Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của mức phân đạm và mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất của giống ngô nếp HN68 tại huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THANH BÌNH

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN ĐẠM
VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG NGÔ NẾP HN68 TẠI HUYỆN VŨ THƯ,
TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thanh Bình

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thế Hùng,
Khoa Nông Học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn, định
hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục BVTV tỉnh Thái Bình, Phịng
Trồng trọt - Sở Nơng nghiệp & PTNT tỉnh Thái Bình, bà con nơng dân xã Xn Hịa và
Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành đề tài này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh em, bạn bè

những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập, cơng tác
và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cơ, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thanh Bình

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

1.4.

Giới hạn của đề tài .............................................................................................. 3


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Nghiên cứu về cây ngô nếp ................................................................................ 4

2.1.1.

Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm của cây ngô nếp .............................................. 4

2.1.2.

Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống ngơ nếp trên thế giới ............................. 5

2.2.

Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ............................................. 6

2.2.1.

Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới .................................................................. 6

2.2.2.

Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam ................................................................... 9

2.2.3.

Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo và sản xuất ngơ nếp tại Việt Nam ...... 11


2.2.4.

Tình hình sản xuất ngơ của tỉnh Thái Bình ...................................................... 14

2.3.

Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp cho cây ngơ ......................... 16

2.3.1.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu
của cây ngô ....................................................................................................... 16

2.3.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng ngô đến năng suất cây ngơ................................. 18

2.4.

Tình hình nghiên cứu về phân bón cho ngơ trên thế giới và ở Việt Nam ........ 21

iii

download by :


2.4.1.

Nghiên cứu về phân bón cho ngơ trên thế giới ................................................. 21


2.4.2.

Kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngơ ở Việt Nam ..................................... 24

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................... 27
3.1.

Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 27

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 27

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.1.3.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.2.

Nội dung ........................................................................................................... 27

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.3.1.


Cơng thức thí nghiệm: ...................................................................................... 28

3.3.2.

Các biện pháp kỹ thuật áp dụng........................................................................ 29

3.3.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 30

3.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 33
4.1.

Đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu vụ hè thu 2017 tại huyện vũ thư, tỉnh Thái
Bình .................................................................................................................. 33

4.1.1.

Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện Vũ Thư, Thái Bình ...................................... 33

4.1.2.

Đặc điểm khí hậu vụ hè thu 2017 tại Vũ Thư, Thái Bình ................................ 34

4.2.


Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến khả năng sinh
trưởng phát triển của giống ngô nếp HN68 vụ hè thu tại huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 35

4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng, các mức bón đạm khác nhau đến sinh trưởng,
phát triển của ngô nếp HN68 ............................................................................ 38

4.3.1.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến chiều cao cây
của giống ngô nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình ............................................ 38

4.3.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến động thái tăng
trưởng số lá của giống ngô nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình ........................ 41

4.3.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến chỉ số diện tích
lá của giống ngơ nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình ........................................ 44

4.3.4.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến chiều cao cây
cuối cùng và chiều cao đóng bắp của giống ngơ nếp HN68 vụ hè thu tại Thái
Bình .................................................................................................................. 47


iv

download by :


4.3.5.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến hình thái bắp và
bắp của giống ngơ nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình ..................................... 51

4.3.6.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến một số đặc điểm
hình thái của giống ngơ nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình ............................. 52

4.3.7.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến đặc điểm bông cờ
của giống ngô nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình................................................. 54

4.3.8.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến khả năng chống
chịu sâu bệnh hại của giống ngô nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình ............... 55

4.3.9.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ngô nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình .................. 58


4.3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến năng suất của
giống ngô nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình ................................................... 61
4.4.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu chất lượng
của giống ngô nếp HN68 trong vụ hè thu tại Thái Bình................................... 64

4.5.

Hiệu quả kinh tế của ngơ hn68 ở các mật độ trồng và các mức phân bón vụ hè
thu tại Thái Bình ............................................................................................... 65

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 68
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 68

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 68

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 70
Phụ lục .......................................................................................................................... 74

v

download by :



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CIMMYT

Centro Internacional de Mejoramiento de Maiz y Trigo
Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế

CT

Công thức

CV%

Coefficients of Variations
Hệ số biến động

Đ/C

Đối chứng

FAO

Food and Agricutural Organization
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc

HL


Hồng Lý

LAI

Chỉ số diện tích lá

NSM

Ngày sau mọc

NXB

Nhà xuất bản

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TGST

Thời gian sinh trưởng

XH

Xuân Hòa

vi

download by :



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số đặc tính chất lượng của ngơ nếp so với ngơ thường

5

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới (2003 - 2013)

7

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ ở Việt Nam (2003 - 2016)

9

Bảng 2.4. Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Thái Bình từ năm 20102014

15

Bảng 2.5. Lượng dinh dưỡng cây ngô hút từ đất và phân bón (kg/ha)

21

Bảng 4.2. Một số đặc điểm thời tiết khí hậu vụ hè thu 2017 tại Vũ Thư, Thái Bình 34
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón phân đạm đến thời gian sinh trưởng của
các giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa và Hồng Lý, Huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

36

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến động thái tăng trưởng chiều

cao của các giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hịa và Hồng Lý,
Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

