Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Tình hình kinh tế, chính trị xã hội của pakistan trong thập niên đầu thế kỷ XXI luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 136 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ THU HÀ

TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CỦA PAKISTAN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Nghệ An - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ THU HÀ

TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CỦA PAKISTAN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC TÂN


3


Nghệ An - 2012


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, đề tài
“Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Pakistan trong thập niên đầu thế
kỷ XXI” được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS.
Phạm Ngọc Tân, Trường Đại học Vinh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, Phòng
Sau đại học trường Đại học Vinh và Bộ môn Lịch sử thế giới đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản
thân cho nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được
góp ý, sửa chữa.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để
luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Phạm Thị Thu Hà


5

MỤC LỤC
Trang

A.MỞ ĐẦU.....................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài..............................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................6
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................6
7. Bố cục luận văn.........................................................................................7

B. NỘI DUNG..........................................................................................8
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH
KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PAKISTAN TRONG
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XX................................................................8
1.1. Nhân tố khách quan...............................................................................8
1.1.1. Nhân tố quốc tế...................................................................................8
1.1.2. Nhân tố khu vực..................................................................................13
1.2. Nhân tố chủ quan...................................................................................18
1.3. Nhân tố lịch sử ......................................................................................18
Tiểu kết chương............................................................................................33
Chương 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA
PAKISTAN TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010.....................................................35
2.1. Tình hình kinh tế....................................................................................35
2.1.1. Nông nghiệp........................................................................................35
2.1.2. Công nghiệp........................................................................................41
2.2. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Pakistan......................47
2.2.1. Tình hình chính trị..............................................................................47


6
2.2.2. Chính sách đối ngoại của Pakistan từ năm 2000 đến 2010.................64
2.3. Tình hình xã hội.....................................................................................88

2.3.1. Vị trí của người phụ nữ trong xã hội Pakistan....................................89
2.3.2. Hệ thống giáo dục ở Pakistan.............................................................91
2.3.3. Tình trạng nghèo đói ở Pakistan.........................................................93
2.3.4.Nạn khủng bố ở Pakistan.....................................................................95
Tiểu kết chương............................................................................................96
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PAKISTAN TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010...98
3.1. Thành tựu và hạn chế của nền kinh tế, chính trị- xã hội của Pakistan
từ năm 2000 đến 2010...................................................................................98
3.1.1. Thành tựu............................................................................................98
3.1.2. Hạn chế...............................................................................................102
3.2. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Pakistan...............................................106
Tiểu kết chương............................................................................................112

C. KẾT LUẬN.........................................................................................113
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................117
E. PHỤ LỤC


7

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ACD
ANP
ARF
ASEM
ASEAN
CICA

Diễn đàn đối thoại châu Á

Đảng Quốc gia Awami
Diễn đàn khu vực ASEAN
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố
lòng tin ở châu Á
ECO
Khối hợp tác kinh tế các nước Hồi giáo
EU
Liên minh châu Âu
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc
FBR
Hội đồng Liên bang
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
IDA
Hiệp hội phát triển quốc tế
IMF
Qũy tiền tệ quốc tế
KLB
Cơ quan lập pháp Kerry – Lugar - Berman
LHQ
Liên Hợp Quốc
MMA
Liên minh 6 Đảng tôn giáo
MQM
Phong trào Muttahida Qaumi
NATO
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương

NDT
Nhân dân tệ
OIC
Tổ chức hợp tác Hồi giáo
PML - N Liên đoàn Hồi giáo Pakistan
PML - Q Liên đoàn Hồi giáo Pakistan
PTI
Đảng phong trào vì công lý
PPP
Đảng Nhân dân Pakistan
SAARC Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
SEATO Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á
SCO
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Trung Quốc)
VAT
Thuế giá trị gia tăng
UAE
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
USD
Đô la Mỹ
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
XHCN
Xã hội chủ nghĩa


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Pakistan là một đất nước nằm ở phía Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Về
phía Đông và Đông Nam Pakistan là Ấn Độ, về phía tây là Iran và phía Bắc là
Afghanistan và Trung Quốc. Những dãy núi trải dài xuống thấp tới biển Ả Rập
và bên dưới chúng là vùng thung lũng rộng lớn của con sông Indus (sông Ấn).
Pakistan là một đất nước đặc biệt, là một trong những cái nôi sản sinh ra loài
người, có nguồn tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng dầu mỏ và khoáng sản
lớn. Có một nền văn hóa tiêu biểu với đặc trưng của một quốc gia theo đạo
Hồi. Con người Pakistan cũng bền bỉ gan dạ và ở họ luôn toát lên một quyết
tâm cao độ về nền độc lập. Thế nhưng lịch sử của nó lại gắn liền với lịch sử của
nước Ấn Độ và Pakistan mới chỉ biết đến như một quốc gia độc lập từ năm
1947 tới ngày nay. Trước đó Pakistan là vùng đất của Ấn Độ thuộc Anh.
Đã hơn 60 năm trôi qua, kể từ ngày Pakistan giành được độc lập, nhưng
di chứng của chủ nghĩa thực dân vẫn đang còn tồn tại trên đất nước này. Đó
chính là hậu quả của sự chia cắt mà thực dân Anh đã cố tình tạo ra. Những
cuộc xung đột tôn giáo, tộc người, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, nạn khủng bố...
vẫn đang tiếp diễn ở Pakistan. Vấn đề Kashmir và mối quan hệ căng thẳng
giữa Pakistan - Ấn Độ vẫn luôn là điểm nóng ở khu vực Nam Á. Sự đối đầu
giữa hai quốc gia có vũ khí hạt nhân này khiến cho nguy cơ chiến tranh rất dễ
xảy ra. Nó đe dọa trực tiếp đến hòa bình an ninh khu vực Nam Á nói riêng và
thế giới nói chung. Thêm vào đó, hiện nay, Pakistan cũng là vũ đài tranh
giành ảnh hưởng và quyền lực giữa các cường quốc lớn như: Mỹ, Trung Quốc
và Ấn Độ. Tìm hiểu sự phát triển mọi mặt của Pakistan có ý nghĩa thực tiễn
sâu sắc và mang tính thời sự cao, giúp chúng ta có thể hình dung được một
cách tổng quát về một đất nước Pakistan với nhiều biến cố thăng trầm nhưng
cũng rất đẹp và thơ mộng.


