Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 141 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN DUY THÀNH

ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
Ở CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135
HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Văn Đãn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực thi luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Thành

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành
Quản lý kinh tế, tôi nhận được dạy dỗ, sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, của gia đình và sự cố gắng của bản thân.
Đến nay luận văn thạc sĩ của tơi đã hồn thành, trước tiên tơi xin được phép bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Đinh Văn Đãn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt q trình thực thi đề tài này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách; Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn; Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực thi đề
tài để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo huyện, cán bộ cơng chức, viên chức
các Phịng, Ban của huyện Yên Minh, và nhân dân các xã thuộc chương trình 135 đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi thu thập số liệu đã có và số liệu mới và phân tích tài
liệu trong suốt q trình thực thi đề tài.
Cuối cùng tôi cũng trân trọng cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
gần xa đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt vật chất cũng
như tinh thần động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn thạc sĩ và trưởng thành
trong q trình cơng tác sau này./.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Thành

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... vi
Danh mục bảng ................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ ..............................................................................................................viii
Danh mục hộp ................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo ................................................. 5

2.1.1.

Các khái niệm ....................................................................................................... 5


2.1.2.

Đặc điểm đánh giá tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo...................... 11

2.1.3.

Vai trị của đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo................ 13

2.1.4.

Nội dung đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương
trình 135 .............................................................................................................. 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách giảm nghèo cho các xã
thuộc chương trình 135 ....................................................................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 16

2.2.1.

Kinh nghiệm thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo ở một số nước trên thế
giới ...................................................................................................................... 16

iii


download by :


2.2.2.

Các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam ................................................ 20

2.2.3.

Kinh nghiệm thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo của một số địa phương
ở Việt Nam.......................................................................................................... 37

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 40
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 40

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 40

3.1.2.

Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 41

3.1.3.

Tình hình dân số và lao động .............................................................................. 42

3.1.4.


Hiện trạng sử dụng đất đai tại huyện Yên Minh ................................................. 45

3.1.5.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng ở huyện Yên Minh ...................................................... 45

3.1.6.

Tình hình phát triển kinh tế ................................................................................ 47

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 48

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận, chọn điểm và khung phân tích ....................................... 48

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 50

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin .......................................................... 52

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 52


Phần 4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 54
4.1.

Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang......................................................................... 54

4.1.1.

Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện n Minh ............................................ 54

4.1.2.

Khái quát chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang ................................................................................... 56

4.2.

Đánh giá tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc
chương trình 135 huyện Yên Minh..................................................................... 58

4.2.1.

Xây dựng bộ máy thực thi các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện........ 58

4.2.2.

Lập kế hoạch thực thi chính sách giảm nghèo .................................................... 62

4.2.3.


Bố trí nguồn lực giảm nghèo .............................................................................. 64

4.2.4.

Tun truyền các thơng tin về chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình
135 trên địa bàn huyện Yên Minh ...................................................................... 64

4.2.5.

Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 trên địa
bàn huyện Yên Minh .......................................................................................... 67

iv

download by :


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc
chương trình 135 huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang ............................................ 76

4.3.1.

Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất ................ 76

4.3.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.............. 80


4.4.

Tác động của chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang ................................................................................... 84

4.4.1.

Tác động tích cực ................................................................................................ 84

4.4.2.

Tác động tiêu cực ................................................................................................ 86

4.5.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ............................................... 88

4.5.1.

Tổ chức hợp lý bộ máy chỉ đạo, quản lý............................................................. 88

4.5.2.

Hoàn thành tốt công tác lập kế hoạch ................................................................. 89

4.5.3.

Tăng cường và phối hợp nguồn lực cho chương trình........................................ 90


4.5.4.

Đào tạo và tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã và cộng đồng ............................ 91

4.5.5.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá ............................................................ 91

4.5.6.

Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ ....................................................................... 93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 95
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 95

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 96

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 99

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

ASEAN
BC-UBND

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Báo cáo Ủy ban nhân dân

BQL

Ban quản lý

CP

Chính phủ

CTGN

Chương trình giảm nghèo

CT 135-III

CTMTQG-GN

Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn III (2011-2015)
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

CTVKN


Cộng tác viên khuyến nông cấp thôn, bản

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DA

Dự án

DTTS

Dân tộc thiểu số

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCNMT

Khoa học công nghệ môi trường

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


NSNN

Ngân sách Nhà nước



Quyết định

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCD

Xây dựng cơ bản

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Số hộ chia theo xã, thị trấn và số khẩu của huyện theo dân tộc năm 2016... 43
Bảng 3.2. Cơ cấu hộ nông nghiệp và phi nơng nghiệp của huyện năm 2016 ............... 44
Bảng 3.3. Tình hình sử đụng đất đai tại huyện năm 2016............................................. 45
Bảng 3.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện năm 2016................................ 46
Bảng 3.5. Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ................................................................................ 47
Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp......................................................... 51
Bảng 4.1. Đánh giá về công tác lập kế hoạch thực thi chính sách giảm nghèo ............ 63
Bảng 4.2. Tỷ lệ hộ biết đến chính sách hỗ trợ giảm nghèo ........................................... 63
Bảng 4.3. Đánh giá của hộ về huy động nguồn lực thực thi chính sách ....................... 64
Bảng 4.4. Tình hình nắm bắt thơng tin chính sách thuộc Chương trình 135 của đối
tượng điều tra tại huyện Yên Minh ............................................................... 65
Bảng 4.5. Cách thức tiếp cận thông tin chính sách của hộ điều tra............................... 66
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135
năm 2014 ...................................................................................................... 70
Bảng 4.7. Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135
năm 2015 ...................................................................................................... 71
Bảng 4.8. Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135
năm 2016 ...................................................................................................... 72
Bảng 4.9. Các cơng trình xây dựng cơ bản đã hồn thành và đang thi cơng tại
huyện n Minh Năm 2014 ......................................................................... 74
Bảng 4.10. Các cơng trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và đang thi công tại huyện
Yên Minh Năm 2015 .................................................................................... 74
Bảng 4.11. Các cơng trình xây dựng cơ bản đã hồn thành và đang thi công tại huyện
Yên Minh Năm 2016 .................................................................................... 75
Bảng 4.12. Thực trạng tham gia giám sát, đánh giá thực thi chính sách của hộ điều
tra .................................................................................................................. 79
Bảng 4.13. Đánh giá của hộ về cơng tác điều chỉnh chính sách ..................................... 79
Bảng 4.14. Tỷ lệ hộ được tham gia vào tổng kết chính sách .......................................... 80

vii


download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chu trình chính sách ........................................................................... 10
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích chính sách giảm nghèo ...................................................... 49
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ sự phối hợp giữa các cấp trong việc quản lý thực hiện các chương
trình giảm nghèo ở huyện Yên Minh............................................................ 59

viii

download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của người dân về mức vốn được hỗ trợ................................................ 64
Hộp 4.2. Đánh giá của hộ về phổ biến tuyên truyền chính sách ..................................... 66
Hộp 4.3. Đánh giá của hộ về tổng kết chính sách ........................................................... 80

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Duy Thành
Tên luận văn: “Đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình
135 huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang”
Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Chương trình giảm nghèo là một trong những mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước
ta. Hiện nay Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm nỗ lực
thực thi mục tiêu này. Các chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135 hỗ trợ cho
các hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo, xã đặc biệt khó khăn trên khắp cả nước có ý nghĩa
rất quan trọng trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta.
Huyện Yên Minh là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang.
Tồn huyện có 18 xã, thị trấn, trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện được
hưởng các chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Huyện tập
trung dân cư của nhiều dân tộc thiểu số, có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn. Chính vì thế đây là huyện nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong cơng
cuộc xóa đói giảm nghèo.
Việc nghiên cứu đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135
trong chính sách giảm nghèo đã triển khai ở các xã đặc biệt khó khăn (xã 135) trên địa
bàn huyện Yên Minh là công việc cực kỳ cần thiết và quan trọng. Góp phần thực hiện
hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Qua đó đẩy mạnh phát triển
kinh tế, văn hóa- xã hội, nâng cao mức sống của người dân góp phần thực hiện mục tiêu
xóa đói giảm nghèo chung của Đảng và Nhà nước ta.
Đề tài tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và số liệu mới (điều tra) có liên quan đến
việc tổ chức triển khai, thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất và chính sách hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135 trên địa bàn huyện giai đoạn 2014- 2016. Trong
đó khảo sát 3 xã thuộc các vùng khác nhau của huyện gồm xã Mậu Duệ, xã Sủng Cháng
và xã Mậu Long thuộc các xã đang thực thi các chính sách thuộc chương trình 135. Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn hộ đều tiếp nhận được chính sách giảm nghèo. Đánh
giá về tình hình thực thi chính sách giảm nghèo và đối tượng thụ hưởng chính sách là
phần lớn phù hợp. Tuy vậy, trong quá trình tổ chức, triển khai thực thi chính sách vẫn
cịn một số tồn tại, hạn chế bất cập cần giải quyết như: việc huy động và phân bổ nguồn

