Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tình hình địa lý kinh tế, chính trị và xã hội nước pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.5 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------*---------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ
VÀ XÃ HỘI CỦA NƯỚC PHÁP

Nhóm thực hiện: Nhóm 12
Lớp tín chỉ : TMA201(GD1-HK2-2122).3
Giảng viên hướng dẫn: T.S Vũ Thành Toàn
Th.S Phùng Bảo Ngọc Vân

Hà Nội, tháng 2 năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................... 5
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 7
1.1.

Khái niệm về địa lý kinh tế ..................................................................... 7

1.2.

Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế................................................... 7

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của địa lý kinh tế .............................. 7


1.2.2. Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế ............................................. 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP ................................................. 8
2.1.

Vị trí địa lý .............................................................................................. 8

2.2.

Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8

2.3.

Tài nguyên thiên nhiên và nguồn năng lượng ....................................... 10

CHƯƠNG 3:

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ NƯỚC PHÁP TỪ

NĂM 2015 – 2019 ..................................................................................................... 11
3.1.

Tình hình xã hội nước Pháp từ năm 2015 – 2019 ................................. 11

3.1.1. Nhân khẩu học ................................................................................. 11
3.1.2. Tôn giáo ........................................................................................... 12
3.1.3. Lao động........................................................................................... 12
3.1.4. Y tế ................................................................................................... 13
3.1.5. Mơi trường ....................................................................................... 14
3.2.


Tình hình chính trị nước Pháp từ năm 2015 – 2019.............................. 15

3.2.1. Chính quyền ..................................................................................... 16
3.2.2. Quan hệ ngoại giao .......................................................................... 17
3.2.3. Những sự kiện chính trị tiêu biểu ở Pháp giai đoạn 2015-2019 ...... 18
3


3.3.

Tình hình kinh tế nước Pháp từ 2015 – 2019 ........................................ 21

3.3.1. Tổng quan......................................................................................... 21
3.3.2. Các ngành kinh tế ............................................................................. 22
3.3.3. Các vùng kinh tế .............................................................................. 25
CHƯƠNG 4:

THỰC TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ SAU ẢNH

HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ......................................................................... 27
4.1.

Tình hình xã hội nước Pháp sau đại dịch Covid-19 .............................. 27

4.1.1. Nhân khẩu học ................................................................................. 27
4.1.2. Lao động........................................................................................... 28
4.1.3. Y tế ................................................................................................... 30
4.1.4. Môi trường ....................................................................................... 31
4.2.


Tình hình chính trị nước Pháp sau đại dịch Covid-19 .......................... 34

4.3.

Tình hình kinh tế nước Pháp sau đại dịch Covid-19 ............................. 36

4.3.1. Khủng hoảng kinh tế thiệt hại nhất trong 5 thập kỷ của Pháp ......... 36
4.3.2. Kinh tế Pháp quay trở lại mức GDP trước đại dịch và tiếp tục tăng
trưởng

.......................................................................................................... 39

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 40
5.1.

Điểm mạnh ............................................................................................ 40

5.2.

Điểm yếu ............................................................................................... 41

5.3.

Thách thức ............................................................................................. 42

5.4.

Cơ hội .................................................................................................... 42

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 45

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
HÌNH 2.1. LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN CỦA PHÁP ........................................................................ 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
BẢNG 3.1. SỐ LIỆU KHÍ NHÀ KÍNH CỦA PHÁP GIAI ĐOẠN 2015-2019 ............................ 14
BẢNG 4.1. TỶ LỆ HOẠT ĐỘNG TRONG DÂN SỐ 15-64 TUỔI CỦA PHÁP ........................... 30

BIỂU ĐỒ 3.1. DÂN SỐ PHÁP GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 (TRIỆU NGƯỜI)............................. 11
BIỂU ĐỒ 3.2. CÁC TÔN GIÁO CHỦ YẾU TẠI PHÁP NĂM 2016 .......................................... 12
BIỂU ĐỒ 3.3. TỈ LỆ NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH GIAI ĐOẠN
2015-2019 (%) ....................................................................................................... 13
BIỂU ĐỒ 4.1. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TẠI PHÁP ................................................................. 28
BIỂU ĐỒ 4.2. BIỂU ĐỒ CHU KÌ PHÁT TRIỂN GDP PHÁP 1970-2020 ................................ 37

5


LỜI MỞ ĐẦU
Pháp (tiếng Pháp: France), quốc danh hiện tại l Cng hũa Phỏp (Rộpublique
franỗaise), l mt quc gia nm tại Tây Âu với phía Tây giáp Đại Tây dương, Bắc giáp
biển Măng-sơ, Đông giáp Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Italia, Nam giáp biển Địa Trung Hải và Tây
Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ cùng
Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua
Đường hầm Eo biển Manche, chạy dưới eo biển Manche.
Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở châu Âu và cũng là nước có lịch sử

lâu đời ở châu Âu, ngồi ra, cịn có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Trong hơn 500 năm qua, Pháp là 1 cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, qn sự
và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới. Từ thế kỷ 17 đến 20, Pháp lập nên
đế quốc thực dân lớn thứ hai trên thế giới bao gồm những vùng đất rộng lớn ở Bắc, Tây
và Trung Phi, Đông Nam Á với nhiều đảo ở Caribbe và Thái Bình Dương.
Pháp là thành viên trong nhóm G7 và thành viên của cộng đồng châu Âu, đồng
thời là một nước có nền kinh tế phát triến tương đối toàn diện và đồng đều cả nông
nghiệp lẫn công nghiệp. Pháp đứng thứ tư thế giới về dịch vụ: ngành dịch vụ của Pháp
phát triển rất mạnh, đóng góp khoảng 65,9% tổng sản phẩm quốc nội và tính đến năm
2016, GDP của nước Pháp đạt 2.488.280 USD, đứng thứ 6 thế giới và đứng thứ 3
châu Âu.
Pháp cũng là 1 trong 10 thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro
ngày 1 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế
đồng franc của Pháp vào đầu năm 2002.
Bài tiểu luận “Tình hình địa lý kinh tế, chính trị và xã hội nước Pháp” có mục đích
cung cấp những thơng tin, kiến thức bao quát và cụ thể về nước Pháp trong khoảng thời
gian từ năm 2010 - 2020. Trong quá trình viết báo cáo, do kiến thức, năng lực còn hạn
chế và tồn tại nhiều vấn đề mới mẻ nên chắc chắn khơng tránh khỏi khiếm khuyết. Vì
vậy chúng em kính mong nhận được sự góp ý q báu của thầy cơ và các bạn để báo
cáo được hoàn thiện hơn!

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về địa lý kinh tế
Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ứng dụng vừa thuộc địa
lý nhân văn chuyên nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt
động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý
học nhân văn.

