Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THANH HIỂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC NINH ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dan khoa họ c:

TS. Hoàng Bằng An

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa hề sử dụng để công bố trong bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi thơng tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Hiển

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cá nhân, tập thể để tơi có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Trước tiên, cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo, cán bộ của Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu và tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Bằng An đã dành
nhiều thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tơi có thể hồn thành đề tài của mình.
Trong q trình thu thập thơng tin, tơi cịn được Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân
viên Ngân hàng Thương mại Cổ phân Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc
Ninh đã tạo điều kiện cũng như giúp đỡ nhiệt tình. Vì vậy, tôi rất mong được gửi lời
cảm ơn chân thành của mình tới Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của tơi.
Kết quả nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, luận văn nghiên cứu
không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự thơng cảm và
đóng góp ý kiến của các thầy, cơ và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Hiển


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abtract ................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về chất lượng tín dụng ngân hàng đối
với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ......................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm ........................................................................................................... 4

2.1.2.


Vai trị của chất lượng tín dụng ........................................................................ 15

2.1.3.

Nội dung đánh giá chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh của ngân hàng thương mại ..................................................................... 17

2.1.4.

Yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh của Ngân hàng thương mại ........................................................... 19

2.1.5.

Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với
DNNQD trong nền kinh tế thị trường............................................................... 23

2.2.

Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh của ngân hàng thương mại .................................................. 25

iii

download by :


2.2.1.

Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của Ngân

hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) ................................................. 25

2.2.2.

Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của Ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ......................... 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho BIDV Chi nhánh Bắc Ninh
trong việc nâng cao chất lượng tín dụng........................................................... 26

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 27
3.1.

Tổng quan về ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- chi
nhánh Bắc Ninh ................................................................................................ 27

3.1.1.

Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức ............................................................ 27

3.1.2.

Tình hình hoạt động .......................................................................................... 31

3.2.

Đặc điểm chung của các dnnqd ở bắc ninh ...................................................... 36


3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.3.1.

Thu thập và xử lý số liệu .................................................................................. 37

3.3.2.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 39

3.3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ........................................................................ 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.

Thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn
2014 – 2016 ...................................................................................................... 47

4.1.1.

Quy mô, cơ cấu tín dụng doanh nghiệp ngồi quốc doanh .............................. 47

4.1.2.

Mức độ an tồn về hoạt động tín dụng DNNQD của Ngân hàng ..................... 58


4.1.3.

Khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn từ hoạt động tín dụng DNNQD
của Ngân hàng .................................................................................................. 64

4.1.4.

Năng lực quản lý hoạt động tín dụng DNNQD của Ngân hàng ....................... 66

4.1.5.

Sự tín nhiệm và hài lịng của khách hàng đối với tín dụng ngân hàng. ............ 75

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại BIDV Bắc Ninh .............................................................. 79

4.2.1.

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng ...................................................................... 79

4.2.2.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp .................................................................. 82

4.2.3.

Các nguyên nhân khác ...................................................................................... 83


4.3.

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụngcủa bidv bắc ninh đối với
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Bắc Ninh đến năm 2020 ...................... 86

iv

download by :


4.3.1.

Cơ sở đề xuất các giải pháp .............................................................................. 86

4.3.2.

Đề xuất các giải pháp........................................................................................ 87

Phần 5. Kết Luận Và Kiến Nghị.................................................................................. 97
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 98

5.2.1.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................................ 98


5.2.2.

Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................... 99

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 101
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa của chữ viết tắt

ATM

Automatic Teller Machine (Dịch vụ rút tiền tự động)
BIDV Insurance Corporation (Công ty bảo hiểm Ngân hàng

BIC

thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

BIDV


Nam

BIDV Bắc Ninh

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam- Chi nhánh Bắc Ninh
Banking Short Message Service (Dịch vụ gửi, nhận tin nhắn

BSMS

ngân hàng qua điện thoại di động)

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

DNNQD

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

DPRR

Dự phòng rủi ro

DSCV


Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

HĐQT

Hội đồng quản trị

KCN

Khu công nghiệp

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại



Quyết định


TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Doanh số cho vay DNNQD 2014-2016..................................................... 47

Bảng 4.2.

