Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê lao động việc làm ở tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊM ĐÌNH HỒN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ
LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bầy trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguôn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018


Tác giả luận văn

Nghiêm Đình Hồn

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường - Khoa
Kinh tế & PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong quá trình thực hiện tác giả
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ giáo Khoa Khoa Quản lý kinh tê - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam và Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.
Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Văn Song Phó
Khoa Kinh tế & Phát triển Nông thôn, PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng Trưởng bộ môn
Kinh tế tài nguyên và Môi trường cùng các thầy cô giáo Khoa Kinh tế & PTNT - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành thời gian công sức để thực hiện bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Hội đồng nhân dân, UBND các cấp và lãnh
đạo một số sở, ban, ngành; tập thể lãnh đạo phòng nghiệp vụ tại Cục Thống kê tỉnh Bắc
Ninh; lãnh đạo và công chức Chi cục Thống kê các huyện, thành phố; lãnh đạo các
UBND các huyện, thành phố, các đối tượng cung cấp thông tin đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nghiêm Đình Hồn


ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................VI
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... VII
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................IX
THESIS ABSTRACT ......................................................................................................XI
PHẦN 1.MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2
1.3. Câu hỎi nghiên cỨu .................................................................................................. 2
1.4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................ 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4.3. Những đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................ 5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VIỆC
LÀM ................................................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm thống kê ................................................................................................. 5
2.1.2. Khái niệm chất lượng và chất lượng thống kê lao động việc làm .......................... 6
2.1.3. Đặc điểm, vai trò trách nhiệm của người làm công tác thống kê lao động việc làm
đối với sự phát triển của ngành thống kê ............................................................ 9

2.1.4. Nội dung nghiên cứu chất lượng thống kê lao động việc làm .............................. 11
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thống kê lao động việc làm ...................... 19
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 22
2.2.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng số liệu thống kê của một số quốc gia khác trên
thế giới ............................................................................................................. 22
2.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương khác ở Việt Nam ........................................... 23
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương .............................................. 26

iii

download by :


PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 27
3.1. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................. 27
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 27
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ............................................................................................ 28
3.1.3. Điều kiện kinh tế -xã hội....................................................................................... 29
3.1.4. Bộ máy quản lý thống kê tỉnh Bắc Ninh ............................................................... 33
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 36
3.2.1. Phương pháp tiếp cận............................................................................................ 36
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 37
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu và phiếu điều tra ....................................... 38
3.2.4. Phương pháp nhập tin xử lý, tổng hợp .................................................................. 39
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 39
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 41
4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM
HIỆN NAY ....................................................................................................... 41
4.1.1. Hoạt động tổ chức thống kê lao động việc làm hiện nay ...................................... 41
4.1.2. Hoạt động thu thập số liệu thống kê lao động việc làm hiện nay ......................... 43

4.1.3. Công tác xử lý tổng hợp số liệu thống kê Lao động việc làm .............................. 45
4.1.4. Về phân tích số liệu thống kê lao động việc làm .................................................. 46
4.1.5. Về công bố thông tin thống kê lao động việc làm ................................................ 46
4.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM
THEO KẾT QUẢ KHẢO SÁT ........................................................................ 50
Khảo sát người làm công tác thống kê .......................................................................... 50
4.2.1. Chất lượng số liệu thống kê lao động việc làm .................................................... 50
4.2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động việc làm hiện nay ........................................ 52
4.2.3. Chất lượng số liệu trong điều tra thống kê LĐVL ................................................ 53
4.2.4. Chất lượng thống kê lao động việc làm qua chế độ báo cáo thống kê ................. 55
4.2.5. Đánh giá kết quả công tác xử lý, tổng hợp số liệu thống kê lao động việc làm ......... 57
4.2.6. Đánh giá kết quả phân tích liệu thống kê lao động việc làm ................................ 58
4.2.7. Công bố, phổ biến thông tin thống kê lao động việc làm ..................................... 60
4.3.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ LAO
ĐỘNG VIỆC LÀM .......................................................................................... 61

iv

download by :


4.3.1. Đội ngũ CBCC ...................................................................................................... 61
4.3.2. Kinh phí cho cơng tác thống kê LĐVL................................................................. 63
4.3.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, phần mềm ...................................................................... 64
4.3.4. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thống kê ............................................... 65
4.3.5. Quy trình sản xuất thông tin thống kê lao động việc làm ..................................... 66
Khảo sát người CCTTTK thống kê ................................................................................ 67
Khảo sát người SD TTTK thống kê ................................................................................ 70
4.4.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VIỆC
LÀM TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................................... 75

4.4.1.Giải pháp về hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng CBCC........................... 75
4.4.2. Sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động việc làm ........................... 76
4.4.3. Nâng cao hiệu quả công tác thống kê lao động việc làm ...................................... 76
4.4.4. Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động thống kê lao động việc làm .............. 79
4.4.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước hoạt động thống kê lao động việc làm........... 79
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 81
5.1.KẾT LUẬN............................................................................................................... 81
5.2.KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 84
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 86

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBCC

Cán bộ, công chức

CCTK

Chi cục Thống kê

CCTTTK


Cung cấp thông tin thống kê

CNTT

Công nghệ thông tin

CTK

Cục Thống kê

DSLĐ

Dân số lao động

ĐTĐT

Đối tượng điều tra

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTCTTK

Hệ thống chỉ tiêu thống kê

KT-XH

Kinh tế xã hội


SD TTTK

Sử dụng thông tin Thống kê

SX TTTK

Sản xuất thông tin Thống kê

TCTK

Tổng cục Thống kê

TK LĐVL

Thống kê lao động việc làm

TTTK

Thông tin thống kê

TTTT

Thực tế thường trú

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB


Xây dựng cơ bản

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tiêu chí phản ánh chất lượng thơng tin thống kê của một số quốc gia
và tổ chức quốc tế

7

Bảng 2.2.