lực chưa thực sự tốt; một số dự án, cơng trình được hỗ trợ chưa thực sự phát huy hiệu
quả; Trình độ, năng lực tổ chức triển khai thực thi chính sách của cán bộ cộng đồng, cấp

x

download by :


xã, huyện vẫn cịn một số hạn chế nên có tác động không nhỏ đến việc lập kế hoạch,
thẩm định phê duyệt giám sát và đánh giá các hoạt động của chương trình giảm nghèo...
Chính sách tới người dân tại địa phương chưa được phân tích và chỉ đạo kịp thời. Các
chính sách mới thơng qua truyền miệng và qua loa phát thanh. Việc giám sát và đánh
giá việc thực thi chính sách, điều chỉnh chính sách chỉ có một số ít người thực thi và hộ
tham gia thụ hưởng quan tâm.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá thực thi chính sách
giảm nghèo nói chung. Việc nghiên cứu, đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo thuộc
chương trình 135 ở huyện n Minh, tỉnh Hà Giang như: thực trạng thực thi chính sách,
phân tích, đánh giá nội dung thực thi chính sách và một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
đến quá trình thực thi chính sách có dẫn liệu minh chứng là có cơ sở khoa học và đảm
bảo độ tin cậy. Từ sự nghiên cứu đánh giá thực thi chính sách giảmư nghèo ở các xã
thuộc chương trình 135 huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Tác giả đề xuất một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách giảm nghèo và tăng hiệu quả huy
động và sử dụng nguồn lực, nâng cao năng lực cán bộ địa phương đẩy mạnh cơng tác
tun truyền, hồn thiện phân cơng, phối hợp thực thi chính sách, hồn thiện việc thực
thi chính sách, tăng cường cơng tác kiểm tra, đánh giá, hồn thiện việc điều chỉnh chính
sách, tổng kết, rút kinh nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế ở huyện Yên Minh, tỉnh
Hà Giang.
Đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc Chương trình 135 huyện
Yên Minh đã cho thấy được những mặt tích cực và tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức,
triển khai thực hiện thực thi chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135 trên địa bàn

huyện. Qua đó đã góp phần định hướng để điều chỉnh và tổ chức thực thi có hiệu quả
các chính sách thuộc Chương trình 135 trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Name of author: Nguyen Duy Thanh
Thesis title: The evaluation of poverty reducation policies implementation in 135
communes of Yen Minh district, Ha Giang province.
Major: Economic management

Code: 60 34 04 10

University: Vietnam National University of Agriculture
Poverty reduction is one of the great goals of the Party and State. At present, the
Party and State have issued many policies and guidelines to try to implement this goal.
Poverty reduction policies under 135 Program supporting poor, near-poor households
and communes facing extreme hardship across the country are very important for
poverty alleviation.
Yen Minh district is one of the most difficult districts of Ha Giang province.
There are 18 communes and townships in the whole district, of which 17 are extremely
difficult to be eligible for poverty reduction policies under 135 Program of the
Government. The district has of population of many ethnic minorities, with difficult
socio-economic conditions. Therefore, this district receives the attention of the
Government in poverty reduction.
The study and evaluation of the implementation of poverty reduction policy 135
under Program in poverty reduction policy implemented in extremely difficult

communes (135 commune) in Yen Minh district is extremely important and necessary,
contribute effectively implementation of poverty reduction policies in the area. Thereby
promoting economic development, socio-culture, raising living standards of people
contribute to the goal of poverty reduction of the Party and State.
The secondary data and primary data (investigation) related to the organization
and implementation of production support policy and support policy for investment in
infrastructure under 135 program in the district period 2014- 2016 were collected. Three
of the communes in the different regions of districts (Mau Due commune, Sung Chang
commune and Mau Long commune) that are implementing policies under 135 Program
were choosen for data collection. The results show that most households receive poverty
reduction policies. Assessment of the implementation of poverty reduction policy and
beneficiaries of policy is largely appropriate. However, in the process of organizing and
executing policies, there are still some shortcomings, such as: the mobilization and
allocation of resources is not really good; Some projects and works supported are not
really effective; The level of capacity for implementing the policy of community,
commune and district staff remains limited so there is no significant impact on the

xii

download by :