Doanh số thu nợ DNNQD tại BIDV Bắc Ninh 2014-2016 ....................... 48


Bảng 4.3.

Dư nợ cho vay DNNQD giai đoạn 2014-2016 .......................................... 49

Bảng 4.4.

Cơ cấu tín dụng DNNQD của BIDV Bắc Ninh 2014-2016 ...................... 51

Bảng 4.5.

Thực trạng phân loại nợ DNNQD tại BIDV Bắc Ninh ............................. 59

Bảng 4.6.

Cơ cấu dư nợ DNNQD nhóm 5 tại BIDV Bắc Ninh ................................. 60

Bảng 4.7.

Thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn DNNQD tại BIDV Bắc Ninh................... 61

Bảng 4.8.

Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đối với DNNQD tại
BIDV Bắc Ninh ......................................................................................... 63

Bảng 4.9.

Vịng quay vốn tín dụng DNNQD năm 2014 - 2016................................ 64

Bảng 4.10. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNQD.................................... 65

Bảng 4.11. Chính sách khách hàng với từng nhóm khách hàng .................................. 70
Bảng 4.12. Nhân sự liên quan đến hoạt động tín dụng DNNQD tại BIDV Bắc Ninh ...... 73
Bảng 4.13.

Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động tín dụng DNNQD
tại BIDV Bắc Ninh .................................................................................... 76

Bảng 4.14. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về mức độ hài lòng đối với
BIDV Bắc Ninh ......................................................................................... 78

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Mơ hình tổ chức BIDV Bắc Ninh ........................................................... 28

Biểu đồ 4.1.

Tỷ trọng dư nợ DNNQD tại BIDV Bắc Ninh ......................................... 50

Biểu đồ 4.2.

Cơ cấu tín dụng DNNQD theo loại tiền tệ .............................................. 52

Biểu đồ 4.3.


Cơ cấu dư nợ tín dụng DNNQD theo thời hạn vay ................................. 54

Biểu đồ 4.4.

Dư nợ cho vay DNNQD theo loại hình doanh nghiệp ............................ 54

Biểu đồ 4.5.

Dư nợ cho vay DNNQD theo quy mô doanh nghiệp .............................. 55

Biểu đồ 4.6.

Dư nợ cho vay DNNQD theo tài sản đảm bảo ........................................ 56

Biểu đồ 4.7.

Diễn biến nợ quá hạn, nợ xấu DNNQD tại BIDV Bắc Ninh .................. 62

Biểu đồ 4.8.

Cơ cấu lợi nhuận của BIDV Bắc Ninh năm 2014-2016.......................... 65

Biểu đồ 4.9.

Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp của BIDV Bắc Ninh .................... 67

Biểu đồ 4.10. Quy trình xếp hạng khách hàng tổ chức kinh tế ...................................... 69

viii


download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thanh Hiển
Tên luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh”
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số : 60 34 04 10
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng ngân hàng.
- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
của BIDV Bắc Ninh thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV
Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin
Kết quả chính và kết luận:
Luận văn đã đánh giá được thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp
ngồi quốc doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Namchi nhánh Bắc Ninh qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh quy mơ, cơ cấu tín dụng đối với
DNNQD; nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an tồn, khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng
vốn từhoạt động tín dụng DNNQD, và nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực quản lý hoạt
động tín dụng DNNQD của BIDV Bắc Ninh.
Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng DNNQD của BIDV
Bắc Ninh chủ yếu xuất phát từ phía bản thân ngân hàng và doanh nghiệp ngồi quốc
doanh như: Sức ép tăng trưởng tín dụng, sự bất cập của Hệ thống định hạng tín dụng nội

bộ, hệ thống thơng tin để phân tích và giám sát tín dụng chưa hiệu quả, đánh giá khơng
chính xác giá trị tài sản thế chấp thế chấp, công tác kiểm tra giám sát khoản vay cịn
mang tính hình thức và chưa thực sự chặt chẽ, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng cịn
có những hạn chế nhất định; Yếu tố từ phía doanh nghiệp ngồi quốc doanh: Năng lực
quản lý và kinh doanh, năng lực tài chính yếu kém, khách hàng cố tình gian lận hay sử

ix

download by :


dụng vốn sai mục đích và khơng có thiện chí trả nợ.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đồng thời căn cứ vào định hướng, mục
tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
trong giai đoạn 2017-2020, luận văn đã đề xuất ba nhóm giải pháp chủ yếu sau: Nhóm
giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng; Nhóm giải pháp mở rộng quy mơ tín dụng; Nhóm
giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ để nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh
nghiệp ngồi quốc doanh tại BIDV Bắc Ninh.