2
Nam Á là vùng đất có tầm quan trọng về mặt chiến lược. Phía Tây khu
vực này giáp với vịnh Pecxic - nơi sản xuất nhiều dầu lửa thế giới; Phía Bắc

lại giáp với khu vực Trung Á - một khu vực có ý nghĩa chiến lược rất lớn, là
nơi diễn ra sự tranh giành giữa hai khối Đông - Tây trong thời kỳ Chiến tranh
lạnh; Phía Nam là Ấn Độ Dương, phía Đông gần eo biển Malaca - vốn được
coi là yết hầu chiến lược, là con đường giao thông quan trọng liên kết với
tuyến đường giao thông của phương Đông và phương Tây. Vì thế, Nam Á
luôn được coi là khu vực có ý nghĩa quan trọng. Là 1 trong 4 nước của khu
vực Nam Á đương nhiên Pakistan cũng có vị trí rất quan trọng đối với khu
vực và thế giới. Đánh giá vai trò và tầm quan trọng của đất nước Pakistan
trong khu vực là cần thiết, nó giúp chúng ta tìm hiểu rộng hơn về các nước
châu Á nói chung và khu vực Nam Á nói riêng. Từ đó có những đánh giá
khách quan về Pakistan.
Đối với bản thân là một giáo viên, việc nâng cao, bổ sung thêm kiến
thức mới nhằm phục vụ trong giảng dạy là điều cần thiết. Hơn nữa Pakistan
và Việt Nam đều là những nước thuộc châu Á, Pakistan cũng từng là một
nước thuộc địa giành độc lập cùng thời điểm lịch sử với Việt Nam. Việc tìm
hiểu về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Pakistan nói chung và ở giai
đoạn từ năm 2000 đến 2010 nói riêng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Giúp cho
bản thân tác giả có thêm tầm hiểu biết về lịch sử các nước châu Á từ đó có
thể truyền đạt thêm những kiến thức đầy bổ ích và lý thú cho học sinh.
Nghiên cứu về quá trình xây dựng đất nước, trên các mặt kinh tế, chính
trị - xã hội không phải là một vấn đề mới mẻ song nghiên cứu về tình hình
kinh tế, chính trị - xã hội của một quốc gia trẻ tuổi như Pakistan thì ở Việt
Nam chưa có để tài nào đề cập đến. Chính vì vậy đối với chúng tôi, đây là
công việc khó khăn nhưng không kém phần thú vị.
Với những lý do đã nêu trên, cộng với niềm yêu thích và ham muốn tìm
hiểu về đất nước Pakistan, chúng tôi chọn đề tài “Tình hình kinh tế, chính trị


3
- xã hội của Pakistan trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI” làm đề tài luận văn thạc

sỹ lịch sử, với hi vọng đóng góp phần nhỏ của mình vào việc nghiên cứu tình
hình kinh tế, chính trị - xã hội của Pakistan trong vòng 10 năm từ năm 2000
đến năm 2010. Và hi vọng qua đề tài này cũng góp phần bổ sung kinh nghiệm
phát triển kinh tế, chính trị - xã hội cho các nước châu Á trong đó có Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Pakistan là một quốc gia trẻ tuổi, nên những công trình nghiên cứu về
đất nước này cũng chưa có nhiều. Tuy nhiên cũng đã có những học giả trong
và ngoài nước viết về Pakistan trên một số các lĩnh vực như sau:
1. Cuốn A short History of Pakistan của tác giả Ishtiaq Hussain Qureshi
bao gồm 4 tập. Đây là cuốn sách viết về lịch sử hình thành của đất nước
Pakistan từ thời tiền sử đến khi ra đời nhà nước Pakistan năm 1947 và quá
trình chia cắt Pakistan thành Pakistan và Bangladesh năm 1971. Nhìn chung
đây là cuốn sách mô tả được hầu như toàn bộ lịch sử đất nước Pakistan trong
quá khứ.
2. Cuốn Benazir Bhutto: Hòa giải Hồi giáo, dân chủ và phương Tây
của tác giả Benazir Bhutto là một cuốn sách mang tính thời sự rất cao và bổ
ích, giúp người đọc có thể tham khảo về Hồi giáo, vùng Vịnh, Trung Đông và
Nam Á. Qua cuốn sách này người đọc cũng có thể tìm hiểu được phần nào về
đạo Hồi, lý giải nguyên nhân xảy ra các cuộc xung đột trong các quốc gia Hồi
giáo và tại sao Mỹ và phương Tây vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của
chủ nghĩa khủng bố và trào lưu chống phương Tây vvv…
3. Năm 2002, Nhà Xuất bản Trẻ cho ra đời cuốn sách Đối thoại với
các nền văn hóa Pakistan của tác giả Trịnh Huy Hóa. Cuốn sách này đề cập
đến những vấn đề về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, lối sống, những tập quán của
Pakistan.
4. Cuốn Benazir Buttto từ tù nhân đến người đứng đầu đất nước của tác
giả Libby Hughes, được Nhà Xuất bản Trẻ dịch và xuất bản năm 2008 đề cập


