến lược, sách lược… đây cũng là quá trình chống chủ nghĩa kinh
nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thương lí luận, bảo thủ, trì truệ, thụ
động… trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
II. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việcđảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay

1) NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

* Thực phẩm:
Là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua
sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất đã được sử dụng
trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
* Vệ sinh thực phẩm:
Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp
của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
* An toàn thực phẩm:
Là sự đảm bảo thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được
chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
* Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm:
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 17

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả mọi điều kiện, biện pháp cần thiết từ

khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng
nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ, tính
mạng người tiêu dùng.
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều
ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế
biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng…
2) TẦM QUAN TRỌNG CỦA AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
a) Đối với sức khỏe
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt
đối với sức khoẻ con người, được toàn xã hội quan tâm. Thực phẩm an toàn đóng
góp to lớn đối với việc cải thiện sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống.
Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi
con người. ATTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến sức khỏe con
người mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế,
thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo ATTP sẽ tăng cường nguồn lực,
thúc đẩy phát triển và thúc đẩy xóa đói giảm nghèo.
Thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một
cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính gây suy kiệt sức
khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ
động thực vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử dụng, đặc
biệt là các độc tố vi nấm như aflatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc có thể gây ung thư
Gần đây trên báo chí, những tin y học cảnh báo bệnh ung thư đang tăng một cách đáng
báo động mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ăn những thực phẩm chứa
các chất độc hại. Về lâu dài, thực phẩm không chỉ có những tác động thường xuyên đến
sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến nòi giống.
b) Đối với kinh tế-xã hội
Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực
phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính
trị, xã hội rất quan trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường

quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được
sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn
không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định
cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên
nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong. Thiệt hại chính
do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi
sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm
… Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy
hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo …
và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt
hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu
quả …
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây
ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã
hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta.
Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị
ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo
lành và sạch.

3) NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
a) Thách thức
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 19

Khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay trong công tác bảo đảm ATVSTP
của Việt Nam, đó là: Hệ thống tổ chức quản lý chưa thống nhất, chưa đủ mạnh;

việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời
cho công tác quản lý trong giai đoạn mới. Đặc biệt, hệ thống mạng lưới quản lý,
thanh tra chuyên ngành kiểm nghiệm đang trong giai đoạn xây dựng nên vẫn còn
thiếu nhân lực, yếu kém cả về trình độ chuyên môn và trang thiết bị.
Nhận thức về những tác hại gây ra từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
của nhiều tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm còn kém.
Trong tháng hành động vì chất lượng, ATVSTP năm 2009, Bộ trưởng Bộ Y
tế Nguyễn Quốc Triệu thừa nhận: “Công tác bảo đảm ATVSTP đang phải đối mặt
với những thách thức lớn, đó là: tình trạng vi phạm các quy định về ATVSTP từ
chăn nuôi, trồng trọt, thu hái, chế biến và kinh doanh thực phẩm vẫn đang ở mức
cao; ô nhiễm vi sinh vật và các hóa chất độc hại trên nông sản, nguyên liệu, phụ gia
thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao; việc không bảo đảm điều kiện vệ sinh của các cơ
sở sản xuất, chế biến thực phẩm còn khá phổ biến. Ngộ độc thực phẩm ở các bếp
ăn tập thể, các khu công nghiệp, công trường, bệnh viện, trường học đang có chiều
hướng gia tăng. Đáng lo ngại là, thực phẩm nhập lậu qua biên giới đang diễn biến
phức tạp, khó kiểm soát, dẫn đến thực phẩm giả, kém chất lượng còn lưu thông
trên thị trường”.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân cơ bản
là việc chưa thấy hết và làm hết vai trò, trách nhiệm của từng nhóm đối tượng
trong việc bảo đảm chất lượng ATVSTP. Bên cạnh đó, đầu tư cho công tác quản lý
ATVSTP của Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp còn chưa cao.
b) Thực trạng
 Tình hình cả nước
Trong những năm qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạt
được một số thành tựu nhất định, kim ngạch xuất khẩu nông sản và thuỷ sản tăng
từ 2.367,2 triệu USD năm 1995 lên 14 tỷ USD trong 11 tháng năm 2009. Diện tích
rau an toàn không ngừng mở rộng, nhiều cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện san xuất rau an toàn. Chỉ tính riêng năm 2009, đã xây dựng và phát
triển 10% vùng sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn, 77% cơ sở sản xuất thức
phẩm thuỷ sản quy mô công nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra, các địa

