Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu môi trường xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư quốc tế VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.86 KB, 19 trang )

1


1
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


LÝ THỊ PHƯƠNG THẢO


NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VNPT

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS HOÀNG VĂN HẢI




HÀ NỘI - 2011








2


2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết khách quan của đề tài
Để có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, những người xây dựng chiến
lược phải biết phân tích một cách chính xác môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp, tức là xác định được xu thế hiện tại, tìm ra các yếu tố then chốt bảo đảm
thành công, biết khai thác ưu thế tương đối, hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của
doanh nghiệp và của các đối thủ cạnh tranh, cũng như mong muốn của khách hàng
và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, biết cách tiếp cận thị trường nhằm tìm ra cơ
hội kinh doanh và tạo ra bước đi sáng tạo cho doanh nghiệp của mình. Đây chính là
những công việc cần thiết trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
Hiện tại, vấn đề nghiên cứu môi trường, cả về lý luận cũng như thực tiễn, đối
với Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế VNPT còn chưa được tập trung. Vì vậy, đề tài
“Nghiên cứu môi trường xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần
Đầu tư Quốc tế VNPT” được lựa chọn nghiên cứu mang tính cấp thiết và có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng xây dựng chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông nói chung và của VNPT nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh, và
nghiên cứu môi trường phục vụ xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
nói chung; đồng thời phát triển và vận dụng đối với doanh nghiệp viễn thông nói
riêng;
- Phân tích môi trường kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT Global.
Trên cơ sở đó đề xuất việc tổ chức nghiên cứu môi trường kinh doanh và các định
hướng chiến lược kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT Global đến năm

2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường phục vụ xây dựng chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phạm vi được giới hạn trong nghiên cứu môi trường phục vụ xây dựng
chiến lược kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT Global.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô hình của M.E. Porter về 5 lực lượng cạnh tranh, mô hình
chuỗi giá trị, phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp thích ứng theo kinh
nghiệm, phương pháp chuyên gia, chiến lược hội nhập quốc tế.
3


3
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo
 Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nghiên cứu môi trường phục
vụ xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
 Chương 2: Nghiên cứu môi trường phục vụ xây dựng chiến lược kinh
doanh dịch vụ viễn thông của Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế VNPT
 Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị chủ yếu về nghiên cứu môi trường
phục vụ xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế
VNPT

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.1 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH

DOANH
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự thời xa xưa.
Mượn thuật ngữ quân sự, từ "chiến lược" đã được sử dụng khá phổ biến trong đời
sống kinh tế cả ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô. Ở phạm vi vi mô tồn tại khá
nhiều quan niệm về chiến lược.
Như vậy cách tiếp cận truyền thống về chiến lược kinh doanh ngầm giả định quá
trình xây dựng chiến lược liên quan tới quá trình kế hoạch hoá hợp lý dựa vào tư
duy logic và các căn cứ cụ thể để đưa ra các quyết định chiến lược. Chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp được xây dựng thông qua quá trình thiết lập các mục tiêu,
xác định chương trình hành động tối ưu và phân bổ nguồn lực tương ứng để thực
hiện một cách có hiệu quả nhất các mục tiêu đó.
Theo cách tiếp cận mới chiến lược là sự kết hợp của những khía cạnh trong chiến
lược đã có dự định từ trước và các chiến lược tức thời mới xuất hiện.
Cách tiếp cận mới về chiến lược làm nổi bật tầm quan trọng của việc thường
xuyên liên tục thu thập và xử lý thông tin về các yếu tố trong môi trường kinh
doanh để cung cấp các cơ sở xác đáng cho việc quyết định chiến lược.
Tóm lại dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh
vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động.
Chiến lược kinh doanh xác định các mục tiêu dài hạn, các chính sách cũng như các
giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã xác định.
4


4

1.1.2 Tác dụng của chiến lược kinh doanh
Giúp cho doanh nghiệp:
- Xác định rõ mục đích và hướng đi của mình và khi nào đạt được một vị trí
nhất định.

