HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VŨ BẠCH LIÊN
NGHIÊN CỨU VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - NĂM 2012
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN VINH
Phản biện 1: ………………
Phản biện 2: ………………………………………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, nền
kinh tế của Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu rất quan
trọng. Đặc biệt trong mấy năm đầu của thế kỷ 21, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì khá cao, GDP đạt từ 6,7%
đến 7,2%, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước ở Châu
Á có nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, chỉ sau Trung Quốc.
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế
thế giới, với kim ngạch thương mại đã vượt tổng sản phẩm quốc
nội và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với GDP ngày càng
tăng.
Cùng với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, ngành
y tế Việt Nam dưới sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư có hiệu quả của
nhà nước, đã dành được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Trong
công tác phòng bệnh đã bước đầu khống chế, đẩy lùi và thanh toán
một số dịch bệnh nguy hiểm, không để dịch bệnh lớn xảy ra, tỷ lệ
người mắc và chết giảm đi rõ rệt. Mạng lưới y tế cơ sở đang dần
được củng cố, đặc biệt hình thành hệ thống y tế thôn bản gần dân,
tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận các dịch vụ y
tế. Đồng thời công tác dược đã có những bước phát triển rất cơ
bản về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc. Về cơ bản
ngành dược đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc cho nhân dân
cả về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh những thành tựu cơ bản của ngành dược đã đạt
được trong những năm qua, công tác dược đang đứng trước
những tồn tại và thách thức không nhỏ. Sự phát triển của công
nghiệp hoá dược và công nghiệp kháng sinh của Việt Nam gần
như chưa đáng kể. Mạng lưới cung ứng, phân phối thuốc phát
triển chậm, phân tán, khép kín và độc quyền. Các đơn vị, công ty
kinh doanh, phân phối thuốc của Việt Nam quy mô còn nhỏ,
2
năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị
trường.
Thị trường dược vừa qua rối loạn, cạnh tranh không lành
mạnh buộc chính phủ phải có sự can thiệp - điều này đã làm môi
trường kinh doanh thay đổi. Trước bối cảnh đó, Công ty Cổ phần
Y dược Việt Nam muốn tồn tại và phát triển vững chắc cần có sự
thay đổi chiến lược kinh doanh.
Là một công ty mới thành lập, còn non trẻ trong lĩnh vực
Dược phẩm, lại chưa lập được chiến lược kinh doanh cụ thể cho
doanh nghiệp, vì thế, cùng với yêu cầu thực tế của thị trường,
Công ty Cổ phần Y dược Việt Nam đã gặp không ít khó khăn
trong việc phát triển doanh nghiệp của mình tại thị trường dược
phẩm Việt Nam. Với mong muốn góp phần tìm ra hướng đi
nhằm khẳng định và phát triển vị thế của Công ty Cổ phần Y
Dược Việt Nam trong tương lai, đồng thời, nhằm vận dụng
những kiến thức được học ở chương trình cao học, tôi đã chọn đề
tài nghiên cứu “Chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Y
dược Việt Nam đến năm 2015” để viết luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về hệ thống lý luận về xây dựng chiến lược
và quản trị chiến lược để áp dụng, phân tích cơ sở xây dựng
chiến lược, đồng thời đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh
của công ty. Phân tích, đánh giá, đề xuất việc xây dựng chiến
lược kinh doanh công ty cổ phần y dược Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: phân tích và đề xuất chiến lược
kinh doanh cho công ty Cổ phần Y dược Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: chiến lược cấp công ty giai đoạn
2011-2015
3
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến nội dung đề
tài, học viên đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các
phương pháp cụ thể bao gồm: phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp đối chiếu, phương pháp mô tả và khái quát hoá đối
tượng nghiên cứu. Các phương pháp này được kết hợp chặt chẽ
với nhau để rút ra những kết luận phục vụ cho đề tài.
