Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.57 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------***-------------

NGUYỄN NGỌC MINH

TRUYỀN THÔNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------***-------------

NGUYỄN NGỌC MINH

TRUYỀN THÔNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đàm Gia Mạnh

HÀ NỘI, 2017


i

BẢN CAM ĐOAN
Họ tên học viên: Nguyễn Ngọc Minh

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 04/5/1980

Nơi sinh: Hà Nam

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 15B M0410038

Lớp: CH21B.QLKT

Khóa: 21B

Tên đề tài luận văn: Truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương
mại quốc tế của Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đàm Gia Mạnh
Tôi xin cam đoan: Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận

văn là hồn tồn trung thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật
sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã tham gia
giảng dạy lớp CH21B-QLKT, Trường Đại học Thương mại. Các Thầy Cô đã
hết sức tạo điều kiện cho tác giả cũng như các anh chị học viên khác có một
mơi trường học tập tốt, truyền đạt các kiến thức bổ ích, cập nhật những kiến
thức mới trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đàm Gia
Mạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành luận văn
thạc sỹ một cách trọn vẹn và hồn chỉnh.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, các
đồng nghiệp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, là những người
đã tạo điều kiện hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về vấn đề
nghiên cứu cho tác giả trong quá trình tìm tư liệu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Ngọc Minh



iii

MỤC LỤC
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
Từ viết tắt
KH&CN
KT - XH
QCVN
QLNN
TCĐLCL
TCVN

Từ đầy đủ
Khoa học và Công nghệ
Kinh tế - Xã hội
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
Quản lý nhà nước
Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng
Tiêu chuẩn Việt Nam

2. Tiếng Anh
Từ viết tắt
APMP


Từ đầy đủ
Asia Pacific Metrology

Nghĩa tiếng Việt
Chương trình Đo lường Châu

ASEAN

Programme
Association of South - East

Á - Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông

ASEM
GATT

Asian Nations
Asia-Europe Meeting
General Agreement on Tariffs

Nam Á
Diễn dàn Hợp tác Á – Âu
Hiệp định chung về Thuế quan

OIML

and Trade
International Organization of


và Thương mại
Tổ chức Đo lường hợp pháp

PASC

Legal Metrology
Pacific Area Standards

quốc tế
Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực

SPS

Congress
Sanitary and Phytosanitary

Thái Bình Dương
Các biện pháp vệ sinh động

TBT(s)

Measures
Technical Barrier(s) to Trade

vật và thực vật
Hàng rào kỹ thuật trong

World Trade Organization

thương mại

Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Quy định ghi nhãn trước bao thuốc lá của Ốt-xtrây-li-a..........27
Sơ đồ 1.1: Mơ hình truyền thơng căn bản...................................................30
Sơ đồ 1.2: Quy trình truyền thơng...............................................................32


v

Sơ đồ 1.3: Mơ hình thứ bậc AIDA................................................................33
Sơ đồ 2.1. Tổ chức của Mạng lưới TBT Việt Nam......................................47
Hình 3.1: Mơ hình đánh giá hiệu quả truyền thơng Brand Influence......78
HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quy định ghi nhãn trước bao thuốc lá của Ốt-xtrây-li-a..........27
Sơ đồ 1.1: Mơ hình truyền thơng căn bản...................................................30
Sơ đồ 1.2: Quy trình truyền thơng...............................................................32
Sơ đồ 1.3: Mơ hình thứ bậc AIDA................................................................33
Sơ đồ 2.1. Tổ chức của Mạng lưới TBT Việt Nam......................................47
Hình 3.1: Mơ hình đánh giá hiệu quả truyền thông Brand Influence......78


