Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty TNHH phú lâm với hộ dân huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NGÔ SINH KHỐI
GIỮA CÔNG TY TNHH PHÚ LÂM VỚI HỘ DÂN
HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

8620116

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
1

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Đình Thắng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám
hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế & Phát
triển nông thôn; cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Nguyễn Thị Minh Hiền người đã
dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương pháp khoa học và
cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh,
các phịng chun mơn thuộc UBND huyện Đầm Hà, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp
huyện, UBND các xã cùng các hộ nông dân trên địa bàn huyện đã tiếp nhận và nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho q trình nghiên cứu
và hồn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các anh chị
em học viên lớp Cao học Phát triển Nơng thơn khóa 26C đã chia sẻ, động viên, khích lệ
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù bản thân đã cố gắng và dành nhiều tâm
huyết để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến
của Thầy, Cô và bạn bè. Song do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản
thân cịn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất
mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn
được hồn thiện hơn.

Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Thắng

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ................................................................................................................. ix
Danh mục hộp .............................................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ...................................................................................................................... xi
Thesis abstract ........................................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu ......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn............................... 4

1.4.1.

Những đóng góp mới .......................................................................................... 4

1.4.2.


Ý nghĩa của luận văn .......................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường liên kết trong sản xuất nông
nghiệp ........................................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trị của liên kết trong sản xuất nơng nghiệp ................................................. 8

2.1.3.

Nguyên tắc và đặc trưng của liên kết kinh tế...................................................... 9

2.1.4.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xuất ngô sinh khối ......................................... 12

2.1.5.

Các nội dung nghiên cứu liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa
doanh nghiệp và các nông hộ ........................................................................... 13

2.1.6.


Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân
trong sản xuất ngô sinh khối ............................................................................. 20

iii

download by :


2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân ở một số
nước trên thế giới .............................................................................................. 25

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân tại các
địa phương ở Việt Nam .................................................................................... 28

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm vận dụng cho liên kết trong sản xuất ngô sinh khối ....... 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 32
3.1.


Đặc điểm địa bàn huyện đầm hà ....................................................................... 32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................... 35

3.1.3.

Điều kiện hạ tầng kỹ thuật ................................................................................ 41

3.1.4.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 42

3.2.

Đặc điểm của công ty TNHH Phú Lâm ............................................................ 43

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45

3.3.1.

Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ........................................... 45


3.3.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 45

3.3.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 47

3.3.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 47

3.3.5.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................................ 50
4.1.

Thực trạng liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty tnhh phú
lâm với hộ dân trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ........................ 50

4.1.1.

Khái qt về tình hình sản xuất ngơ sinh khối trên địa bàn huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................... 50

4.1.2.

Các tác nhân tham gia trong liên kết sản xuất ngô sinh khối ........................... 52


4.1.3.

Các hình thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện
Đầm Hà ............................................................................................................. 58

4.1.4.

Phương thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối .......................................... 62

4.1.5.

Nội dung và cơ chế liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn
huyện Đầm Hà .................................................................................................. 64

4.1.6.

Các kết quả và hiệu quả trong liên kết sản xuất ngô sinh khối......................... 69

4.1.7.

Bất cập trong liên kết sản xuất ngô sinh khối giữa Công ty Phú Lâm với
các hộ dân huyện Đầm Hà ................................................................................ 84

iv

download by :


4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa
công ty tnhh phú lâm với hộ dân trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng
Ninh .................................................................................................................. 84

4.2.1.

Pháp luật, chính sách và các quy định của Nhà nước đối với địa phương ....... 84

4.2.2.

Nguồn lực của nông hộ ..................................................................................... 85

4.2.3.

Nguồn lực của doanh nghiệp ............................................................................ 87

4.2.4.

Vai trị của chính quyền địa phương và các tác nhân khác............................... 89

4.2.5.

Đặc điểm tự nhiên của vùng ............................................................................. 91

4.2.6.

Thị trường và rủi ro thị trường ......................................................................... 91

4.2.7.


Về nhận thức của hộ nơng dân về mức độ tín nhiệm với doanh nghiệp .......... 92

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất ngô sinh
khối giữa công ty TNHH Phú Lâm với hộ dân huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh....................................................................................................... 93

4.3.1.

Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp .......................................................... 93

4.3.2.

Định hướng phát triển sản xuất ngô sinh khối .................................................. 94

4.3.3.

Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất ngô sinh khối ............................ 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 102
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 102

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 103


5.2.1.

Đối với nhà nước ............................................................................................ 103

5.2.2.

Đối với tỉnh Quảng Ninh ................................................................................ 103

5.2.3.

Đối với huyện Đầm Hà ................................................................................... 104

5.2.4.

Đối với các địa phương sản xuất liên kết ngô sinh khối ................................. 104

5.2.5.