5. Những đóng góp của luận văn
Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về
chiến lược kinh doanh; ứng dụng những vấn đề lý luận đó vào
việc phân tích môi trường để tìm ra những thời cơ, thách thức;
đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh
doanh, từ đó đề xuất việc xây dựng chiến lược kinh doanh của
công ty Cổ phần Y dược VN
6. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danhh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung về chiến lược kinh doanh
Chương 2. Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh của
công ty Cổ phần Y dược Việt Nam
Chương 3. Một số giải pháp trong chiến lược kinh doanh của
công ty Cổ phần Y dược Việt Nam
4
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH
1.1 Chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh
1.1.1 Chiến lược kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm chiến lược, chiến lược kinh doanh
a. Khái niệm về chiến lược
Trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lược nói chung đã
được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của
một cuộc chiến tranh.
b. Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là phác thảo hình ảnh tương lai của
doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác.
Theo cách này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo
3 ý nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu và các biện pháp
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ
nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.
1.1.1.2 Các loại chiến lược kinh doanh.
* Căn cứ vào phạm vi của chiến lược kinh doanh
- Chiến lược chung (chiến lược tổng quát)
- Chiến lược bộ phận
* Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh
- Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt
- Chiến lược kinh doanh dựa trên ưu thế tương đối
- Chiến lược kinh doanh tạo tấn công
- Chiến lược khai thác các khả năng tiềm tàng
1.1.1.3 Đặc trưng và vai trò của chiến lược kinh doanh
* Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
5
- Phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản phương hướng
kinh doanh cần đạt tới trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy
đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
- Chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động của doanh
nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong
tương lai.
- Được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai
thác và sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài sản lực cả hữu hình
và vô hình), năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong hiện tại và
tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành
ưu thế trong cạnh tranh.
- Được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng,
đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến
lược.
- Luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh
tranh.
- Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây
dựng tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều
tập trung vào nhóm quản trị viên cấp cao nhằm đảm bảo tính
chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong
cạnh tranh.
* Vai trò của chiến lược kinh doanh
- Giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hướng phát triển trong
tương lai.
- Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội
kinh doanh, thời cơ, nguy cơ
- Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Giúp cho doanh nghiệp tạo ra những chiến lược kinh doanh
tốt hơn trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược.
- Giúp tăng doanh số bán ra, tăng năng suất lao động, tăng
hiệu quả quản trị, tránh các rủi ro về tài chính
6
1.1.1.4 Căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh
- Định hướng của Đảng, chế độ chính sách pháp luật của Nhà
nước, ngành.
- Kết quả dự báo nhu cầu thị trường.
- Kết quả phân tích, tính toán, dự báo về nguồn nguyên liệu
mà doanh nghiệp có thể khai thác.
- Ngoài ra còn có 3 cơ sở chủ yếu thường được gọi là tam
giác chiến lược. Đó là khách hàng, khả năng của doanh nghiệp và
đối thủ cạnh tranh.
1.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh
1.1.2.1 Quản trị chiến lược và vai trò của quản trị chiến lược
* Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh: là quá trình
nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch
định các mục tiêu của tổ chức; đề ra thực hiện và kiểm tra việc
thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi
trường hiện tại cũng như tương lai.
* Vai trò của quản trị chiến lược
1.1.2.2 Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh
a. Xác định chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu
b. Phân tích môi trường kinh doanh
1.2. Tác động của môi trường kinh doanh tới chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp
1.1.2 Môi trường bên ngoài
1.1.2.1 Môi trường vĩ mô
1.1.2.2 Môi trường vi mô
1.2.2 Môi trường bên trong
Bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của doanh
nghiệp, bao gồm các lĩnh vực chức năng như nguồn nhân lực,
khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm, tài chính kế toán,
Marketing, hệ thống thông tin, tổ chức chung.
