Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại sơn động bắc giang năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẢI THIỀU TẠI SƠN ĐỘNG BẮC GIANG NĂM 2016

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đoàn Văn Lư

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian, quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài Luận văn, ngoài sự
cố gắng nỗ lực hết sức của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ rất nhiều đơn
vị và cá nhân trong và ngồi ngành nơng nghiệp tại địa phương tôi thực hiện đề tài. Tôi xin
ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cũng như các cá nhân đã dành cho tôi sự
giúp đỡ q báu đó.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng nhất tới sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy giáo TS. Đồn Văn Lư là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi về mọi
mặt để tơi hồn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp q báu của các thầy, cơ trong bộ
môn Rau hoa quả và Cảnh quan, khoa Nông học, các thầy cô trong Học viện nông nghiệp
Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động, xã Cẩm Đàn và hộ
gia đình bà Hoàng Thị Thanh, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động đã tạo điều kiện giúp tôi thực
hiện đề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên to lớn và sự giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè

trong quá trình học tập tại học viện và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................. x
Thesis abstract ................................................................................................................. xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1


1.2.

Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................................ 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 4
2.1.

Nguồn gốc lịch sử, phân loại của cây vải ............................................................. 4

2.1.1.

Nguồn gốc, lịch sử ............................................................................................... 4

2.1.2.

Phân loại.............................................................................................................. 5

2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở thế giới và Việt Nam. ................................... 7

2.2.1.


Tình hình sản xuất, tiêu thụ vải trên thế giới. ....................................................... 7

2.2.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ vải ở việt Nam. ....................................................... 10

2.2.3.

Tình hình tiêu thụ và chế biến vải ...................................................................... 11

2.3.

Nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây vải ............................................ 12

2.3.1.

Đặc điểm sinh trưởng sinh dưỡng ...................................................................... 12

2.3.2.

Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây vải ................................................................ 14

2.4.

Những nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cho cây vải ........................................ 17

2.4.1.

Nghiên cứu đất trồng cho cây vải ....................................................................... 17


2.4.2.

Nghiên cứu dinh dưỡng và bón phân cho cây vải ............................................... 18

2.4.3.

Những nghiên cứu về tạo hình cắt tỉa, tác động của cơ giới và thúc đẩy ra
hoa của vải......................................................................................................... 21

2.4.4.

Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại ............................................................... 22

iii

download by :


2.4.5.

Nghiên cứu về thu hoạch và bảo quản tươi đối với vải ....................................... 23

PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24
3.1.

Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 24

3.2.


Thời gian nghiên cứu: ........................................................................................ 24

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 25

3.4

Nội dug nghiên cứu ........................................................................................... 25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm .................................................... 24

3.5.1.

Điều tra điều kiện khí hậu, đất đai và hiện trạng sản xuất vải tại Sơn Động ........ 24

3.5.2

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống vải
Thiều ................................................................................................................. 25

3.4.

CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI .................................................... 26

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 29
4.1.


Điều kiện khí hậu, đất đai của vùng nghiên cứu ................................................. 29

4.1.1.

Vị trí địa lý, Điều kiện đất đai, .......................................................................... 29

4.1.2.

Điều kiện khí hậu............................................................................................... 29

4.2.

Đánh giá chung dối với sản xuất vải của huyện .................................................. 33

4.2.1.

Thuận lợi ........................................................................................................... 34

4.2.2.

Những khó khăn ................................................................................................ 34

4.3.

Thực trạng sản xuất cấy vải tại huyện Sơn Động ................................................ 35

4.3.1.

Diện tích và sản lượng vải.................................................................................. 35


4.3.2.

Về cơ cấu giống vải ........................................................................................... 36

4.3.3.

Tiêu thụ và chế biến vải ..................................................................................... 36

4.3.4.

Khả năng đầu tư và kỹ thuật canh tác vải ở vùng nghiên cứu ............................. 37

4.3.5.

Mức độ đầu tư về phân bón ở các vùng trồng vải ............................................... 37

4.3.6.

Kết quả điều tra về tình hình sâu bệnh hại vải ở vùng nghiên cứu ...................... 39

4.4.

Ảnh hưởng của tủ gốc đến sinh trưởng, phát triển của cây vải ............................ 41

4.4.1.

Ảnh hưởng của các loại vật liệu tủ gốc đến sinh trưởng lộc cành Hè và lộc
cành Thu. ........................................................................................................... 41

4.4.2.


Ảnh hưởng vật liệu tủ gốc đến tời thời gian ra hoa và chất lượng chum hoa ....... 43

4.4.3.

Ảnh hưởng của vật liệu tủ gôc đến tỷ lệ đậu quả ................................................ 44

4.4.4.

Ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................. 45

iv

download by :


4.4.5.

Ảnh hưởng của vật liệu đến chất lượng quả........................................................ 47

4.5.

Ảnh hưởng của số lá/cành hoa đến khả năng năng suất và chất lượng quả vải .... 48

4.5.1.

Ảnh hưởng của tỉa lá đến thời gian ra hoa, và chất lượng chùm hoa ................... 48

4.5.2.


Ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả. ............................................................................ 48

4.5.3.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...................................................... 50

4.5.4.

Ảnh hưởng đến chất lượng quả .......................................................................... 52

4.6.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của cây vải ................... 53

4.6.1.

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng lộc cành hè và cành
thu ..................................................................................................................... 53

4.6.2.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa và chất lượng chùm hoa .......... 55

4.6.3.

Ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả ............................................................................. 55

4.6.4.

Ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................. 57


4.6.5.

Ảnh hưởng đến chất lượng quả .......................................................................... 59

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 60
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 60

5.2.

Đề nghị .............................................................................................................. 60

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 61
Phụ lục .......................................................................................................................... 63

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

: Bình qn


DT

: Diện tích

FAO

: Tổ chức lương thực và nơng nghiệp thế giới

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NN-PTNT

: Nông nghiệp - phát triển nông thôn

NSTT

: Năng suất thực thu

SP

: Sản phẩm

SX

: Sản xuất

TBKT


: Tiến bộ kỹ thuật

TN - MT

: Tài nguyên – môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Một số giống vải chính trên thế giới .............................................................. 9

Bảng 2.2.

Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới ............................... 9

Bảng 2.3.

Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh của Việt Nam ................................... 11

Bảng 2.4.


Mức độ thích nghi của vải thiều đối với đất đai ........................................... 17

Bảng 2.5.

Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ ............... 19

Bảng 4.1:

Diễn biến một số yếu tố khí hậu nơng nghiệp của huyện Sơn Động (Số
liệu trung bình năm 2016)........................................................................... 31

Bảng 4.2:

Diện tích, năng suất và sản lượng vải của huyện Sơn Động qua một số
năm 2011-2015 ........................................................................................... 35

Bảng 4.3.

Kết quả điều tra về mức độ đầu tư phân bón cho vải ở các vùng nghiên
cứu năm 2015 .............................................................................................. 38

Bảng 4.4.

Tình hình sâu bệnh hại vải ở giai đoạn hoa và quả ở các vùng nghiên
cứu năm 2016 .............................................................................................. 40

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc đến thời gian ra lộc Hè, lộc Thu (ngày) ........ 41


Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc tới kích thước lộc Hè, lộc Thu...................... 42

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc đến thời gian ra hoa, đậu quả ....................... 43

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc đến khả năng ra hoa, đậu quả ....................... 44

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất vải ............................................................................................... 45

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc đến phẩm chất quả vải.................................. 47
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của tỉa lá đến thời gian ra hoa, đậu quả ...................................... 48
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của tỉa lá đến khả năng ra hoa, đậu quả ..................................... 48
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của tỉa lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
vải ............................................................................................................... 50
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của tỉa lá đến phẩm chất quả vải ................................................ 52
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra lộc Hè, lộc Thu (ngày) ............ 53
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón tới kích thước lộc................................................. 54
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa, đậu quả ........................... 55
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón đến khả năng ra hoa, đậu quả ............... 55

vii


download by :


Bảng 4.19. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất vải ........................................................................................................ 57
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của phân bón đến phẩm chất quả vải ......................................... 59

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động ............................................... 32

Hình 4.2.

Ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc đến năng suất lý thuyết, năng suất
thực thu....................................................................................................... 46

Hình 4.3.

Ảnh hưởng của tỉa lá đến nắng suất thực thu................................................ 51

Hình 4.4.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất lý thuyết, thực thu ...................... 58


ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương
Tên luận văn: Điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng
năng suất, chất lượng giống vải thiều trồng tại Sơn Động - Bắc Giang năm 2016.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất,
chất lượng giống vải thiều tại Sơn Động - Bắc Giang năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu
Tiên hành thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện khí hậu, đất đai và sản xuất của
các ban, ngành chức năng như Phịng nơng nghiệp, thống kê huyện, hội làm vườn...
Điều tra hiện trạng kỹ thuật trồng trọt cây vải được tiến hành tại 3 xã đại diện là xã
Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Tuấn Đạo. Mỗi xã điều tra 20 hộ trồng vải theo mẫu phiếu điều tra
nơng hộ.
Bố trí thí nghiệm Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc, tỉa lá, phân bón lá đến
sự ra hoa đậu quả và năng suất quả giống vải thiều.
Xử lý thống kê bằng chương trình MS Excel và IRRISTART.
Kết quả chính và kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên đưa ra các kết luân sau:
- Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có 1.436,0 ha vải với giống vải chủ lực là giống

vải thiều, chiếm 90% tổng diện tích vải. Vải ở huyện Sơn Động năng suất đạt chưa cao,
nguyên nhân chính là do thiếu đầu tư chăm sóc, chăm sóc chưa đúng kỹ thuật.
-Tủ gốc đã làm giảm sâu bệnh và cỏ dại, tăng độ ẩm cho đất, hạn chế được việc tưới
nước khi mùa khô hanh, đã giúp thời gian ra lộc thu tập trung hơn, số quả đậu/chùm cao;
và tủ gốc bằng nilong đen cho năng suất vải cao nhất là 23.05 tấn/ha.
-Tỉa lá trên cành khác nhau, tỷ lệ ra hoa, đậu quả, năng suất thực thu và phẩm chất
quả. Công thức IV tỉa để lại 10 lá/cành có năng suất đạt cao nhất là 22.24 tấn/ha, tăng hiệu
quả kinh tế so với các cơng thức cịn lại.
- Dùng 3 loại phân bón lá Bortrac, Rong biển, Growmore để phun cho vải thiều
thiều, kết quả cho thấy năng xuất thực thu Phân bón lá ở công thức II (Phun Bortrac) phun

x

download by :