1.2. Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của địa lý kinh tế
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của địa lý kinh tế là hệ thống Lãnh thổ - Kinh tế Xã hội. Đây là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, bao gồm điều kiện tự nhiên và điều
kiện xã hội của lãnh thổ liên quan đến hoạt động sản xuất, nghỉ ngơi của con người cũng
với việc bảo vệ môi trường sống.
Về thực chất hệ thống Lãnh thổ - Kinh tế - Xã hội được xác định bởi các yếu tố tự
nhiên bởi mức độ phát triển của các ngành kinh tế, phân bố kinh tế trên lãnh thổ bởi các
điều kiện xã hội, chính trị. Vì thế nó sẽ khác biệt giữa các quốc gia, các vùng hoặc các
khu vực có đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế, hình thái xã hội khác nhau.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế
Nhiệm vụ nghiên cứu của địa lý kinh tế hiện nay là tổ chức nền kinh tế xã hội theo
lãnh thổ. Vì vậy việc phân vùng kinh tế, quy hoạch vùng, quy hoạch các hệ thống cư
dân, các vùng thành phố, các trung tâm, đầu mối công nghiệp, các liên kết nông công
nghiệp...

7


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP
Pháp là quốc gia có diện tích lãnh thổ khá lớn ở Tây Âu với tổng diện tích đất là
547.571 km2; dân số hiện tại của Pháp là 65.526.572 người vào ngày 17/02/2022 theo
số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc (danso.org, 2017); GDP/người là 35.765 USD vào
năm 2020 (data.worldbank.org, 2022). Thủ đô của nước Pháp là Paris.
2.1. Vị trí địa lý
Pháp nằm ở phía tây châu Âu, có tọa độ địa lý vào khoảng 42°30' - 52°VTB, 4°30'
KTT, 80 KTĐ, khoảng cách từ bắc xuống nam và từ đông sang tây là 975 km. Nước
Pháp có nhiều mặt giáp biển, phía bắc giáp biển Măngsơ, phía tây giáp vịnh Biscay và
Đại Tây Dương. Với tổng chiều dài 2.500 km, phía nam giáp Địa Trung Hải (651 km);
phía đơng giáp các nước: Bỉ (620 km), CHLB Đức (452 km), Lucxembua (73 km), Thụy
Sỹ (573 km), Italia (488 km); phía nam giáp với Tây Ban Nha (650 km). Pháp có vị trí

là trung tâm giao thơng ở châu Âu, giáp với nhiều quốc gia có kinh tế, khoa học kỹ thuật,
văn hóa phát triển nên đã tạo thuận lợi cho nước Pháp trong quá trình phát triển đất nước.
Nhưng với vị trí này, trong thời gian trước đây Pháp nhiều lần bị chiến tranh tàn phá đất
nước (Bùi, 2006).
2.2. Điều kiện tự nhiên
Pháp có tỷ lệ diện tích núi và đồng bằng tương đương. Hai vùng đồng bằng của
Pháp là Pari và Akitanh nằm ở tây nam đất nước, có đất đai tốt, thuận lợi cho trồng trọt.
Núi của nước Pháp phân bố ở vùng phía tây và nam. Miền Tây là dãy Vosges, dãy Jura,
dãy Anpơ. Dãy Alps là dãy núi cao, phong cảnh đẹp nhất ở châu Âu, và có đỉnh cao nhất
châu Âu là Mont Blanc, cao 4,807 m. Ở vùng này có phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành,
có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho phát triển du lịch, chăn nuôi, trồng cây ăn quả và thủy
điện. Trung tâm của nước Pháp là vùng núi cổ, thấp dưới 1.000 m, thuận lợi cho phát
triển chăn ni, thủy điện. Phía tây nam là dãy núi trẻ Pirene làm thành biên giới tự
nhiên với Tây Ban Nha.
Nước Pháp có khí hậu ơn hịa, được chia thành bốn khu vực khí hậu rõ rệt
(uk.france.fr, n.d.). Miền Tây và Bắc có khí hậu ơn đới hải dương, mát mẻ, lượng mưa
khoảng 800 - 1.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 7°C và tháng 7 là 16°C.
8


Miền Nam có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải, mùa đơng ấm, mưa nhiều; mùa hạ mát
mẻ, ít mưa. Ở Macxây nhiệt độ trung bình tháng 1 là 7°C, tháng 7 là 22°C. Vùng trung
tâm và phía đơng có khí hậu ơn đới lục địa, mùa đơng lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1
là 1°C, tháng 7 là 19°C, lượng mưa ít hơn các vùng khác (từ 500 - 700mm). Trên độ cao
600 - 800m, khí hậu vùng núi của Pháp mang lại mưa lớn và tuyết trong vòng 3 - 6 tháng
hàng năm.

Hình 2.1. Lược đồ tự nhiên của Pháp
Nguồn: Pédaler, rencontrer, espérer, 2012


Nhìn chung, khí hậu của nước Pháp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, du lịch
và cư trú. Pháp có nhiều sơng, phân bố đều khắp đất nước và phần lớn đổ ra Đại Tây
Dương. Tồn quốc có 32 sơng lớn và vừa, gồm các sông:
Sông Xen: dài 776 km, bắt nguồn từ núi Tatsơlơ ở độ cao 470 m, chảy qua vùng
kinh tế sầm uất, là đường giao thơng quan trọng từ xưa. Có nhiều cơng trình kiến trúc
nổi tiếng của nước Pháp nằm trên bờ sông này.

9


Sông Loa: dài 1.020 km, bắt nguồn từ núi cao 1.875 m, tốc độ dịng chảy lớn. Sơng
này đã tạo ra một vùng châu thổ rộng 1.5000 km.
Sông Garon: dài 650 km, bắt nguồn từ dãy Pirene, có lưu lượng dịng chảy lớn,
cửa sơng rộng và sâu, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cảng.
Sông Rôn: dài 812 km, phần chảy qua Pháp dài 552 km; thượng lưu của sống ở
Thụy Sĩ, có độ cao 1.780 km, ở hạ lưu sông này đã tạo nên đồng bằng Bắc Pháp.
Bên cạnh các con sơng tự nhiên, Pháp cịn có hệ thống kênh đào dày đặc. Sơng
ngịi của nước Pháp có giá trị về giao thông, nông nghiệp, thủy điện, du lịch và tạo phong
cảnh đẹp, góp phần ni dưỡng và phát triển nền văn hóa Pháp. Rừng của nước Pháp
chiếm khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía đơng.
2.3. Tài ngun thiên nhiên và nguồn năng lượng
Nguồn khống sản của Pháp nhìn chung khá hạn chế. Trữ lượng than ước tính
khoảng 140 triệu tấn, tuy nhiên cơng cuộc khai thác lại hết sức khó khăn và tốn kém và
chất lượng cũng không quá tốt. Năm 1958, sản lượng khai thác than hàng năm lên tới
khoảng 60 triệu tấn; 40 năm sau, tổng số này đã giảm xuống dưới 6 triệu tấn; và vào
năm 2004, mỏ than cuối cùng đã bị đóng cửa.
Pháp có ít trữ lượng dầu, sản lượng khai thác dầu từ các giếng ở Aquitaine và lưu
vực Paris đều hạn chế cho nên dầu lửa từ lâu đã trở thành mặt hàng nhập khẩu chính của
Pháp. Uranium được khai thác ở Massif Central, và mặc dù trữ lượng thu hồi được ước
tính khoảng 50.000 tấn, hơn một nửa lượng tiêu thụ hàng năm vẫn cần phải nhập khẩu.