- Thấy rõ cơ hội và nguy cơ xảy ra trong kinh doanh hiện tại và tương lai,
nhằm đưa ra quyết định để đối phó với môi trường kinh doanh biến động.
- Hướng hoạt động của các cá nhân và các bộ phận vào việc đạt tới các mục
tiêu chiến lược kinh doanh chung.
- Tăng hiệu quả quản trị kinh doanh, hạn chế các vấn đế rủi ro, tăng khả năng
ngăn chặn các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp.
1.1.3 Yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh phải đạt mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp
và giành lợi thế cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo sự an toàn kinh doanh cho các doanh
nghiệp.
- Phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để
thực hiện mục tiêu.
- Phải có chiến lược kinh doanh dự phòng.
- Phải kết hợp độ chín muồi với thời cơ.
1.1.4 Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh
Bước 1, nghiên cứu triết lí kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bước 2, phân tích môi trường bên ngoài.
Bước 3, phân tích môi trường bên trong.
Bước 4, xét lại mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kì chiến lược
Bước 5, quyết định chiến lược kinh doanh.
Bước 6, tiến hành phân phối các nguồn lực.
Bước 7, xây dựng các chính sách kinh doanh phù hợp
Bước 8, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch ngắn hạn hơn.
Bước 9, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong quá trình xây dựng và tổ chức thực
hiện chiến lược kinh doanh.
1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1.2.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài
Môi trường bên ngoài gồm: Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô (ngành).
1.2.1.1. Môi trường vĩ mô

5


5
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tự
nhiên, …
- Các yếu tố kinh tế: xu hướng GNP, GDP, lãi suất và xu hướng của lãi
suất, tỷ giá hối đoái, xu hướng tăng giam thu nhập, lạm phát, thuế, …
- Các yếu tố chính trị và luật pháp: hành lang pháp lý, xu hướng chính trị,
đối ngoại, các chính sách của chính phủ …
- Các yếu tố văn hóa xã hội: lối sống, quan điểm tiêu dùng, dân số …
- Các yếu tố tự nhiên: môi trường tự nhiên, tài nguyên …
1.2.1.2. Môi trường vi mô (ngành)
Các yếu tố của môi trường ngành bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung ứng và các sản phẩm thay thế.
1.2.2. Môi trường bên trong
Môi trường bên trong (hay môi trường nội bộ) của doanh nghiệp gồm các
yếu tố chính là:
- Yếu tố sản xuất: khả năng sản xuất, chất lượng sản phẩm, lợi thế do sản
xuất trên quy mô lớn, chi phí sản xuất, khả năng công nghệ so với toàn nghành và
các đối thủ cạnh tranh …
- Yếu tố Marketing: Chủng loại sản phẩm/ dịch vụ, thị phần, kênh phân
phối, nhu cầu của khách hàng, tính linh hoạt trong việc định giá …
- Yếu tố tài chính: khả năng huy động vốn, nguồn vốn, cơ cấu vốn, quan hệ
với những người đầu tư và cổ đông, quy mô tài chính …
- Yếu tố về tổ chức nhân sự: hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý, trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm, tiềm năng nghiên cứu và các bằng sáng chế.
1.2.3 Các bước phân tích môi trường kinh doanh
Bước 1: Phân tích và dự báo về môi trường bên ngoài Doanh nghiệp Viễn thông,
trong đó cốt lõi nhất là phân tích và dự báo về thị trường kinh doanh BCVT.

Bước 2: Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường bên ngoài Doanh
nghiệp Viễn thông.
Bước 3: Phân tích, đánh giá và phán đoán đúng môi trường bên trong Doanh
nghiệp Viễn thông.
Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá và dự báo môi trường bên trong
Doanh nghiệp Viễn thông.
Bước 5: Nghiên cứu quan điểm, mong muốn, ý kiến của lãnh đạo Doanh nghiệp
Viễn thông.
6


6
Bước 6: Hình thành phương án chiến lược kinh doanh Bưu chính (có thể một hay
nhiều phương án).
Bước 7: Quyết định chiến lược kinh doanh Bưu chính tối ưu.
Bước 8: Chương trình hoá phương án chiến lược kinh doanh Bưu chính đã lựa
chọn với 2 công việc trọng tâm là cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược thành các
chương trình, phương án, dự án và xác định các chính sách kinh doanh, các công
việc quản trị nhằm thực hiện chiến lược.
1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1.3.3 Nhóm các phương pháp phân tích thống kê
Dựa trên các số liệu thống kê về môi trường kinh doanh. Có 3 phương pháo thường
được sử dụng là:
1. Phương pháp phân tích so sánh
Các thông tin về môi trường kinh doanh biểu hiện bằng số được so sánh với
những các số khác về thông tin môi trường cùng loại từ đó đánh giá, nhận định
tình hình, rút ra các kết luận về bản chất.
2. Phương pháp phân tích nguyên nhân
Phương pháp này nhằm trả lời cho câu hỏi vì sao hiện tượng nghiên cứu lại tăng
giảm như vậy? Nói cách khác nguyên nhân tăng giảm của hiện tượng nghiên cứu