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan tất yếu,

thu hút nhiều quốc gia tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó
thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng, được nhiều quốc gia quan tâm
và được sử dụng như động lực cho sự phát triển. Các quốc gia trên thế giới
hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu hướng tham gia ngày
càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đa
chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi
là trọng tâm.
Trong thương mại quốc tế có hai hàng rào là thuế quan và phi thuế quan,
trong đó hàng rào thuế quan đang dần đi về bằng 0 bởi các hiệp định song
phương và đa phương, vì vậy nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng các quốc gia thường sử dụng hàng rào phi thuế
quan. Vì vậy, khi một quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra
nước ngồi, ngồi việc sản phẩm đó đáp ứng được các quy định, tiêu chuản
kỹ thuật trong nước còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật
của các nước nhập khẩu.
Xuất phát từ tác dụng to lớn này, các quốc gia đã và đang tăng cường
xây dựng và thực hiện một chính sách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹ
thuật áp dụng trong hoạt động thương mại trong nước cũng như thương mại
quốc tế. Vì vậy, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) có vai trò hết sức
quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bảo vệ được
sản xuất trong nước và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), doanh nghiệp Việt Nam cũng hào hứng, phấn khởi vì có cơ hội tiếp
cận các thị trường rộng lớn, nhưng sau hơn 10 năm nhìn lại, những kết quả


2

đạt được khơng hề như mong đợi, thay vào đó là những khó khăn, thách thức
đối với doanh nghiệp lại rất lớn, nhất là có một số trường hợp doanh nghiệp

Việt Nam bị kiện như cá tra, cá ba sa, tôm, ống thép, da giầy.... Theo khảo sát
của tác giả thì hầu hết doanh nghiệp hiểu biết ít, khơng sâu về những cam kết
hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như luật pháp, chính sách của các nước
bạn hàng, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật trong thương mại và nguyên nhân
chính của việc một số doanh nghiệp Việt Nam bị kiện là do các doanh nghiệp
chưa nhận thức rõ và có các biện pháp phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu.
Để doanh nghiệp Việt Nam nắm rõ thông tin cụ thể về thị trường, luật
pháp của các nước để tránh bị khởi kiện tại thị trường nước ngồi thì cơng tác
phổ biến, truyền thông về kiến thức về hàng rào kỹ thuật và hỗ trợ doanh
nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết, như một hành trang pháp
lý trước khi Việt Nam tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
Ngồi ra, theo quy định của WTO thì mỗi nước thành viên của WTO
phải có Đầu mối Quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).
Ngay trong giai đoạn quan trọng khi chuẩn bị gia nhập WTO, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/05/2005 về
việc thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơ
quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại như một cam kết của Việt Nam cho tiến trình tham gia thương
mại quốc tế tuy nhiên hoạt động của mạng lưới còn nhiều bất cập, hạn chế.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài có tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng
giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhất trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh và nhà nước có chính sách phù hợp để bảo vệ sản xuất trong
nước và thúc đẩy thương mại quốc tế.


3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Để triển khai các hoạt động liên quan đến truyền thông hàng rào kỹ thuật

trong thương mại quốc tế tại Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành
đề cập đến hoạt động hàng rào kỹ thuật và truyền thông hàng rào kỹ thuật
trong thương mại ở Việt Nam. Hầu hết, các cơng trình đã được cơng bố đều
tập trung vào nghiên cứu hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và
một số phương pháp quản lý trong hoạt động TCĐLCL, tiêu biểu:
(1) Nguyễn Minh Bằng (2013), Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật phù hợp với Hiệp định TBT và các cam kết song phương, khu vực và
quốc tế. Đề tài cấp nhà nước, Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng. Đề tài tập trung Nghiên cứu đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ
sung đối với hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên cơ
sở phân tích đối chiếu với quy định có liên quan của Hiệp định TBT và các
cam kết song phương, khu vực và quốc tế;
(2) Nguyễn Thị Ngọc Hoà (2016), Tuyên truyền và phổ biến kiến thức
về Hiệp định kỹ thuật trong thương mại trong khuôn khổ WTO và một số hiệp
định thương mại tự do (FTAs). Đề tài cấp nhà nước, Văn phòng TBT Việt
Nam.
(3) Nguyễn Văn Khôi (2013), Phổ biên, hướng dẫn các tổ chức, doanh
nghiệp Việt Nam về những hệ thống Tiêu chuẩn riêng. Đề tài cấp nhà nước,
Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Đề tại xây dựng
nội dung, chương trình nhằm phổ biến, hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp Việt
Nam về những hệ thống Tiêu chuẩn riêng (private standards) để nâng cao
năng lực, khả năng tiếp cận thị trường, đáp ứng yêu cầu của các đối tác
thương mại quốc tế/nước ngồi và sử dụng cơng cụ tiêu chuẩn riêng để phát
triển bền vững.