x

download by :


THESIS ABTRACT
Author: Phạm Thanh Hiển
Thesis: “Solutions to improve the non-public companies’ credit quality at Bank for
Investment and Development of Vietnam – BacNinh branch”.
Major: Economic management
Code : 60 34 04 10

Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives:
- To systemize theoretical and empirical basis of bank credit quality.
- Evaluate the quality of BacNinh BIDV’ loans to non-public companies.
- Propose solutions to improve the quality ofBacNinh BIDV’s loans to non-public
companies in the future.
Research methods:
Methods of selecting research site and sampling.
Data collection.
Information processing and analysis.
Main findings and conclusions:
The thesis evaluates the quality of Bank for Investment and Development of
Vietnam- BacNinh branch’s loans to non-public companies through a number of
indicators. They include indicators reflecting scale and structure of loans to non-public
companies, indicators reflecting the safety and profitability of the loans, and non-public
companies’s loan-use effectiveness, and indicators reflecting BIDV Bac Ninh’s capacity
to manage non-public companies’ credit.
The analysis shows that factors influencing the quality of BacNinh BIDV’s loans
to non-public companiesmainly come from the bank itself, or from non-public
companies. Internal factors include pressure to expand credit, issues in the internal
credit scoring system, inefficient information system (which helps to analyse and
monitor credit), inaccurate evaluation of collateral’s value, inefficient and easy debt
monitoring and limited capacity of credit officers. Factors from non-public companies
include poor management, business and finance capability, deliberate fraudulent
activities of customers, misuse of loans and lack of commitment to debt repayment.
Based on the analysis of influencing factors, as well as Bac Ninh Bank for
Investment and Development of Vietnam’s direction and goals in terms of loan quality

xi


download by :


improvement, the thesis presents several solutions to improve the quality of loans to
non-public companies at BIDV Bac Ninh, including credit risk-control solutions, creditexpansion solutions and service quality improvement solutions.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trung gian tài chính cung cấp
vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngồi quốc
doanh (DNNQD) nói riêng. Mặt khác, hoạt động cấp tín dụng là một trong
những hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự sống còn hay thịnh vượng các
ngân hàng thương mại bởi nó là nhân tố chính mang lại lợi nhuận hay thua lỗ
cho các NHTM. Vì vậy có thể nói rằng sự thành cơng hay thất bại của một
ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào quy mơ và chất lượng tín dụng
của ngân hàng đó.
Năm 2016, với sự phát triển khơng ngừng của các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng bạn trên
địa bàn tỉnh, BIDV Bắc Ninh đặt ra mục tiêu: Đến năm 2020 chiếm lĩnh thị
trường tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh Bắc Ninh trên
cơ sở đảm bảo nguyên tắc tín dụng “ nợ sạch”, điều này đồng nghĩa với việc
mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp
ngồi quốc doanh.
Tuy vậy, xuất phát từ nội tại của Ngân hàng hiện nay với tỷ lệ nợ xấu của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 80% nợ xấu của toàn Chi nhánh; Quy

trình cấp tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này cịn rườm rà nhiều thủ tục;
Chính sách cấp tín dụng cịn nhiều bất cập khơng thỏa mãn được nhu cầu vay
vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì việc đề ra mục tiêu như trên là
rất khó đối với BIDV Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù các Chi nhánh
đã nỗ lực tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với thành
phần kinh tế này nhưng đây là một lĩnh vực khá phức tạp nên khi thực hiện còn
gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên và dựa vào kết quả của việc đi sâu tìm hiểu
thực trạng chất lượng cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam- chi nhánh Bắc Ninh với các doanh nghiệp trong thời gian qua, tôi đã quyết
định lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Thơng

1

download by :


qua luận văn này, tơi mong muốn góp phần mở rộng và nâng cao hơn nữa chất
lượng của các khoản cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh vì sự
phát triển ngày một bền vững của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh (BIDV Bắc
Ninh) trên cơ sở trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn nào đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng
ở BIDV Bắc Ninh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh?
2. Thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV Bắc Ninh đối với của các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm qua?
3. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của BIDV Bắc
Ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh?