Đối với Công ty trách nhiêm hữu hạn Phú Lâm ............................................. 104

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 105
Phụ lục ................................................................................................................................... 108

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình qn

CN

Cơng nghiệp

DV

Dịch vụ

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã




Hợp đồng

HQKT

Hiệu quả kinh tế

ND

Nơng dân

NĐ – CP

Nghị định – Chính phủ

NN & PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

NK

Nhập khẩu

PGĐ

Phó giám đốc

QH


Quốc hội

QĐ/ KKT

Quyết định/ Khu kinh tế

QĐ/ TTg

Quyết định/ Thủ tướng chính phủ

SL

Số lượng

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TTDVNN

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


VNĐ

Việt Nam đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đầm Hà năm 2018 ..............................36

Bảng 3.2.

Diện tích, dân số và mật độ dân số trên địa bàn huyện năm 2018 .............37

Bảng 3.3.

Dân số - lao động huyện Đầm Hà giai đoạn 2016 - 2018 ..........................38

Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực và ngành

kinh tế ........................................................................................................39

Bảng 3.5.

Tình hình cơ bản về cơng ty năm 2018......................................................44

Bảng 3.6.

Mẫu điều tra ...............................................................................................47

Bảng 4.1.

Tình hình sản xuất ngơ lấy hạt huyện Đầm Hà..........................................50

Bảng 4.2.

Tình hình sản xuất ngơ sinh khối huyện Đầm Hà giai đoạn 20172019 ...........................................................................................................51

Bảng 4.3.

Thông tin chung về hộ điều tra ..................................................................54

Bảng 4.4.

Nội dung cơ chế liên kết giữa các tác nhân tham gia liên kết....................64

Bảng 4.5.

Nội dung liên kết và trách nhiệm của trưởng nhóm và nơng dân ..............66


Bảng 4.6.

Tình hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất ngô sinh khối
tại huyện Đầm Hà ......................................................................................68

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện cung ứng vật tư của doanh nghiệp ................................69

Bảng 4.8.

Sự hài lòng của hộ liên kết về cung ứng dịch vụ đầu vào của Doanh
nghiệp.........................................................................................................70

Bảng 4.9.

Kết quả chuyển giao kỹ thuật của doanh nghiệp .......................................70

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện bao tiêu sản phẩm của Công ty Phú Lâm .....................71
Bảng 4.11. Tỷ lệ nông dân sử dụng đầu vào hỗ trợ từ mối liên kết .............................72
Bảng 4.12. Tình hình liên kết trong cung ứng dịch vụ của trưởng nhóm với nơng
dân ..............................................................................................................73
Bảng 4.13. Tình hình bán ngô sinh khối của hộ nông dân ...........................................73
Bảng 4.14. Tình hình chuyển giao kỹ thuật cho hộ sản xuất ngô sinh khối.................74
Bảng 4.15. Mức độ đáp ứng nhu cầu chuyển giao kĩ thuật của hộ liên kết .................74
Bảng 4.16. Nguồn mua phân bón của các hộ trồng ngơ sinh khối ...............................76
Bảng 4.17. Nguồn mua thuốc BVTV của các hộ trồng ngơ sinh khối .........................76
Bảng 4.18. Lợi ích trong sản xuất ngô sinh khối đối với các hộ liên kết và không
liên kết........................................................................................................78


vii

download by :


Bảng 4.19. Lợi ích của các cán bộ chun mơn khi tham gia liên kết .........................79
Bảng 4.20. Lợi ích của công ty liên kết trong sản xuất ngô sinh khối .........................80
Bảng 4.21. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nhóm hộ liên kết và khơng liên kết ........82
Bảng 4.22. Hiểu biết về liên kết của hộ trồng ngô sinh khối .......................................85
Bảng 4.23. Mức giá và sự chấp nhận của hộ ................................................................87
Bảng 4.24. Mức độ tín nhiệm của nơng hộ với Doanh nghiệp ....................................93

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1.

Sơ đồ vị trí huyện Đầm Hà ..........................................................................32

Hình 3.2.

Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Đầm Hà năm 2018...............................35

Sơ đồ 4.1. Vai trò của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất ngô sinh khối ..............53
Sơ đồ 4.2. Khái quát các hình thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối ở huyện
Đầm Hà .......................................................................................................59
Sơ đồ 4.3. Khái quát các phương thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối ở

huyện Đầm Hà .............................................................................................63

ix

download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Sự chủ động của hộ nông dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .............. 77
Hộp 4.2. Liên kết trồng ngô sinh khối giúp Công ty chủ động được nguồn thức
ăn cho trang trại .............................................................................................. 81
Hộp 4.3. Trồng ngơ sinh khối mang lại lợi ích nhưng liên kết còn nhiều hạn chế ............ 81
Hộp 4.4. Ý kiến của người dân về sự khó khăn trong canh tác nông nghiệp................ 85
Hộp 4.5. Mong muốn được tăng giá bán ngô sinh khối ................................................ 88
Hộp 4.6. Trồng ngô sinh khối phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều ................................... 91
Hộp 4.7. Sự cơ hội của người nông dân ........................................................................ 92

x

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đình Thắng
Tên Luận văn: Liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa Công ty TNHH Phú Lâm với
hộ dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8620116


