Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Dịch vụ RICH COMMUNICATION SUIT và đề xuất phương án triển khai trên mạng IMS của VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 26 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




Trương Quế Thanh

DỊCH VỤ RICH CUMMUNICATION SUIT VÀ ĐỀ XUẤT
TRIỂN KHAI TRÊN MẠNG IMS CỦA VNPT


Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 60.52.70


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI -2012



Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học : TS. Đặng Đình Trang


Phản biện 1: …………………………………………………


Phản biện 2: …………………………………………………




Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc :…. giờ …. ngày ….tháng …. năm 2012



Có thể tìm hiểu lu
ận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

1

MỞ ĐẦU
Ngày nay, dịch vụ truyền thông được phân ra hai hình thức: các
dịch vụ trực tuyến (VoIP, P2P, mạng xã hội, e-mail, IM, blog, diễn đàn,
wiki ) và dịch vụ viễn thông truyền thống (điện thoại cố định, dịch vụ điện
thoại di động, nhắn tin SMS, tin nhắn đa phương tiện). Các dịch vụ trực
tuyến ngày càng phát triển đòi hỏi hạ tầng mạng viễn thông cần được đầu
tư, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu lưu lượng nhiều từ người sử dụng, nhưng
doanh thu thì lại tăng cho các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến. Điều này
dẫn đến sự đối đấu giữa các doanh nghiệp viễn thông và và các nhà cung
cấp dịch vụ trực tuyến. Chính vì vậy các doanh nghiệp viễn thông và nhà
cung cấp thiết bị cần cải thiện các dịch vụ truy
ền thống, dịch vụ đầu tiên mà
các doanh nghiệp viễn thông hướng tới là bộ dịch vụ Rich Communication

Suit (RCS) hay gọi là bộ giải pháp dịch vụ truyền thông phong phú. Đây là
bộ dịch vụ đã được tiêu chuẩn hóa và có thể nhanh chóng đưa ra thị trường
mang lại lợi nhuận cho nhà cung cấp dịch vụ.
Tập đoàn VNPT hiện đã đầu tư hệ thống IMS có khả năng triển
khai những dị
ch vụ tập trung, có hệ thống và phong phú cho người dùng.
Do đó việc nghiên cứu phương án triển khai RCS này trên hệ thống IMS
của VNPT là cần thiết nhằm tăng tính cạnh trang các dịch vụ viễn thông của
VNPT trên thị trường viễn thông Việt Nam. Ngoài ra nó cũng tận dụng
được toàn bộ thế mạnh mà hệ thống IMS của VNPT đã triển khai mà không
phải tốn kém nhiều chi phí để đầu tư mới hệ thống.
Xuấ
t phát từ nhu cầu trên em đã thực hiện luận văn “Dịch vụ Rich
Communication Suit và đề xuất phương án triển khai trên mạng IMS của
VNPT”. Luận văn tập chung chủ yếu vào các nội dung sau:
Chương I: Tổng quan về Rich Communication Suit (RCS). Chương này sẽ
giới thiệu sự hình thành và phát triển dịch vụ RCS, các tổ chức chuẩn hóa
RCS, kiến trúc RCS và các loại hình dịch vụ tích hợp trong gói dịch vụ
RCS.
Chương II: Hiện trạng mạng IMS c
ủa VNPT. Chương này sẽ giới thiệu kiến
trúc mạng IMS của VNPT và các dịch vụ chính trên mạng IMS.
Chương III: Đề xuất phương án triển khai RCS trên mạng IMS của VNPT.
Chương này sẽ phân tích đánh giá lợi điểm khi triển khai RCS trên mạng
IMS của VNPT, đánh giá thuận lợi và khó khăn khi triển khai RCS và xây
dựng phương án triển khai RCS trên mạng IMS của VNPT.


2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ RICH COMMUNICATION SUIT
Chương I sẽ giới thiệu sự hình thành và phát triển dịch vụ RCS,
các tổ chức chuẩn hóa RCS, kiến trúc RCS và các loại hình dịch vụ
tích hợp trong gói dịch vụ RCS. Từ đó ta sẽ có cái nhìn tổng quát về
gói dịch vụ RCS.
1.1 Tình hình phát triển và chuẩn hóa RCS
1.1.1 Lịch sử phát triển
Với việc ra đời của hệ thống mạng IMS, các dịch vụ viễn
thông đã có nền t
ảng để phát triển lên một bước mới. Tuy nhiên, các
dịch vụ trên mạng IMS khi mạng này mới ra đời còn rất hạn chế kể
cả về mặt số lượng và chất lượng. Trước nhu cầu đó, các nhà cung
cấp thiết bị, các hãng viễn thông quyết định đầu tư vào hệ thống IMS
là những người đầu tiên bắt tay vào xây dựng một hệ thống dịch vụ
mới cho mạng IMS,
đảm bảo khai thác những ưu việt của mạng lưới
cũng như hướng đến nhu cầu thực sự của người dùng. Họ đã xây
dựng một mô hình dịch vụ mới, không phát triển đơn lẻ như các dịch
vụ trước đây, mà tổ hợp thành một bộ dịch vụ gồm nhiều loại hình
dịch vụ có liên hệ với nhau. Các dịch vụ này đều đượ
c xây dựng trên
nền tảng là mạng IMS với giao thức điều khiển là SIP, được gắn với
nhau, bổ sung các tính năng cho nhau, và tổ hợp thành một nhóm
dịch vụ đặc thù của mạng IMS. Nhóm dịch vụ này có tên là Rich
Communication Suite (RCS)
Sự kiện chính thức đưa RCS thành một sản phẩm được thừa
nhận bởi các tổ chức chuẩn hóa quốc tế là việc, ngày 15 tháng 9 năm
2008 GSMA (GSM Assciation) đưa RCS vào chương trình làm việc
của t