1.2.3 Môi trường quốc tế
1.2.3.1 Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước
7
Ảnh hưởng của yếu tố quốc tế tới môi trường vĩ mô:
Ảnh hưởng tới môi trường kinh tế
Ảnh hưởng tới môi trường chính trị và pháp luật
Ảnh hưởng tới môi trường công nghệ
Ảnh hưởng của yếu tố quốc tế tới môi trường vi mô
1.2.3.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
1.3 Các mô hình chiến lược kinh doanh chung
1.3.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung
1.3.1.1 Chiến lược thâm nhập thị trường
1.3.1.2 Chiến lược phát triển thị trường
1.3.1.3 Chiến lược phát triển sản phẩm
1.3.2 Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập
1.3.2.1 Tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua
liên kết hội nhập dọc ngược chiều
1.3.2.2 Tăng trưởng liên kết hội nhập dọc thuận chiều
1.3.2.3 Tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua
liên kết hội nhập chiều ngang
1.3.2.3 Chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh
bằng đa dạng hóa hoạt động
1.3.3 Chiến lược liên doanh liên kết
1.3.4 Chiến lược suy giảm
1.3.5 Chiến lược hỗn hợp
1.4 Các chiến lược kinh doanh bộ phận
1.4.1 Các chiến lược sản xuất kinh doanh
1.4.1.1 Chiến lược sản phẩm, dịch vụ
1.4.1.2 Chiến lược thị trường
1.4.1.3 Chiến lược về giá cả
1.4.2 Chiến lược tài chính
1.4.3 Chiến lược nguồn nhân lực
1.4.4 Chiến lược marketing
8
1.5 Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược
1.5.1 Công cụ xây dựng chiến lược
1.5.1 Giai đoạn 1 – Giai đoạn nhập vào: tóm tắt các thông tin cơ
bản đã được nhập vào cần thiết cho việc hình thanh chiến lược.
Bao gồm các ma trận EFE, ma trận IFE
1.5.1.1 Ma trận EFE – Ma trận đán giá các yếu tố bên ngoài
(External Factor Evaluation matrix)
1.5.1.2 Ma trận IFE – Ma trận đánh giá các yếu tố bên trogn
(Internal Factor Evaluation Matrix)
1.5.1.3 Ma trận SWOT
Bảng 1.1 Mô h
ì
nh ma trận SWOT
SWOT Cơ hội O Đe dọa T
Điểm
mạnh S
Phối hợp S/O
Sử dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Phối hợp S/T
Sử dụng các điểm mạnh để
vượt qua mối đe dọa
Điểm
yếu W
Phối hợp W/O
Tận dụng cơ hội để
khắc phục điểm yếu
Phối hợp W/T
Giảm thiểu các điểm yếu
và tìm cách tránh mối đe
dọa
1.5.1.4 Ma trận đánh giá hành động và vị trí chiến lược của
doanh nghiệp – Ma trận SPACE
9
Hình 1. 1 Ma trận SPACE
1.5.1.5 Ma trận BCG
Hình 1.2 Ma trận BCG
Tên của bốn phần của ma trận lần lượt là: Ngôi sao, Dấu hỏi, Bò
sữa và Chó.
Hình 1.3 Các thành phần của ma trận BCG
10
1.5.1.6 Ma trận MxKinsey – GE
Là ma trận xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong
ngành.
Bảng 1.2 Ma trận McKinsey – GE
Mạnh
Trung
bình
Thấp
Sự hấp
dẫn
của ngành
Cao
Đầu tư để
tăng trưởng
Đầu tư để
tăng trưởng
Tăng
trưởng
hoặc rút
lui
Trung
bình
Đầu tư chọn
lọc
để tăng
trưởng
Tăng
trưởng
hoặc rút lui
Thu hoạch
Thấp
Tăng trưởng
hoặc rút lui
Thu hoạch Loại bỏ
1.5.1.5Ma trận chiến lược chính: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
Porter
Hình 1.4 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Porter
Đối thủ tiềm ẩn
Sản phẩm thay thế
Đối thủ cạnh tranh
Khách hàng
Nhà cung cấp
Áp
lực
Áp lực gia nhập
Áp lực
m
ặ
c c
ả
Áp lực thay thế
11
1.5.1.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
1.5.2 Các công cụ để lựa chọn chiến lược
1.5.2.1Sử dụng ma trận kế hoạch chiến lược định lượng (Ma trận
QSPM)
1.5.2.2 Sử dụng thông tin đầu vào từ các ma trận EFE, IFE, SWOT,
chiến lược chính để đánh giá khách quan các chiến lược thay thế tốt
nhất
1.6 Những bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược của
các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Doanh nghiệp nước ngoài:: Tập đoàn dược phẩm Sanofi –
Aventis
Doanh nghiệp trong nước: Công ty cổ phần dược phẩm Nam
Hà
12
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNGKINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC VIỆT NAM
2.1 Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và tác động của nó
tới môi trường kinh doanh của công ty cổ phần Y dược Việt
Nam
2.1.1 Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
2.1.2 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới nền kinh tế Việt Nam.