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc dánh giá thực trạng và hiệu quả liên kết trong sản xuất ngô sinh
khối giữa Công ty TNHH với các hộ dân trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, đề
tài đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất ngô sinh khối nhằm mang lại
lợi ích cho các doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã tiến hành thu thập và phân tích cả số liệu thứ cấp và sơ cấp. Để thu
thập thông tin sơ cấp, nghiên cứu đã khảo sát 120 hộ, bao gồm 90 hộ liên kết và 30 hộ
không liên kết trong sản xuất ngô sinh khối. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phỏng vấn sâu
các trưởng thôn, cán bộ của công ty TNHH Phú Lâm, các cán bộ của Phịng Nơng
nghiệp và Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Đầm Hà. Số liệu thứ cấp được thu
thập từ các báo cáo của UBND huyện, Phịng Nơng nghiệp, Chi cục thống kê,
TTDVNN huyện Đầm Hà, Công ty TNHH Phú Lâm, tổng cục thống kê và internet.
Từ những dữ liệu thu được, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích
như: thống kê mơ tả, thống kê so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng về mối liên kết
trong sản xuất ngô sinh khối giữa Công ty TNHH Phú Lâm với hộ dân huyện Đầm Hà,
và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa
công ty và các hộ dân.
Các kết quả chính và kết luận
Trong những năm vừa qua, huyện Đầm Hà đã khuyến khích nhân dân hưởng
ứng phong trào liên kết sản xuất ngô sinh khối với doanh nghiệp Phú Lâm, tuy nhiên
diện tích và tỷ lệ hộ dân liên kết với Công ty trong sản xuất ngô sinh khối liên tục giảm
bởi cả lý do chủ quan và khách quan.
Các mối liên kết chính trong sản xuất ngô sinh khối của các tác nhân tham gia
là: (i) Liên kết giữa trưởng nhóm liên kết với nông dân thông qua thỏa thuận miệng
trong việc cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào cho hộ sản xuất, tổ chức thu mua sản phẩm;
(ii) Liên kết giữa trưởng nhóm liên kết với Doanh nghiệp Phú Lâm thơng qua hợp đồng
liên kết bằng văn bản; (iii) Liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu khoa học với doanh


xi

download by :


nghiệp liên kết trong việc tìm ra giống mới và phương thức canh tác mới có hiệu quả
cao hơn. (iv) Liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu khoa học với hộ sản xuất ngô sinh
khối để chuyển giao các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Mối liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa Công ty TNHH Phú Lâm và các hộ
dân chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau: (i) Chính sách và quy định của pháp luật còn
chung chung, chưa xác định rõ các mối liên kết; tình trạng vi phạm hợp đồng đã xảy ra
nhưng việc xử lý những vi phạm này cịn khó khăn; (ii) Về phía hộ nơng dân, sản xuất
ngô sinh khối của hộ chịu ảnh hưởng bởi điều kiện sản xuất, kinh tế của hộ, nhận thức,
quy mô của hộ trong việc thực hiện liên kết; (iii) Về phía doanh nghiệp, uy tín doanh
nghiệp, mức giá thu mua, kế hoạch thu mua và cơ chế thanh khoản của công ty cũng
ảnh hưởng rõ rệt tới liên kết trong sản xuất ngô sinh khối; (iv) Sự tham gia thụ động của
một số các tác nhân trong mối liên kết như chính quyền địa phương, trưởng nhóm,
khuyến nơng viên cơ sở, nhà khoa học; (v) Các yếu tố khác như đặc điểm tự nhiên của
vùng, thị trường và rủi ro thị trường, sự tín nhiệm của hộ với cơng ty đã gây cản trở tới
mối liên kết trong sản xuất ngơ sinh khối.
Từ việc phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết trong sản
xuất ngô sinh khối giữa Công ty Phú Lâm và các hộ dân, một số giải pháp sau đã được
đề xuất: (i) Nâng cao năng lực của các chủ thể khi tham gia liên kết; (ii) Lựa chọn đối
tượng để đẩy mạnh liên kết; (iii) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công
nghệ; (iv) Đào tạo nguồn nhân lực; (v) Ổn định thị trường tiêu thụ ngô sinh khối.

xii

download by :



THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Dinh Thang
Thesis title: Linkage in biomass maize production between Phu Lam Limited Company
and households in Dam Ha district, Quang Ninh province.
Specialization: Rural Development