Vào những năm 1960, sản lượng quặng sắt ở Pháp đã vượt quá 60 triệu tấn với nguồn
gốc chủ yếu ở vùng Lorraine, tuy nhiên hiện nay việc sản xuất đã ngừng lại mặc dù
nguồn dự trữ vẫn cịn. Sản lượng boxit khơng đáng kể, quặng chì, kẽm và bạc đều được
khai thác với số lượng ít.
Từ đầu thế kỷ 21, Pháp đã đạt được nhiều tiềm năng trong việc lắp đặt và sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo được, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và năng lượng
gió. Cơng suất lắp đặt năng lượng mặt trời của Pháp đã tăng gần 700% từ năm 2009 đến
2011, sản lượng đạt mức 2,5 gigawatt chiếm gần 4% tổng sản lượng của thế giới (France
- Resources and power | Britannica, 2019).
10


CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ
NƯỚC PHÁP TỪ NĂM 2015 – 2019
3.1. Tình hình xã hội nước Pháp từ năm 2015 – 2019
3.1.1. Nhân khẩu học
Tổng dân số Pháp giai đoạn 2015-2019 nhìn chung tăng không quá nhanh (từ 66,42
tới 67,14 triệu người), chiếm ~0,84% dân số thế giới, giữ vững vị trí nước đơng dân thứ
22 trên thế giới (World Bank).

Biểu đồ 3.1. Dân số Pháp giai đoạn 2015 - 2019 (triệu người)
Nguồn: World Bank

Cơ cấu giới tính nam - nữ khá cân bằng, ổn định qua cả 5 năm với tỷ lệ nam khoảng
48% và tỷ lệ nữ khoảng 52%. Tuổi thọ trung bình tồn dân là 82.9 tuổi, xếp thứ 5 trên
thế giới trong đó tuổi thọ trung bình của nam là 80.1 tuổi, của nữ là 85.7 tuổi.
Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức duy nhất của đất nước, được Hiến pháp cơng
nhận trở thành ngơn ngữ của Chính phủ và Giáo dục. Cũng như tại nhiều nước khác, ở
Pháp, tiếng Anh vẫn là một ngoại ngữ phổ thông. Tuy nhiên, theo báo Libération, Pháp
là một trong những nước đứng cuối bảng xếp hạng Surveylang của Châu Âu về năng

lực ngoại ngữ.

11


3.1.2. Tôn giáo
Pháp là một quốc gia thế tục, và tự do tôn giáo là một quyền lợi theo hiến pháp.
Các tơn giáo nổi bật có thể kể tới:

Biểu đồ 3.2. Các tôn giáo chủ yếu tại Pháp năm 2016
Nguồn: Statista

Tuy nhiên, trong những năm gần đây các hành vi phân biệt chủng tộc và chống tôn
giáo ở Pháp là vấn đề vô cùng nan giải. Theo Bộ Nội vụ Pháp, trong năm 2019, các vụ
tấn cơng các tín đồ của các tôn giáo tăng lên đáng kể: 1052 vụ chống Kitô giáo, tương
đương với năm 2018; 68 vụ bài Do Thái, tăng 27% so với năm 2018; 154 vụ chống Hồi
giáo, tăng 35% so với năm trước. Các vụ tấn công bao gồm cả hành động lẫn những lời
đe dọa.
3.1.3. Lao động
Năm 2015, Bộ Lao động Pháp công bố số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại nước
này đã lên mức cao kỷ lục với 3,59 triệu người chưa có việc làm. Ở thời điểm này, trung
bình mỗi người phải mất khoảng 19 tháng để tìm việc làm. Tổng thống Pháp đương thời
Francois Hollande tuyên bố chi 2 tỷ euro (2,18 tỷ USD) cho các biện pháp nhằm tháo
gỡ vấn đề mà ơng gọi là “tình trạng khẩn cấp về kinh tế”.
12


Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp Pháp tiếp tục tăng, nâng số người thất nghiệp lên
mức kỷ lục là 6,159 triệu người, tương đương 10% lực lượng lao động. Thất bại trong
mục tiêu đẩy lùi thất nghiệp được cho là nguyên nhân do luật lao động Pháp bấy giờ quá

rườm rà và bó buộc; Chính phủ khơng tạo được đà tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2017-2019, Cơ quan Quản lý Bảo hiểm thất nghiệp Pháp (Unedic) công
bố số lao động khơng có việc làm của nước này giảm mạnh trong các năm 2018 và 2019,
qua đó góp phần cải thiện thâm hụt ngân sách bảo hiểm thất nghiệp của Pháp.

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định
giai đoạn 2015-2019 (%)
Nguồn: Trading Economics

3.1.4. Y tế
Trước khi xảy ra đại dịch Covid 19, Pháp đã thành cơng trong việc xây dựng hệ
thống chăm sóc y tế hiện đại và an toàn cho người dân. Minh chứng là nền y tế Pháp
liên tục được đánh giá là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới.
Pháp cũng là một trong những quốc gia chi mạnh tay nhất cho dịch vụ y tế với
mức đầu tư 11.1% tổng GDP vào năm 2018 (so với mức trung bình là 9.8% tại các quốc
gia OECD).
Pháp nổi tiếng trên toàn thế giới về nghiên cứu khoa học và lâm sàng xuất sắc.
Pháp có một hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
13


bao gồm nhiều nhiều đối tượng khác nhau, từ các công ty khởi nghiệp đến các công ty
lớn. Pháp luôn là nơi đặt trụ sở của các công ty dược phẩm tồn cầu như Sanofi
hay Ipsen.
3.1.5. Mơi trường
Ơ nhiễm khơng khí ln là một trong những vấn đề mơi trường hàng đầu tại Pháp,
được xếp hạng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong tại Pháp. Năm 2015, Pháp
cùng hơn 170 quốc gia trên thế giới ký cam kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cam
kết giảm lượng khí thải carbon, giữ cho nhiệt độ trung bình tồn cầu khơng tăng q 2
độ C. Cụ thể, Pháp thỏa thuận cắt giảm 40% khí thải CO2 vào năm 2030 so với năm

1990 và 75% vào năm 2050.
Mặc dù đã trải qua ⅓ quãng thời gian cam kết, lượng khí thải Pháp có giai đoạn
cịn vẫn tăng tuy nhiên đã có dấu hiệu giảm xuống ở 2 năm cuối (2018 và 2019).
Năm

Tổng lượng khí thải CO2 Tỉ lệ khí thải CO2/người

2015

329.5

5.11

2016

331.9

5.13

2017

336.04

5.17

2018

327.58

5.02


2019

319.61

4.88

Bảng 3.1. Số liệu khí nhà kính của Pháp giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Statista

Ngoài ra, Pháp cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường khác như: biến
đổi khí hậu, thiếu hụt năng lượng, xử lý rác thải, bảo tồn đa dạng sinh học,....