là do những yếu tố nào
3. Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của hiện tượng nghiên cứu là một
trong những công việc quan trọng của phân tích môi trường kinh doanh. Phương
pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng thường được tiến hành là phương pháp chỉ số
hay còn gọi là phương pháp thay thế liên hoàn.
1.3.4 Phân tích áp lực cạnh tranh theo Michael Porter
Theo Michael Porter có 5 yếu tố trong môi trường cạnh tranh đối với một lĩnh vực
kinh doanh
1. Các đối thủ tiềm tàng
Xem xét các mặt thuận lợi và khó khăn của các đối thủ trong tương lai khi họ có
thẻ gia nhập lĩnh vực kinh doanh.
2. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Xem xét các doanh nghiệp đang hoạt động trên cùng một ngành và thị trường về
các yếu tố: số lượng và quy mô các doanh nghiệp cạnh tranh, tốc độ tăng
ctrwowngr của ngành, địa bàn cạnh tranh,
3. Áp lực từ phía các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế là các sản phẩm mang lại những lợi ích tiêu dùng tương tự
như sản phẩm hiện tại, hoặc cao hơn cho khách hàng.
4. Áp lực từ phía khách hàng
7


7
Khách hàng có khả năng gây sức ép cho nhà cung cấp về chất lượng, giá cả cũng
như các điều kiện cung cấp, nhất là khi có nhiều doanh nghiệp khác nhau để họ
lựa chọn.
5. Áp lực từ phía nhà cung cấp
Đó là các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh
doanh. Sức ép từ phía nhà cung cấp sẽ lớn khi chỉ có ít các nhà cung cấp; khi

không có sẵn sản phẩm thay thế cho các yếu tố đầu vào; khi việc thay đổi nhà
cung cấp dẫn đến chi phí lớn.
1.3.5 Lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh
Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh tổng hợp các yếu tố môi trường chủ
yếu, trong đó liệt kê từng yếu tố và đánh giá ảnh hưởng tốt hay xấy và ý
nghĩa của yếu tố đó đối với việc soạn thảo chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp
1.3.6 Ma trận cơ hội (Opportunity Matrix)
Ma trận cơ hội đặt ưu tiên những cơ hội bằng cách xác định tác động của một
cơ hội có thể có vào doanh nghiệp và xác suất mà doanh nghiệp có thể nắm
được cơ hội ấy.
1.3.7 Ma trận đe dọa (Threat Matrix)
Ma trận này tương tự ma trận cơ hội nhưng thêm vào những đe dọa cho sự
tồn tại của doanh nghiệp. Muốn duy trì được hoạt động doanh nghiệp phải tối
thiểu hóa những rủi ro có thể xảy ra.
1.3.8 Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT)
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra
quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt
của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội)
và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát
và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
Bước 1 Xác định những điểm mạnh, điểm yếu chính của doanh nghiệp và nhwgnx
cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà doanh nghiệp sẽ gặp phải từ môi trường bên ngoài.
Bước 2. Đưa ra các kết hợp từng cặp một các logic
Bước 3. Đưa ra sự kết hợp giữa 4 yếu tố
Bước 4. Tổng hợp và xem xét lại các chiến lược
1.3.9 Phương pháp dự báo diễn biến môi trường kinh doanh
Mục đích của dự báo là ước tính thời điểm và cường độ của những thay đổi
môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Có một số phương pháp thường
được sử dụng để dự báo diễn biến môi trường kinh doanh

1. Phương pháp ngoại suy xu thế hay còn gọi là phương pháp chuỗi thời gian
2. Phương pháp mô hình hóa
3. Phương pháp chuyên gia
8


8
1.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG
1.4.3 Các đặc điểm vốn có của ngành bưu chính viễn thông
Các đặc điểm vốn có của ngành bưu chính viễn thông là:
- Sản phẩm viễn thông chính là hiệu quả có ích trong quá trình truyền đưa
- Quá trình tiêu thụ dịch vụ viễn thông gắn liền với quá trình sản xuất ra nó
- Để hoàn thành quá trình sản xuất viễn thông đòi hỏi phải có sự tham gia của
nhiều cơ sở viễn thông
- Tải trọng không đều theo không gian và thời gian
1.4.4 Những đặc điểm của doanh nghiệp viễn thông trong quá trình sản xuất
kinh doanh
- Đặc điểm về thị trường cạnh tranh
- Quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp viễn thông
- Đặc điểm về công nghệ
- Tính đa dịch vụ của ngành Viễn thông
Kết luận chương 1
Việc phân tích các yếu tố môi trường cho phép nhận biết được các cơ hội
cũng như thách thức trong sản xuất kinh doanh; đồng thời nhận biết các điểm yếu
và điểm mạnh của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp,
nhằm phát huy được các lợi thế so sánh đối với các đối thủ cạnh tranh, trong môi
trường kinh doanh luôn luôn biến động.
Đối với doanh nghiệp bưu chính viễn thông cần lưu ý đến các đặc thù trong
quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh.

