1
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
ĐÀO THỊ LAN HƯƠNG
NGHIÊN CỨU
CÁC MÔ HÌNH TRIỂN KHAI DỊCH VỤ THOẠI
TRÊN MẠNG DI ĐỘNG 4G/LTE
VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
CHO CÁC NHÀ KHAI THÁC DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ: 60.52.70 (Kỹ thuật Điện tử)
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI - 2013
2
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trung Kiên
Phản biện 1: ………………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận v
ăn tại:
Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
3
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong những năm gần đây đã tác động không nhỏ tới nhu
cầu cũng như cách thức giao tiếp, giải trí và tiếp cận thông tin của con người. Sự bùng nổ của khoa học, kỹ
thuật và công nghệ cũng tạo điều kiện cho các nhu cầu ấy phát triển ngày càng nhanh, với yêu cầu ngày càng
cao về sự đa dạng của các lo
ại hình dịch vụ, sự phong phú của các thiết bị đầu cuối và chất lượng dịch vụ
phải không ngừng được cải thiện. Theo xu thế đó, các hệ thống thông tin di động phục vụ nhu cầu kết nối
không dây cũng liên tục được phát triển từ 1G lên 2G, 3G và 4G với những thay đổi vượt bậc cả về khía
cạnh công nghệ và khía cạnh dịch vụ.
Với xu hướng hội tụ
cố định – di động và hội tụ viễn thông – internet, cấu trúc mạng dần tách biệt hạ
tầng và dịch vụ. Trong mạng 4G, bản thân LTE không bao gồm các dịch vụ mà nó chỉ đơn thuần là phần hạ
tầng nhằm đảm bảo truyền dẫn dữ liệu thông suốt giữa các thiết bị đầu cuối và mạng lõi. Với những yêu cầu
về dịch vụ tiên tiến chất lượng cao, 4G/LTE đượ
c thiết kế hướng tới các dịch vụ dữ liệu bằng cách cung cấp
các kết nối tốc độ cao trên nền chuyển mạch gói toàn IP.
Sự thay đổi hoàn toàn về công nghệ này đặt ra thách thức cho một dịch vụ quen thuộc là dịch vụ
thoại truyền thống. Đây là dịch vụ đặc trưng cho các công nghệ chuyển mạch kênh đã và đang được sử dụng
rộng rãi trong các hệ thống thông tin t
ừ 1G đến 3G. Song song với các dịch vụ thoại tiên tiến như thoại có
hình hay hội nghị truyền hình, dịch vụ thoại cơ bản này là một phần không thể thiếu đối với mọi nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông, bởi lẽ đây là dịch vụ đơn giản, thiết thực, được sử dụng rộng rãi nhất và đem lại
doanh thu không hề nhỏ.
Những thực tế
này đặt ra câu hỏi cho các nhà khai thác mạng là làm thế nào để tiếp tục cung cấp dịch
vụ thoại truyền thống trên nền tảng 4G/LTE, các vấn đề cần quan tâm là gì,và trong các phương án được đưa
ra, phương án nào sẽ phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi nhà khai thác mạng?
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế và cấp thiết trên, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu các phương
án tổ chức dịch vụ tho
ại trên LTE. Trên cơ sở đó đưa ra các so sánh, đánh giá và đề xuất, kiến nghị cho các
nhà khai thác di động tại Việt Nam trong việc triển khai dịch vụ thoại trên LTE.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các phương án cung cấp dịch vụ thoại trên LTE và đề xuất phương án cho các nhà khai
thác di động tại Việt Nam trong việc triển khai dịch vụ này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ thoại trên mạng 4G LTE
Phạm vi nghiên cứu: Kỹ thuật thực hiện dịch vụ nói chung
Kết quả cần đạt
- Hiểu và phân tích được tổ chức và hoạt động của dịch vụ thoại trên LTE
- Đưa ra được các đề xuất với các nhà khai thác di động trong triển khai dịch vụ này
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích lý thuyết, vận dụng để đưa ra đề xuất về phương án tổ chức dịch vụ.
4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ 4G/LTE
1.1. Sự phát triển của tổ chức mạng và dịch vụ qua các thế hệ
1.1.1. Hệ thống thông tin di động 1G
Những hệ thống thông tin di động 1G sử dụng FDM ở mạng truy nhập và TDM ở mạng lõi. Khi có
cuộc gọi, người dùng sẽ được cấp phát một kênh dành riêng gồm hai tần số khác nhau cho đường lên và
đường xuống. Phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số này tương đối đơn giản và còn nhiều hạn chế
như dung lượng và tốc độ thấp, bảo mật kém và chất lượng cuộc gọi chưa cao.
Hầ
u hết các công nghệ 1G được triển khai trên quy mô nhỏ theo các tiêu chuẩn riêng khác nhau
khiến cho các hệ thống khó tương thích với nhau.
1.1.2. Hệ thống thông tin di động 2G
Hệ thống thông tin di động 2G sử dụng truyền dẫn tiếng số hóa trên vô tuyến và CDMA hoặc
TDMA kết hợp với FDMA, đồng thời tăng cường tính tương thích và hỗ trợ khả năng chuyển mạng phức
tạpError! Reference source not found Hai hệ thống mạng điển hình cho 2G là GSM và cdmaOne. Trong
đó, GSM được phổ biến rộng rãi hơn cả. GSM Sử dụng công nghệ TDMA kết hợp với FDMA trên ba băng
tần 900MHz, 1800MHz, 1900 MHz và có thể
cung cấp dịch vụ thoại với tốc độ 13kbps và tốc độ dữ liệu tối
đa là 9.6kbps.
1.1.3. Hệ thống thông tin di động 2.5G
Hệ thống thông tin di động 2.5G được coi là bước chuyển tiếp từ 2G lên 3G với đại diện điển hình là
GPRS/EDGE. Hai công nghệ này sử dụng chuyển mạch gói trên nền hệ thống 2G hiện có để tăng tốc độ
truyền dữ liệu lên tới 160kbps bằng cách ghép nhiều khe thời gian vào một kênh truyền. Người sử dụng sẽ
trả tiền dựa trên dung lượng dữ liệu tải xuống/lên thay vì trả tiề
n dựa trên thời gian chiếm kênh như đối với
các dịch vụ chuyển mạch kênh trong mạng 2G.