4

đến cuộc đời và toàn bộ sự nghiệp đấu tranh của nhà lãnh đạo trẻ Benazir
Bhutto và đồng thời qua đó tác giả cũng gửi đến cho độc giả thông điệp về
một đất nước chứa đựng rất nhiều những thăng trầm và biến động của nền
chính trị Pakistan.
5. Bài viết Hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan của tác giả Đặng Ngọc
Hùng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 56 năm 2004, đề cập đến mối
quan hệ của Pakistan và Ấn Độ, tìm hiểu về nguồn gốc của những bất đồng và
tranh chấp là vì sự chia cắt năm 1947, từ đó tác giả cũng làm nổi bật được
những cuộc tranh chấp gay gắt của hai nước nhất là vấn đề Casơmia và cuối
cùng tác giả đề cập đến sự hòa giải giữa hai nước, hi vọng về một nền hòa
bình, bền vững, ổn định sẽ được thiết lập trong quan hệ giữa hai nước.
6. Bài viết Chính sách Nam Á của Mỹ sau sự kiện 11/9: cơ hội và thách
thức của tác giả Nguyễn Nam Khánh đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số
56 năm 2004. Đề cập đến những chính sách của Mỹ sau sự kiện 11/9. Tác giả
đã đưa ra những dự báo và tác động về chính sách của Mỹ đối với Nam Á
trong thời gian từ năm 2000 đến nay. Nội dung của chính sách này chủ yếu đề
cập đến mối quan hệ của Mỹ đối với các nước Nam Á nhất là mối quan hệ
giữa Ấn Độ với Pakistan và quan hệ hợp tác song phương Mỹ và Pakistan.
7. Luận văn thạc sĩ Quan hệ Ấn Độ - Pakistan từ sau chiến tranh lạnh
đến nay của tác giả Trần Viết Trung, Hà Nội, tháng 7/2006 đề cập đến mối
quan hệ giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan, từ xung đột đến triển vọng hòa bình.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều những bài viết liên quan đến các vấn đề
kinh tế, chính trị - xã hội của Pakistan được đăng tải trên các tạp chí, chuyên
ngành như tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, các bản tin tham khảo hàng ngày của
Thông tấn Xã Việt Nam, tài liệu tham khảo đặc biệt, tin tham khảo hay
những bài trên báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo Thế giới và Việt
Nam vv…
Nhìn chung, trong nhiều năm gần đây những tiến triển mới trong đời
sống kinh tế, chính trị - xã hội của Pakistan thu hút được nhiều sự quan tâm



5
nghiên cứu của những học giả trong và ngoài nước. Các bài viết chúng tôi nêu
trên ít nhiều có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên chưa
có một công trình nào bao quát về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của
Pakistan giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Mặc dù vậy, các công trình trên đã
cung cấp cho Luận văn nguồn tư liệu bổ ích, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn
đề để hoàn thành luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Tìm hiểu Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Pakistan từ năm 2000
đến 2010, từ đó dựng lên bức tranh tổng thể về đất nước Pakistan trong thập
niên đầu thế kỷ XXI. Qua đó khẳng định tầm quan trọng, vị trí và vai trò của
đất nước Pakistan ở khu vực và trên thế giới.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài luận văn đặt ra một số nhiệm vụ sau:
- Luận văn đi vào tìm hiểu khái quát những nhân tố tác động đến tình
hình kinh tế, chính trị - xã hội của Pakistan trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
- Luận văn đi sâu vào tìm hiểu cụ thể tình hình kinh tế, chính trị - xã hội
của Pakistan, khái quát về chính sách ngoại giao của Pakistan đối với các nước
trong khu vực và trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2010.
- Luận văn đưa ra những nhận xét về mặt đạt được và hạn chế của
Pakistan trong 10 năm đầu thế kỷ XXI trên các lĩnh vực về kinh tế và chính
trị - xã hội.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của
Pakistan từ thời gian từ năm 2000 đến năm 2010. Đây là thời kỳ ở Pakistan
chịu sự ảnh hưởng bởi những biến động về nền chính trị trong nước và thế
giới. Đó chính là sự kiện Pervez Musharraf tiến hành cuộc đảo chính lên nắm
chính quyền, thành lập nước Cộng hòa Liên bang bán tổng thống từ năm 1999



6
đến 2008 tác động đến kinh tế, sự thay đổi về chính sách đối nội, đối ngoại ở
Pakistan.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong điều kiện nguồn tư liệu hạn hẹp, để hoàn thành luận văn này tác
giả đã sưu tầm, tập hợp và xử lý các nguồn tư liệu sau:
- Các tác phẩm hồi ký, bài nói chuyện, văn bản của các nhà lãnh đạo
Pakistan như Benazir Bhutto và Mushrraf.
- Các tác phẩm sách chuyên khảo, các bài nghiên cứu của một số nhà
nghiên cứu Việt Nam về Pakistan.
- Các loại tạp chí, sách báo ở các trung tâm nghiên cứu như Viện Thông

tin Khoa học và xã hội, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Sử học vv...
- Các bản tin và các bài báo ở các báo Nhân Dân, báo Quân đội nhân
dân, bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài đã được thực hiện bằng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về các vấn đề lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và lôgíc:
nghiên cứu, chứng minh các vấn đề lịch sử bằng các sự kiện lịch sử cụ thể,
phân tích dựa trên đặc điểm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Tiếp đó sử
dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, và khái quát để làm nổi bật các vấn đề
cần nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau:
Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu mà chúng tôi có khả

năng tiếp cận trong hoàn cảnh rất khan hiếm tài liệu Pakistan ở Việt Nam. Từ
nguồn tài liệu này, dựng lên bức tranh toàn diện về tình hình kinh tế, chính trị
- xã hội của Pakistan trong những năm đầu thế kỷ XXI.


