Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU NHUỆ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Khánh

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố cho việc
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Nhuệ

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam và thực hiện nghiên cứu tại huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Tôi xin
chân thành cảm ơn tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tơi hồn thành bài luận văn của mình.
Trước tiên, tơi xin chân thành cảm ơn ban Chủ nhiệm Khoa và quý Thầy giáo,
Cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức trong suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hữu Khánh, Bộ
môn Kinh tế – Khoa Kinh tế & PTNT đã tận tâm hướng dẫn tôi qua từng buổi thảo luận
về đề tài từ cách tiếp cận, hướng phân tích đến cách trình bày nghiên cứu. Đây là những
kiến thức vơ cùng q báu giúp tơi có thể hồn thiện được bài luận văn của mình. Sự
tận tâm, nhiệt huyết của thầy đã truyền cho tôi động lực trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình tìm hiểu,
nghiên cứu, điều tra tại địa bàn.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã ln quan tâm giúp
đỡ, động viên, là động lực giúp tôi phấn đấu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do điều kiện về thời gian và trình độ chun mơn cịn hạn chế nên đề tài khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ,
đóng góp ý kiến của các q thầy cơ giáo cũng như các độc giả để luận văn của tơi được
hồn thiện và có ý nghĩa thực tiễn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Nhuệ

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, đồ thị, hình ........................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x

Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3


1.4.

Đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................ 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 4

1.5.

Bố cục của luận văn ............................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường ......................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường ................................................. 5

2.1.1.

Môi trường và các khái niệm có liên quan ......................................................... 5

2.1.2.

Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về môi trường ...................................... 6

2.1.3.


Nôi dung quản lý Nhà nước về môi trường ...................................................... 10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về môi trường ........................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường ............................................. 21

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường ở một số nước trên thế giới .... 21

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về môi trường ở một số địa phương trong
nước .................................................................................................................. 28

iii

download by :


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho quản lý Nhà nước về môi trường huyện Tiên
Du ..................................................................................................................... 29


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện ........................................................................... 31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ................................................................ 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 40

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 41

3.2.3.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu............................................................ 41

3.2.4.


Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 42

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 42
4.1.

Khái qt tình hình mơi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .......... 43

4.1.1.

Hiện trạng môi trường nước trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ........ 43

4.1.2.

Hiện trạng mơi trường khơng khí ..................................................................... 47

4.1.3.

Hiện trạng môi trường đất ................................................................................ 48

4.1.4.

Đánh giá chung về hiện trạng môi trường huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ....... 50

4.2.


Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ..... 50

4.2.1.

Quản lý các văn bản quy định của nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 50

4.2.2.

Quản lý về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường .......................... 53

4.2.3.

Quản lý thực hiện bảo vệ môi trường ............................................................... 56

4.2.4.

Kiểm tra, xử lý vi phạm luật bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du ..........60

4.2.5.

Đánh giá kết quả thực hiện quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 61

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về mơi trường ............................ 64

4.3.1.


Chính sách của Nhà nước và địa phương ......................................................... 64

4.3.2.

Năng lực cán bộ quản lý nhà nước về môi trường............................................ 66

4.3.3.

Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường............................................... 68

4.3.4.

Trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về môi trường .................................. 68

4.3.5.

Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường và tổ chức thu gom, xử
lý rác thải .......................................................................................................... 69

iv

download by :


4.4.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh..................................................................................... 74

4.4.1.


Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 74

4.4.2.

Giải pháp nâng tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 82
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 82

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 83

5.2.1.

Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh ......................................................................... 83

5.2.2.

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường ............................................................. 83

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84
Phụ lục .......................................................................................................................... 87

v


download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài ngun và mơi trường