14


3.2. Tình hình chính trị nước Pháp từ năm 2015 – 2019
Chính trị của Pháp nằm trong khn khổ của một hệ thống bán tổng thống được
xác định bởi Hiến pháp Pháp của Cộng hòa thứ năm của Pháp. Quốc gia này tun bố
mình là một "Cộng hịa khơng thể chia cắt, thế tục, dân chủ và xã hội". Hiến pháp quy
định sự phân chia quyền lực và tuyên bố "sự gắn bó với quyền của con người và các
nguyên tắc chủ quyền quốc gia theo quy định của Tuyên bố năm 1789”.
Hệ thống chính trị của Pháp bao gồm một nhánh hành pháp, một nhánh lập pháp
và một nhánh tư pháp. Quyền hành pháp được thực thi bởi Tổng thống Cộng hịa và
Chính phủ. Chính phủ bao gồm Thủ tướng và các bộ trưởng. Thủ tướng được Tổng
thống bổ nhiệm, và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Chính phủ, bao gồm cả Thủ tướng,
có thể bị Quốc hội, Hạ viện của Quốc hội cách chức, thông qua một "động thái kiểm
duyệt"; điều này đảm bảo rằng Thủ tướng luôn được đa số hạ viện ủng hộ (trong hầu hết
các chủ đề, có quyền hơn so với thượng viện).
Quốc hội bao gồm Quốc hội và Thượng viện. Nó thơng qua các đạo luật và bỏ

phiếu về ngân sách; nó kiểm sốt hành động của nhà điều hành thơng qua việc đặt câu
hỏi chính thức trên sàn nhà của Quốc hội và bằng cách thiết lập các ủy ban điều tra. Tính
hợp hiến của các đạo luật được kiểm tra bởi Hội đồng Hiến pháp, các thành viên được
bổ nhiệm bởi Tổng thống Cộng hòa, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Thượng viện. Cựu
tổng thống của Cộng hòa cũng là thành viên của Hội đồng.
Tư pháp độc lập tại Pháp dựa trên hệ thống luật dân sự phát triển từ bộ luật
Napoleon. Nó được chia thành các chi nhánh tư pháp (đối phó với pháp luật dân sự và
pháp luật tố tụng hình sự) và chi nhánh hành chính (đối phó với lời kêu gọi chống lại
quyết định giám đốc điều hành), mỗi tịa án của riêng mình độc lập tối cao kháng nghị:
các Tòa án cấp giám đốc thẩm đối với các tòa án tư pháp và Conseil d'Etat cho các tịa
án hành chính. Chính phủ Pháp bao gồm nhiều cơ quan khác nhau kiểm tra sự lạm dụng
quyền lực và các cơ quan độc lập.
Pháp là một quốc gia đơn nhất. Tuy nhiên, các phân khu hành chính của nó, các
khu vực, sở và xã của bang Haiti có nhiều chức năng pháp lý khác nhau và chính phủ
quốc gia bị cấm xâm nhập vào các hoạt động bình thường của các phân khu này.

15


Pháp là thành viên sáng lập của Cộng đồng than và thép châu Âu, sau này là Liên
minh châu Âu. Do đó, Pháp đã chuyển một phần chủ quyền của mình sang các thể chế
châu Âu, theo quy định của hiến pháp. Chính phủ Pháp do đó phải tn thủ các hiệp ước,
chỉ thị và quy định của Liên minh châu Âu.
3.2.1. Chính quyền
Cộng hịa Pháp theo chế độ dân chủ đại nghị bán tổng thống nhất thể, có truyền
thống dân chủ mạnh mẽ. Hiến pháp của Đệ Ngũ Cộng hoà được phê chuẩn trong trưng
cầu dân ý vào ngày 28 tháng 9 năm 1958. Nó tăng cường mạnh quyền lực của nhánh
hành pháp so với nghị viện. Nhánh hành pháp có hai lãnh đạo: Tổng thống là nguyên
thủ quốc gia, nay là Emmanuel Macron và được bầu trực tiếp theo hình thức phổ thơng
đầu phiếu cho một nhiệm kỳ 5 năm (trước đây là 7 năm), và chính phủ do thủ tướng

lãnh đạo, thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm.
Nghị viện Pháp là cơ quan lập pháp lưỡng viện gồm một Quốc hội (Assemblée
Nationale) và một Thượng viện. Các nghị sĩ Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử
địa phương và được bầu cử trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội có quyền giải tán
chính phủ, và do đó phe đa số trong Quốc hội quyết định việc lựa chọn chính phủ. Các
thượng nghị sĩ do cử tri đoàn lựa chọn với nhiệm kỳ 6 năm, và một nửa số ghế được bầu
tại sau 3 năm kể từ tháng 9 năm 2008.
Quyền lực lập pháp của Thượng viện bị hạn chế; trong trường hợp có bất đồng
giữa hai viện, Quốc hội sẽ có tiếng nói quyết định. Chính phủ có ảnh hưởng mạnh đến
định hình chương trình nghị sự của nghị viện.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng cấp tiến là một thế lực chính trị mạnh
tại Pháp, với đại diện là Đảng Cộng hoà, Cấp tiến và Cấp tiến-Xã hội, đây là đảng quan
trọng nhất của Đệ Tam Cộng hoà. Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, họ bị đặt ra ngồi
lề trong khi chính trường Pháp có đặc trưng là hai nhóm chính trị đối lập: Thế lực tả
khuynh có trung tâm là Chi bộ Pháp của Quốc tế lao động và hậu thân của nó là Đảng
Xã hội (từ 1969); và thế lực hữu khuynh có trung tâm là Đảng Gaullisme (chủ nghĩa de
Gaulle) có tên thay đổi theo thời gian là Đại hội Nhân dân Pháp (1947), Liên hiệp những
người Dân chủ vì nền Cộng hồ (1958), Đại hội vì nền Cộng hồ (1976), Liên minh vì
Phong trào Nhân dân (2007) và Những người Cộng hòa (từ 2015). Trong bầu cử tổng
16


thống và nghị viện năm 2017, một đảng trung dung cấp tiến mang tên En Marche! trở
thành thế lực chi phối, vượt qua cả những người Xã hội và Cộng hòa.
3.2.2. Quan hệ ngoại giao
Pháp là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, có vị thế là một trong năm
thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với quyền phủ quyết. Năm
2015, Pháp được nhận định là "quốc gia có mạng lưới tốt nhất thế giới" do số lượng tổ
chức đa phương mà Pháp tham gia lớn hơn các quốc gia khác.
Pháp còn là thành viên của G7, WTO, Ban thư ký Cộng đồng Thái Bình Dương