4

(4) Đàm Gia Mạnh (2008), “Giáo trình truyền thơng kinh doanh”, Nhà

xuất bản Thống kê. Giáo trình trình bày rõ vấn đề cơ bản về truyền thông và
truyền thông kinh doanh như khái niệm, vai trị, quy trình, phương pháp,
phương tiện…truyền thông.
(5) Lê Khánh Tường (2013), Tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong lĩnh
vực cơ ký chế tạo. Đề tài cấp nhà nước, Trung tâm HwC, Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng. Đề tài nghiên cứu việc tăng cường năng lực cho
Trung tâm HwC để được ủy quyền về đánh giá và chứng nhận nhân sự trong
lĩnh vực kỹ thuật hàn của Viện hàn quốc tế(IIW) tại Việt Nam nhằm tháo gỡ
các rào cản kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí chế tạo;
(6) Vũ Khánh Xuân (2012), Rà sốt hồn thiện quy trình hiệu chuẩn đo
lường và phương tiện đo. Đề tài cấp nhà nước, Viện Đo lường Việt Nam,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Đề tài tập trung vào việc rà soát,
nghiên cứu xây dựng các quy trình hiệu chuẩn đo lường và phương tiện đo
đảm bảo sự hài hòa quốc tế, phục vụ tham gia thỏa thuận cơng nhận lẫn nhau
(MRA) tồn cầu về đo lường trong thương mại.
Các đề tài, nghiên cứu trên có đề cập vấn đề hàng rào kỹ thuật và tuyên
truyền, phổ biến kiến thức về hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhưng chưa
có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về truyền thông hàng rào kỹ thuật
trong thương mại quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, Đề tài “Truyền thông hàng
rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Việt Nam” là mới, không trùng lặp
với các cơng trình nghiên cứu khác.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại
quốc tế của Việt Nam. Hướng đến việc chuẩn bị cho doanh nghiệp Việt Nam
có các thơng tin cần thiết, tránh được các rủi ro khi tham gia thương mại
quốc tế.


5


3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và điều kiện cụ thể về công tác tổ chức truyền
thông về hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại Việt Nam;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức truyền thông về hàng
rào kỹ thuật trong thương mại đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế của Mạng
lưới TBT Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức truyền thông
về hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam
tiếp cận thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại một cách nhanh
nhất, chính xác nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Lý luận cơ bản và thực trạng công tác tổ chức truyền thông
về hoạt động hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác tổ chức truyền thông trong Mạng lưới
TBT Việt Nam thời gian từ năm 2015 đến 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp điều tra
khảo sát, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng
hợp... cụ thể:
Phương pháp điều tra khảo sát: Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tiến
hành khảo sát dưới dạng Phiếu khảo sát, điều tra (qua Email): phát ra và thu
về 50 phiếu điều tra về thực trạng nhân sự và cơ sở hạ tầng của Mạng lưới
TBT Việt Nam; phát ra 450 và thu về 400 Phiếu điều tra về thực trạng hiểu
biết của doanh nghiệp về thông tin liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong
thương mại. Ngồi ra tác giả cịn phỏng vấn, trao đổi với các chun gia
nhằm tìm hiểu thực trạng về truyền thơng hàng rào kỹ thuật trong thương mại
của Việt Nam.



6

Phương pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các nguồn dữ liệu:
+ Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng các dữ liệu được tiếp nhận thông qua Phiếu
khảo sát, điều tra.
+ Dữ liệu thứ cấp: Dựa vào các nguồn như tạp chí và báo cáo khoa học
trong ngành; ấn phẩm khoa học trong ngành, sách giáo khoa, tạp chí và báo
cáo khoa học ngoài ngành, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại
chúng và các nguồn thơng tin khác trên Internet.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích các số liệu sơ cấp, thứ cấp: tiến hành tổng hợp, thống kê về thực
trạng truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam.
Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề
ra giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
Ngoài những phương pháp chủ yếu trên đề tài cũng sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phương pháp quan sát, tổng hợp
để tiến hành phân tích đánh giá về hiệu quả của truyền thơng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương
mại quốc tế.
Chương 2: Thực trạng truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại
quốc tế tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông hàng rào
kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Việt Nam.