planning, appraisal and approval of monitoring and evaluation. The activities of the
poverty reduction program, ett. Policy to local people has not been analyzed and
directed in time. New policies through word of mouth and through loudspeaker. The
monitoring and evaluation of policy implementation and policy adjustment are limited
to a small number of executives and beneficiary households.
Based on a theoretical and practical basis for assessing the implementation of
poverty reduction policy, the study and assessment of the implementation of poverty
reduction policies under 135 the program in Yen Minh district, Ha Giang province such

as the implementation of policy, analysis, evaluation of policy implementation and
some factors The impact on the policy implementation process is exemplified by a
scientific basis and reliability. From the study to assess the implementation of poverty
reduction policies in communes under 135 Program of Yen Minh district, Ha Giang
province. The author proposes a number of measures to improve the effectiveness of
poverty reduction policies and raise the efficiency of mobilization and use of resources,
strengthening the capacity of local officials to promote the dissemination and
improvement of stools. to coordinate the implementation of policies, improve the
implementation of policies, strengthen the inspection, evaluation, improve the policy
adjustment, review and draw experience in accordance with actual conditions in the
district Yen Minh district, Ha Giang province.
Evaluating the implementation of poverty reduction policies in the communes
under 135 Program of Yen Minh district showed that there are positive and
shortcomings in the implementation and implementation of the poverty reduction
program under the 135 program in the district. This has contributed to orienting and
adjusting and effectively implementing the policies under 135 Program in the district in
the following years.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xố đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là
nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ngay từ khi nước
ta mới giành độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo là một
thứ "giặc", như giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người căn dặn: “phải làm cho người
nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm”. Tư

tưởng đó đã xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách về cơng tác xố đói
giảm nghèo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp.
Thực thi chương trình mục tiêu quốc gia xố đói, giảm nghèo, và Quyết
định 135 của Thủ tướng Chính phủ giao cho các cấp, các ngành thực thi chương
trình mục tiêu xố đói giảm nghèo đồng thời đẩy mạnh phong trào nông dân thi
đua sản xuất kinh doanh giỏi, đồn kết giúp nhau xố đói, giảm nghèo và làm
giàu. Đây là nhiệm vụ cấp bách, thường xun và lâu dài. Làm tốt cơng tác xố
đói, giảm nghèo sẽ góp phần đem lại sự cơng bằng xã hội, thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội.
Công cụ để xóa đói giảm nghèo là chương trình giảm nghèo, trong các
chương trình này có các chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước. Nhưng ở
mỗi địa phương hiệu quả thực thi các chính sách này là khác nhau, do sự khác
nhau về điều kiện kinh tế - xã hội, bộ máy nhân sự v.v Huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang có 17/18 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thụ
hưởng chương trình 135. Hơn 15 năm thực thi chính sách giảm nghèo đã đem lại
hiệu quả tích cực, thu nhập bước đầu tăng lên, đời sống kinh tế văn hoá nhân dân
được cải thiện, cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm được đầu tư khá.
Tuy có sự đầu tư của Nhà nước như vậy nhưng vẫn còn một bộ phận lớn
nhân dân, đời sống kinh tế do nhiều nguyên nhân vẫn ở tình trạng nghèo. Với
tổng số hộ dân trên địa bàn cuối năm 2015 là 16.706 hộ trong đó số hộ nghèo là
10.261 hộ chiếm tỷ lệ 61,42% (UBND huyện Yên Minh, 2016).
Trong những năm qua được sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền
địa phương huyện Yên Minh đã xác định cơng tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm
vụ trọng tâm và xuyên suốt với công cụ là những chính sách của Đảng – Nhà
nước địa phương đã thực thi các chính sách về xóa đói giảm nghèo một cách
đồng bộ và đã đạt được kết quả nhất định tỷ lệ hộ nghèo được giảm hàng năm.

