Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 133 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THÀNH ĐỨC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn sâu sắc, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Hoàng Thành Đức

i

download by :

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và những lời động viên, chỉ bảo ân cần của các cá nhân, tập thể, các
cơ quan trong và ngồi trường Học Viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc PGS.TS Quyền Đình Hà đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tơi về mọi mặt để hồn thành luận văn thạc sỹ khoa học quản lý kinh tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, tập thể các thầy, cô giáo trong khoa và trực
tiếp là các thầy, cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn đã giúp đỡ tôi về thời gian cũng
như kiến thức để tơi hồn thành q trình học tập và hồn thiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, phịng Đào tạo, các phịng, khoa
có liên quan và các CBQL, GV của trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh,
các Doanh nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh và sự tích cực của các em HSSV trong việc giúp
tôi thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết và tổ chức, xây dựng các cuộc điều tra để
thực hiện tốt đề tài của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, các học viên lớp cao học Quản
lý kinh tế K23C đã bên tơi giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn cùng tơi trong những năm qua.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến người thân trong gia đình đã ln tạo điều kiện

giúp đỡ tôi về mặt vật chất và động viên tôi về mặt tinh thần trong thời gian học tập và
hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học này.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hoàng Thành Đức

ii

download by :

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục thuật ngữ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình và biểu đồ ......................................................................................... viii
Trích yếu luận văn .............................................................................................................ix
Thesis Abstract ..................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Cơ sơ lý luận và thực tiễn ..............................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo nghề .........................................4


2.1.1.

Khái niệm về nghề và đào tạo nghề ..................................................................4

2.1.2.

Ý nghĩa của nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo ............6

2.1.3.

Yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo nghề ..........7

2.1.4.

Nội dung nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo nghề........... 12

2.1.5.

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề .......... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo nghề ..................................... 22

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới.......... 22

2.2.2.


Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của một số địa phương
ở Việt Nam .................................................................................................... 28

iii

download by :


2.3.

Những bài học rút ra từ lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào
tạo nghề. ........................................................................................................ 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 36

3.1.1.

Đặc điểm của Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh ............... 36

3.1.2.

Chất lượng đào tạo nghề ................................................................................ 37

3.1.3.

Đánh giá những thuận lợi, khó khăn từ đặc điểm địa bàn đến nâng cao

chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ Thuật
Bắc Ninh........................................................................................................ 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:.............................................................. 41

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 41

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin ...................................................... 42

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 46
4.1.

Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề
kinh tế - kỹ thuật bắc ninh .............................................................................. 46

4.1.1.


Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo nghề phù hợp ở Trường cao
đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh .......................................................... 46

4.1.2.

Tăng cường đầu tư, trang bị nguồn lực cho đào tạo nghề ................................ 47

4.1.3.

Nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, tổ chức thực hiện
công tác đào tạo nghề ..................................................................................... 50

4.1.4.

Liên kết trong đào tạo giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp ............. 62

4.1.5.

Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo......................................................... 65

4.1.6.

Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả đào tạo nghề ..................................... 75

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề ......................... 79

4.2.1.


Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ................................................ 79

4.2.2.

Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực trong đào tạo nghề ...................................... 81

4.2.3.

Công tác phối hợp, liên kết trong đào tạo ....................................................... 84

4.2.4.

Chất lượng của đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên ............................................. 85

4.2.5.

Động cơ, ý thức của người học....................................................................... 89

4.2.6.

Công tác tổ chức, quản lý đào tạo nghề .......................................................... 90
iv

download by :


4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề

kinh tế - kỹ thuật bắc ninh .............................................................................. 92

4.3.1.

Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, quảng bá thương hiệu hình ảnh về
đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh .................... 92

4.3.2.

Tăng cường đầu tư, trang bị nguồn lực cho đào tạo nghề ............................... 94

4.3.3.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, tổ chức thực
hiện đào tạo nghề........................................................................................97

4.3.4.

Tăng cường liên kết đào tạo với cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế ........... 105

4.3.5.

Thường xuyên trao đổi, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho HSSV ........... 106

4.3.6.

Tăng cường công tác quản lý HS – SV ......................................................... 108

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 110
5.1.


Kết luận ....................................................................................................... 110

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 111

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 112

v

download by :


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASEAN

Các nước khu vực Đông Nam Á

BLÐTB&XH

Bộ lao động thương binh và xã hội

CBQL

Cán bộ quản lý


CNH – HÐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CTĐT

Cơng tác đào tạo

CTHSSV

Cơng tác học sinh sinh viên

CĐN

Cao đẳng nghề

CN

Công nghệ

ÐH

Đại học

ÐH KTQD


Đại học Kinh tế Quốc Dân

ÐHQGHN

Đại hoc Quốc gia Hà Nội

FDI

Vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp

GV

Giáo viên

GD – ĐT

Giáo dục – đạo tạo

HSSV

Học sinh, sinh viên

LÐNT

Lao động nông thôn

PCI

Chỉ số giá tiêu dùng


PR

Phịng quan hệ cơng chúng

TCN

Trung cấp nghề

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TSGV

Tổng số giáo viên

TC - HC

Tổ chức hành chính

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND


Ủy ban nhân dân tỉnh

VSIP

Việt Nam - Singapo

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Mẫu điều tra............................................................................................. 42

Bảng 4.1.