2.1.3 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới môi trường kinh doanh
của công ty cổ phần y dược Việt Nam.
2.2 Phân tích môi trường bên ngoài
2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Yếu tố văn hóa - xã hội, dân số.
Yếu tố chính trị, pháp luật
Yếu tố chính sách Nhà nước
Yếu tố tự nhiên
Yếu tố công nghệ
2.2.2 Phân tích môi trường vi mô Môi trường vi mô hay còn
gọi là môi trường ngành của các doanh nghiệp. Để phân tích môi
trường ngành ta dùng mô hình 5 yếu tố ngành của porter như sau:
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường
Đối thủ cạnh tranh của VN PHARMA trong thị trường dược
phẩm Việt Nam là tất cả các công ty đang hoạt động trong ngành
Tác giả xin chọn Công ty dược phẩm Đông Á và Công ty
Sanofi-Aventis Việt Nam để phân tích.
Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành hàng Dược
phẩm công ty Cổ phần Y Dược Việt Nam
13
TT
Các nhân tố
thành công
Trọng
số
SANOFI DAP
VN
Pharma
Điểm
Điểm
trọng
số
Điểm
Điểm
trọng
số
Điểm
Điểm
trọng
số
1
Khả năng kiểm
soát nguồn dược
liệu ổn định
0,11 4 0,44 0 0 0 0
2
Sản phẩm chất
lượng, an toàn
0,17 4 0,68 3 0,51 3 0,51
3
Kênh phân phối
sản phẩm
0,18 3 0,54 1 0,36 1 0,18
4
Năng lực nghiên
cứu, phát triển
thuốc mới
0,14 4 0,56 3 0,32 2 0,28
5 Marketing tốt 0,15 4 0,60 3 0,45 1 0,15
6
Năng lực sản
xuất 0,13 4 0,52 0 0 0 0
7
Năng lực tài
chính 0,12 4 0,48 3 0,36 2 0,24
Tổng 1 3,82 2,1 1,36
2.2.2.2 Đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
2.2.2.3 Khách hàng
2.2.2.4 Nhà cung cấp
2.2.2.5 Sản phẩm, dịch vụ thay thế
2.2.3 Những nhận xét đánh giá về môi trường bên ngoài ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần y dược
Việt Nam.
Để đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến
công ty ta sử dụng ma trận các yếu tố bên ngoài
14
2.3 Phân tích môi trường bên trong của công ty Cổ phần Y
dược Việt Nam
2.3.1 Những nét khái quát về công ty Cổ phần Y dược Việt Nam
2.3.1.1 Giới thiệu công ty:
Công ty Cổ phần Y Dược Việt Nam, tên viết tắt VN
PHARMA (sau đây gọi là VN PHARMA) được thành lập vào
tháng 3 năm2008. Công ty hiện nay đang là nhà phân phối chính
của hơn 50 loại thuốc Đông dược và Tân dược có nguồn gốc từ
Mỹ, Ba Lan, Trung Quốc, Đông Âu, Việt Nam…, được phân phối
rộng rãi trên tỉnh thành trên toàn quốc, bao gồm:
- Thuốc Tây Y bao gồm các nhóm SP: Thần kinh, nội tiết, da liễu,
tim mạch, tiêu hóa, thuốc bổ … được nhập khẩu từ Ba Lan, Đức,
Hồng Kông, Trung Quốc
- Thuốc có nguồn gốc thảo dược là các SP tiêu biểu nhập khẩu từ
các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc, Mỹ Thuốc Đông y
là thế mạnh và định hướng phát triển chính của công ty.