Để phân tích môi trường kinh doanh cần co các công cụ khác nhau như các
phương pháp thống kê, phân tích các áp lực cạnh tranh, phân tích SWOT, dự báo
diễn biên môi trường kinh doanh, …
Chương 2
NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ VNPT
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VNPT
(VNPT GLOBAL)
Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế VNPT (VNPT Global) là đơn vị chủ lực của
của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) trong đầu tư và kinh doanh
quốc tế. VNPT Global được thành lập vào ngày 24/12/2007 bởi ba cổ đông sáng lập
là: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT), Tổng công ty Bưu chính Việt
Nam (VNPost), và công ty Thông tin di động (VMS Mobifone).
9


9
2.1.1 Sản phẩm dịch vụ chính
 Dịch vụ Internet Quốc tế (IPLC, IP transit, IP VPN, Peering )
 Dịch vụ thoại (bán buôn, bán lẻ).
 Dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động, mạng băng rộng.
 Dịch vụ contact center.
 Hoạt động thương mại (sản phẩm, dịch vụ).
 Đầu tư trực tiếp vào các dự án viễn thông tại nước ngoài.
2.1.2 Các công ty thành viên
Hiện tại, VNPT Global đã thành lập 5 đơn vị thành viên tại các quốc gia, bao
gồm: VNPT Global USA LLC. (USA), VNPT Global Hong Kong Ltd. (Hong
Kong), VNPT-GS Pte, Ltd (Singapore), VNPT-GC (Czech Republic), Deluxe
Telecom LLC.

1.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG CỦA VNPT GLOBAL
1.2.1 Môi trường bên ngoài
1. Môi trường vĩ mô
a. Các nhân tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tương đối cao và ổn định, đạt khoảng
5,32% của năm 2009. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 5%,
trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng gần 2%, khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng hơn 5%, khu vực dịch vụ tăng gần 7%. Mặc dù nguồn vốn
đầu tư từ bên ngoài giảm sút nhưng đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính
chung vốn đầu tư phát triển cả năm đã đạt hơn 700.000 tỉ đồng.
b. Các nhân tố Luật pháp và Quản lý Nhà nước về BCVT
c. Nhân tố kỹ thuật công nghệ
d. Các nhân tố văn hóa xã hội
e. Các nhân tố tự nhiên
f. Môi trường quốc tế và khu vực
2. Môi trường vi mô (ngành)
Khách hàng
Khách hàng mục tiêu của VNPT Global là các doanh nghiệp có nhu cầu trao đổi
thông tin nhiều và bảo mật: Các công ty 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoạt
động trong lĩnh vực truyền hình, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, tập đoàn viễn
thông quốc tế muốn kết nối tới Việt Nam, tập đoàn tư nhân tại Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh
10

10

2.1.1 Môi trường bên trong
1. Tác động của hoạt động marketing
Trong trường hợp của Công ty VNPT Global với tầm nhìn trở thành công ty

tiên phong của Việt Nam về đầu tư và kinh doanh quốc tế trong lĩnh vực viễn
thông nên Công ty cũng đã chú trọng tới hoạt động marketing. Hoạt động
của marketing ở doanh nghiệp thương mại, dịch vụ như VNPT Global
thường tập trung vào chủng loại, sự khác biệt hóa và chất lượng sản phẩm,
thị phần, giá cả, niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ, chi phí kinh doanh
phân phối sản phẩm, … Bên cạnh đó, marketing tại Công ty cũng mở rộng
phát triển bao gồm cả marketing nội bộ, marketing với người cấp dịch vụ, đại
lý.
2. Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm dịch
vụ mới và khác biệt hóa sản phẩm; sáng tạo, cải tiến và/ hoặc áp dụng công
nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, sáng tạo vật liệu mới;… Khả năng nghiên cứu
và phát triển là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp viễn thông có thể tạo ra sản
phẩm dịch vụ Viễn thông luôn phù hợp với nhu cầu thị trường, đẩy nhanh tốc
độ đổi mới cũng như khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ, sáng tạo và hoặc ứng
dụng có hiệu quả công nghệ, trang bị kỹ thuật, sáng tạo vật liệu mới thay
thế… Các vấn đề trên tác động trực tiếp và rất mạnh đến các lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp Viễn thông. Chính vì vậy, việc xây dựng các POP ở
các nước có các Công ty thành viên đã tạo cho VNPT Global có thế mạnh
trong các dịch vụ IP LC và IP Transit.
3. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực
11

