Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và
chưa từng được sử dụng, cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Hinh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, học viên đã nhận được
sự giúp đỡ và được tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết em xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS Lê Hữu Ảnh, Thầy
đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Học viên xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Ban Giám đốc, Ban
Quản lý đào tạo, Bộ mơn Tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Cơ quan Đảng uỷ
Khối doanh nghiệp, Ban Quản lý các khu cơng nghiệp tỉnh Bắc Giang và gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp./.

Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2017
Học viên

Nguyễn Văn Hinh

ii

download by :



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục các biểu đồ ....................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả thu hút vốn đầu tư vào các
khu công nghiệp .................................................................................................. 4

2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp.............................................................. 4
2.1.2. Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp .................................................................... 6
2.1.3. Nội dung đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ........... 15
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển tại khu công nghiệp ......... 19
2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 22

2.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp của một số
tỉnh tại Việt Nam................................................................................................. 22
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang ........................................................... 29
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 30

iii

download by :


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 30

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang........................................................... 30
3.1.2. Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ........................................... 33
3.1.3. Tình hình sản xuất và hiệu quả hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và
nộp ngân sách...................................................................................................... 36

3.1.4. Tác động của thu hút vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bắc Giang .................................................................................................... 38
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 42

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 42
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 43
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư ................................. 44
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Thực trạng kết quả thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh
Bắc Giang ........................................................................................................... 45

4.1.1. Đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
theo quy mô ........................................................................................................ 45
4.1.2. Đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang ........................................................................................ 48
4.1.3. Đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tại các khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang ....................................................................................... 53
4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút vốn đầu tư...................................... 61

4.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ....................................................................... 61
4.2.2. Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh ............................................... 64
4.2.3. Kết cấu hạ tầng ................................................................................................... 64
4.2.4. Nguồn nhân lực ................................................................................................... 66
4.2.5. Môi trường đầu tư tỉnh Bắc Giang ...................................................................... 67

4.2.6. Xúc tiến đầu tư .................................................................................................... 70
4.3.

Những kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong thu hút vốn đầu tư vào các
KCN tỉnh Bắc Giang ........................................................................................... 72

4.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 72
4.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 74

iv

download by :


4.4.

Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư tại các KCN ....................................... 78

4.4.1. Định hướng, mục tiêu và quan điểm thu hút vốn đầu tư phát triển các KCN tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020 .................................................................................... 78
4.4.2. Một số giải pháp ................................................................................................. 85
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 91
5.1

Kết luận ............................................................................................................... 91

5.2

Kiến nghị............................................................................................................. 92


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93
Phụ lục ............................................................................................................................ 95

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CP

Chính phủ

CSHT - KT

Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

ĐTTN

Đầu tư trong nước

KCN


Khu cơng nghiệp



Nghị định

NSNN

Ngân sách nhà nước



Quyết định

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình tại các Khu cơng nghiệp năm 2016 .............................................. 33
Bảng 3.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và nộp ngân
sách tại các KCN tỉnh Bắc Giang ................................................................. 37
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015 .................................. 39
Bảng 3.4. Tổng hợp mẫu khảo sát theo đối tượng ........................................................ 43
Bảng 4.1. Quy mô vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Bắc Giang đến năm 2016 ................ 46
Bảng 4.2. Kết quả điều tra về lý do đưa ra quyết định đầu tư vào các khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 47
Bảng 4.3. Nguồn thông tin để đưa ra quyết định đầu tư vào các khu công nghiệp
tỉnh Bắc Giang .............................................................................................. 48
Bảng 4.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang .............. 48
Bảng 4.5. Kết quả đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng tại các khu công nghiệp
tỉnh Bắc Giang .............................................................................................. 51
Bảng 4.6. Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh
Bắc Giang ..................................................................................................... 54
Bảng 4.7. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành nghề vào các khu công nghiệp tỉnh
Bắc Giang ..................................................................................................... 57
Bảng 4.8. . Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.....58
Bảng 4.9. Số lượng dự án được cấp chứng nhận tại KCN tỉnh Bắc Giang ................... 59
Bảng 4.10. Vốn đầu tư đăng ký và thực hiện tại các KCN tỉnh Bắc Giang.................... 60
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả thu
hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Bắc Giang................................................ 61
Bảng 4.12. Các nguồn vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ................. 73


vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Bản đồ tỉnh Bắc Giang ................................................................................ 30

Hình 3.2.