trước khi hoa nở, phun khi hoa tàn, phun sau khi hình thành quả cho năng suất đạt cao
nhất 20.66tấn/ha làm thay đổi rõ rệt, tăng yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu và
phẩm chất quả vải.
- Với điều kiện tự nhiên, thời tiết khó khăn đề nghị nghiên cứu thêm về ảnh hưởng
của tủ gốc bằng nilong đen; tỉa để lại 10 lá/cành; sử dụng phân bón lá Bortrac do cơng ty
TNHH Hóa nơng Hợp trí Nhà Bè -Thành phố Hồ Chí Minh để năng suất, chất lượng vải có
kết quả khách quan và đầy đủ hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu các loại phân bón lá Bortrac để so sánh đánh giá hiệu quả kinh
tế cho cây vải.
- Đề nghị UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang cần có chính sách khuyến khích
phát triển cây vải, để tăng thu nhập cho người dân tại huyện Sơn Động.

xi


download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Phuong
Thesistitle: Investigation of current status and research on some technical measures to
increase productivity and quality of lychee varieties grown in Son Dong - Bac Giang in
2016.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Investigation of current status and research on some technical measures to increase
productivity and quality of lychee varieties grown in Son Dong - Bac Giang in 2016.
Materials and Methods
Collect secondary data on climatic, soil and production conditions of functional
departments, such as the district office, district statistics, gardening associations.
A survey on the current status of planting techniques was carried out in three
representative communes: Cam Dan, Chien Son, Tuan Dao. Each of the communes
surveyed 20 cultivating households according to the household survey questionnaire.
Experimental design investigated the effect of rootstock materials, pruning, foliar
fertilization on flowering and fruit yield of litchi.
Statistical processing by MS Excel and IRRISTART.
Main results and conclusions
From the results of research on the following results:
- Son Dong district, Bac Giang province has 1,436.0 ha of cloth with the main
varieties are litchi, accounting for 90% of the total fabric area. Fabric in Son Dong district
has low productivity, mainly due to lack of investment in care and care is not technically

correct.
-The roots have reduced pests and weeds, increased soil moisture, limited watering
during the dry season, helped to bring more time to harvest, bean / bean; And the black
plastic nylon cabinet gives the highest fabric yield of 23,05 tan / ha.
-Transplanting leaves on different shoots, rate of flowering, fruiting, real yield and
fruit quality. Formula IV pruned 10 leaves / branch with the highest yield of 22,24 tan / ha,
increasing economic efficiency compared to the rest.
- Use 3 kinds of Bortrac leaves, seaweed, Growmore to spray lychees for Thieu litchi,
the results show that the plantation yields Foliar fertilizer in formula II (Spray Bortrac)

xii

download by :


spray before flower bloom, Spraying after forming fruit for the highest yield of 20.66tan /
ha has made a significant change, increasing the composition of the yield, net yield and
fruit quality.
- With natural conditions, difficult weather suggested to study more about the effect of
the original cabinet with black plastic; Prune leaves 10 leaves / branch; The use of Bortrac
leaf fertilizer by Nha Be Agro-Agrochemicals Co., Ltd in Ho Chi Minh City for the
productivity and quality of the fabric is more objective and complete.
- Continue to study Bortrac foliar fertilizers to compare the economical assessment of
litchi.
- People's Committee of Son Dong district, Bac Giang province should have policies
to encourage the development of cloth, to increase income for people in Son Dong district.

xiii

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây vải (Litchi chinesis Sonn.) là cây ăn quả Á nhiệt đới có giá trị dinh
dưỡng và giá trị kinh tế cao, thuộc nhóm cây ăn quả chủ đạo của miền Bắc Việt
Nam. Sản lượng vải được xếp sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài… Về mặt chất
lượng, vải được đánh giá cao với hương vị thơm ngon, nhiều chất bổ dưỡng được
nhiều người tiêu dùng trong nước và ngoài nước ưa chuộng. Ngoài sử dụng ăn
tươi quả vải còn được chế biến như sấy khơ, làm đồ hộp, chế biến nước giải khát
được thì trường trong nước và thế giới yêu thích.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn) và Trung tâm Phân vùng Kinh tế Nông nghiệp (Viện quy hoạch và thiết
kế nông nghiệp. Năm 2010 tổng diện tích vải của cả nước là 79.100 ha trên
tổng số 776.300 ha cây ăn quả của cả nước (chiếm 10.2 % diện tích cây ăn quả
cả nước) sản lượng đạt 256.700 tấn. Năm 2010 diện tích vải được trồng nhiều
nhất ở các tỉnh như Bắc Giang 35.800 ha, Hải Dương 13.000 ha, Quảng Ninh
3.700 ha, Thái Nguyên 4.400 ha. Giống trồng tại các vùng chủ lực là vải thiều
Thanh Hà có thời vụ thu hoạch chủ yếu trong tháng 6 gây khó khăn trong việc
bố trí lao động, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản chế biến và tiêu thụ, làm giảm
hiệu quả kinh tế của người trồng vải. Chính vì vậy, một số giống vải thiều đang
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Về chất lượng, hầu hết các
giống vải thiều thường có vị ngọt, cùi dầy, hạt nhỏ,mã quả đẹp và hấp dẫn.
Trong giống vải thiều hiện nay có những nổi trội về đặc tính: Chín chính vụ,
chất lượng quả đẹp, giá bán cao nên hiệu quả mang lại cho người trồng lớn.
Tuy nhiên, giống vải này vẫn còn những nhược điểm: Khi gặp điều kiện ngoại
cảnh bất lợi khi ấm lên dễ ra lộc đông làm giảm khả năng ra hoa đậu quả và
năng suất, các kỹ thuật tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng cịn chưa được rộng
rãi, quy trình sản xuất của người dân còn chưa phù hợp. Do vậy, đề tài “Điều
tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất,

chất lượng giống vải thiều tại Sơn Động - Bắc Giang năm 2016”cần được
nghiên cứu để tìm hiểu thêm những biện pháp khắc phục các hạn chế đang tồn
tại trên giống vải thiều này.