39

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến động thái tăng trưởng số lá của
các giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa và Hồng Lý, Huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

42

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến chỉ số diện tích lá LAI của các
giống ngơ nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa và Hồng Lý, Huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình

45

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến chiều cao cây cuối cùng và
chiều cao đóng bắp của các giống ngơ nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân
Hòa và Hồng Lý, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

48

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến hình thái bắp của các giống
ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa và Hồng Lý, Huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình

52

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến một số đặc điểm hình thái cây

của các giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa và Hồng Lý,
Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

53

vii

download by :


Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến đặc điểm bông cờ của các
giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa và Hồng Lý, Huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình

54

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến khả năng chống chịu sâu bệnh
của các giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa và Hồng Lý,
Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

56

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của các giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa
và Hồng Lý, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

59

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến năng suất của các giống ngô
nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa và Hồng Lý, Huyện Vũ Thư, tỉnh

Thái Bình

62

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến một số chỉ tiêu chất lượng của
các giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hịa và Hồng Lý, Huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

65

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến hiệu quả kinh tế của các giống
ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa và Hồng Lý, Huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình

66

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến chiều cao
cây của giống ngô nếp HN68 vụ hè thu tại xã Xuân Hịa, Thái Bình

40

Hình 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến chiều cao cây của ngơ
nếp HN68 vụ hè thu tại xã Hồng Lý, Thái Bình


40

Hình 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
số lá của ngơ nếp HN68 vụ hè thu tại Xn Hịa, Thái Bình

43

Hình 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
số lá của ngô nếp HN68 vụ hè thu tại Hồng Lý, Thái Bình

43

Hình 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến chỉ số diện tích lá LAI của các
giống ngơ nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xuân Hòa Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình

46

Hình 4.6. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến chỉ số diện tích lá LAI của các
giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Hồng Lý, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình

46

Hình 4.7. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến chiều cao cây cuối cùng và
chiều cao đóng bắp của các giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Xn
Hịa Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

49


Hình 4.8. Ảnh hưởng của mật độ và mức bón đạm đến chiều cao cây cuối cùng và
chiều cao đóng bắp của các giống ngô nếp HN68 - vụ hè thu tại xã Hồng
Lý, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

49

Hình 4.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm khác nhau đến năng suất
của giống ngô nếp HN68 vụ hè thu tại Thái Bình

ix

download by :

63


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thanh Bình
Tên luận văn: Ảnh hưởng của mức phân đạm và mật độ trồng đến sinh trưởng, năng
suất của giống ngô nếp HN68 tại Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm xác định được mật độ trồng và mức đạm bón hợp lý
cho giống ngơ nếp HN68 trong thí nghiệm nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản
xuất, làm cơ sở xây dựng quy trình canh tác giống ngơ nếp HN68 tại Huyện Vũ Thư
tỉnh Thái Bình.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành vụ hè thu năm 2017 tại hai xã Xuân Hòa (chân đất
trồng lúa), xã Hồng Lý (chân đất bãi ven sông Hồng) huyện Vũ Thư, Thái Bình.
Thí nghiệm ảnh hưởng của mức phân đạm và mật độ trồng đến sinh trưởng, năng
suất của giống ngô nếp HN68 tại Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được bố trí dạng
Splitplot với 3 lần nhắc lại. Diện tích ơ thí nghiệm 14m2.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm q trình sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh,
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng của ngơ.
Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình MS Excel và IRRISTART 4.0.
Kết quả chính và kết luận
Trong điều kiện vụ hè thu 2017 tại hai xã Xuân Hòa (chân đất trồng lúa), xã
Hồng Lý (chân đất bãi) huyện Vũ Thư, Thái Bình mật độ trồng tăng và mức phân bón
tăng khơng ảnh hưởng đến số lá của giống ngô nếp HN68, nhưng ảnh hưởng đến thời
gian sinh trưởng và chỉ tiêu chiều cao cây. Chiều cao cây ở công thức công thức N3M3
đạt cao nhất ở cả hai địa điểm nghiên cứu (đạt 176,0cm ở xã Xuân Hòa và 181,4cm tại
xã Hồng Lý); thấp nhất là ở cơng thức N1M1 (đạt 151,1cm ở xã Xn Hịa và 156,2cm
tại xã Hồng Lý).
Mật độ trồng tăng và mức phân bón tăng có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý
của giống ngơ HN68. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá LAI tăng dần theo thời gian sinh
trưởng của cây ngô và đạt cao nhất khi ngô ở giai đoạn chín sữa, dao động từ từ 1,65 2,47 m2 lá/m2 đất, trong đó cao nhất là cơng thức N3M2 (đạt 2,47 m2 lá/m2 đất ở Xuân

x

download by :


Hòa và đạt 2,56 m2 lá/m2 đất ở Hồng Lý) và thấp nhất là công thức N1M1 (đạt 1,65 m2
lá/m2 đất ở Xuân Hòa và đạt 1,71 m2 lá/m2 đất ở Hồng Lý).
Khi tăng mật độ trồng và mức phân bón thì mức độ sâu bệnh hại có xu hướng
tăng lên ở cả hai địa điểm nghiên cứu, đặc biệt là sâu đục thân, bệnh khô vằn và đốm lá.