phương trong cả nước đã triển khai xây dựng được 645 mô hình thức ăn đường
phố, 150 mô hình chợ điểm, 270 mô hình bếp ăn tập thể, 41 mô hình bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm tại khu du lịch
Đạt được những kết quả trên là nhờ công tác ban hành văn bản quy phạm
pháp luật được chú trọng, tạo hành lang pháp lý để phục vụ công tác quản lý;Hệ
thống tổ chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm được đã thành lập đang từng
bước được tăng cường và củng cố;Công tác thanh tra, kiểm tra đã ngăn chặn và
xử lý nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần đưa doanh nghiệp đi
dần vào khuôn khổ của pháp luật;Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh,
tạo thói quên để cộng đồng quan tâm đến vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm; Kiến thức thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhóm đối
tượng, cán bộ quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng
thực phẩm được nâng cao, đồng thời hạn chế thực phẩm kém chất lượng lưu
thông trên thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại mà để
khắc phục nó không còn cách nào khác là phải nhìn vào thực trạng như: Ngộ độc
thực phẩm ở các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp, công trường, bệnh viện,
trường học đang có chiều hướng gia tăng. Riêng năm 2009, có 152 vụ ngộ độc
thực phẩm với 5.212 người mắc, 35 trường hợp tử vong, tỷ lệ người mắc ngộ độc
thực phẩm trung bình là 6,08/100.000 dân, tỷ lệ người tử vong là 0,04/100.000
dân. Thực phẩm nhập lậu qua biên giới diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Thực
phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa
được kiểm soát chặt chẽ, còn lưu thông trên thị trường.
Trong năm qua, tình trạng sản xuất rượu không đảm bảo có xu hướng gia
tăng, kiểm tra an toàn thực phẩm các loại hoa quả chưa được triển khai. Việc ô
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 21

nhiễm vi sinh vật và các hoá chất độc hại trên nông sản, nguyên liệu, phụ gia thực

phẩm còn chiếm tỷ lệ cao. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm
của sản phẩm lưu thông trên thị trường vẫn còn tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật
vượt giới hạn cho phép trong rau chiếm 11,65% -13%, trong quả từ 5%-15,15%.
Việc không bảo đảm điều kiện vệ sinh của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm
còn khá phổ biến.
Và một thực trạng đáng buồn hơn nữa nằm ở những quán cơm sinh viên…
Dọc theo các con đường vào làng đại học Thủ Đức (phường Linh Trung,
quận Thủ Đức, TP HCM), hàng chục quán cơm bình dân "mở vội", không đảm bảo
ATVSTP phục vụ lượng sinh viên quá đông đang theo học tại đây.
Ghé vào một quán cơm bình dân "ngon - bổ - rẻ" trong làng đại học, tại
quầy thức ăn, cô chủ quán lấy thức ăn cho khách không ngớt tay, thi thoảng ruồi,
nhặng bay "vo ve" quanh các mâm thức ăn, rất mất vệ sinh. Dưới sàn nhà nhếch
nhác rác bẩn, các sinh viên vẫn "vô tư" nuốt vội bữa cơm trưa để kịp giờ vào học.
Phía sau nhà bếp, nơi được xem là khu vực chế biến thức ăn rộng khoảng 20m
2
,
mạng nhện bám khắp tường nhà, bát, đĩa nằm bừa bộn lẫn với thực phẩm chưa
chế biến bừa bộn dưới nền đất. Ba nhân viên đang vội vàng sơ chế thực phẩm,
người thái thịt, nhặt rau, cô nhân viên vừa thái thịt xong chuyển qua cho người
phụ nữ luống tuổi đang hốt rác. Chưa kịp rửa tay, người phụ nữ nhúng nguyên cả
bàn tay cáu bẩn vào thau thức ăn để ướp gia vị Bẩn là vậy, nhưng đến giờ ăn,
quán nào cũng chật kín khách, sinh viên phải chen chúc nhau ăn cơm.
Nhiều bạn sinh viên phản ánh khi ăn những bữa cơm bẩn như thế này:
“Trước đây, khi còn tự nấu ăn cho riêng mình thì ăn cảm thấy rất ngon. Nhưng
đôi lúc việc học chồng chéo, nên phải ghé quán ăn cho qua ngày. Nhưng ngày
chưa qua mà họa đã đến…đang buổi học bụng sôi sùng sục và tiếp đó bị “tào tháo”
rượt đuổi gần chết”.
Đáng sợ nhất là những quán cơm “treo đầu dê bán thịt chó” như quán “ ĐB”
gần trường ĐH KHXH&NV. Mới bước vào quán các bạn sinh viên sẽ gặp ngay
những bảng hiệu theo kiểu quảng cáo rao vặt như: “cơm rẻ, ngon, đảm bảo chất