Sơ đồ khu cơng nghiệp Đình Trám ............................................................. 34

Hình 3.3.

Sơ đồ khu cơng nghiệp Quang Châu .......................................................... 34

Hình 3.4.

Sơ đồ khu cơng nghiệp Song Khê - Nội Hồng.......................................... 35

Hình 3.5.

Sơ đồ khu công nghiệp Vân Trung ............................................................. 36

viii

download by :



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Đánh giá của các doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng tại các khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang ................................................................................ 50
Biểu đồ 4.2. Đánh giá mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về thủ tục hành
chính tại tỉnh Bắc Giang ............................................................................. 68
Biểu đồ 4.3. Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh
Bắc Giang ................................................................................................... 75

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Hinh
Tên luận văn: "Đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang"
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng kết quả thu hút vốn đầu tư tại Khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư,
phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp thu thập tài liệu:

Thu thập số liệu thứ cấp: Là quá trình tiến hành thu thập số liệu, tài liệu, thơng
tin qua sách báo tạp chí và các báo cáo đã ghi chép ở thời gian trước, báo cáo kết quả
thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh
Bình Dương và tỉnh Bắc Ninh... (số liệu cụ thể tham khảo qua các báo cáo của Ban
quản lý khu cơng nghiệp tỉnh).
Thu thập tài liệu sơ cấp: Tồn bộ số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài học viên
điều tra thông qua phiếu điều tra với nội dung liên quan đến chính sách, kết quả thu hút
vốn đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Để thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài
học viên chọn các cán bộ trong Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang và Sở
Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bắc Giang; đại diện các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu
công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
+ Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp thống kê mơ tả; phương pháp so sánh
đối chiếu.
Kết quả chính và kết luận:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp thông qua các khái niệm, đặc điểm về khu công nghiệp, vốn đầu tư vào các khu
công nghiệp và nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư
vào các khu công nghiệp.
+ Thực trạng kết quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang;
những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại, những nguyên nhân dẫn đến những

x

download by :


tồn tại, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
tỉnh Bắc Giang.
Những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư:

Về tiến độ thi công cơ sở hạ tầng của các công ty xây dựng cịn chậm và chưa linh
hoạt; Cơng tác quy hoạch và xây dựng đường giao thông phục vụ phát triển công nghiệp
chưa được quan tâm đầy đủ; Công tác vận động và xúc tiến đầu tư: diễn ra cịn chậm trễ
và chưa đạt hiệu quả; Cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn đôi lúc chưa
được thực hiện tốt, Việc xem xét, thẩm định năng lực tài chính và nhu cầu sử dụng đất
của doanh nghiệp thuê đất còn hạn chế, chưa kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm các
dự án đã được giao đất, thuê đất nhưng chậm đầu tư hoặc đầu tư cầm chừng; Sự phối
hợp giữa các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý quy hoạch,
quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn một số hạn chế.
Để tăng cường thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cần
thực hiện các giải pháp sau: Tập trung đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; Cải cách thủ tục hành chính; phát triển thị
trường lao động, vốn, đất đai khu vực sản xuất kinh doanh; công nghệ; Nâng cao năng
lực hoạt động xúc tiến đầu tư; Xây dựng hình ảnh địa phương; Thực hiện vận động
thu hút đầu tư; Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho nhà đầu tư và các nhóm giải pháp về
cơng tác quy hoạch.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Hinh
Thesis title: Evaluating the results of capital investment attraction of industrial parks of
Bac Giang province.
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the results of research on the situation of attracting investment capital
in Bac Giang province to propose some measures to attract investment capital for
development. Bac Giang's industrial parks in the coming time.
Materials an Methods
+ Method of document collection:
Secondary data collection: The process of collecting data, documents and
information through journals and journals and reports recorded at a previous time,
report on results of investment attraction at Industrial parks of Bac Giang province,
Vinh Phuc province, Binh Duong province and Bac Ninh province ... (specific data refer
to the report of the provincial industrial park management board).
Primary data collection: All data for research on the subject of surveyed trainees
through questionnaires with contents related to policies and results of attracting
investment capital in industrial parks in the locality. Bac Giang province.
+ Method of selection of study sites: In order to facilitate the study of the topic,
trainees selected the staff of Bac Giang Industrial Park Management Board and Bac
Giang Department of Planning and Investment; Representatives of enterprises operating
in Bac Giang Industrial Park.
+ Method of data analysis: descriptive statistical method; Comparison method.
Main findings and conclusions
+ Theoretical and practical basis on the results of attracting investment capital
into industrial zones through the concepts and characteristics of industrial parks,
investment capital in industrial parks and the content and image elements Impact
assessment of investment attraction in industrial zones.
+ Current situation of attracting investment capital in Bac Giang's industrial
zones; What are the results and constraints, the reasons for the shortcomings, the factors
affecting the results of attracting investment in industrial zones of Bac Giang province.

