BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
ĐỖ ĐÌNH RÔ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ : 60.52.70
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
HÀ NỘI, NĂM 2011
MỞ ĐẦU
Đến tháng 10/2010, trên cả nước đã có 04 doanh nghiệp triển khai cung
cấp dịch vụ viễn thông thế hệ thứ 3 (3G), bao gồm: Vinaphone, Mobifone,
Viettel, EVNTelecom, trong đó EVNTelecom là doanh nghiệp đang triển khai
dịch vụ. Trên thực tế, các doanh nghiệp lớn như Vinaphone, Mobifone, Viettel
đã triển khai HSPA trên hệ thống viễn thông của mình. Theo báo cáo của Bộ
Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp đã lắp đặt tổng số khoảng 47.800
trạm gốc (Node B) trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tổng
số có khoảng 11 triệu thuê bao đăng ký chính thức sử dụng dịch vụ 3G. Ngoài
ra, còn có sự xen lẫn sử dụng các dịch vụ 3G của các thuê bao 2G. Cả về khía
cạnh công nghệ và kinh doanh đều không có sự phân biệt rõ ràng giữa người sử
dụng 2G hay 3G. Tuy nhiên, mặc dù số lượng khách hàng còn rất hạn chế, dịch
vụ được sử dụng chủ yếu là truy cập Internet nhưng trong giai đoạn vừa qua đã
xuất hiện nhiều ý kiến từ phía người sử dụng phản ánh về chất lượng mạng 3G
và cả 2G kể từ khi triển cung cấp dịch vụ.
Trong khoảng thời gian cuối năm 2009, khi dịch vụ 3G bắt đầu được
triển khai, phần lớn các ý kiến phản ánh về việc thiết bị đầu cuối của người
sử dụng dịch vụ lúc chuyển sang mạng 3G, lúc chuyển sang mạng 2G nhưng
ngay cả các dịch vụ truyền thống như thoại, nhắn tin cũng bị giảm sút chất
lượng. Trong khoảng thời gian gần đây, sau khi sử dụng thử nghiệm dịch vụ
mạng 3G, nhiều người sử dụng dịch vụ phản ánh về tốc độ truy nhập
Internet, chất lượng hình ảnh dịch vụ truyền hình di động. Nhiều nhận định
trên các diễn đàn tin học cho rằng, chất lượng của mạng 3G ở Việt Nam rất
thấp, thậm chí tốc độ đường truyền dẫn của mạng 3G chưa đạt tốc độ tiêu
chuẩn thấp nhất theo khuyến nghị của ITU–T và theo lý thuyết công nghệ.
Điều đó đã đặt ra một vấn đề lớn cho doanh nghiệp thông tin di động,
nhà quản lý trong việc triển khai hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ. Kể từ
khi chính thức được cấp giấy phép triển khai mạng, dịch vụ 3G, cơ quan
quản lý chuyên ngành về chất lượng dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp
đã triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng
mạng và dịch vụ. Về cơ bản, dịch vụ đang từng bước đi vào ổn định, đáp
ứng yêu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đề xuất những
giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng
dịch vụ không chỉ hôm nay mà còn có thể dự báo sự phát triển của dịch vụ
trong tương lai để có những giải pháp mang tính hệ thống, hoàn thiện ngay
từ hôm nay là điều rất cần thiết. Đây là nguyên nhân chính để tác giả lựa
chọn luận văn này.
Luận văn nhằm khảo sát, nghiên cứu hiện trạng triển khai xây dựng
mạng 3G, việc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thông tin di động ở
Việt Nam. Nghiên cứu và khảo sát chất lượng mạng, dịch vụ mà doanh
nghiệp đang cung cấp ra thị trường, các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ mà
doanh nghiệp đăng ký, công bố. Trên cơ sở đó nhận xét, tìm ra các nguyên
nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mạng 3G. Đồng thời, dự báo về sự
phát triển dịch vụ trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp nâng cao
chất lượng dịch vụ.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn nhằm nghiên cứu mạng
3G của các doanh nghiệp thông tin di động Việt Nam đã triển khai trong thời
gian qua, bao gồm 03 doanh nghiệp chủ yếu gồm: Vinaphone, Mobifone,
Viettel. Thời gian xem xét số liệu trong khoảng thời gian 01 năm kể từ khi
doanh nghiệp triển khai mạng, dịch vụ.