4. Giải pháp nào nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV Bắc Ninh đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng tín dụng đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam- Chi nhánh Bắc Ninh thời gian qua. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV Bắc Ninh đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng
ngân hàng.
- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngồi
quốc doanh của BIDV Bắc Ninh thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của
BIDV Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BIDV
Bắc Ninh.

2

download by :


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của ngân
hàng thương mại

Nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNQD trên cơ sở tập
trung vào vấn đề chất lượng cho vay DNNQD tại BIDV Bắc Ninh. Các yếu tố
ảnh hưởng tới chất lượng cho vay DNNQD tại BIDV Bắc Ninh.
Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV Bắc
Ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tiến hành tại BIDV Bắc Ninh.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Ninh
đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2014-2016.
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV Bắc Ninh
đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến năm 2020.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm vềnâng cao chất
lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Đề xuất các nhóm giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
của BIDV Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Doanh nghiệp ngồi quốc doanh
Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (2014) có hiệu lực thực hiện

từ 01/07/2015 chỉ rõ:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
“Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ”.
Như vậy, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp mang hình
thức sở hữu phi Nhà nước về tư liệu sản xuất, những doanh nghiệp này dựa trên
cơ sở do tư nhân (có thể một hoặc một tập thể các cá nhân) bỏ vốn đầu tư dưới
mọi hình thức, nhằm mục đích chủ yếu là lợi nhuận và chịu sự chi phối của các
chủ đầu tư. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này rất đa dạng và
tạo ra các thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động dựa trên số vốn của mình và tự
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở lãi hưởng lỗ chịu.
Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các loại
hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân, cơng ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã…
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
(Luật doanh nghiệp, 2014). Với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, nhà đầu tư có tồn
quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của mình bao gồm cả lợi nhuận thu
được. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp lại là người phải chịu rủi ro rất lớn, chịu trách
nhiệm cá nhân đối với toàn bộ rủi ro nếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Nghĩa
là khi hoạt động kinh doanh phát sinh thua lỗ, chủ doanh nghiệp có thể rơi vào tình
trạng khánh kiệt, phá sản dễ dàng. Do đó đây là loại hình doanh nghiệp đầy tính rủi
ro đối với nhà đầu tư. Doanh nghiệp tư nhân không được coi là pháp nhân.

4

download by :



Đặc trưng của doanh nghiệp tư nhân: Không sự phân biệt pháp lý về
quyền, quyền lợi và nghĩa vụ giữa cá nhân và doanh nghiệp; Việc thành lập, giải
thể hay chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân hết sức đơn
giản và không ảnh hưởng đến nghĩa vụ cá nhân của chủ sở hữu (Luật doanh
nghiệp, 2014).
Công ty cổ phần: Cơng ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân độc lập. Đây là loại hình cơng ty có tính tổ chức cao, hồn thiện về
vốn, hoạt động mang tính chất xã hội hóa cao. Công ty cổ phần chỉ chịu trách
nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tài sản tiêng của công ty. Các cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã
góp vào cơng ty. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia ra nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần. Trong q trình hoạt động, cơng ty cổ phần có quyền phát
hành chứng khốn ra cơng chúng để công khai huy động vốn. Về số lượng thành
viên (gọi là cổ đông) tối thiểu là 03 thành viên và không hạn chế số lượng tối đa
(Luật doanh nghiệp, 2014).
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở
hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần (Luật
doanh nghiệp, 2014).
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ
chức, cá nhân nhưng số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên công ty
phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cơng ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên cũng không được quyền phát hành cổ phần (Luật
doanh nghiệp, 2014).