(SPC) và Ủy ban Ấn Độ Dương (COI). Pháp là một thành viên liên kết của Hiệp hội các
quốc gia Caribe (ACS) và là thành viên lãnh đạo trong Cộng đồng Pháp ngữ (OIF). Pháp
là một trung tâm quan trọng đối với quan hệ quốc tế, do đó quốc gia này có số lượng
phái đồn ngoại giao lớn thứ nhì trên thế giới, và có trụ sở của các tổ chức quốc tế như
OECD, UNESCO, Interpol, BIPM và OIF.
Chính sách ngoại giao của Pháp thời hậu chiến phần lớn được định hình thơng qua
quyền thành viên của Pháp trong Liên minh châu Âu. Kể từ thập niên 1960, Pháp phát
triển quan hệ mật thiết với Đức (Tây Đức), tạo thành động lực có ảnh hưởng nhất của
Liên minh châu Âu. Trong thập niên 1960, Pháp tìm cách loại Anh khỏi tiến trình hợp
nhất châu Âu, tìm cách tạo dựng địa vị của mình tại châu Âu lục địa. Tuy vậy, Pháp và
Anh duy trì quan hệ thân thiết từ năm 1904, và liên kết giữa hai bên được tăng cường,
đặc biệt là về quân sự.
Pháp là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), song
dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle, Pháp tự tách khỏi bộ tư lệnh quân sự chung
nhằm phản đối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Anh và nhằm giữ độc lập cho các chính
sách đối ngoại và an ninh của Pháp. Tuy nhiên, do chính sách "thân Mỹ" của Tổng thống
Nicolas Sarkozy, Pháp trở lại bộ tư lệnh quân sự chung NATO vào năm 2009.
Trong đầu thập niên 1990, Pháp bị chỉ trích đáng kể từ các quốc gia khác do tiến
hành thử nghiệm hạt nhân bí mật tại Polynésie thuộc Pháp. Pháp phản đối mạnh mẽ
Cuộc tấn công Iraq 2003, khiến căng thẳng trong quan hệ song phương với Mỹ và Anh.

17


Pháp duy trì ảnh hưởng mạnh về chính trị và kinh tế trong các cựu thuộc địa của
họ tại châu Phi và cung cấp viện trợ kinh tế và binh sĩ cho các sứ mệnh duy trì hồ bình
tại Bờ Biển Ngà và Tchad. Năm 2012, Pháp và các quốc gia châu Phi khác can thiệp
giúp quân đội Mali tái lập kiểm soát đối với miền bắc nước này từ các nhóm Hồi giáo.
Gần đây, sau tuyên bố độc lập của miền Bắc Mali bởi Tuareg MNLA và cuộc xung đột
khu vực Bắc Mali sau đó với một số nhóm Hồi giáo bao gồm Ansar Dine và MOJWA,

Pháp và các quốc gia châu Phi khác đã can thiệp để giúp Quân đội Mali giành lại quyền
kiểm soát.
Năm 2013, Pháp là nhà tài trợ viện trợ phát triển lớn thứ tư trên thế giới, sau Mỹ,
Anh và Đức. Con số này chiếm 0,36% của Pháp, và theo tỷ lệ GDP thì Pháp là nhà tài
trợ lớn thứ 12 trong danh sách. Cơ quan Phát triển Pháp là tổ chức quản lý giúp đỡ của
Pháp, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào các dự án nhân đạo tại châu Phi hạ Sahara. Mục
tiêu chính của việc trợ giúp này là "phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp cận y tế và giáo dục,
thực thi chính sách kinh tế phù hợp và củng cố pháp quyền cùng dân chủ".
3.2.3. Những sự kiện chính trị tiêu biểu ở Pháp giai đoạn 2015-2019
Năm 2015:
Ngày 6 tháng 1 - Cựu Thủ tướng Lionel Jospin tham gia Hội đồng Lập hiến.
Ngày 16 tháng 4 - Vladimir Putin muốn Pháp hoàn trả cho Nga các tàu chiến
Mistral. Thỏa thuận mua các tàu chiến này có thể khơng được thực hiện vì xung đột về
cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngày 22 thỏng 4 - Tng thng Franỗois Hollande núi rng ụng sẽ hoàn trả cho Nga
các tàu chiến Mistral nếu thỏa thuận này được thông qua.
Ngày 12 tháng 10 - Jean-Jacques Hyest vào Hội đồng Lập hiến.
Năm 2016:
Ngày 27 tháng 1 - Jean-Jacques Urvoas được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Ngày 11 tháng 2 - Cựu Thủ tướng Jean-Marc Ayrault được bổ nhiệm làm Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Quốc tế.

18


Ngày 8 tháng 3 - Laurent Fabius đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Lập hiến ;
Michel Pinault và Corinne Luquiens tham gia với tư cách thành viên đơn giản.
Ngày 6 tháng 4 - En Marche, một đảng chính trị theo khuynh hướng tự do, được
thành lập bởi Emmanuel Macron ở Amiens .
Ngày 8 tháng 8 - Luật El Khomri được ký bởi Tổng thống Hollande.

Ngày 30 tháng 8 - Emmanuel Macron từ chức Bộ trưởng Kinh tế.
Ngày 23 tháng 8 - Laurent Wauquiez trở thành chủ tịch lâm thời của đảng
Cộng hòa.
Ngày 7 tháng 11 - Yannick Jadot giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ về Hệ
sinh thái Châu Âu - Đảng Xanh và trở thành ứng cử viên của đảng cho cuộc bầu cử tổng
thống Pháp năm 2017.
Ngày 6 tháng 12 - Bernard Cazeneuve được bổ nhiệm làm Thủ tướng.
Ngày 19 tháng 12 - Tòa án Luật của nước Cộng hòa kết tội Giám đốc điều hành
IMF Christine Lagarde về tội sơ suất trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Năm 2017:
Bent Hamon đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của Đảng
Xã hội Pháp, năm 2017.
Ngày 20 tháng 3 - Bắt đầu cuộc bất ổn xã hội năm 2017 ở Guiana thuộc Pháp.
Ngày 21 tháng 3 - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bruno Le Roux từ chức, bị nghi ngờ làm
những việc làm hư cấu; Matthias Fekl kế nhiệm anh ta.
Ngày 15 tháng 5 - Édouard Philippe được Tổng thống Macron bổ nhiệm làm Thủ
tướng Pháp.
Ngày 29 tháng 5 - Renaud Muselier được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Khu vực
Provence -Alpes-Cơte d'Azur.
Ngày 19 tháng 6 - Chính phủ Philippe đầu tiên bị giải thể, chính phủ Philippe thứ
hai được bổ nhiệm.