Một số cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu của trường .................................. 48

Bảng 4.2.

Số lượng cán bộ công nhân viên, giáo viên của trường năm 2015............. 50

Bảng 4.3.

Cơ cấu, trình độ đội ngũ giáo viên trong 3 năm 2013 – 2015 .................... 51

Bảng 4.4.


Đội ngũ GV phân bổ theo trình độ và độ tuổi ........................................... 52

Bảng 4.5.

Thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ Cán bộ - Giáo viên ........... 53

Bảng 4.6.

Những thành tích đạt được của cán bộ, giáo viên ..................................... 54

Bảng 4.7.

Công tác liên kết với một số trường Đại học ............................................ 62

Bảng 4.8.

Số lượng đào tạo của trường theo trình độ đào tạo.................................... 66

Bảng 4.9.

Hệ thống ngành nghề đào tạo ................................................................... 67

Bảng 4.10. Số lượng ngành nghề đào tạo của trường.................................................. 68
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả tinh giản chương trình .................................................. 69
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp kết quả điều tra HSSV ...................................................... 71
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp kết quả điều tra GV và CBQL .......................................... 72
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp Kết quả điều tra Doanh nghiệp ......................................... 74
Bảng 4.15. Kết quả học sinh thi tay nghề các cấp ....................................................... 75
Bảng 4.16. Kết quả học tập của học sinh chính quy hệ Cao đẳng ............................... 76

Bảng 4.17. Kết quả học tập của học sinh chính quy hệ Trung cấp nghề ...................... 77
Bảng 4.18. Kết quả học tập của học sinh chính quy hệ Liên thơng ĐH ....................... 77
Bảng 4.19. Kết quả học tập của học sinh chính quy hệ sơ cấp nghề ............................ 78
Bảng 4.20. Kết quả thi tốt nghiệp giai đoạn 2013 - 2015 ............................................ 79
Bảng 4.21. Cơ sở vật chất của Trường năm 2015 ....................................................... 82
Bảng 4.22. Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy ....................................................... 82
Bảng 4.23. Sự biến động cơ cấu nhân sự qua 3 năm ................................................... 83
Bảng 4.24. Trình độ tay nghề của đội ngũ CBGV ...................................................... 85
Bảng 4.25. Trình độ sư phạm của đội ngũ GV nhà trường.......................................... 86
Bảng 4.26. Phương pháp giảng dạy của giáo viên Trường CĐN KT-KT BN .............. 87
Bảng 4.27. Trình độ ngoại ngữ của CBGV ................................................................ 88
Bảng 4.28. Trình độ tin học của CBGV ..................................................................... 89
Bảng 4.29. Trình độ đầu vào của HS nhà trường năm 2013, 2014 và 2015 ................ 89

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH, HỘP VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà trường ............................................................55
Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức phịng đào tạo ........................................................................56
Hình 4.3. Sơ đồ tổ chức phịng cơng tác HSSV ............................................................58
Hình 4.4. Sơ đồ tổ chức các khoa chuyên môn.............................................................59
Hộp 4.1. Đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, nguyên vọng của LĐNT………………. 64
Hộp 4.2. Liên kết với các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao……………………......66
Biểu đồ 4.1. Kết quả thanh tra đào tạo năm 2015…………………………………....... 71
Biểu đồ 4.2. Phương pháp giảng dạy của giáo viên Trường CĐN KT-KT BN..............89

viii


download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Thành Đức
Tên Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao
đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
Ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đào tạo nghề là nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Đảng và Nhà
nước ta đã khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo
nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Xuất
phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nin” để thực hiện luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của mình.
* Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở
Trường Cao Đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường trong thời gian tới.
* Mục tiêu cụ thể sau:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào
tạo nghề.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao
chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao Ðẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh trong
thời gian vừa qua.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao
Đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
* Đối tượng nghiên cứu: Ðối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao Ðẳng nghề
Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
Các tác nhân liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố bên
trong và bên ngoài liên quan đến chất lượng đào tạo nghề

ix

download by :


* Cơ sở lý luận
Khái niệm nghề
Khái niệm về đào tạo
Khái niệm về đào tạo nghề
Ý nghĩa của nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo
Yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo nghề
Nội dung nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo nghề
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề
* Cơ sở thực tiễn:
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của một số địa phương ở Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Kết quả chính và kết luận

* Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo nghề phù hợp ở Trường cao đẳng nghề
Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
Tăng cường đầu tư, trang bị nguồn lực cho đào tạo nghề
Nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề
Liên kết trong đào tạo giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp
Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo
Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả đào tạo nghề
* Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, quảng bá thương hiệu hình ảnh về đào tạo tại
Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
Tăng cường đầu tư, trang bị nguồn lực cho đào tạo nghề
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, tổ chức thực hiện đào tạo nghề
Tăng cường liên kết đào tạo với cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế
Thường xuyên trao đổi, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho HSSV
Tăng cường công tác quản lý HS – S

x

download by :