11
Trên thực tế, nguồn nhân lực của VNPT Global có khả năng đáp ứng được cả
về số lượng và chất lượng các yêu cầu đặt ra để thực thi sứ mệnh của Công ty. Với
ban lãnh đạo có tầm nhìn và đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động.
 Trung tâm Mạng và dịch vụ dữ liệu: gồm 01 Giám đốc phụ trách tình
hình chung, 01 chuyên viên dự án chuyên trách về hợp đồng và thương thảo, 01
chuyên viên nghiên cứu thị trường, 03 chuyên viên kinh doanh và 01 tổ điều hành

mạng (13 người, NOC luôn duy trì đội ngũ trực 2 người/ca 24x7, 365 ngày/năm để
theo dõi hoạt động các POP dựa trên hệ thống thiết bị theo dõi đã xây dựng).
 Trung tâm Kinh doanh – Phát triển dịch vụ: gồm 01 Giám đốc phụ trách
tình hình chung của Trung tâm, 01 chuyên viên dự án chuyên trách về mảng thiết
bị, 04 chuyên viên phụ trách về phát triển dịch vụ, 03 chuyên viên nghiên cứu thị
trường, 01 chuyên viên khảo sát.
 Bộ phận đầu tư – tài chính: gồm 04 chuyên viên tài chính.
 Bộ phận tổ chức – hành chính: gồm 04 nhân viên.
 Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: gồm 01 Trưởng Chi nhánh và 05 chuyên
viên kinh doanh, 01 Giám sát viên trung tâm chăm sóc khách hàng Quốc tế, 30 nhân
viên chăm sóc khách hàng quốc tế qua điện thoại.
4. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp viễn thông
Công ty VNPT Global cần chú trọng hai vấn đề chính là luôn đánh giá đúng thực
trạng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp trên cả hai mặt là hệ thống tổ chức và cơ
chế hoạt động của nó và khả năng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước các biến động
của môi trường kinh doanh
5. Tình hình tài chính doanh nghiệp viễn thông
2.2.3 Phân tích cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty VNPT
Global
Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh bên ngoài của VNPT

Cơ hội Thách thức
D
ịch vụ kết nối tại
POP
- Xu hư
ớng hội nhập sẽ giúp
VNPT Global t
ận dụng vốn,
công nghệ hiện đại v

à kinh
nghi
ệm quản lý để thâm nhập
ra thị trường nước ngoài.
- Tình hình kinh tế - xã h
ội
trong nư
ớc ổn định, lĩnh vực
kinh doanh nảy sinh lãi cao s

- S
ự xuất hiện của các đối
thủ cạnh tranh trong nước v
à
quốc tế.
- Nguy cơ t
ụt hậu về công
nghệ, phát triển thị trường.
12

12
kích thích đầu tư cho l
ĩnh vực
này.
Dịch vụ VoIP - Có cơ h
ội mở rộng các tuyến
lưu lượng, giảm cước phí
- T
ận dụng công nghiệp hiện
đại để hạn chế những như

ợc
điểm hiện có
- Cạnh tranh gay gắt
- Thách th
ức từ phía khách
hàng
- B
ị các dịch vụ thay thế ở
cước phí thấp hơn c
ạnh
tranh như VoIP truy
ền
thống, điện thoại Internet.
Bảng tổng hợp các yếu tố tổ chức bộ máy và nhân sự
Các yếu tố Cơ hội Thách thức
Tổ chức bộ máy sản
xuất kinh doanh
- Doanh nghi
ệp chủ đạo về
cung cấp và khai thác d
ịch vụ
trên toàn quốc và đi quốc tế;
- Đi
ểm phục vụ rộng khắp, gần
và ti
ện tiếp xúc với khách
hàng;
- Uy tín, danh tiếng và quan h

truy

ền thống bền vững với bạn
hàng.
- Các đơn vị trực thuộc ch
ưa
th
ực sự tự chủ về trách nhiệm
và quy
ền lợi gắn với hiệu quả
sản xuất kinh doanh;
- Có sức ỳ c
ủa một doanh
nghiệp vốn độc quyền.
Lao động
- Đ
ội ngũ CBCNV có truyền
thống và kinh nghi
ệm lâu năm
trong ngành, làm chủ đư
ợc
thiết bị mới
- Còn thi
ếu cán bộ quản lý, kỹ
thuật nghiệp vụ đầu đàn, đ
ặc
biệt là cán b
ộ kinh tế trong lĩnh
vực nghiên cứu thị trường, t
ìm
hi
ểu nhu cầu, chăm sóc khách

hàng…
- Năng suất lao động thấp
Thu nhập
- Ổn định, có cải thiện h
ơn qua
từng năm.
-
Không cao, còn mang tính
bình quân, chưa th
ực sự
khuyến khích người tài.
Bảng tổng hợp môi trường bên trong của VNPT

Điểm mạnh Điểm yếu
Dịch vụ thuê POP
- Tiết kiệm chi phí cho
doanh nghiệp do không
phải đầu tư xây dựng các
- Chưa triển khai đư
ợc rộng
rãi đ
ối với các đối tác trong
nước.
13

