Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.57 KB, 3 trang )

Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa
Khi ăn uống mà bị khó tiêu, trướng bụng, đau bụng thoáng qua mà không liên
quan đến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, đó là bị rối loạn tiêu hóa chức năng. Nếu
triệu chứng kéo dài, hay tái phát bệnh có thể chuyển thành mạn tính.
Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa chức năng thường thấy là đau, nóng thượng vị;
đầy bụng sau bữa ăn, ăn chóng no; căng bụng trên; buồn nôn; ợ hơi… Do có
những cơ chế sinh lý bệnh khác nhau nên cần phải dựa vào triệu chứng của thừng
bệnh nhân để dùng thuốc điều trị cho phù hợp.
Biện pháp chung là cần tránh uống rượu, cà phê, thuốc lá… vì các chất kích thích
này thường làm giảm trương lực cơ thắt dưới thực quản. Thức ăn nhiều mỡ làm
chậm tống đẩy của dạ dày và dễ bị trào ngược thực quản. Tránh để tăng cân, tránh
béo phì vì làm tăng áp lực đè vào cơ thắt dưới thực quản. Không dùng các thuốc
aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc an thần. Không ăn cay,
chua, ăn chậm nhai kỹ, ăn bữa chính buổi tối 3 giờ trước khi ngủ, tư thế nằm đầu
cao.
Biện pháp dùng thuốc: Trước hết có thể điều trị theo kinh nghiệm bằng các thuốc
làm giảm acid dạ dày, điều trị triệu chứng nổi trội và xác định hiệu quả sau 2-4
tuần dùng thuốc.
Các thuốc kháng acid (antacids), sucralfat, misoprostol thường ít tác dụng.
Bismuth có thể cải thiện triệu chứng. Các thuốc ức chế thụ thể H2 như cimetidine,
ranitidine, famotidine, nizatidine có thể tác dụng. Hiện các thuốc ức chế bơm
proton (PPIs) hiệu quả hơn. Các thuốc có thể kể đến là: omeprazole, lansoprazole,
pantoprazole, esomeprazole, rabeprazole. Nếu có vi khuẩn H. pylori thì kết hợp
điều trị với 2 thuốc kháng sinh.
Dùng các thuốc đồng vận (prokinetics): domperidone có tác dụng làm tăng áp lực
cơ thắt dưới, ít có triệu chứng của hệ thần kinh trung ương vì thuốc không qua
hàng rào máu não. Metoclopramid uống trước bữa ăn. Thuốc có thể khô miệng, lo
lắng, có triệu chứng ngoại tháp, rối loạn vận động ở người cao tuổi.
Dùng các thuốc chống trầm cảm để điều hòa quá trình kích thích ruột, làm giảm
cảm giác ruột.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp bác sĩ có thể cho dùng các thuốc làm giảm đau nội


tạng, các thuốc đồng vận
Hạn chế phản ứng phụ thế nào?
Trong quá trình kê đơn thuốc cho người bệnh luống tuổi, một số vấn đề sau đây
cần được đặc biệt lưu ý để có thể hạn chế tối đa các phản ứng không mong muốn
gây ra do thuốc.
Trước tiên, người bệnh ở nhóm tuổi này nên được điều trị với số lượng thuốc ít
nhất, liều dùng thấp nhất và thời gian dùng ngắn nhất có thể, khi tình trạng bệnh
cho phép, nên sớm chuyển sang các biện pháp điều trị không dùng thuốc (như
phục hồi chức năng, vật lý liệu pháp…). Ngoài ra, cần lưu ý tránh dùng đồng thời
cho người bệnh các thuốc có những tương tác bất lợi với nhau như kháng sinh
clarithromycin với digoxin hoặc theophyllin, các sulfamide hạ đường huyết với
co-trimoxazole, thuốc ức chế men chuyển với lợi tiểu verospiron… Trong quá
trình điều trị, người bệnh cũng cần được thường xuyên theo dõi và tái đánh giá
hiệu quả cũng như các tai biến của việc dùng thuốc để có những điều chỉnh kịp
thời. Cuối cùng, người bệnh cần được giải thích trước các nguy cơ và lợi ích của
việc điều trị cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra. Thực hiện tốt được các biện
pháp nêu trên có thể dự phòng được gần 60% những phản ứng không mong muốn
do thuốc ở người luống tuổi hoặc ít nhất cũng giảm được mức độ của các phản
ứng.

×