THISIS ABSTRACT
Master candidate: HOANG THANH DUC
Thesis title
: Solutions to improve the quality of vocational training in Bac
Ninh Vocational college of Economics and Technology
Major

: Economic Management Code: 60.34.04.10


Educational organization : Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
Vocational training is an important content, indispensable in the process of
economic development for economic development of each country towards sustainable
development. Government have confirmed the high quality of human resources
including trained manpower is one of the three pillars of growth and sustainable
economic development of Vietnam . Start from the above reasons that I chose the
theme "Solutions to improving the quality of vocational training at the Bac Ninh
Vocational college of Economics and Technology" to implement a master's thesis
around.
* Objectives of the study: The study raise the status of vocational training quality in Bac
Ninh Vocational college of Economics and Technology, which proposed a number of key
measures to improve the quality of vocational training school next time.
* Following specific objectives:
- Contribute to systematize the rationale and practices to improve the quality of
vocational training.
- Analyzing and assessing the situation and pointed out the factors affecting
improve the quality of Bac Ninh Vocational college of Economics and Technology in
recent times.
- Propose solutions to improve the quality of vocational training in vocational colleges.
- Economic Bac Ninh Engineering.
* Research Subjects: Study subjects are theoretical issues and practices related
to the quality and improve the quality of vocational training in Bac Ninh Vocational
college of Economics and Technology
Agents related to raising the quality of vocational training, the elements inside
and outside concerning the quality of vocational training
* Rationale
Job concept
The concept of training


xi

download by :


The concept of vocational training
The significance of raising the quality of vocational training in the training
institutions.
Requires improving quality of vocational training in vocational training
institutions.
Content improving quality of vocational training in vocational training
institutions.
The main factors affecting the improving quality of vocational training.
* Practical basis:
Experience enhanced quality of vocational training in a number of countries
around the world.
Experience enhanced quality of vocational training of some localities in Vietnam
Materials and Methods
The method selected research sites
Methods of data collection
Methods of analysis and processing of information
Indicator System Research
Main findings and conclusions
* Situation improve the quality of vocational training:
Building development strategies suitable vocational training at the Bac Ninh
Vocational college of Economics and Technology
Increasing investment, equipped with resources for vocational training
Improving quality of teachers, technicians, organize vocational training
Links in training between training establishments to enterprises

Content innovation, training methods
Innovation evaluation methodology training results
* Solutions to improve the quality of vocational training:
Good implementation of the enrollment, promote the brand image of training at
Bac Ninh Vocational college of Economics and Technology
Increasing investment, equipped with resources for vocational training
Improving the quality of teachers, technicians, organize vocational training
Strengthen joint training with local training institutions and international
Frequent exchanges, strengthen high-level training for students
Strengthen the management of pupils and Students

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đào tạo nghề là nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Đảng
và Nhà nước ta đã khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân
lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững
kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong ba khâu đột phá
để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 (Ban
chấp hành TW Đảng, 2011a). Do vậy, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo
nghề là yêu cầu, là đòi hỏi của đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nển kinh tế nói chung.
Tuy nhiên đào tạo nghề vẫn cịn những hạn chế nhất định, trong đó chất
lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Thực trạng lực lượng lao động của nước ta trong nhiều năm qua tuy được
đào tạo nhiều nhưng chất lượng lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của
sự phát triển kinh tế. Tình hình chung là trình độ chun mơn kỹ thuật của người
lao động còn thấp, tay nghề chưa cao, cơ cấu các loại trình độ chưa hợp lý, cơ
cấu ngành nghề phân phối cũng chưa cân đối, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ
thuật hầu như thiếu hụt ở hầu hết các ngành và các khu vực kinh tế, hiện tượng
“thừa thầy, thiếu thợ” là phổ biến. Điều đó đã phần nào làm cản trở đến quá trình
chuyển đổi và phát triển xã hội.
Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh là một trường công
lập trọng điểm về đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh vùng lân cận. Nhà
trường đã đào tạo nghề cho hàng ngàn học sinh, sinh viên, công nhân kỹ thuật
làm việc trong các doanh nghiệp và các đối tượng tự do khác trong tỉnh Bắc
Ninh. Chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy mang tính thực tiễn cao phù
hợp với nhu cầu xã hội và luôn được đổi mới bởi đội ngũ giáo viên nhiệt tình có
tay nghề cao thường xun được tập huấn tại nước ngoài.
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nghề vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Cơng
tác tuyển sinh vẫn cịn yếu, thương hiệu hình ảnh về đào tạo của nhà trường chưa
thực sự nổi bật; Nguồn lực cho công tác đào tạo cần được chú trọng hơn; Cần

