Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.25 KB, 3 trang )
Thuốc dùng trị viêm họng miệng
Viêm họng miệng là hiện tượng niêm mạc, các tuyến xuất tiết cũng như lợi
bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virut hoặc nấm. Bên cạnh việc dùng kháng sinh
theo đường uống thì việc điều trị tại chỗ mang tính quyết định…
Thuốc súc họng
Thuốc được bào chế dưới dạng bột hoặc dung dịch với ba nhóm:
- Kháng sinh súc họng: Loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để pha chế
các thuốc súc họng là tyrothricine như veybirol-tyrothricine.
- Sát khuẩn: các thuốc sát khuẩn như bétadine gargle, givalex, BBM- muối
borat, muối bicarbonat và methol…
- Trung hòa pH: nước muối 0,9%, natribicarbonat…
Các thuốc súc họng thường cho thêm một số chất làm dịu, làm mềm niêm
mạc họng, giảm đau, giảm viêm, chống dị ứng tại chỗ như benzocaine,
menthol, muối salicylate, hexetidine…
Sử dụng như thế nào?
Thuốc súc họng thường dùng trên hai lần một ngày, một hai ngụm đầu súc
thật sạch họng sau đó ngậm thuốc súc họng trong 5-10 phút rồi nhổ thuốc ra,
tuyệt đối không nuốt thuốc. Mỗi lần sử dụng từ 15-30ml dung dịch và súc
cho đến hết. Tuy nhiên, có một số thuốc sử dụng với thời gian ngắn hơn, ví
dụ listerin chỉ ngậm trong miệng 30 giây ngay sau khi đánh răng để thuốc
tồn tại lâu hơn ở niêm mạc họng miệng.
Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, việc sử dụng thuốc súc tại chỗ khi
bị viêm nhiễm vùng họng đem lại kết quả và độ an toàn cao. Tuy nhiên,
thuốc súc họng cũng có một tỷ lệ nhỏ hấp thu vào máu và qua đó vào cơ thể
của thai nhi theo nhau thai hoặc vào cơ thể trẻ còn bú qua sữa. Vì vậy, cần
tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của thầy thuốc. Tốt nhất chỉ nên dùng
dung dịch nước muối nhạt để súc họng.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc súc họng:
Bệnh nhân hay sử dụng thuốc súc họng tùy tiện mà không có chỉ định của
thầy thuốc tai – mũi – họng. Thuốc súc họng cũng được chỉ định theo bệnh
và lứa tuổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, eludril chỉ dùng cho