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

QL

Quốc lộ

QLMT


Quản lý môi trường

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sử dụng đất đai của huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 ........................ 35
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017.......................... 37
Bảng 3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017........ 39
Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trên địa bàn huyện Tiên Du ......... 43
Bảng 4.2. Kết quả phân tích mẫu nước mặt trên địa bàn huyện Tiên Du .................... 45
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước ngầm huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ..................... 46
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mơi trường khơng khí trên địa bàn huyện Tiên Du ....... 47
Bảng 4.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu kim loại nặng trong đất tại huyện
Tiên Du ........................................................................................................ 49
Bảng 4.6. Một số văn bản của huyện Tiên Du về quản lý môi trường......................... 52
Bảng 4.7. Nhân sự hoạt động cơng tác mơi trường tại phịng Tài nguyên và Môi
trường huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 ............................................. 55
Bảng 4.8. Quy hoạch đất xử lý, chôn lấp rác thải trên địa bàn huyện Tiên Du giai
đoạn 2014 - 2016 ......................................................................................... 57
Bảng 4.9. Nhân lực, phương tiện vận chuyển và thu gom rác huyện Tiên Du ............ 58
Bảng 4.10 Mức phí thu gom rác thải/vệ sinh của huyện Tiên Du .................................. 59
Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra, giải quyết đơn tố cáo về môi trường trên địa bàn
huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 ......................................................... 60
Bảng 4.12. Mức độ ảnh hưởng của chính sách Nhà nước và địa phương đến công
tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du ............... 64
Bảng 4.13. Các văn bản của Nhà nước, địa phương về môi trường triển khai trên
địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 65

Bảng 4.14. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý về môi trường trên địa bàn huyện
Tiên Du năm 2015- 2017 ............................................................................. 67
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của nhận thức người dân về bảo vệ môi trường đến quản
lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du ............................. 68
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố về cơng tác đào tạo, tun truyền đến
công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du .............................. 70
Bảng 4.17.Nguồn thông tin về các chương trình bảo vệ mơi trường huyện Tiên Du ........ 70

vii

download by :


Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá về công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức
cộng đồng trong việc tham gia BVMT trên địa bàn huyện Tiên Du ........... 72
Bảng 4.19. Mức độ nhận biết của người dân về các quy định xử phạt đối với các
hành vi vi phạm liên quan đến môi trường .................................................. 73

viii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
Hình 2.1. Hệ thống cơ quan quản lý môi trường ở Niu-Di-lân .................................... 28
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về môi trường huyện Tiên Du ........ 54
Sơ đồ 4.2. Mơ hình tổ chức thu gom rác thải ở các trên địa bàn huyện Tiên Du ........ 58

Đồ thị 4.1. Đánh giá của cán bộ quản lý môi trường ở địa phương về thực trạng các
văn bản pháp luật về quản lý Nhà nước về môi trường huyện Tiên Du ...... 52

Đồ thị 4.2. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực cán bộ quản lý nhà nước về
môi trường.................................................................................................... 66
Đồ thị 4.3. Đánh giá về trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về môi trường............. 69

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ tên học viên: Nguyễn Hữu Nhuệ
Tên luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh
Ngành : Quản lý kinh tế

Mã số:8340410

Cở sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mơi trường đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con người và động
vật. Nó có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất nông nghiệp của mỗi
quốc gia. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên một cách thiếu quy
hoạch đã gây nên tình trạng ơ nhiễm môi trường ở nhiều địa phương.
Tiên Du là huyện nằm phía bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5 km và cách
thành phố Hà Nội 25km về phía Bắc. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi với 01 tuyến quốc
lộ, 03 tuyến tỉnh lộ và 1 tuyến đường sắt chạy qua nối liền thành phố Bắc Ninh, thủ đô
Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có nhiều thế mạnh trong giao lưu kinh tế, văn
hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm gần đây, một số tổ chức kinh tế và hộ dân trên địa bàn huyện
Tiên Du vì lợi ích kinh tế đã vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, xả thải bất

hợp lý khiến cho tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước, đất và khơng khí ngày càng trầm
trọng. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, nhiều câu hỏi được đặt ra cho quản lý nhà nước về
môi trường trên phạm vi cả nước nói chung và huyện Tiên Du nói riêng, cụ thể như:
Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường như thế nào? Làm thế nào để tăng cường
hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường
Đề tài nghiên cứu được triển khai với mục tiêu: Hệ thống hố cơ sở lý luận và
thực tiễn về mơi trường và quản lý nhà nước về môi trường; Phân tích thực trạng quản
lý Nhà nước về mơi trường tại địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; Xác định các
nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về mơi trường; Đề xuất một sơ giải pháp nhằm
hồn thiện và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp chọn
điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý số liệu, phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia kết hợp với các
nhóm chỉ tiêu nghiên cứu thể hiện thực trạng môi trường và công tác quản lý môi
trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

x

download by :