Các nguyên tắc và chỉ tiêu thực hiện thống kê Châu Âu

23

Bảng 3.1.

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015

29

Bảng 3.2.


Chuyển đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015

30

Bảng 3.3.

Một số chỉ tiêu dân số, lao động 2011-2015

32

Bảng 3.4.

Phân nhóm và phân bổ số lượng mẫu điều tra khảo sát

38

Bảng 4.1.

Lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

44

Bảng 4.2.

Lao động được tạo việc làm trong năm

45

Bảng 4.3.


Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên thời điểm 1/7 hàng năm

47

Bảng 4.4.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo khu vực kinh tế

48

Bảng 4.5.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo loại hình kinh tế

49

Bảng 4.6.

Tỷ lệ thất nghiệp chia theo nam, nữ, khu vực thành thị nông thôn

49

Bảng 4.7.

Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng thống kê lao động việc làm, (n=30)

50

Bảng 4.8.


Tỷ lệ đánh giá về chất lượng chỉ tiêu thống kê lao động việc làm
trong hai hệ thống chỉ tiêu, (n=30)

53

Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng qua điều tra thống kê LĐVL,
(n=30)

54

Bảng 4.10. Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng qua chế độ báo cáo thống kê
LĐVL, (n=30)

56

Bảng 4.11. Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng khâu xử lý, tổng hợp số liệu điều
tra, (n=30)

57

Bảng 4.12. Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng khâu xử lý, tổng hợp số liệu báo
cáo, (n=30)

58

Bảng 4.13. Tỷ lệ ý kiến đánh giá kết quả phân tích số liệu điều tra thống kê,
(n=30)

59


Bảng 4.14. Tỷ lệ ý kiến đánh giá kết quả phân tích số liệu báo cáo thống kê,
(n=30)

60

Bảng 4.15. Tỷ lệ ý kiến đánh giá công bố và phổ biến thông tin thống kê, (n=30)

61

Bảng 4.16. Tỷ lệ ý kiến đánh giá trình độ CBCC, (n=30)

62

Bảng 4.17. Tỷ lệ số ý kiến đánh giá năng lực CBCC (n=30)

62

Bảng 4.9.

vii

download by :


Bảng 4.18. Tỷ lệ ý kiến đánh giá kinh phí cho hoạt công tác thống kê lao động
việc làm, (n=30)

63

Bảng 4.19. Tỷ lệ ý kiến đánh giá trang bị máy móc thiết bị, (n=30)


64

Bảng 4.20. Tỷ lệ ý kiến đánh giá công tác quản lý nhà nước (n=30)

65

Bảng 4.21. Tỷ lệ ý kiến đánh giá quy trình sản xuất thơng tin thống kê, (n=30)

66

Bảng 4.22. Tỷ lệ ý kiến đánh giá nhận thức người CCTTTK về mục đích ý
nghĩa, yêu cầu, phạm vi, nội dung điều tra thống kê LĐVL, (n=40)

67

Bảng 4.23. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về thông tin thống kê LĐVL cung cấp, (n=40)

67

Bảng 4.24. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về trách nhiệm người cung cấp thông tin thống
kê LĐVL, (n=40)

68

Bảng 4.25. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về tính bảo mật đối với người cung cấp thông
tin thống kê LĐVL, (n=40)

68


Bảng 4.26. Tỷ lệ ý kiến đánh giá việc kiểm tra, phúc tra và thanh tra của cơ quan
Thông kê về thông tin thống kê LĐVL hộ cung cấp, (n=40)

69

Bảng 4.27. Tỷ lệ ý kiến đánh giá tác dụng thông tin thống kê LĐVL hộ cung
cấp đối với nhà nước, (n=40)

69

Bảng 4.28. Tỷ lệ ý kiến đánh giá hộ có tiếp tục cung cấp thơng tin thống kê
LĐVL cho cơ quan Thông kê nhà nước, (n=40)

70

Bảng 4.29. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của người SD TTKT về phổ biến cung cấp
thông tin thống kê LĐVL, (n=36)

70

Bảng 4.30. Tỷ lệ ý kiến đánh giá người SD TTKT LĐVL được công bố phổ
biến, kịp thời, đầy đủ, rộng rãi, công khai, minh bạch, (n=36)

71

Bảng 4.31. Tỷ lệ ý kiến đánh giá người SD TTKT về mức độ quan trọng lịch
phổ biến thông tin thống kê nhà nước, (n=36)

72


Bảng 4.32. Tỷ lệ ý kiến đánh giá người SD TTKT về mức độ hài lịng với các
hình thức phổ biến thông tin thống kê LĐVL, (n=36)

72

Bảng 4.33. Tỷ lệ ý kiến đánh giá người SD TTKT về mức độ hài lòng khi sử
dụng các ấn phẩm thống kê LĐVL (n=36)

73

Bảng 4.34. Tỷ lệ ý kiến đánh giá tần suất người SD TTKT về LĐVL (n=36)

73

Bảng 4.35. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ phổ biến thông tin thống kê LĐVL
trong những năm gần đây (n=36)

74

Bảng 4.36. Tỷ lệ ý kiến đánh giá trong thời gian tới ông bà có tiếp tục sử dụng
thơng tin thống kê LĐVL của ngành thống kê không (n=36)

74

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nghiêm Đình Hồn
Tên luận văn:“Giải pháp nâng cao chất lượng thống kê lao động việc làm ở tỉnh
Bắc Ninh”.
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế.