ổ chức này.
Đến nay RCS đã được chuẩn hóa về mô hình kiến trúc và
các dịch vụ với nhiều phiên bản bởi các tổ chức chuẩn hóa quốc tế và
bước đầu được đưa vào triển khai ở một số nhà mạng, mang lại
những điểm tích cực cho việc làm phong phú các dịch vụ viễn thông.
1.1.2 Các tổ chức chuẩn hóa RCS
1.1.2.1 GSMA
GSMA – GSM Association là tổ chức thành lập năm 1995,
tập hợp các nhà cung c
ấp dịch vụ di động và các doanh nghiệp có
liên quan trong việc hỗ trợ chuẩn hóa, triển khai và thúc đẩy hệ thống
điện thoại di động dựa trên công nghệ GSM. Số lượng thành viên của
3

GSMA hiện rất lớn: khoảng 800 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và
200 công ty có liên quan. GSMA được khởi phát từ năm 1982
nhưng tới năm 1995, GSMA mới chính thức trở thành tổ chức có vai
trò chuẩn hóa như hiện nay.
Ngày 15 tháng 9 năm 2008, tại London – Anh, GSMA chính
thức đưa nhóm dịch vụ Rich Communication Suite vào chương trình
làm việc chính của tổ chức.
Đến năm 2009, cùng với sự giúp đỡ của các thành viên, phiên
bản đầu tiên của nhóm dịch vụ RCS được đư
a ra với 3 nhóm dịch vụ
thành phần. Cụ thể có thể kham khảo tài liệu của GSMA: RCS RD
DOC 002 Release 1 Technical Realization và RCS RD DOC 001
Release 1 Functional Description
• Enriched Call: Tăng khả năng thoại với tính năng chia sẻ đa
phương tiện
• Enhanced Messaging: Tạo các phiên hội thoại cho dịch vụ

nhắn tin
• Enhanced phonebook: Tăng cường chức năng cho các giao
tiếp trên danh bạ với tính năng truy vấn năng lực và thể hiện trạng
thái các giao tiếp.

1.1.2.2 OMA
OMA – Open Mobile Allience được thành lập tháng 5 năm
2002 với nhiệm vụ chuẩn hóa hoạt động các dịch vụ nhằm tương
thích giữa các quốc gia, các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các dạng đầu
cuối di động khác nhau
Trong việc chuẩn hóa RCS, OMA phối hợp chặt chẽ với
GSMA trong việc định nghĩa các dịch vụ, chức năng và các yêu cầu
cụ thể để triển khai các dịch vụ này trên thực tế.
Trong vi
ệc phân chia lĩnh vực chuẩn hóa trong các dịch vụ
RCS với GSMA, OMA phụ trách các phần như sau:
Bảng 1.1. Các lĩnh vực chuẩn hóa của các tổ chức.
Dịch vụ RCS Tổ chức
Presence OMA
Service Capability distribution/discovery OMA
Multimedia Messaging OMA
Chat OMA
File Transfer OMA
Video Share GSMA
4

Image Share GSMA
1.1.3 Các nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị
1.1.3.1 Alcatel Lucent
Alcetel Lucent cũng đưa mô hình triển khai dịch vụ RCS vào

trong kiến trúc mạng IMS của mình và định nghĩa các dịch vụ RCS
trên cơ sở mạng IMS của Alcatel:

Hình 1.1. Giải pháp RCS trên cơ sở IMS của Acatel.
1.1.3.2 Huawei
Huawei cũng đưa ra một tập các dịch vụ RCS cho hệ thống
của mình. Trong đó, Huawei cũng dựa trên logic các dịch vụ cơ bản
được chuẩn hóa của GSMA làm cơ sở để phát triển các dịch vụ gia
tăng là của hãng. Các dịch vụ RCS của Huawei đều được xây dựng
trên nền tảng là mạng IMS
5


Hình 1.2. Giải pháp RCS trên cơ sở IMS của Huawei.
1.1.4 Mô tả chung về RCS
Trước hết cần định nghĩa nhóm dịch vụ RCS để tiện cho việc
tìm hiểu và xây dựng phương án triển khai dịch vụ ở các phần sau.
Theo GSMA:
Các dịch vụ RCS được xây dựng dựa trên một tập các tính
năng được tiêu chuẩn hóa sử dụng kiến trúc mạng IMS để cho phép
tích hợp dịch vụ cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm trơn
tru, đồng thời cung cấp s
ự tương thích giữa các nhà cung cấp dịch vụ
với nhau. Dịch vụ RCS có thể được sử dụng cả trên mạng di động và
cố định, đặc biệt nó có thể tương thích giữa hai loại hình mạng này.
Dịch vụ RCS cho phép thiết lập kết nối tin cậy giữa người dùng và
các môi trường mạng.
1.2 Kiến trúc hệ thống RCS