EDGE là pha tiếp theo của GPRS và thường được coi là một công nghệ 3G. EDGE sử dụng các
phương pháp mới ở tầng vật lý để tăng tốc độ truyền dữ liệu về mặt lý thuyết lên tới tối đa là 500 kbps mà
không cần phải thay đổi hay nâng cấp các phần tử mạng GPRS đã có.
1.1.4. Hệ thống thông tin di động 3G
Hệ thống 3G hoạt động tại băng tần 2000MHz với hiệu quả phổ cao và có khả năng cung cấp tốc độ
dữ liệu từ vài trăm kbps tới 2 Mbps. Ngoài ra, thiết kế của 3G cho phép đảm bảo QoS và tương thích cao
giữa các chuẩn công nghệ khác nhau. Các công nghệ 3G cho phép các nhà khai thác mạng cung cấp các dịch
vụ truyền thông đa phương tiện tiên tiến với các phương thức tính cước đa dạng.
3G được chuẩn hóa b
ởi ITU với tên gọi IMT-2000 bao gồm 5 họ tiêu chuẩn công nghệ cho giao diện
truy nhập vô tuyến, trong đó nổi bật nhất là WCDMA và CDMA2000.
WCDMA hay CDMA băng rộng là tên thương mại của IMT-2000 CDMA Direct Spread với hệ
thống điển hình nhất là UMTS, sử dụng sóng mang kênh 5 MHz và công nghệ CDMA Direct Sequence để
truyền dẫn dữ liệu với tốc độ 384 kbps trong vùng phủ rộng và 2Mbps trong vùng phủ hẹp. Trong kiến trúc
UMTS, mạng lõi gồm 2 miền chuyển mạch CS và PS riêng biệt.
1.1.5. Hệ thống thông tin di động 4G
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư sử dụng nhiều công nghệ mới cho phép truy nhập di động
băng thông siêu rộng trên nền IP từ đầu cuối với khả năng tùy chỉnh dịch vụ cao. Được chuẩn hóa bởi ITU
với tên gọi IMT-Advanced, 4G đáp ứng các yêu cầu được đề ra trong ITU-R M.2134 như tốc độ lên đến 100
Mbps trong điều kiện di chuyển tốc độ cao và 1 Gbps khi di chuyển tốc độ
thấp; khả năng triển khai quy mô
rộng và hỗ trợ nhiều ứng dụng, dịch vụ đa dạng chất lượng cao với chi phí phải chăng; khả năng tương thích
cao giữa các dịch vụ di động và cố định; thiết bị và ứng dụng thân thiện với người dùng
5
1.2. Tiêu chuẩn hóa
ITU-R là tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc định nghĩa họ tiêu chuẩn IMT bao gồm IMT-
2000 (3G) và IMT-Advanced (4G). Đến tháng 10-2010, ITU-R chính thức chọn ra 2 công nghệ là LTE-
Advanced và WirelessMAN-Advanced như là các công nghệ dành cho mạng 4G.
LTE-Advanced được mô tả 3GPP R10, là sự cải tiến của mạng LTE hiện tại. Trong 3GPP R8, LTE
được đề cập tới với tốc độ đỉnh lên tới 300Mbps cho đường xuống và 75 Mbps cho đường lên và sử dụng
OFDMA/SC-FDMA cho giao diện vô tuyến.
1.3. Cấu trúc mạng di động 4G/LTE
1.3.1. Mô hình kiến trúc
Giai đoạn đầu của LTE tập trung vào phần mạng truy nhập vô tuyến Evolved RAN bao gồm các
trạm gốc eNodeB kết nối trực tiếp tới mạng lõi thông qua giao diện S1 và kết nối trực tiếp với nhau qua giao
diện X2 tạo nên một kiến trúc phẳng.
Tiếp sau LTE, dự án SAE ra đời với nhiệm vụ định nghĩa mạng lõi chuyển mạch gói toàn IP hay
EPC. Sự kết hợp của EPC và Evolved RAN tạo thành EPS. Và vì thế, mặc dù EPS là thuật ng
ữ đúng nhất để
chỉ cả hệ thống nhưng trong nhiều trường hợp nó thường được thay bằng LTE/SAE hoặc đơn giản là LTE
với mục đích ám chỉ hệ thống mạng gói phát triển.
1.3.2. Phân chia chức năng
Trong mạng truy nhập LTE, chỉ có một loại phần tử mạng là eNodeB, do vậy tất cả các chức năng
của Evolved RAN đều được thực hiện bởi eNodeB. Mỗi eNodeB sẽ chịu trách nhiệm cho một tập các ô
tương tự như nodeB, đồng thời thực hiện các chức năng như RNC trong WCDMA/HSPA
Mạng lõi EPC bao gồm 3 thành phần chính là MME, SG và PDN Gateway. Trong đó MME là thực
thể mặt phẳng điều khiển của EPS. SG giữ vai trò neo di
động cho quá trình hoạt động trong mạng. PDN
GW thực hiện lọc gói tin và phân bổ địa chỉ IP.
1.3.3. Mô hình cung cấp dịch vụ trên mạng LTE
LTE được thiết kế là mạng chuyển mạch gói hướng tới các dịch vụ dữ liệu. Do đó, tất cả các dịch vụ
trong mạng LTE đều được cung cấp trên nền mạng gói toàn IP từ đầu cuối đến đầu cuối.
Trong pha triển khai đầu tiên của LTE, một số dịch vụ chuyển mạch kênh như thoại có thể vẫn được
cung cấp trên mạng truyền thống. Trong các giai đoạ
n tiếp theo, tất cả các dịch vụ (kể cả thoại) sẽ được cung
cấp hoàn toàn trên nền LTE thông qua IMS.
1.4. Kết luận chương
Chương 1 đã trình bày khái quát quá trình phát triển của các hệ thống thông tin di động từ 1G đến
4G/LTE, đồng thời mô tả sơ lược quá trình tiêu chuẩn hóa cũng như kiến trúc và chức năng hệ thống thông
tin di động 4G để có được một cái nhìn tổng quát về LTE và vị trí của nó trong tiến trình phát triển thông tin
di động. Chương tiếp theo sẽ trình bày về phương án cung cấp dịch vụ thoại trên nền mạng LTE này.