lượng, bình ổn giá…”. Ngoài ra còn treo bằng kỹ thuật viên để đánh lừa khách
sinh viên. Nhưng đằng sau cái mác và nhiều bảng hiệu “đẹp” ấy là thế giới của sự
nhơ nhớp; các loại chén đĩa tại quán đều được rửa qua loa cho kịp khách ăn. Rồi
thực phẩm của quán chẳng biết có sạch hay không mà khi ăn mùi “thum thủm”.
Để lừa sinh viên tất cả các món ăn đều được nhuộm màu thật mát mắt, ăn xong có
tác dụng “đau bụng” liền.
Thượng khách sinh viên đến quán này đông như vậy cũng bởi chiêu quảng
cáo rất hay, đồng thời khi sinh viên đến ăn còn được món rau sống miễn phí.
Nhưng nhìn tận mắt rổ rau xà lách, diếp cá, rau má, tía tô… đã úa, nát, khiến
chúng ta không phát sợ không dám ăn khi nghĩ tới cảnh về nhà phải mua thuốc
“xổ” sẵn. “Hậu trường” của quán, rau được vứt trong sọt, đổ ngổn ngang trên nền
đất cạnh ngay bếp củi, rồi nhặt, rửa vội vàng qua hai lần nước
Tương tự ở nhiều quán gần trường ĐH Khoa học Tự nhiên, đồ ăn được chế
biến tại chỗ trước mặt sinh viên. Đầu bếp chiên sườn, cá, trứng… trên chảo dầu
đen kịt. Cạnh bên, chồng bát đĩa chất đống, rải rác các loại thịt, cá, rau, cơm thừa
đổ tràn lan và bốc mùi kinh khủng.

4)NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
a) Trong khâu sản xuất
Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở
nguồn nước bị nhiễm bẩn.Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử
dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều
lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi
hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
b) Quá trình chế biến, bảo quản
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 23

 Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau,

quả không theo đúng quy định.
 Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
 Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.
 Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.
 Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa
tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.
 Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng,
nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.
 Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn,…

c) Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
 Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để
chứa đựng thực phẩm.
 Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không
được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật
khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
 Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi
khuẩn vẫn phát triển…
d) Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế
Về chính sách pháp luật, đã có rất nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn.
Tuy có rất nhiều văn bản, nhưng lại chồng chéo, không phân định rõ ràng trách
nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành lại vừa thiếu sót, chưa phủ hết các lĩnh vực, có
khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm.
Một số lĩnh vực mới phát sinh (như thực phẩm chức năng, một số độc chất và vi
chất) chưa được hướng dẫn quản lý cụ thể, chi tiết nên địa phương rất khó thực
hiện.
Bên cạnh đó, có những quy định không phù hợp với thực tế như hiện tuyến xã
không thể nào có đủ cán bộ chuyên môn để thực hiện việc khám sức khỏe, thẩm
định cơ sở, cấp giấy phép theo quy định (thực tế cơ sở cũng chưa đủ điều kiện