Code: 8620116

Education institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives
Through assessing the status and effectiveness of linkage in producing biomass
maize between the Phu Lam Co., Ltd., and households in Dam Ha district, Quang Ninh
province, the study suggests a number of solutions to strengthen linkage of biomass
maize roduction to bring benefit for company and households in the district in the
coming time.
Methodology
The study collects and analyzes both secondary and primary data. To collect
primary data, the study conducted a survey of 120 households, including 90 households
with linkage in producing biomass maize and 30 households without linkage in
producing biomass maize. In addition, the study also conducted in-depth interviews
with village heads, cadres of Phu Lam Co., Ltd., cadres of the Agriculture Department
and the Center of Agricultural Service in Dam Ha. Secondary data was collected from
reports of District People's Committee, Department of Agriculture, Office of Statistics,
Dam Ha Center of Agricultural Service, Phu Lam Co., Ltd., General Statistics Office
and websites.
From the collected data, the study applies analytical methods such as descriptive
statistics, comparative statistics to analyze and evaluate the situation of the linkage in
biomass maize production between the Phu Lam Company and households of Dam Ha
district, and finds out the factors affecting the linkage in biomass maize production

between the company and households.
Key findings and conclusion
In recent years, Dam Ha district has encouraged households to link biomass
maize production with Phu Lam company, but the area and percentage of households
linked with the company in producing maize is continuously reduced by many reasons.
The main linkages in the biomass maize production of the actors include: (i) The
linkage between the leader of linking group and the farmer through verbal agreement in

xiii

download by :


supplying materials and input services to households, and organization of product
procurement; (ii) The linkage between the leader of linking group with the Phu Lam
company through the linkage contract; (iii) Linking scientific research units with
companies, enterprises in looking for new varieties and innovated farming methods that
can bring higher efficiency. (iv) Linking scientific research units with households
producing biomass maize to transfer planting, tending and harvesting techniques.
The linkage in biomass maize production between Phu Lam Company and
households is affected by several factors: (i) Policies and legal regulations are still general,
the linkages have not been clearly defined; status of contract violation has occurred but the
handling of these violations is difficult; (ii) On the farmer's side, the household's production
of biomass maize is influenced by their production conditions, economic condition,
awareness, scale of households in implementing the linkage; (iii) On the company side,
company's reputation, purchasing price of biomass maize, purchasing plan and liquidity
mechanism of the company also significantly influence the linkage in biomass maize
production; (iv) Participation of some actors in the linkage chain such as local authorities,
team leaders, cadres of agricultural extension, scientists is passitive; (v) Other factors such
as natural characteristics of the region, market and market risks, household's trust with the

company have hindered the linkage in biomass maize production.
From analyzing the situation and the factors affecting the linkage of biomass
maize production between Phu Lam Company and households, some following
solutions have been proposed: (i) Improving the capacity of the actors when
participating the linkage; (ii) Selecting objects to promote linkage; (iii) Promoting
scientific and technological research and application; (iv) Training human resources; (v)
Stabilizing biomass corn consumption market.

xiv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 64,97% dân cư sống ở khu vực nông
thôn và hơn 67,8% lực lượng lao động xã hội nằm trong lĩnh vực nông nghiệp
(Tổng cục thống kê, 2017). Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
đến sự phát triển của nơng nghiệp, nơng thơn và đã có những chủ trương, chính sách
lớn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này, tạo cơ chế thơng thống cho các
doanh nghiệp được sản xuất, làm giàu trên đất nước mình. Trải qua các giai đoạn
phát triển, nông dân, nông nghiệp và nơng thơn đã có những đóng góp to lớn trong
cơng cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt hiện nay, nông nghiệp nước ta đã có bước
phát triển tương đối tồn diện, quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới, đảm bảo
phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nơng nghiệp hàng hóa. Những thành tựu đó,
đã góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Đóng góp một phần khơng nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thống các
cây lương thực, trong đó có cây ngơ. Tuy hiện nay, cây lúa vẫn đang đứng vị trí
dẫn đầu về sản lượng cũng như tầm quan trọng, nhưng với khả năng phát triển

trong tương lai, cây ngô đã từng bước chứng tỏ được mình là nguồn cung cấp
lương thực thiết yếu (thứ hai sau lúa) cho con người (đặc biệt là người dân miền
núi); ngô là thành phần chính trong thức ăn chăn ni; cung cấp ngun liệu cho
các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến như: Công nghiệp chế
biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, sản xuất thực phẩm chức
năng; ngồi ra cây ngơ cịn là thức ăn xanh trực tiếp cho các gia súc lớn như trâu,
bò, dê, cừu...với vai trị quan trọng như vậy, cây ngơ đã trở thành một trong
những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế khá cao của người dân hiện nay, nhất
là những vùng núi cao, thiếu ruộng nước, thời tiết đặc thù...
Công ty TNHH Phú Lâm là một công ty chuyên về sản xuất nơng nghiệp với
các ngành nghề chính như: trồng lúa, trồng ngơ và cây lương thực có hạt khác, chăn
ni trâu bị, gia cầm, bán bn nơng lâm sản ngun liệu… trong đó hệ thống trang
trại chăn ni bị của công ty nằm trên địa bàn xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên nền quỹ đất là 1.035,6 ha với diện tích
xây dựng chuồng trại là 117ha, cịn lại trồng cỏ, ngơ và rừng sản xuất. Dự kiến vận
hành đến năm 2021 trang trại sẽ ni ổn định 40.000 bị/ năm. Chính vì vậy nhu cầu