19


Ngày 22 tháng 6 - Loïg Chesnais-Girard được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Khu vực
Brittany.
Ngày 27 tháng 6 - Franỗois de Rugy c bu lm Ch tch Quc hi.
Ngy 13 tháng 10 - Cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Audrey Azoulay được bầu làm
Tổng Giám đốc UNESCO.

Ngày 24 tháng 11 - Cuộc cải tổ chính phủ Édouard Philippe.
Ngày 19 tháng 1 - Bắt đầu các cuộc biểu tình ở Mayotte
Ngày 28 tháng 8 - Nicolas Hulot từ chức Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Sinh thái và
Hòa nhập để phản đối chính sách sinh thái của chính phủ.
Cuộc cải tổ chớnh ph ca Philippe: Franỗois de Rugy tr thnh B trưởng Bộ
Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Sinh thái và Hòa nhập, thay thế Nicolas Hulot ,
và Roxana Maracineanu thay thế Laura Flessel tại Bộ Thể thao.
Ngày 12 tháng 9 - Richard Ferrand được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.
Ngày 16 tháng 9 - Frédérique Dumas, thành viên Quốc hội Pháp cho khu vực bầu
cử thứ 13 của Hauts-de-Seine , rời bỏ cả đảng La République En Marche! và nhóm La
République En Marche tại Quốc hội Pháp .
Ngày 16 tháng 10 - Cải tổ chính phủ Philippe : Christophe Castaner trở thành Bộ
trưởng Nội vụ, Didier Guillaume Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp, Bộ trưởng Văn hóa Franck
Riester và Marc Fesneau trở thành Bộ trưởng Phụ trách Quan hệ với Quốc hội.
Ngày 17 tháng 10 - Thành lập nhóm nghị sĩ, Quyền tự do và Lãnh thổ của
Quốc hội.
Năm 2019:
Ngày 22 tháng 1 - Ký Hiệp ước Aachen tại Aachen, 56 năm kể từ ngày ký Hiệp
ước Élysée.
Ngày 6 tháng 2 - Matthieu Orphelin, thành viên Quốc hội Pháp cho khu vực bầu
cử số 1 của Maine-et-Loire, thân cận với cựu bộ trưởng sinh thái Nicolas Hulot, rời
nhóm nghị sĩ của LREM để phản đối chính sách sinh thái của chính phủ.
20


Ngày 7 tháng 2 - Sau căng thẳng ngoại giao ngày càng gia tăng giữa chính phủ
Pháp và chính phủ Ý, Đại sứ Pháp tại Ý, Christian Masset được triệu hồi về Pháp.
Ngày 27 tháng 3 - Nathalie Loiseau, Benjamin Griveaux và Mounir Mahjoubi rời
chính phủ.
Cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu đã diễn ra vào ngày 26 tháng 5 năm 2019.

Ngày 5 tháng 6 - Valérie Pécresse, chủ tịch Hội đồng khu vực Ỵle-de-France và
Robin Reda thành viên của Quốc hội Pháp cho khu vực bầu cử số 7 của Essonne rời
Đảng Cộng hòa.
Emmanuel Macron đề cử Sylvie Goulard làm ứng cử viên cho Pháp làm Ủy viên
châu Âu.
Ngày 29 tháng 11 - Pascale Fontenel-Personne, thành viên Quốc hội Pháp cho khu
vực bầu cử số 3 của Sarthe, từ bỏ LREM sau khi bà không đồng ý với hoạt động
của đảng.
3.3. Tình hình kinh tế nước Pháp từ 2015 – 2019
3.3.1. Tổng quan
Pháp là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm nội
địa (GDP) trong khu vực đồng Euro. Ngành công nghiệp dịch vụ là nhân tố trọng yếu
của nền kinh tế Pháp. Về sản xuất, Pháp là một trong những nhà lãnh đạo tồn cầu về
lĩnh vực sản xuất ơ tơ, đường sắt và hàng không vũ trụ cũng như sản xuất mỹ phẩm và
các mặt hàng xa xỉ. Ngoài ra, Pháp cịn sở hữu lực lượng lao động có trình độ cao.
Vào tháng 10 năm 2021, Pháp là cường quốc kinh tế thứ 7 trên thế giới theo Quỹ
Tiền tệ quốc tế là cường quốc kinh tế thứ 3 ở châu Âu sau Đức và Vương quốc Anh .
Với GDP danh nghĩa là 2.940 tỷ đô la, Pháp xếp sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản,
Đức, Vương quốc Anh và Ấn Độ.
Vào năm 2020, Pháp xếp thứ 23 về GDP bình qn đầu người tính theo sức mua
tương đương (PPP), cao hơn một chút so với mức trung bình của Liên minh Châu Âu.
Trong phân loại theo GDP theo PPP, Pháp là cường quốc kinh tế thứ 9.

21


Nền kinh tế Pháp chủ yếu là nền kinh tế dịch vụ: năm 2015, khu vực đại học chiếm
76,7% dân số đang hoạt động, trong khi khu vực sơ cấp (nông nghiệp, đánh bắt cá, v.v.)
chỉ chiếm 2,8% và khu vực thứ cấp (chủ yếu là công nghiệp) chiếm 20,5%. Nền kinh tế
Pháp là một nền kinh tế ngày càng mở, chiếm vị trí quan trọng trong thương mại quốc