Kết quả theo dõi còn cho thấy khả năng chống đổ của mật độ trồng dày M3 là kém nhất
trong các cơng thức thí nghiệm.
Mật độ tăng thì các yếu tố cấu thành năng suất như số bắp hữu hiệu, số
hàng/bắp, số hạt/hàng có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên năng suất có xu hướng tăng
do số cây tăng. Mức phân bón tăng thì các yếu tố cấu thành năng suất: số bắp hữu hiệu,
số hàng/bắp, số hạt/hàng có xu hướng tăng, năng suất tăng. Số bắp hữu hiệu cao nhất là
tại N2M2 (xã Xuân Hòa là 1,06 bắp/cây; xã Hồng Lý là 1,08 bắp/cây).
Trong điều kiện vụ hè thu tại Thái Bình thì giống ngơ nếp HN68 trồng ở hai xã
Xuân Hòa và Hồng Lý ở mật độ M2 (5,7 vạn cây/ha) trên nền phân bón N2 (8 tấn phân
hữu cơ + 120kg N + 50 kg P2O5 + 75 kg K2O) là tốt nhất, cho bắp to, chất lượng tốt, giá
bán cao đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Author's name: Pham Thanh Binh
Name of the thesis: Effect of nitrogen (N) fertilizer level and planting density on growth
and yield of the HN68 sticky corn variety in Vu Thu district, Thai Binh province.
Industry: Crop Science

Code: 8620110

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes:
To determine the density and level of N fertilizer for HN68 sticky corn variety
in experiments to improve yield and production efficiency, as a basis for building the
package of cultivation for HN68 sticky corn in Vu Thu Dictrict ,Thai Binh province

Research Methods
The experiment was carried out inSumer - Auturm season, 2017 year in two
communes of Xuan Hoa (on soil of rice cultivation), and Hong Ly (on soil of land along
the Red river) in Vu Thu district.
The experiment on the effect of nitrogen fertilization level and planting density
on growth and yield of the HN68 in Vu Thu district, in the design of Splitplot with 3
replications. The area of only one experiment plot is 14m2. Monitoring indicators
include the growth, development, pest and disease situation, yield and components of
corn yield and quality.
Data were processed by MS Excel 2010 and IRRISTART 4.0.
Main results and conclusions
In terms of summer - autumn 2017 in two communes of Xuan Hoa and Hong Ly
in Vu Thu district. Increased density and fertilizer dose did not affect the number of
leaves sticky corn HN68, but affect the their growth time and height . Plant height in
the N3M3 treatment was highest in both study sites (176.0 cm in Xuan Hoa commune
and 181.4 cm in Hong Ly commune). The lowest plant height is in treatment N1M1
(reaching 151.1cm in Xuan Hoa commune and 156.2cm in Hong Ly commune).
Increased planting density and increased fertilizer levels affect the physiological
parameters of the corn variety HN68. Leaf area and LAI (leaf area index) increased with
the time of corn growth and reached the highest when maize at maturation stage,
ranging from 1.65 to 2.47 m2 leaf / m2, in the highest was the N3M2 treatment (reaching
2.47 m2 leaf / m2 of land in Xuan Hoa and reaching 2.56 m2 leaf / m2 of land in Hong

xii

download by :


Ly) and the lowest was N1M1 (1.65 m2 leaf / m2 land in Xuan Hoa and reached 1.71 m2
of land in Hong Ly).

As the planting density and fertilizer levels increase, the level of pest and
disease tends to increase in both study sites, especially stem borer, barley and leaf
spot.The results also showed that the ability of fallen of M3 density was the worst
among the treatments.
Increasing density, yield components such as effective cobs, number of rows
/cob number of seeds / raw tended to decrease, butyield tended to increase as the
number ofplant increased. Fertilizer levels increase, thecomponent indicators of the
yield: as :effective cob, number of rows / cob, number of seeds / rows tend to increase
andyield increased. Number of highest effectivecob was in N2M2 treatment (1.06 cob in
Xuan Hoa commune and 1.08 cob in Hong Ly commune).
Under summer-autumn conditions in the Vu Thu district, the HN68 variety was
grown in Xuan Hoa and Hong Ly communes at a density of M2 (5.7 thousand plants /
ha) on N2 fertilizerlevel (8 tons of organic fertilizer + 120 kg N + 50 kg P 2O5 + 75 kg
K2O) is the best for sticky, big cob, good quality, high price brings the highest
economic efficiency.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực quan trọng nhất
trên thế giới, chỉ đứng thứ ba sau lúa mỳ và lúa nước. Ở Việt Nam, ngô là cây
lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được
trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ
thống canh tác.
Trong những năm gần đây, nhờ có những chính sách khuyến khích và
nhiều tiến bộ kĩ thuật được áp dụng, cây ngơ đã có những bước tiến lớn về diện