1

download by :


về lương thực, vùng nguyên liệu cung ứng cho đàn bị chính là vấn đề hết sức quan
trọng với cơng ty. Công ty được thành lập với mục tiêu phát triển thành điểm trung
chuyển vật nuôi, gia súc, thực phẩm được bảo quản sau chế biến... tập trung tại điểm
giao thương vùng Đông Bắc; tận dụng lợi thế nguồn lực về đất đai, công nghệ để
bán tại thị trường tiềm năng phía Bắc Việt Nam, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và
xuất khẩu đi các nước Đông Á. Xuất phát từ những điều trên Công ty TNHH Phú
Lâm đã và đang đẩy mạnh liên kết với các huyện trong tỉnh Quảng Ninh như Móng
Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ… để tận dụng nguồn lực đất đai, lao động

địa phương cho phát triển trồng cỏ, ngô sinh khối nhằm cung ứng thức ăn xanh cho
đàn bị (Cơng ty TNHH Phú Lâm, 2016).
Ở huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh, những năm vừa qua thực hiện chủ
trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phù hợp với từng vùng đất của
các địa phương trong huyện, nhất là những vùng đất cao, khó lấy nước... Cấp ủy
Đảng, Chính quyền địa phương một số xã trong huyện đã chủ động liên kết với
Công ty TNHH Phú Lâm để ký hợp đồng cho các hộ dân sản xuất ngô sinh khối.
Qua đó, đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ góp phần giúp các hộ nơng
dân tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác... Song trong quá trình
liên kết sản xuất cũng đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế như: trình độ canh tác của
các hộ nơng dân cịn lạc hậu, tùy tiện... Ngồi trồng cây ngơ sinh khối, trên địa
bàn cịn một số loại cây trồng khác như: lạc, củ đậu, dưa chuột, đỗ tương, cà
chua...giá trị kinh tế của mỗi loại cây trồng đem lại là khác nhau nên người dân
phải xem xét nên đầu tư cho loại cây nào phù hợp nhất và có hiệu quả kinh tế cao
nhất. Bên cạnh đó, xu hướng lao động nơng nghiệp ngày một già hóa do những
lao động trẻ bị hút về các khu công nghiệp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phụ
nữ và người cao tuổi nên chất lượng ngày một giảm. Nhìn vào kết quả sản xuất
ngơ sinh khối trong những năm gần đây cho thấy, quy mô sản xuất ngơ có xu
hướng giảm, năng suất cũng giảm, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Do
vậy, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: thực trạng liên kết trong sản xuất ngô sinh
khối đang diễn ra như thế nào? Mối liên kết đó tác động như thế nào đến các đối
tượng tham gia liên kết? Nhu cầu liên kết của các đối tượng với nhau như thế
nào, về vấn đề gì? Thực trạng liên kết đó gặp những tồn tại, hạn chế gì cần giải
quyết, tháo gỡ? Thực tế xuất hiện những mơ hình liên kết hiệu quả gì cần nhân
rộng? Cần thực hiện những giải pháp gì để nhằm tăng cường mối liên kết trong
sản xuất - tiêu thụ ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đầm Hà.... Những câu hỏi đó
cần được quan tâm, tiến hành nghiên cứu. Từ tình hình nói trên, để việc liên kết

2


download by :


trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện được bền vững tôi nghiên cứu đề
tài “Liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa Công ty TNHH Phú Lâm với
hộ dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”. Trong đó nhấn mạnh các giải pháp
nâng cao hiệu quả việc liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và hiệu quả liên kết trong sản xuất ngô
sinh khối giữa Công ty TNHH với hộ dân trên địa bàn huyện Đầm Hà - tỉnh
Quảng Ninh, đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất ngô
sinh khối nhằm mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và nơng dân trên địa bàn
huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết
trong sản xuất nông nghiệp giữa nông hộ và doanh nghiệp;
+ Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa công ty
TNHH Phú Lâm với hộ dân tại huyện Đầm Hà – tỉnh Quảng Ninh;
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện liên kết trong sản xuất ngô
sinh khối giữa công ty TNHH Phú Lâm với hộ dân trên địa bàn huyện Đầm Hà –
tỉnh Quảng Ninh;
+ Đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất ngô sinh khối
giữa công ty TNHH Phú Lâm với hộ dân trên địa bàn huyện Đầm Hà – tỉnh
Quảng Ninh;
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết
trong sản xuất ngô sinh khối. Đối tượng khảo sát là các hộ và các tác nhân tham
gia vào mối liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện: hộ nông

dân, Công ty TNHH Phú Lâm, cán bộ kĩ thuật, trưởng nhóm,…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu liên kết trong sản xuất ngô sinh khối
giữa Công ty TNHH Phú Lâm với các hộ dân trên các hoạt động cung ứng đầu
vào, sản xuất và tiêu thụ;

3

download by :


+ Về không gian nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi không gian
nghiên cứu liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đầm Hà,
chọn 03 xã (Tân Lập, Đại Bình, Dực Yên) để khảo sát;
+ Về thời gian nghiên cứu
-