Thời gian nghiên cứu, ứng dụng: Giai đoạn từ 2011 – 2015.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu bằng các
phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng cấu hình mạng 3G mà
các doanh nghiệp triển khai; các kết quả đo kiểm mạng 3G mà các cơ quan
quản lý, các doanh nghiệp đã đo kiểm trong thời gian qua; xu hướng phát
triển dịch vụ trong thời gian tới. Trên cơ sở đó xây dựng hướng phát triển
tiếp theo của luận văn.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
THẾ HỆ THỨ BA
Chương 1 tập trung giới thiệu tổng quan về quá trình phát triển từ
thông tin di động thế hệ thứ hai lên thông tin di động thế hệ thứ ba.
Khái quát về hệ thống thông tin di động thứ ba, bao gồm kiến trúc
tổng quan, công nghệ và yêu cầu, tiêu chí đối với hệ thống thông tin di
động thế hệ thứ ba.
1.1. Khái quát về mạng thông tin di động thế hệ thứ ba - 3G
1.1.1. Quá trình phát triển các thế hệ thông tin di động
Thống kê quá trình hình thành, phát triển các hệ thống thông tin di
động từ hệ thống 1G đến hệ thống 3G. Các tổ chức nghiên cứu, phát triển
tiêu chuẩn để xây dựng các hệ thống thông tin di động.
1.1.2. Các tiêu chí chung để xây dựng IMT – 2000
Mục tóm tắt kết quả nghiên cứu về các tiêu chí chung của Hệ thống Thông tin Di
động Toàn cầu cho năm 2000, bao gồm các tiêu chí như: Băng tần số sử
dụng; yêu cầu kỹ thuật về tốc độ đường truyền, chất lượng, sự phù hợp với
kiến trúc của các mạng thông tin di động trên thế giới; các dịch vụ mà hệ
thống có thể hỗ trợ.
1.1.3. Mô hình kiến trúc của hệ thống thông tin di động thế hệ ba
1.1.3.1. Kiến trúc chung mạng thông tin di động 3G
Giới thiệu về kiến trúc chung mạng thông tin di động 3G
Hình 1.2. Kiến trúc tổng quát của một mạng di động kết hợp cả CS và PS
1.1.3.2. Kiến trúc tham khảo mạng W-CDMA
Giới thiệu 03 kiến trúc tham khảo mạng thông tin di động W-CDMA,
bao gồm:
- Kiến trúc mạng cơ sở W-CDMA trong 3GPP Release 1999;
- Kiến trúc mạng W-CDMA phát hành 4;
- Kiến trúc mạng đa phương tiện IP của GPP.
Hình 1.3. Kiến trúc tham chiếu cơ bản của 3GPP R99
(Tham khảo nguồn )
Hình 1.4. Kiến trúc mạng W-CDMA phát hành 4
(nguồn: Bài giảng “Giới thiệu công nghệ 3G WCDMA UMTS” cho cán bộ,
nhân viên Tổng Công ty Viễn thông Quân đội – TS Nguyễn Phạm Anh Dũng)
Hình 1.5. Kiến trúc mạng đa phương tiện IP của GPP
(Tham kh
o ngun )
1.1.4. Các loại thiết bị đầu cuối cho 3G
1.1.5. Xu hướng phát triển thế hệ thông tin di động sau 3G
Hình 1.6. Lộ trình phát triển các công nghệ thông tin di động lên 4G
(nguồn: Bài giảng “Giới thiệu công nghệ 3G WCDMA UMTS” cho cán bộ,
nhân viên Tổng Công ty Viễn thông Quân đội – TS Nguyễn Phạm Anh Dũng,
có bổ sung)
1.2. Khái quát về thông tin di động thế hệ thứ ba ở Việt Nam
1.2.1. Việc triển khai hạ tầng mạng thông tin di động 3G
1.2.1.1. Hạ tầng thông tin di động Việt Nam trước khi triển khai 3G
Khái quát về hạ tầng thông tin di động Việt Nam trước khi triển khai
3G tại Việt Nam, bao gồm thông tin nhà cung cấp dịch vụ, về các mạng di
động, công nghệ đang khai thác, các dịch vụ đang được cung cấp.