tế, chủ yếu trong khối Liên minh Châu Âu. Pháp đứng thứ 6 về xuất khẩu và thứ 5 về
nhập khẩu. Năm 2006, xuất khẩu chiếm 26% GDP và nhập khẩu chiếm 27%. Cán cân
thương mại (hàng hóa và dịch vụ) thâm hụt vào năm 2004, và thâm hụt này tăng lên cho
đến năm 2011 trước khi giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức đáng kể vào năm 2015. Tỷ lệ thất
nghiệp thấp hơn mức trung bình của các nước phát triển khác, là 7,8% (8% tính đến các
vùng lãnh thổ nước ngoài ) vào quý II năm 2021.
Tỷ lệ việc làm (65,1% vào năm 2020) thấp hơn so với khu vực đồng euro (66,8%)
và Liên minh châu Âu (67,5%) và mức trung bình của các nước G7 (69,3%), đặc biệt
đối với người cao tuổi, những người dưới 30 tuổi và người có trình độ thấp.
GDP bình qn đầu người (GDP/người) của Pháp là 38.625 USD/người vào năm
2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Pháp đạt -8.31% trong năm
2020, giảm -1.755 USD/người so với con số 40.380 USD/người của năm 2019. GDP
bình quân đầu người của Pháp năm 2021 dự kiến sẽ đạt 36.946 USD/người nếu nền kinh
tế Pháp vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.
Có 2.400.000 triệu phú (đô la Mỹ) sống ở Pháp vào năm 2019 (bao gồm tài sản bất
động sản). Trong cùng năm, tài sản trung bình của mỗi người trưởng thành là 282.100
đơ la Mỹ . Tài sản của các tỷ phú Pháp đã tăng gấp ba lần từ năm 2007 đến năm 2017
và Pháp là quốc gia ở châu Âu có 28 cổ đông trả tiền nhiều nhất. Vào tháng 1 năm 2020,
người giàu nhất châu Âu là Bernard Arnault , người Pháp, chủ sở hữu của tập đoàn xa
xỉ LVMH (tài sản đứng thứ 2 thế giới, theo Forbes 29). Năm 2019, 10% người Pháp
giàu nhất nắm giữ 46% tổng tài sản, trong khi 50% nghèo nhất nắm giữ 8%.
3.3.2. Các ngành kinh tế
3.3.2.1. Công nghiệp
Năm 2019, theo Ngân hàng Thế giới Pháp là nhà sản xuất lớn thứ 8 tính theo giá
trị gia tăng. Những ngành công nghiệp hàng đầu của pháp là viễn thông (bao gồm cả vệ
22


tinh truyền thơng), sản xuất máy bay và quốc phịng, đóng tàu (tàu hải quân và tàu
chuyên dụng), dược phẩm, xây dựng và xây dựng dân dụng, hóa chất, dệt may và sản

xuất xe hơi. Ngành cơng nghiệp hóa chất đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ phát
triển các hoạt động sản xuất chế tạo khác của Pháp đồng thời đóng góp lớn cho sự phát
triển của nền kinh tế. Trụ sở chính của Sanofi tại Paris, nhà sản xuất Vắc-xin lớn nhất
thế giới Pháp đầu tư nhiều cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khi đã bỏ ra số tiền
tương đương 2,26% GDP, đứng thứ tư trong số các quốc gia thuộc OECD. Ngành cơng
nghiệp đóng góp vào hoạt động xuất khẩu của Pháp cụ thể như sau: tính đến năm 2018
Đài quan sát sự phức tạp của kinh tế ước tính các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Pháp
là "Máy bay và Máy bay trực thăng và Thiết bị vũ trụ ($43,8 tỷ), Ô tơ ($26 tỷ), Dược
phẩm đóng gói ($25,7 tỷ), Phụ tùng phương tiện vận chuyển ($16,5 tỷ) và Động cơ tuốc
bin khí ($14,4 tỷ)."
3.3.2.2. Nơng nghiệp
Là nước xuất khẩu nơng sản lớn thứ hai thế giới, Pháp chỉ xếp sau Hoa Kỳ. Điểm
đến cho các mặt hàng xuất khẩu nông sản của Pháp đa phần là các nước thành viên EU.
Ngoài ra Pháp cịn hỗ trợ xuất khẩu nơng sản cho nhiều nước nghèo ở châu Phi (bao
gồm cả các thuộc địa cũ), những nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực
nghiêm trọng. Lúa mì, thịt bị, thịt lợn, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa là những mặt
hàng xuất khẩu chính. Các mặt hàng xuất khẩu nông sản từ Pháp sang Hoa Kỳ luôn phải
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nội địa, sản phẩm từ các nước thành
viên EU khác và các nước thuộc thế giới thứ ba ở Pháp. Xuất khẩu nông sản của Hoa
Kỳ sang Pháp, với tổng trị giá khoảng 600 triệu đô la mỗi năm, chủ yếu bao gồm đậu
nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành, thức ăn chăn nuôi và thức ăn gia súc, hải
sản và hàng tiêu dùng đặc biệt là thực phẩm ăn nhẹ và các loại hạt. Hàng xuất khẩu có
giá trị cao từ Pháp sang Hoa Kỳ có pho mát, sản phẩm chế biến và rượu.
Ngành nơng nghiệp của Pháp nhận được gần 11 tỷ euro trợ cấp đến từ EU. Lợi thế
cạnh tranh của Pháp chủ yếu được biết đến nhờ có chất lượng cao và tiếng tăm trên toàn
cầu, chẳng hạn như pho mát và rượu vang. Năm 2018, Pháp đã sản xuất 39,5 triệu tấn
củ cải đường (nhà sản xuất lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nga), để phục vụ cho việc sản
xuất đường và etanol; 35,8 triệu tấn lúa mì (sản lượng lớn thứ 5 trên thế giới); 12,6 triệu
23



tấn ngô (sản lượng đứng thứ 11 trên thế giới); 11,2 triệu tấn lúa mạch (sản lượng lớn thứ
2 trên thế giới, chỉ sau Nga); 7,8 triệu tấn khoai tây (sản lượng đứng thứ 8 trên thế giới);
6,2 triệu tấn nho (sản lượng đứng thứ 5 trên thế giới); 4,9 triệu tấn cải dầu (nhà sản xuất
lớn thứ 4 trên thế giới, sau Canada, Trung Quốc và Ấn Độ); 2,2 triệu tấn mía; 1,7 triệu
tấn táo (nhà sản xuất lớn thứ 9 trên thế giới); 1,3 triệu tấn tiểu hắc mạch (nhà sản xuất
lớn thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Ba Lan, Đức và Belarus); 1,2 triệu tấn hạt hướng dương
(nhà sản xuất lớn thứ 9 trên thế giới); 712 nghìn tấn cà chua; 660 nghìn tấn vải lanh; 615
nghìn tấn hạt đậu khơ; 535 nghìn tấn cà rốt; 427 nghìn tấn yến mạch; 400 nghìn tấn đậu
nành và một số hoạt động sản xuất nhỏ các sản phẩm nơng nghiệp khác.
3.3.2.3. Du lịch
Pháp là nơi có các thành phố được quan tâm nhiều do sự phồn thịnh của văn hóa
(trong đó Paris là địa điểm quan trọng nhất), các bãi biển và khu nghỉ mát ven biển, khu
trượt tuyết và các vùng nơng thơn mà nhiều người thích thú vì vẻ đẹp và sự yên bình
của chúng. Pháp cũng thu hút nhiều người hành hương tôn giáo đến Lourdes, một thị
trấn thuộc tỉnh Hautes-Pyrénées là nơi đón vài triệu du khách mỗi năm. Một số địa điểm
du lịch nổi tiếng được tính trung bình theo hàng năm: Tháp Eiffel (6,2 triệu), Viện bảo
tàng Louvre (5,7 triệu), Cung điện Versailles (2,8 triệu), Cité des Sciences et de
l'Industrie (2,6 triệu), Bảo tàng Orsay (2,1 triệu), Khải Hồn Mơn (1,2 triệu), Trung tâm
Georges-Pompidou (1,2 triệu), Mont-Saint-Michel (1 triệu), Lâu đài Chambord
(711.000), Sainte-Chapelle (683.000), Pháo đài Haut-Kœnigsbourg (549.000), Puy de
Dôme (500.000), Bảo tàng Picasso Paris (441.000), Carcassonne (362.000). Tuy nhiên,
địa điểm tham quan phổ biến nhất ở Pháp là Disneyland Paris với 9,7 triệu lượt tham
quan vào năm 2017.
3.3.2.4. Thời trang
Theo số liệu năm 2017 được công bố bởi Deloitte, Louis Vuitton Moet Hennessy
(LVMH) là thương hiệu của Pháp chuyên sản xuất những mặt hàng xa xỉ lớn nhất thế
giới tính theo doanh số khi doanh số của công ty này gấp đơi đối thủ cạnh tranh gần nhất
với mình. Ngồi ra Pháp cịn sở hữu 3 trong số 10 cơng ty sản xuất hàng xa xỉ hàng đầu
thế giới theo doanh số bán ra (LVMH, Kering và L'Oréal), nhiều hơn bất kỳ quốc gia