Qua q trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã thu được những kết quả như sau:
Thứ nhất, đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, đề tài tập trung tìm
hểu hiện trạng quản lý mơi trường nước, bao gồm: môi trường nước thải, nước mặt
và nước ngầm.
Thứ hai, thông qua việc phân tích các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được,
nghiên cứu đã chỉ rõ thực trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh như sau: (1) Văn bản pháp luật về quản lý Nhà nước về môi

trường chưa rõ ràng, chồng chéo khiến cán bộ quản lý gặp khó khăn trong tìm kiếm;
(2) Bộ máy quản lý Nhà nước về mơi trường mặc dù đã có sự phân cấp rõ ràng, tuy
nhiên các cán bộ quản lý không được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên dẫn đến
trình độ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu. Tính đến năm 2017 chỉ có 11,11% cán
bộ quản lý được đào tạo đúng chun ngành mơi trường, cịn lại chủ yếu học chuyên
ngành đất đai; (3) Về vấn đề quản lý thực hiện nghiệp vụ bảo vệ môi trường, hầu
như các xã đều chưa có chính sách chun biệt về thu phí mơi trường, gây thất thu
ngân sách để tái đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường; (4) Hoạt động kiểm tra, điều
chỉnh việc thực hiện bảo vệ môi trường tại địa bàn có một số thuận lợi như: Công
tác quản lý nhà nước về môi trường được sự quan tâm của các cấp, các ngành trên
địa bàn huyện; đội ngũ cán bộ quản lý về mơi trường có nhiều cố gắng và nỗ lực
trong công việc, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã ý thức hơn về vấn đề bảo vệ
môi trường so với trước kia …Về khó khăn, trình độ cán bộ quản lý cịn chưa tương
xứng với khối lượng cơng việc, thiếu kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, khả năng đầu tư cho môi trường cịn hạn chế, cơng tác
triển khai các văn bản luật còn chậm.
Thứ ba, đề tài cũng đã chỉ ra một số yếu tố chính ảnh hưởng đến cơng tác quản
lý mơi trường như: Chính sách của Nhà nước và địa phương về vấn đề quản lý mơi
trường cịn chồng chéo, có tới 26,1% ý kiến của người dân và cán bộ trả lời phỏng vấn
cho rằng yếu tố này ảnh hưởng rất nghiêm trọng; Trình độ cán bộ quản lý nhà nước về
môi trường huyện Tiên Du chưa đáp ứng u cầu.Tính đến năm 2017 chỉ có 11,11% cán
bộ quản lý được đào tạo đúng chun ngành mơi trường, cịn lại chủ yếu học chuyên
ngành đất đai; Nhận thức của người dân trong bảo vệ mơi trường cịn chưa đầy đủ, vẫn
cón gần 20% người được phỏng vấn cho rằng sự thiếu hiểu biết về các quy định không
gây ảnh hưởng lớn đến môi trường; Trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về mơi
trường cịn rất thơ sơ, thủ công với hơn 73,4% ý kiến đồng ý; Hoạt động tuyên truyền,
vận động ý thức bảo vệ môi trường và tổ chức thu gom, xử lý rác thải vẫn cịn mang
tính hình thức.

xi


download by :


Cuối cùng, căn cứ vào thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đề tài đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh như sau: (1) Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật áp dụng cho
quản lí mơi trường; Sửa đổi, bổ sung một số chính sách cho phù hợp với tình hình mới.
(2) Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, hướng dẫn việc thực hiện chủ trương chính sách,
pháp luật về mơi trường thơng qua các cuộc thi tìm h iểu về quyền lợi, nghĩa vụ của
cộng đồng dân cư, doanh nghiệp.. trong công tác bảo vệ môi trường (3) Nâng cao năng
lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về môi trường thông qua các hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. (4) Tăng cường công tác quản lý thông tin về
môi trường, chất lượng môi trường thông qua việc xây dựng các website và thường
xuyên đăng tải các thông tin liên quan tới vấn đề ô nhiễm môi trường. (5) Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường để phát hiện
và cử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

xii

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Huu Nhue
Thesis title: “State management of environment in Tien Du district, Bac Ninh province”
Major: Economics

Management.


Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Environment plays an important role in the life of humans and animals. It has
a great impact on the economic development and agricultural production of each
country. In recent years, Vietnam's economy has achieved remarkable achievements.
However, lack of planning in exploiting and using resources has caused environmental
pollution in many localities.
Tien Du is located in the northern of Bac Ninh province, situated about 5 km
from the province’s center and 25 km from Hanoi capital. This district has an
advantage geographical position, with a national highway, 3 provincial roads and a
railway system that link Tien Du to Bac Ninh city, Hanoi capital and neighboring
provinces. These characteristics bring to Tien Du many opportunities for economic and
culture exchanges as well as product consumptions.
Recent years, some economic organizations and households in Tien Du district
just focus on benefits so they have violated regulations of environmental protection.
That is reason for the situation of water, land and air pollution are getting worse. From
these issues, many questions have been posed to the state management of the
environment in the whole country in general and Tien Du district in particular, such as:
How about the situation of state management in environment problems? How to
improve the effectiveness of state management of the environment?
Major objectives of research included: to systematize theoretical and practical
basis about the state management of environment; to analyze the status of state
management of environment in Tien Du district, Bac Ninh province; to define some
factors affecting the state management of environment; and to propose some
solutions to improve and increase the effectiveness of the environmental
management in research area.
Some methodologies were used in this research, such as: Sampling method, data
collection method, information processing method, comparative methods, descriptive
statistical methods, specialized methods and a research indicators system about the

status of state management of environment in Tien Du district, Bac Ninh province.
According to analyzing collected information, some results were defined in details:

xiii

download by :


Firstly, this study systematized theoretical and practical basis about environment
and state management of environment in Tiên Du, Bắc Ninh province. Specially, our
research focus on finding the current issue of water environment, include: wastewater,
groundwater and surface water.
Secondly, due to analysis the number of primary and secondary data, this study
revealed the status of environmental management in Tien Du district, Bac Ninh
province as follows: (1) Environmental management’s laws are unclear and
overlapping. Hence, managers are difficult to find exactly. (2) The system of the
state management of environment has been clearly defined, however, managers are
not trained regularly, leading to management incompliance. Until 2017, there was
only 11.11% of trained managers in environmental specialties, the others belong to
land management major that not suitable with their present position; (3) Regarding
management of environmental protection, almost communes do not have specific
policies on collection of environmental fees that is cause of budget’s losses to
reinvest on environmental protection; (4) The inspection and adjustment of
environmental protection in the research area has some advantages, such as: State
management on environment is concerned by both of Tien Du district and Bac Ninh
province’s leaders; Environmental managers have made many efforts to serve their
work, a lot of enterprises have good awareness of environmental protection than
previous time. However, the state management of environment in Tien Du still has
to face with challengers, for example: The level of manager is still not suitable with
work’s requirements; lacking of funding for environmental protection activities;

backward technical infrastructure; limited investment in environment, the
deployment of laws are still slow.
Thirdly, beside describing the status of the state management about
environment, this study also highlight some main factors affecting, included: State and
local policies on the environmental management are overlapping, with 26.1% of
respondents said that this factor was very serious; qualifications of state managers of
environment in Tien Du district do not meet with the requirements; awareness of people
about environmental protection is still not full, with nearly 20% of respondents said that
lack of understanding about the regulations does not impact seriously on the
environment; Equipment for the environmental management is very rudimentary and
manual, with more than 73.4% agreement; Propaganda activities for environmental
protection are still formal.
Lastly, based on analyzing the current status and factors, we proposed some
solutions to improve the state management’s effectiveness of environment in Tien Du
district, Bac Ninh province, such as: (1) Improving the system of legislation that relates

xiv

download by :


to environmental management; On the other hand, policies need to be edited as well as
supplemented to fit with the new situation, (2) Promoting the propagation and guidance
on the implementation of environmental policies due to contests of rights and
obligations of community and companies in the environmental protection. (3)
Increasing the capacity of state management officers on the environment through
educating and training on qualification and skills. (4) Strengthening the management
about environmental information and quality of the environment base on creating
websites and update news that relate to pollution frequently. (5) Inspecting and
monitoring about compliance of environmental protection laws regularly to detect and

deal with violations.

xv

download by :