1.2.1.2. Công nghệ 3G Việt Nam lựa chọn
Chuẩn 3G mà Việt Nam lựa chọn là WCDMA ở băng tần 2100 MHz.
Công nghệ này hoạt động dựa trên CDMA và có khả năng hỗ trợ các dịch vụ
đa phương tiện tốc độ cao như video, truy cập Internet, hội thảo có hình
Dải tần làm việc 1920 MHz -1980 MHz, 2110 MHz - 2170 MHz.
1.2.1.3. Việc triển khai hạ tầng mạng
04/08 doanh nghiệp được triển khai cung cấp dịch vụ thông tin di
động 3G bao gồm: Vinaphone, VMS-Mobifone, Viettel và Liên danh
EVNTelecom và HanoiTelecom. Về cơ bản, bốn doanh nghiệp nói trên đều
sử dụng lại 100% hạ tầng kỹ thuật mạng thông tin di động thế hệ thứ hai để
triển khai hạ tầng kỹ thuật mạng thứ ba.
1.2.2. Phương án phát triển dịch vụ
Hiện nay, năm dịch vụ 3G được sử dụng nhiều nhất là:
1) Mobile TV: Truyền hình trực tuyến trên điện thoại di động
2) Video on demand: Xem phim theo yêu cầu
3) Video call: Đàm thoại có hình ảnh
4) Tele-medicine: Giám sát hoặc cung cấp thông tin y tế đến các thuê
bao
5) Location - based services: Cung cấp thông tin về thời tiết, tình hình
giao thông, thông tin về các thuê bao hoạt động trong cùng phạm vi
1.3. Kết quả triển khai thực tế mạng và dịch vụ thông tin thế hệ thứ ba
ở Việt Nam
- Viettel: Triển khai được khoảng 18.300 trạm NodeB;
- Vinaphone: Triển khai được khoảng 10.000 trạm NodeB;
- VMS-Mobifone: Triển khai được khoảng 11.000 trạm NodeB;
- Liên danh EVNTelecom-HanoiTelecom triển khai được khoảng
6.500 trạm NodeB.
Bảng 1.1. Tổng số thuê bao 3G doanh nghiệp viễn thông phát triển (tính
đến tháng 12/2010)
Số TT
Tên doanh nghiệp Tổng số thuê bao 3G
1 Doanh nghiệp thứ nhất 6.500.000
2 Doanh nghiệp thứ hai 3.500.000
3 Doanh nghiệp thứ ba 1.760.000
4 Doanh nghiệp thứ tư 960
Bảng 1.2. Băng tần triển khai 3G mà các doanh nghiệp viễn thông
Việt Nam được cấp phép
Tên doanh
nghiệp
Tần số đường xuống
(Mhz)
Tần số đường lên (Mhz)
VMS 2110-2125 1920-1935
Viettel 2125-2140 1935-1950
EVN-HTC 2140-2155 1950-1965
VNP 2155-2170 1965-1980
1.4. Kết luận chương
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MẠNG, DỊCH VỤ THÔNG TIN DI
ĐỘNG THỨ BA Ở VIỆT NAM
Chương 2 giới thiệu về tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống thông tin thế hệ
thứ ba được các tổ chức nghiên cứu khuyến nghị. Các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng mạng, dịch vụ. Đồng thời, chương tổng hợp, đánh giá về chất
lượng mạng, dịch vụ 3G của các doanh nghiệp triển khai trong thời gian
qua. Trên cơ sở đó đưa ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
mạng, dịch vụ 3G.