nào khác trên thế giới. Paris được coi là kinh đô thời trang số một của thế giới. Truyền
24


thống thời trang của Pháp gọi là haute couture (may đo cao cấp) đã được bắt đầu ngay
vào thời đại của vua Louis XIV.
3.3.3. Các vùng kinh tế
Chênh lệch kinh tế giữa các vùng của Pháp không cao như ở các nước châu Âu
khác như Anh, Ý hoặc Đức và cao hơn các nước như Thụy Điển, Đan Mạch hoặc thậm
chí là Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khu vực giàu nhất và có quy mơ nền kinh tế lớn thứ hai
của châu Âu là Ile-de-France (khu vực xung quanh Paris), từ lâu đã được hưởng lợi từ
quyền bá chủ kinh tế với tư cách là thủ đô đất nước.
Vùng kinh tế quan trọng nhất là Ỵle-de-France (khu vực có nền kinh tế lớn thứ 4
thế giới và thứ 2 ở Châu Âu), Auvergne-Rhơne-Alpes (khu vực có nền kinh tế lớn thứ
5 của Châu Âu nhờ các ngành như dịch vụ, cơng nghệ cao, cơng nghiệp hóa chất, rượu
vang, du lịch), Provence-Alpes-Côte d'Azur (dịch vụ, công nghiệp, du lịch và rượu vang),
Nord-Pas-de-Calais (đầu mối giao thông, dịch vụ, một trong những trung tâm công
nghiệp của Châu Âu) và Pays de la Loire (công nghệ xanh, du lịch).
Các vùng như Alsace từng là nơi rất phát triển ngành công nghiệp (công cụ máy
móc) ngày nay đã phát triển ngành dịch vụ thu nhập cao, nhờ vậy mà trở nên rất giàu có
nhưng lại khơng có thứ hạng cao về mọi mặt. Các khu vực nông thôn chủ yếu nằm ở các
vùng như Auvergne, Limousine và Centre-Val de Loire, đây là khu vực chuyên sản xuất
rượu vang và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế cho vùng Aquitaine nơi có
rượu vang Bordeaux, rượu vang đỏ và Sâm panh được sản xuất tại Champagne-Ardenne.
Paris, thủ đơ kinh tế và chính trị, được coi là một trong những thành phố của thế
giới, thường xuyên được xếp vào danh sách 3 hoặc 4 thành phố quan trọng nhất hành
tinh. Ảnh hưởng kinh tế của thủ đô Paris tạo ra 40% GDP quốc gia và một phần ba số
việc làm ở Pháp. Vào năm 2020, Paris là thành phố thứ sáu có GDP cao nhất trên thế
giới. Khu vực Paris sẽ vẫn nằm trong mười thành phố kinh tế mạnh nhất hành tinh ít
nhất vào năm 2035. Năm 2018, GDP bình quân đầu người của khu vực Paris cao hơn so

với tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, ngoại trừ Luxembourg và Ireland.
Theo một nghiên cứu của KPMG năm 2019, Paris là thành phố hấp dẫn thứ hai trên thế
giới về đầu tư quốc tế Auvergne-Rhône-Alpes là vùng thứ hai của Pháp, cả về số lượng

25


dân cư và sản xuất của cải. GDP bình quân đầu người của Paris cao hơn 12% so với
mức trung bình của các vùng của Pháp bên ngồi Ile-de-France.
Vùng Provence-Alpes-Cơte d'Azur , được hưởng lợi từ những lợi thế so sánh đáng
kể về khí hậu và địa lý (bãi biển, núi, khí hậu nắng ấm, v.v.), là một trong những vùng
hấp dẫn nhất ở Pháp về du lịch. Khu vực Occitanie được định vị là khu vực đầu tiên của
Pháp về "Nỗ lực R&D (3,7% GDP), sản xuất năng lượng tái tạo (22% tiêu thụ năng
lượng cuối cùng và gần 50% tiêu thụ điện trong khu vực) và tỷ lệ thành lập doanh nghiệp
(15,2%)", nhưng vẫn là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi
nghèo đói.
Hauts de France, khu vực thứ 3 về số dân và là khu vực công nghiệp trước đây
nằm ở ngã tư của nhiều giao lưu (Benelux, Vương quốc Anh qua Kênh...) mặc dù bị suy
yếu bởi cuộc khủng hoảng năm 2008, vẫn giữ được vị trí hàng đầu trong ngành cơng
nghiệp vào năm 2018.
Vùng thứ 3 tính theo GDP, vùng New Aquitaine là vùng lớn nhất ở thủ đô nước
Pháp; khu vực này cũng có sự cân bằng di cư tích cực, du lịch trong khu vực đáng kể và
tăng trưởng kinh tế trên mức trung bình từ năm 2008 đến năm 2013. Grand Est, là một
trong những khu vực có mức tăng trưởng kinh tế yếu nhất trong giai đoạn 2010-2015,
nổi bật với dòng chảy thương mại đáng kể với Đức. Normandy, một khu vực công
nghiệp cho phép khu vực Paris mở cửa thương mại quốc tế qua sông Seine, đã có mức
tăng trưởng yếu hơn so với mức trung bình của các khu vực khác của Pháp kể từ năm
1990. Khu vực hàng đầu của Pháp về nông nghiệp, với ngành chăn nuôi và đánh bắt
năng động, Brittany cũng là khu vực của Pháp ít bị ảnh hưởng nhất bởi nghèo đói và
bấp bênh vào năm 2014.


26


×