1

download by :


tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài nhằm tạo bước đà vươn ra
thị trường quốc tế; Năng lực cán bộ cịn yếu; Trình độ, năng lực học sinh vẫn còn
nhiều yếu kém. Để thực hiện nghiên cứu đề tài hàng loạt câu hỏi đặt ra như: Cơ
sở lý luận, cơ sở thực tiễn của nâng cao chất lượng đào tạo nghề là gì? Thực
trạng nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật
Bắc Ninh như thế nào? Cần những giải pháp nào cho những tồn tại trong nâng

cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường? Những vấn đề đó cũng rất cần được
quan tâm nghiên cứu.
Có một số đề tài liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề như: Một
số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề cơ khí
xây dựng – Coma (Đào Văn Tiên, 2011) và Biện pháp nâng cao chất lượng đào
tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề cơ khí Nơng Nghiệp (Bùi Thu Trang, 2011).
Từ trước đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu liên quan đến đẩy mạnh công
tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh .
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh”
để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường
Cao Đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường trong thời gian tới.
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng
đào tạo nghề.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến
nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao Ðẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật
Bắc Ninh trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường
Cao Đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ðối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Cao Ðẳng nghề Kinh tế

2


download by :


- Kỹ thuật Bắc Ninh.
Các tác nhân liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố
bên trong và bên ngoài liên quan đến chất lượng đào tạo nghề.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích và đánh giá chất lượng đào tạo của
trường Cao Đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh nhằm đánh giá những đóng
góp của nhà trường trong chất lượng đào tạo nghề hiện nay và những tồn tại
trong chất lượng đào tạo của trường Cao Đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
Từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu, khảo sát được thực hiện tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Các dữ liệu phục vụ cho phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất
lượng đào tạo của trường Cao Ðẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh được thu
thập số liệu trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015, từ đó đề xuất định hướng và
giải pháp cho những năm tới.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
2.1.1. Khái niệm về nghề và đào tạo nghề

2.1.1.1. Khái niệm nghề
Mỗi quốc gia đều có quan điểm riêng về khái niệm nghề, dưới đây là một
số khái niệm về nghề (Đào Văn Tiên, 2011):
+ Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: Là cơng việc chun mơn địi
hỏi một sự đào tạo trong khoa học học nghệ thuật.
+ Khái niệm nghề ở Pháp: Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng,
kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống.
+ Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa: Là hoạt động cần thiết cho xã hội
ở một lĩnh vực lao động nhất định địi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó.
Và cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau
Ở Việt Nam, có nhiều định nghĩa nghề được đưa ra nhưng chưa được thống
nhất như: Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao
động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kĩ năng mà một người lao
động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao
động nhất định (Đào Văn Tiên, 2011). Cho dù khái niệm nghề được hiểu dưới
nhiều góc độ khác nhau, nhưng có cùng có một số đặc trưng nhất định:
- Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi
lặp lại.
- Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
- Là phương tiện để sinh sống.
- Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội
địi hỏi phải có một q trình đào tạo nhất định.
2.1.1.2 Khái niệm về đào tạo
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về đào tạo được đưa ra tuy nhiên chưa có
sự thống nhất, chẳng hạn như:
Ðào tạo là q trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ
4

download by :



nãng theo quy định của từng cấp học, bậc học (Chính Phủ, 2010). Ðịnh nghĩa này
chỉ đánh giá đựợc một phần trong khái niệm này, chưa bao hàm đầy đủ ý nghĩa
về đào tạo.
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững
những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người
đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một cơng việc nhất định
(Bách khoa tồn thư mở, 2014).
Đào tạo (hay còn gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động học
tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng,
nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng
của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả cao hơn. Mục
đích đào tạo là nâng cao trình độ của người lao động để có thể đáp ứng các yêu
cầu công việc trong doanh nghiệp (Nguyễn Mậu Dũng, 2011).
Theo từ điển tiếng Việt, đào tạo được hiểu là: “Đào tạo, là quá trình tác
động đến một con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo... một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho con người đó
thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân cơng lao động nhất định
góp phần của mình vào việc phát triển kinh tế xã hội, duy trì và phát triển nền
văn minh của loài người”. Kết quả và trình độ được đào tạo của một con người
ngồi việc phụ thuộc vào hoạt động đào tạo bởi một nhân tố khác còn do việc tự
đào tạo của người đó thể hiện ra ở việc tự học và tham gia vào các hoạt động xã
hội, lao động sản xuất, tự rút kinh nghiệm của người học quyết định. Chỉ khi nào
quá trình đào tạo biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì
việc đào tạo mới có hiệu quả cao.
Như vậy, đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
cho mỗi cá nhân để họ thực hiện môt nghề hoặc môt nhiệm vụ cụ thể môt cách
tốt nhất. Là quá trình biến đổi con người, từ đầu vào với phẩm chất và năng lực

nhất định đến đầu ra có phẩm chất và năng lực cao hơn nhằm đáp ứng một yêu
cầu cụ thể về phân công lao động xã hội tại một cơ sở đào tạo. Là quá trình vận
dụng một quy luật khách quan tác động vào con người nhằm hình thành nhân
cách, tri thức, kỹ năng và ứng xử để họ có thể đảm nhận sự phân công lao động
cụ thể của xã hội.