2.1. Cơ sở và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ 3G
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp mục tiêu đề xuất cho các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng mạng 3G đo Driving test
STT Đơn vị
Mục tiêu Ghi chú
1. Coverage – Vùng phủ
1 RSCP dBm
Densurban: 95% số mẫu có RSCP ≥ -88dBm
Urban: 95% số mẫu có RSCP ≥ -9
3dBm
Suburban: 95% số mẫu có RSCP ≥ -
98dBm
Rural: 95% số mẫu có RSCP ≥ -105dBm
2 Ec/No dB 95% số mẫu có Ec/No ≥ -12dB
2. Performance – Hiệu suất
a. Access – Truy nhập
3 CSSR (Voice call)
% ≥ 98%
Chỉ tính cho
Voice Call
4
VCSSR (Video
Call)
≥97.5%
5
PDP Activation
Success Rate
% ≥ 98%
b. Retainbility – Khả năng giữ cuộc gọi
6 CDR (Voice Call) % ≤ 1%
7 VCDR (Video Call)
% ≤2%
c. Mobility – Di động
8 SHOSR % ≥ 98.5%
9 IFHOSR % ≥ 98%
10
IRHOSR % ≥ 90%
11
LUSR % ≥ 99%
d. Data Throughput – Thông lượng
12
R99 Avg
Throughput
DL&UL
kbit/s ≥ 300kbit/s
HSPA Avg
Throughput DL (đo
điểm)
Mbit/s
≥ 80% giới hạn Min Download
13
HSPA Avg
Throug
hput DL (đo
tuyến)
Mbit/s
≥ 50% giới hạn Min DL của tất cả các cell
HSPA Avg
Throughput UL
(đo điểm)
Mbit/s
≥ 80% giới hạn Min Upload
HSPA Avg
Throughput UL
(đo route)
Mbit/s
≥ 50% giới hạn Min Upload của tất cả các cell
Chỉ áp dụng
khi đánh giá
thời gian đầu
thiết lập
m
ạng. Sẽ điều
chỉnh lại khi
mạng đ
ưa vào
hoạt động.
đ. Latency – Độ trễ
14
AM
R Access Delay
Time
s ≤3.8s
15
VC Access Delay
Time
s ≤5.5s
16
PS Access Delay
Time
s ≤2.8s
R99 Ping Delay
Time
ms ≤200
17
HSPA Ping Delay
Time
ms ≤150
Chú ý cell c
ần
hỗ trợ cả
HSDPA và
HSUPA
2.2. Cơ sở thực tiễn chất lượng mạng, dịch vụ 3G
2.2.1. Phản ánh của người sử dụng dịch vụ, của các nhà khoa học, của
cơ quan quản lý, doanh nghiệp viễn thông
Cụ thể các ý kiến sau: Phạm vi phủ sóng hẹp;khó truy nhập mạng 3G
hoặc khi truy nhập được thì thường bị rơi đường truyền; tốc độ đường truyền
thấp, hình ảnh bị giật, vỡ; sự ổn định truy nhập giữa mạng 2G và 3G tại
cùng một thời điểm. Ở một số địa phương, thuê bao ở mạng này có thể truy
nhập vào mạng khác nhưng không thể sử dụng được dịch vụ; thiết bị mà các
doanh nghiệp triển khai 3G cung cấp cho người sử dụng không đảm bảo chất
lượng.