Chương 2: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DỊCH VỤ THOẠI TRÊN
LTE
2.1. Giới thiệu chương
2.1.1. Yêu cầu dịch vụ
Trong 3GPP R8, LTE được định nghĩa là hệ thống chuyển mạch gói đơn thuần và không tiếp tục
cung cấp các dịch vụ chuyển mạch kênh. Tuy nhiên, với các nhà vận hành mạng, thoại và SMS là hai dịch vụ
cơ bản nhất và mang lại doanh thu không hề nhỏ. Do vậy, trong mạng định hướng dữ liệu LTE, yêu cầu hỗ
trợ tối đa cho hai dịch vụ chuyển mạch kênh truyền thống này là vô cùng quan trọng.
6
2.1.2. Các phương án tổ chức dịch vụ thoại trên LTE
Theo 3GPP, mục tiêu hướng tới của LTE là cung cấp thoại trên nền mạng lõi IMS. Tuy nhiên, khi
IMS chưa được triển khai rộng rãi như LTE thì yêu cầu tất yếu là phải có nhiều phương án lựa chọn khác
nhau để có thể cung cấp dịch vụ thoại trên LTE. Hiện nay có ba phương án đang được đề xuất để cung cấp
dịch vụ thoại trên LTE là CSFB, VoLGA và VoIMS.
2.2. Circuit switched fallback (CSFB)
2.2.1. Giới thiệu chung
CSFB hỗ trợ dịch vụ thoại trên LTE bằng cách tái sử dụng mạng GSM/UMTS. Theo đó, các thiết bị
đầu cuối đang sử dụng các dịch vụ dữ liệu trên mạng LTE sẽ bị bắt buộc quay lại mạng truyền thống khi
muốn sử dụng các dịch vụ chuyển mạch kênh.
CSFB được đề cập tới đầu tiên trong 3GPP release 8, và sau đó được bổ sung trong 3GPP release 9.
Có một vài cơ chế CSFB khác nhau tuy nhiên không có phươ
ng án CSFB nào có thể hỗ trợ cả mạng
GSM/UMTS và CDMA2000.
2.2.2. Cấu hình mạng
0 mô tả kiến trúc mạng sử dụng CSFB. Điểm đặc trưng của kiến trúc này là kết nối giữa MSC và
MME thông qua giao diện SGs. Chức năng của giao diện này được dựa trên giao diện Gs giữa MSC và
SGSN, bao gồm quản lý di động và thực hiện các quy trình tìm gọi giữa EPS và miền chuyển mạch kênh.
Hình 2.1. Cấu hình mạng sử dụng CSFB Error! Reference source not found.
2.2.3. Yêu cầu đối với hệ thống mạng và thiết bị đầu cuối
Đầu cuối sử dụng CSFB phải có khả năng truy cập đồng thời vào mạng LTE và mạng GSM/UMTS.
Các thiết bị trong mạng LTE như MME, E-UTRAN và MSC đều cần thêm các tính năng bổ sung để có thể
hỗ trợ CSFB. MME trong mạng LTE và MSC trong mạng GSM/UMTS phải được nâng cấp để có thể hỗ trợ
giao diện SGs và thực hiện các chức năng bổ sung khác. Ngoài ra, vùng phủ của mạng cũng như phương án
quy hoạch và chia ô trong LTE cần tương đươ
ng với GSM/UMTS để việc chuyển đổi được hiệu quả.
2.2.4. Phương thức hoạt động
2.2.4.1. Đăng ký
Để có thể sử dụng được mô hình này, thiết bị đầu cuối phải được đăng ký cả trên mạng LTE và
mạng GSM/UMTS. Quá trình đăng ký vào mạng GSM/UMTS được bắt đầu bằng một bản tin cập nhật vị trí
khởi tạo bởi MME gửi qua giao diện SGs tới MSC, trong đó mã số LAI được tính toán từ mã số TAI tương
ứng sử dụng trong mạng LTE.
2.2.4.2. Khởi tạo và nhận cuộc gọi
Để khởi tạo cuộc gọi, UE gửi bản tin yêu cầu dịch vụ chứa chỉ thị CSFB tới MME để yêu cầu MME
thực hiện quy trình đổi sang mạng chuyển mạng kênh. Sau khi nhận được bản tin này, MME sẽ yêu cầu
eNode B chuyển hướng thiết bị di động sang mạng GSM/UMTS. Khi cell đích đã được xác định, eNode B
thực hiện chuyển UE sang mạng GSM/UMTS bằng quy trình giải phóng kết nối RRC kèm chuyển hướng
7
hoặc quy trình PSHO. Thiết bị di động sau đó sẽ chuyển sang cell mới và thực hiện kết nối tài nguyên vô
tuyến theo các quy trình của mạng GSM/UMTS cũ. Quy trình nhận cuộc gọi cũng diễn ra tương tự như trên.
2.2.4.3. Giải phóng kết nối RRC và chuyển giao PS
RRC là giao thức mặt phẳng điều khiển lớp 3 được sử dụng để trao đổi các bản tin báo hiệu và dữ
liệu người dùng. Trong trường hợp khởi tạo cuộc gọi, kết nối này được dùng để gửi bản tin yêu cầu. Còn
trong trường hợp nhận cuộc gọi, kết nối RRC được dùng để gửi bản tin tìm gọi tới UE.
Quy trình giải phóng kết nối RRC kèm chuyển hướng đượ
c sử dụng để kết thúc các kết nối này đồng
thời cung cấp cho UE các thông tin chuyển hướng sang cell đích trong mạng GSM/UMTS. Tuy nhiên, giải
pháp này không hỗ trợ đồng thời phiên dữ liệu LTE và phiên thoại CS.
PSHO là một phương án khác được thực hiện bởi eNodeB để chuyển đổi từ kênh mang chuyển mạch
gói sang mạng truy nhập vô tuyến của hệ thống chuyển mạch kênh. Ưu điểm của nó là khả năng duy trì
phiên dữ
liệu LTE trong suốt thời gian diễn ra cuộc gọi thoại. Chuyển đổi sang mạng GSM cũng có thể sử
dụng PSHO nếu cả phía mạng và thiết bị đầu cuối đều hỗ trợ DTM.