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng Nâng cao chất lượng thống kê lao
động việc làm ở tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công
tác Thống kê Lao động việc làm trên địa bàn nghiên cứu nhằm mục tiêu cải thiện chất
lượng số liệu thống kê đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội trong thời gian tới.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về thực trạng chất lượng Thống kê Lao động việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Phương
pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra các đối tượng liên quan như: Người làm
công tác thống kê; người cung cấp thông tin thống kê và người sử dụng thông tin thống kê
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu; Nghiên
cứu sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp phân tổ,
phương pháp thống kê mô tả và phương pháp chuyên gia nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu
về nâng cao chất lượng lao động việc làm ở tỉnh Bắc Ninh.
Tác giả đánh giá thực trạng chất lượng Thống kê lao động việc làm ở tỉnh Bắc
Ninh; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Thống kê lao động việc làm trên
địa bàn nghiên cứu; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Thống kê lao động
việc làm trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu đề tài chất lượng Thống kê lao động việc làm ở tỉnh Bắc Ninh”,
cho thấy: Thực trạng chất lượng Thống kê Lao động việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh còn nhiều hạn chế: Về tính phù hợp: Tính phù hợp ở đây mức độ đáp ứng trung
bình chiếm 36,7%, 13,3% ý kiến cho rằng đáp ứng thấp so với nhu cầu người sử dụng.
Về tính chính xác: Tính chính xác trong 30 người được khảo sát có ý kiến thì 30,0%
đánh giá chất lượng số liệu ở mức trung bình và có 23,3% chất lượng số liệu thấp. Tính

kịp thời: Trong số các ý kiến đánh giá thì có 30,0% cho rằng số liệu có tính kịp thời
kém, 36,7% cho rằng số liệu có tính kịp thời trung bình. Khả năng tiếp cận: Xét về một
khía cạnh nào đó thì số liệu thống kê LĐVL vẫn còn 20,0% ý kiến cho rằng số liệu tiếp
cận ở mức trung bình và 10,0% cho rằng số liệu khó tiếp cận. Khả năng giải thích của
số liệu: Chất lượng số liệu thống kê lao động việc làm qua khả năng giải thích khơng
được tốt khi 30% cho rằng khi sử dụng số liệu có được có được thông tin bổ sung và các

ix

download by :


bảng giải thích. Tính chặt chẽ của số liệu: vẫn cịn 33,3% đánh giá số liệu có tính chặt
chẽ trung bình và 6,7% cho rằng số liệu có tính chặt chẽ thấp. Đánh giá chung lại thì
chất lượng thống kê lao động việc làm ở mức trung bình.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
Thống kê Lao động việc làm bao gồm: Về trình độ nhân lực: Về trình độ sử dụng phần
mềm thống kê excel qua điều tra chỉ có 16,7% sử dụng được phần mềm excel ở mức
cao, 60,0% sử dụng phần mềm excel ở mức trung bình, 23,3% chỉ sử dụng phần mềm
excel ở mức đơn giản hoặc khơng biết sử dụng phần mềm excel.
Về trình độ sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng như SSic, khơng có
đối tượng sử dụng tốt phần mềm này, có 6,7% sử dụng ở mức trung bình 93,3% xử
dụng kém hoặc không biết sử dụng.
Kinh nghiệm làm việc của cán bộ thống kê lao động việc làm: có kinh nghiệm
dưới 2 năm là 10,0%, số cán bộ có kinh nghiệm từ 2 năm đến 5 năm là 30,0% và số cán
bộ có kinh nghiệm trên 5 năm là 60,0%.
Để nâng cao chất lượng Thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian tới
ngành thống kê nói chung và ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh nói riêng cần thực hiện
đồng bộ một số giải pháp: Hoàn thiện tổ chức thực hiện công tác thống kê, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện hoạt động thu thập số liệu thống kê qua điều,

qua chế độ báo cáo, xử lý, tổng hợp số, phân tích số liệu thống kê; Hồn thiện hoạt
động công bố thông tin thống kê; Cung cấp đủ nguồn lực tài chính; Tăng cường cơ sở
vật trang bị đặc biệt là internet là công việc hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng
thống kê. Trong điều tra cần áp dụng công nghệ hiện đại như điều tra bằng máy tính
bảng thay thế phiếu điều tra bằng bản giấy sẽ làm tăng chất lượng và giảm thời gian ghi
phiếu điều tra, nhập tin.v.v...Hồn thiện chính sách, văn bản pháp luật và xây dựng quy
trình hoạt động thống kê, tiến tới quản lý chất lượng thống kê lao động việc làm.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Nghiem Dinh Hoan
Title of thesis: Solutions to improve the quality of statistics on labor - employment in
Bac Ninh province
Major: Economic Management