xii


download by :


Limitations in attracting investment capital:
Construction progress of infrastructure of construction companies is slow and
not flexible; The planning and construction of roads for industrial development has not
received sufficient attention; Mobilization and investment promotion: It is still late and
not effective; The state management of investment in the area has sometimes not been
well implemented. The review and evaluation of financial capacity and land use demand
of land leasing enterprises is still limited, not resolute in Completely handling projects
which have been allocated or leased land but are slow to make investment or invest in
moderation; Coordination among departments, people's committees of districts, cities in
the management of planning, land management, compensation, support and resettlement
have some limitations.
In order to increase the attracting investment capital in industrial parks of Bac
Giang province, the following measures should be taken: - To concentrate investment
on the development of infrastructure of industrial parks; Construction of essential
infrastructure; Administrative reform; Developing the labor market, capital and land in
the production and business sector; technology; Improve the capacity of investment
promotion activities; Build local imagery; To mobilize to attract investment; Providing
services and support to investors and groups of planning solutions.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Để đẩy nhanh hơn nữa q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước,
phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại thì nhu cầu về vốn cho phát triển nền kinh tế nói chung và phát
triển các khu cơng nghiệp nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Tổ chức sản
xuất công nghiệp tập trung tại các khu công nghiệp đã thật sự mang lại nhiều
hiệu quả to lớn không chỉ riêng cho sự phát triển của ngành công nghiệp, mà còn
đổi mới cả nền kinh tế - xã hội quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển
như Việt Nam. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, các khu cơng nghiệp đã
có những đóng góp tích cực trong thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, góp phần
hiện đại hố kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế các địa phương và cả nước đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế, thương mại gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển, biên giới và
đất liền. Như vậy, có thể nói rằng thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp.
Bắc Giang là tỉnh mới được tái lập từ năm 1997, trên cơ sở chia tách từ
tỉnh Hà Bắc. Bắc Giang có lợi thế về vị trí địa lý vì nằm trên tuyến hành lang
kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phịng, liền kề vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, do đó rất thuận lợi để phát triển các khu cơng
nghiệp. Đến nay, tỉnh Bắc Giang đã hình thành được 5 khu công nghiệp và trở
thành một trong những địa điểm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo
động lực lớn cho tiếp thu khoa học công nghệ, phân công lại lao động cho phù
hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy có lợi thế so sánh về tiềm năng phát triển nhưng Bắc Giang vẫn là
tỉnh nghèo, xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế về nơng nghiệp là chính. Một
trong những ngun nhân của tình trạng trên là khả năng cung ứng vốn cho các
ngành kinh tế đặc biệt là các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Bên
cạnh những khu cơng nghiệp hoạt động hiệu quả, thì trên địa bàn tỉnh có khá
nhiều cụm CN hoạt động chưa thật sự mang lại hiệu quả. Việc đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Ngay cả KCN Đình Trám, mặc dù hoạt động khá hiệu quả, nhưng hiện nay cơ sở

hạ tầng KCN đã xuống cấp nghiêm trọng do quá trình đầu tư chưa đồng bộ và

1

download by :


chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thải ra môi trường, nhưng đa số
nước thải sau khi xử lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Theo đánh giá của
một số cơ quan quản lý nhà nước, công tác xúc tiến đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ
tầng KCN cịn nhiều bất cập. Vì đây là lĩnh vực thiếu hấp dẫn, chi phí đầu tư lớn,
nhưng lợi nhuận khơng cao, thậm chí có nhiều rủi ro. Hiện nay, vốn đầu tư cơ sở
hạ tầng KCN là do huyện bố trí, ngân sách tỉnh có hỗ trợ đối với các KCN có
hiệu quả cao, nhưng cũng hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, tỉnh và các ngành
chức năng cần tạo lập mơi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống, thuận lợi; đẩy
mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục phát triển, ổn định việc
làm, cải thiện đời sống cho người lao động. Đặc biệt, cần rà soát, đánh giá lại
hiệu quả hoạt động của các KCN; tập trung vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư cho
các KCN hoạt động thực sự hiệu quả, loại khỏi quy hoạch các KCN hoạt động
kém hiệu quả. Ngoài ra cần điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển CN
theo hướng gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với việc phát triển đơ thị và thương mại,
dịch vụ. Có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ
thuật các khu CN, gắn với thu hút đầu tư, khắc phục đầu tư dàn trải.
Do đó vấn đề đánh giá kết quả, đưa ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư cho
sự phát triển khu công nghiệp là rất cần thiết, là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phấn đấu đến
năm 2020 cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp - xây dựng chiếm 42 - 43%;
dịch vụ 38 - 39%; nông, lâm nghiệp 18 - 20%; theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII (2015- 2020) đã đề ra. Xuất phát từ lý luận và những

đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá kết quả thu hút
vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang” làm luận văn thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng kết quả thu hút vốn đầu tư tại Khu
công nghiệp tỉnh Bắc Giang để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút
vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả thu hút vốn
đầu tư vào các khu công nghiệp.

2

download by :


- Đánh giá kết quả, phân tích thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư tại
các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển các khu
công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích
những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp
tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp thu
hút vốn đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai
đoạn tiếp theo.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Những thông tin, số liệu trong đề tài
được thu thập từ năm 2014 đến năm 2016.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾT QUẢ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp
2.1.1.1. Một số khái niệm về khu công nghiệp
Trên thế giới loại hình Khu cơng nghiệp (KCN) đã có một q trình lịch
sử phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như
Anh, Mỹ cho đến những nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc,
Đài Loan, Singapore,… và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế
thừa kinh nghiệm để tiến hành cơng nghiệp hóa. Tùy điều kiện từng nước mà
KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác
nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN. Hiện nay trên thế
giới có hai mơ hình phát triển KCN, cũng từ đó hình thành hai quan điểm khác
nhau về KCN.
Thứ nhất, Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa
lý xác định, trong đó chủ yếu là phát triển các hoạt động sản xuất cơng nghiệp và
có đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ đa dạng; có dân cư sinh sống trong khu.
Ngoài chức năng quản lý kinh tế, bộ máy quản lý các khu này cịn có chức năng
quản lý hành chính, quản lý lãnh thổ. KCN theo quan điểm này về thực chất là
khu hành chính – kinh tế đặc biệt như các công viên công nghiệp ở Đài Loan,
Thái Lan và một số nước Tây Âu.
Thứ hai, Khu cơng nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó

tập trung các doanh nghiệp cơng nghiệp và dịch vụ sản xuất cơng nghiệp, khơng
có dân cư sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với
các khu vực lãnh thổ khác. Theo quan điểm này, ở một số nước và vùng lãnh thổ
như Malaysia, Indonesia,… đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau và
đây cũng là loại hình KCN nước ta đang áp dụng hiện nay.
Những quan điểm về KCN còn đang gây nhiều tranh luận, chưa có sự
thống nhất và cịn những quan niệm khác nhau về KCN. Ở Việt Nam khái niệm
về KCN đã được trình bày tại nhiều văn bản pháp luật như:

4

download by :


Trong Nghị định số 29 quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất (2008):
“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
Theo Luật Đầu tư (2014): “Khu cơng nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý
xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp”.
Như vậy, trong luận văn này thống nhất khái niệm về khu công nghiệp
như sau: “KCN là một quần thể các doanh nghiệp được xây dựng theo các
nguyên tắc, tiêu chuẩn nhất định trên một khu vực thuận lợi về các điều kiện địa
lý, tự nhiên, xã hội, kết cấu hạ tầng… vừa đảm bảo sản xuất phát triển, có hiệu
quả kinh tế - xã hội (KT - XH) lâu dài vừa duy trì mơi trường sinh thái theo các
tiêu chuẩn về môi trường”.
2.1.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp
KCN được xác định bởi điều kiện vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh
tế như đường giao thông, bến cảng, sân bay... do cấp có thẩm quyền quyết định