2.2.5. Ưu nhược điểm
CSFB cho phép tận dụng mạng GSM/UMTS đã có, nhờ đó nhà vận hành mạng không cần bổ sung
thêm thiết bị mới. Những yêu cầu nâng cấp đối với hệ thống mạng sẵn có cũng không đáng kể.
Nhược điểm lớn nhất là CSFB sử dụng kiểu báo hiệu cũ và do đó cần thời gian tương đối lớn
(khoảng 500ms) để chuyển đổi từ mạng LTE sang mạng GSM/UMTS. Ngoài ra, uộ
c gọi thoại và phiên dữ
liệu trước đó chỉ có thể diễn ra đồng thời trong mạng UMTS hoặc mạng GSM có hỗ trợ DTM.
2.3. Voice over LTE via Generic Access (VoLGA)
2.3.1. Giới thiệu chung
VoLGA được phát triển bởi VoLGA Forum dựa trên 3GPP TS 23.879, cho phép cung cấp dịch vụ
thoại trên nền LTE mà không cần phải nâng cấp hay thay đổi các khối chức năng hiện có. Với VoLGA, toàn
bộ lưu lượng báo hiệu và lưu lượng mặt phẳng người dùng được vận chuyển trong suốt đến mạng truy nhập
LTE.
2.3.2. Cấu hình mạng
Hình 2.3. Cấu hình mạng sử dụng VoLGA
VoLGA sử dụng khối chức năng tương tác dành riêng hay VANC để kết nối giữa LTE và
GSM/UMTS. VANC đóng vai trò trung tâm trong mô hình VoLGA, cung cấp một kênh truy cập ảo trên nền
LTE giúp kết nối thiết bị đầu cuối và MSC.
2.3.3. Yêu cầu đối với hệ thống mạng và thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối sử dụng VoLGA phải có khả năng truy cập đồng thời vào mạng LTE và mạng
GSM/UMTS và phải hỗ trợ một số tính năng bổ sung cho dv VoLGA.
Ngoài các phần tử mới bổ sung như VANC và AAA Server, ảnh hưởng của VoLGA tới mạng EPS
đã có là rất nhỏ.
8
2.3.4. Phương thức hoạt động
2.3.4.1. Đăng ký
Để có thể khởi tạo hoặc nhận cuộc gọi thoại, thiết bị đầu cuối phải kích hoạt tính năng VoLGA và
phải được đăng ký trên mạng LTE cho dịch vụ VoLGA. Việc này được thực hiện qua hai bước là tìm kiếm
VANC và đăng ký VoLGA.
2.3.4.2. Khởi tạo và nhận cuộc gọi
Trước khi thiết bị di động có thể sử dụng dịch vụ chuyển mạch kênh, nó phải thiết lập được kênh báo
hiệu GA-CSR dành riêng đến VANC để dùng cho báo hiệu CS NAS. VANC sẽ giữ vai trò chỉ định tài
nguyên cho cuộc. Quá trình nhận cuộc gọi cũng được diễn ra tương tự.
2.3.4.3. Chuyển giao từ LTE sang GSM/UMTS
VoLGA hỗ trợ chuyển giao từ mạng LTE sang mạng GSM/UMTS bằng cách tái sử dụng các cơ chế
được định nghĩa bởi 3GPP (SRVCC) để tăng tính tương thích với các phương án cung cấp dịch vụ thoại trên
nền LTE khác như CSFB và VoIMS.
2.3.5. Ưu nhược điểm
VoLGA cho phép nhà khai thác cung cấp dịch vụ thoại qua truy nhập LTE bằng cách tái sử dụng
mạng lõi đã có của GSM/UMTS mà không nhất thiết phải chuyển sang IMS hay thay đổi các hệ thống dịch
vụ hỗ trợ như tính cước, quản lý thuê bao hay chăm sóc khách hàng. VoLGA cũng cho phép chuyển giao
LTE sang GSM/UMTS một cách dễ dàng vì nó vẫn dựa trên nền chuyển mạch kênh.
Cũng giống như CSFB, VoLGA cung cấp trong suốt các dịch vụ chuyển mạch kênh cho mạng LTE.
Tuy nhiên, VoLGA chuyển lưu lượ
ng thoại từ mạng GSM/UMTS sang LTE còn CSFB thì không. VoLGA
cũng hỗ trợ đồng thời cuộc gọi thoại CS và phiên dữ liệu LTE. Ngoài ra, thời gian thiết lập cuộc gọi cũng
nhanh hơn vì thiết bị người dùng không phải chuyển qua mạng ngoài mà vẫn tồn tại trong mạng LTE.
Một nhược điểm lớn của VoLGA là các chuẩn dùng cho nó hiện nay chưa được chấp nhận bởi
3GPP. Nếu VoLGA không được chấp nhận trên quy mô lớn, các thi
ết bị mạng và đầu cuối sẽ khó được đưa
ra thị trường, các nhà khai thác sử dụng giải pháp VoLGA của các nhà cung cấp khác nhau cũng có thể gặp
nhiều vấn đề khó khăn về tính tương thích của các sản phẩm.
VoLGA cũng yêu cầu kiến trúc mạng và mô hình báo hiệu phức tạp hơn vì nó liên quan đến ba phần
tử mạng mới là VANC, security gateway và AAA server. Và cuối cùng, VoLGA không hỗ trợ các dịch vụ
IMS hỗn hợp tiên tiến v
ốn được coi là điểm nhấn khác biệt của LTE.
2.4. Voice trên nền IMS
2.4.1. Giới thiệu chung
2.4.1.1. IMS
IMS là kiến trúc điều khiển dịch vụ dựa trên kết nối toàn IP và độc lập với các công nghệ truy nhập.
IMS không chỉ cung cấp các dịch vụ thoại truyền thống mà còn cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng và
dịch vụ đa phương tiện tiên tiến. Hình 2.4 mô tả khái quát kiến trúc của IMS dùng trong mạng lõi di động.
Trong mô hình này CSCF là phần tử mạng lõi quan trọng trong IMS, bao gồm ba loại: P-CSCF, S-CSCF và
I-CSCF.
9
Hình 2.4. Mô hình khái quát của kiến trúc IMS
Mạng lõi IMS sử dụng mạng truy nhập kết nối IP (IP-CAN) để vận chuyển lưu lượng của các kênh
mang và báo hiệu đa phương tiện. Nhiệm vụ của IP-CAN là duy trì dịch vụ cung cấp bởi IMS cho thiết bị
đầu cuối di động. Với LTE, IP-CAN chính là E-UTRAN và EPC.