Công ty hợp danh: Công ty hợp doanh là sự liên kết một cách tự nguyện,
được thiết lập để kinh doanh và nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, sự liên kết
này không nhất thiết địi hỏi có thỏa thuận bằng văn bản. Các hoạt động kinh

5

download by :


doanh được tổ chức dưới dạng hợp danh thường là cửa hàng dịch vụ bán lẻ hoặc
hoạt động mang tính nghề nghiệp như luật sư, kế toán, khám chữa bệnh. Công ty
hợp danh không phải là đối tượng chịu thuế mà các thành viên sẽ phải nộp thuế
thu nhập theo luật thuế thu nhập. Có ba yếu tố để xác định loại hình doanh
nghiệp này có phải là hợp danh hay không: sự liên kết của 2 hay nhiều người,
kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận, đồng thời sở hữu (cùng chia sẽ rủi ro, cùng
chia sẻ lợi nhuận và việc quản lý). Hiện nay có các loại cơng ty hợp danh: Công
ty hợp danh phổ thông, công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
hữu hạn (Luật doanh nghiệp, 2014).
Hợp tác xã: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động
có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định
của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và từng xã viên nhằm giúp nhau
thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải
thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước (Luật doanh
nghiệp, 2014).
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có một số đặc trưng cơ bản sau:
Khả năng tài chính hạn hẹp, thu hồi vốn nhanh: Các DNNQD hầu hết đều
có khả năng tài chính hạn hẹp, vốn tự có là của một cá nhân, hay nhiều cá nhân
góp lại, cịn lại phần lớn là từ tiền vay ngân hàng…Do đó khả năng tài chính của
DNNQD ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,
ảnh hưởng đến mục tiêu tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nhu

cầu vốn đầu tư không quá lớn, chu kỳ sản xuất kinh doanh thường ngắn nên khả
năng thu hồi vốn rất nhanh góp phần làm tăng tốc độ vòng quay của vốn, giảm
các khoản chi phí vốn mang lại hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
DNNQD tồn tại ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế: Nền kinh
tế thị trường ở nước ta tồn tại và phát triển bao gồm nhiều thành phần với nhiều
loại hình doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân tới
các hợp tác xã. DNNQD được lựa chọn các ngành nghề kinh doanh trong các
lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng... phù hợp qui định
của Nhà nước. Các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD nói riêng được
kinh doanh bình đẳng trước pháp luật trong các lĩnh vực của nền kinh tế trên
mọi miền đất nước.

6

download by :


DNNQD có tính linh hoạt và thích ứng cao: Trong cơ chế thị trường, để
tồn tại và phát triển bền vững thì các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời các nhu
cầu của thị trường. Xuất phát từ đặc điểm có qui mơ sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ban
đầu không lớn, cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, doanh nghiệp dễ dàng điều
chỉnh chuyển hướng sản xuất kinh doanh vào những ngành nghề khác khi cảm
thấy lĩnh vực đó có lợi hơn. Mặt khác, cơ cấu gọn nhẹ cũng giúp chủ doanh
nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý, giám sát, tiết kiệm chi phí quản lý, hạn
chế sự sai lệch thơng tin.
Năng lực tài chính thấp: Nhược điểm lớn nhất, dễ thấy nhất và đáng quan
tâm nhất của các DNNQD với quy mơ nhỏ và vừa đó là khả năng tài chính. Việc
tiến hành sản xuất kinh doanh của các DNNQD này chủ yếu chỉ dựa vào nguồn
vốn tự có của một hoặc một số cá nhân. Nguồn vốn này khơng đủ để doanh
nghiệp có thể đổi mới dây chuyền công nghệ, tăng năng suất, nâng cao chất