5

download by :


2.1.1.3. Khái niệm về đào tạo nghề
Đào tạo nghề cho người lao động là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất
cho người lao động để họ nắm vững một nghề, một chun mơn, bao gồm cả
người đã có nghề, có chun mơn rồi hay học đế làm nghề chun môn khác.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): "Những hoạt động nhằm cung cấp kiến
thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong
phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại,
đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên
sâu"(Phan Thị Thùy Linh, 2011).
Khái niệm sau về đào tạo nghề ở Việ Nam:
Luật Dạy nghề đưa ra khái niệm như sau: "Dạy nghề là hoạt động dạy và
học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành
khố học" (Quốc Hội, 2006).
2.1.2. Ý nghĩa của nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo
Giáo dục và đào tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của
đất nước ta, trong đó cơng tác đào tạo có ý nghĩa quyết định đến chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Trong thời điểm
hội nhập, các cơng ty, tập đồn lớn, hơn lúc nào hết đang cần nguồn nhân lực

chất lượng cao tại chỗ và rõ ràng, nhu cầu này càng ngày càng tăng. Như vậy,
trong thời điểm hiện nay chú trọng công tác huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao sẽ đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nhân lực của các tổ chức, doanh
nghiệp trước hết ở trong nước và tiếp đến là các tổ chức, doanh nghiệp nước
ngoài. Điều này giúp chúng ta giải quyết được vấn đề việc làm, một vấn đề nóng
bỏng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Việc sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ
là thuận lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần vào sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước (Lù Thị Hương, 2015).
Đào tạo con người mang lại nhiều lợi ích cho xã hội: nâng cao trình độ dân
trí, giảm các tệ nạn xã hội xảy ra. Hơn nữa chất lượng nhân lực ngày càng cao, nền
kinh tế của đất nước càng mạnh và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới. Công
tác đào tạo có ảnh hưởng mang tính chất lâu dài cho nên nếu làm tốt cơng tác này thì
sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các doanh nghiệp và đất
nước. Ngoài ra, nguồn nhân lực có chất lượng cũng tạo ra sự phát triển bền vững về
con người thơng qua q trình tái sản xuất (Lù Thị Hương, 2015).

6

download by :


Nước ta là nước giàu Tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên trải qua nhiều
năm khai thác nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt đi rất nhiều. Vì vậy, định hướng
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo lợi thế phát triển cho đất nước
ta là hợp lý. Dân số nước ta thuộc cơ cấu dân số vàng. Việc huấn luyện, đào tạo
nâng cao đội ngũ này sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự nghiệp CNH – HĐH
của nước ta trong bối cảnh như hiện nay (Lù Thị Hương, 2015).
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một trong những giải pháp đột phá của
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhằm ra một lực lượng lao động có trình độ
lành nghề cao đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và

phát triển dạy nghề được coi là quốc sách hàng đầu.
2.1.3. Yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo nghề
2.1.3.1. Ðáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội
Nhu cầu của người học là vấn đề trọng tâm trong chất lượng đào tạo nhân
lực. Trước khi đào tạo cần phải xem xét những mong muốn, mục tiêu của người
học như: Người học mong muốn được học tập trong môi trường như thế nào?
Phương pháp giảng dạy nào được người học ưa thích? Gia đình người học kì vọng
gì? Người học kì vọng gì?. Bên cạnh việc đào tạo các kiến thức, kỹ năng cơ bản
vừa có kiến thức vừa có kỹ năng thực hành. Các cơ sở đào tạo cần cân nhắc kỹ
lưỡng những chuyên ngành, khóa đào tạo, phương pháp huấn luyện, đào tạo đưa ra
cần phải đáp ứng được nhu cầu thực tế của người học (Lù Thị Hương, 2015).
Ngoài đáp ứng nhu cầu của người học các chương trình huấn luyện, đào tạo
cũng cần phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chỉ thị số 53 năm 2007 về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Đại học năm học 2007 - 2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo “Trong lĩnh vực giáo dục đại học, điều mà Quốc hội, đảng, chính
quyền các cấp và xã hội, các địa phương, các cơ quan, bức xúc nhất là việc một
tỷ lệ không nhỏ trong các sinh viên tốt nghiệp hằng năm không đủ kiến thức và
kỹ năng cần thiết để có thể làm việc theo đúng trình độ của bằng cấp, năng lực
nghề nghiệp của họ không đáp ứng nhu cầu của xã hội”. Từ thực trạng này cho
chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc huấn luyện, đào tạo theo nhu cầu xã
hội có ý nghĩa như thế nào. Các cơ sở đào tạo cần cân nhắc các chương trình
huấn luyện, đào tạo vừa phải đáp ứng nhu cầu học viên vừa phải đáp ứng cho
nhu cầu của xã hội. Người học được huấn luyện, đào tạo mà không đáp ứng được
nhu cầu xã hội, doanh nghiệp làm cho đất nước và xã hội bị lãng phí cho cơng tác
7

download by :