thành lập, có tỷ trọng sản xuất công nghiệp cao.
KCN được nhà nước ưu tiên quy hoạch và đầu tư phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng như điện, nước, đường sá, xử lý nước thải, môi trường và các dịch vụ
khác phục vụ KCN.
Trong KCN có nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều hình thức sở hữu như
doanh nghiệp nhà nước, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi... Các doanh nghiệp trong KCN có phương thức hoạt động đặc thù hơn so
với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản cố
định của các doanh nghiệp trong KCN rất lớn, hoạt động lâu năm.
KCN là khu vực được quy hoạch riêng để thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến hàng công nghiệp, sản
phẩm sản xuất ra trong KCN rất đa dạng và phong phú, được tiêu dùng trong nội
địa và phục vụ cho xuất khẩu.
Tuỳ theo đặc điểm của mỗi nước mà Chính phủ lựa chọn mơ hình KCN
thích hợp, đề ra những chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, đất đai, hải quan, thuế
xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng... Đây cũng là nơi thực nghiệm áp dụng và

5

download by :


sáng tạo các cơ chế chính sách mới, tạo bước đột phá trong nền kinh tế thị trường,
tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. KCN là nơi sử
dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trình độ quản lý cao, KCN khơng chỉ
phát triển về kinh tế mà cịn mang lại nhiều lợi ích văn hoá xã hội, mở rộng các
mối quan hệ. KCN là những vùng kinh tế trọng điểm trong chiến lược phát triển
đất nước, là nơi giải quyết việc làm cho người lao động, mang lại thu nhập và
nâng cao phúc lợi, tăng cường hàng hoá xuất khẩu, tăng thu ngân sách, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
2.1.2. Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm và đặc trưng vốn đầu tư vào khu công nghiệp
a. Đầu tư vào khu công nghiệp
Theo Nguyễn Bạch Nguyệt (2010): “Đầu tư phát triển là một phương thức
của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới
trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội”. Đây là hình
thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung
ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trị rất quan trọng đối với tăng trưởng
và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
Theo Nguyễn Ngọc Mai (2007): “Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng
vốn trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản
xuất mới và duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu
phát triển”. Đầu tư phát triển cũng là một phương thức đầu tư trực tiếp, quá trình
đầu tư làm gia tăng giá trị và năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản.
Đầu tư phát triển có nhiều đặc điểm đặc thù, rất khác so với Đầu tư tài chính và
Đầu tư thương mại. Tựu chung lại, hoạt động đầu tư này có 5 đặc điểm cơ bản.
Việc hiểu rõ mỗi đặc điểm cơ bản này giúp ta vận dụng nó, quán triệt nó vào
trong quản lý hoạt động đầu tư.
Từ đó, tác giả cho rằng khái niệm về đầu tư vào khu công nghiệp là tổng
thể các hoạt động về huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm xây dựng và phát
triển các khu công nghiệp trong phạm vi không gian lãnh thổ và trong một thời
kỳ nhất định, gắn với sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã
hội vùng.
Đó là quá trình tiến hành xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng cùng nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ

6

download by :



trong khu công nghiệp, do cộng đồng các chủ thể doanh nghiệp trong nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng tham gia các dự án đầu tư phát triển
theo cơ cấu hợp lý và quy hoạch thống nhất. Hình thành và phát triển khu cơng
nghiệp là q trình tập hợp nhiều dự án đầu tư được thực hiện liên tục trong một
thời gian dài, từ khi chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đến khi xây dựng
hồn chỉnh, đồng bộ các cơng trình hạ tầng đó, từ việc xác định và thu hút các dự
án đầu tư sản xuất đến khi các dự án được vận hành với tồn diện tích của khu
cơng nghiệp được sử dụng, đạt hiệu quả kinh tế xã hội như dự kiến.
b. Vốn đầu tư
Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển và đặc biệt đối
với nền kinh tế nước ta hiện nay.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường có sự
quản lý vĩ mơ của Nhà nước, đó là mơi trường thuận lợi để vốn bộc lộ bản chất
và vai trò của mình. Việc tìm hiểu, nhận thức lại khái niệm và những đặc trưng
cơ bản của vốn đầu tư là công việc cần thiết, trước khi đi tìm các giải pháp để
thu hút vốn cho đầu tư phát triển.
Vốn đầu tư là một bộ phận của nguồn lực biểu hiện dưới dạng giá trị
của các tài sản quốc gia được thể hiện bằng các tài sản hữu hình và vơ hình
nhằm sử dụng vào mục đích đầu tư để sinh lời.
Cần chú ý rằng, nguồn lực trên phải nằm trong một dự án đầu tư thì mới
được gọi là nguồn vốn đầu tư. Nếu không chúng mới chỉ là nguồn lực tích lũy và
dự trữ dưới dạng tiềm năng. Nói cách khác, vốn đầu tư phải là nguồn lực trong
trạng thái "động".
Để làm rõ khái niệm về vốn đầu tư, cần đi sâu phân tích những đặc trưng
cơ bản của vốn đầu tư dưới đây:
Thứ nhất, vốn phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều
này có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị có thực của tài sản (tài