2.2.2. Kết quả đo kiểm thực tế mạng thông tin thế hệ thứ ba (Driving
test)
2.2.2.1. Kết quả đo 3G của doanh nghiệp thứ nhất
(chi tiết xem tại Luận văn đầy đủ)
2.2.2.2. Kết quả đo 3G của doanh nghiệp thứ hai
(chi tiết xem tại Luận văn đầy đủ)
2.2.2.3. Kết quả đo 3G của doanh nghiệp thứ ba
(chi tiết xem tại Luận văn đầy đủ)
2.3. Nhận xét, đánh giá về thực trạng chất lượng mạng, dịch vụ
Bảng tổng hợp mục tiêu đề xuất cho các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
mạng 3G đo Driving test thì cả 03 mạng 3G đều có một số tiêu chí chưa đạt
được mục tiêu. Điều này thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp kết quả đo Driving test 03 mạng 3G của
doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đối chiếu với tiêu chuẩn đề xuất
Tiêu chí Mục tiêu Doanh nghiệp 1 Doanh nghiệp 2 Doanh nghiệp 3
Coverage – Vùng phủ
RSCP
Densurban: 95%
số mẫu có
RSCP ≥ -
88dBm
Urban: 95% số
mẫu có RSCP ≥
-93dBm
Suburban: 95%
Coverage
Rate(Total
RSCP>=-
85dBm đạt
25.31%
Coverage
Rate(Total
RSCP>=-
Coverage
Rate(Total
RSCP>=-
85dBm đạt
22.56%
Coverage
Rate(Total
RSCP>=-
Coverage
Rate(Total
RSCP>=-
85dBm đạt
24.64%
Coverage
Rate(Total
RSCP>=-
số mẫu có
RSCP ≥ -
98dBm
90dBm đạt
31.65%
90dBm đạt
29.88%
90dBm đạt
31.67%
Ec/No 95% số mẫu có
Ec/No ≥ -12dB
56.21% 58.38% 62.34%
Access – Truy nhập
CSSR (Voice
call)
≥ 98%
75.49% 76.50% 76.99%
VCSSR (Video
Call)
≥97.5%
56.05% 52.37% 52.45%
PDP Activation
Success Rate
≥ 98%
88.56% 89.75% 93.57
Retainbility – Khả năng dữ cuộc gọi
CDR (Voice
Call)
≤ 1%
0.45% 0.77%
VCDR (Video
Call)
≤2%
12.64% 11.94%
Mobility – Di động
IFHOSR ≥ 98% 98.38% 98.27% 98.15%
IRHOSR ≥ 90% 42.47% 44.00% 48.68%
LUSR ≥ 99% 95.48% 97.77% 95.50%
Data Throughput – Thông lượng
Avg Throughput
DL&UL
≥ 300kbit/s
HSPA Avg
Throughput DL
(đo điểm)
≥ 80% giới hạn
Min DL
HSPA Avg
Throughput DL
(đo tuyến)
≥ 50% giới hạn
Min DL của tất
cả các cell
HSPA Avg
Throughput UL
(đo điểm)
≥ 80% giới hạn
Min UL
HSPA Avg ≥ 50% giới hạn
94.35% mẫu
thử chiều
xuống có tốc
độ <=40 kbps
và 87.66%
mẫu thử chiều
lên có tốc độ
<=40 kbps
93.87% mẫu
thử chiều
xuống có tốc
độ <=40 kbps
và 87.59%
mẫu thử chiều
lên có tốc độ
<=40 kbps
86.65% mẫu thử
chiều xuống có
tốc độ <=40
kbps và 85.35%
mẫu thử chiều
lên có tốc độ
<=40 kbps
Throughput UL
(đo tuyến)
Min UL của tất
cả các cell
Latency – Độ trễ
AMR Access
Delay Time
≤3.8s
3.27 3.74 3.81
VC Access
Delay Time
≤5.5s
5.87 5.83 5.83
R99 Ping Delay
Time
≤200 ms
690 690 680
HSPA Ping
Delay Time
≤150 ms
540 580 570