7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hố giữa các nước trên
tồn thế giới thơng qua bn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Đó là một
hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc
gia. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho
các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm
giàu cho đất nước. Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa
đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân
cơng lao động quốc tế. Vì vậy, phải coi thương mại quốc tế như một tiền đề,
một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu
sự phân công lao động và chun mơn hố quốc tế.
Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của
đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác,
phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải
ln ln tính tốn cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào
buôn bán và phân công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp. Vì vậy để
phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cường khả năng
liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn.
1.1.2. Vai trò của thương mại quốc tế
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế: Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụ đắc
lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn
lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu


8


nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền
sản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy
sinh các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng...
- Thương mại quốc tế là động lực tăng trưởng kinh tế
GDP của một quốc gia được xác định theo phương pháp chi tiêu và
luồng sản phẩm theo công thức: GDP = C + I + G + (X-M)
Trong đó:
+ GDP: Tổng thu nhập quốc dân;
+ C: Tổng tiêu dùng;
+ I: Tổng đầu tư;
+ G: Tổng chi tiêu của Chính phủ;
+ X: Giá trị xuất khẩu;
+ M: Giá trị nhập khẩu.
Theo công thức trên tổng thu nhập quốc dân của một nước phụ thuộc rất
lớn vào hoạt động xuất khẩu (hay ngoại thương) của nước đó. Đặc biệt là xuất
khẩu, song xuất khẩu lại phụ thuộc vào nhập khẩu, vì thế giải quyết mối quan
hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu là vấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng vì nó
sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Để đánh giá tác động của ngoại thương vào tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc dân người ta sử dụng mối quan hệ tương quan giữa kim ngạch xuất
khẩu với GDP, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu so với GDP và tương quan
xuất khẩu so với nhập khẩu. Ngồi ra ảnh hưởng đó cịn được tính tốn bới
chỉ tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu và tăng trưởng xuất khẩu vào 1% tăng
trưởng GDP.
- Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
mỗi quốc gia theo hướng tích cực.


9


Trong sự vận động chung, ngoại thương với các hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của nó tác
động đến tồn bộ q trình tái sản xuất hàng hóa, từ sản xuất, lưu thông,
phân phối đến tiêu dùng. Đặc biệt đối với các ngành sản xuất vật chất cơ bản
như công nghiệp, nông nghiệp… ngoại thương đã tác động trực tiếp đến cả
đầu vào và đầu ra của quá trình tái sản xuất, do đó đã góp phần thúc đẩy
nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoại thương cũng tạo ra các “mối
liên hệ ngược”, “mối liên hệ gián tiếp”, giữa các ngành, tạo khả năng xây
dựng cơ cấu kinh tế năng động.
- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết tốn tổng hợp tồn bộ các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước, bao gồm các luồng hàng hóa, dịch vụ
và luồng vốn giữa các nước đó với các nước khác trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động
kinh tế đối ngoại của một nước với các nước khác và do đó nó đã được các
nước có nền kinh tế mở sử dụng như một cơng cụ đắc lực để phân tích và
quản lý vĩ mô các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Đối với những nước đang phát triển có nền kinh tế mở quy mơ nhỏ thì
việc quan tâm trước hết đến cải thiện cán cân ngoại thương càng có ý nghĩa
quyết định đến cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế. Vì thực tế cho thấy, do
xuất phát điểm trình độ kinh tế xã hội của các nước này thấp, nên hiệu quả thu
được từ các hoạt động kinh tế đối ngoại khác thường khó đạt đến sự mong
muốn ngay như hiệu quả của hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động kinh
tế đối ngoại có thể tận dụng triệt để ngay các nguồn lực (lợi thế so sánh) mà
các nước này sẵn có. Nếu hoạt động xuất nhập khẩu ổn định, cán cân thanh
tốn an tồn thì sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tâm lý yên tâm làm ăn, sinh
sống cho người dân.