7
Phân tích đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Pakistan trong
giai đoạn này và qua đó xác định nguyên nhân của sự phát triển cũng như bất
ổn của Pakistan hiện nay.
Đưa ra một vài kinh nghiệm trong quá trình phát triển của Pakistan đối
với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến tình hình kinh tế, chính trị - xã
hội của Pakistan trong thập niên đầu của thế kỷ XXI
Chương 2: Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Pakistan từ năm
2000 đến 2010
Chương 3. Một số nhận xét về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của
Pakistan từ năm 2000 đến 2010.


8

B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PAKISTAN TRONG THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Nhân tố khách quan

1.1.1. Nhân tố quốc tế
Cuộc Chiến tranh lạnh (hình thành năm 1947 và kéo dài đến 1989) đã
có tác động mạnh mẽ tới chính sách đối nội, quan hệ đối ngoại và mậu dịch
của hầu hết các nước trên thế giới. Chiến tranh lạnh “không tạo lập tất cả
nhưng lại định hình rất nhiều thứ” [18; tr44]. Nhà nghiên cứu Mỹ, Thomas
L.Friedman, đã chỉ ra rằng: “Với vai trò là một hệ thống quốc tế, Chiến tranh
lạnh có cấu trúc quyền lực riêng: cán cân lực lượng giữa Hoa Kỳ và Liên
bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh lạnh có những luật lệ
riêng: trong quan hệ đối ngoại, không một siêu cường nào muốn xâm nhập
vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác; trong kinh tế, những nước
kém phát triển chú tâm vào việc phát triển những ngành công nghiệp quốc
gia của riêng họ, các nước đang phát triển chú tâm tăng trưởng trên cơ sở
xuất khẩu, các nước xã hội chủ nghĩa tập trung thắt lưng buộc bụng và
phương Tây thì chăm chăm vào việc buôn bán có điều tiết. Chiến tranh lạnh
có hệ tư tưởng riêng của nó: cuộc chạm chán giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản, giai đoạn hòa hoãn, không liên kết hay cải tổ (perestroika).
Chiến tranh lạnh có khuynh hướng về dân số riêng: di cư từ Đông sang Tây
bị bức màn sắt ngăn trở, nhưng di cư từ miền Nam lên phía Bắc thì đều đặn
hơn. Chiến tranh lạnh có cái nhìn toàn cầu riêng: thế giới được chia thành
phe XHCN, phe TBCN và phe trung lập; nước nào cũng thuộc về một trong
những phe này. Chiến tranh lạnh sinh ra những công nghệ định hình riêng:


9
chủ đạo là vũ khí hạt nhân và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai, nhưng
đối với dân chúng ở các nước đang phát triển thì búa liềm vẫn là công cụ gần
gũi. Chiến tranh lạnh có thước đo riêng: số lượng tên lửa hạt nhân của mỗi
bên. Và sau cùng, Chiến tranh lạnh tạo ra mối lo riêng: sự hủy diệt hạt nhân”
[18; tr44]. Không chỉ có vậy, Thomas L. Friedman đã đúng khi khẳng định:
“Trước hết, nói về Chiến tranh lạnh là nói đến sự chia cắt. Thế giới bị chia

cắt ngang dọc thành nhiều cánh đồng vụn vặt manh mún” [18; tr44]. Có thể
nói bức tranh thế giới trong Chiến tranh lạnh thực sự ảm đạm nó đã lôi kéo
hầu hết các nước lớn nhỏ trên thế giới vào vòng xoáy của sự tranh chấp giữa
hai siêu cường. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc bộ mặt thế giới gần như đã thay
đổi hoàn toàn, thế giới phát triển nhanh chóng theo chiều hướng từ Trật tự
đơn cực chuyển sang Trật tự đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình
thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự
mới. Thế giới hiện đang trong tình hình “một siêu cường, nhiều cường quốc”,
tức là trong khi Mỹ vẫn giữ vị trí trung tâm ở đỉnh cao quyền lực thì dao động
quanh nó là các cường quốc lớn khác như, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật
Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang ngày càng lớn mạnh. Chiến tranh
lạnh kết thúc, sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mỹ một lợi thế. Mỹ vươn lên
là một nước có thế lực mạnh cả về kinh tế và chính trị. Cùng với sự dồi dào
về tài chính và khả năng làm chủ khoa học công nghệ hiện đại đã cho phép
Mỹ tiến hành những cuộc chiến tranh tuy tốn tiền của nhưng ít tốn sinh mạng.
Hơn nữa Mỹ không còn phải đối phó với sự phản đối của nhân dân Mỹ như
hồi chiến tranh Việt Nam, trong khi đó các cường quốc lớn khác như Nhật
Bản, Trung Quốc, Ấn Độ đều đã được rút kinh nghiệm từ cuộc đối đầu giữa
Liên Xô với Mỹ nên nhìn chung các mối quan hệ của các nước này với Mỹ
đều đã tỏ ra mềm mỏng hơn để mối quan hệ không xấu đi hoặc không bị đổ
vỡ hoặc tránh được sự đối đầu trực tiếp. Nắm bắt lợi thế đó Mỹ vẫn tìm cách
gây những ảnh hưởng của mình trên thế giới trong đó có khu vực Nam Á.