đào tạo, làm ảnh hưởng đến các vấn đề khác như: việc làm, đời sống người dân,

chi phí đào tạo lại,... (Lù Thị Hương, 2015).
Chính vì vậy các chương trình đào tạo cần thiết phải dựa trên việc xác định
nhu cầu đào tạo của cả học viên và của cả xã hội. Đặc biệt trong giáo dục đại học
hiện nay cần chú trọng đến các mục tiêu: Dạy kiến thức, kỹ năng, chú trọng hơn
đến dạy nghề cho học sinh, sinh viên; Giảng viên thường xuyên cập nhật các kiến
thức chuyên môn liên quan đến nhu cầu thực tế, bài giảng phải phù hợp với tình
hình xã hội hiện đại, nếu học sinh, sinh viên chỉ học ở trường sẽ khơng có điều
kiện va chạm với cuộc sống bên ngồi thì khả năng thích ứng với nhu cầu xã hội là
thấp do có khoảng cách khá xa giữa thực tế và lý thuyết; Chú trọng hơn nữa đến
việc rèn luyện phẩm chất, nhận thức văn hóa của sinh viên (Lù Thị Hương, 2015).
2.1.3.2. Nội dung, chương trình đào tạo cập nhật các tri thức mới
Khoa học công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến
bộ và phát triển tất yếu kéo theo tư duy, nhận thức, quan niệm con người về sự
vật, hiện tượng cũng thay đổi theo. Khơng chỉ có tư duy thay đổi mà bản chất của
sự vật, hiện tượng cũng có thể thay đổi, xuất hiện những vấn đề mới liên quan
thiết thực đến cuộc sống hiện tại của con người. Vì vậy tri thức của con người
cần được đổi mới kịp thời với thực tế nếu không con người hiện tại và cả thế hệ
tương lai của chúng ta sẽ ngày càng trở nên lạc hậu, lỗi thời và có thể là khơng
cịn phù hợp với hiện tại nữa.
Tại Hội nghị Giáo dục Đại học (từ 1/10 đến 3/10/2001), Thủ tướng Phan
Văn Khải đã nói: “Trường đại học cần giúp sinh viên thu nhận những kiến thức
và kỹ năng cơ bản nhất và chủ yếu dạy cho sinh viên biết cách học, cách tư duy
sáng tạo thì mới có thể thích ứng với mọi tình huống trong thị trường lao động và
trong đời sống xã hội khi ra trường…”(Phan Văn Khải, 2001). Kiến thức cơ bản
người học cần có là các phương pháp học tập, tư duy nhằm thích ứng với mọi
mơi trường.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đào tạo ở mọi lĩnh vực cần phải thường
xuyên cập nhật, đổi mới kịp thời nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy
để có thể phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại, đầu tư
trang bị những thiết bị công nghệ mới áp dụng trong chất lượng đào tạo của

mình. Các nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo cần phải được thay đổi
và cập nhật với tình hình thực tế, phù hợp với điều kiện xã hội hiện tại. Sự thay
8

download by :


đổi, cập nhật các tri thức mới cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho
chính cơ sở đào tạo đó. Những chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo chưa
theo kịp với sự phát triển của xã hội sẽ làm cho người học cũng sẽ bị tụt hậu về
tri thức, bị hạn chế tiếp cận và không theo kịp với sự phát triển của khoa học
công nghệ hiện đại các nước tiên tiến trên thế giới làm ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng của nguồn nhân lực nước ta. Hơn hết sẽ làm lãng phí thời gian, tiền
bạc của người học trong các môi trường đào tạo đó (Phan Văn Khải, 2001).
2.1.3.3. Người học phải có thái độ, ý thức phát triển bản thân
Mục tiêu then chốt của giáo dục là nâng cao trình độ của người học phục
vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Lấy người học làm trọng tâm trong giáo
dục, đào tạo, huấn luyện. Vì vậy quá trình đào tạo, huấn luyện cần có sự hợp tác
từ cả người học và người huấn luyện, đào tạo. Đặc biệt trong quá trình đào tạo,
học viên phải ln có ý thức tự giác, rèn luyện, chủ động trong mọi tình huống,
tự khắc phục mọi khó khăn. Để thực hiện được điều này học viên phải có mục
tiêu, động cơ học tập rõ ràng, có ý chí, kiên cường, kiên trì trong q trình huấn
luyện, đào tạo. Sự thành cơng của q trình huấn luyện và đào tạo phụ thuộc vào
cả học viên và người huấn luyện, đào tạo (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010).
Khi tham gia học tập mỗi học sinh, sinh viên phải tự nhận thức đầy đủ
nhiệm vụ và trách nhiệm học tập của bản thân. Kiến thức rất bao la, khơng thể
gói gọn trong những bài giảng của giảng viên, ngoài những bài giảng của giảng
viên người học cần tự nghiên cứu thêm, tìm tịi khám phá những cái mới, thay
đổi phương pháp học tập. Mặt khác, việc rèn luyện đạo đức cho người học có ý
nghĩa rất lớn, học phải đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức đã được học vào