10

1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp:
Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả
sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mơ và đa dạng hố các hoạt động kinh
doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững.
Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo
thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế, mà cả thị
trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hố ở thị trường trong và
ngồi nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng. Ngoài ra, kinh
doanh thương mại quốc tế có vai trị điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.1.2.3. Đối với người dân: Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp nhân dân
Có thể nói đây là tác động có ý nghĩa quan trọng nhất bởi mục tiêu cuối
cùng của sự tăng trưởng là con người, hướng tới con người. Con người vừa là
động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.
Hoạt động ngoại thương thông qua cách giải quyết quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu có tác động trực tiếp đến việc làm và do đó, đến thu nhập và mức
sống thực tế của người dân.
Hiện nay, để phát triển kinh tế các nước đều cố gắng tận dụng mọi lợi thế
mà nước mình có được. Đối với các nước đang phát triển thường có dân số
đơng, lao động dư thừa nhiều, nhất là lao động của nền sản xuất hàng hóa cịn
kém, vốn đầu tư cho phát triển thiếu. Vì thế, nên hướng sản xuất hàng hóa
xuất khẩu vào những ngành sử dụng lợi thế của đất nước. Khi xuất khẩu tăng
trưởng thường kéo theo sự gia tăng sản xuất trong nước. Cầu lao động tăng
nhanh dẫn tới giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động dư thừa.
Người lao động có việc làm tức là có thu nhập, bởi vậy mức sống của họ được
cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu khơng chỉ đáp ứng cho



11

sản xuất mà còn cho cả tiêu dùng. Hàng nội vì phải cạnh tranh với hàng ngoại
nên khơng ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá bán. Người được lợi ở đây
chính là người tiêu dùng ngày càng được sử dụng những hàng hóa đa chủng
loại và chất lượng cao.
Ngồi một số tác động tích cực, thương mại quốc tế cịn mang đến một
số tác động tiêu cực sau:
- Có thể tạo ra những bất bình đẳng giữa các nước
Các quốc gia phát triển luôn mở cửa thị trường, đẩy mạnh đầu tư, chuyển
giao công nghệ, nhưng thực tế khi quyền lợi bị xâm hại họ sẵn sàng đập “cây
gậy” chống bán phá giá, vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật
một cách vô lý lên đầu bất cứ quốc gia nào mà họ cho là vi phạm (Điển hình
như vụ kiện chống bán phá giá cá basa của Việt Nam). Điều trớ trêu là những
đối tượng trực tiếp chịu những “cú đánh” này lại là những người nông dân
nghèo, những người vốn dĩ cuộc sống đã phải chịu quá nhiều khó khăn. Điều
này tạo ra sự bất bình đẳng (nước mạnh/nước yếu; nước phát triển/nước kém
phát triển)
- Gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh tách động tiêu cực về cạnh tranh bất bình đẳng, thương mại
quốc tế còn đem lại cho các quốc gia đang phát triển “nguồn tài nguyên dồi
dao” – rác thải. Những thứ mà các quốc gia phát triển thải ra: rác thải công
nghiệp, y tế, sinh hoạt… việc tái chế hay tiêu hủy trở nên đắt đỏ và ơ nhiễm.
Vì vậy, có xu thế đẩy những thứ này sang các quốc gia đang phát triển trong
đó có Việt Nam, biến những nơi này thành bãi rác, nơi tái chế và vùng ô
nhiễm khổng lồ. Chúng ta cảm tưởng những chiếc ô tô, ti vi, hay các máy
móc được bán sang Việt Nam với giá rẻ đó là một sự “cảm thơng” của các
quốc gia đang phát triển với những nước nghèo. Sự thực là các quốc gia đang

phát triển khó có thể nào chống lại xu hướng phải nhập nhưng thứ gọi là rác


12

đó bởi do các nước đang phát triển gần như khơng có đủ nguồn tài chính để
nhập khẩu những cơng nghệ hiện đại.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế
1.1.3.1. Môi trường luật pháp
Một trong những bộ phận của mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động
kinh doanh quốc tế trước hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải
quan tâm và nắm vững luật pháp: luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở
đó doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động, cũng như các mối quan hệ luật pháp tồn
tại giữa các nước này và giữa các nước trong khu vực nói chung.
1.1.3.2. Mơi trường chính trị
Mơi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong
kinh doanh quốc tế. Mặt khác, tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là
một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Chính vì
vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới, doanh nghiệp cần am
hiểu mơi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh
nghiệp muốn hoạt động hoặc mua bán.
1.1.3.3. Mơi trường kinh tế thế giới
Phân tích kinh tế thế giới nên cung cấp dữ kiện kinh tế trong cả thị
trường thực và viễn cảnh, cũng như đánh giá lực lượng cạnh tranh. Vì tầm
quan trọng của thơng tin kinh tế đối với chức năng kiểm soát và kế hoạch ở
đầu não, việc thu thập dữ kiện và chuẩn bị báo cáo phải là trách nhiệm của
nhân viên trong nước.
Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc
gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tác