tích, năng suất cũng như sản lượng. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn, trong vịng 10 năm qua (2003 - 2013) năng suất ngơ tăng từ
2,75 - 4,43 tấn/ha, diện tích tăng từ 730,2 nghìn ha lên 1.172,6 nghìn ha. Tuy
nhiên, trong thời gian hiện nay do nhu cầu tiêu thụ ngô ngày càng tăng dẫn đến
cung và cầu có độ chênh lệch. Diện tích ngơ khơng tăng nhiều so với tỉ lệ tiêu thụ
sản phẩm ngô trên thị trường hiện nay. Do vậy, nước ta phải nhập một lượng ngô
lớn mới đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Theo số liệu của
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ước tính năm 2013, nước ta phải nhập
khoảng 1,6 triệu tấn ngơ, tăng 350 nghìn tấn so với năm 2011. Hàng năm chúng
ta phải chi khoảng 30 - 40 triệu USD mua gần 10.000 tấn hạt giống ngô lai.
Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) được công bố lần đầu tiên
ở Trung Quốc vào năm 1909 và ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước Châu Á
cho thị trường ăn tươi, làm lương thực công nghiệp chế biến. Ở Việt Nam, hiện
này đã có nhiều giống ngơ nếp mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa ra
trồng ngồi sản xuất. Ngơ nếp cùng với các loại ngơ đường, ngơ rau tạo ra nhóm
ngơ thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Ở huyện Vũ
Thư, cây ngô vẫn được xác định là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của
huyện vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người trồng ngơ địi
hỏi Vũ Thư phải lựa chọn được những giống ngơ thích hợp nhằm nâng cao năng
suất ngô tại địa phương, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trên thị trường hiện nay.
Để phát huy tốt tiềm năng của giống ngô nếp mới, bên cạnh việc tạo giống
mới, các kỹ thuật canh tác khác như thời vụ, làm đất, mật độ trồng, bón phân,
phịng trừ sâu bệnh, cỏ dại cũng có vai trị rất quan trọng để nâng cao năng suất,

1

download by :


phát huy tiềm năng của giống. Năng suất của g ống ngô đều chịu ảnh hưởng rất

lớn bở chế độ bón phân và bố trí mật độ cây trồng trên một đơn vị d ện tích.
Phân bón đặc b ệt là phân đạm có ảnh hưởng rất lớn tớ năng suất ngơ. Trong
trường hợp lượng đạm bón q nh ều, s nh trưởng thân lá mạnh nhưng ảnh
hưởng đến chất lượng bắp. Bón q ít khơng cung cấp đủ d nh dưỡng cho cây
làm cho bắp bé và ít dẫn đến năng suất thấp; cùng vớ đó việc bố trí mật độ quá
dày hoặc quá thưa đều làm g ảm năng suất ngơ. Chính vì vậy v ệc bố trí mật độ
và bón phân hợp lí là yếu tố quan trọng quyết định năng suất ngơ nếp Ngơ Hữu
Tình (2009).

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy nhiều hộ nông dân đã đưa giống ngô nếp
HN68 vào trồng tại Huyên Vũ Thư, tuy nhiên việc xây dựng quy trình thâm canh
cho giống ngô mới tại phương chưa được đầu tư nghiên cứu. Xuất phát từ những
yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của
mức phân đạm và mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất của giống ngô nếp
HN68 tại Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định được mật độ trồng và mức đạm bón hợp lý cho giống ngơ nếp
HN68 trong thí nghiệm nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, làm cơ sở
xây dựng quy trình canh tác giống ngơ nếp HN68 tại Huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu và năng
suất của giống ngô nếp HN68 trồng tại Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Lựa chọn mật độ trồng và liều lượng phân đạm bón thích hợp cho giống
ngơ nếp HN68 trong vụ Hè Thu tại Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định có cơ sở khoa học đặc điểm nông sinh học, khả năng chống
chịu và năng suất của giống ngô nếp HN68 và lượng mật độ trồng, liều lượng
phân bón hợp lý của giống ngơ nếp tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.

2

download by :


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở đề xuất quy trình thâm canh cho giống
ngơ nếp tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Góp phần tăng năng suất ngơ nếp và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng
chống chịu của giống ngô nếp HN68 ở lượng mật độ và liều lượng phân bón
khác nhau tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu mật độ và lượng đạm bón khác nhau cho
giống ngơ nếp HN68.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGHIÊN CỨU VỀ CÂY NGÔ NẾP
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm của cây ngô nếp
Lịch sử nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khảo cổ, di truyền học, thực vật học,
dân tộc học và địa lý học… quan tâm và đưa ra nhiều giả thuyết về nguồn gốc
cây ngơ nếp. Có giả thuyết cho là nguồn gốc cây ngô khoảng năm 5.500 tới