Code number: 8340410

University: Vietnam National University of Agriculture
Basing on determining the quality status of improving the quality of labor employment statistics on in Bac Ninh province; to propose solutions for improving the
quality of labor - employment statistics in the research area to improve the quality of
statistics that meets the needs of social development in the coming time.
Research using secondary data collection method to collect information on
quality status of labor and employment statistics in Bac Ninh province; primary data
collection method was collected through surveys of related subjects such as statisticians;
the statistical information providers and statistical information users in Bac Ninh
province in order to collect information for research purposes; Research used somes

traditional data analysis method such as such as classification method, descriptive
statistics method and key informant panel (KIP) to clarify the contents of the research
on improving the quality of labor - employment in Bac Ninh province.
The author determined the current status of quality of labor – employment
statistics in Bac Ninh province; Analyzing of factors affecting the quality of labor –
employment statistics in the research area; Proposing solutions to improve the quality of
labor - employment statistics in the coming time.
The research on the quality of labor - employment statistics in Bac Ninh
province showed that status of quality of labor - employment statistics in Bac Ninh
province were still a lot of limitations: About appropriateness: meeting the requirements
at the medium level was 37,60%, 13,3% opinions said that satisfying the requirements
was low compared to user needs. About accuracy: The accuracy of the 30 surveyed
people was 30,0% opinions rated the data quality average at the medium level and
23,3% opinions said that data quality was low. About timely aspect: Among opinions,
30,0% opinions said that the timely of data was bad, 36,7% opinions said that the timely
of data was medium. About accessibility: In some respects, 20,0% opinions said that the
accessibility of data was at the medium level and 10,0% opinions indicated that the data
was inaccessible. About the explanation ability of data: The quality of labor employment statistics through explanatory was not good when 30,0% opinions believed

xi

download by :


that when using the data they would be received additional information and explanatory
tables. About closeness of the data: There were 33,3% opinions of medium closeness of
data and the data with low closeness accounted for 6,7%. Overall, the quality of labor
and employment statistics was medium.
Results of the study also showed that there were some factors affecting on the
quality of labor and employment statistics including: On the level of manpower: About

the level of use statistical software Excel through the survey was only 16,7% at high
level, using excel software at the medium level was 60,0% and using only excel
software at simple level or do not know how to use excel software accounted for 23,3%.
In terms of the use of specialized statistical software such as SSic, there was not
anyone using this software well, using these software at the medium level was 6,7%,
using it bad or do not know how to use it was 93,3%.
The working experience of the labor and employment statistics staff: less than 2
years experience was 10,0%, the number of experienced staff from 2-5 years was 30,0%
and the number of experienced staff over 5 years was 60.0%.
In order to improve the quality of statistics in Bac Ninh province in the coming
time, the statistical branch in general and the statistics branch of Bac Ninh province in
particular should synchronously implement a number of solutions as follows: perfecting
the statistics implementation organization; improving the quality of human resources,
perfecting the statistical data collection through surveys, reports, processing,
summarizing numer, statistics data analysis; Perfecting statistical announcement
activities; Providing enough financial resources; Strengthening facilities, especially
internet that was essential to improve the quality of statistics. In the survey, it was
necessary to apply modern technology such as survey through Tablet instead of paper
questionnaire, which will increase the quality and reduce the time for filling in
questionnaire, data entry, etc. Perfecting policy, legal documents and building the
statistical process toward quality management of labor and employment statistics.

xii

download by :


PHẦN 1.MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây,cơng tác thống kê nói chung và cơng tác thống

kê lao động việc làm của ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh đã từng bước được nâng
lên. Ngành đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng thông tin thống
kê, nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin thống kê của Đảng, Nhà nước và các đối
tượng dùng tin trong nước và quốc tế.
Hiện nay, ngành thống kê tỉnh Bắc Ninh đã thực một số giải pháp nâng cao
chất lượng thống kê đã được triển khai đồng bộ, như: Môi trường pháp lý cho các
hoạt động thống kê ngày càng đồng bộ và hoàn thiện; cơ chế cung cấp, chia sẻ
thông tin thống kê nhà nước được quy định rõ ràng, minh bạch; phương pháp
luận, quy trình kỹ thuật thống kê trong từng lĩnh vực, từng khâu thống kê được
cập nhật theo chuẩn quốc tế; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để hỗ
trợ cho các hoạt động thống kê ngày càng được tăng cường; đào tạo bồi dưỡng
nhân lực thống kê được thực hiện thường xuyên theo từng cấp độ; tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến pháp luật thống kê ngày càng được chú trọng theo từng loại
đối tượng dùng tin.Tuy nhiên, công tác thống kê nói chung và thống kê lao động
việc làm nói riêng của tỉnh còn nhiều vấn đề cần tiếp tục cần được giải quyết.
Tuy chất lượng thông tin thống kê mặc dù từng bước được nâng lên nhưng vẫn
đáp ứng chưa cao được yêu cầu của các đối tượng sử dụng.Về chất lượng số liệu
thống kê còn rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, số liệu thống kê chưa được đánh
giá đúng theo 6 tiêu chí chất lượng, đó là: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp
thời, khả năng tiếp cận, khả năng giải thích, tính chặt chẽ: Như nguồn nhân lực,
ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ và các
chính sách hỗ trợ cho mạng lưới thống kê cơ sở... Việc công bố chậm nên cơng
dụng có phần bị hạn chế, nhiều thơng tin thống kê ít được sử dụng và cũng có
những lĩnh vực mà nhu cầu sử dụng thơng tin là rất lớn nhưng ngành thống kê lại
không đáp ứng được là do ảnh hưởng từ một số nguyên trên. Ngồi ra cịn nhiều
nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng số liệu thống kê như: phương pháp, công cụ
thống kê, nhận thức của người cung cấp thơng tin và chính bản thân người cán bộ
công chức làm công tác thống kê và người sử dụng thông tin thống kê.v.v... như
bài phát biểu của Tổng cục Thống kê ngày 6 tháng 11 năm 2017; Cần trách