10
Nếu như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, khu vực Nam Á là nơi diễn ra
sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai cực Xô - Mỹ, thì sau Chiến tranh lạnh khu
vực Nam Á lại nổi lên những vấn đề nổi cộm gây ảnh hưởng trực tiếp tới
quyền lợi và thanh thế của Mỹ. Việc cả Ấn Độ và Pakistan đều tiến hành vụ
thử vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1998 và từ đó đến năm 2000 lại liên tiếp

thử các loại vũ khí hạt nhân khác đã khiến cho nguy cơ một “câu lạc bộ” mới
các nước có vũ khí hạt nhân rất có thể hình thành, điều này đi ngược lại với
nỗ lực cấm sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Và nó cũng trực tiếp đe dọa đến
địa vị của Mỹ ở khu vực Nam Á này.
Mặt khác, sau vụ đánh bom sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm
1998, chính quyền B.Clinton đã bước đầu nhận thấy sự nguy hiểm của chủ
nghĩa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố quốc tế được nuôi dưỡng và
phát triển mạnh ở Pakistan và Afghanistan. Mỹ lo ngại sự bất ổn chính trị kéo
dài của Pakistan có thể khiến các nhóm Hồi giáo cực đoan dễ dàng tiếp cận,
đánh cắp các vũ khí hạt nhân của nước này rồi dùng vũ khí đó đe dọa lợi ích
của Mỹ và phương Tây trên phạm vi toàn cầu. Xuất phát từ lo ngại đó nên Mỹ
đã có phần nương nhẹ với chính quyền của ông Musharraf, và hi vọng chính
quyền này có khả năng khôi phục và ổn định chính trị tốt hơn chính quyền
dân sự trước đó của thủ tướng Naoa Sarip.
Có thể nói rằng tất cả các lý do trên đã lý giải tại sao Mỹ lại tìm cách
gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới Pakistan đến như vậy. Hay nói đúng hơn
Pakistan là một phần trong chính sách Nam Á của Mỹ. Việc Mỹ dùng sức
mạnh kinh tế của mình để ép Pakistan lệ thuộc vào chính quyền Mỹ cộng với
việc nhân nhượng chính quyền dân sự của Pakistan cho thấy sự bất lực của
nước Mỹ trong việc ngăn chặn chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở khu vực Nam
Á này. Điều đó đã chứng minh bằng thực tế, ngay trong năm đầu tiên của thế
kỷ XXI, ngày 11/9/2001 nước Mỹ đã bị lực lượng khủng bố Hồi giáo cực
đoan tấn công làm sụp đổ hai tòa tháp Trung tâm thương mại quốc tế gây thiệt


11
hại lớn về người và của. Cũng chính từ đây mối quan hệ giữa Pakistan và Mỹ
càng thêm phần lệ thuộc vào nhau.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ từ những năm 70
của thế kỷ XX trở lại đây với nội dung cơ bản là cách mạng về công nghệ

thông tin, sinh học, năng lương, vật liệu mới phát triển với trình độ cao, làm
tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Các quốc gia
đang đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng cũng chịu những thách
thức lớn. Cuộc cạnh tranh kinh tế - thương mại và khoa học công nghệ đang
diễn ra gay gắt. Buộc các nước phát triển, đang phát triển và các nước thuộc
thế giới thứ 3 phải có những chính sách kinh tế phù hợp nhằm thúc đẩy nền
kinh tế đồng thời đặt ra phương hướng cho sự phát triển kinh tế của đất nước
dựa trên những thành quả của khoa học kỹ thuật mang lại và mở rộng các mối
quan hệ song phương, đa phương. Có thể nói cuộc cách mạng khoa học công nghệ chính là chiếc cầu nối giúp Pakistan tiến gần với các nước đang
phát triển và phát triển, tạo cơ hội và thách thức cho nền kinh tế cũng như
phát triển những chính sách xã hội của đất nước này.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới,
xu thế toàn cầu hóa mà đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế đã và đang ngày càng
phát triển, mang lại nhiều cơ hội và cũng không ít những thách thức đối với
tất cả các quốc gia trên thế giới.
Toàn cầu hoá là một tất yếu lịch sử, khách quan, tác động đến mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế văn hoá, xã hội trên thế giới. Nó tạo ra những cơ hội
phát triển cho các nước nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức đối với tất cả các
quốc gia, dân tộc. Trong một thế giới mà tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nước ngày càng tăng thì không một quốc gia nào có thể phát triển đuợc nếu
không có mối liên hệ nào với bên ngoài. Các quốc gia, khu vực đều phải tham
gia trào lưu toàn cầu hoá, tham gia quá trình hội nhập ở các mức độ nhất định,
nếu không muốn bị tụt hậu, bỏ rơi.


12
Toàn cầu hóa đã và đang góp phần định hình cục diện chính trị thế giới.
Và mặc dù, trong “sân chơi toàn cầu hóa”, luật chơi sẽ chung cho tất cả các
quốc gia, sẽ không ưu đãi cho bất kỳ một quốc gia nào, nhưng có một thực tế