10.000 trước công nguyên (TCN). Những nghiên cứu về di truyền học gần đây
cho rằng q trình thuần hóa ngơ diễn ra vào khoảng năm 7000 TCN tại miền
trung Mexico và tổ tiên của nó là loại cỏ teosinte hoang dại gần giống nhất với
ngơ ngày nay vẫn cịn mọc trong lưu vực sông Balsas. Liên quan đến khảo cổ
học, người ta cũng đã phát hiện các bắp ngơ có sớm nhất tại hang Guila Naquitz
trong thung lũng Oaxaca, có niên đại vào khoảng năm 4.250 TCN, các bắp ngô
cổ nhất trong các hang động gần Tehuacan, Puebla, có niên đại vào khoảng 2750
TCN (Ngơ Hữu Tình, 2009).
Một số giả thuyết cho rằng, có lẽ sớm nhất khoảng năm 1500 TCN, ngơ
bắt đầu phổ biến rộng và nhanh, ngô là lương thực chính của phần lớn các nền
văn hóa tiền Columbus tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và khu vực Caribe.
Với người dân bản xứ tại đây, ngô được suy tôn như bậc thần thánh và có tầm
quan trọng về mặt tôn giáo do ảnh hưởng lớn đối với đời sống của họ. Cho
đến ngày nay các nhà khoa học trên thế giới hầu như đã công nhận và thống
nhất Mexico là trung tâm phát sinh cây ngơ, thậm chí người ta cịn cho rằng
cái nơi đầu tiên là thung lũng Tehuacan - nằm ở bang Puebla đông nam
Mexico. Bằng chứng thuyết phục cho nhận định này là các di tích về ngơ được
tìm thấy ở đây là cổ nhất và biểu hiện chuỗi tiến hố rõ rệt nhất (Ngơ Hữu
Tình, 2009).
Ngơ thuộc họ hịa thảo Poaecae, tên khoa học là Zea mays L. do nhà thực
vật học Thụy Điển Linnaus đặt theo hệ thống tên kép Latinh. Ngô nếp (Zea mays
L. subsp. Ceratina Kulesh), là một trong những loài phụ chính của lồi Zea mays
L. Hạt ngơ nếp nhìn bề ngồi tương tự với ngơ đá, nhưng bề mặt bóng hơn. Lớp
ngồi cùng của mặt cắt nội nhũ khơng có lớp sừng như ở ngơ tẻ, có tính chất
quang học giống như lớp sáp. Do vậy, ngơ nếp cịn có tên gọi khác là ngô sáp.

4

download by :



Ngô nếp là dạng ngô tẻ do biến đổi tinh bột mà thành. Tinh bột của ngô nếp chứa
amylopectin trên 99% trong khi ngô khác chỉ chứa 72-76% amylopectin và 2428% amylose.
Các nhà khoa học ở Đại học tổng hợp Ohio - Hoa Kỳ đã phân tích và đưa
ra tiêu chuẩn dinh dưỡng của ngô nếp so với một số loại ngơ khác, trong đó %
protein cao tương đương với ngơ giàu protein.
Bảng 2.1. Một số đặc tính chất lƣợng của ngô nếp so với ngô thƣờng
Hàm lƣợng các chất

Dầu

Protein

Tinh bột

Năng lƣợng

(%)

(%)

(%)

(kcal/ kg)

Thường (Răng ngựa)

4,2 - 4,8

7,7 - 8,2


71,3 - 3,4

1777- 1795

Hàm lượng dầu cao

7,2 - 8,2

8,0 - 9,0

66,2- 67,9

1851- 1869

Giàu lysine

4,0 - 4,5

7,3 - 8,5

70,5 - 2,2

1770- 1785

Nếp

3,2 - 3,6

8,9 - 0,1


73,1 - 3,3

1747- 1758

Loại ngơ

Nguồn: Ngơ Hữu Tình (2009)

2.1.2. Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống ngô nếp trên thế giới
Trên thế giới công tác nghiên cứu, chọn tạo giống ngô đã được tiến hành
rất sớm bằng nhiều con đường khác nhau như: lai tạo, chọn lọc, đột biến…
Người ta cho rằng ngô nếp ưu thế lai cũng như ngô chất lượng protien
cao, năng suất giảm đi so với ngơ ưu thế lai bình thường, và giả thuyết cho rằng
tích lũy mật độ hạt tinh bột thấp, nội nhũ mền và khối lượng hạt thấp hơn. Năm
1990 mục tiêu chương trình tạo giống ngơ nếp ưu thế lai và ngơ có chất lượng
protein của Argentina được bắt đầu và sau đó một vài dịng thuần đước phát triển
và thử khả năng phối hợp giữa các dòng tự phối tốt nhất và vụ ngô năm 2001/02
một số tổ hợp lai đơn được thử nghiệm. Số tổ hợp phân thành 3 nhóm là: ngơ nếp
ưu thế lai, ngơ chất lượng protein cao và tổ hợp lai kép cải thiện tinh bột của ngô
chất lượng protein.
Ở các nước phát triển như Mỹ việc chọn tạo giống ngô nếp tập trung chọn tạo
giống ngơ nếp ưu thế lai, năm 2003 có 12 công ty hạt giống chào bán các tổ hợp
ngô nếp ưu thế lai được kinh doanh trên thị trường, bình qn mỗi cơng ty 5 tổ
hợp và có 20 tổ hợp thời gian sinh trưởng ngắn từ 83 đến 122 ngày.
Tại Hội thảo làm vườn quốc tế lần thứ 27, K. Lertrat and N. Thongnarin

5

download by :