1

download by :


nhiệm hơn khi đánh giá chất lượng số liệu thống kê.
Để nâng cao chất lượng thơng tin thống kê thì cần phải thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp khác nhau, ở nhiều khâu khác nhau. Do vậy thực tế trên vẫn cịn
nhiều tồn tại và bất cập dẫn đến thơng tin thống kê chưa đáp ứng cao nhu cầu của
các đối tượng sử dụng thông tin thống kê lao động việc làm. Để làm rõ hơn về
nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao chất lượng thống kê lao động việc làm ở tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn được đem những
kinh nghiệm từ thực tiễn công tác và những kiến thức về quản lý kinh tế đã được
học trong nhà trường, để giúp cho công tác thống kê lao động việc làm ở tỉnh
ngày càng hiệu quả hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng, từ đó đưa
ra những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác thống kê lao động việc làm
trong thời gian tới, đáp ứng với yêu cầu quản lý nhà nước về công tác thống kê
lao động việc làm ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của công tác thống
kê lao động việc làm;
- Đánh giá thực trạng chất lượng thống kê lao động việc làm của tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian qua;
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thống kê lao động việc làm ở
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua;
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thống kê lao động

việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tiêu chí nào phù hợp để đánh giá chất lượng thống kê LĐVL?
- Thực trạng chất lượng thống kê LĐVL trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như
thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới chất lượng thống kê LĐVL trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh?

2

download by :


- Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng thống kê LĐVL trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh?
1.4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng thống kê lao động việc làm và các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thống kê lao động việc làm ở tỉnh Bắc Ninh.
- Đối tượng khảo sát chất lượng thống kê lao động việc làm bao gồm:
Người làm công tác thống kê; người cung cấp thông tin thống kê và người sử
dụng thông tin thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Nội dung nghiên cứu bao gồm: Hệ thống các chỉ tiêu thống kê lao động
việc làm.
Nghiên cứu hoạt động thống kê lao động việc làm gồm: Chuẩn bị thu thập
số liệu thống kê, thu thập số liệu thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu thống kê,
phân tích thống kê, cơng bố và phổ biến thông tin thống kê; sử dụng tin thống kê.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng, nâng cao

chất lượng thống kê lao động việc làm;
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thống kê lao động việc làm;
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thống kê lao động
việc làm đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu thông tin thứ cấp thu thập để nghiên cứu
trong 3 năm từ 2015-2017 phục vụ cho việc đánh giá thực trạng chất lượng thống
kê lao động việc làm; số liệu điều tra năm 2017.
1.4.3. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận văn đã góp phần hệ thống hóa lý luận về nâng cao chất lượng
thống kê LĐVL; hệ thống hóa và xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng
thống kê LĐVL, ngồi các tiêu chí đánh giá chất lượng thống kê LĐVL theo 6
tiêu chí: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp cận, khả năng
giải thích, tính chặt chẽ mà các đề tài nghiên cứu về thống kê LĐVL đã đưa ra.

3

download by :


Ngồi ra đề tài cịn nghiên cứu cịn đề cập đến tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả
người sản xuất thông tin thống kê, người cung cấp thông tin thống kê, đánh giá
của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thống kê.
- Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thống kê LĐVL trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh bao gồm: Tính phù hợp trong Báo cáo hệ thống chỉ tiêu thống kê; Sửa
đổi phương án điều tra thống kê như ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
điều tra, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt trong lĩnh vực cơng
nghệ thơng tin và các chính sách hỗ trợ cho người làm hợp đồng điều tra thống
kê. Đánh giá chất lượng thông tin mà đối tượng điều tra cung cấp cho ngành
thống kê trước và sau khi cung cấp thông tin. Đánh giá mức độ hài lịng của

người sử dụng thơng tin đối với sản phẩm thơng kê nói chung và sản phẩm thống
kê LĐVL nói riêng.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
VIỆC LÀM
2.1.1. Khái niệm thống kê
- Thông tin thống kê là sản phẩm của hoạt động thống kê. Thống kê nếu
hiểu theo thống kê học là khoa học nghiên cứu về mặt lượng trong mối quan hệ
mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn, trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể. Tuy nhiên thống kê không thể chỉ hiểu theo nghĩa thống
kê đơn thuần về mặt lý thuyết mà cần phải hiểu đầy đủ những công việc sản xuất
thông tin thống kê bao gồm hệ thống chỉ tiêu thống kê, hoạt động thống kê (Trần
Ngọc Phác và Trần Thị Kim Thu, 2006).
Báo cáo thống kê là mẫu biểu và hướng dẫn ghi chép mẫu biểu để thu thập
dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp
khoa học, thống nhất được quy định trong chế độ báo cáo thống kê trong một
thời kỳ nhất định.
Chế độ báo cáo thống kê là những quy định và hướng dẫn do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về việc thực hiện một tập hợp những
báo cáo thống kê có liên quan với nhau để tổng hợp các chỉ tiêu thống
kê thuộc một hệ thống chỉ tiêu thống kê và tổng hợp thông tin thống kê
khác phục vụ quản lý nhà nước.
Điều tra thống kê là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối
tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được xác định

trong phương án điều tra thống kê cho mỗi lần điều tra.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê.
Danh mục chỉ tiêu thống kê gồm mã số, nhóm, tên chỉ tiêu. Nội dung chỉ tiêu
thống kê gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ cơng bố, nguồn
số liệu của chỉ tiêu thống kê và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.
Hoạt động thống kê là hoạt động xác định nhu cầu thông tin cần thu thập;
chuẩn bị thu thập; thu thập; xử lý và tổng hợp; phân tích và dự báo; cơng bố, phổ
biến và lưu trữ thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện
không gian và thời gian cụ thể.