rằng những kẻ mạnh vẫn luôn tìm cách trấn áp kẻ yếu trên phạm vi toàn cầu.
Khoa học công nghệ ngày một phát triển tới trình độ cao đã đưa đến những
thách thức đối với khái niệm truyền thống về chủ quyền trong quan hệ quốc
tế. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ đã làm cho tính
phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng tăng lên và lợi ích
chung cũng ngày càng lớn thêm. Quá trình toàn cầu hóa lấy kinh tế làm trọng
tâm đã khiến các nước dễ gần nhau hơn, và vì vậy những mâu thuẫn cũng
nhanh chóng được giải quyết hơn bằng con đường đàm phán đối thoại. Đối
với một nước như Pakistan chắc chắn sẽ bị chi phối không nhỏ từ quá trình
toàn cầu hóa.
Trong khi đó chủ nghĩa khu vực đã hình thành và ngày càng phát triển
mạnh mẽ, thậm trí còn phát triển rộng lớn hơn cả về quy mô và hình thức trở
thành “chủ nghĩa khu vực mở”. Chủ nghĩa khu vực mở đem lại nhiều lợi thế
cho tất cả các nước trên thế giới, khiến các nước đang phát triển xích lại gần
hơn các nước phát triển, chủ nghĩa khu vực mở cũng gắn bó sự hợp tác về mọi
mặt giữa các quốc gia trong cùng khu vực và giữa các quốc gia trong khu vực
với các nước bên ngoài, không chỉ giới hạn giữa các nước cùng thuộc một hệ
chính trị mà còn là sự hợp tác giữa các nước không cùng một hệ chính trị với
nhau - điều mà không thể có ở trước thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Trong bối cảnh đó, Pakistan cũng không nằm ngoài sự tác động của nó,
gần 10 năm đầu sau Chiến tranh lạnh Pakistan vẫn là nước phải hứng chịu
nhiều khó khăn như những cuộc xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, dân tộc,
tôn giáo, chạy đua vũ trang, các hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố, đói
nghèo v v… Tuy nhiên cũng giống như bao nước thuộc thế giới thứ 3 khác,
là nước phát triển sau nên Pakistan cũng được thừa hưởng thành quả của


13
những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, điều đó nó hỗ trợ cho nền kinh tế
của Pakistan đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và truyền thông. Xu thế toàn

cầu hóa và khu vực hóa thúc đẩy Pakistan có những chính sách đối ngoại phù
hơn, mềm dẻo hơn. Tất cả những thuận lợi ấy tạo tiền đề vững chắc cho
Pakistan có thể vững vàng bước vào thế kỷ XXI.
1.1.2. Nhân tố khu vực
Khu vực Nam Á bao gồm lãnh thổ của các nước Ấn Độ, Pakistan,
Bangladesh, Nêpan, Butan, Xri Lanca và Mandivo. Nam Á có diện tích
khoảng 4 triệu Km2, dân số 1234 triệu người. Phía Tây Nam Á giáp với vịnh
Pecxic - nơi sản xuất nhiều dầu lửa thế giới. Phía Bắc lại giáp với khu vực
Trung Á - một khu vực có ý nghĩa chiến lược rất lớn, là nơi diễn ra sự tranh
giành giữa hai khối Đông - Tây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Phía Nam gần
Ấn Độ Dương, phía Đông gần eo biển Malaca - vốn được coi là yết hầu chiến
lược, là con đường giao thông quan trọng liên kết với tuyến đường giao thông
của phương Đông và phương Tây. Vì thế, Nam Á luôn được coi là khu vực có
ý nghĩa quan trọng. Hàng năm, lượng hàng hóa vận chuyển qua Ấn Độ
Dương chiếm tới 60% tổng lượng hàng mậu dịch toàn cầu. Mỗi năm có
khoảng 62.000 chiếc tàu qua Ấn Độ Dương, trong đó Ấn Độ là nước có tuyến
đường biển kéo dài trên 7600 km có tới 11 cảng lớn và trên 200 cảng vừa và
nhỏ. Pakistan, Bangladesh, Xri Lanca cũng có không ít cảng thiên nhiên tuyệt
vời. Có thể nói không quá rằng nếu đường vận chuyển trên Ấn Độ Dương bị
gián đoạn, thương mại thế giới sẽ bị tổn thất không thể lường hết, đặc biệt là
nếu đường vận chuyển năng lượng từ Trung Đông tới khu vực châu Á - Thái
Bình Dương xảy ra tranh chấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mạch máu kinh tế
của rất nhiều nước châu Á.
Do vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Nam Á nên khu vực này
ngay từ rất sớm đã trở thành nơi tranh chấp của các đế quốc thực dân ngay cả
sau khi giành được độc lập, các quốc gia ở Nam Á vẫn không thể tránh khỏi
sự khống chế của các nước lớn.


14

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự can thiệp của Mỹ, Liên Xô và phần
nào Trung Quốc đã làm cho tình hình Nam Á vốn đã rất phức tạp lại càng
thêm phức tạp và khu vực này luôn được coi là một trong những tiêu điểm
trong trận tuyến đối đầu Đông - Tây. Trong thời kỳ này, Ấn Độ được xem là
đồng minh chủ chốt của Liên Xô, Pakistan ngược lại dựa vào sự ủng hộ của
Mỹ và Trung Quốc để đương đầu với sức ép tự phía Ấn Độ. Cả Mỹ và Liên
Xô đều cho rằng việc khống chế khu vực Nam Á sẽ giúp họ kiểm soát được
không chỉ khu vực Ấn Độ Dương rộng lớn mà còn củng cố vị thế của họ ở
khu vực Trung Đông giàu có về dầu lửa.
Có thể khẳng định rằng, chính ý đồ của các cường quốc lớn như Anh,
Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc đã trở thành lý do quan trọng khiến cho vấn đề của
Kashmir thêm phần phức tạp trong cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan và làm
cho mối quan hệ của Ấn Độ - Pakistan ngày càng trở nên căng thẳng.
Thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới biến đổi sâu sắc, môi
trường chính trị, an ninh và kinh tế quốc tế đều thay đổi buộc các nước phải
điều chỉnh chính sách cho phù hợp nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, hiện đại
hóa đất nước, giành vị trí tối ưu trong trật tự thế giới mới.
Một thực tế cho thấy thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, sự phát triển kinh tế
và kèm theo nó là sự phát triển nền thương mại trên thế giới đã làm cho sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, trước hết là kinh tế sau đó là an ninh và
chính trị ngày càng mạnh mẽ. Liên kết toàn cầu và khu vực đã trở thành động
lực phát triển của lực lượng sản xuất toàn thế giới và từng khu vực khiến tất
cả các nước đều bị cuốn vào vòng xoáy của nó nếu không muốn bị tụt hậu.
Do đó, Pakistan một đất nước non trẻ vừa tách khỏi Ấn Độ(1947) không tránh
khỏi bị chi phối bởi yếu tố này.
Mặt khác trong sự phát triển phức tạp của quan hệ quốc tế, để bảo vệ
quyền lợi của từng nước và khu vực, chủ nghĩa khu vực đã hình thành và
ngày càng phát triển. Nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện như: Liên đoàn Ả