động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp trên thị trường nước ngồi. Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ


13

yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát.
Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và lo ngại vì nó liên
quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liên
quan đến sự an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệp này ở nước ngồi.
1.1.3.4. Những ảnh hưởng của địa hình
Vị trí địa lý của một quốc gia rất quan trọng, nó là một nhân tố giải
thích mối quan hệ chính trị, thương mại của nước đó. Các mối quan hệ này
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty. Trong kiến thức kinh
doanh tổng quát, các doanh nhân quốc tế cần phải biết nước đó nằm ở đâu,
trong khu vực lân cận nào...
Sự gần gũi về địa lý là lý do chính dẫn đến quan hệ thương mại giữa hai
nước. Chẳng hạn, đối tác lớn nhất và đứng thứ tư về giao dịch thương mại với
Hoa Kỳ là Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Cả hai đều tiếp giáp với Hoa Kỳ. Việc giao
hàng do vậy nhanh hơn, chi phí vận tải thấp hơn và hàng bán ra cũng hạ hơn.
Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều công ty của Hoa Kỳ đặt nhà máy về
phía tiếp giáp với Mê-hi-cơ. Hoặc gần gũi về thị trường cũng là lý do giải
thích cho việc Nhật Bản xuất khẩu hàng nhiều hơn vào khu vực các nước
Đông Nam Á...
Những biểu hiện trên bề mặt như núi, cao nguyên, hoang mạc, mạch
nước cũng góp phần dẫn đến sự khác nhau về kinh tế, chính trị và cấu trúc xã
hội, giữa các nước cũng như giữa các vùng trong một nước. Điều đó cũng địi
hỏi sự nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đối với vấn đề này.
1.1.3.5. Mơi trường văn hóa và con người
Văn hố của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là

vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nhân khi tham gia kinh doanh
trên thị trường quốc tế. Ảnh hưởng của văn hoá đối với mọi chức năng kinh
doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính... ở


14

nhiều nơi, đặc biệt những nơi có tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản, các
công ty địa phương cạnh tranh thành công hơn so với công ty nước ngồi do
sử dụng văn hố truyền thống dân tộc để quảng cáo.
Mỗi một nền văn hố lại có một mẫu thái độ và đức tin ảnh hưởng đến
hầu hết tất cả các khía cạnh của hoạt động con người. Các nhà quản lý càng
biết nhiều về những thái độ và đức tin của con người bao nhiêu thì họ càng
được chuẩn bị tốt hơn để hiểu tại sao người ta làm như vậy.
Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều
chỉnh và sở hữu bởi con người. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác
nhau giữa những nhóm dân tộc và xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan
hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau về con người đã làm gia tăng những
hoạt động kinh doanh khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó buộc
các nhà hoạt động quản lý, các nhà kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoá
của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới.
Thị hiếu, tập quán tiêu dùng cịn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì
mặc dù hàng hố có chất lượng tốt nhưng nếu khơng được người tiêu dùng ưa
chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận.
Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh
nghiệp kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh
chóng. Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng
của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố
văn hố, lịch sử, tơn giáo.
Ngơn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng

quốc gia. Nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan
trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế.
Tơn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và
do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc


15

đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm... Vì vậy, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi
phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
1.1.3.6. Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh luôn đi cùng với cơ chế thị trường. Ngày nay, số lượng các
quốc gia theo cơ chế thị trường ngày càng gia tăng và họat động cạnh tranh từ
đó ngày càng phức tạp và khốc liệt hơn. Mỗi quốc gia đều cố gắng xây dựng
cho mình một cơ chế thị trường riêng. Từ đó, mơi trường cạnh tranh của các
quốc gia khác nhau cũng khác nhau.
Việc nghiên cứu môi trường cạnh tranh giúp doanh nghiệp nắm vững các
qui định trên thị trường liên quan đến cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh, các
áp lực cạnh tranh,… từ đó đề xuất các chiến lược cạnh tranh của doanh
nghiệp phù hợp và có hiệu quả.
Trong kinh doanh quốc tế, đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp cần
phải được xác định rõ ràng. Đối thủ cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp là
các doanh nghiệp không cùng quốc gia. Ví dụ như, đối thủ cạnh tranh của các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam là các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan,
Hàn Quốc mà không phải là doanh nghiệp may Việt Nam.
1.2. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
1.2.1. Giới thiệu chung về Tổ chức thương mại thế giới và Hiệp định
hàng rào kỹ thuật trong thương mại
1.2.1.1. Tổ chức thương mại thế giới

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1
năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ
chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT). 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội
nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành


16

lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn
của Liên Hiệp Quốc.
Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã
được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở
Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn
trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã
không thực hiện được. Mặc dù vậy, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu
lực vào tháng 1/1948.
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế
quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ vòng đàm phán tại Uruguay
(1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã
mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà cịn tập chung
xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn
đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ,
các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông
sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ
thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký
kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra khơng thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại
Marrakesh (Marốc), kết thúc vòng đàm phán Uruguay, các thành viên của

GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính
thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động
từ 1/1/1995.
Ngày 7/11/2006, WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại
Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 7/11/2006, Bộ


17

trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt
Nam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa
phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995.

Ngày

11/1/2007, WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy
đủ của WTO.
WTO hoạt động dựa trên các hiệp định được ký kết từ khi hình thành và
các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên có liên quan.
Thương mại hàng hố là một lĩnh vực quan trọng bên cạnh thương mại dịch
vụ, các khía cạnh liên quan đến thương mại của đầu tư và sở hữu trí tuệ.
1.2.1.2. Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Trong thương mại hàng hóa, hai vấn đề trọng tâm là các biện pháp thuế
quan và phi thuế quan. Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (tiếng
Anh: The Agreement on Technical Barriers to Trade, dưới dây gọi tắt là Hiệp
định TBT) là một trong các biện pháp phi thuế quan của thương mại hàng
hoá. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm

đảm bảo cung cấp cho thị trường sản phẩm, hàng hố có chất lượng đáp ứng
u cầu của người tiêu dùng. Các biện pháp này có thể bao gồm các yêu cầu
nêu trong các tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hố, trong các quy định của cơ quan
có thẩm quyền đối với chất lượng, vệ sinh, an toàn của sản phẩm, q trình
sản xuất và các q trình có liên quan khác như ghi dấu (marking), ghi nhãn
(labelling), việc vận chuyển, bảo quản đối với sản phẩm, hàng hoá.
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân
biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:
- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật
bắt buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).


18

- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được
chấp thuận bởi một tổ chức đã được cơng nhận nhưng khơng có giá trị áp
dụng bắt buộc;
- Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy
định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)
Trong các hàng rào này có hàng rào cần thiết, hợp pháp, cần duy trì để
đảm bảo an tồn, sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, bảo vệ môi
trường sống, an ninh quốc gia, chống gian lận thương mại…Tuy nhiên, bên
cạnh đó cũng có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế thương
mại của nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử như dành ưu đãi cho
nước này song khắt khe với nước khác, nới lỏng quản lý đối với hàng hoá
trong nước song quản lý chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu… Những hàng
rào như vậy trở thành rào cản thực sự đối với thương mại quốc tế đi ngược
lại với các nguyên tắc của thương mại tự do mà WTO đề ra. Vì vậy, các rào
cản đó cần được loại bỏ.
a) Mục đích của Hiệp định TBT

- Thúc đẩy các mục tiêu của Hiệp định chung về thương mại và thuế
quan (GATT);
- Khẳng định và thừa nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế và các
hệ thống quốc tế về đánh giá sự phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất và kinh doanh thương mại;
- Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá
sự phù hợp không gây ra các trở ngại cho thương mại quốc tế;
- Đồng thời không ngăn cản các nước áp dụng các biện pháp cần thiết để
đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu, bảo vệ sức khoẻ, an toàn cuộc sống của
con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại, đảm
bảo an ninh quốc gia;


×