13
POP. Tận dụng hạ tầng
kết nối tại POP
- Đáp ứng nhu cầu mở rộng
mạng lưới và kết nối toàn

cầu
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng
về dung lượng từ STM1,
STM4, STM16…

D
ịch vụ mạng
riêng
ảo MPLS/
VPN
- Công nghệ chuyển mạch
nhãn đa giao thức MPLS
(Multi Protocol Label
Switching) là công nghệ
tiên tiến nhất hiện nay
trong mạng thế hệ kế tiếp
NGN đang được ứng
dụng tại các nước tiên tiến
như Mỹ, Nhật,
Singapore…
- Chi phí đầu tư hiệu quả:
do chỉ tạo các kết nối ảo.
Các Site của khách hàng
liên lạc với nhau thông
qua hạ tầng Internet công
cộng.
- Bảo mật an toàn: Bảo mật
trên mạng core MPLS của
VNPT và trên kênh
Leased Line riêng (local

loop)
- Tốc độ cao, đa ứng dụng
và cam kết QoS: tốc độ
cung cấp theo nhu cầu
khách hàng, nâng cấp tốc
độ n*Gbs không cần thay
đổi thiết bị, có thể đáp
ứng đa dịch vụ trên một
kết nối và cam kết về chất

Phải triển khai đồng bộ tr
ên
mạng lư
ới lớn để thu hồi vốn
nhanh.

Chi phí đầu tư ban dầu cao
14

14
lượng dịch vụ QoS
Dịch vụ IP Transit

- Đáp ứng mọi yêu cầu về
băng thông từ DS3,
STM1, STM4, STM16…
- Cam kết chất lượng dịch
vụ QoS
- Hạ tầng viễn thông kết nối
thông qua hệ thống đường

trục quốc gia của VNPT,
cáp quang biển và các
điểm kết nối tại nhiều
quốc gia trên thế giới.
- Hệ thống giá linh hoạt:
giá cố định hàng tháng
hay giá theo lưu lượng sử
dụng.
- Giải pháp toàn diện: tư
vấn giải pháp kết nối,
cung cấp thiết bị, giám sát
hoạt động mạng hoặc
quản lý hệ thống cho
khách hàng.
- Báo cáo theo thời gian
thực: khách hàng có thể
truy cập và giám sát hiệu
năng của mạng bất cứ lúc
nào.
- Chưa triển khai đư
ợc tới
các đối tượng khách h
àng là
ISP, OSP và các công ty hay
tổ chức nằm ngoài Tập đoàn.

Dịch vụ thu
ê kênh
quốc tế IPLC
- Đường truyền được thiết

lập cố định và dành riêng
nên đảm bảo tốc độ và
tính bảo mật
- Đáp ứng đa dịch vụ trên 1
kết nối: Mạng riêng ảo
(VPN), Hội thảo từ xa
(Video Conferencing),
điện thoại Internet (IP
- Cước thuê kênh còn cao

15

15
Phone)…
- Dung lượng kết nối lớn
đáp ứng từ DS3 đến
STM16.
Dịch vụ VoIP
- Đăng nhập dễ dàng tại
thời điểm và địa điểm
khác nhau
- Chất lượng đàm thoại tốt,
đảm bảo an toàn bí mật.
- Các tính năng như chuyển
tiếp cuộc gọi, chờ cuộc
gọi, thư thoại, người gọi
ID và 3way-gọi, được bao
gồm với điện thoại
Internet tại không có phí
phụ thêm


Thiếu các dịch vụ liên tục
trong thời gian cúp điện và
gọi điện thoại khẩn cấp.

Độ an toàn và bảo mật chưa
được đảm bảo tuyệt đối
Kết luận chương 2
VNPT Global là doanh nghiệp mới thành lập, đang từng bước thâm nhập thị
trường nhưng cũng đã có vị thế và chỗ đứng cụ thể trên thị trường trong nước cũng
như trong khu vực và trên thế giới, hoạt động có quy mô, kinh doanh nhiều lĩnh
vực, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là dịch vụ viễn thông, dịch vụ giá trị gia tăng trên
mạng di động, thiết lập hệ thống POP Internet, hoạt động thương mại và đầu tư.
Công tác nghiên cứu môi trường kinh doanh phục vụ xây dựng chiến lược
kinh doanh của VNPT Global còn nhiều hạn chế
Qua việc nghiên cứu môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trọng của
VNPT Global đối với việc kinh doanh các dịch vụ viễn thông đã rút ra các yếu tố
thời cơ và nguy cơ tác động từ môi trường bên ngoài cùng các điểm mạnh yếu của
bản thân công ty trong việc kinh doanh các dịch vụ viễn thông.