5

download by :


Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích
theo phương pháp, quy trình, chun mơn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc
trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu. Thơng tin thống kê gồm số liệu
thống kê và bản phân tích số liệu đó. (Luật 89/2015/QHK13, Luật Thống kê
năm 2015).
2.1.2. Khái niệm chất lượng và chất lượng thống kê lao động việc làm
2.1.2.1.Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một khái niệm rất quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ
đại, tuy nhiên khái niệm về chất lượng là gì đã gây nhiều tranh cãi. Trong từng
giai đoạn phát triển của sản xuất đã xuất hiện nhiều định nghĩa về chất lượng.
Chất lượng được hiểu theo nghĩa tương đối và nghĩa tuyệt đối. Khái niệm
chất lượng dùng trong cuộc sống hàng ngày thường mang ý nghĩa tuyệt đối.
Thuật ngữ chất lượng được dùng để nói về những thứ tuyệt hảo, hồn mỹ, những
thứ đó được coi là chất lượng, theo quan niệm này sẽ có những chuẩn mực rất
cao khơng vượt qua được. Chính sự tuyệt hảo của nó nằm trong giá trị và uy tín

trong chính bản thân nó.
Chất lượng được hiểu theo nghĩa này chính là chất lượng cao nhất-hiểu chất
lượng theo cách này không thực tiễn, bởi đại bộ phận dân chúng chỉ có thể
ngưỡng mộ những sản phẩm có chất lượng, chỉ một trong số họ muốn sở hữu
chúng, nhưng rất ít người trong số đó có đủ điều kiện sở hữu.
Theo cách hiểu như trên thì các cơ quan thống kê khơng thể có khả năng để
cung cấp được những sản phẩm tốt đến như thế.
Do vậy, chúng ta có thể sử dụng khái niệm chất lượng theo nghĩa tương đối.
Quan niệm chất lượng theo nghĩa tương đối cho rằng “Sản phẩm hay dịch
vụ được coi là có chất lượng khi chúng đạt được những chuẩn mực chất lượng
được quy định trước” (Sallis, 1993).
Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Á "chất lượng là mức độ phù hợp
với yêu cầu người tiêu dùng".
Theo tiêu chuẩn Pháp: "Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch
vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng".

6

download by :


Bảng 2.1. Tiêu chí phản ánh chất lượng thơng tin thống kê của một số quốc gia và tổ chức quốc tế
Các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê

Số

7

lượng


Tính

Tính

tiêu

phù

chính

thức

hợp

xác

1. Canada

6

x

x

2. Thụy Điển

5

3. Ba Lan


5

4. Nam Phi

Khả

Khả

Tính

năng tiếp

chặt

cận

chẽ

X

x

x

x

X

x


x

x

x

X

x

x

8

x

x

X

x

x

5. Hàn Quốc

6

x


x

X

x

6. Úc

6

x

x

X

x

x

x

7. Anh

6

x

x


X

x

x

x

8. Việt Nam

6

x

x

X

x

x

x

9. IMF

5

x


x

X

x

10. Châu Âu

7

x

x

X

x

x

9

10

10

10

8


Tổng

Tính kịp
thờì

Khả năng

năng

Tính

Tin

giải thích

so

đầy đủ

cậy

sánh

Khả
năng
phục vụ

Hiệu
quả


x
x

x

x

x

x

x

x

5

x

x

5

2

1

0

1


Nguồn: Quỹ tiền tệ (2003)

download by :


Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000,
đã đưa ra định nghĩa sau: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một
sản phẩm, hệ thống hay q trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các
bên có liên quan". Ở đây yêu cầu là các nhu cầu và mong đợi được công bố, ngụ ý
hay bắt buộc theo tập qn.
Tóm lại, dù tiếp cận theo khía cạnh nào thì cũng phải đảm bảo: sản phẩm, hệ
thống hay quá trình phải phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố, phù hợp với
những yêu cầu của người sử dụng, sự kết hợp cả tiêu chuẩn và yêu cầu của người sử
dụng, tiêu dùng.
2.1.2.2. Khái niệm về chất lượng thống kê
Trong những năm gần đây, chất lượng thống kê được chính phủ, các ngành,
các cấp và các tổ chức, cá nhân quan tâm rất nhiều. Sự quan tâm lớn nhất là chất
lượng thống kê. Tuy nhiên chất lượng thống kê có nhiều cách hiểu khác nhau, mỗi
cách hiểu đó cũng chưa có sự đồng nhất về các phương diện. Hiện nay một số lượng
lớn các thuyết trình của các quốc gia chia sẻ quan điểm rằng chất lượng thống kê có
nghĩa là chất lượng của sản phẩm của thống kê - thông tin thống kê.
Bảng 2.1 cho thấy sản phẩm thống kê có chất lượng, mặc dù quan điểm của
các cơ quan thống kê quốc tế và quốc gia khác nhau có bị phân tán đơi chút về
phương diện chất lượng nào nên được lựa chọn thì nhìn chung các nước đều có
chung các yếu tố về tính phù hợp, độ chính xác, tính kịp thời và khả năng tiếp cận.
2.1.1.3. Chất lượng thống kê về lao động việc làm (chất lượng thống kê)
Trong những năm gần đây, ngành Thống kê luôn quan tâm tới việc đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin và nâng cao chất lượng của số liệu thống
kê. Báo cáo thống kê về tình hình kinh tế xã hội hàng tháng trở thành tài liệu chính

thức trong các kỳ họp của Chính phủ. Vấn đề chất lượng số liệu ln được đặt ra
khi sử dụng, nhưng thực tế đa số người dùng tin chưa hiểu một cách đầy đủ thế nào
là chất lượng của số liệu thống kê? Để tạo ra số liệu, cơ quan Thống kê phải tuân
thủ những nguyên tắc gì? Bài viết này sẽ giới thiệu định nghĩa, các tiêu thức phản
ánh chất lượng số liệu thống kê và mười nguyên tắc cơ bản của thống kê chính thức.
Định nghĩa chính thức về chất lượng số liệu do cơ quan Thống kê quốc gia của
các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra vào giữa thập
kỷ 90 của thế kỷ trước và họ định nghĩa: "Chất lượng của số liệu thống kê là sự phù
hợp cho sử dụng của khách hàng". Định nghĩa đưa ra quá chung chung và trừu