1

download by :


1.2. MỤC ĐÍCH, U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Điều tra hiện trạng tình hình sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
(phân bón lá, tủ gốc) nhằm tăng năng suất, chất lượng giống vải thiều tại Sơn Động
- Bắc Giang năm 2016.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra tình hình sản xuất , biện pháp bón phân tại hộ dân, tình hình sâu
hại vải ở các vùng trồng vải khác nhau trước khi bố trí thí nghiệm để nghiên cứu
đề tài.
- Theo dõi ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến đặc điểm
sinh trưởng của cây qua các đợt lộc, đặc điểm ra hoa, đậu quả, khả năng nhiễm sâu,
bệnh hại của cây vải thiều.
- Theo dõi ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến tỷ lệ đậu
quả cũng như các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả.
-Theo dõi ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến chất lượng
quả của giống vải thiều.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học ảnh hưởng
của biện pháp và hiệu quả sử dụng phân bón lá, tủ gốc, tỉa lá đến quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây vải.

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về
kỹ thuật thâm canh cây vải.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
quá trình xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh đối với cây vải nhằm nâng cao
năng suất giống vải thiều tại Sơn Động - Bắc Giang năm 2016.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung các biện pháp kỹ thuật
đến khả năng ra hoa, đậu quả, nhằm nâng cao năng suất giống vải thiều tại Sơn
Động - Bắc Giang năm 2016.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ,
UBND huyện Sơn Động có định hướng và giải pháp đầu tư thâm canh cho phát
triển cây vải thiều, vừa nâng cao thu nhập cho người dân tại huyện nghèo miền núi.

2

download by :


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu cây vải thiều, tổng diên tích nghiên cứu 1,5 ha. Thời
gian từ tháng 12/2015 đến tháng 10/2016.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ, PHÂN LOẠI CỦA CÂY VẢI
2.1.1. Nguồn gốc, lịch sử

Cây vải có tên khoa học là Litchi chinenis Sonn., thuộc họ Bồ hịn
Sapindaceae, có nguồn gốc ở Miền Nam Trung Quốc. Ở Trung Quốc, những cây
hoang dại đã được tìm thấy khá nhiều ở những khu rừng ẩm ướt với độ cao 1.000m
như ở Hải Nam, dưới 500m ở những vùng đồi phía Tây và Đơng tỉnh Quảng Đơng,
Quảng Tây, và dưới 1.000m ở vùng đồi thung lũng phía Nam tỉnh Vân Nam. Ở Việt
Nam, vải hoang dại cũng được tìm thấy ở vùng núi Ba Vì, rừng Tam Đảo (Vĩnh
Phúc) và Tun Hóa (Quảng Bình). Vải hoang dại hồn tồn khác với hầu hết các
giống vải trồng, có nhu cầu lạnh để phân hóa mầm hoa.
Vải được nhân giống bằng hạt từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Tuy nhiên,
đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, phương pháp chiết cành mới được sử dụng và
đến thế kỷ 16, phương pháp ghép lần đầu tiên mới được ghi nhận (Anonymuos,
1978 ). Sử dụng phương pháp ghép và chiết cành đối với vải được mô tả chi tiết lần
đầu tiên trong sách của Xu Bo năm 1579 và Deng Qingcai năm 1628.
Theo Galan Sauco and Menini (1989) vải di thực sang Myanmar, phần biên
giới với tỉnh Vân Nam Trung Quốc vào cuối thế kỷ 17, tới Ấn Độ năm 1798, và sau
đó đến các nước Nepal, Thái Lan…
Ở Việt Nam, cây Vải được trồng cách đây khoảng 2.000 năm và phân bố từ
18-19o Vĩ Bắc trở ra, nhưng chủ yếu vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng trung du
miền núi phía Bắc và một phần khu Bốn cũ.
Vùng Thanh Hà - Hải Dương hiện cịn cây vải nhà cụ Hồng Văn Thu trên
130 tuổi được gọi là cây vải tổ. Hàng năm, vào vụ vải chín người dân thơn Thúy
Lâm, xã Thanh Sơn vẫn tổ chức ngày hội làng để tưởng nhớ người đã có cơng mang
cây vải về xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho vùng quê này.
Từ vùng Thanh Hà - Hải Dương hiện còn cây vải nhà cụ Hoàng Văn Thu trên
130 tuổi được gọi là cây vải tổ. Hàng năm, vào vụ vải chín người dân thôn Thúy
Lâm, xã Thanh Sơn vẫn tổ chức ngày hội làng để tưởng nhớ người đã có cơng mang
cây vải về xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho vùng quê này.
Từ vùng Thanh Hà - Hải Dương , cây vải đã được đưa đi trồng ở hầu hết các tỉnh
Miền Bắc, Miền Trung và cả một số tỉnh Tây Nguyên. Ở Thời điểm hiện tại, đã hình
thành một số vùng trồng vải mang tính sản xuất hàng hóa lớn như Thanh Hà, Chí Linh,