sản hữu hình và vơ hình). Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất
cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu...
Tài sản vơ hình là những tài sản khơng có hình thái vật chất cụ thể. Đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường, tài sản vơ hình rất phong phú và đa dạng như: vị trí
kinh doanh, bản quyền, phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, uy tín trong

7

download by :


kinh doanh... Như vậy một lượng tiền phát hành không vào lưu thơng, khơng có
giá trị đảm bảo hoặc các khoản nợ khơng có khả năng thanh tốn cũng khơng thể
được gọi là vốn.
Thứ hai, vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Vốn là tiền
nhưng khơng phải mọi đồng tiền đều là vốn. Tiền chỉ là vốn ở dạng tiềm năng,
khi nào chúng được dùng vào đầu tư kinh doanh thì chúng mới biến thành vốn.
Tiền là phương tiện để trao đổi, lưu thơng hàng hóa cịn vốn là để sinh lời, nó
ln chu chuyển và tuần hồn. Q trình đầu tư là một q trình vận động của
vốn đầu tư. Cách vận động và phương thức vận động của tiền vốn lại do phương
thức đầu tư kinh doanh quyết định.
Ngoài sự phân biệt giữa vốn và tiền, cần phân biệt sự khác nhau giữa vốn
và tài sản. Vốn là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận tài sản, nhưng không phải
mọi tài sản đều được gọi là vốn. Tài sản có nhiều loại: có loại do thiên nhiên ban
tặng, có loại do thành quả lao động của con người sáng tạo ra; có loại là hữu hình,
có loại là vơ hình. Những tài sản đó nếu được giá trị hóa thành tiền và đưa vào
đầu tư thì đều được gọi là vốn đầu tư. Những tài sản này được gọi là tài sản hoạt
động (để phân biệt với tài sản bất động, tức là tài sản ở dạng tiềm năng).
Thứ ba, vốn bao giờ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định, khơng
có khái niệm vốn vơ chủ. Chủ sở hữu vốn có thể là một chủ như Nhà nước là

chủ sở hữu vốn duy nhất trong các doanh nghiệp nhà nước, nhưng cũng có thể là
nhiều chủ như các cổ đơng là chủ sở hữu vốn trong các công ty cổ phần. Tùy
theo hình thức đầu tư mà người chủ sở hữu có thể đồng nhất hoặc khơng đồng
nhất với người sử dụng vốn, ở đâu không xác định được rõ chủ sở hữu của vốn
và tài sản thì ở đó việc quản lý, sử dụng vốn sẽ kém hiệu quả, gây ra lãng phí và
tiêu cực.
Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.
Sở dĩ coi vốn là một loại hàng hóa, vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng như
mọi loại hàng hóa khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Nhưng vốn là
một loại hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thơng thường, ở chỗ người bán
vốn không mất đi quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng vốn mà thôi. Người
mua nhận được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và phải
trả cho người bán vốn một tỷ lệ nhất định tính trên số vốn đó, gọi là lãi suất.
Như vậy, lãi suất chính là giá cả của quyền sử dụng vốn.

8

download by :


Việc mua bán quyền sử dụng vốn được diễn ra trên thị trường tài chính.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các
nguồn tài chính thơng qua những phương thức giao dịch và các cơng cụ tài
chính nhất định, là tổng hịa các quan hệ cung và cầu về vốn. Thị trường tài
chính bao gồm hai bộ phận:
- Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt
động mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ diễn ra
chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Vì các ngân
hàng thương mại là chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và cung cấp các
nguồn vốn ngắn hạn.