16

16
CHƯƠNG 3:
CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU VỀ NGHIÊN CỨU MÔI
TRƯỜNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VNPT
3.1 ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ VNPT

3.1.1 Về công việc thu thập và xử lý thông tin
- Đầu tư thích đáng để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và các phầm mềm
chuyên dụng phục vụ công tác quản trị chiến lược kinh doanh.
- Thường xuyên tổ chức thu thập các thông tin cơ bản để cập nhật, bổ sung
hiệu chỉnh kịp thời hệ thống cơ sở dữ liệu của Công ty.
- Định kỳ tổ chức các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường.
3.1.2 Quy định trách nhiệm thu thập cung cấp thông tin
Cần có quy định thống nhất về hệ thống cung cấp thông tin và trách nhiệm
quản lý và sử dụng những thông tin đó.
3.1.3 Thành lập bộ phận Quản trị chiến lược kinh doanh của VNPT Global
Tổ chức một bộ phận chuyên về quản trị chiến lược kinh doanh đặt trong khố
chức năng của Công ty, bố trí con người đủ số lượng cùng trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và kinh nghiệm cần thiết để đảm nhiện chức trách được giao.
3.2 KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ VNPT
3.2.1 Các căn cứ xây dựng chiến lược
3.2.2 Quan điểm và mục tiêu chiến lược kinh doanh các dịch vụ viễn thông
3.2.3 Kiến nghị về công tác nghiên cứu môi trường tại Công ty VNPT Global
1. Tạo lập môi trường kinh doanh
2. Tìm kiếm và phát triển thị trường mới
3. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
4. Đầu tư nâng cấp công nghệ mới hiện đại
5. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực
6. Thường xuyên tái cấu trúc sắp xếp lại bộ máy tổ chức
7. Chủ động đầu tư ra nước ngoài
3.2.4 Các đề án tiền khả thi trong việc nghiên cứu môi trường kinh doanh tại
thị trường mới
1. Dự án Campuchia
17


17
Như trên cho thấy, thị trường Viễn thông Campuchia mặc dù còn rất sơ khai
nhưng đang có nhiều khởi sắc và vươn lên mạnh mẽ, số các ISP tăng nhanh đáng
kể (37 ISPs) và hiện đang có một số ISP lớn từ Việt nam và trên thế giới đã tham
gia vào thị trường tiềm năng này nên tính cạnh tranh đang được đẩy lên nhanh
chóng. Do đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở mạng lưới Viễn thông với những ưu điểm
của mình sẽ giúp VNPT-G phát triển mạnh mẽ và khả năng chiếm lĩnh thị phần tại
thị trường này là khả quan, hiệu quả kinh tế mang lại là rõ ràng.
Việc cung cấp một gói sản phẩm với toàn bộ phần cứng, phần mềm là một
mô hình kinh doanh mới với tính tiện ích cao, mang lại cho các đối tác khách hàng
những lợi ích như:
- Thời gian thiết lập kênh nhanh.
- Chủ động và chuyển hướng kênh nhanh nếu giá cả cạnh tranh.
- Dễ dàng cân đối lưu lượng khi dung lượng lớn và cấu hình POP đồng nhất
với các nhà mạng trong nước và quốc tế.
- Ngoài việc cung cấp IP Transit, thông qua POP, khách hàng có thể hợp tác
với các đối tác nước ngoài để cung cấp thêm cho khách hàng như:
 Thu gom lưu lượng thoại quốc tế.
 Cung cấp dịch vụ IPLC
 Cung cấp dịch vụ IP VPN/Ethenet
- Mở các kênh peering để giảm lưu lượng quá giang Quốc tế.
2. Dự án Myanmar
Mặc dù thị trường Viễn thông Myanmar còn rất sơ khai và khó khăn do chế
độ chính trị quy định nhưng đang có nhiều tín hiệu khởi sắc bởi những thay đổi về
thể chế chính trị mới đây. Đặc biệt từ sau chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Chính
phủ Việt Nam và lãnh đạo của tập đoàn VNPT tới Myanmar, hai bên đã đi đến thỏa
thuận và thống nhất trên một số lĩnh vực hợp tác Viễn thông cùng có lợi.
Tại Myanmar, tuy số ISP chỉ là 2, nhưng đây lại là một lợi thế rất lớn nếu
chúng ta đầu tư vào thị trường này bởi tính cạnh tranh chưa có, trong khi trình độ

quản lý, kỹ thuật, công nghệ của chúng ta có những lợi thế so sánh vượt trội so với
bạn. Đặc biệt khi lộ trình mở cửa ngành Viễn thông, các vấn đề quản lý Internet và
công nghệ di động của Myanmar được nới lỏng và bình đẳng sẽ tạo điều kiện thuận
lợi rất lớn cho VNPT-G kinh doanh tại đây nhất là khi chúng ta thuộc một trong số
ít các doanh nghiệp nước ngoài tiên phong đầu tư tại Myanmar trong lĩnh vực Viễn
thông. Với mức dân số khá đông 59,981 triệu người, Myanmar thực sự là một thị
trường tiềm năng trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là nhu cầu trong lĩnh vực Viễn
thông khi mà Myanmar đang chuyển mình mạnh mẽ để tiến tới một nền kinh tế mở
và hội nhập quốc tế theo cả chiều rộng và chiều sâu, trên nguyên tắc bình đẳng cùng
18