thực tiễn cuộc sông, công việc hàng ngày. Nâng cao hơn nữa tinh thần tự chủ, tự
giác, điều chỉnh hành vi, thói quen khơng tốt trong học tập cũng như cuộc sống.
Để học viên nhận thức được như vậy các cơ sở đào tạo cũng cần phải có phương
pháp định hướng, tư vấn chiến lược cho học viên của mình sao cho phù hợp và
phát triển bản thân trong tương lai. Bản thân người học cần phải chuẩn bị những
chiến lược phát triển, từ những tư vấn của các nhà huấn luyện, đào tạo và dựa
vào năng lực thực tế của bản thân tự xác định mục tiêu và chiến lược phù hợp.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như
hiện nay, thì q trình quốc tế hố sản xuất và phân công lao động cũng diễn ra
ngày càng phức tạp, vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt. Việc tham gia vào
mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với tất

9

download by :


cả các nền kinh tế, nếu muốn hội nhập vào thế giới. Trước những thời cơ và
thách thức mới, muốn vươn lên tiến cùng thời đại thì yếu tố con người có tri thức
hiện đại là nhân tố quyết định hàng đầu. Những con người đó phải có năng lực trí
tuệ sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi và ý chí quyết tâm đưa nước ta phát triển
nhanh chóng; những con người có niềm khát vọng Việt Nam sớm xố đi nỗi khổ
nghèo nàn lạc hậu, rút ngắn khoảng cách so với những nước phát triển, tiến lên
"sánh vai với các cường quốc năm châu". Để thực hiện được hoài bão lớn lao đó,
chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và sự
thành cơng của mỗi quốc gia trong q trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Việc mở
cửa thị trường sẽ tạo ra sự dịch chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi mỗi quốc
gia càng phải chú ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, hướng tới
xuất khẩu lao động qua đào tạo ở những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là xuất
khẩu các chuyên gia. Với những yêu cầu đặt ra trong tiến trình thực hiện CNH HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi nước ta phải có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ

về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề thành thạo với cơ cấu và trình độ phù
hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản
xuất, kinh doanh địi hỏi trình độ ngày càng cao và kỹ năng ngày càng giỏi.
Những người qua đào tạo trong thời kỳ mới phải có phẩm chất, nhân cách tốt,
tinh thơng nghề nghiệp; có đủ sức khỏe phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng
kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất
khẩu lao động (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010).
2.1.3.4. Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật đầy đủ
Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật đóng vai trị là cơng cụ truyền tải thơng
tin, hỗ trợ trong chất lượng đào tạo. Đặc biệt đối với các công tác huấn luyện
nghiệp vụ hoặc kỹ thuật. Nếu không có thiết bị kỹ thuật học sinh, sinh viên sẽ
khơng thể thực hành, áp dụng các kiến thức lý thuyết đã được học. Bài học mà
không được thực hành, thực tập sẽ bị lãng quên một cách nhanh chóng.
Chất lượng của đào tạo tốt cũng một phần do cơ sở vật chất, thiết bị kỹ
thuật hỗ trợ giảng dạy nhằm đưa thông tin dễ hiểu và dễ tiếp thu đối với các học
sinh, sinh viên. Công nghệ ngày càng phát triển vì vậy các phương pháp dạy học
và đào tạo cũng ngày càng được đổi mới phù hợp sự phát triển đó. Đối với cơng
tác giáo càng phải áp dụng những công nghệ mới nhằm giúp cho HSSV tiếp thu
kiến thức nhanh hơn, chủ động và sáng tạo hơn (Nguyễn Trọng Phương, 2011)

10

download by :


2.1.3.5. Đội ngũ giảng dạy có trình độ chun mơn cao
Trước hết chúng ta cần vai trò của giáo viên trong huấn luyện, đào tạo: (1)
Với vai trò là huấn luyện viên cần phải giúp đỡ, huấn luyện học sinh sinh viên,
giúp học viên tìm con đường riêng của mình đi đến tri thức. Huấn luyện viên
phải ln khuyến khích và tạo điều kiện khiến cho học viên có khả năng học tập.