Tứ Kỳ (Hải Dương); Đơng Triều, Hoành Bồ ( Quảng Ninh); Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn

4

download by :


Động...(Bắc Giang); Đồng Hỷ, Đại Từ (Thái Nguyên)…Ở những vùng này, cây vải
thực sự góp phần cải thiện và nâng cao cuộc sống của người nông dân.
2.1.2. Phân loại
Cây vải thuộc học Bồ hòn, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,
đặc biệt là ở châu Á và Châu Mỹ.
Vải có 3 lồi phụ:
Litchi chinensis: Lồi này tập trung các giống vải thương mại ngày nay có
nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc có khoảng trên 100
giống trong đó có 15 giống thương mại quan trọng, Ấn Độ có khoảng trên 50 giống,
Thái Lan trên 20 giống, Australia có trên 40 giống…(Bosse et al., 2001).
Litchi philippinensis: Được trồng nhiều ở Philippines và Papua New Guinea
trên những vùng núi cao, cây sinh trưởng tốt, tán lá rậm rạp mầu xanh sẫm, quả nhỏ
hình ô van, vỏ quả dày, gai quả nhọn, hạt to dài, cùi chỉ là một lớp mỏng bao quanh
hạt, ăn có vị chua và chát.
Litchi javenensis: Lồi phụ này có nguồn gốc từ Malay Peninsula,
Indonesia, Trung Quốc, West Java và Đơng Nam Á, có đặc điểm quả nhỏ, hạt
to, gai dài và ăn có vị chua.
* Một số giống vải trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có nhiều giống vải khác nhau, trong đó Trung Quốc
được coi là nơi có nhiều giống vải nhất, khoảng trên 200 giống và dịng. Tuy nhiên,
chỉ có khoảng 20 giống được phát triển rộng rãi. Ở tỉnh Quảng Đông, các giống vải
được trồng mang tính chất thương mại là: Baila, Baitangying, Heiye, Feizixiao,
Gwiwei, Nuomici và Huaizhi với diện tích mỗi giống lên đến trên 20.000 ha. Hai

giống Gwiwei và Nuomici được trồng rộng rãi nhất, với diện tích lên đến trên
60.000 ha mỗi giống.
Ở tỉnh Vân Nam, giống Lanzhu được xem là giống trồng chính với diện tích
xấp xỉ 25.000 ha. Các giống mới được chọn tạo có năng suất, phẩm chất tốt, hạt lép
là: Giống HơngHu (khối lượng quả trung bình 24 g/quả, tỷ lệ ăn được 79%, đường
tổng số > 18,5%, năng suất cao và ổn định); giống Dongguan Seedlesss là giống
chín sớm, có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường, khối lượng quả lớn:
35,3 - 62,0 g/quả, tỷ lệ quả hạt lép cao trên 90%, đường tổng số > 17%; tỷ lệ ăn
được > 80% (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998; Hong and Li, 2000;
Minas et al., 2002). Ở Ấn Độ, vải được trồng tập trung ở các bang vùng phía Đơng,
chiếm trên 60% tổng diện tích. Các bang ở phía Bắc Ấn Độ, diện tích vải chiếm

5

download by :


khoảng 16%. Các bang trồng vải chủ yếu của Ấn Độ là: Bihar (chiếm trên 74% diện
tích). Hai giống lai mới được chọn tạo là H - 73 và H - 105 có tiềm năng cho năng
suất cao, đang được phát triển mạnh trong sản xuất Ở Thái Lan, các giống chính
được trồng là Haak Yip, Taiso, Wai Chee (tên địa phương là Baidum, Hong Huey
và Kim Cheng). Các giống vải trồng của Thái Lan được phân thành 2 nhóm: Nhóm
vải Nhiệt đới và nhóm vải Á nhiệt đới. Nhóm vải Nhiệt đới trồng có tính thương
mại, thích hợp ở các tỉnh vùng miền Trung Thái Lan có các tháng mùa đơng ấm áp.
Có khoảng 20 giống thuộc nhóm này; nhóm vải Á nhiệt đới được trồng chủ yếu ở
các tỉnh vùng Bắc Thái Lan nơi có mùa đơng mát mẻ hơn. Có khoảng 10 giống
thuộc nhóm này. Giống Kom được coi là giống quan trọng của nhóm vải Nhiệt đới,
giống Hong Huay là giống chủ đạo của vùng Á nhiệt đới (Chinawat and Suranant,
2000; Anupunt and Sukhvibul, 2003).
Giống vải trồng chủ yếu của Đài Loan là: Hak Ip, Yu Her Pau, No Mai Chi, Sa