15
Rập (1950), Tổ chức các nước Trung Mỹ (1951); Thị trường chung châu Âu
(1957) (hiện nay là Liên minh châu Âu), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN -1967). Trước sự phát triển mạnh mẽ của xu thế khu vực hóa, các
nước ở Nam Á cũng nhận thấy cần phải liên kết với nhau để thúc đẩy nền
kinh tế của khu vực phát triển. Vì thế “Hiệp hội hợp tác khu vực Nam
Á”(SAARC) cũng được thành lập vào ngày 8/11/1985 bao gồm các nước:
Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Manđivơ, Nêpan, và Sri Lanca.
Pakistan nhận thấy rằng việc tham gia và đẩy mạnh hợp tác khu vực
Nam Á có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các nước Nam Á nói chung và
Pakistan nói riêng. Việc tham gia vào tổ chức khu vực SAARC không những
giúp Pakistan có thể thúc đẩy được quan hệ hợp tác thương mại giữa các nước
láng giềng mà còn hàn gắn được mâu thuẫn đặc biệt đối với Ấn Độ, tiết kiệm
con đường vận chuyển hàng hóa qua nước Ấn Độ sang Bangladesh từ đó tăng
được lợi nhuận kinh tế. Vì thế quốc gia này đã tích cực hoạt động nhằm đưa
SAARC sang một giai đoạn hợp tác thiết thực và có hiệu quả hơn. Ngược lại
SAARC cũng tạo ra được một môi trường thuận lợi để các nước Nam Á trong
đó có Pakistan hướng tới một sự hòa hợp chung.
Như vậy, hội nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực
là điều cần thiết đối với các nước Đông Nam Á nói chung và Pakistan nói
riêng. Hội nhập vào khu vực đồng nghĩa với việc có điều kiện để bảo vệ lợi
ích kinh tế cũng như an ninh đất nước. Từ đó củng cố, phát triển vị thế độc
lập tự chủ của mình, tạo một chỗ đứng tốt nhất trong trật tự thế giới mới. Đây
chính là nhân tố tác động đến kinh tế và ngoại giao của Pakistan trong giai
đoạn tiếp theo.
1.2. Nhân tố chủ quan
Thực dân Anh cai trị Ấn Độ ngót gần 1 thế kỷ, lúc bấy giờ Pakistan là
vùng đất của Ấn Độ thuộc Anh. Chính sách cai trị của thực dân Anh đã biến
thành những di chứng và những di chứng ấy ảnh hưởng rất lớn tới các góc



16
cạnh của Ấn Độ tất nhiên trong đó có cả đất nước Pakistan, trở thành nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước này sau
ngày độc lập và cả những thập kỷ tiếp theo. Những di chứng ấy bao gồm:
* Di chứng của chủ nghĩa thực dân trong các vấn đề về kinh tế:
Dưới chính sách cai trị của thực dân Anh, nền kinh tế thủ công truyền
thống của cả Ấn Độ và Pakistan bị phá vỡ, nền nông nghiệp thì trì trệ và bị
phá hoại, riêng công nghiệp thì không thể phát triển được và phụ thuộc nhiều
vào nông nghiệp. Âm mưu chia cắt tiểu lục địa Ấn Độ qua kế hoạch
Mountbatten năm 1947 đã làm xáo trộn nền công nghiệp của Pakistan… các
khu kinh tế không bổ xung được cho nhau (bông , đay được trồng ở Pakistan
trong khi các nhà máy chế biến thì ở Ấn Độ, ở thành phố Karachi thành phố
phát triển nhất của Pakistan sau ngày lập quốc mới chỉ có 4 nhà máy chế biến
sợi đay và bông trong tình trạng cũ kỹ và lạc hậu tồn tại) tình trạng đó làm
cho các ngành công nghiệp của Pakistan què quặt. Có thể nói kinh tế Pakistan
phát triển lạc hậu và yếu kém.
* Di chứng của chủ nghĩa thực dân trong các vấn đề về chính trị - xã hội:
Có thể nói, hậu quả nặng nề nhất và lâu dài nhất của chủ nghĩa thực dân
ở Ấn Độ và sau này cả Ấn Độ và Pakistan đều phải hứng chịu chính là những
xung đột về tôn giáo, sắc tộc, dân tộc; là sự chia rẽ, chia cắt; là mối thù hận
dai dẳng hàng thập kỷ giữa các quốc gia - dân tộc trên tiểu lục địa Ấn Độ; là
những mâu thuẫn lâu dài với các quốc gia láng giềng.
Âm mưu của Anh trong kế hoạch Mountbatten là nhằm khai thác sự
khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo, khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các cộng
đồng tín đồ Ấn giáo và Hồi giáo. Dựa trên cơ sở đó, tiểu lục địa Ấn Độ đã bị
chia tách thành ba quốc gia: Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Đó chính là điều
được gọi là “Partition” - nghĩa là sự phân chia.
Sự phân chia Ấn Độ theo cơ sở tôn giáo cũng đã để lại cho thuộc địa
này những xung đột không thể điều hoà được giữa các tín đồ Hồi giáo và Ấn