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mơi trường có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của con người
và đời sống của sinh vật, có ảnh hưởng khơng nhỏ đến phát triển kinh tế, hoạt
động sản xuất nông nghiệp của mỗi quốc gia. Theo khoản 1, điều 3 luật bảo vệ
Môi trường năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”.
Chính vì vậy vấn đề bảo vệ mơi trường luôn được Nhà nước cũng như người
dân quan tâm hàng đầu vì con người nhận thức được rằng bảo vệ mơi trường
cũng chính là bảo vệ cuộc sống của họ. Ngày nay, việc phát triển kinh tế xã
hội và sự gia tăng dân số đã làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đứng trước tình hình trên địi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp cụ thể
và kịp thời để bảo vệ môi trường. Việt Nam là một nước đang phát triển trong
những năm gần đây thành tựu phát triển kinh tế thu được những kết quả rất
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, một thực tế cho chúng ta thấy khi chúng ta khơng
có quy hoạch cũng như quản lý việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường chúng ta càng phát triển kinh tế bao nhiêu thì việc khai thác tài
nguyên và vấn đề ô nhiễm môi trường càng nhiều bấy nhiêu. Vấn đề phát triển
kinh tế kéo theo những vấn đề khác như sự gia tăng về dân số, sự phát triển
các cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi
trường đang là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm và có những kế hoạch
thực hiện vấn đề này. Đứng trước thực trạng đó, nhiệm vụ bảo vệ môi trường
luôn được Đảng và Nhà Nước coi trọng.

Tiên Du là huyện nằm phía bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về
phía Nam và cách thành phố Hà Nội 25km về phía Bắc. Huyện có vị trí địa lý
thuận lợi, trên địa bàn huyện có 01 tuyến quốc lộ, 03 tuyến tỉnh lộ và 1 tuyến
đường sắt chạy qua nối liền thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân
cận khác tạo cho huyện có nhiều thế mạnh trong giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu
thụ sản phẩm. Trên địa bàn huyện có một khu cơng nghiệp và 03 cụm cơng
nghiệp thu hút hàng ngàn lao động.
Phát triển công nghiệp kéo theo khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, đặc biệt là tài ngun đất, nước, khơng khí… sẽ dẫn đến ô nhiễm môi

1

download by :


trường đất, nước, khơng khí, đặc biệt là suy thối tài nguyên nước. Hiện nay, vấn
đề quản lý nhà nước về mơi trường trên địa bàn huyện Tiên Du cịn rất nhiều bất
cấp như: vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch Tuynel của hàng
loạt các nhà máy nằm trên địa bàn xã Minh Đạo, tình trạng các bến bãi hoạt động
trái phép và các xe quá tải chở cát, sỏi, bê tông thương phẩm làm rơi vãi ra
đường gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã Tri Phương…Đây là thách thức
không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Tiên Du. Trong những năm gần đây một số tổ chức kinh tế và người dân trên địa
bàn huyện Tiên Du đã và đang vi phạm các quy định về luật môi trường, xả thải
bất hợp lý, ô nhiễm nghiêm trọng mơi trường nước, đất và khơng khí … là một
trong những vấn đề nóng gần đây.
Nhiều câu hỏi được đặt ra trong quản lý nhà nước về môi trường trên cả
nước nói chung và huyện Tiên Du nói riêng có thể kể đến như: Thực trạng quản
lý nhà nước về môi trường như thế nào? Cần thực hiện những giải pháp gì để
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường?Xuất phát từ lý do trên tôi lựa

chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ta các giải pháp nhằm tăng cường quản lý
nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về
môi trường.
Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về môi trường trên
địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về môi trường trên
địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

2

download by :


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về môi trường.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
+ Các giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn nghiên
cứu trong thời gian tới.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó
tập trung vào Thị trấn Lim, xã Hoàn Sơn và xã Phú Lâm.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Số liệu sơ cấp được thu nhập theo thời điểm : năm 2017, tùy theo từng
tiêu chí cụ thế thời gian thu thập thơng tin sẽ có điều chỉnh phù hợp.
+ Số liệu thứ cấp được được thu thập theo các năm từ năm 2015 đến nay,
những chương trình, chính sách sẽ thu thập linh động hơn về thời gian, dựa trên
thời hiệu thực hiện của các văn bản chính sách.
+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2018.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn nội dung quản lý Nhà nước về môi
trường. Nội dung quản lý nhà nước về mơi trường. Bên cạnh đó đề tài cùng
tổng quan được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về môi trường.
Các vấn đề lý luận này là nền tảng cơ sở cho việc phân tích và đánh giá cho
nghiên cứu quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh.