1

download by :



Năm 2014 Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 28,54%, đến cuối năm 2015, đầu
năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới là 61,42% (UBND
huyện Yên Minh, 2016). Mặc dù số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm hàng năm,
song giảm nghèo chưa có tính bền vững (năm 2016 tăng lên 61, 42%) số hộ thốt
nghèo có nguy cơ tái nghèo trở lại. Đây là một vấn đề khó khăn trong cơng tác
giảm nghèo bền vững như ở huyện Yên Minh.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong cơng tác này là do xuất phát điểm nền
kinh tế địa phương thấp kém, hạ tầng cơ sở thiếu thốn lạc hậu, bên cạnh đó cịn có
khó khăn khách quan do các yếu tố như: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đất đai,
khí hậu vv…Mặt khác trình độ dân trí khơng đồng đều (có trên 90% là hộ đồng
bào dân tộc thiểu số). Một vấn đề khó khăn cốt lõi nữa là một số chính sách của
nhà nước như Chương trình 30a, chương trình 135 vv…. Những chính sách này đã
giúp cho hộ nghèo giải quyết khó khăn trước mắt rất tốt. Tuy nhiên cũng từ đó một
bộ phận nhân dân đã phát sinh tính ỉ lại, trơng chờ vào các chế độ chính sách của
nhà nước, khơng có ý thức vươn lên để thốt nghèo.Vấn đề nữa là các cơng cụ
chính sách, thực thi trên địa bàn huyện cũng chưa thực sự phát huy được hiệu quả
nguồn ngân sách nhà nước đầu tư như chương trình 30a, chương trình 135, chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Việc thực thi chính sách giảm
nghèo hiệu quả có ý nghĩa rất lớn nó giúp người dân hưởng lợi, củng cố niềm tin
vào Đảng và Nhà Nước, tiết kiệm nguồn lực cho nhà nước. Nếu việc thực thi
chính sách khơng tốt sẽ mang lại kết quả ngược lại.
Trong khuôn khổ đề tài tập trung nghiên cứu hai chính sách giảm nghèo
thuộc chương trình 135 gồm: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu
tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng. Vậy tình hình thực thi các chính sách này ở các xã
thuộc chương trình 135 huyện Yên Minh đã thực sự hiệu quả hay chưa? Đã đúng
với quy định của nhà nước hay chưa? Chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà
nước là tốt, nhưng đơi khi việc thực thi nó là chưa tốt. Vì vậy để nhìn nhận tình
hình thực thi các chính sách xóa đói giảm nghèo thuộc chương trình 135 trên địa

bàn huyện Yên Minh một cách cụ thể và rõ ràng hơn tôi chọn đề tài: “Đánh giá
thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo thuộc
chương trình 135 ở các xã trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, phân

2

download by :


tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách giảm nghèo thuộc
chương trình 135 từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao cơng tác
thực thi chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 ở các xã thuộc chương
trình 135 huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách
giảm nghèo thuộc chương trình 135.
- Đánh giá thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo thuộc chương trình
135 ở các xã của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách giảm nghèo
thuộc chương trình 135 ở các xã của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao cơng tác
thực thi chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135 ở các xã trên địa bàn
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
+ Đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135 ở các
xã trên địa bàn huyện Yên Minh dựa trên những cơ sở lý luận nào?

+ Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135 ở
các xã trên địa bàn huyện Yên Minh như thế nào? Đã đạt được những kết quả
gì? Cịn những hạn chế nào?
+ Các nhân tố nào ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách giảm nghèo
thuộc Chương trình 135 ở các xã huyện Yên Minh?
+ Từ những kết quả thu được thì có những đề xuất, giải pháp chủ yếu gì
để khắc phục nhược điểm, phát huy các ưu điểm nhằm nâng cao cơng tác thực
thi chính sách chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135 ở các xã huyện
Yên Minh?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực thi các chính sách giảm nghèo hiện hành thuộc chương
trình 135 ở các xã trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
Đối tượng nghiên cứu cụ thể là:

3

download by :


- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng.
- Đối tượng thụ hưởng chính sách (Hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ).
- Đối tượng thực thi chính sách (Cán bộ cấp Huyện, Cán bộ cấp Xã).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các hợp phần chính sách hỗ trợ sản xuất
và chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 đã và đang
triển khai trên địa bàn huyện Yên Minh.
1.4.2.2. Phạm vi về thời gian

Đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trong 3 năm: 2014 - 2016 và giải pháp giai đoạn
2017-2020.
Số liệu điều tra tập trung năm 2016.
1.4.2.3. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu ở các xã thuộc chương trình 135 huyện Yên Minh,
tỉnh Hà Giang. Tập trung nghiên cứu điều tra tại ba xã 135 gồm xã Sủng Cháng,
xã Mậu Long và xã Mậu Duệ đại diện cho 3 khu vực của huyện Yên Minh (khu
vực vùng núi cao, núi thấp và khu vực trung tâm huyện).