Hình 1.3. Kiến trúc dịch vụ RCS

6

1.4 Các loại hình dịch vụ tích hợp trong gói dịch vụ RCS

Hình 1.4. Mô hình phân lớp dịch vụ của RCS.
Nhóm dịch vụ RCS tập trung vào các tập tính năng cốt lõi
của mạng lưới với ý định thiết lập khả năng tương tác giữa các thiết
bị khác nhau với cơ sở hạ tầng mạng.
Dựa theo đó, GSMA phân chia nhóm dịch vụ này thành 3
gói dịch vụ chính là:
• Enhanced Phonebook
• Enriched Call
• Enhanced Messaging
Trong đó nền tảng của 3 gói dịch vụ này bao gồm 4 loại hình
dịch vụ chính phát triển trên cơ
sở là các dịch vụ cơ bản của mạng
IMS là:
• Dịch vụ Presence
• Dịch vụ IM (Instand Message)
• Dịch vụ Sharing
• Dịch vụ MMS
Tùy theo mức độ phát triển dịch vụ mong muốn của nhà
mạng , nhóm dịch vụ RCS có thể bao gồm 1, 2 hoặc cả 3 gói dịch vụ
được giới thiệu ở trên của GSMA. Cũng tùy theo kế hoạch phát triển
của nhà mạng mà trong m
ỗi gói dịch vụ có thể bao gồm một hoặc
nhiều dịch vụ thành phần.
Tuy nhiên tính năng cơ bản của mỗi gói dịch vụ là cố định. Ở
phần dưới đây sẽ trình bày các tính năng cơ bản nhất của mỗi gói
dịch vụ và logic cơ bản cho các gói này.

7

1.3.1 Enhanced Phonebook
Dịch vụ Enhanced Phonebook là dịch vụ cho phép tăng
cường các khả năng thực hiện dịch vụ của các contact và có khả năng
thực hiện dịch vụ Presence. Khả năng tăng cường dịch vụ cho các
contact ở đây có ý nghĩa là mỗi contact có khả năng thực hiện các
dịch vụ viễn thông từ ngay trên phonebook chỉ với một thao tác lựa
chọn loại hình dịch vụ viễn thông sẽ th
ực hiện ngay trên giao diện
phonebook (vi dụ: nhắn tin, gọi điện, …)
Một số dịch vụ cụ thể có thể kể đến như:
• Mời giao tiếp trong danh bạ chia sẻ thông tin xã hội.
• Mời giao tiếp trong danh bạ chia sẻ vị trí hiện tại.
• Chia sẻ trạng thái đăng nhập.

Hình 1.5. Ví dụ về dịch vụ Enhanced Phonebook.
Gói dịch vụ Enhanced Phonebook sẽ cung cấp một loạt các
tính năng mới cho người dùng. Trước đây danh sách liên lạc của mỗi
người dùng chỉ được lưu giữ tại thiết bị, hoặc được cập nhật trên một
số thiết bị trung gian (như email, phần mềm outlook, file danh bạ…)
mà chưa được các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ
lưu trữ tự động.
Gói d
ịch vụ này cho phép người dùng biết được trạng thái
(avatar, status, online, offline, busy, …) của các contact trong danh
sách, khả năng thực hiện dịch vụ của contact đó. Sau đó bằng việc
lựa chọn dịch vụ (contact có khả năng thực hiện) ở ngay trên danh
sách liên lạc người dùng có thể thực hiện được dịch vụ đó chỉ trong
một vài thao tác.

8

1.3.2 Enriched Call
Gói dịch vụ Enriched call cung cấp cho người dùng khả năng
thực hiện các dịch vụ thoại phong phú hơn như cho phép thực hiện
các cuộc gọi video giữa các khách hàng. Đặc biệt là khả năng cho
phép chia sẻ đa phương tiện khi không thực hiện dịch vụ thoại hay
đang thực hiện dịch vụ thoại.

Hình 1.6. Ví dụ về dịch vụ Enriched Call.
Dịch vụ trong gói Enriched Call bao gồm:
• Gọi thoại
• Gọi video
• Video share
• Image share
• File share
Đặc điểm của gói dịch vụ này là có thể tận dụng lại hoàn
toàn mạng lưới IMS mà không cần đầu tư thêm các thực thể mới.
Tuy nhiên cần phải đảm bảo các logic dịch vụ được thiết lập thành
công.
1.3.3 Enhanced Message
Gói dịch vụ Enhanced Message cho phép ng
ười dùng có thể
theo dõi và kích hoạt các kết nối (cuộc gọi, MMS, SMS, instand
message, file sharing) trên hộp đối thoại. Ngoài ra người dùng cũng
có thể thấy được lịch sử của đối thoại của bản thân với các contact
khác.
Dịch vụ chat trên cơ sở dịch vụ instand message sẽ được làm
phong phú hơn bởi các dịch vụ khác như cho phép gửi nhận các file,
thực hiện cuộc gọi trong khi phiên nhắn tin vẫn đang thực hiện.