(2006) đã công bố một phương pháp tiếp cận mới cải thiện chất lượng ăn uống
của các giống ngô nếp địa phương. Theo các tác giả ngô nếp Waxy hoặc
glutinous corn (Zea mays L. var. ceratina), là một đột biến tự nhiên ở ngơ rau
đã tìm thấy ở Trung Quốc năm 1909, nó được sản xuất thương mại ở Thái Lan
và nhiều nước khác ở Châu Á. Các giống ngô nếp địa phương thụ phấn tự do
có rất nhiều loại khác nhau về độ lớn bắp, dạng bắp, màu sắc hạt và cất lượng
ăn uống. Chính vì thế có thể phát triển giống ưu thế lai với chất lượng tốt. Hai
tổ hợp ngô nếp lai đơn hạt trắng và hạt hai màu (trắng và vàng) đã phát triển
thành giống. Đây là những giống ngô nếp lai đầu tên của kiểu glutinous corn
có 75% là ngơ nếp và 25% là ngơ siêu ngọt có chất lượng ăn uống tuyệt vời.
Cả hai giống khả năng kết hạt tốt 12 - 16 hàng hạt/bắp, thời gian sinh trưởng
ngắn 60 ngày, chiều dài bắp là 17 cm, đường kính 4,2 cm, khối luợng bắp từ
137 đến 139g/bắp.Các giống lai này được đưa vào thương mại năm 2007 (K.
Lertrat and N. Thongnarin, 2006).
Năm 2010, tác giả Eunsoo Choe, Đại học Illinois đã tiến hành nghiên cứu
chọn tạo giống ngơ nếp vỏ mỏng và tính trạng bắp phù hợp cho thị trường ăn tươi
tại Hàn Quốc. Nghiên cứu sử dụng MAS và QTL, kết quả đã chọn tạo được
giống ngơ lai YN1 có vỏ mỏng đạt yêu cầu và các tính trạng năng suất, khả năng
chống chịu tốt… (Eunsoo Choe, 2010).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGƠ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến, có khả năng thích ứng rộng, được
trồng từ 550 vĩ Bắc đến 400 vĩ độ Nam, thuộc 69 nước trên thế giới, đồng thời có
khả năng thích ứng tốt với các điều kiện sinh thái khác nhau, từ 1 - 2m so với mặt
nước biển ở vùng Andet - Peru đến gần 4.000m.
Ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ XX tới nay.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) vào
năm 2007, diện tích ngơ đã vượt qua lúa nước đạt 158 triệu ha, năng suất 5,0

tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục là 791,8 triệu tấn (dẫn theo Phan Xuân Hào,
2007). Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đến năm 2010, năng suất ngô thế giới
đạt 5,22 tấn/ha với diện tích thống kê 161,8 triệu ha và sản lượng là 844,36
triệu tấn.

6

download by :


Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngơ trên thế giới (2003 - 2013)
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lƣợng (triệu tấn)

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012


142,3
145,0
145,6
148,6
158,0
161,0
158,8
161,8
162,3
162,2

4,47
4,99
4,80
4,70
5,01
5,11
5,16
5,22
5,35
5,40

644,22
714,80
696,30
704,20
791,79
822,71
819,70
844,36

868,06
875,50

2013

175,1

5,50

963,00
Nguồn: FAOSTAT (2014)

Năm 2013 là năm đã được dự báo sẽ đánh dấu mức kỷ lục mới về sản
lượng ngũ cốc thế giới là 1.259 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm trước và cao hơn
mức 1.167 triệu tấn năm 2011. Nguyên nhân chính là do sản xuất tại Hoa Kỳ,
quốc gia có sản lượng ngũ cốc nhiều nhất của thế giới gia tăng, diện tích trồng
ngơ ở đây lên mức kỷ lục kể từ năm 1936 và dự kiến sẽ làm tăng sản lượng lên
khoảng 340 triệu tấn. Trung quốc, quốc gia đứng thứ 2 về sản xuất ngô, năm
2013 sẽ tăng sản lượng lên 2,8% so với cùng kỳ năm trước, dự báo vào khoảng
214 triệu tấn. Tại Châu Âu, hoạt động sản xuất ngơ có xu hướng tăng nhẹ với
mức sản lượng dự kiến tăng khoảng 16% so với năm trước đạt mức 65 triệu tấn.
Ở Nam Mỹ, đầu tiên là Brazil có tổng sản lượng dự kiến chính thức năm 2013 là
77,8 triệu tấn, mức kỷ lục mới, cao hơn 9% so với thời kỳ đỉnh điểm của năm
trước. Tại Argentina, sản lượng ngô năm 2013 gần như ổn định, dự báo tăng 21%
so với năm 2012, đạt 25,7 triệu tấn.
Sản lượng ngô vụ mùa 2013/14 dự báo tăng trong những tháng cuối sẽ đẩy
giá ngơ trên thế giới có xu hướng giảm. Giá ngơ bình qn tại Hoa Kỳ tháng 5
năm 2014 đạt 295 USD/tấn, giảm 11% so với mức giá đầu mùa hồi tháng 7 năm
2012, nhưng vẫn tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, triển vọng đối
với sản lượng ngũ cốc khá sáng sủa trong thời gian tới, đặc biệt là sản lượng ngô,

đã làm giảm áp lực lên giá cả thị trường tương lai (AGROINFO, 2015). Trong
báo cáo mới nhất, Hội đồng ngũ cốc thế giới (ICC) dự báo sản lượng ngô thế giới