8

download by :


tượng, các nhà Thống kê đã cụ thể và chi tiết hóa định nghĩa này qua sáu tiêu thức
phản ánh chất lượng số liệu thống kê: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời,
khả năng tiếp cận, khả năng giải thích, tính chặt chẽ (Thống kê Khung đảm bảo
Chất lượng của Canada, 2002).
2.1.3. Đặc điểm, vai trò trách nhiệm của người làm công tác thống kê lao động
việc làm đối với sự phát triển của ngành thống kê
2.1.3.1. Đặc điểm của thống kê lao động việc làm
Nghiên cứu về tình trạng tham gia thị trường lao động của những người từ 15 tuổi
trở lên hiện đang sống tại Việt Nam làm cơ sở để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống
kê quốc gia về lao động, việc làm, thất nghiệp và thu nhập của người lao động...
Qua đó giúp các cấp, các ngành có thơng tin để đánh giá sự biến động của thị
trường lao động trên phạm vi cả nước; làm căn cứ để xây dựng và hoạch định chính
sách phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh
phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường lao động.
2.1.3.2. Vai trị, trách nhiệm của người làm cơng tác thống kê lao động việc làm

Điều tra viên (ĐTV) là người đến từng hộ để trực tiếp phỏng vấn và ghi phiếu
điều tra, mức độ chính xác của thơng tin ghi trên phiếu điều tra phụ thuộc vào việc
nắm vững nghiệp vụ điều tra và phương pháp phỏng vấn của ĐTV. Vì vậy, sự thành
công của cuộc điều tra phụ thuộc vào chất lượng công tác của từng ĐTV.
- Tham dự tập huấn nghiệp vụ điều tra: tham dự đầy đủ, nghiêm túc các buổi tập
huấn nghiệp vụ điều tra, chú ý nghe giảng, nghiên cứu kỹ tài liệu, liên hệ với tình hình
thực tế của địa phương để nắm vững nghiệp vụ và phương pháp điều tra, ghi phiếu.
- Nhận đầy đủ các tài liệu, phương tiện điều tra như: phiếu điều tra; cặp đựng
tài liệu điều tra; sơ đồ địa bàn điều tra (nếu có); bảng kê số nhà, số hộ, số người; tài
liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra; bút viết; băng xóa.
- Tiếp nhận địa bàn: Ngay sau khi nhận được sơ đồ địa bàn điều tra (nếu có)
và bảng kê số nhà, số hộ, số người, ĐTV phải xuống thực địa để lên lịch điều tra cụ
thể và rà sốt lần cuối tình hình biến động nhân khẩu trước khi điều tra của các hộ
thuộc mẫu điều tra. Cần chú ý nắm những nhân khẩu mới chuyển đến hộ, những đối
tượng phải phỏng vấn trực tiếp là nhân khẩu thường trú từ 15 tuổi trở lên có khả
năng vắng mặt trong suốt thời gian điều tra để bố trí điều tra trước.
- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra lao động việc làm trong
nhân dân, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với hộ.

9

download by :


- Thực hiện đúng phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp, đặc biệt chú ý
phỏng vấn trực tiếp đối với từng đối tượng điều tra cá nhân là những người từ 15
tuổi trở lên.
- Xác định đầy đủ số hộ thuộc địa bàn mình phụ trách: việc phỏng vấn, ghi
phiếu phải tuân thủ đúng những quy định về nghiệp vụ và quy trình phỏng vấn, đảm
bảo khơng điều tra trùng hoặc bỏ sót một đối tượng điều tra (ĐTĐT) nào, cũng như

khơng ghi thừa hay bỏ sót một mục nào trên phiếu.
- Cần điều tra theo đúng tiến độ quy định: trong những ngày đầu phải khống
chế số hộ điều tra nhằm khắc phục tất cả các sai sót xảy ra, nhất là các lỗi hệ thống
trong ghi phiếu và phỏng vấn. Chống tư tưởng chủ quan, lướt nhanh, làm ẩu dẫn
đến kết quả kém chính xác.
- Cuối mỗi ngày điều tra, phải kiểm tra lại các phiếu đã ghi, phát hiện các sai
sót để sửa chữa kịp thời, nếu cần thiết phải quay lại hộ để xác minh. Việc sửa chữa
những sai sót phải theo đúng quy định.
- Phải giữ gìn phiếu và các tài liệu điều tra phẳng phiu, sạch sẽ và an tồn.
2.1.3.3. Vai trị trách nhiệm đối với ngành và địa phương
Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê tháng, quý, năm theo kế hoạch
được giao với Tổng cục thống kê.
Tổ chức thu thập, xử lý tổng hợp thông tin thống kê từ cơ sở và qua điều tra
thống kê theo phương án hướng dẫn của Tổng cục thống kê.v.v.
Cung cấp các chỉ tiêu thống kê về lao động việc làm giúp các cấp, các ngành
có thơng tin để đánh giá sự biến động của thị trường lao động trên phạm vi cả nước;
làm căn cứ để xây dựng và hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực, kế
hoạch hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của
thị trường lao động.
- Chi tiêu về lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân bố theo quy mô theo
nam, nữ; thành thị, nông thôn; theo vùng; theo khu vực kinh tế; theo nhóm tuổi.
- Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân bố theo quy mô theo nam,
nữ; thành thị, nông thơn; theo vùng; theo khu vực kinh tế; theo nhóm tuổi.
- Chỉ tiêu về thiếu việc làm, thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quy mô
nam, nữ; thành thị, nông thôn.
- Chỉ tiêu về thất nghiệp, thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quy mô nam,