9


Hình 1.7. Ví dụ về dịch vụ Enhanced Message.
Với gói dịch vụ Enhanced Message có một số loại hình dịch vụ có
thể triển khai:
• Instant message: IM
• MMS:
• File transfer: Dịch vụ này tương tự như dịch vụ file
sharing của gói dịch vụ Enriched call do đó sẽ không nhắc lại ở đây
mà chỉ nêu điểm khác biệt. Thay vì thực hiện một phiên thoại, hoạt
động gửi file trong gói dịch vụ Enhanced Message s
ẽ được thực hiện
trong phiên gửi tin nhắn.
1.4 Kết luận chương
Chương I đã giới thiệu tổng quan về bộ dịch vụ RCS. Cho ta thấy rõ
gói dịch vụ RSC được chia làm 3 nhóm dịch vụ chính :
- Dịch vụ Enhanced Phonebook: là gói dịch vụ cho phép tăng
cường khả năng thực hiện dịch vụ của các contact
- Dịch vụ Enriched Call: là gói dịch vụ cung cấp cho người
dùng khả nă
ng thực hiện các dịch thoại phong phú hơn như gọi video
giữa các khách hàng. Đặc biệt có khả năng cho phép chia sẻ đa
phương tiện khi không thực hiện dịch vụ thoại hay đang thực hiện
dịch vụ thoại.
- Dịch vụ Enhanced Message: là gói dịch vụ cho phép người
dùng có thể theo dõi và kích hoạt các kết nối khác nhau ( cuộc gọi,
nhắn tin SMS, chia sẻ file ) trên hộp đối thoại.
Trong đó nền tả
ng của 03 nhóm dịch vụ này bao gồm 4 loại

hình dịch vụ chính là :
- Dịch vụ hiển thị - Presence.
- Dịch vụ nhắn tin tức thời - IM (Instand Message).
10

- Dịch vụ chia sẻ- Sharing.
- Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện -MMS.
Gói dịch vụ RCS rất linh động, tùy theo mức độ phát triển dịch vụ
mong muốn của nhà mạng mà nhóm dịch vụ RCS có thể phát triển
bao gồm 1,2 hoặc cả 3 nhóm dịch vụ trên và mỗi nhóm dịch vụ có
thể bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ thành phần.
11

CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG MẠNG IMS CỦA VNPT
Chương 2 sẽ giới thiệu kiến trúc mạng IMS của VNPT và các
dịch vụ chính trên mạng IMS. Mạng IMS của VNPT được cung cấp
bởi hãng Alcatel-Lucent (ALU) trên cơ sở các phần tử mạng do ALU
phát triển dựa trên IP từ đầu cuối đến đầu cuối. Hệ thống này cho
phép VNPT có thể mở rộng dung lượng hệ thống theo từng giai đoạn
để cung cấp thêm các dịch v
ụ mới tới tất cả các thuê bao mà không
làm gián đoạn các dịch vụ hiện có.
2.1 Kiến trúc mạng IMS của VNPT

Hình 2.1. Kiến trúc tổng quan IMS của VNPT
Hệ thống điều khiển cuộc gọi IMS VNPT/VTN xây dựng
gồm 04 lớp riêng biệt: lớp truy nhập, lớp truyển tải, lớp điều khiển,
lớp quản lý và xuyên suốt là hệ thống quản lý mạng.
2.1.1 Lớp truy nhập: Tính t

ừ biên của nhà khai thác về phía khách
hàng.
Các hệ thống IPDSLAM, FTTx, GPON được kết nối tới các
thiết bị SR7750 của Alcatel-Lucent đóng vai trò làm PE. Ngoài các
thiết bị PE, lớp truy nhập của mạng NGN còn có các MGW-Media
Gateway, đóng vai trò cầu nối giữa mạng PSTN và mạng IP. Media
12

gateway đảm nhận chức năng Trunking gateway, A/C-BGF, I-BGF
sẽ được đặt phân tán tại các tỉnh. Trong giai đoạn đầu tiên mới triển
khai MG tại 22 Tỉnh /Thành phố, gồm VPC, LSN, PTO, HNM,
NDH, TBH, HDG, HYN, THA, HNI, BNH, BCN, HGG, QNH,
NAN, BDH, QNM, DLK, DNG, BTN, HCM, BDG. Các tỉnh còn lại
sẽ được triển khai ở các pha tiếp theo.
2.1.2 Lớp truyền tải:
Mạng truyền tải IP/MPLS (mạng IP Backbone – VN2) được
thiết kế để cung cấp một hạ tầng mạng IP phủ rộng khắp Việt Nam,
làm nền tảng cho việc phát triển các dịch vụ băng thông rộng. Mạng
truyền tải IP/MPLS được triển khai theo kiến trúc phân cấp bao gồm
2 lớp chính: lớp lõi (Core) và lớp biên (Edge). Lớp Core (T1600 –
Juniper) gồm 5 nút mạng chính tại HNI, HPG, ĐNG, HCM và CTO
kết nối với nhau bằng các giao diện STM-16/STM-64. Tại mỗi node
mạng HNI, ĐNG và HCM được trang bị thêm các thiết bị SR7750
đóng vai trò làm các ASBR để kết nối với các mạng khác.
2.1.3 Lớp điề
u khiển:
Chức năng điều khiển phiên được triển khai tương ứng tại
Hà Nội, Đà Nẵng, và TP Hồ Chí Minh.
Các chức năng IMS core như P-CSCF, MGCF, A-SBC có
kết nối trực tiếp tới phần truy nhập cũng được xây dựng độc lập nhau