7

download by :


tăng 9% trong niên vụ 2013-2014, sản lượng tại Mỹ dự kiến tăng tới 30% năm
nay. Dự trữ ngơ tồn cầu có thể tăng 19% từ mức thấp nhất 16 năm ghi nhận cuối
niên vụ 2012-2013 khi cung tăng nhanh hơn cầu. ICC cho biết: "Với điều kiện
thời tiết bình thường, sản lượng dự kiến sẽ phục hồi mạnh trong năm 2013-2014"
(AGROINFO, 2015).
Hoa Kỳ là nước có diện tích ngơ lớn nhất thế giới (32,2 triệu ha), chiếm
20,7 % diện tích ngơ thế giới. Tiếp theo là Trung Quốc với 30,4 triệu ha,
Brazil về thứ ba với 13 triệu ha. Ngồi ra cịn có một số nước sản xuất ngơ lớn
như là Mêxicô với 6,23 triệu ha; Ấn Độ với 8 triệu ha.... Các nước Đơng Nam
Á có diện tích ngơ là 8,636 triệu ha trong đó Inđơnêxia có 3,13 triệu ha;
Philipin có 2,5 triệu ha...
Trong hơn 40 năm gần đây, ngơ là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về
năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Nếu năm 1961, năng suất
ngơ trung bình của thế giới khoảng 2 tấn/ha thì nó tăng lên 3,18 tấn/ha vào năm
1988 - 1989, và đạt kỷ lục về năng suất 5,50 tấn/ha vào năm 2013. Từ 2001 2011, năng suất ngơ bình cao nhất là Hoa Kỳ (9,41 tấn/ha), với xu hướng tăng
0,19 tấn /ha/năm; tiếp theo là Argentina (6,96 tấn/ ha) với xu hướng tăng 0,18
tấn/ha/năm. Trong cùng kỳ, năng suất ngơ trung bình của các nước liên minh
châu Âu là 6,38 tấn/ha, xu hướng tăng 0,08 tấn/ha /năm (Daniel, 2011).
Chỉ sau có 12 năm (từ 1995 - 2007), sản lượng ngô thế giới đã tăng
thêm hơn 50%. Riêng 7 năm gần đây đã tăng thêm gần 300 triệu tấn. Sản lượng
ngô của thế giới năm 2010 là 835,033 triệu tấn, đạt 864 triệu tấn vào năm 2011
và có sự tăng đáng kể theo thời gian. Từ năm 1988 - 2011 sản lượng ngơ tăng

trung bình là 16,002 triệu tấn/năm (Daniel, 2011). Mỹ chiếm 40% lượng ngơ
tồn cầu, đạt 316 triệu tấn, Trung Quốc đứng thứ hai với sản lượng kỷ lục 184,5
triệu tấn vào 2011, tăng 7 triệu tấn so với 2010. Brazil và Argentina đạt sản
lượng lần lượt là 56 và 23 triệu tấn.
Một vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu (hạn
hán xảy ra liên tiếp) mà diện tích ngơ trên thế giới khơng tăng nhiều. Đây chính
là một trong những yếu tố chính làm giảm năng suất và sản lượng ngô trên thế
giới. Phần lớn sản lượng ngô thế giới tập trung 75% ở các nước Mỹ, Trung Quốc,
Brazil, Mêhicơ, Pháp và Ấn Độ. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu ngô làm thức
ăn chăn nuôi tăng nhanh ở nhiều nước Châu Á và luôn vượt 30 triệu tấn mỗi
năm, chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Năng suất và sản lượng ngô

8

download by :


không cân đối này là do các nước đang phát triển có năng suất bình qn thấp
(khoảng 3 tấn/ha) trong khi năng suất bình quân ở các nước phát triển đạt được
khoảng 8 tấn/ha. Chỉ tính riêng thời kỳ 1985-2005, nhịp độ tăng trưởng sản
lượng ngô thế giới đạt 3,15%, năng suất ngơ 2,1%, tuy nhiên tăng trưởng diện
tích khá thấp 0,8%. Đây là thách thức lớn nhất của giai đoạn từ nay đến 2020 vì
80% nhu cầu ngơ thế giới tăng (266 triệu tấn) lại tập trung ở các nước đang phát
triển (James, 2010).
2.2.2. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam
Ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Ở Việt Nam, ngô là
cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng
về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp lương
thực cho người, vật ni mà cịn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có
điều kiện kinh tế khó khăn. Do giữ vai trị quan trọng đối với kinh tế xã hội cộng

với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ngơ đã nhanh chóng được mở rộng,
trồng khắp các vùng miền cả nước. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam có thể
chia thành nhiều giai đoạn.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngơ ở Việt Nam (2003 - 2016)
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(nghìn tấn)

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

912,7
991,1
1052,6
1033,1
1096,1
1140,2
1089,2


34,4
34,6
36,0
37,3
39,3
40,1
40,1

3136,3
3430,9
3787,1
3854,6
4303,2
4573,1
4371,7

2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

1126,9
1117,2
1156,2
1.170,4
1.179,0

1.164,8
1.152,4

40,9
42,9
43,0
44,4
44,1
45,4
45,3

4606,8
4790,0
4961,6
5.191,2
5.202,3
5.287,2
5.225,6
Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)

9

download by :