Ken, Kwai Mi. Trong đó, Hak Ip là giống trồng phổ biến nhất (chiếm khoảng trên
90% diện tích trồng trọt), giống Yu Her Pau (chiếm 10%) được trồng ở phía Nam
và No Mai Chi được trồng ở miền Trung (Teng, 2003).
* Một số giống vải chính ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các giống vải được phân theo thời vụ thu hoạch như sau:
- Các giống vải chín sớm: là các giống vải có thời gian chín từ 5/5 đến 30/5
hàng năm trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm: Chùm hoa có
phủ một lớp lơng thưa màu nâu, khối lượng trung bình quả đạt 30 - 40g, tỷ lệ phần
ăn được 65 - 72%, quả hình tim hay hình trứng, vỏ quả khi chín có màu xanh vàng
hay đỏ sẫm, ăn có vị ngọt, hơi chua. Các giống này thường có năng suất khá cao, có
khả năng thích ứng rộng hơn các giống chính vụ và chín muộn. Một số giống thuộc
nhóm này là: Hùng Long, Yên Hưng, Yên Phú, Phúc Hồ, Bình Khê.
- Các giống vải chính vụ: Là các giống vải có thời gian chín tập trung trong
khoảng từ 1/6 đến 30/6 trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm:
Chùm hoa có phủ lớp lơng màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt 18 - 25g, tỷ lệ
phần ăn được 68 - 82%, quả hình cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi, ăn có vị ngọt
thanh, cùi ráo, vị thơm, năng suất khá cao, ổn định. Các giống thuộc nhóm này là:
Thiều Thanh Hà, Thiều Phú Hộ, Thiều Lục Ngạn.
- Các giống vải chín muộn: Hiện đã phát hiện được một số dịng chín muộn.
Các dịng này có thời gian chín trong khoảng thời gian từ 30/6 đến 10/7 trong điều
kiện các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Có đặc điểm: Chùm hoa có phủ lớp lơng thưa,
màu trắng, khối lượng quả trung bình đạt từ 25 - 35g, tỷ lệ phần ăn được đạt 66 -

6

download by :


75%, quả hình tim hoặc hình cầu, vỏ quả khi chín có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vị
ngọt, năng suất đạt xấp xỉ các giống vải chính vụ, ít có hiện tượng ra quả cách năm.

Các dịng vải thuộc nhóm này chủ yếu được phát hiện tại Thanh Hà (Hải Dương) và
Lục Ngạn (Bắc Giang).
Ở thời điểm hiện tại, tỷ trọng về diện tích các giống vải cịn chưa hợp lý, tập
trung chủ yếu là giống chính vụ (trên 95% diện tích). Các giống chín sớm và chín
muộn có mặt với diện tích cịn rất hạn chế, gây khó khăn trong bố trí lao động cho
thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và làm giảm hiệu quả kinh tế cho người
trồng. Hướng nghiên cứu chọn tạo giống vải trong nước hiện tại và tương lai là tiếp
tục đánh giá, chọn lọc và cải tiến tập đoàn giống hiện có; chọn tạo giống theo hướng
lai hữu tính, gây đột biến (bao gồm cả xử lý đột biến bằng tác nhân vật lý và hố
học) để có được bộ giống phong phú, có năng suất cao, phẩm chất tốt bao gồm các
giống chín sớm, chính vụ, chín muộn để kéo dài thời gian cho thu hoạch, bên cạnh
đó là nhập nội các giống vải ưu tú (vải hạt lép, không hạt) từ các nước có điều kiện
sinh thái tương đồng để khảo nghiệm, đánh giá, chọn lọc và đưa vào sản xuất thay
thế các giống cũ.
Như vậy, tập đoàn giống vải của các nước trên thế giới rất phong phú nhưng
chủ yếu là các giống chín chính vụ và chín muộn (thời gian chín tập trung từ đầu
tháng 6 đến giữa tháng 7).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ vải trên thế giới
Các giống vải trên thế giới thì hiện tại Trung Quốc là nước có số lượng giống
vải nhiều nhất. Tuy vậy trong số hơn 100 giống vải được trồng ở Trung Quốc chỉ có
khoảng 15 giống là có khả năng sản xuất theo hướng hàng hóa, ở mỗi vùng sinh thái
có một số giống chủ lực.
Ở tỉnh Quảng Đông, các giống vải trồng mang tính chất thương mại Baila,
Baitangying, Hiye, Feizixao, Gwiwei, Nuomici and Huaizhi với diện tích mỗi giống
trên 20.000ha.
Tỉnh Vân Nam giống Lanzhu được xem là giống trồng chính với diện tích xấp
xỉ 25.000ha. Các giống mới được chọn tạo có năng suất cao, phẩm chất tốt, hạt lép
là: giống Hoonghu (khối lượng quả trung bình 24g/quả, tỷ lệ ăn được 79%, đường
tổng số > 18,5%, năng suất cao và ổn định); giống Dongguan Seedlesss là giống

chín sớm, có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường, khối lượng quả lớn

7

download by :