tại 3 trung tâm vùng. Các chức năng như P-CSCF, S-CSCF, HSS
không chỉ đảm bảo độ ổn định cao mà còn được thiết kế dự phòng
địa lý.
2.1.4 Lớ
p ứng dụng:
Hệ thống các server ứng dụng được đặt tập trung tại Hà Nội.
Các dịch vụ giá trị gia tăng được triển khai dựa trên các server ứng
dụng, cho phép cung cấp dịch vụ cho cả thuê bao thế hệ cũ PES và
thuê bao thế hệ mới PSS.
2.1.5 Hệ thống quản lý mạng:
Hệ thống quản lý EMS bao gồm 2 khối : OMC-P và 1310
XMC cung cấp khả năng quản lý toàn bộ các phần tử
trong hệ thống
IMS.
2.2 Các dịch vụ chính trên mạng IMS của VNPT
2.2.1 Tổng quan
13


Hình 2.2. Yêu cầu dịch vụ và giải pháp
Hình 2.2 cung cấp tổng quan về chức năng của các thiết bị
trong kiến trúc đề xuất đáp ứng các dịch vụ tương ứng.
2.2.2 Dịch vụ thoại cơ bản
2.2.3 Dịch vụ thoại hội nghị
2.2.4 Dịch vụ IP Centrex
2.2.5 Dịch vụ khẩn cấp
2.2.6 Giám thính cuộc gọi
2.2.7 CRBT (Color Ring Back Tone)
2.2.8 Hộp thư thoại
2.2.9 Một số lựa ch

ọn dịch vụ khác (chưa triển khai)
2.3 Kết luận chương
Với hệ thống IMS của ALU, VNPT có thể tiến tới một
mạng hội tụ mà ở đó mỗi khách hàng sẽ được nhận dạng và xác thực
duy nhất cho một tập các dịch vụ cung cấp trên cả mạng cố định và
di động. Mặt khác VNPT cũng có thể phát triển hàng loạt các dịch vụ
giá trị gia tăng trên hệ
thống để cung cấp cho các khách hàng như đã
đề cập ở mục 2.2
14

CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI RCS TRÊN MẠNG IMS
CỦA VNPT
Chương 3 sẽ phân tích đánh giá lợi điểm khi triển khai RCS trên
mạng IMS của VNPT, đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi
triển khai RCS và xây dựng phương án triển khai RCS trên mạng
IMS của VNPT.
3.1 Phân tích đánh giá lợi ích khi triển khai RCS trên mạng IMS
của VNPT
Hiện nay, dịch vụ trên mạng cố định của VNPT khá nghèo nàn
và dần thu nhỏ do sự phát triển mạnh mẽ củ
a mạng di động. Tuy
nhiên, VNPT lại có hệ thống mạng lưới cố định lớn nhất cả nước, trải
dài từ Bắc vào Nam, nếu khai thác hết lợi thế này sẽ đem lại lợi
nhuận đáng kể cho tập đoàn.
Dịch vụ internet, và thoại trên internet phát triển rất nhanh
nhưng hiện nay không có tổ chức nào dám đảm bảo cho chất lượng,
an ninh và các vấn đề cá nhân liên quan của các dịch vụ tho
ại miễn

phí trên internet này. Dịch vụ RCS ra đời đáp ứng sự phong phú mà
các dịch vụ thoại trên internet đã có nhưng được nhà cung cấp
(VNPT) đảm bảo về nhiều yếu tố như chất lượng, an ninh, chăm sóc
khách hàng. Do đó khi triển khai dịch vụ RCS VNPT có thể sẽ kéo
lại một phần lưu lượng thoại thất thoát khi dịch vụ thoại miễn phí
trên internet nở rộ.
Hiện nay, Tập đoàn VNPT
đã đầu tư hệ thống mạng IMS
hiện đại, và duy nhất tại VN, tuy nhiên chưa có các dịch vụ đặc thù
trên hệ thống mới này. Việc triển khai nhóm dịch vụ RCS sẽ tận
dụng các tài nguyên đang chưa được khai thác hết của hệ thống và
tạo dấu ấn chỉ riêng VNPT mới có đến với khách hàng. Ngoài việc
tận dụng thế mạnh hạ tầng, triển khai dịch vụ m
ới, đây cũng là cơ hội
để quảng bá Thương hiệu của tập đoàn VNPT làm rõ sự khác biệt
với các đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại, RCS là một nhóm dịch vụ mang lại nhiều lợi ích
cho nhà cung cấp dịch vụ, ở đây chính là tập đoàn VNPT. Tuy nhiên
để triển khai nó thành dịch vụ có thể hoạt động trên mạng lưới, cần
đáp ứng nhiều yếu tố kỹ thuật, do
đó việc xây dựng phương án triển
khai nhóm dịch vụ này trên nền mạng IMS của VNPT là một nhu cầu
không thể thiếu.
15