lượng sản phẩm... Mặt khác, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng
cịn hạn chế. Ngun nhân là do ngoài sự yếu kém về quản lý kinh tế thì tài sản
thế chấp khơng đủ điều kiện, báo cáo tài chính, sổ sách kế tốn của doanh nghiệp
không rõ ràng, minh bạch.
Năng lực quản lý, điều hành của chủ DNNQD thấp: Trình độ quản lý của
chủ doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chủ doanh nghiệp thành lập doanh
nghiệp do có sẵn mối quan hệ với các kênh cung ứng với thị trường. Nhiều chủ
doanh nghiệp cịn có thói quen điều hành quản trị theo kiểu gia đình. Việc tách
bạch giữa các bộ phận trong doanh nghiệp chưa rõ ràng. Nhiều chủ doanh nghiệp
chưa được đào tạo qua một khóa quản lý chính quy nào, thậm chí khơng qua đào
tạo nên thiếu hiểu biết về pháp luật, kinh tế...
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế: Do cơ sở vật chất kỹ
thuật, trình độ thiết bị công nghệ yếu kém, lạc hậu nên chất lượng sản phẩm
không cao, năng suất lao động thấp. Thêm vào đó, trình độ tay nghề cũng như
khả năng tiếp cận cơng nghệ mới của người lao động cịn hạn chế. DNNQD ít có
khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động có trình độ tay nghề cao
do khơng có khả năng trả lương cao và những chính sách đãi ngộ hấp dẫn. Ngồi
ra, việc tiếp cận thơng tin của doanh nghiệp vẫn cịn yếu kém và chưa kịp thời.
Tất cả những điều này làm giảm tính cạnh tranh của DNNQD, tạo ra rào cản làm
sản phẩm của doanh nghiệp khó tiếp cận với thị trường, đặc biệt là thị trường
xuất khẩu.

7

download by :


Như vậy, việc nắm rõ những đặc điểm của DNNQD trong nền kinh tế thị
trường sẽ giúp các định chế tài chính, ngân hàng khai thác được khoảng trống thị
trường, từ đó có thể mở rộng thị trường, hồn thiện cũng như phát triển sản

phẩm, dịch vụ của mình.
2.1.1.2. Tín dụng
Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian tài chính quan
trọng nhất trong nền kinh tế. NHTM được định nghĩa là tổ chức kinh doanh
tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng
với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó cho vay, thực hiện nghiệp vụ
chiết khấu và làm các dịch vụ thanh toán (Nguyễn Thị Mùi, 2003)
Vậy tín dụng là gì?
Thuật ngữ “Tín dụng” xuất phát từ chữ Latin “CREDITIUM” với nghĩa là
tin tưởng, tín nhiệm.
Trong Từ điển Tiếng Việt (1997) tín dụng được định nghĩa là sự vay mượn
vật tư, tiền mặt, hàng hóa.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng (2010) “Cấp tín dụng là việc tổ chức
tín dụng thoả thuận để khách hàng (tổ chức, các nhân) sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hồn trả
bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”
Vì vậy, có thể thấy tùy theo từng góc độ nghiên cứu mà ta hiểu nội
dung của thuật ngữ “ tín dụng” cho phù hợp.
Với chức năng kinh doanh tiền tệ, các NHTM tham gia vào quan hệ tín
dụng với hai tư cách: Là người đi vay khi thực hiện các nghiệp vụ huy động
vốn của xã hội và là người cho vay khi dùng nguồn vốn huy động được tài trợ
cho các chủ thể trong nền kinh tế. Vì tính phức tạp của hoạt động tín dụng mà
khi nói đến tín dụng, người ta chỉ chú ý đến hoạt động “cho vay” mà bỏ quên
mặt thứ hai của nó là “đi vay”. Quan hệ tín dụng mà ngân hàng đóng vai trị là
người cho vay gọi là tín dụng ngân hàng.
Như vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn về vốn tiền tệ giữa
ngân hàng và các đơn vị kinh tế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và
các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc có hoàn trả.