2.4.1.2. VoIMS
VoIMS được xem là giải pháp lâu dài cho LTE, sử dụng điều khiển cuộc gọi IMS như được định
nghĩa trong 3GPP TS23.228 về cung cấp các dịch vụ thoại LTE. 0 mô tả các thành phần cơ bản của hệ thống
mạng sử dụng VoIMS.
Hình 2.5. Cấu hình mạng sử dụng VoIMS
Trong mô hình này có thêm sự xuất hiện của máy chủ ứng dụng TAS để hỗ trợ dịch vụ thoại đa
phương tiện. Các dịch vụ chuyển mạch kênh GSM/UMTS được cung cấp với sự giúp đỡ của ICS và SRVCC
nhằm đảm bảo sự liên tục và trong suốt của dịch vụ đối với các thuê bao khi chuyển giao giữa mạng LTE và
mạng GSM/UMTS.
2.4.1.3. SRVCC
SRVCC là cơ chế đảm bảo sự liên tục dịch vụ thoại giữa IMS (trên nền mạng truy nhập PS) và mạng
truy nhập CS khi UE không có khả năng duy trì cả hai kết nối trên tại cùng một thời điểm. Với SRVCC quá
trình chuyển giao được thực hiện, nhờ đó đầu cuối có thể thực hiện cuộc gọi liên tục mà không cần phải
attach đồng thời trên hai mạng truy nhập khác nhau.
Hình 2.6. SRVCC từ LTE sang GSM/UMTS Error! Reference source not found.
10
0 mô tả SRVCC trong trường hợp chuyển giao từ LTE sang GSM/UMTS. Trong hình này, đường
gạch đậm mô tả kênh mang trước khi thực hiện chuyển giao và cùng với nó là báo hiệu SIP (đường chấm).
Trong khi đó, đường nét đứt thể hiện kênh mang mới được thiết lập sau quá trình chuyển giao.
2.4.1.4. ICS
ICS cho phép cung cấp tất cả các loại dịch vụ và điều khiển dịch vụ dựa trên nền IMS và cho phép
các dịch vụ IMS này sử dụng truy nhập CS. Với ICS, các phiên IMS sử dụng hạ tầng chuyển mạch kênh
được coi như một phiên IMS chuẩn về khía cạnh quản lý và liên tục dịch vụ. ICS đảm bảo rằng thuê bao
VoIMS không nhận thấy sự khác biệt hay thay đổi về chất lượng cũng như tính năng d
ịch vụ bất kể họ đang
ở trong mạng LTE hay GSM/UMTS bằng cách kết nối trong suốt mạng truy nhập GSM/UMTS với điều
khiển cuộc gọi IMS thông qua kênh mang CS.
Có hai phương án thực hiện ICS đó là sử dụng MSC hoặc UE. Với ICS trên nền MSC, MSC đóng
vai trò phối hợp hoạt động giữa báo hiệu CS và SIP. Với ICS trên nền UE, chức năng ICS được hỗ trợ trực
tiếp với UE thông qua một phần tử
dành riêng được thiết kế trong thiết bị điện thoại.
ICS trên nền UE sử dụng điều khiển cuộc gọi IMS cho truy nhập GSM/UMTS với báo hiệu SIP giữa
UE và lõi IMS, vận chuyển trên mạng GSM/UMTS sẵn có. Với mạng hỗ trợ đồng thời các dịch vụ PS và CS,
kết nối IP được cung cấp bởi lõi chuyển mạch gói truyền thống thông qua điểm tham chiếu Gm. Với các
trường hợp khác, báo hiệu SIP ICS
được vận chuyển qua dòng điều khiển USSD thông qua điểm tham chiếu
I1.
Phương án ICS trên nền UE được coi là có khả năng triển khai cao hơn so với ICS trên nền MSC do
chỉ cần nâng cấp thiết bị cầm tay.
2.4.2. Yêu cầu đối với hệ thống mạng
Phương án VoIMS với ICS và SRVCC yêu cầu đầu cuối phải hỗ trợ cả ICS và SRVCC, trong mạng
cũng cần bổ sung hai máy chủ ứng dụng là SCC AS và SRVCC AS trong đó SCC AS là ứng dụng IMS có
nhiệm vụ cung cấp các chức năng cần thiết cho ICS như thay mặt UE cung cấp các chức năng báo hiệu SIP
dùng cho thiết lập và điều khiển phiên IMS, thích ứng truy nhập CS và lựa chọn miền truy nhập
cuối.SRVCC cũng yêu cầu phải nâng cấp E-UTRAN, MME và HSS trong m
ạng LTE.
Mạng GSM/UMTS yêu cầu phải có MGCF để có thể thiết lập kết nối tới IMS. Thành phần này có
thể đứng riêng hoặc được tích hợp với MSC. Để hỗ trợ chuyển giao SRVCC, MSC cũng phải được nâng cấp
với giao diện Sv và phải có khả năng điều phối quy trình chuyển phiên và SRVCC. Đồng thời, MSC cũng
phải có khả năng đăng ký tự động cho UE sau khi quá trình chuyển giao hoàn tất.
2.4.3. Phương thức hoạt động
2.4.3.1. Đăng ký
Cho dù sử dụng mạng truy nhập LTE hay GSM/UMTS, UE hỗ trợ VoIMS /ICS/SRVCC luôn luôn
đăng ký trên mạng IMS và nhận dịch vụ thoại cũng như dữ liệu từ mạng IMS. Với UE hỗ trợ ICS và
SRVCC, chỉ thị ICS và SRVCC được đính kèm trong bản tin đăng ký.
2.4.3.2. Khởi tạo và nhận cuộc gọi
Khi thiết bị di động khởi tạo hoặc nhận một cuộc gọi thoại trên mạng IMS sử dụng truy nhập LTE
hoặc UMTS PS, phiên được thiết lập dựa theo quy trình khởi tạo hoặc nhận cuộc gọi IMS chuẩn như được
mô tả trong 3GPP TS 23.228. Với những cuộc gọi thoại liên quan đến đầu cuối hỗ trợ VoIMS/ICS, S-CSCF
sẽ chèn thêm SCC AS vào đường dẫn phiên IMS để cung cấp cho ICS.