35,3 – 62,0 g/quả, có tỷ lệ quả hạt lép cao trên 90%, đường tổng số >17%, tỷ lệ ăn
được trên 80% (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998).
Gosh (2000), ở Ấn Độ, vải được trồng tập trung ở các bang vùng phía Đơng,
chiếm trên 60% tổng diện tích. Ở các bang phía Bắc Ấn Độ, diện tích vải chiếm
16%. Các bang trổng chủ yếu vải ở Ấn Độ là: Bihar (chiếm trên 75% diện tích),
West Belgan, Tripura, Asam và Uttaranchal. Các giống vải trồng quan trọng là:
Shahi, Bombai, China, Deshi, Calcutta, Rose Scented và Mazaffarpur. Hai giống lai
mới được chọn tạo là H-73 và H-105 có tiềm năng cho năng suất cao, đang phát
triển mạnh trong sản xuất.
Dixon etal., (2003), Có khoảng trên 40 giống vải chủ lực được trồng ở
Australia. Các giống hiện tại đang được trồng ở Bắc Queesland la Kwai May Pink,
Fay Zee Siu và Souey Tung... Kwai Mai Pink là giống trồng phổ biến ở miền
Trung, miền Nam Queesland và Bắc New South Wales cùng với 2 giống Salathiel
và Wai Chi. Các giống quan trọng nhất hiện nay là Tai So, Haak Ip, Kwai May
Pink, Bosworth N03, Wai Chi, Fay Zee Siu, Salathiel.
Ở Thái Lan các giống chính được trồng ở Haap Yip, Taiso, Wai Chee (tên địa
phương là Baidum, Hong Huey và Kim Cheng). Các giống vải được trồng ở Thái
Lan được chia làm 2 nhóm: nhóm vải Nhiệt đới và nhóm vải Á nhiệt đới. Nhóm vải
Á nhiệt đới trồng có tính thương mại, thích hợp ở các tỉnh vùng miền trung Thái
Lan có các tháng mùa Đơng ấm áp. Có khoảng 20 giống thuộc nhóm này; nhóm vải
Á nhiệt đới được trồng chủ yếu ở các tỉnh vùng Bắc Thái Lan nơi có mùa Đơng mát
mẻ hơn. Có khoảng 10 giống thuộc nhóm này. Giống Kom được coi là giống quan
trọng của nhóm vải Á nhiệt đới, giống Hong Huay là giống chủ đạo của vùng Á

nhiệt đới (Anupunt and Sukhvibul, 2003).
Campbell and Ledesma (2003), các nước có tham gia trồng vải nhưng với
diện tích nhỏ và sản lượng thấp là các vùng Florida, Hawaii, Pueto Rico, California
của nước Mỹ; Island; Đài Loan và vùng Nhiệt đới của Châu Mỹ...
Trên thế giới, diện tích trồng vải năm 1990 là 183.700 ha, sản lượng 251.000
tấn. Năm 2000 là 780.000 ha với tổng sản lượng đạt tới 1.95 triệu tấn. Trong đó các
nước Đông Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng 1,75 triệu tấn, (chiếm
78% diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới). Trung Quốc được coi là quê
hương của vải và cũng là nước đứng đầu về diện tích và sản lượng. Năm 2001, diện
tích trồng vải ở Trung Quốc là 584.000 ha và sản lượng là 958.700 tấn.

8

download by :


Bảng 2.1. Một số giống vải chính trên thế giới
TT

Tên nước

Các giống vải chính

1

Ấn Độ

Shahi, Rose Seented, Calcuttia, Bedana, Longia, China

2


Oxtraylia

Fay Zee Siu, Taiso, Bengal, Waichee, Kwaimay pink

3

Đài Loan

Haakyip, Shakeng

4

Nam Phi

Taiso, Bengal

5

Mỹ

Taiso, Kaimana

6

Thái Lan

Taiso, Waichee, Baidum, Chacapat, Kom

7


Trung Quốc

Fay Zee Siu, Bahlwp, No mai chee, Souey Tung, Taiso
Nguồn: FAO (1976)

Sau Trung Quốc thì Ấn Độ là nước có cây vải đứng thứ 2 trên thế giới về diện
tích và sản lượng vải. Theo Gosh S.P. (2000). Diện tích là 56.200 ha và sản lượng
đạt 428.900 tấn các vùng trồng vải chủ yếu của Ấn Độ là West Bengal (36.000 tấn),
Tripura (27.000 tấn), Bihar (310.000 tấn) Uttar Pradesh (14.000 tấn).
Châu Phi có một số nước trồng vải theo hướng sản xuất hàng hóa là Nam Phi,
Madagatca, Moritiuyt, Renyniong trong đó Madagatca có sản lượng lớn nhất
khoảng 35.000 tấn. Theo số liệu của Tổ chức Lương thực thế giới- FAO (2002) và
báo cáo của Huang et al., (2000).
Diện tích và sản lượng của một số nước trên thế giới được thể hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2.Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
TT

Tên nước

Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Trung Quốc


2001

584.000

958.000

2

Ấn Độ

2000

56.200

429.000

3

Thái Lan

1999

22.200

85.083

4

Đài Loan


1999

11.961

108.668

5

Úc

1999

1.500

3.500
Nguồn: FAO (1976)

Các nước xuất khẩu vải trên thế giới rất ít, chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Hiện
nay vải Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng, đặc biệt là các
giống vải tốt đều tập trung ở nơi đây. Thị trường tiêu thụ vải lớn trên thế giới phải
kể đến đó là Hồng Kông, Singapore, hai thị trường này nhập vải chủ yếu từ Trung
Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

9

download by :


2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ vải ở việt Nam
Ở Việt Nam, sự phân chia các giống còn mang tính chất tương đối. Theo