3.2 Phân tích đánh giá khả năng triển khai RCS trên mạng IMS
của VNPT
3.2.1 Thuận lợi
- Đã đầu tư hệ thống IMS đặt tại VTN có giao diện mở để AS kết
- Có hệ thống mạng lưới trải dài trên cả nước với phong phú các

dạng truy nhập:
o Di động: VMS, VNP
o Cố định: Viễn thông tỉnh thành
- Lượng thuê bao đông đảo:
o Thuê bao di động
o Thuê bao cố
định
o Thuê bao internet
- Công nghệ RCS đã được chuẩn hóa và bước đầu phát triển thành
công trên thế giới
- Thị hiếu tiêu dùng ngày một cao, yêu cầu với dịch vụ viễn thông
ngày một khắt khe
3.2.2 Khó khăn
- Cần phải đầu tư hệ thống Application Server cho dịch vụ RCS
- Cần cài đặt thêm các thông số cho mạng lõi IMS
- Cần có kế hoạch trang bị đầu cuối tương thích dịch vụ RCS tớ
i
người sử dụng
- Cần quảng cáo sản phẩm khi đưa vào triển khai để thu được lợi
ích lớn nhất.
Với hiện trạng thuận lợi và khó khăn đã phân tích ở trên,
hiện nay VNPT hoàn toàn có thể triển khai nhóm dịch vụ RCS cung
cấp tới khách hàng.
16

3.3 Xây dựng phương án triển khai RCS
3.3.1 Xây dựng phương án triển khai nhóm dịch vụ IM
3.3.1.1 Mô hình logic

Hình 0.1. Mô hình logic của IM.

3.3.1.2 Yêu cầu kỹ thuật bổ sung trên hạ tầng IMS
Hệ thống IMS bổ sung các yêu cầu kỹ thuật sau để có thể
cung cấp dịch vụ IM:
- PHẢI hỗ trợ định tuyến báo hiệu SIP giữa IM client và IM
server thông qua cơ chế STP: Trigger đảm bảo việc định tuyến bản
tin MESSAGE gửi từ thuê bao sử dụng dịch vụ IM lên đến IM
Server. Ví dụ: “Method: MESSAGE; UserID: user identity; tag riêng
cho dịch vụ IM, …
-
Dịch vụ IM yêu cầu lõi điều khiển IMS ngoài các bản tin SIP
thông thường (như SIP INVITE, BYE, ACK, các bản tin báo lỗi 404,
480, …) PHẢI hỗ trợ thêm xử lý bản tin:
+SIP MESSAGE : RFC 3428
- Dịch vụ IM yêu cầu hạ tầng IMS yêu cầu hỗ trợ việc gửi
nhận bản tin MSRP giữa thiết bị người dùng với nhau và giữa người
dùng với IM Server.
3.3.1.3 Yêu cầu kỹ thuật với các thực thể trong hệ thống máy chủ

dịch vụ
Để triển khai dịch vụ IM, cần phải có một hệ thống máy chủ
IM trong đó cần phải có một số thực thể chính:
- IM server
- IM XDMS
- Shared XDMSs
17

3.3.1.4 Yêu cầu kỹ thuật với dữ liệu IM:
Dịch vụ IM có 2 chế độ khác nhau là Page Mode và Session
Mode. Mỗi chế độ lại sử dụng các định dạng dữ liệu dịch vụ (ở đây
là dữ liệu tin nhắn) khác nhau:

- Page Mode sử dụng phương thức SIP MESSAGE để truyền
dữ liệu tin nhắn người dùng, được định nghĩa trong RFC 3428.
-
Session Mode sử dụng giao thức MSRP (Message Session
Relay Protocol) được định nghĩa trong RFC 4975 và RFC 4976 để
truyền dữ liệu tin nhắn.
3.3.2 Xây dựng phương án triển khai nhóm dịch vụ Presence
3.3.2.1 Mô hình logic

Hình 0.2. Mô hình logic của Presence.
3.3.2.2 Yêu cầu kỹ thuật bổ sung trên hạ tầng IMS
Hệ thống IMS bổ sung các yêu cầu kỹ thuật sau để có thể
cung cấp dịch vụ Presence:
- PHẢI hỗ trợ định tuyến báo hiệu SIP giữa hệ thống và
Server của dịch vụ Presence thông qua cơ chế STP: Trigger đảm bảo
việc định tuyến các bản tin báo hiệu của dịch vụ Presence gửi từ
thuê bao lên
đến IM Server và ngược lại. Ví dụ: “Method: NOTIFY;
UserID: user identity; tag riêng cho dịch vụ Presence, …
- Dịch vụ IM yêu cầu lõi điều khiển IMS ngoài các bản tin SIP
thông thường (như SIP INVITE, BYE, ACK, các bản tin báo lỗi 404,
480, …)
3.3.2.3 Yêu cầu kỹ thuật với các thực thể trong hệ thống máy chủ
dịch vụ
Để triển khai dịch vụ Presence, cần phải có một hệ thống máy
chủ IM trong đó cần phải có một số thực thể chính:
18