11
2.4.3.3. Chuyển giao
a) Chuyển giao từ LTE sang UMTS PS
LTE cho phép cuộc gọi thoại và dữ liệu được chuyển giao đồng thời sang UMTS PS một cách nhanh
chóng và liền mạch mà không cần sự tham gia của SRVCC và không cần tách riêng phiên thoại CS.
b) Chuyển giao trên nền SRVCC
SRVCC cho phép cuộc gọi được chuyển giao liền mạch từ LTE tới mạng truy nhập GSM/UMTS
trong khi phần điều khiển phiên hay điều khiển cuộc gọi vẫn nằm trong mạng IMS.
Nếu tồn tại đồng thời hai phiên PS và thoại thì cả hai đều được chuyển giao sang mạng GSM/UMTS
nhưng chỉ trong trường hợp mạng truyền thống có hỗ trợ.
2.4.4. Ưu nhược điểm
VoIMS là giải pháp được chấp nhận rộng rãi trên quy mô thế giới để cung cấp dịch vụ thoại trên
LTE. Nó tận dụng được toàn bộ hệ thống mạng LTE/IMS, giúp giảm chi phí triển khai trên hệ thống mạng
toàn IP. VoIMS cung cấp các dịch vụ thoại và cho phép các nhà vận hành mạng triển khai các dịch vụ thoại –
dữ liệu hỗn hợp tiên tiến, hứa hẹn mang lại doanh thu cao. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ cũng có tiềm
năng phát tri
ển các dịch vụ hội tụ cố định – di động trên mạng không dây và có dây sử dụng VoIMS.
Tuy nhiên, VoIMS yêu cầu sự đầu tư lớn hơn cho mạng LTE vì các nhà khai thác dịch vụ phải triển
khai lõi IMS với CSCF, TAS và nhiều thành phần khác nữa.
2.5. So sánh, đánh giá các phương án cung cấp dịch vụ thoại trên LTE
2.5.1. Các yêu cầu triển khai đối với hệ thống mạng
2.5.1.1. CSFB
Triển khai phương án CSFB tương đối đơn giản, không yêu cầu phải đầu tư quá nhiều. Với phương
án này không cần thêm các node mạng mới, chỉ yêu cầu nâng cấp các phần tử mạng LTE (E-UTRAN,
MME) và GSM/UMTS (toàn bộ MSC trong vùng phủ của LTE). Thay đổi ở phía đầu cuối cũng không đáng
kể, nhờ đó phương án này có thể được triển khai dễ dàng và nhanh chóng Error! Reference source not
found
Tuy nhiên, về mặt lâu dài thì việc nâng cấp các hệ thống đã có (và trong tươ
ng lai sẽ được loại bỏ) là
một sự lãng phí mà không nhà khai thác mạng nào muốn. Ngoài ra, để thực hiện CSFB thì việc triển khai
mạng LTE phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống GSM/UMTS hiện có. Cụ thể là vùng phủ của LTE phải chồng
lấn với vùng phủ của GSM/UMTS và kế hoạch chia ô trong hai mạng là tương tự nhau.
2.5.1.2. VoLGA
Triển khai VoLGA phức tạp hơn so với CSFB và cần sự đầu tư lớn hơn. Mặc dù không yêu cầu thay
đổi mạng lõi thoại cũ nhưng phương án này yêu cầu phải bổ sung các node mạng mới là VANC, security
gateway và AAA server đồng thời với việc nâng cấp E-UTRAN và MME.
Ngoài ra, các chuẩn dùng cho VoLGA được phát triển bởi VoLGA Forum và hiện chưa được công
nhận bởi 3GPP. Điều này có thể gây khó khăn cho các khai thác mạng sử dụng giải pháp VoLGA của các
hãng khác nhau.
2.5.1.3. VoIMS
Phương án VoIMS yêu cầu sự đầu tư lớn và những thay đổi đáng kể đối với hệ thống mạng, đặc biệt
với những nhà khai thác chưa đầu tư hệ thống mạng lõi IMS.
12
Nếu như CSFB hay VoLGA chỉ là giải pháp tạm thời trong giai đoạn chuyển tiếp thì VoIMS được
coi là mục tiêu tiến tới của LTE và do vậy mặc dù đầu tư ban đầu không nhỏ nhưng đây vẫn là giải pháp
mang tính hiệu quả lâu dài cao hơn cho các nhà khai thác mạng.
2.5.2. Hiệu năng
2.5.2.1. CSFB
CSFB là phương án tương đối đơn giản, tuy nhiên người sử dụng có thể nhận thấy dịch vụ được
cung cấp có những yếu kém như thời gian thiết lập cuộc gọi dài, không hỗ trợ các dịch vụ hỗn hợp và cũng
không cho phép phiên thoại và dữ liệu diễn ra đồng thời nếu mạng GSM không hỗ trợ DTM.
Ngoài ra, việc quay lại mạng GSM/UMTS mỗi khi có cuộc gọi thoại làm gia tăng đ
áng kể lưu lượng
báo hiệu trong mạng lõi và số lượng chuyển giao phải thực hiện giữa các hệ thống khác nhau dẫn đến tăng tỷ
lệ nghẽn mạng và rớt cuộc gọi.
2.5.2.2. VoLGA
VoLGA có phần phức tạp hơn phương án CSFB vì nó vẫn dựa trên mạng lõi GSM/UMTS để cung
cấp dịch vụ thoại nhưng cũng đồng thời sử dụng mạng truy nhập LTE PS nhờ đó giảm được phần nào trễ
thiết lập cuộc gọi. Sử dụng truy nhập LTE cũng cho phép VoLGA hỗ trợ phiên thoại và dữ liệu đồng thời,
nhờ đó các nhà khai thác mạng có thể hưởng lợi từ
kiến trúc toàn IP. Do VoLGA sử dụng chuyển giao CS
cung cấp bởi MSC của hệ thống mạng cũ nên chất lượng thoại trong quá trình chuyển giao giữa LTE và
GSM/UMTS tương đối cao.