Từ bảng trên cho thấy, các chỉ tiêu sau đây chưa đạt tiêu chuẩn đề
xuất:
1) RSCP: Đánh giá cường độ tín hiệu;
2) Ec/No: Đánh giá chất lượng tín hiệu, là tỷ lệ cường độ tín hiệu trên
nền nhiễu trắng;
3) CSSR: Đánh giá tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thoại thành công;
4) PDP Activation Success Rate: Đánh giá tỷ lệ truy nhập dịch vụ
thành công;
5) CSSR: Đánh giá tỷ lệ cuộc gọi thoại thành công
6) VCSSR: Đánh giá tỷ lệ thiết lập cuộc gọi hình ảnh thành công;
7) VCDR: Đánh giá tỷ lệ cuộc gọi hình ảnh bị rơi;
8) IRHOSR: Đánh giá tỷ lệ chuyển giao cuộc gọi thành công giữa
mạng WCDMA và mạng GSM của thuê bao trong chế độ thoại AMR;
9) LUSR: Đánh giá tỷ lệ cập nhật vị trí thành công;
10) Throughput DL&UL: Đánh giá thông lượng đường xuống và
đường lên;
11) VC Access Delay Time: Đánh giá thời gian trễ thiết lập cuộc gọi
hình ảnh;
12) R99 Ping Delay Time: Đánh giá thời gian trễ khi thiết lập phép đo
PING các dịch vụ thoại, thoại hình ảnh, dịch vụ sử dụng công nghệ chuyển
mạch gói (PS);
13) HSPA Ping Delay Time: Đánh giá thời gian trễ khi thiết lập phép
đo PING các dịch vụ số liệu.
2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng mạng và dịch vụ 3G ở Việt
Nam
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
2.4.1.1. Cấu trúc địa hình
Hình 2.1. Sơ đồ các khu vực không truy cập được dịch vụ 3G trên địa
bàn một số quận thành phố Hà Nội
(Nguồn: Hanoi WCDMA Report April 2011-Beijing Rising Technology)
Ghi chú: Màu đỏ là khu vực hoàn toàn không truy cập được dịch vụ,
màu vàng là khu vực khó truy cập dịch vụ.
Hình 2.2. Sơ đồ các khu vực là vùng câm trên địa bàn Hà Nội
(Nguồn: Hanoi WCDMA Report April 2011-Beijing Rising
Technology)
Ghi chú: Màu đỏ là khu vực hoàn toàn không có sóng 3G, màu vàng
là khu vực có mức thu thấp.
2.4.1.2. Suy hao vô tuyến do thời tiết
Kết quả đo khảo sát cho thấy, suy hao do thời tiết ở Việt Nam đối với
băng tần 2GHz ở Việt Nam là khá lớn. Do thời tiết Việt Nam nằm ở khu vực
cận nhiệt đới gió mùa. Điều đó cho thấy lượng mưa, mây mù ở Việt Nam
khá lớn, nhất là vào mùa đông ở miền bắc và mùa mưa ở Việt Nam. Đặc biệt
là khu vực miền bắc có đồi núi cao, mây mù và mưa kéo dài. Điều này ảnh
hưởng rất lớn chất lượng dịch vụ, đặc biệt là quá trình truy nhập vô tuyến,
phạm vi phủ sóng. Kết quả kiểm tra tần số trên thiết bị phân tích phổ tín hiệu
vô tuyến HP8563E cho thấy, trong cơn mưa, tần số trung tâm bị lệch khá lớn
(khoảng 30% tín hiệu trong một băng). Nếu đo bằng phương pháp 99% năng
lượng phổ thì trong mưa, năng lượng phổ giảm từ 30-32% suy hao do mưa.