17
giáo. Tình trạng đó đã gây nên một sự xáo trộn và náo động “chưa từng có”
trong xã hội Ấn Độ cũ sau ngày độc lập. Dân chúng náo loạn di cư suốt ngày
đêm, một sự chuyển cư không tiền khoáng hậu đầy đau thương và gian khổ;
gồng gánh, dắt díu sau đuôi lạc đà hoặc chồng chất trên các nóc toa tàu hoả.
Dòng người theo đạo Hồi di cư về Pakistan còn các tín đồ Ấn giáo chạy về
Ấn Độ. Thực dân Anh đã biến những người anh em cũ thành kẻ thù của nhau.
Những người trước kia có cùng một dân tộc, cùng một cảnh ngộ bị áp bức, có
chung một mối thù dân tộc và giai cấp, thì nay lại quay mũi súng vào nhau
trên hai trận tuyến. Hơn thế nữa, những tranh chấp gay gắt về biên giới, sự
cuồng tín về tôn giáo, sự phân biệt chủng tộc và ngôn ngữ đã gây nên sự đối
đầu căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Kashmir - điểm nóng trong mối quan
hệ này, đã trở thành di chứng lịch sử đau thương và đầy biến động suốt hơn
nửa thế kỷ qua.
Trong kế hoạch của thực dân Anh, mặc dù phải rời khỏi Ấn Độ song
Kashmir vẫn là căn cứ quân sự chiến lược để đối phó với phong trào cách
mạng đang lên ở châu Á. Kashmir đã trở thành điểm quân sự chiến lược đặc
biệt với vị trí tiếp giáp biên giới của năm quốc gia: Liên Xô (trước đây),
Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan. Tuy nhiên, hy vọng về một
công quốc độc lập, phụ thuộc vào Anh bị phá tan bởi phong trào phản phong
của nhân dân Kashmir bùng nổ từ năm 1946. Tình hình đó buộc thực dân Anh
phải từ bỏ tuyên bố độc lập cho vùng đất này và bắt đầu xúc tác, chia rẽ quan
hệ giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Kashmir.
Vì sự can thiệp của Anh, Kashmir đã biến thành điểm nóng trong quan
hệ giữa Ấn Độ và Pakistan. Chia cắt đã châm ngòi cho các cuộc xung đột đẫm
máu diễn ra giữa hai quốc gia này trong lịch sử hiện đại. Từ sau năm 1947
đến nay, quân đội hai bên hầu như luôn phải đối phó với những rắc rối và sự
đụng độ, trong đó đã có ba vụ biến thành chiến tranh thực sự (1965, 1971,

1999). Bất chấp những nỗ lực vận động ngoại giao của quốc tế, nguy cơ chiến


18
tranh đang tiềm ẩn giữa hai cường quốc nguyên tử ở châu Á. Bản thân
Pakistan trong những năm qua cũng luôn phải đối diện với hiểm họa khủng
bố, giết chết hàng ngàn người dân vô tội. Rõ ràng, xung đột giữa hai dân tộc
Pakistan và Ấn Độ, và của toàn khu vực Nam Á đang bị giật dây bởi các thế
lực phản động phương Tây, biểu hiện sự can thiệp của chủ nghĩa thực dân
kiểu mới.
1.3. Nhân tố lịch sử
Nước Pakistan ra đời từ phong trào giải phóng dân tộc của những người
Hồi giáo ở Ấn Độ thuộc Anh, chống lại ách thống trị của thực dân. Về ý thức
hệ, phong trào này là sản phẩm của những người Hồi giáo nhận thức rằng về
mặt xã hội, văn hóa họ là những thực thể riêng biệt - một dân tộc khác với
đồng bào theo Ấn Độ giáo của họ. Cơ sở của sự đồng nhất đã bắt rễ chặt chẽ
trong kinh nghiệm lịch sử của họ và trong một môi trường địa lý đã được quy
định rõ ràng. Phong trào Pakistan là một phong trào chống lại sự “thống nhất
giả dối” mà chủ nghĩa đế quốc đã vì lợi ích của chúng, áp đặt lên tiểu lục địa.
Sức mạnh của phong trào không phải là sự ủng hộ từ bên ngoài của một
cường quốc nào mà đó chỉ là sự đoàn kết của chính những người Hồi giáo bản
xứ. Đòi hỏi quyền tự quyết của 10 triệu người Hồi giáo chủ yếu xoay quanh
quy chế của họ là một “nhóm dân tộc” sống trên một lãnh thổ quy định mà ở
đây họ là đa số. Pakistan không phải là nhà của “một chủng tộc” ở phân tán
khắp nơi trên thế giới mà họ chỉ ở trong “xứ sở” của họ [27; tr1]. Như vậy,
cội rễ sản sinh ra đất nước Pakistan chính là bắt nguồn từ những nhân tố bên
trong nội tình đất nước non trẻ ấy. Thực tế, đây là những yếu tố quan trọng
quyết định tới sự hình thành và phát triển kinh tế cũng như chi phối đời sống
chính trị của đất nước Pakistan.
Về chính trị: Năm 1947 sau khi thực dân Anh thông báo quyết định

chấm dứt cai trị Ấn Độ (6/1947), các lãnh đạo của quốc gia Ấn Độ thuộc Anh
gồm cả Nêru và Abul Klam Azad thay mặt cho Đảng Quốc Đại, Jinnah đại


×