2.5.2.3. VoIMS
VoIMS là giải pháp mang tính định hướng cho việc cung cấp dịch vụ thoại trên nền LTE. VoIMS
không chỉ hỗ trợ phiên thoại – dữ liệu đồng thời và các dịch vụ đa phương tiện tiên tiến hứa hẹn mang lại
doanh thu cao mà còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành, cung cấp băng thông lớn và độ trễ nhỏ trên kiến trúc
phẳng toàn IP.
2.6. Kết luận chương
Chương này đã trình bày ba phương án được đề xuất để cung cấp dịch vụ thoại trên LTE là CSFB,
VoLGA, VoIMS và đưa ra những so sánh về các phương án dựa trên các tiêu chí khác nhau như phương
thức hoạt động, các dịch vụ hỗ trợ và các yêu cầu đối với hệ thống mạng; từ đó đưa ra những đánh giá chung
nhất về từng phương án. Theo đó, mỗi phương án đều có những ưu nhược điể
m riêng tùy theo từng khía
cạnh đánh giá. Và do vậy sẽ không có một phương án là tốt nhất cho mọi trường hợp mà nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau. Chương tiếp theo sẽ xem xét các yếu tố đó và đưa ra những đề xuất đối với các nhà
khai thác mạng trong việc lựa chọn một phương án phù hợp nhất với mình.
Chương 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ THOẠI TRÊN
LTE CHO CÁC NHÀ KHAI THÁC DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM
3.1. Đặt vấn đề
LTE cung cấp băng thông lớn và độ trễ nhỏ hơn trên kiến trúc phẳng toàn IP, cho phép các nhà vận
hành mạng triển khai các dịch vụ dữ liệu phức tạp với tính đa dạng lớn và giá thành phù hợp nhằm tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, LTE cũng hứa hẹn đem đến sự tương thích cao giữa các hệ thống
mạng hiện có.
Các phương án triển khai dịch vụ VoLTE được đưa ra v
ới những ưu nhược điểm riêng phù hợp với
từng hoàn cảnh áp dụng khác nhau. Do vậy, để có thể lựa chọn một phương án phù hợp nhất với mình, các
nhà khai thác mạng cần lưu ý đến nhiều nhân tố khác nhau.
13
3.2. Các vấn đề quan tâm khi triển khai dịch vụ thoại trên LTE
3.2.1. Roaming
Để một thuê bao chuyển vùng tiếp tục sử dụng dịch vụ thoại trên mạng LTE mới thì cả mạng khách
và thiết bị đầu cuối của thuê bao đó đều phải hỗ trợ phương án cung cấp dịch vụ thoại giống nhau. Thông
thường, thiết bị đầu cuối có thể hỗ trợ nhiều hơn một phương án cung cấp dịch vụ thoại trên LTE và một
phương án sẽ
được lựa chọn để kết nối với mạng LTE khách dựa trên một số tiêu chí như khả năng của thiết
bị đầu cuối, thông tin đăng ký trên HSS và chính sách của nhà khai thác mạng.
Bảng 3.1 mô tả các phương án sẽ được lựa chọn để cung cấp dịch vụ thoại trên LTE dựa vào sự kết
hợp giữa các phương án cung cấp bởi mạng khách và các phương án hỗ trợ bởi UE
Bảng 3.1. Các phương án VoLTE và roaming
Phương án
hỗ trợ bởi UE
Phương án hỗ trợ bởi mạng khách LTE (theo thứ tự ưu tiên)
CSFB VoLGA
VoLGA +
CSFB
VoIMS +
VoLGA
VoIMS
VoIMS +
CSFB
CSFB
CSFB - CSFB - - CSFB
VoLGA
- VoLGA VoLGA VoLGA - -
VoLGA + CSFB
CSFB VoLGA VoLGA VoLGA - CSFB
VoIMS + VoLGA
- VoLGA VoLGA VoIMS VoIMS VoIMS
VoIMS
- - - VoIMS VoIMS VoIMS
VoIMS + CSFB
CSFB - CSFB VoIMS VoIMS VoIMS
3.2.2. Các vấn đề khác
Một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn một giải pháp cho hiện tại
chính là định hướng phát triển trong tương lai. Mỗi nhà khai thác mạng cần xác định rõ các mục tiêu về hạ
tầng và dịch vụ cũng như thời điểm sẽ triển khai để từ đó có một lộ trình hợp lý cho việc nâng cấp, bổ sung
hoặc thay thế
các thành phần trong kiến trúc mạng của mình sao cho hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó cũng cần có sự lưu tâm đến nền tảng hạ tầng, công nghệ và mô hình hoạt động, cung
cấp dịch vụ hiện có nhằm tận dụng tối đa những gì có sẵn để giảm thiểu lãng phí về thời gian và tiền của.
Cuối cùng, vấn đề cần quan tâm nhất đối với các nhà khai thác mạng là liệu doanh thu từ
dịch vụ này
có tương xứng với các khoản đầu tư để triển khai cung cấp dịch vụ đến người sử dụng. Theo đó, phương án
thích hợp nhất có thể không phải là phương án hiệu quả nhất về mặt kỹ thuật nhưng lại là phương án cân
bằng được giữa chi phí đầu tư và khả năng thương mại hóa để đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất cho nhà
cung cấp dịch vụ.
3.3. Đề xuất một số phương án cho các nhà khai thác di động ở Việt Nam
3.3.1. Tình hình triển khai dịch vụ di động ở Việt Nam
Tháng 4/1994 thị trường di động Việt Nam được hình thành với sự ra đời của mạng di động đầu tiên
với công nghệ sử dụng là GSM. Ngày 1/7/2003 mạng di động công nghệ CDMA đầu tiên chính thức đi vào
hoạt động. Đến tháng 10/2009, dịch vụ 3G chính thức được cung cấp với công nghệ được lựa chọn sử dụng
là WCDMA. Hiện tại, một số nhà khai thác mạng đã nâng cấp hệ thống 3G lên 3,5G với tốc độ
download tối
đa lên tới 21,6 Mbps và upload là 5,76 Mbps.
14
Cho đến thời điểm hiện tại, thị trường viễn thông di động Việt Nam có tổng cộng 6 nhà khai thác
mạng đang hoạt động với số thuê bao ước tính lên đến hơn 100 triệu. Trong đó có 4 mạng di động cung cấp
dịch vụ 3G với tổng số thuê bao tính đến hết năm 2012 đạt xấp xỉ 20 triệu (theo số liệu của Bộ TT&TT).