Điều đó minh chứng rất rõ rệt về suy hao do mưa đối với băng tần 2 GHz.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
2.4.2.1. Thiết kế và triển khai kiến trúc mạng 3G
Hình 2.3. Sơ đồ kiến trúc triển khai mạng 3G kết hợp mạng 2G
của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay
2.4.2.2. Vùng phủ sóng hạn chế
2.4.2.3. Nhiễu kênh lân cận
2.4.2.4. Chuyển giao liên hệ thống
2.4.2.5. Áp lực đầu tư
2.4.2.6. Nguyên nhân từ thiết bị của người sử dụng
2.5. Kết luận chương
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MẠNG, DỊCH VỤ
THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ BA
Chương này tập trung dự báo về sự phát triển dịch vụ, nhu cầu sử dụng
trong tương lai. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 ở Việt Nam trong giai
đoạn từ 2011 đến 2015.
3.1. Dự báo về sự phát triển dịch vụ, nhu cầu sử dụng dịch vụ
Trên cơ sở các công bố về kết quả nghiên cứu, điều tra của một số
doanh nghiệp tư vấn phát triển thị trường viễn thông ở khu vực nói chung và
Việt Nam nói riêng, mục dự báo các dịch vụ và nhu cầu sử dụng dịch vụ của
khách hàng trong thời gian tới.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng mạng, dịch vụ 3G
3.2.1. Tổ chức lại mạng 3G
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
3.2.1.2. Căn cứ của giải pháp
3.2.1.3. Nội dung của giải pháp
Doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát, đánh giá lại toàn bộ mạng 3G
hiện có, trên cơ sở đó đánh giá lại việc triển khai mạng 3G trong thời gian
qua. Cụ thể cần thực hiện các việc sau:
Thứ nhất: Khảo sát lại nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G của người sử dụng
dịch vụ
Thứ hai: Đánh giá lại năng lực phục vụ của mạng
Thứ ba: Dự báo về sự tăng trưởng thuê bao.
Thứ tư: Đầu tư về hạ tầng, năng lực mạng phù hợp
Có thể đầu tư theo các hướng như sau:
Hướng thứ nhất: Sử dụng chung mạng lõi
Hình 3.1. Phương án triển khai mạng 3G chung mạng lõi với mạng 2G
Hướng thứ hai: Đầu tư thêm mạng lõi
Hình 3.2. Phương án thêm mạng lõi cho mạng 3G
3.2.2. Sử dụng các trạm lặp để phủ sóng ở các khu vực câm trong đô thị
Mục tiêu của giải pháp là giảm các vùng có cường độ tín hiệu yếu, các
vùng câm do địa hình
Nội dung của giải pháp: Sử dụng một số Repeater ở các khu vực
không có sóng 3G ở các khu vực khu phố nhỏ hẹp, không triển khai được
trạm NodeB. Có 03 loại trạm 3G Repeater cơ bản sau:
Loại 1 – RFR (Radio Frequency Repeater)
Loại 2 - FSR (Frequency Shift Repeater): Tín hiệu được chuyển
tiếp trên sóng mang có tần số khác với tần số trạm gốc (Node B).
Loại 3 - FOR (Fiber Optic Repeater): Tín hiệu được chuyển tiếp trên
sợi quang.
3.2.3. Giải pháp phủ sóng trong nhà ở các tòa nhà cao tầng
Mục tiêu của giải pháp phủ sóng ở khu vực các nhà cao tầng mà các
trạm lắp đặt trên mặt đất không thể phủ sóng; nơi có mật độ thuê bao 3G
cao.
Nội dung của giải pháp: Sử dụng Femtocell là một giải pháp cho hội
tụ cố định – di động, cung cấp kết nối tốc độ cao cho người dùng trong nhà.
Những tiềm năng về dịch vụ đa phương tiện trong tương lai chính là động
lực triển khai femtocell.
Hình 3.3. Sơ đồ kiến trúc triển khai Femtocell
- Giải pháp Iub trên IP: Giải pháp này thích hợp khi có ít người kết
nối với femtocell cùng lúc, ví dụ trong gia đình hay văn phòng ít người.