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về chính sách
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách trong đó:
Theo Nguyễn Đức Quyền (2006), Chính sách như là sự kết hợp của đường
lối, mục tiêu và phương pháp mà Chính phủ lựa chọn đối với lĩnh vực kinh tế,
kể cả các mục tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để
theo đuổi mục tiêu đó.
Theo Hồng Phê (2010), Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm
đạt được một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra.
Theo Phạm Xuân Nam (2003), Chính sách là những quyết định, qui định
của Nhà nước (tức là các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương) được
cụ thể hố thành các chương trình, dự án cùng các nguồn nhân lực, vật lực, các

thể thức, qui trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào đối tượng có liên
quan, thay đổi trạng thái của đối tượng theo hướng mà Nhà nước mong muốn.
Theo Phạm Vân Đình và cộng sự (2008), chính sách được hiểu là phương
sách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ sử
dụng nguồn lực. Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể
hiện ở hệ thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ
khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất
định, bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
H.K.Colebatch (2009), tác giả cuốn ‘Chính sách’ cho rằng: chính sách
thường có 3 đặc trưng: sự chặt chẽ, tính thứ bậc và tính cơng cụ
+ Sự chặt chẽ: là sự giả định rằng tất cả các phần nhỏ của hành động phù
hợp với nhau, chúng tạo thành bộ phận của một chỉnh thể có tổ chức, vượt hệ
thống duy nhất và chính sách liên quan đến hệ thống này được điều hành như
thế nào.
+ Tính thứ bậc: tiến trình chính sách là những người ở trên cùng đưa ra các

5

download by :


hướng dẫn. Chính sách được xem là quyết định có tính cưỡng chế về những gì
sẽ được làm trong lĩnh vực cụ thể nào đó.
+ Tính cơng cụ: chính sách được hiểu là sự theo đuổi những mục đích cụ
thể (những mục tiêu chính sách).
Từ những quan điểm nêu trên có thể khái qt như sau: Chính sách là tập
hợp các quan điểm về đường lối, mục tiêu và phương pháp mà Chính phủ lựa
chọn nhằm đạt được một mục đích nhất định trong một lĩnh vực xác định.
Chính sách có 3 thuộc tính: thẩm quyền, kỹ năng và trật tự.
+ Tính thẩm quyền: Trước hết chính sách dựa vào thẩm quyền, quyền

hành làm cho chính sách trở nên hợp pháp và các vấn đề chính sách xuất hiện và
bắt nguồn từ các nhân vật nắm quyền hành
+ Tính kỹ năng: Chính sách được xem như một tiến trình mang quyền lực
của tổ chức đặt vào một khu vực, vấn đề cụ thể nào đó. Tri thức chính sách
được chia nhỏ thành các khu vực chức năng, chính sách giáo dục, chính sách
giao thơng.
+ Tính trật tự: Chính sách là một hệ thống và sự nhất quán. Quyết định
chính sách không thể tùy tiện và bất thường.
2.1.1.2. Khái niệm chung về nghèo đói
Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế-xã hội mang tính chất tồn cầu. Nó
khơng chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó cịn tồn tại
ngay ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện
tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính
chất, mức độ nghèo đói ở từng quốc gia có khác nhau. Hiện nay trên thế giới có
rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói như sau:
Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP
tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa: “Nghèo là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ
bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập qn của địa phương”. Bên
cạnh đó nghèo cịn được hiểu theo nghĩa tương đối đó là “Nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng”, do mức sống
trung bình ở các nước, các khu vực, vùng , địa phương là khác nhau nên nghèo
theo quan niệm trên cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối (Phạm Vân Đình, 1997).

6

download by :



Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Coopenhaghen (Đan Mạnh) tháng 3/1995 cũng có định nghĩa về đói nghèo: “
Người nghèo là người mà tất cả những thu nhập của họ nhỏ hơn 1USD/ngày, đây
được coi như đủ mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại” (ADB et al., 2004).
Nghèo đói theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, nghèo có hai dạng: nghèo
tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư
khơng có khả năng thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống về ăn,
mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư
có mức sống dưới trung bình của cộng đồng địa phương hay một nước.
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Nghèo là tình trạng thiếu những
tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng. Mọi người cần
được tiếp cận với giáo dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Các hộ
nghèo có quyền duy trì cuộc sống bằng chính lao động của họ và được trả cơng
một cách hợp lý, cũng như được sự bảo trợ khi có biến động bên ngoài”.
Hội nghị thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) vào tháng
6/2000, khẳng định chống đói nghèo là một mục tiêu quan trọng ưu tiên hàng đầu
trong mục tiêu phát triển của thế giới hiện nay, cố gắng đến năm 2015 giảm ½ số
lượng người nghèo trên thế giới. Tiếp đó, đầu tháng 9/2000, Hội nghị thiên niên
kỷ của Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) một lần nữa khẳng định chống đói
nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong
các mục tiêu phát triển của thế giới hiện nay.
Hiện nay, trên thế giới rất nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu vấn
đề đói nghèo. Như thế nào là nghèo khổ? Phải xác định và đánh giá như thế nào?
Những câu hỏi ấy đang dồn dập đặt ra cho các nhà nghiên cứu cũng như các nhà
hoạch định chính sách ở mọi Quốc gia. Có rất nhiều phương pháp để tiếp cận
cũng như chiến lược được vạch ra để giảm bớt và tiến tới loại trừ cảnh nghèo khổ
của nông dân. Tuy nhiên, kết quả không giảm đi nhiều và không tương xứng với
nỗ lực đã có. Có nơi có tỷ lệ đói nghèo khơng những khơng giảm đi mà cịn có
xu hướng tăng lên. Đói nghèo không phải xảy ra trong nước kém phát triển mà
cịn xảy ra ở nước cơng nghiệp phát triển.

Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện. Thu nhập hạn chế,
hoặc thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong nước
những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương do những đột biến bất lợi, ít có khả năng

7

download by :


truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít
được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục, khơng được
người khác tơn trọng... đó là những khía cạnh của nghèo (Đậu Ngọc Anh, 2000).
2.1.1.3. Khái niệm hộ nghèo
Để hiểu thế nào là hộ nghèo chúng ta nên hiểu thế nào là hộ. Có rất nhiều
định nghĩa quan điểm về hộ. Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ IV về quản lý
nông trại tại Hà Lan năm 1980, đưa ra khái niệm: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã
hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng, và các hoạt động khác”.
Quan điểm khác cho rằng: Hộ là nhóm người chung huyết tộc, ở chung một
mái nhà, ăn chung một mâm cơm, và có chung một nguồn ngân qũy
(T.G.Mc.Gee, 1989). Còn theo Prof.Raul Iturna (1989) hộ là một tập hợp những
người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra
vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng. Từ những khái niệm trên ta
có thể nhận thấy một điểm chung trong cách hiểu về hộ đó là một nhóm người
cùng chung huyết tộc hay không chung huyết tộc, sống chung hoặc không chung
dưới một mái nhà, có chung một nguồn ngân quỹ, ăn chung và cùng nhau tiến
hành sản xuất chung.
Hộ nghèo: Là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu
cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng
đồng xét trên mọi phương diện.
Tiêu chí và các thức xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, xã nghèo được thực

hiện theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19
tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020 như sau: hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống hoặc có thu
nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu
hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên;
hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ
900.000 đồng/người/tháng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt 3 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ cận nghèo
ở nơng thơn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các

8

download by :


dịch vụ xã hội cơ bản; Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có thu nhập bình qn đầu
người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Chính phủ, 2015).
2.1.1.4. Khái niệm về xã nghèo, xã thuộc chương trình 135
Tiêu chí và cách thức xác định xã nghèo (xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn) được thực hiện theo quyết định 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về tiêu chí xác định thơn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 như sau: Xã có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn có ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau:
- Số thơn đặc biệt khó khăn cịn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc);
- Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo
từ 35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016- 2020;

- Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông
Nam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo
tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016- 2020 và có ít nhất 3 trong 6 điều kiện sau (đối
với xã có số hộ dân tộc thiểu số từ 60% trở lên, cần có ít nhất 2 trong 6 điều kiện):
+ Trục chính đường giao thơng đến UBND xã hoặc đường liên xã chưa
được nhựa hóa, bê tơng hóa theo tiêu chí nơng thơn mới;
+ Trường mần non, trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở chưa đạt
chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Chưa đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ y tế;
+ Chưa có Trung tâm văn hóa, Thể thao xã theo quy định của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch;
+ Cịn từ 20% số hộ trở lên chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
+ Còn từ 40% số hộ trở lên chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của
Bộ Y tế.
Xã thuộc Chương trình 135 là các xã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
vào diện đầu tư của Chương trình 135. Năm 2014,2015 thực hiện theo Quyết
định 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của
Chương trình 135, cả nước có 2.333 xã đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của
Chương trình, trong đó huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang có 17/18 xã; năm 2016