8

download by :


Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng ngân hàng, tuy nhiên
xét về bản chất thì tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hồn trả và
có đặc trưng sau:
Thứ nhất, tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở
lịng tin: Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.
Người cho vay tin tưởng người cho vay sẽ sử dụng vốn đúng mục đích, có
hiệu quả, có khả năng và có thiện chí hồn trả đầy đủ cả gốc và lãi khi đến
hạn. Người đi vay cũng tin tưởng vào khả năng hiệu quả của vốn vay. Sự gặp
gỡ giữa người đi vay và người cho vay về điểm này sẽ là điều kiện hình thành
quan hệ tín dụng. Cơ sở của sự tin tưởng này có thể do uy tín của người đi
vay, giá trị tài sản thế chấp hoặc do sự bảo lãnh của người thứ ba (Nguyễn Thị
Thu Đơng, 2012).
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn.
Đặc trưng này của tín dụng xuất phát từ tính chuyển nhượng tạm thời. Tính
chất tạm thời của sự chuyển nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá
trị. Nó là kết quả của sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Việc xác
định thời hạn đó dựa vào: chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển vốn,
thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn
vốn ngân hàng sử dụng để cho vay. Tức là thời hạn cho vay phải phù hợp với
chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì lúc đó người vay mới có điều
kiện để trả nợ cho ngân hàng. Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ luân
chuyển vốn của đối tượng vay khi đó, hợp đồng vay vốn đã đến hạn trong khi
khách hàng chưa có nguồn thu. Ngược lại, nếu thời gian vay dài hơn sẽ tạo cơ
hội cho người vay sử dụng vốn sai mục đích, khơng có nguồn trả nợ trong tương
lai. Tuy nhiên nếu khách hàng có nguồn thu khác để có thể trả nợ thì thời hạn vay

có thể ngắn hơn chu kỳ luân chuyển vốn. Ngoài ra việc xác định thời hạn cho
vay cịn dựa vào tính chất nguồn vốn của người cho vay: Nếu nguồn vốn của
người cho vay ổn định thì thời gian cho vay có thể dài hơn và ngược lại. Đặc
trưng này cho thấy trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử
dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định mà
khơng có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó (Hồ Diệu, 2002).
Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị
trên nguyên tắc phải hồn trả cả gốc và lãi. Đây là đặc tính riêng có của tín
dụng. Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời

9

download by :


gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận: gốc và lãi. Lượng giá trị hoàn trả phải
lớn hơn lượng giá trị ban đầu, hay nói cách khác, người đi vay phải trả thêm
phần lãi ngoài phần vốn gốc, sự chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng
vốn tạm thời. Vì vốn vay là nguồn vốn ngân hàng huy động từ vốn tạm thời nhàn
rỗi của dân cư, sau một thời gian nhất định thì ngân hàng phải trả lại cho họ kèm
thêm lãi suất được hưởng theo thỏa thuận. Thêm vào đó, trong q trình hoạt
động của mình, ngân hàng phải bỏ ra các chi phí cho khấu hao tài sản cố định,
chi phí trả lương cho cán bộ nhân viên... Để bù đắp cho các chi phí này và tạo lợi
nhuận cho ngân hàng thì ngân hàng phải thu của khách hàng một khoản tiền lãi
(Học viện Ngân hàng, 2003).
Ngồi ra, tín dụng chứa đụng tiềm ẩn rủi ro cao vì quan hệ tín dụng
khơng chỉ chịu ảnh hưởng bởi chính người đi vay và người cho vay mà còn
chịu tác động của nhân tố mơi trường bên ngồi tác động đến bản thân người
đi vay, người cho vay ( Nguyễn Thị Thu Đông, 2012).
Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và chủ yếu của ngân hàng thương mại nên
việc quản lý tín dụng vơ cùng quan trọng và phức tạp.Trong nền kinh tế thị
trường hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác
nhau. Để sử dụng quản lý tín dụng có hiệu quả người ta phải tiến hành phân
loại tín dụng.Vì việc cấp tín dụng gắn liền với đối tượng vay để tạo điều kiện
cho sự vận động của vốn gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hố. Ngồi
ra, tiến hành phân loại tín dụng cịn nhằm mục đích thực hiện cân đối giữa
nguồn vốn và sử dụng vốn trong NHTM giúp quá trình quản lý và điều hành
vốn ngày càng hiệu quả.
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng. Có thể phân loại dựa vào
một số tiêu thức sau:
1- Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN
ngày 30/12/2016 ban hành quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng: Tín dụng ngắn hạn là các
khoản tín dụng có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm. Như vậy, ta có thể thấy
đây là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bổ sung sự
thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của khách hàng và phục vụ các nhu cầu sinh