2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức và lao động của công ty
Hiện tại, tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty
là 35 người, được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc công ty
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Nghiên cứu
chuyên môn
15
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình độ Trung cấp Cao đẳng Đại học
Số lượng
4 12 19
Nguồn: phòng kế toán
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi
Dưới 30 Từ 30 đến 50 Trên 50
Số lượng
30 5 2
Nguồn: phòng kế toán
2.3.1.3 Chức năng, phạm vi kinh doanh của công ty
Phạm vi kinh doanh của công ty gồm: Sản xuất và buôn bán
hoá mỹ phẩm; Sản xuất và buôn bán dược phẩm; Gieo trồng, chế
biến, thu mua, buôn bán dược liệu; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi
hàng hoá; Sản xuất và buôn bán lương thực, thực phẩm; Sản xuất
và buôn bán hoá chất; Sản xuất và buôn bán trang thiết bị, dụng cụ
y tế, Kinh doanh bất động sản
2.3.1.4 Sứ mệnh, nhiệm vụ của công ty
Với phương châm “Kinh doanh chuyên nghiệp, phục vụ
tận tâm”, công ty nguyện đem những Dược phẩm tốt nhất đến
người dân Việt Nam để mọi người dân đều được hưởng có một
sức khỏe tốt, một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc nhờ những tiến bộ
của nền Y Dược thế giới. Chuyên nghiệp, tận tình, nghiên cứu thị
trường sâu sắc, hiểu biết về sự khác biệt giữa các nền văn hóa
tất cả những điều đó là động lực mạnh mẽ để công ty cổ phần y
dược Việt Nam làm tốt việc kinh doanh các sản phẩm chất lượng
cao tại thị trường Việt Nam. Công ty Cổ Phần Y Dược Việt Nam
đem hết sức mình cống hiến cho sức khỏe của người dân Việt
Nam.
2.3.1.5 Tiềm lực tài chính
Công ty có đủ tiềm lực tài chính đủ mạnh để đáp ứng
được những thay đổi của việc thực hiện chiến lược.
16
Bảng 2.4 Tổng năng lực tài chính của công ty giai đoạn 2008 -2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2008 2009 2010 2011
Tổng vốn
12.000 12.500 13.500 15.000
Nguồn: phòng kế toán
2.3.2 Phân tích môi trường bên trong
2.3.2.1 Tình hình tài chính
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty
giai đoạn 2008 – 2010
TT
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản % 77,8 80,5 79,6
Tài sản dài hạn/tổng tài sản % 22,2 19,5 20,4
2 Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/tổng nguồn vốn % 58 62 65
Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn
vốn
% 42 38 35
3 Năng lực hoạt động
Thời gian tồn kho Ngày 180 160 150
Kỳ thu tiền Ngày 30 30 30
Kỳ trả tiền Ngày 60 55 50
4 Khả năng thanh toán
Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 1,8 3,11 2,5
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,72 0,8 1
5 Khả năng sinh lợi
ROS % 10 9,8 10,2
ROA % 18 17 17,5
ROE % 42 40 38
2.3.2.2 Hệ thống thông tin
2.3.2.3 Lao động
17
Bảng 2.6 tổng số lao động của công ty giai đoạn 2008 – 2010
Năm 2008 2009 2010
Đại học
2 6 19
Cao đẳng
5 12 12
Trung cấp
1 2 4
Tổng
8 20 35
Nguồn: phòng kế toán
2.3.2.4 Tổ chức kênh tiêu thụ và chính sách marketing
Sơ đố 2.2 Hệ thống kênh phân phối của công ty
Nguồn phòng kinh doanh
Chính sách marketing
Chính sách marketing của công ty tập trung vào hai vấn
đề khách hàng và thị trường.
2.3.1 Một số nhận xét đánh giá môi trường bên trong của
công ty
Điểm mạnh
- Sản phẩm được sử dụng rộng, tần suất tiêu dùng cao, phù
hợp với đặc thù của thị trường bậc trung và bậc cao
- Sản phẩm tuy không nhiều nhưng có giá trị cao.