9

download by :


thực hiện theo Quyết định 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn
khu vào diện đầu tư của Chương trình 135, cả nước có 2.275 xã đặc biệt khó
khăn vào diện đầu tư của Chương trình, trong đó huyện n Minh, tỉnh Hà Giang

có 17/18 xã thuộc diện đầu tư của Chương trình.
2.1.1.5. Thực thi chính sách
Thực thi chính sách là đưa chính sách đó tới người được thụ hưởng thơng
qua bộ máy chính trị từ trung ương đến địa phương, từ tỉnh xuống huyện. Thực
thi chính sách chính là q trình hoạt động triển khai chính sách, biến những ý đồ
của chính sách thành hiện thực. Mỗi chính sách vận động theo một quy trình, bao
gồm 3 giai đoạn cơ bản: hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá
chính sách.
Tổ chức thực thi chính sách là tồn bộ q trình chuyển hóa cách ứng xử của
chủ thể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định
hướng. Việc thực thi chính sách đóng vai trị quan trọng, nó là một khâu hợp thành
chu trình chính sách, là trung tâm kết nối các bước của chu trình chính sách, là
bước hiện thực hóa chính sách trong đời sống xã hội, chính sách trở nên vơ nghĩa
nếu nó khơng được đưa vào hiện thực đời sống (Nguyễn Xuân Tiến, 2005).
Xác định vấn
đề chính sách

Hoạch định
chính sách

Thực thi
chính sách

Phát hiện
mâu thuẫn

Phân tích
chính sách

Duy trì chính

sách

Đánh giá
chính sách
Giải thích:
liên hệ trực tiếp

Sự ln chuyển trong chu trình chính sách chỉ mối

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chu trình chính sách

10

download by :


Thực thi chính sách là để khẳng định tính đúng đắn của chính sách,một khi
chính sách được triển khai thực hiện rộng rãi trong đời sống xã hội thì tính đúng
đắn của chính sách được khẳng định ở mức cao hơn, được cả xã hội thừa nhận,
nhất là các đối tượng thụ hưởng chính sách.
2.1.1.6. Về chính sách xóa đói giảm nghèo
Trước khi đưa ra khái niệm về chính sách XĐGN, ta cần thống nhất cách
hiểu về chính sách nói chung. Có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách, tuy
nhiên trong khn khổ nghiên cứu này thì chính sách dùng để chỉ ý định của
chính quyền các cấp. Chính sách bao gồm những dự định lập kế hoạch, hướng
dẫn, phát động, tài trợ hoặc thông qua các dự án, chương trình, hoặc những hoạt
động đang được thực hiện của chính phủ. Hay hiểu một cách đầy đủ và chặt chẽ
hơn thì chính sách là những quyết định, qui định của nhà nước (tức là các cấp
chính quyền từ trung ương đến địa phương) được cụ thể hoá thành các chương
trình, dự án cùng các nguồn lực, vật lực, các thể thức, qui trình hay cơ chế thực

hiện nhằm tác ñộng vào đối tượng có liên quan, thay đổi trạng thái của đối
tượng theo hướng mà nhà nước mong muốn (Peter Boothroyd, 2003).
Xuất phát từ cách tiếp cận trên, chính sách XĐGN có thể được hiểu đó là
một hệ thống các giải pháp xác định rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức
trong xã hội, trong việc phân phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao
mức sống cho người nghèo, tạo cho hộ những cơ hội phát triển trong đời sống
cộng đồng bằng chính lao động của bản thân.
2.1.2. Đặc điểm đánh giá tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo
Khái quát các đặc điểm cơ bản về đánh giá tình hình thực thi các chính sách
giảm nghèo của Chính phủ như sau:
Đánh giá tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo của Chính Phủ phải
được đánh giá tổng thể. Đánh giá thực hiện các dự án thuộc chương trình giảm
nghèo bền vững, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo và đánh giá
hiệu quả tác động tới đối tượng thụ hưởng. Phạm vi đánh giá được thực hiện
trong cả nước, được tổ chức từ cơ sở xã, phường trở lên và có sự tham gia của
người dân.
Đánh giá tình hình thực thi các chương trình giảm nghèo của Chính Phủ
phải theo các tiêu chí sau: (1) Tính kịp thời trong việc xây dựng, ban hành,
hướng dẫn, bố trí vốn để thực thi chính sách giảm nghèo; (2) Tính phù hợp của
cơ chế, chính sách, dự án đã ban hành trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm

11

download by :


×