• Presence Server (PS)
• Resource List Server (RLS)

• PS XML Document Management Server (PS XDMS)
• RLS XDMS
• Shared List XDMS
3.3.2.4 Yêu cầu kỹ thuật với dữ liệu Presence
Dịch vụ Presence sử dụng Thông tin thể hiện Data Format
(PIDF) được định nghĩa trong [RFC3863] và các mở rộng đều dựa
trên định dạng chuẩn mà dịch vụ đã cung cấp.
3.3.3 Xây dựng phương án triển khai nhóm dịch vụ MMS
3.3.3.1 Mô hình logic

Hình 0.3. Mô hình logic của MMS.
3.3.3.2 Yêu cầu kỹ thuật bổ sung trên hạ tầng IMS
Hệ thống IMS bổ sung các yêu cầu kỹ thuật sau để có thể cung
cấp dịch vụ MMS
- PHẢI hỗ trợ định tuyến báo hiệu SIP giữa hệ thống và
Server của dịch vụ MMS thông qua cơ chế STP: Trigger đảm bảo
việc định tuyến các bản tin báo hiệu của dịch vụ MMS gửi từ thuê
bao lên
đến MMS Server và ngược lại.
- Dịch vụ MMS yêu cầu lõi điều khiển IMS ngoài các bản tin
SIP thông thường (như SIP INVITE, BYE, ACK, các bản tin báo lỗi
404, 480, …) PHẢI hỗ trợ thêm các bản tin là:
SIP MESSAGE : RFC 3428
19

3.3.3.3 Yêu cầu kỹ thuật với các thực thể trong hệ thống máy chủ
dịch vụ
Các thực thể phải có trong hệ thống máy chủ dịch vụ MMS:
- MMS Server
- MMS Proxy-Relay

Trong các hệ thống, MMS Server và MMS Relay được kết hợp làm
một và được gọi chung là MMS Relay/Server.
3.3.3.4 Yêu cầu kỹ thuật với dữ liệu MMS
Có hai cách truyền dữ liệu MMS cho khách hàng là:
- Gắn dữ liệu MMS trong bản tin MESSAGE: dữ
liệu được
truyền ngay trong tin nhắn đến. Dữ liệu MMS là dạng text với dung
lượng nhỏ.
- Gửi tham chiếu của dữ liệu đến MMS trong bản tin
MESSAGE: khách hàng sẽ tải lấy nội dung MMS qua giao thức
HTTP bằng cách sử dụng URI tham chiếu được gắn trong bản tin
MESSAGE.
3.3.4 Xây dựng phương án triển khai nhóm dịch vụ Sharing
3.3.4.1 Mô hình logic


20

Hình 0.4. Mô hình logic của dịch vụ Sharing
3.3.4.2 Yêu cầu kỹ thuật bổ sung trên hạ tầng IMS
Truyền Image:
• Quá trình mời gọi (SIP)
• Truyền Image (MSRP)
• Kết thúc truyền (SIP)
Truyền Video:
• Quá trình mời gọi (SIP)
• Truyền Video (RTP)
• Kết thúc phiên truyền
3.3.4.3 Yêu cầu kỹ thuật với các thực thể trong hệ thống máy chủ
dịch vụ

Dịch vụ chia sẻ Video và Image không nhất thiết phải xây
dựng hệ thống Media Server cho dịch vụ.
Có thể xây dựng Content Server cho dịch vụ chia sẻ ảnh và
video.
3.3.4.4Yêu cầu kỹ thuật với dữ liệu Sharing
Chi tiết định dạng dữ liệu cho việc chia sẻ Image được định
nghĩa tại: 3GPP TS 26.141 IMS Messaging and Presence: Media
Formats and codecs
Việc chia sẻ image trên mạng TDM/EDGE bị loại trừ do vấn
đề về băng thông
Chia sẽ dữ liệu cho Video theo codec: H.263-2000, MPEG4,
H.264/AVC
3.3.5 Xây dựng phương án chi tiết triển khai tích hợp các d
ịch vụ
tạo thành nhóm dịch vụ Enhanced Phonebook
3.3.5.1 Mô hình logic

21

Hình 0.5. Mô hình logic nhóm dịch vụ Enhanced Phonebook.
3.3.5.2 Yêu cầu kỹ thuật bổ sung trên hạ tầng IMS
Nhóm dịch vụ Enhanced Phonebook bao gồm hai dịch vụ cho
người sử dụng:
• Dịch vụ thể hiện trạng thái người dùng
• Dịch vụ phát hiện khả năng thực hiện dịch vụ của người
dùng
Trong đó dịch vụ phát hiện khả năng thực hiện dịch vụ của ngườ
i
dùng là một cơ chế được sử dụng nhiều trong dịch vụ Enhanced
Phonebook:

Việc truy vấn năng lực của thiết bị đầu cuối được thực hiện khi:
• Lần đầu đăng ký (cập nhật cho năng lực thiết bị, tài khoản)
• Khi thêm một giao tiếp mới và danh bạ
• Theo chu kỳ
• Truy vấn năng lực đối phương khi thực hiệ
n dịch vụ
3.3.5.3 Yêu cầu kỹ thuật với các thực thể trong hệ thống máy chủ
dịch vụ
Tương tự Error! Reference source not found. nhưng bổ
sung khả năng xử lý bản tin OPTIONS của AS:
AS cần xử lý thông tin trong bản tin OPTIONS để cập nhật
khả năng thực hiện dịch vụ cho thuê bao.
3.3.4.4Yêu cầu kỹ thuật về tích hợp dịch vụ
Thông tin về cập nhật khả n
ăng thực hiện dịch vụ của thuê
bao cũng được lưu chung với trạng thái thể hiện của thuê bao và
được cập nhật cho các giao tiếp có trong danh bạ của thuê bao.
3.3.6 Xây dựng phương án chi tiết triển khai tích hợp các dịch vụ
tạo thành nhóm dịch vụ Enriched Call
3.3.6.1 Mô hình logic

Hình 0.6. Mô hình logic nhóm dịch vụ Enriched Call.
22

3.3.6.2 Yêu cầu kỹ thuật bổ sung trên hạ tầng IMS
Cho phép thực hiện việc chia sẻ khi thực hiện cuộc gọi và
kiểm tra khả năng thực hiện dịch vụ của thuê bao nếu khi thực hiện
dịch vụ gặp lỗi.
3.3.6.3 Yêu cầu kỹ thuật với các thực thể trong hệ thống máy chủ
dịch vụ

Cần có Presence Application Server cho việc cập nhật khả
năng thự
c hiện dịch vụ của thuê bao
3.3.6.4 Yêu cầu kỹ thuật về tích hợp dịch vụ
Tích hợp dịch vụ Image sharing và video sharing trên một
giao diện dịch vụ đối với một giao tiếp. Nên tích hợp chức năng dịch
vụ trên Phonebook cùng với chức năng Presence để cung cấp dịch vụ
đặc trưng cho người sử dụng, tạo nên tổ hợp dịch vụ thống nhất.
3.3.7 Xây dựng phươ
ng án chi tiết triển khai tích hợp các dịch vụ
tạo thành nhóm dịch vụ Enhanced Message
3.3.7.1 Mô hình logic

Hình 0.7. Mô hình logic nhóm dịch vụ Enhanced Message.
3.3.7.2 Yêu cầu kỹ thuật bổ sung trên hạ tầng IMS
Nhóm dịch vụ Enhanced Messaging bao gồm hai dịch vụ
chính là dịch vụ IM và MMS. Ngoài ra hai dịch vụ này cần được tích
hợp trên nền tảng Enhanced phonebook. Do đó,các yêu cầu cho dịch
vụ IM và MMS đối với lõi điều khiển IMS là bắt buộc và các yêu
cầu cho dịch vụ enhanced phonebook là tùy chọn.

3.3.7.3 Yêu cầu kỹ thuật với các thực thể trong hệ thống máy chủ

dịch vụ
Tích hợp hệ thống Server IM và Presence
23


Hình 0.8. Tích hợp hệ thống IM và Presence thành IMPS.
Trong đó IMPS có các chức năng:

• Thực thể dịch vụ Presence
• Thực thể dịch vụ IM
• Thực thể dịch vụ nhóm
• Thực thể dịch vụ nội dung
3.3.7.4 Yêu cầu kỹ thuật về tích hợp dịch vụ
Yêu cầu cho việc tích hợp dịch vụ Enhanced Messaging là
cần xây dựng hoàn thiện dịch vụ Enhanced Phonebook trước.
Tích h
ợp hai máy chủ ứng dụng Precence và IM thành mô
hình máy chủ IMPS cho việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
3.4 Kết luận chương
Chương 3 đã đưa ra những phân tích đánh giá lợi điểm khi
triển khai RCS trên mạng IMS của VNPT, đánh giá thuận lợi và khó
khăn khi triển khai RCS và xây dựng phương án triển khai RCS trên
mạng IMS của VNPT. Để xây dựng được phương án triển khai RCS
trên mạng IMS của VNPT chúng ta cần xây dựng phương án triển
khai dựa trên các dị
ch vụ như IM, Presence, MMS và Sharing rồi từ
đó mới đưa ra phương án chi tiết tích hợp các dịch vụ trên thành 3
nhóm dịch vụ thuộc gói dịch vụ RCS là: Enhanced Phonebook,
Enriched call và Enhanced Message. Khi xây dựng phương án triển
khai các dịch vụ đã đưa ra được mô hình logic, yêu cầu kỹ thuật bổ
xung trên hạ tầng IMS sẵn có.

×