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2018 đến 10/2019;

-

Các số liệu thu thập trong đề tài từ các năm 2016 đến 2018;

-

Đề xuất giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

1.4. ĐĨNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA
LUẬN VĂN
1.4.1. Những đóng góp mới

Về lý luận: Làm rõ liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa Doanh
nghiệp với các nông hộ.
Về thực tiễn: Cung cấp cơ sở dữ liệu, giải pháp có giá trị tham khảo để
tăng cường liên kết trong sản xuất ngô sinh khối giữa Công ty TNHH Phú Lâm
với các hộ dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, cũng như các địa phương có
đặc điểm tương tự.
1.4.2. Ý nghĩa của luận văn
1.4.2.1. Về lý luận
Qua việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Luận văn là một tài liệu
tham khảo, góp phần hệ thống tư liệu khoa học về liên kết trong sản xuất ngô
sinh khối, phục vụ công tác nghiên cứu; làm rõ cơ sở lý luận về liên kết sản xuất
nông nghiệp, những yếu tổ ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất ngô sinh khối;
một số lý luận liên quan tới phương pháp nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở thực
tiễn về liên kết trong sản xuất ngô sinh khối.
1.4.2.2. Về thực tiễn
Luận văn đã có những đánh giá sâu hơn về thực trạng liên kết trong sản
xuất ngô sinh khối giữa Công ty TNHH Phú Lâm với các hộ dân huyện Đầm Hà,
tỉnh Quảng Ninh so với các đề tài về liên kết các sản phẩm tương tự.
Bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình liên kết trong sản xuất
ngô sinh khối của người dân trên địa bàn huyện Đầm Hà với Công ty TNHH Phú
Lâm. Từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay của địa phương.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG
LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay
để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau:
sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm
thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản
phẩm (Nguyễn Bích Lâm, 2012)
2.1.1.2. Khái niệm liên kết kinh tế
Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri
thức bách khoa thì: “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các
đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà Nước”. Mục tiêu của liên
kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt
động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị
tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau.
Theo David W. Pearce (1999), “Liên kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các
khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông
nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau,
là một yếu tố của quá trình phát triển”. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng
trưởng bền vững.
Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trình
thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế
dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi
nhất trong khn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các
tiểm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành
theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các ngành, trong một
quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”.
Theo Hồ Quế Hậu (2008) thì liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và


5

download by :


hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách
quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan
hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung.
Theo Quyết định số 38-HĐBT ngày 10/4/1989 thì “Liên kết kinh tế là
những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau
bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất kinh
doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất”. Sau khi bàn bạc
thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp
đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, khơng kể
quy mơ hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù
đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại
lợi ích cho các bên (Hồng Phê, 1992).
2.1.1.3. Khái niệm ngô sinh khối
a. Khái niệm sinh khối
Sinh khối được hiểu là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh
quyển hoặc số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng. Khối
lượng sinh khối trong sinh quyển ước tính là n.1014 - 2.1016 tấn. Trong đó, riêng
ở các đại dương hiện có 1,1. 109 tấn sinh khối thực vật và 2,89. 1010 tấn sinh
khối động vật. Phần chủ yếu của sinh khối tập trung trên lục địa với ưu thế
nghiêng về phía sinh khối thực vật.
Sinh khối của trái đất hiện chiếm một tỷ lệ nhỏ so với trọng lượng của
toàn bộ trái đất và rất bé so với thạch quyển, thuỷ quyển. Tuy nhiên, trong thời
gian địa chất lâu dài, từ khi xuất hiện vào khoảng 3 tỷ năm trước đây, sinh khối

trái đất đã thực hiện một chu trình biến đổi mạnh mẽ một khối lượng lớn vật chất
trên trái đất. Sinh khối có mặt trên hầu hết các loại đất đá trầm tích, biến chất và
các khống sản trầm tích của trái đất dưới dạng vật chất hữu cơ. Theo tính tốn
của của các nhà khoa học, tổng khối lượng vật chất hữu cơ trong tồn bộ các đá
trầm tích là 3,8. 1015 tấn (Thiên Vũ, 2013).
b. Ngơ sinh khối
Có nhiều ý kiến khác nhau về ngơ sinh khối. Có ý kiến cho rằng trồng ngô
sinh khối là trồng ngô non, thu hoạch khi quả cịn trong giai đoạn vào hạt. Cũng
có ý kiến cho rằng trồng ngô sinh khối là để thu hoạch cả cây sao cho sinh khối