Huấn luyện viên cần giúp đỡ học viên hoạch định chiến lược và cách đánh giá
phân tích cơ hội trong hành trình nguyên lý phát triển của mỗi cá nhân. Nhờ sự
động viên, khuyến khích người huấn luyện sẽ đạt được kết quả tốt hơn là ra mệnh
lệnh, yêu cầu HSSV. (2) Với vai trò là giáo viên (GV), GV phải là người cố vấn
cho người học, giúp cho người học đặt ra mục tiêu phấn đấu hỗ trợ trong học tập
và giúp đỡ về phương diện tình cảm, những lúc gặp khó khăn thuộc vấn đề cá
nhân. Người GV cịn đóng vai trị là người quản lý q trình học tập đơi khi đóng
vai trị là người tham dự trong các buổi đào tạo, tạo tính chủ động và kích thích
khả năng tư duy, phản biện vấn đề (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010).
Trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về giáo viên
chất lượng cao. Trong tạp chí khoa học ĐHQGHN đưa ra: Giáo viên chất lượng
cao là những giáo viên có trình độ kỹ thuật vững vàng, đủ sâu sắc và có tính phát
triển thuộc chun ngành khoa học - kỹ thuật – cơng nghệ được đào tạo; Có kiến
thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vững vàng; Có năng lực sáng tạo trong hoạt
động thực tiễn khoa học và giáo dục; Có khả năng hành nghề sư phạm đạt kết
quả hay có tính hiệu nghiệm cao; Có thể đảm đang các vai trị mới trong một mơi
trường sư phạm đang biến đổi (Lù Thị Hương, 2015).
Chất lượng đào tạo được đảm bảo và duy trì nhờ có đội ngũ giáo viên có
chun mơn, có kinh nghiệm giảng dạy hoặc đã có nhiều kinh nghiệm trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Những giảng viên có khả năng truyền đạt thơng tin tốt sẽ
giúp cho học viên hiểu sâu và vận dụng tốt bài học vào trong đời sống thực tiễn.
Trong giáo dục, đào tạo và cả trong huấn luyện vai trò của người thầy ln được
coi trọng. Khơng những phải có trình độ chun mơn cao mà mỗi người thầy
giáo, cơ giáo phải không ngừng rèn luyện để luôn tiến bộ, phải có kiến thức và
phương pháp giảng dạy tốt, có nhân cách đạo đức và có tình thương u học
sinh, say mê với nghề nghiệp. Hồ Chí Minh chỉ rõ trách nhiệm của người thầy
giáo, cô giáo: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chun mơn,
đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức ... Cho nên
thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”(Hồ Chí Minh, 2000).
11


download by :


Ngồi các yếu tố về chun mơn, giảng viên trước hết phải là những người có kỷ
luật, các cơng tác phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc, quy trình huấn
luyện, đào tạo. Có như vậy, giảng viên mới là tấm gương để học sinh, sinh viên
nhìn nhận được vấn đề, thấy được sức mạnh của kỷ luật và tự giác chấp hành
theo các yêu cầu của quá trình đào tạo.
2.1.4. Nội dung nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo nghề
2.1.4.1. Xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp
Chiến lược là tổ hợp các hành động mang tính kế hoạch tạo ra giá trị
cạnh tranh khác biệt, đảm bảo phù hợp với tài chính và mục tiêu sống (Bùi
Phương Việt Anh, 2015). Xây dựng chiến lược đào tạo là một nội dung không
thể bỏ qua đối với các cơ sở đào tạo từ trước đến nay. Chiến lược giúp chúng ta
sử dụng tài chính và nguồn vốn tự có một cách khoa học và có hiệu quả hơn.
Chiến lược tạo ra sự biến đổi về chất cho tổ chức, chiến lược dài hạn sẽ giúp cho
tổ chức đi từ biến đổi về lượng đến biến đổi về chất. Nhà hoạch định phải có tầm
nhìn xa và rộng, có khả năng hoạch định viễn cảnh cho tổ chức trong tương lai,
nhìn nhận được nhu cầu của xã hội về huấn luyện, đào tạo trong những năm tới
sẽ thay đổi như thế nào. Mục tiêu của nội dung, chương trình đào tạo được xác
định phù hợp với sứ mệnh của cơ sở đào tạo và yêu cầu xã hội;
Chiến lược phải xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, bối
cảnh và quan điểm phát triển của cơ sở đào tạo, các mục tiêu chiến lược. Các cơ
sở đào tạo cần xây dựng chiến lược làm sao để phát huy truyền thống và thế
mạnh của cơ sở đào tạo, không ngừng phát triển các chương trình đào tạo ở tất cả
các trình độ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội, đào tạo đội ngũ nhân lực có
trình độ cao đưa Việt Nam hội nhập quốc tế sâu hơn nữa. Chiến lược mang ý
nghĩa sống còn đối với tổ chức, bên cạnh việc xây dựng chiến lược tốt thì việc
thực thi và kiểm sốt chiến lược cũng phải làm tốt. Nếu khơng chiến lược xây

dựng sẽ khơng mang lại ích lợi gì (Lù Thị Hương, 2015).
2.1.4.2. Tăng cường đầu tư, trang bị nguồn lực cho đào tạo nghề
Các thiết bị kỹ thuật giúp cho người học tăng khả năng tiếp thu kiến thức
nhanh hơn, tiết kiệm thời gian cho cả người dạy và người học. Các cơ sở giáo
dục hiện nay vẫn chủ yếu dạy kiến thức lý thuyết, rất ít thời gian thực hành. Do
đó, trang thiết bị cho các chất lượng đào tạo cần phải được trang bị đầy đủ nhằm
tạo điều kiện học tập tốt nhất, phát huy sự sáng tạo, nâng cao trình độ thực hành
12

download by :


×