10

download by :



nữ; thành thị, nông thôn.
- Chỉ tiêu về tiền lương bình qn từ cơng việc chính của lao động làm cơng
ăn lương quy mơ nam, nữ; thành thị, nơng thơn…
Tóm lại, vai trò của thống kê lao động việc làm có vai trị quan trọng sự phát
triển kinh tế xã hội. Để đánh giá được đầy đủ thực trạng của cơng tác thống kê lao
động việc làm thì cơng tác này phải ngày càng được coi trọng và là một trong những
công cụ quản lý vĩ mô cần thiết. Thống kê lao động việc làm có vai trị cung cấp các
thơng tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các
cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực lao động việc làm và các lĩnh vực có liên
quan trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến lĩnh vực nguồn nhân lực.
Giúp các cấp chính quyền sử dụng các cơng cụ của mình để điều hành những hoạt
động xã hội, sao cho đạt được hiệu quả cao nhất nhằm đem lại công ăn việc làm cho
người lao động (TCTK ,Phương án điều tra LĐVL 2017).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu chất lượng thống kê lao động việc làm
2.1.4.1. Tổng quan chung về nội dung thống kê Lao động việc làm
a. Công tác tổ chức hệ thống thống lê LĐVL
Mơ hình tổ chức thống kê nước ta là mơ hình tập trung kết hợp với phân tán.
Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống thống kê tập trung với hệ thống thống kê
các Bộ, ngành. Hệ thống thống kê tập trung là hệ thống của ngành Thống kê được
tổ chức từ cấp Trung ương đến địa phương bao gồm cấp tỉnh, huyện, xã. Tại cấp
trung ương là Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cấp tỉnh là các
Cục Thống kê, cấp huyện là các Chi cục Thống kê và cấp xã là chức danh Văn
phòng - Thống kê.
Hệ thống thống kê phân tán là hệ thống thống kê Bộ Ngành cũng được tổ
chức theo cấp từ trung ương tới địa phương. Đối với ngành Thống kê, cấp trung
ương là Tổng cục Thống kê, cấp tỉnh là Cục Thống kê, cấp huyện là các Chi cục
thống kê và cấp xã là cán bộ Văn phòng -Thống kê.

Về lĩnh vực thống kê LĐVL, hầu hết các chỉ tiêu thống kê LĐVL thuộc hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và hệ thống chỉ tiêu ngành Thống kê do hệ thống
thống kê ngành Thống kê thực hiện, chỉ một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp được
Tổng cục Thống kê thực hiện.

11

download by :


Các chỉ tiêu thống kê LĐVL thuộc ngành Thống kê do ngành thống kê thu
thập theo hai chủ yếu là hình thức là điều tra thống kê LĐVL và báo cáo thống kê
LĐVL là rất ít.
Điều tra thống kê LĐVL chủ yếu thu thập các chỉ tiêu thống kê hàng tháng,
kết quả số liệu tổng hợp đại diện cho năm đối với cấp tỉnh
- Các chỉ tiêu được thu thập thông qua cuộc điều tra thống kê LĐVL theo
chu kỳ hàng năm là: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên; Lao động đang làm việc
phân theo giới tính và khu vực thành thị, nông thôn; Lao động đang làm việc phân
theo ngành kinh tế và loại hình kinh tế; theo trình độ đào tạo và tỷ lệ thất nghiệp
hàng năm.v.v…
* Các chỉ tiêu khác còn lại được thu thập qua báo cáo thống kê LĐVL:
Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chỉ tiêu về giải quyết
việc làm cho người lao động.
b. Hoạt động thu thập số liệu thống kê LĐVL
* Hoạt động thu thập số liệu thống kê LĐVL qua điều tra thống kê
Hoạt động thu thu thập số liệu thống kê LĐVL qua điều tra thống kê hiện nay
áp dụng theo hình thức là điều tra chọn mẫu
- Điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không tồn bộ, trong đó người ta chỉ
chọn ra một cách khoa học số đơn vị đủ lớn đại diện cho toàn bộ các đơn vị của

tổng thể chung để điều tra thực tế rồi dùng kết quả thu thập được tính tốn suy rộng
thành đặc điểm cho tồn bộ tổng thể chung. Như vậy điều tra chọn mẫu có thể thay
thế cho điều tra tồn bộ.
+ Cơng việc quan trọng nhất của điều tra chọn mẫu là xác định cỡ mẫu và
phương pháp thu thập.
+ Tiến hành xác định cỡ mẫu, dàn chọn mẫu, phân tổ mẫu, chọn mẫu.
Xác định cỡ mẫu: Xác định cỡ mẫu chính là xác định số lượng đơn vị điều
tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu. Yêu cầu của cỡ mẫu là phải vừa
đủ để vừa đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với
điều kiện về nhân lực và kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi.
Lập dàn chọn mẫu, phân tổ và chọn mẫu.
+Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn là phương pháp thống kê được sử dụng

12

download by :


×