6

download by :


là lớn nhất.
Trên thực tế, ngô sinh khối không khác gì so với ngơ thường, chỉ khác ở
thời điểm thu hoạch ngô sinh khối sớm hơn so với ngô trồng để thu hoạch bắp và
hạt khoảng một tháng. Trồng ngô sinh khối vẫn phải ưu tiên các giống ngô lai có
bắp to ở giai đoạn chín sữa đến chín sáp đồng thời diện tích gieo trồng phải là
mật độ tối ưu để cho sinh khối xanh lớn nhất.
Ngô sinh khối được được gọi bằng tên khác là ngô ủ chua và được sử
dụng để cung cấp thức ăn xanh cho gia súc. Thức ăn xanh là một trong những
thành phần thức ăn quan trọng của ngành chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng chăn
ni bị sữa hay bị thịt chủ yếu phụ thuộc vào lượng thức ăn xanh dinh dưỡng
cao. Ngô là một trong những thức ăn xanh có nguồn dinh dưỡng cao. Ngơ sinh
khối có phạm vị thích ứng rộng, nhanh thu hoạch, năng suất cao (40 – 50
tấn/ha), chứa hàm lượng đường hòa tan cao, phù hợp để bảo quản thức ăn ủ
chua, bò ăn ngon miệng, hệ số tiêu hóa cao và năng suất thức ăn ủ chua cũng
đạt cao hơn so với các loại thức ăn xanh khác. Vì vậy tốc độ tăng trường đàn

bị ở nhiều nước phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng ngô sinh khối (Lê Quý Kha
và Lê Quý Tường, 2019).
Ngô sinh khối thu hoạch nguyên cây xong được băm ủ với các loại men
để làm thức ăn cho các gia súc lớn như: trâu, bò, ngựa, dê…nhằm cung cấp thêm
thức ăn xanh, chất xơ cho gia súc, đáp ứng được nhu cầu vi sinh vật dạ cỏ cần
thiết để chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
2.1.1.4. Khái niệm liên kết trong sản xuất ngô sinh khối
Từ những khái niệm về liên kết, liên kết kinh tế, ngơ sinh khối ta có thể
đưa ra khái niệm về liên kết trong sản xuất ngô sinh khối là biểu hiện của sự hợp
tác, phản ánh sự phân cơng lao động trong các q trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm cây ngô sinh khối trong các đơn vị có mối tương tác với nhau về lợi ích
kinh tế. Mối hợp tác này trên cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh
theo hướng có lợi nhất trong một hoặc nhiều khâu sản xuất ngô sinh khối để các
đơn vị tham gia hợp tác cùng phát triển. Đó là sự liên kết giữa các nông hộ sản
xuất ngô sinh khối với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Các doanh nghiệp
bằng tiềm lực của mình đã bao tiêu sản phẩm đầu ra của cây ngô sinh khối thông
qua việc đặt hàng trước các nông hộ sản xuất.

7

download by :


2.1.2. Vai trị của liên kết trong sản xuất nơng nghiệp
Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những bất lợi về quy mô
Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh
(hộ, HTX, DN) đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từ cung cấp, dịch vụ đầu
vào và đầu ra; mỗi cơng đoạn lại có những đầu vào khác nhau, quy trình cơng
nghệ khác nhau và mang tính đặc thù, hơn nữa để sản xuất một loại sản phẩm
đầu ra nào đó lại yêu cầu chủng loại vật tư, nguyên liệu đầu vào khác nhau mà

bản thân đơn vị sản xuất (hộ, HTX, DN) không tự sản xuất ra tất cả, mà đó là kết
quả của q trình phân cơng lao động, liên kết hợp tác của hai hay nhiều bên
nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sản xuất và chủ động, ổn định sản
xuất kinh doanh.
Trong một chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi hộ, cơ sở đều có
một hoặc một số lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt.
Bên cạnh những hoạt động chính, cịn một loạt các hoạt động phụ mà bản thân cơ
sở không thể thực hiện được, nhưng nó lại khơng thể thiếu đối với cả chuỗi dây
chuyền chính. Các sản phẩm này là kết quả hoạt động của nhiều lĩnh vực, nhiều
chủ thể khác nhau mà mỗi hộ, DN khó có thể đảm nhận hết, hơn nữa nếu có làm
được thì ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, các liên kết giúp các
hộ, DN khắc phục hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động theo hướng hiệu quả
hơn. Hình thức kinh doanh này xuất hiện từ lâu và hiện đang rất thịnh hành ở
nhiều nước trên thế giới.
Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với những thay đổi của
thị trường
+ Nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, điều đó buộc các nhà sản xuất vừa
phải ln thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, vừa phải tìm cách đa dạng
hố sản phẩm. Để có được những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường thì
cần phải có thơng tin và có đủ khả năng triển khai nhanh các phương án sản xuất
mới. Chính sự liên kết kinh tế sẽ giúp cho nhà sản xuất đạt được điều đó.
+ Liên kết kinh tế giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, thể hiện
thông qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất, thơng
qua hình thức đại lý bán hàng. Hình thức liên kết này, các cửa hàng kinh doanh sẽ
nhận làm đại lý bán buôn hay bán lẻ sản phẩm cho người sản xuất. Và nhờ đó, sản
phẩm sẽ được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn.