3

download by :



1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã minh chứng về các nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước về
môi trường ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam từ đó rút ra được bài học
kinh nghiệm về quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh. Để từ đó luận văn đã phân tích được thực trạng quản lý Nhà
nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, đánh giá được
kết quả thực hiện; hạn chế và bất cập của quản lý Nhà nước về môi trường. Bên
cạnh đó, đề tài đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quản lý
Nhà nước về môi trường. Trên cơ sở những tồn tại và hạn chế, các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước về môi trường.
1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Báo cáo đề tài được trình bày theo 5 phần:
+ Phần I: Mở đầu.
+ Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
+ Phần III: Phương pháp nghiên cứu.
+ Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
+ Phần V: Kết luận và kiến nghị.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ MÔI TRƯỜNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MƠI TRƯỜNG
2.1.1. Mơi trường và các khái niệm có liên quan
a. Khái niệm
Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan

hệmật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển củacon người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ
Môi trường của Việt Nam, 2014).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động,
thực vật, đất, nước... Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây
dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên
khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất
thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm
phong phú (Nguyễn Cảnh Đông Đô, 2016).
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ
tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Mơi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên
sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người
khác với các sinh vật khác (Nguyễn Cảnh Đông Đô, 2016).
Ngồi ra, người ta cịn phân biệt khái niệm mơi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài ngun thiên nhiên, khơng
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...Môi trường theo nghĩa hẹp

5

download by :



không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội
trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học
sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi,
phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Ðồn, Ðội với các điều lệ hay
gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định khơng thành văn, chỉ truyền miệng
nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật
pháp, nghị định, thơng tư, quy định (Nguyễn Cảnh Đơng Đơ, 2016).
Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
b. Chức năng cơ bản của môi trường
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con
người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và
tái tạo môi trường
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
- Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật.
- Mơi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần thiết cho mình bằng việc
khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như
khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức
không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng khơng
gian sống mất đi khả năng tự phục hồi (Nguyễn Lệ Quyên, 2012).
2.1.2. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về môi trường
2.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã

hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn Hữu

6

download by :


Hải, 2010).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ
máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư
pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp
(Nguyễn Lệ Quyên, 2012).
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp
hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản
lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết
được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính
trị - xã hội, đồn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà
nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định
của pháp luật (Nguyễn Lệ Quyên, 2012).
2.1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường
Quản lý Nhà nước về môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước,
bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật

pháp, chính sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng
môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia (Nguyễn
Đình Hịe, 2009).

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng Quản lý Nhà nước về môi
trường xét về bản chất khác với những hình thức quản lý khác như Quản lý
mơi trường do các tổ chức phi chính phủ đảm nhiệm; Quản lý môi trường dựa
trên cơ sở 8 cộng đồng; quản lý mơi trường có tính tự nguyện…., Hình thức
quản lý Nhà nước về môi trường chủ yếu là điều hành và kiểm sốt (Nguyễn
Đình Hịe, 2009).
Về tổ chức bộ máy quản lý môi trường, năm 1992 Bộ Khoa học, Công
nghệ và Mơi trường được thành lập, mà tiền thân của nó là Ủy ban Khoa học Kỹ
thuật Nhà nước, với chức năng là quản lý Nhà nước về môi trường. Các sở Khoa