- Sản Phẩm đạt các tiêu chuẩn về chất lượng
- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
-Các chỉ tiêu tài chính về thị trường nhìn chung đều khá tốt
so với bình quân ngành và so với đối thủ cạnh tranh
- Bộ máy lãnh đạo có trình độ cao
Công ty cổ phần y dược
Việt Nam
Bệnh
Viện
Hiệu
Thuốc
Phòng
khám
tư
18
- Nhân viên có tay nghề và được đào tạo kỹ
- Chính sách nhân sự tốt, quan tâm đến nhân viên
-Tổ chức nhiều hoạt động triển lãm và gặp mặt khách hàng
- Có mạng lưới phân phối hiệu quả
- Hệ thống thông tin mạnh phục vụ cho hoạt động của công ty
- Bầu không khí làm việc vui vẻ, hòa đồng và giúp đỡ lẫn
nhau, mọi người đều thấy được vai trò và sự đống góp của mình
Điểm yếu
- Khả năng cạnh tranh về giá bán thấp
- Tồn kho chiếm tỷ trọng cao
- Phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu
- Công tác đào tạo cán bộ cao cấp chưa thực sự tốt
- Khách hàng có nhiều khả năng lựa chọn
2.3.4 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
giai đoạn 2008 – 2010
Bảng 2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
2008 – 2010
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2008 2009 2010
Doanh thu
Kháng sinh 6.400 7.200 8.400
Cảm cúm 4.800 4.500 4.200
Thuốc điều trị
3.200 4.500 6.300
Thuốc khác 1.600 1.800 2.100
Tổng 16.000 18.000 21.000
Lợi nhuận
Kháng sinh 640 720 840
Cảm cúm 432 405 378
Thuốc điều trị
256 360 504
Thuốc khác 160 180 210
Tổng 1.488 1.665 1.932
Nguồn phòng kế toán
19
Bảng 2.9 Cơ cấu dược phẩm trong doanh thu của công ty giai
đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: %
Năm 2008 2009 2010
Doanh thu
Kháng sinh 40 40 40
Cảm cúm 30 25 20
Thuốc điều trị 20 25 30
Thuốc khác 10 10 10
Tổng 100 100 100
Nguồn phòng kết toán
2.4 Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh của
công ty cổ phần Y dược Việt Nam
2.4.1 Tổng hợp các yếu tố về chiến lược kinh doanh
- Mục tiêu chiến lược
- Phạm vi chiến lược
- Sản phẩm tiêu thụ của chiến lược kinh doanh
- Nhân lực thực hiện chiến lược
2.4.2 Phân tích định hướng chiến lược
Để phân tích về định hướng xây dựng chiến lược cho sự
phát triển của công ty chúng ta sử dụng ma trận SWOT ta có thể
định hướng cho Công ty Cổ phần Y dược Việt Nam những chiến
lược trong từng thời điểm như sau:
Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển sản phẩm
Chiến lược mở rộng thị trường
Chiến lược liên kết ngang
Chiến lược phát triển thương hiệu
Chiến lược ổn định hàng nhập khẩu
Chiến lược phát triển hàng nhập khẩu
20
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Y DƯỢC VIỆT NAM
3.1 Những cơ sở, căn cứ, xuất phát điểm
3.1.1 Quan điểm phát triển của ngành Dược Việt Nam
- Phát triển mạnh công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất
thuốc trong nước, ưu tiên các dạng bào chế công nghệ cao.
- Quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất
nguyên liệu hoá dược.
- Quản lý dược phẩm định hướng theo khách hàng.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất vắc-xin, sinh phẩm y tế.
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ
độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
3.1.2 Các mục tiêu phát triển tổng quát của ngành dược
- Chính sách, chủ trương của Nhà nước
- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Định hướng phát triển sản phẩm
- Định hướng phát triển thị trường
- Định hướng phát triển khoa học công nghệ
- Định hướng phát triển nguồn nhân lực
3.1.3 Các định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể của
2011-2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 của công ty
Cổ phần Y dược Việt Nam
- Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh doanh hàng năm.
- Duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến
bao bì mẫu mã cho hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam.
- Phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế và doanh số cao, cắt bỏ
những sản phẩm có hiệu quả thấp.
21
- Tăng cường hợp tác với các công ty trong và ngoài nước, các
trường đại học và viện nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới có
công nghệ cao, bán vào thị trường cao cấp.
- Phát huy cơ hội liên doanh, liên kết với nước ngoài để khai thác
tốt nhất các nguồn lực của công ty.
- Khai thác tốt nhất các khả năng hiện có của Công ty.
3.1.4 Để xuất chiến lược phát triển kinh doanh của công ty để
đạt được mục tiêu
3.1.4.1 Đề xuất chiến lược
- Giữ vững và mở rộng thị trường.