10

download by :


hoạt của các cá nhân trong thời gian ngắn. Loại tín dụng này gồm ba loại hình:
tín dụng chiết khấu, tín dụng thấu chi, tín dụng ứng trước.
- Tín dụng trung hạn: Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016 ban hành quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng: “Tín dụng trung hạn được hiểu
là các khoản tín dụng có thời hạn trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm” .Tín

dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến
hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án
có quy mơ nhỏ thu hồi vốn nhanh của các khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh
doanh, hoặc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng...của cá nhân, hộ gia đình.
- Tín dụng dài hạn:Theo quy định tại Thơng tư 39/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016 ban hành quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng: “Tín dụng dài hạn được hiểu là các
khoản tín dụng có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm”. Loại tín dụng này được sử
dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các cơng
trình thuộc cơ sở hạ (đường xá, bến cảng, sân bay...), cải tiến và mở rộng sản xuất
với qui mô lớn.
Đối với hai hình thức cấp tín dụng trung hạn và dài hạn của TCTD,
phương thức cấp tín dụng chủ yếu là phương thức cho vay thông thường, bởi
khoản vay này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc, thiết bị, nhu cầu
thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, tiền vay được thanh toán dần cho
ngân hàng theo định kỳ với số tiền thanh tốn định kì có thể là khác nhau.
2- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng để phục vụ sản xuất, kinh doanh: Đây là hình thức cấp tín dụng
mà trong đó các bên đã có cam kết là số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào
mục đích sử dụng thực hiện các cơng việc kinh doanh của mình. Nếu sau khi đã
được TCTD giải ngân mà người vay lại sử dụng vốn vào mục đích khác với thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng, thì bên cho vay có quyền áp dụng các chế tài
thích hợp: đình chỉ việc sử dụng vốn vay hoặc thu hồi vốn vay trước thời hạn…
- Tín dụng tiêu dùng: Thực chất là việc cho vay mà trong đó các bên có thỏa
thuận, cam kết với nhau về vấn đề số tiền vay sẽ được khách hàng (bên đi vay) sử
dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và tiêu dùng: mua sắm đồ gia
dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại…(Tô Ngọc Hưng, 2014).

11


download by :


3- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
Tín dụng có đảm bảo: Đây là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như
thế chấp hoặc cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba (Học viện Ngân
hàng, 2002). Hình thức này áp dụng đối với những khách hàng chưa có uy tín cao
nên khi vay vốn địi hỏi phải có đảm bảo. Sự đảm bảo là cơ sở pháp lý để TCTD
có thêm nguồn thu nợ thứ hai nhưng chủ yếu ràng buộc trách nhiệm của khách
hàng trong việc quản lý và sử dụng tiền vay, góp phần hạn chế rủi ro.
Tín dụng khơng đảm bảo (tín chấp): Đây là loại tín dụng khơng có tài sản
thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cấp tín dụng chỉ
dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung
thực trong kinh doanh có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì
TCTD có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín bản thân khách hàng mà không cần một
nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. Như vậy, mặc dù khơng có tài sản đảm bảo nhưng
đây vẫn là loại tín dụng có rủi ro thấp vì khách hàng có uy tín rất lớn và có khả
năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà khơng cần đảm bảo.
4- Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng
kiểm tra, giám sát của ngân hàng, Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng vay về việc
lựa chọn một trong các phương thức cấp tín dụng sau đây:
- Cấp tín dụngtheo món
Phương thức cấp tín dụng từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu
vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng lập thủ tục vay vốn
theo quy định và ký hợp đồng tín dụng (Hồ Diệu, 2002).
- Cấp tín dụng theo hạn mức tín dụng
Phương thức cấp tín dụng này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có
nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. Ngân hàng sẽ thẩm định
khách hàng và xác lập, quản lý hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng.

- Cấp tín dụng theo dự án đầu tư
Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Ngân hàng nơi
cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy
trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ (Học viện Ngân
hàng, 2003).

12

download by :


×