VSATTP để xét cấp); việc quy định một đám tiệc có quy mô trên 200 người thì do
cấp huyện trở lên cấp giấy, nhưng những lễ hội cấp xã, ấp thường trên 200 người
mà cán bộ cấp huyện không thể nào quản lý được, còn cấp xã, ấp thì không có
thẩm quyền quản lý; những đám tiệc của các tổ chức xã hội, tôn giáo (nhà thờ,
đình, chùa) không xin phép mà cán bộ chuyên ngành cũng không thể có đủ số
lượng để thanh tra, kiểm tra hết; những thử nghiệm cho kết quả ngay (test
nhanh) thì không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt và xử lý ngay, nhằm tránh ngộ độc
thực phẩm xảy ra, còn chờ kết quả chính thức (thường dài ngày) thì thực phẩm
đã được tiêu thụ hết; mức xử lý vi phạm còn chưa phù hợp với quy mô của cơ sở
và còn rất nhiều bất cập khác cần được điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
Về tổ chức bộ máy, chưa có một hệ thống tổ chức làm công tác VSATTP thống
nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa có mạng lưới thanh tra chuyên ngành
về VSATTP. Tại Mỹ có Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (CDC), Trung
Quốc cũng có cơ quan tương tự. Còn tại Việt Nam, hiện có tới 5 Bộ quản lý về
VSATTP gồm: Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các cấp, dẫn
đến một thực trạng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề
về VSATTP. Đối với tuyến tỉnh, các tỉnh đã thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm trực thuộc Sở Y tế, nhưng do văn bản hướng dẫn của trung ương không quy
định thống nhất về biên chế của chi cục, nên mỗi tỉnh có mô hình tổ chức và số
lượng biên chế khác nhau, mặc dù khối lượng công tác giữa các tỉnh không khác
nhau bao nhiêu. Cán bộ sang Chi cục ATVSTP làm nhiệm vụ không được hưởng
phụ cấp ưu đãi ngành. Còn tuyến huyện, xã vẫn chưa có quy định về tổ chức bộ
máy và cán bộ chuyên trách trong khi nội dung và khối lượng công tác trên lĩnh
vực VSATTP là rất lớn, lại thực hiện chủ yếu tại cơ sở. Đây là một nghịch lý ai
cũng thấy rõ, nhưng vẫn chưa có biện pháp nào để giải quyết phù hợp, triệt để. Về
cơ sở làm việc và trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ mảng công tác này được
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ KIM CHUNG

SV: TRẦN NGUYÊN THIỆU 25


xem là khâu yếu nhất thì hiện vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí tuyến tỉnh vẫn
chưa có phòng xét nghiệm nào đủ chuẩn để công bố kết quả. Vì vậy, những xét
nghiệm cao cấp phải gửi về các cơ sở xét nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh để
xác định vớ chi phí khá cao, vừa tốn kém, lại vừa mất thời gian.
Nói như thế không có nghĩa là công tác bảo đảm chất lượng VSATTP của chúng
ta chỉ toàn là khó khăn và hạn chế. Tuy còn rất nhiều khó khăn, hạn chế nhưng
chúng ta đã thực hiện rất nhiều các hoạt động, công tác nhằm bảo đảm chất lượng
VSATTP trong khả năng có được. Nhìn chung, chúng ta đã triển khai thực hiện tốt
những hoạt động cơ bản của công tác bảo đảm chất lượng VSATTP, đã đạt được
những kết quả khá tốt.
5) MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
a) Đối với những người trồng trọt, chăn nuôi, các nhà sản xuất, chế biến,
kinh doanh
Những người trồng trọt, chăn nuôi, các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh
phải tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng
theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp
quy. Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên
liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Tăng cường hợp tác với đội
ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng
và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra
được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao
an toàn cho người tiêu dùng.

b) Về phía người tiêu dùng:
Ở các nước phát triển, họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt
chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như
nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất
lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng còn không ít khó khăn

×