- Chiến lược cạnh tranh
- Chiến lược sản phẩm được đưa ra trong tình hình sản phẩm
cạnh tranh ngày càng nhiều trên thị trường
- Đẩy mạnh hoạt động marketing
- Quy hoạch lại nguồn nhân lực
3.1.4.2 Đánh giá các chiến lược đề xuất
Căn cứ tình hình thực tế của thị trường dược phẩm Việt Nam,
nguồn lực sãn có của công ty cũng như khả năng thực hiện các
chiến lược đề xuất, công ty có thể thực hiện hai chiến lược như sau:
* Chiến lược giữ vững và mở rộng thị trường
* Chiến lược marketing
3.2 Một số giải pháp giúp công ty cổ phần y dược Việt Nam
xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh
3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị
3.2.1.1 Thực trạng về hoạt động quản trị ở công ty cổ phần y dược
Việt Nam.
Hoạt động quản trị trong công ty được hoạt động theo nhóm
quản trị.
22
3.2.1.2 Giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản trị của công ty
cổ phần y dược Việt Nam.
- Củng cố đường truyền thông tin của các cấp quản trị trong công
ty.
- Quản trị quá trình tác nghiệp của mỗi nhân viên
3.2.2 Giải pháp nâng cao trình độ nhân lực
3.2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của công ty cổ phẩn y dược Việt
Nam
Hiện tại lao động của công ty có lợi thế về trình độ học vấn,
cơ cấu lao động trẻ
Văn hóa công ty chưa được thể hiện rõ ràng, tính cách xã hội
của mỗi nhân viên chưa được bộc lộ rõ ràng.
3.2.2.2 Biện pháp thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Tuyển dụng lao động mới cho công ty và đào tạo lao động hiện
có.
- Xây dựng hệ thống quy định, quy tắc trong công ty.
- Xây dựng chiến lược quản trị nhân lực hợp lý
- Xây dựng văn hóa công ty.
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing
3.2.3.1 Thực trạng hoạt động marketing của công ty.
Hiện tại công tác marketing của công ty được giao cho
những nhân viên phòng kinh doanh thực hiện.
Công tác marketing của công ty chưa có bộ phân riêng lẻ
thực hiện mà do sự kiêm nhiệm của các nhân viên kinh doanh.
3.3.2.2 Biện pháp thực hiện giải pháp hoàn thiện công tác
marketing của công ty
- Phát triển hơn nữa việc nghiên cứu thị trường, để từ đó phân tích
tình hình thị trường, đưa ra các dự báo về nhu cầu của thị trường,
xây dựng được chính sách giá thành sản phẩm hợp lý
23
- Xây dựng được hệ thống cơ sử dữ liệu
- Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng, các yêu cầu của khách
hàng
- Xây dựng các chiến lược quảng bá sản phẩm trên thị trường
- Xây dựng chiến lược PR.
3.2.4 Giải pháp phát triển công nghệ thông tin
3.2.4.1 Thực trạng công nghệ của công ty
Công ty vẫn chưa chú trọng phát triển mảng công nghệ thông
tin của công ty, cụ thể là trang web của công ty
3.2.4.2 Biện pháp phát triển công nghệ trong công ty
Công ty cần xây dựng và phát triển vào trang web của công
ty những thông tin cụ thể hơn về giới thiệu về công ty. Để thực hiện
được việc này, công ty cần có chuyên viên riêng chuyên trách, quản
trị trang web của công ty.
3.2.5 Giải pháp nâng cao tiềm lực tài chính
3.2.5.1 Thực trạng về tiềm lực tài chính trong công ty.
Các nguồn tăng năng lực tài chính của công ty chưa phòng
phú, đa dạng. Các nguồn đầu tư từ bên ngoài chưa phát triển do đó
tiềm lực tài chính của công ty hiện tại chưa phát triển.
3.2.5.2 Biện pháp thực hiện nhằm nâng cao tiềm lực tài chính của
công ty.
- Tăng cường các nguồn lực tài chính của công ty.
- Biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh
- Biện pháp tận dụng vốn kinh doanh của nhà cung cấp
- Tận dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng trong nước
3.2.6 Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty
3.2.6.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
Năng lực cạnh tranh của công ty chưa cao do đó thị phần của
công ty thấp.