Hình 3.4. Kiến trúc giải pháp Iub-trên-IP
- Giải pháp Iu trên IP: Giải pháp này thích hợp cho số lượng người sử
dụng dịch vụ trong một công ty, văn phòng có nhiều người.
Hình 3.5. Kiến trúc giải pháp Iu trên IP
3.2.4. Nâng cao năng lực chuyển giao giữa hệ thống WCDMA và GSM
Mục tiêu của giải pháp: Hạn chế việc phải chuyển giao liên hệ thống
và giảm quá trình xử lý của hệ thống, tăng cường hiệu năng của mạng, giảm
sử dụng tài nguyên mạng cho việc chuyển giao.
Nội dung của giải pháp: Trong ngắn hạn, cần ưu tiên đầu tư, phát
triển nhanh số lượng trạm NodeB ở khu vực đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn
có số lượng khách hàng sử dụng thiết bị đầu cuối đa dịch vụ, có khả năng
làm việc ở 02 chế độ như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Hải Phòng… Đây là cơ sở kỹ thuật quan trọng nhằm giảm quá trình
chuyển giao giữa mạng 2G và 3G. Về dài hạn, cần triển khai kiến trúc mạng
theo hướng kế hợp thống nhất mạng 2G và 3G.
Hình 3.5. Mô hình kiến trúc đồng nhất mạng 2G và 3G
3.2.5. Định hướng khai báo hệ thống phù hợp với nhu cầu khách hàng
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Khai thác một cách hiệu quả, tối ưu năng lực của hệ thống trong điều
kiện đầu tư cho hạ tầng mạng còn hạn chế. Phục vụ tối đa nhu cầu của người
sử dụng dịch vụ, đảm bảo sự phù hợp giữa giá thành dịch vụ, doanh thu của
doanh nghiệp và kinh phí đầu tư của doanh nghiệp.
Nội dung của giải pháp: Cần khảo sát nhu cầu sử dụng các dịch vụ của
người dân. Trên cơ sở đó khoanh vùng các khu vực dịch vụ theo hướng đối
tượng phục vụ theo từng dịch vụ nhằm tiết kiệm tài nguyên mạng.
3.3. Kết luận chương
KẾT LUẬN
Đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 3G nói chung và mạng 3G ở Việt
Nam nói riêng để đưa ra những kiến nghị, đề xuất nâng cao chất lượng là
một đề tài mới và có ý nghĩa thực tiễn cao. Đến nay, Việt Nam và nhiều
quốc gia khác triển khai mạng 3G sử dụng công nghệ WCDMA đều chưa có
một bộ tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ nên để đánh giá
chất lượng một mạng 3G nói chung là hết sức khó khăn. Phần lớn các nhà
khai thác công nghệ này đều chỉ đưa ra những khái niệm và một số chỉ số để
đánh giá chất lượng mạng.
Luận văn cơ bản đã đạt được những kết quả cụ thể sau:
Thứ nhất: Khái quát được một số chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng
mạng 3G bao gồm: Chỉ tiêu đánh giá vùng phủ sóng; khả năng truy nhập
mạng, dịch vụ; độ tin cậy; khả năng di động; thông lượng; độ trễ truy nhập
dịch vụ.
Thứ hai: Đưa ra các mục tiêu cần đạt được của các chỉ tiêu nói trên
nhằm đảm bảo chất lượng mạng ổn định, khả năng phục vụ tốt.
Thứ ba: Cung cấp thông tin kết quả đo 03 mạng 3G lớn ở Việt Nam.
Đây là những kết quả đo thống kê qua thời gian khá dài, đảm bảo độ tin cậy.
Thứ tư: Đối chiếu, so sánh và đưa ra các chỉ tiêu mà các mạng 3G
Việt Nam chưa đạt được.
Thứ năm: Rút ra một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng chất lượng
mạng và dịch vụ 3G ở Việt Nam.
Thứ sáu: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng mạng 3G giai
đoạn 2010-2015.
*************************************************