Công nghệ 2.5G chủ đạo được sử dụ
ng là GSM/GPRS với cơ sở hạ tầng mạng bao phủ toàn bộ 54 tỉnh thành
trong cả nước trong đó có nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Bảng 3.2. Đề xuất VoLTE cho các nhà khai thác mạng
Đặc điểm nhà khai thác mạng CSFB VoLGA
VoIMS
VoIMS
LTE
VoIMS
UMTS PS
VoIMS
GSM/UMTS
CS (ICS và
SRVCC)
Vùng phủ LTE lớn x
GSM, bắt đầu triển khai LTE x x x
UMTS, bắt đầu triển khai LTE x x x x
Có kế hoạch triển khai UMTS
VoIMS
x x
Sử dụng đồng thời GSM/UMTS và
CDMA
x x x
Mạng có dây và không dây x x x
Đang hoặc sẽ cung cấp các dịch vụ
IMS tiên tiến
x x x
Các dịch vụ cũng được mở rộng từ chỗ chỉ có dịch vụ thoại và SMS sang đến hàng trăm loại dịch vụ
giá trị gia tăng khác nhau. Theo một số nhà vận hành mạng có triển khai 3G, doanh thu từ các dịch vụ phi
thoại này có thể lên tới 50% tổng số doanh thu. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ ra rằng dịch vụ thoại truyền
thống vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng do tính chất đơn giản, dễ
sử dụng và giá thành vừa phải. Và do đó,
song song với quá trình phát triển và nâng cấp hệ thống mạng cho phù hợp với nhu cầu không ngừng gia
tăng của khách hàng thì việc duy trì dịch vụ thoại là điều tất yếu mà nhà khai thác mạng nào cũng cần phải
quan tâm.
3.3.1 tổng kết các đề xuất đối với các nhà khai thác mạng về phương án cung cấp dịch vụ thoại trên
LTE.
3.3.2. CSFB
Nhìn chung, với những nhà khai thác mạng mới bắt đầu triển khai LTE để dùng cho các dịch vụ dữ
liệu thì CSFB là giải pháp ngắn hạn và tiết kiệm để cung cấp dịch vụ thoại trong thời gian chờ đợi triển khai
IMS. Ngoài ra, CSFB cũng là phương án lý tưởng cho các nhà khai thác mạng với vùng phủ UMTS lớn vì nó
có thể hỗ trợ chuyển giao PS để cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu đồng thời.
3.3.3. VoLGA
Mặc dù những thay đổi bắt buộc phải có để triển khai VoLGA có thể phần nào trì hoãn sự phát triển
của những kế hoạch dài hạn liên quan đến IMS nhưng VoLGA vẫn là lựa chọn tốt cho những nhà khai thác
mạng GSM với vùng phủ UMTS hạn chế
3.3.4. VoIMS
VoIMS là giải pháp mang tính định hướng nhưng chỉ nên thực hiện khi vùng phủ LTE đủ lớn. Trong
các trường hợp còn lại nên kết hợp với truy nhập UMTS PS hay GSM/UMTS hay cả hai.
15
VoIMS là lựa chọn tốt cho những nhà mạng muốn triển khai các dịch vụ đa phương tiện tiên tiến
như RCS. Nó cho phép các mạng không dây và có dây có thể cung cấp các dịch vụ hội tụ cố định – di động,
đem lại sự tiện lợi lớn cho người sử dụng và doanh thu cao hơn cho các nhà khai thác. VoIMS cũng là lựa
chọn tốt cho những nhà khai thác mạng sử dụng đồng thời GSM/UMTS và CDMA vì IMS không chỉ cho
phép hội tụ giữa mạ
ng cố định và không dây mà còn cho phép hội tụ giữa những công nghệ truy nhập không
dây khác nhau.
3.4. Kết luận chương
Như đã đề cập trong chương 2, với mỗi phương án cung cấp dịch vụ thoại trên LTE đều tồn tại
những ưu nhược điểm riêng và do vậy không có phương án nào là tốt nhất cho mọi nhà khai thác mạng.
Trong chương này đã đề cập tới những vấn đề cần quan tâm khi triển khai các dịch vụ thoại trên LTE, để từ
đó đưa ra những đề xuất riêng đối với từng tr
ường hợp cụ thể. Theo đó, mỗi nhà khai thác dịch vụ cần có cái
nhìn chính xác về tình hình hiện tại của mình, đồng thời có một lộ trình phát triển rõ ràng trong tương lai để
từ đó lựa chọn một phương án phù hợp nhất cho mình.
16
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Luận văn đã trình bày các phương án tổ chức dịch vụ thoại trên LTE. Chương 1 đã khái quát quá
trình phát triển và tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin di động qua các thế hệ từ 1G đến 4G, đồng thời mô tả sơ
lược kiến trúc 4G/LTE để có được một cái nhìn tổng quát về LTE và vị trí của nó trong tiến trình phát triển
thông tin di động.
Chương 2 tập trung trình bày ba phương án được đề xuất để cung cấp dịch vụ thoại trên LTE là
CSFB, VoLGA, VoIMS;
đồng thời đưa ra những so sánh về các phương án dựa trên nhiều tiêu chí khác
nhau; từ đó đưa ra đánh giá chung nhất về từng phương án. Theo đó, mỗi phương án đều có những ưu nhược
điểm riêng. Và do vậy sẽ không có một phương án là tốt nhất cho mọi trường hợp mà nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau.
Chương 3 chỉ ra một số vấn đề chính và đưa ra đề xuất đối v
ới những trường hợp khác nhau của các
nhà khai thác mạng trong việc lựa chọn một phương án phù hợp nhất với mình. Theo đó, mỗi nhà khai thác
dịch vụ cần có cái nhìn chính xác về tình hình hiện tại của mình, đồng thời có một lộ trình phát triển rõ ràng
trong tương lai để từ đó lựa chọn một phương án phù hợp nhất cho mình.
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nếu có điều kiện, trong thời gian tới, học viên sẽ
tiếp cận nhiều hơn với
các đặc trưng của từng doanh nghiệp cụ thể để đưa ra các phương án sát hơn cho một nhà khai thác nhất định
dựa trên những điều kiện thực tế của doanh nghiệp đó.