Trước đây, sản xuất ngơ ở Việt Nam cịn nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu là tự
cung tự cấp theo nhu cầu của hộ nông dân. Tại một số vùng miền núi, do khó
khăn về sản xuất lúa nước nên nông dân phải trồng ngô làm lương thực thay gạo.
Các giống ngô được trồng đều là các giống truyền thống của địa phương, giống
cũ nên năng suất rất thấp. Diện tích ngơ chưa đến 300.000 ha, năng suất chỉ đạt

trên 1 - 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống
ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu.
Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa
mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng góp
phần nâng năng suất ngơ lên gần 1,5 tấn/ha. Sản xuất ngô nước ta thực sự có
những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay do việc tạo được các
giống ngô lai và mở rộng diện tích trồng ngơ lai trong sản xuất; kết hợp áp dụng
các biện pháp kỹ thuật canh tác theo nhu cầu của giống mới. Sản xuất ngô cả
nước qua các năm khơng ngừng tăng về diện tích, năng suất và sản lượng thể
hiện bằng những con số ấn tượng: Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến
1% trên hơn 400.000 ha trồng ngơ thì năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95%
trong hơn 1 triệu ha. Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu
tấn, năm 2000 là trên 2 triệu tấn và năm 2013 ở ngưỡng 5,19 triệu tấn. Năm
1961, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 60% trung bình thế giới.
Tuy nhiên, nó có xu hướng tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung
bình của thế giới từ năm 1980 đến nay. Chỉ tính đến năm 2010, năng suất ngơ
bình qn của Việt Nam đạt 4,09 tấn/ha đã vượt Inđônêsia (2,65 tấn/ha), Philipin
(2,48 tấn/ha), Ấn Độ (2,16 tấn/ha) và nhiều nước Châu Á khác. Ở khu vực Đông
Nam Á, năng suất ngô của Việt Nam gần đuổi kịp Thái Lan (4,1 tấn/ha) (P.H.
Zaidi, 2000). Xét về tổng thể, đến năm 2013 năng suất ngơ bình qn ở nước ta ở
mức 4,43 tấn/ha vẫn cịn thấp hơn năng suất trung bình thế giới (5,5 tấn/ha), thấp
hơn nhiều so với Mỹ (10,34 tấn/ha) và Trung Quốc (5,1 tấn/ha).
Sản xuất ngô cả nước qua các năm khơng ngừng tăng về diện tích, năng
suất, sản lượng: năm 2001 tổng diện tích ngơ là 730.000 ha, đến năm 2005 đã
tăng trên 1 triệu ha; diện tích ngơ tiếp tục tăng và đạt 1.179,0 nghìn ha, tuy nhiên
đến năm 2015 thì diện tích trồng ngơ giảm dần (1.164,8 nghìn ha) và đến năm
2016 diện tích sản xuất ngơ cịn 1.152,4 nghìn ha. Năng suất ngơ tăng từ 34,4
tạ/ha (năm 2003) đến 45,3 tạ/ha (năm 2016) tăng 155,83% và sản lượng tăng từ

10


download by :


3136,3 nghìn tấn (năm 2003) lên đến 5.225,6 nghìn tấn (năm 2016) tăng
166,62% (Tổng cục thống kê, 2017).
Tuy nhiên sản xản suất ngơ Việt Nam cịn một số tồn tại như: Việc áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn cịn nhiều hạn chế, với địa hình phức tạp, trên
70% diện tích ngơ được trồng trên đất có độ cao, phụ thuộc vào nước trời, ít đầu tư
thâm canh nên năng suất ngơ vẫn cịn thấp so với tiềm năng của giống. Năng suất
vẫn thấp so với trung bình thế giới (khoảng 82%), và rất thấp so với năng suất thí
nghiệm. Bên cạnh đó, các giống ngơ có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời
tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu (Cục Trồng trọt, 2011).
2.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo và sản xuất ngô nếp tại Việt Nam
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phương ở Việt Nam từ những
năm 1960 cho thấy, ngô Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loại phụ chính là đá
rắn và nếp (Ngơ Hữu Tình, 2003). Trong thời gian qua, những nghiên cứu về
ngô ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngô tẻ. Công tác nghiên cứu chọn tạo
giống ngô nếp và đường đã được tiến hành khá lâu nhưng chủ yếu là thu thập,
bảo tồn các giống ngô nếp địa phương và chọn tạo giống thụ phấn tự do (Lê
Quý Kha, 2009).
Thu thập, đánh giá và bảo tồn ngô nếp địa phương các tỉnh miền núi
Tây Bắc đã được các nhà khoa học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực
hiện từ năm 2000 đến T1/2009. Kết quả điều tra, thu thập các giống ngô ở một
số tỉnh miền núi Tây Bắc của Vũ Văn Liết đã thu thập được 276 giống ngơ
trong đó có 166 mẫu giống ngô là nếp. Các giống ngô thu thập một phần bảo
tồn, một phần làm thuần và hiện nay có khoảng 2500 mẫu giống tự phối S1 S5 (Vũ Văn Liết, 2009).
Năm 2004 bộ môn cây lương thực khoa nông học đã thu thập được 10 mẫu
ngô nếp tại Sơn La và 20 mẫu ngô nếp tại Lào. Kết quả hai đợt khảo sát cho
thấy nguồn gen (giống) cây ngô ở huyện Điện Biên nói riêng và vùng miền núi

phía Bắc Việt Nam nói chung là rất đa dạng và phong phú (Vũ Văn Liết, 2009).
Giai đoạn 2001 - 2005, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Ngô đã
tiến hành thu thập được 79 nguồn có nguồn gốc khác nhau, trong đó có 22
nguồn ngơ nếp (7 nguồn tím, 15 nguồn trắng) (Vũ Văn Liết, 2005).. Hiện nay,
Viện Nghiên cứu Ngô đang lưu giữ 148 mẫu ngô nếp địa phương, trong đó có

11

download by :


×