- Thị trường vốn: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng
các nguồn vốn dài hạn. Thị trường vốn cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư
dài hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp, các hộ
gia đình và các cá nhân. Thị trường vốn gồm có thị trường vay nợ dài hạn và thị
trường chứng khốn.
Chỉ khi nào có lợi tức thỏa đáng thì người sở hữu vốn mới bán quyền sử
dụng vốn của mình. Đây là một nguyên lý có tính chất ngun tắc để thu hút,
huy động vốn trong cơ chế thị trường.
Thứ năm, đồng vốn có giá trị về mặt thời gian, ở các thời điểm khác nhau
thì giá trị của vốn cũng khác nhau. Bởi lẽ, đồng tiền càng trải dài theo thời gian thì
nó càng bị mất giá và độ an tồn càng giảm. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là phải hiện tại
hóa hoặc tương lai hóa giá trị của vốn để làm cơ sở tính tốn và phân tích hiệu quả
đầu tư.
Thứ sáu, vốn phải được tích tụ và tập trung. Tích tụ vốn là việc tăng số
vốn cá biệt của từng doanh nghiệp, từng hộ sản xuất. Tập trung vốn là làm tăng
quy mơ vốn đơn vị tồn xã hội. Có tích tụ vốn mới có tập trung vốn. Tập trung
vốn sẽ biến những tác dụng nhỏ bé của từng khoản vốn tích tụ cá biệt thành
sức mạnh của nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. C.Mác đã khẳng định, nếu
khơng có tích tụ và tập trung tư bản thì đến nay trên thế giới chưa có được hệ
thống đường sắt.
Thiếu vốn là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế Việt Nam. Để điều trị
căn bệnh này khơng cịn cách nào ưu việt hơn là phải tăng cường thu hút, huy động
vốn, khơi thơng các dịng chảy của vốn và hướng chúng vào đầu tư phát triển

9

download by :


kinh tế. Đó chính là tiền đề cơ bản cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của

đất nước. Vốn chính là tiền đề của mọi q trình đầu tư.
2.1.2.2. Các nguồn vốn đầu tư phát triển
Nguồn vốn đầu tư phát triển được hình thành trên cơ sở động viên các
nguồn lực trong nước và ngồi nước, thơng qua các cơng cụ chính sách, cơ chế,
luật pháp. Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước,
nguồn vốn tín dụng (tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn
khác (vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn
ngồi nước gồm có: đầu tư trực tiếp nước ngồi, nguồn vốn vay, viện trợ và các
nguồn vốn khác.
a. Nguồn vốn trong nước
Vốn đầu tư trong nước có được từ tiết kiệm trong nước. Nguồn vốn đầu tư
trong nước bao gồm:
Nguồn vốn nhà nước: gồm có nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của
doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn này được xác
định là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghịêp nhà
nước nắm giữ một khối lượng vốn nhà nước khá lớn. Mặc dù còn một số hạn chế
nhưng đánh giá một cách khái quát thì khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ
đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân: Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao
gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh,
các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn sở
hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Vốn của
dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mơ của
nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: trình độ phát triển của đất nước (ở những
nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mơ và tỷ lệ tiết kiệm thấp); tập
quán tiêu dùng của dân cư; chính sách động viên của nhà nước thơng qua chính
sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp đối với xã hội.
b. Nguồn vốn nước ngồi

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là
dịng lưu chuyển vốn quốc tế (International Capital flows). Về thực chất, các

10

download by :


dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện quá trình chuyển giao nguồn lực tài
chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế,
dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các
nước thuộc thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này được diễn ra dưới
nhiều hình thức, mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện
riêng, khơng hồn tồn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn có thể phân
loại các nguồn vốn nước ngoài như sau:
Tài trợ phát triển chính thức ODF (Official development finance): Nguồn
này bao gồm viện trợ phát triển chính thức ODA (Official development
assistance) và các hình thức tài trợ phát triển khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong nguồn ODF.
Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại: Điều kiện ưu đãi dành cho
vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu
điểm rõ ràng là khơng gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ
tục vay đối với nguồn vốn này thường tương đối khắt khe, thời gian trả nợ
nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước
nghèo.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign direct invesment): Đây là nguồn
vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả
đối với các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngồi khác là việc tiếp nhận
vốn này khơng phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì, nhận lãi suất trên vốn

đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận chính đáng khi dự án đầu tư hoạt
động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngồi mang theo toàn bộ tài nguyên kinh
doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc
biệt là những ngành địi hỏi cơng nghệ, kỹ thuật cao hay cần nhiều vốn vì thế
nguồn vốn này có tác dụng rất to lớn đối với quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư.
Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế: Đối với Việt Nam, để thúc
đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nhằm mục tiêu CNH-HĐH, nhà nước
rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát
triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó,
nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế cũng được Chính phủ quan tâm. Các

11

download by :


×