18
có lợi. Bên cạnh đó, Myanmar có đường biên giới chung với Trung Quốc (2.185
Km), Lào (235 Km), Thái Lan (1.800 Km), Ấn Độ (1.463 Km) và Băng-la-đét (193
Km), các nước láng giềng của Myanamar này đều là các nước đông dân và đặc biệt
là Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có ngành viễn thông phát triển và nhu cầu thị
trường là to lớn, nếu chúng ta thiết lập mạng lưới viễn thông Myanamar thì sẽ tạo
đà để mở rộng phát triển các dịch vụ như thoại, sang các nước này trong tương lai
gần. Do đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở mạng lưới Viễn thông tại Myanmar là một
sự cần thiết cấp thiết và mang tính lâu dài, đồng thời kết hợp với những với những
kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của mình, chắc chắn rằng, VNPT-G sẽ phát triển
mạnh mẽ, khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị
phần tại đây là khả quan, hiệu quả kinh tế mang lại là rõ ràng
Kết luận chương 3
Để có thể xây dựng tốt chiến lược kinh doanh của VNPT Global, cần phải có
đội ngũ án bộ có năng lực trình độ và được tổ chức tốt, tiến hành phân tích sâu sắc
môi trường kinh doanh. Trong thời gian qua công việc này đã từng bước nhận được
nhiều quan tâm hơn. Tuy nhiên chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra. Vì thế xin nêu ra
một số đề xuất về các vấn đề liên quan:
- Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông

tin và phân tích môi trường kinh doanh phục vụ xây dựng chiến lược kinh
doanh là: Quy định thống nhất về hệ thống cung caaos và sử dụng thông
tin; tổ chức bộ phận quản trị chiến lược của VNPT Global gồm con người
có đủ trình độ năng lực để đảm trách công việc được giao.
- Các dự án tiền khả thi khi tiến hành nghiên cứu môi trường kinh doanh
tại thị trường mới
KẾT LUẬN
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế
VNPT là một công việc lớn và còn mới. Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập
hiện nay, việc xây dựng chiến lược kinh doanh càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Để xây dựng chiến lược kinh doanh phải tiến hành nghiên cứu về môi trường
kinh doanh. Đó chính là các căn cứ quan trọng làm cơ sở hoạch định chiến lược. Vì
vậy, nghiên cứu lý luận về phân tích môi trường kinh doanh và vận dụng và thực
tiễn của VNPT Global là vấn đề quan trọng và là đóng góp của tác giả.
Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả không có tham vọng đi hế toàn
bộ các vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh và nghiên cứu một cách đầy đủ nội
dung các bước phân tích môi trường kinh doanh, mà chỉ tập trung vào khâu phân
19

19
tích môi trường theo mục tiêu đã đặt ra đối với Công ty VNPT Global. Luận án giải
quyết được một số vấn đề sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh, phân tích
môi trường kinh doanh phục vụ xây dựng chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung, phát triển và vận dụng theo đặc thù của doanh
nghiệp viễn thông nói riêng.
- Vận dụng lý luận, tiến hành phân tích cụ thể môi trường kinh doanh các
dịch vụ viễn thông của Công ty VNPT Global. Qua việc phân tích, đã rút
ra nhứng thời cơ và thách thức từ môi trường bên ngoài, các điểm mạnh
và điểm yếu của Công ty VNPT Global trong việc kinh doanh các dịch vụ

viễn thông.
- Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng công việc xây dựng chiến lược của
Công ty VNPT Global, luận án đã nghiên cứu đề xuất việc tổ chức phân
tích môi trường kinh doanh và các định honwgs chiến lược kinh doanh
các dịch vụ viễn thông của Công ty VNPT Global đến năm 2015.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận án cao học, với khả năng và thời hạn có
hạn chắc chắn luận án này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tác
giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo và đồng
nghiệp.
Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và hiệu
quả của PGS.TS. Hoàng Văn Hải; nhiều ý kiến đóng góp, động viên giúp đỡ
của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng các đồng nghiệp; xin chân thành
cảm ơn các ý kiến đóng góp đó!


×