7

download by :


học - Công nghiệp - Môi trường các địa phương sau đó được thành lập với chức
năng là quản lý Nhà nước về môi trường ở địa phương. Do yêu cầu nhiệm vụ của
công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường phù hợp với
xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, ngày 05 tháng 8 năm 2002 đã
quyết định thành lập Bộ tài nguyên và môi trường trên cơ sở 3 đơn vị chủ yếu
hiện có gồm cục mơi trường; tổng cục địa chính và tổng cục khí tượng thuỷ văn.
Cho đến nay, ở Việt Nam đã hình thành hệ thống tổ chức Quản lý Nhà nước về
Môi trường từ trung ương đến địa phương.
2.1.2.3. Các phương pháp quản lý Nhà nước về môi trường
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, để có thể QLMT hiệu quả thì phải sử

dụng các phương pháp quản lý có tính hợp lý và sắc bén. Tổng kết kinh nghiệm
QLMT của các nước phát triển và đang phát triển, người ta tập hợp thành 5 phương
pháp chủ yếu: Phương cách QLMT sử dụng các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và
công cụ kỹ thuật, gọi tắt là phương pháp hỗn hợp (sử dụng cả phương pháp pháp lý,
phương pháp kinh tế, và công cụ kỹ thuật), ngồi ra cũng có một phương pháp mới
được gọi là phương pháp quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
a. Phương pháp pháp lý
Phương pháp pháp lý đã được sử dụng phổ biến, chiếm ưu thế ngay từ thời
gian đầu tiên thực hiện các chiến lược, chính sách mơi trường ở các nước đang
phát triển, hiện nay vẫn đang được sử dụng và có hiệu quả ở tất cả các nước phát
triển cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, phương pháp pháp lý dựa
trên nguyên tắc “mệnh lệnh và kiểm soát” là chủ yếu (Lưu Đức Hải và Nguyễn
Ngọc Sinh, 2002).
Trình tự tiến hành phương pháp pháp lý QLMT là Nhà nước định ra pháp
luật, các tiêu chuẩn, quy định, giấy phép,…về BVMT. Các cơ quan QLMT Nhà
nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm soát, thanh tra và xử
phạt để cưỡng chế tất cả các cơ sở sản xuất, các tập thể, cá nhân và các thành
viên trong xã hội thực thi đúng các điều khoản trong luật pháp, theo tiêu chuẩn
và quy định về BVMT đã được ban hành (Nguyễn Đình Hịe, 2009).
b. Phương pháp kinh tế
Với những mức độ khác nhau, phương pháp này sử dụng nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi phải trả tiền”

8

download by :


Theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” thì người gây ra mức
độ ơ nhiễm cao sẽ chịu phạt về tài chính cao hơn, cịn ở mức ơ nhiễm thấp thì

chịu phạt thấp hơn hoặc thậm chí cịn được hưởng nữa. Theo nguyên tắc “người
hưởng lợi phải trả tiền” thì người hưởng lợi phải trả tồn bộ chi phí xã hội cho sự
cung cấp nguồn lợi đó (Nguyễn Đình Hịe, 2009).
c. Phương pháp kỹ thuật
Các cơng cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trị kiểm sốt và giám sát nhà
nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ơ
nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá mơi
trường, các hệ thống quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng
chất thải. Các công cụ kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của
các tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường. Thông qua việc thực hiện các công cụ
kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể có những thơng tin đầy đủ, chính xác về hiện
trạng và diễn biến chất lượng mơi trường đồng thời có những biện pháp, giải pháp
phù hợp để xử lý, hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường. Các công
cụ kỹ thuật cũng đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các tiêu
chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường (Nguyễn Đình Hịe, 2009).
d. Phương pháp hỗn hợp
Đây là phương pháp sử dụng kết hợp cả ba phương pháp trên nhằm đưa lại
hiệu quả tốt nhất cho công tác BVMT bởi vì mỗi phương pháp đều có những ưu,
nhược điểm riêng. Mặt khác, các công cụ kinh tế sẽ khơng thể thực hiện được thành
cơng nếu khơng có các quy định pháp lý, các TCMT thích hợp và năng lực tổ chức
quản lý của Nhà nước trong giám sát và điều hành thực thi. Tóm lại, cơng cụ kinh tế,
công cụ pháp lý và công cụ kỹ thuật bổ sung cho nhau. Vì vậy, ở hầu hết các nước
trên thế giới đều phải sử dụng kết hợp cả ba phương pháp này trong QLMT
e. Phương pháp quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ
thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải
quyết vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các cơng cụ sẵn có để tập trung cải
tạo hoặc bảo vệ một tài ngun nào đó hay tạo ra lợi ích về mơi trường như dự án
tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực,... Và đồng quản lý tài ngun đó thơng qua
sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ

và cộng đồng dân cư (Nguyễn Cảnh Đông Đô, 2016).

9

download by :


×