Trần Thế Tục (1997, 2004). Các giống vải của nước ta có thể phân chia theo thời
vụ thu hoạch, đặc điểm sinh trưởng hoặc phẩm chất quả. Xét theo đặc điểm sinh
trưởng và phẩm chất quả, có các nhóm: vải chua, vải nhỡ, vải thiều; Xét theo
thời gian thu hoạch, có các nhóm vải: chín sớm, chính vụ, chín muộn.
- Nhóm vải chua (hay cịn gọi là tu hú): cây cao lớn (khoảng 20 m) lá to, phiến
lá mỏng. Khi ra hoa, chùm hoa vải từ cuống đến nụ hoa đều phủ một lớp lông đen.
Quả thường chín vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Khi chín vỏ quả mầu đỏ tươi,
trọng lượng quả 30 - 50g, vỏ dày, hạt to, cùi mỏng và rất chua, tỷ lệ cùi chiếm 60 65% trọng lượng quả. ở nước ta hiện còn ở các tỉnh Trung du và miền núi nhu Phú
Thọ, Hà Nội, Tuyên Quang,…
- Nhóm vải nhỡ: cây to trung bình, tán cây thường cao 5 – 10 m, dạng trứng, lá
thường to, cây sinh trưởng khoẻ, chùm hoa khơng có lơng đen, nhưng hoa mọc thưa
hơn vải chua quả chín muộn hơn nhóm vải chua nhưng sớm hơn nhóm vải thiều.
Quả có trọng lượng trung bình từ 28 - 34 g.
- Nhóm vải thiều: cây có tán hình mâm xơi cao từ 10 - 15m, lá nhỏ, phiến lá dày
bóng, khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với đất có độ pH 5 - 6, khi ra hoa chùm hoa
không phủ lớp lông đen mà có màu trắng vàng, chín chính vụ (tháng 6). Khối lượng
trung bình của quả 18 - 25 g, vỏ quả mỏng, hạt nhỏ, dày cùi, tỷ lệ ăn được 70 - 80%
cùi thơm và ngọt hơn 2 nhóm vải trên.
Năm 1998, Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nhập giống vải Bạch Đường Anh.
Năm 2001, tổng công ty rau quả nhập giống Đại Bi Hồng về trồng tại Lục Ngạn. Các
giống này đang được tiếp tục theo dõi.
Ở Việt Nam cây vải được trồng cách đây khoảng 2000 năm. Vùng phân bố tự
nhiên của cây vải ở Việt Nam từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra. Vải được trồng chủ yếu ở
các tỉnh phía Bắc, qua nhiều năm đã hình thành các vùng trồng vải có diện tích
tương đối lớn. Năm 2000, diện tích vải của Việt Nam đạt trên 20.000 ha, trong đó
có 13.5000 ha đang cho thu hoạch với năng suất 2 tấn/ha. Sản lượng khoảng 25.000
- 27.000 tấn quả tươi.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến năm 2004 diện tích trồng vải của
cả nước đạt 102.300 ha, sản lượng 305.000 tấn (chiếm13.69% diện tích và
16.62% sản lượng các loại quả trong cả nước). Giống trồng phổ biến là giống vải

thiều Thanh Hà (chiếm 95% diện tích). Tập trung nhiều ở các tỉnh Bắc Giang,

10

download by :


Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Tây (cũ),… Diện tích và
sản lượng vải ở một số tỉnh nước ta được thể hiện trong bảng.
Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh của Việt Nam
STT

Địa phương

Tổng diện

Diện tích cho

Năng suất

tích

sản phẩm

(tạ/ha)

Sản lượng

1


Bắc Giang

34.923

30.746

51,6

158.774

2
3

Hải Dương
Lạng Sơn

14.219
7.473

12.634
5.501

37,7
23,1

47.632
12.684

4
5


Quảng Ninh
Phú Thọ

5.174
1.705

3.847
1.306

45,1
72

17.349
9.400

6
7

Thái Ngun
Vĩnh Phúc

6.861
2.923

4.692
1.325

18,7
83,7


8.787
11.087

8
9

Hà Tây (cũ)
Hịa Bình

1.573
1.332

1.125
525

56,6
73,3

6.370
3.850

10

Thanh Hóa

1.709

950


40

13.800

Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả (2004)

Như vậy Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước với diện
tích 34.923ha chiếm 34,14% diện tích, sản lượng 158.774 chiếm 52,06% sản lượng
vải của cả nước. Đến năm 2015 diện tích trồng vải ở Bắc Giang đã lên tới hơn 31ha.
Khoảng 70% sản lượng vải của nước ta hiện nay được tiêu thụ ngay trong thị
trường nội địa. Phần còn lại được xuất khẩu chủ yếu là sang Trung Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan, ngồi ra một lượng vải nhỏ cịn xuất khẩu sang một số nước
trong khu vực và thị trường Châu Âu. Đại đa số vải được tiêu thụ dưới dạng quả
tươi, một số ít được sấy khơ hay đóng hộp, chế biến nước giải khát.
2.2.3. Tình hình tiêu thụ và chế biến vải
Quả vải được tiêu thụ trên thị trường dưới hai dạng chính là quả tươi và một
số sản phẩm chế biến chủ yếu là dạng vải sấy khơ ngun quả. Trong những năm
mất mùa thì vải được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu ăn tươi là chủ yếu; những năm được
mùa, sản lượng lớn, lượng vải đưa vào sấy khô thường chiếm trên 50% tổng sản
lượng vải của tỉnh. Một số sản phẩm chế biến khác từ vải như cùi vải đóng hộp, cùi
vải lạnh đơng, rượu vang vải…nhưng với sản lượng nhỏ, hàng năm chỉ chiếm 3 đến
5% tổng sản lượng vải của tỉnh.
Thị trường tiêu thụ vải hiện nay ngồi thị trường trong nước cịn lại chủ yếu là xuất
khẩu sang Trung Quốc. Hàng năm, lượng vải xuất bán sang Trung Quốc chiếm tới trên

11

download by :



×