8

download by :



+ Liên kết kinh tế còn giúp cho các chủ thể có thể tiếp cận nhanh chóng
với các cơng nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở
các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.
Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Phát triển sản xuất là một q trình vận động khơng ngừng, tích tụ tập
trung rồi lại chia tách, sáp nhập để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và phù
hợp với khả năng nội tại của DN nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao nhất,
mà lại giảm thiểu được rủi ro. Q trình đó diễn ra thực chất là thơng qua các
hoạt động liên kết kinh tế.
Đứng trước một cơ hội sản xuất lớn, nhiều khi vượt quá khả năng sản xuất
của DN. Nếu DN bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếu DN đơn độc một mình
triển khai thực hiện dự án dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ. Để tránh được
hiện tượng này, nhiều DN đã biết phân tán rủi ro bằng cách mời gọi các DN khác
cùng tham gia thực hiện dự án, mỗi DN đảm nhận một phần công việc, tuỳ theo
năng lực của từng DN. Như vậy, mỗi DN tham gia dự án chỉ phải chịu một phần
rủi ro (nếu có).
Ở một khía cạnh khác, hai DN trước đây là đối thủ cạnh tranh của nhau,
cạnh tranh trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường, đến nay để
giảm thiểu rủi ro cạnh tranh, họ liên kết lại, cùng thỏa hiệp để phân chia thị
trường, kể cả việc sáp nhập để tạo nên độc quyền nhóm (Lê Xuân Bá, 2003 và
Dương Đình Giám, 2007).
Như vậy, Nhà nước cần khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng
sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và phục vụ nhu cầu đa dạng
của xã hội nhưng mặt khác, Nhà nước cũng cần có giải pháp chính sách quản lý
vĩ mô nhằm hạn chế độc quyền dẫn đến lũng đoạn thị trường và lũng đoạn nền
kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
2.1.3. Nguyên tắc và đặc trưng của liên kết kinh tế
2.1.3.1. Các nguyên tắc của liên kết kinh tế

Để các chủ thể tham gia liên kết đạt được mục tiêu phát triển bền vững
các liên kết kinh tế phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đây chính là
mục tiêu của mọi hoạt động sản xuất của các cơ sở, việc mở rộng quy mô sản
xuất, thay đổi các phương thức sản xuất của từng thành viên khi ra nhập tổ chức

9

download by :


kinh tế hợp tác nói riêng hay khi thiết lập các mối quan hệ với các đối tác khác
phải đạt mục tiêu hiệu quả.
Nguyên tắc thứ hai: Liên kết phải được hình thành trên tinh thần tự
nguyện tham gia của các bên. Các liên kết chỉ thành công và hiệu quả khi được
xây dựng trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia để giải quyết những khó
khăn hoặc tìm kiếm lợi ích cao hơn thơng qua liên kết. Chỉ khi tự nguyện tham
gia, các chủ thể liên kết mới phát huy hết năng lực nội tại của mình, xây dựng
nên mối quan hệ hiệu quả, bền chặt vì lợi ích chung đồng thời đem hết khả năng
cùng chịu trách nhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết. Mọi liên kết
kinh tế được thiết lập mang tính hình thức hay là kết quả của những quyết định
mang tính chủ quan, áp đặt sẽ khơng thể tồn tại và khơng thể đem lại lợi ích cho
các bên tham gia.
Nguyên tắc thứ ba: Các bên tham gia được dân chủ, bình đẳng trong các
quyết định của liên kết
Do các nguồn lực của liên kết được hình thành dựa trên sự đóng góp của
các chủ thể tham gia, mặt khác các liên kết có quan hệ chặt chẽ đến lợi ích của
chủ thể tham gia nên hoạt động quản lý, điều hành, giám sát và phân phối lợi ích
trong liên kết khơng có nghĩa là cào bằng quyền lợi và trách nhiệm mà trên cơ sở
những đóng góp của mỗi bên. Để có sự bình đẳng và dân chủ, các quyết định của

liên kết phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và được thực hiện thông qua
một cơ chế điều phối chung được thống nhất giữa các bên ngay từ đầu (Phạm Thị
Minh Nguyệt, 2006).
2.1.3.2. Các đặc trưng của liên kết kinh tế
Dẫn theo tác giả Phạm Văn Thung, Luận văn thạc sỹ với tên đề tài “Giải
pháp tăng cường liên kết trong sản xuất ngô giống trên địa bàn huyện Gia Lộc –
tỉnh Hải Dương” có đề cập đến liên kết kinh tế bao gồm năm đặc trưng.
Đặc trưng thứ nhất: Liên kết kinh tế là một quan hệ kinh tế chỉ có thể diễn
ra giữa hai hoặc nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự chủ về kinh tế, có quyền sở hữu
tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản của mình và do đó theo quy luật quan hệ sở
hữu quyết định quan hệ quản lý nên quan hệ giao dịch với nhau giữa các “người
chơi” trong liên kết kinh tế chỉ có thể diễn ra theo “luật chơi” tự nguyện, thỏa
thuận, cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, đặc trưng này cũng là đặc
trưng của thể chế thị trường.

10

download by :


×